Bác sĩ Phê-đô Cô-lô-côn-tri-cốp, con người lịch thiệp đã có tuổi đang ngồi chữa chiếc đồng hồ treo tường ở trong vườn riêng.
Cô-li-a, cháu nội của ông thì đứng ngay sát đấy, mặt mày ỉu sìu.
Cô-li-a đứng đấy ra điều để giúp ông làm việc, nhưng thực ra suốt hàng giờ đồng hồ rồi nó chỉ làm có mỗi một việc là cầm khư khư cái tuốc-nơ-vít trong tay đợi lúc ông hỏi đến.
Ông cụ ra công ấn cái dây cót bằng thép vào đúng chỗ, nhưng cái dây cót bướng bỉnh cứ không chịu vào. Biết đến bao giờ cho xong. Đã thế cái thằng Xi-ma đứng bên kia hàng rào lại cứ nhô cái đầu bù xù lên. Cái thằng đến là nhanh trí. Nó ra hiệu cho Cô-li-a bằng cả lưỡi, cả đầu, cả tay. Những ám hiệu ấy kỳ quặc và bí ẩn đến nỗi em gái Cô-li-a là Ta-nhi-a mới lên năm tuổi, đang ngồi ném quả ké vào mõm con chó xồm dưới gốc cây bồ đề, phải thốt kêu lên và chạy lại giật quần ông. Lập tức cái đầu bù ở bên kia hàng rào biến mất.
Cuối cùng cái dây cót đã nằm được vào đúng chỗ.
- Con người ta ai cũng cần phải lao động, - bác sĩ Cô-lô-côn-tri-cốp, con người lịch thiệp có mái tóc bạc ấy vừa ngẩng vầng trán đầy mồ hôi lên và nói như giảng cho Cô-li-a nghe. - Cái mặt cháu trông cứ như là bị ông bắt uống dầu tẩy giun ấy. Đưa cho ông cái tuốc-nơ-vít ra đây và cầm lấy cái kìm này. Lao động làm cho con người ta cao thượng. Thế mà, hình như trong tâm hồn cháu lại đang rất thiếu cái đức tính cao thượng ấy. Ví dụ ngày hôm qua cháu ăn một lúc bốn que kem mà không hề chia cho em.
- Em ấy nói dối, thật là điêu!- Cô-li-a ức quá giận dữ nhìn Ta-nhi-a kêu lên. - Cháu cho nó cắn tất cả ba lần, mỗi lần hai miếng. Thế mà nó lại còn đi mách. Lại còn lấy bốn xu của mẹ để ở bàn nữa.
Ta-nhi-a không quay đầu lại, thản nhiên nói:
- Còn anh thì đêm hôm qua dòng dây qua cửa sổ trốn đi chơi. Dưới gối anh có một cái đèn pin. Hôm qua lại còn có một thằng du côn ném đá vào phòng ngủ, ném xong lại còn huýt sáo, ném rồi lại còn huýt sáo.
Cô-li-a hốt hoảng trước những lời nói trắng trợn của con bé Ta-nhi-a tai hại. Cả người run lên từ đầu đến gót. Nhưng may sao lúc đó ông nội còn đang mê mải với công việc, hoặc không hiểu gì cả nên chẳng để ý đến những lời vu khống nguy hiểm ấy. Bà bán sữa mang bình sữa vào vườn thật đúng lúc. Bà ta vừa đong sữa vừa than thở:
- Cụ Phê-đô ạ, tý nữa thì đêm qua bọn kẻ trộm lấy mất cái thùng gỗ sồi nhà tôi. Hôm nay mọi người đều bảo là lúc tờ mờ đất họ có thấy hai thằng leo trên mái nhà. Cái bọn chết giẫm ấy dám ngồi vắt vẻo trên ống khói!
- Sao lại ngồi trên ống khói? Xin lỗi bà, thế họ ngồi trên đó với mục đích gì kia ạ? - Ông già lịch thiệp ngạc nhiên hỏi.
Nhưng vừa lúc đó ở phía chuồng gà có tiếng leng keng vang lại. Chiếc tuốc-nơ-vít trong tay ông già lịch thiệp có mái tóc bạc bỗng nảy lên. Thế là cái dây cót bất trị văng ra ngoài, bắn tít lên mái tôn kêu đánh keng một cái. Tất cả mọi người, kể cả bé Ta-nhi-a, thậm chí đến cả con chó lười biếng đang nằm ườn ra kia cũng đều giật mình quay cả lại: không ai hiểu cái tiếng đó ở đâu phát ra và đang xảy ra chuyện gì. Riêng có Cô-li-a là chẳng nói chẳng rằng cứ thế cắm cổ nhảy qua mấy luống cà rốt vụt biến ra ngoài hàng rào như một con thỏ.
Cô-li-a dừng lại bên chuồng bò, cũng như ở chuồng gà, có tiếng gì từ trong vẳng ra nghe như tiếng quả cân nện vào một thanh sắt đường tàu. Cô-li-a gặp ngay Xi-ma ở đó, liền hỏi:
- Này... Chẳng hiểu ra làm sao cả. Cái gì vậy?...Báo động à?
- Có gì đâu! Chắc lại lệnh tập trung khẩn cấp thôi!
Cả hai cùng nhảy qua hàng rào, cùng chui vào công viên. Đến đây chúng gặp Gây-ca có đôi vai rộng, thân hình chắc nịch; rồi đến Va-xi-a La-đư-ghin và những bạn khác.
Các em men theo cái lối đi quen thuộc, chạy tới đích một cách thật lẹ làng và nhanh nhẹn. Vừa chạy các em vừa hỏi nhau vội vã:
- Báo động phải không?
- Đâu phải. Đó là lệnh tập trung khẩn cấp đấy!
- Lệnh tập trung gì mà lại thế? Tớ nghe có thấy "ba tiếng một, ba tiếng một" đâu. Chắc lại có thằng nào ấm ớ gõ một lúc mười tiếng liền như vậy thôi.
- Ừ, để xem sao!
- Phải đấy, ta sẽ kiểm tra!
Nhanh lên! Tiến lên phía trước!
Giữa lúc ấy có một cậu bé tóc đen, người dong dỏng cao, trạc mười ba đang đứng trong ngôi nhà Giê-nhi-a ngủ lại đêm trước. Câu ta mặc một chiếc quần đen mỏng, chiếc áo sơ mi cộc tay màu xanh sẫm có thêu ngôi sao đỏ trên ngực.
Một ông già đầu bù, tóc bạc bước lại gần cậu. Ông già mặc chiếc áo vải thô loại xoàng. Chiếc quần rộng của ông đã có nhiều mảnh vá. Ở đầu gối chân trái ông có buộc một thanh gỗ thô bằng mấy sợi dây da. Một tay ông cầm mảnh giấy, tay kia cầm khẩu súng lục cũ kỹ.
- "Cô bé khi nào đi khỏi đây nhớ đóng cửa lại cho chặt", - ông lão đọc với giọng đầy nhạo báng. - Thế nào, ít nhất cháu cũng phải nói cho chú biết đêm qua cháu cho ai ngủ lại ở chiếc đi văng này chứ?
- Một cô bé quen ạ, - cậu bé trả lời chiếu lệ, - con chó đã canh cho cô ta mà không cần đến cháu.
- Nói dối! - ông già nổi cáu. - Nếu là một cô bé quen thì trong tớ giấy này cháu phải gọi hẳn tên cô ta ra chứ!
- Khi viết cháu còn chưa biết tên. Bây giờ thì cháu mới biết.
- Chưa biết. Như vậy là cháu đã để cho cô bé ấy ở lại đây một mình... suốt buổi sáng hôm nay chứ gì? Cháu điên à? Có lẽ phải gửi ngày cháu đi nhà thương điên mới được. Cái con nhãi đó đã đánh vỡ gương, rồi lại làm mẻ cả cái gạt tàn. May mà khẩu súng lục này lại lắp đạn giả đấy. Nếu lúc ấy lại đem lắp đạn thật vào thì cháu tính sao?
- Nhưng... chú làm gì có đạn thật vì đối thủ của chú cũng chỉ có súng và kiếm... bằng gỗ thôi.
Hình như ông già tủm tỉm cười. Tuy vậy, ông cũng lắc cái đầu bù xù, nghiêm nghị nói:
- Cứ liệu đấy! Chú biết tất cả rồi. Chú thấy việc làm của cháu mờ ám lắm. Chưa biết chừng chỉ vì những chuyện đó mà chú sẽ phải gửi cháu trả cho mẹ cháu đấy!
Ông già lê chiếc chân gỗ khập khiễng bước lên thang. Đợi cho ông đi khuất chú bé nọ mới chạy vụt ra, tóm lấy đôi chân trước con chó đang đi vào phòng và hôn lên mõm nó.
- Trời ơi, con Ri-ta này! Tao với mày đến bị lộ mất thôi. May mà hôm nay chú ý hiền. Chú ấy lại sắp hát lên cho mà xem.
Quả nhiên, từ phòng trên vọng xuống một tiếng ho khan, tiếp ngay sau đó là tiếng thử giọng là-lá-la, cuối cùng, một giọng nam trung cất lên:
...đã ba đêm rồi ta mất ngủ. Ta mơ thấy điều gì lạ kỳ và bất hủ trong đêm đen...
- Đứng lại, con chó điên này!-Ti-mua hét lên. - Sao mày cắn rách quần tao lại còn định kéo tao đi đâu thế nữa?
Đột nhiên em đóng mạnh cánh cửa lên buồng ông chú lại, rồi chạy theo con chó ra hành lang.
Ở đầu hành lang, bên cạnh chiếc máy điện thoại không to lắm có một chiếc chuông đồng buộc vào sợi dây đang bị giật mạnh.
Em vội nắm lấy, cuốn dây lại rồi mắc vào đinh. Cái dây bị giật lúc này đã yếu hẳn. Có lẽ nó bị đứt ở đâu đấy. Thấy thế chú bé vừa ngạc nhiên lại vừa tức giận. Chú cầm lấy ống điện thoại.
(...)
Cô-li-a, cháu nội của ông thì đứng ngay sát đấy, mặt mày ỉu sìu.
Cô-li-a đứng đấy ra điều để giúp ông làm việc, nhưng thực ra suốt hàng giờ đồng hồ rồi nó chỉ làm có mỗi một việc là cầm khư khư cái tuốc-nơ-vít trong tay đợi lúc ông hỏi đến.
Ông cụ ra công ấn cái dây cót bằng thép vào đúng chỗ, nhưng cái dây cót bướng bỉnh cứ không chịu vào. Biết đến bao giờ cho xong. Đã thế cái thằng Xi-ma đứng bên kia hàng rào lại cứ nhô cái đầu bù xù lên. Cái thằng đến là nhanh trí. Nó ra hiệu cho Cô-li-a bằng cả lưỡi, cả đầu, cả tay. Những ám hiệu ấy kỳ quặc và bí ẩn đến nỗi em gái Cô-li-a là Ta-nhi-a mới lên năm tuổi, đang ngồi ném quả ké vào mõm con chó xồm dưới gốc cây bồ đề, phải thốt kêu lên và chạy lại giật quần ông. Lập tức cái đầu bù ở bên kia hàng rào biến mất.
Cuối cùng cái dây cót đã nằm được vào đúng chỗ.
- Con người ta ai cũng cần phải lao động, - bác sĩ Cô-lô-côn-tri-cốp, con người lịch thiệp có mái tóc bạc ấy vừa ngẩng vầng trán đầy mồ hôi lên và nói như giảng cho Cô-li-a nghe. - Cái mặt cháu trông cứ như là bị ông bắt uống dầu tẩy giun ấy. Đưa cho ông cái tuốc-nơ-vít ra đây và cầm lấy cái kìm này. Lao động làm cho con người ta cao thượng. Thế mà, hình như trong tâm hồn cháu lại đang rất thiếu cái đức tính cao thượng ấy. Ví dụ ngày hôm qua cháu ăn một lúc bốn que kem mà không hề chia cho em.
- Em ấy nói dối, thật là điêu!- Cô-li-a ức quá giận dữ nhìn Ta-nhi-a kêu lên. - Cháu cho nó cắn tất cả ba lần, mỗi lần hai miếng. Thế mà nó lại còn đi mách. Lại còn lấy bốn xu của mẹ để ở bàn nữa.
Ta-nhi-a không quay đầu lại, thản nhiên nói:
- Còn anh thì đêm hôm qua dòng dây qua cửa sổ trốn đi chơi. Dưới gối anh có một cái đèn pin. Hôm qua lại còn có một thằng du côn ném đá vào phòng ngủ, ném xong lại còn huýt sáo, ném rồi lại còn huýt sáo.
Cô-li-a hốt hoảng trước những lời nói trắng trợn của con bé Ta-nhi-a tai hại. Cả người run lên từ đầu đến gót. Nhưng may sao lúc đó ông nội còn đang mê mải với công việc, hoặc không hiểu gì cả nên chẳng để ý đến những lời vu khống nguy hiểm ấy. Bà bán sữa mang bình sữa vào vườn thật đúng lúc. Bà ta vừa đong sữa vừa than thở:
- Cụ Phê-đô ạ, tý nữa thì đêm qua bọn kẻ trộm lấy mất cái thùng gỗ sồi nhà tôi. Hôm nay mọi người đều bảo là lúc tờ mờ đất họ có thấy hai thằng leo trên mái nhà. Cái bọn chết giẫm ấy dám ngồi vắt vẻo trên ống khói!
- Sao lại ngồi trên ống khói? Xin lỗi bà, thế họ ngồi trên đó với mục đích gì kia ạ? - Ông già lịch thiệp ngạc nhiên hỏi.
Nhưng vừa lúc đó ở phía chuồng gà có tiếng leng keng vang lại. Chiếc tuốc-nơ-vít trong tay ông già lịch thiệp có mái tóc bạc bỗng nảy lên. Thế là cái dây cót bất trị văng ra ngoài, bắn tít lên mái tôn kêu đánh keng một cái. Tất cả mọi người, kể cả bé Ta-nhi-a, thậm chí đến cả con chó lười biếng đang nằm ườn ra kia cũng đều giật mình quay cả lại: không ai hiểu cái tiếng đó ở đâu phát ra và đang xảy ra chuyện gì. Riêng có Cô-li-a là chẳng nói chẳng rằng cứ thế cắm cổ nhảy qua mấy luống cà rốt vụt biến ra ngoài hàng rào như một con thỏ.
Cô-li-a dừng lại bên chuồng bò, cũng như ở chuồng gà, có tiếng gì từ trong vẳng ra nghe như tiếng quả cân nện vào một thanh sắt đường tàu. Cô-li-a gặp ngay Xi-ma ở đó, liền hỏi:
- Này... Chẳng hiểu ra làm sao cả. Cái gì vậy?...Báo động à?
- Có gì đâu! Chắc lại lệnh tập trung khẩn cấp thôi!
Cả hai cùng nhảy qua hàng rào, cùng chui vào công viên. Đến đây chúng gặp Gây-ca có đôi vai rộng, thân hình chắc nịch; rồi đến Va-xi-a La-đư-ghin và những bạn khác.
Các em men theo cái lối đi quen thuộc, chạy tới đích một cách thật lẹ làng và nhanh nhẹn. Vừa chạy các em vừa hỏi nhau vội vã:
- Báo động phải không?
- Đâu phải. Đó là lệnh tập trung khẩn cấp đấy!
- Lệnh tập trung gì mà lại thế? Tớ nghe có thấy "ba tiếng một, ba tiếng một" đâu. Chắc lại có thằng nào ấm ớ gõ một lúc mười tiếng liền như vậy thôi.
- Ừ, để xem sao!
- Phải đấy, ta sẽ kiểm tra!
Nhanh lên! Tiến lên phía trước!
Giữa lúc ấy có một cậu bé tóc đen, người dong dỏng cao, trạc mười ba đang đứng trong ngôi nhà Giê-nhi-a ngủ lại đêm trước. Câu ta mặc một chiếc quần đen mỏng, chiếc áo sơ mi cộc tay màu xanh sẫm có thêu ngôi sao đỏ trên ngực.
Một ông già đầu bù, tóc bạc bước lại gần cậu. Ông già mặc chiếc áo vải thô loại xoàng. Chiếc quần rộng của ông đã có nhiều mảnh vá. Ở đầu gối chân trái ông có buộc một thanh gỗ thô bằng mấy sợi dây da. Một tay ông cầm mảnh giấy, tay kia cầm khẩu súng lục cũ kỹ.
- "Cô bé khi nào đi khỏi đây nhớ đóng cửa lại cho chặt", - ông lão đọc với giọng đầy nhạo báng. - Thế nào, ít nhất cháu cũng phải nói cho chú biết đêm qua cháu cho ai ngủ lại ở chiếc đi văng này chứ?
- Một cô bé quen ạ, - cậu bé trả lời chiếu lệ, - con chó đã canh cho cô ta mà không cần đến cháu.
- Nói dối! - ông già nổi cáu. - Nếu là một cô bé quen thì trong tớ giấy này cháu phải gọi hẳn tên cô ta ra chứ!
- Khi viết cháu còn chưa biết tên. Bây giờ thì cháu mới biết.
- Chưa biết. Như vậy là cháu đã để cho cô bé ấy ở lại đây một mình... suốt buổi sáng hôm nay chứ gì? Cháu điên à? Có lẽ phải gửi ngày cháu đi nhà thương điên mới được. Cái con nhãi đó đã đánh vỡ gương, rồi lại làm mẻ cả cái gạt tàn. May mà khẩu súng lục này lại lắp đạn giả đấy. Nếu lúc ấy lại đem lắp đạn thật vào thì cháu tính sao?
- Nhưng... chú làm gì có đạn thật vì đối thủ của chú cũng chỉ có súng và kiếm... bằng gỗ thôi.
Hình như ông già tủm tỉm cười. Tuy vậy, ông cũng lắc cái đầu bù xù, nghiêm nghị nói:
- Cứ liệu đấy! Chú biết tất cả rồi. Chú thấy việc làm của cháu mờ ám lắm. Chưa biết chừng chỉ vì những chuyện đó mà chú sẽ phải gửi cháu trả cho mẹ cháu đấy!
Ông già lê chiếc chân gỗ khập khiễng bước lên thang. Đợi cho ông đi khuất chú bé nọ mới chạy vụt ra, tóm lấy đôi chân trước con chó đang đi vào phòng và hôn lên mõm nó.
- Trời ơi, con Ri-ta này! Tao với mày đến bị lộ mất thôi. May mà hôm nay chú ý hiền. Chú ấy lại sắp hát lên cho mà xem.
Quả nhiên, từ phòng trên vọng xuống một tiếng ho khan, tiếp ngay sau đó là tiếng thử giọng là-lá-la, cuối cùng, một giọng nam trung cất lên:
...đã ba đêm rồi ta mất ngủ. Ta mơ thấy điều gì lạ kỳ và bất hủ trong đêm đen...
- Đứng lại, con chó điên này!-Ti-mua hét lên. - Sao mày cắn rách quần tao lại còn định kéo tao đi đâu thế nữa?
Đột nhiên em đóng mạnh cánh cửa lên buồng ông chú lại, rồi chạy theo con chó ra hành lang.
Ở đầu hành lang, bên cạnh chiếc máy điện thoại không to lắm có một chiếc chuông đồng buộc vào sợi dây đang bị giật mạnh.
Em vội nắm lấy, cuốn dây lại rồi mắc vào đinh. Cái dây bị giật lúc này đã yếu hẳn. Có lẽ nó bị đứt ở đâu đấy. Thấy thế chú bé vừa ngạc nhiên lại vừa tức giận. Chú cầm lấy ống điện thoại.
(...)
Đã có 6 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Chú Đim-ma với cô Linh mà tiếp tục phong độ thế này, anh thề là anh sẽ viết về hai cô chú.
Want me to write it good, gimme details. Contrariwise I'll write it by snatches. :)
But you're not the only one...
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...