Việt Nam sẽ có thay đổi lớn về chính sách ngoại tệ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image002

Mới đây ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ có thay đổi lớn về chính sách ngoại tệ đặc biệt là đồng đô la Mỹ. Cụ thể trong tương lai người gửi ngoại tệ vào ngân hàng có thể phải rút ra bằng tiền đồng Việt Nam và khi doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi ngoại tệ vào ngân hàng chẳng những không có lời mà còn phải trả lệ phí tiền gửi. Mặc Lâm phỏng vấn GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng khoa Kinh tế tài chánh ĐH Quản Lý Kinh Doanh để có thêm chi tiết về vấn đề này.

Mặc Lâm: Thưa Giáo sư, trước tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Văn Bình về việc siết chặt ngoại tệ khi người dân gửi đồng đô la vào thì khi rút ra không được lấy đô la mà phải lấy bằng tiền đồng Việt Nam. Kế đó, chằng những không có lãi mà còn phải trả phí tiền gửi. Xin ông cho biết mặt tích cực cũng như tiêu cực của chính sách này.

GSTS Vũ Văn Hóa: Chúng tôi cũng hơi bất ngờ. Trước hết là việc gởi ngoại tệ vào ngân hàng của cả doanh ngiệp và cá nhân với lãi suất bằng không. Thật ra thì cũng dễ giải thích thôi nhưng còn việc gửi vào mà rút ra có lệ phí thì việc này còn phải xem lại bởi vì sẽ làm cho người gởi tiền rất là thất vọng. Người sử dụng ngoại tệ có những mục đích khác nhau. Người ta có thể dự trữ ngoại tệ để dùng vào một việc nào đó mà bây giờ bắt người ta phải trả phí thì tôi cho là không hợp lý. Thứ hai, người ta gửi ngoại tệ mà bắt phải rút ra bằng tiền Việt thì quá vô lý bởi vì việc này vi phạm  sở hữu  về tiền tệ đối với các thể nhân và pháp nhân. Chúng tôi cũng còn nghiên cứu thêm về việc này nên chưa muốn giải thích chi tiết. Nói chung nhiều người cũng không đồng tình về vấn đề này.

Người ta có thể dự trữ ngoại tệ để dùng vào một việc nào đó mà bây giờ bắt người ta phải trả phí thì tôi cho là không hợp lý. Thứ hai, người ta gửi ngoại tệ mà bắt phải rút ra bằng tiền Việt thì quá vô lý bởi vì việc này vi phạm sở hữu về tiền tệ đối với các thể nhân và pháp nhân

GSTS Vũ Văn Hóa

Mặc Lâm: Nhiều người cho rằng quyết định này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vì ngoại tệ gửi vào để thanh toán hay rút ra để trang trải đều phải rút bằng tiền Việt Nam. Điều này sẽ gây trở ngại và nhất là doanh nghiệp nước ngòai sẽ gặp rắc rối dẫn đến những tiêu cực phát sinh trong ngành ngân hàng. GS có thêm ý kiến gì không?

Đà Nẵng: Phố tàu bao vây vô hiệu hóa sân bay quân sự

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

'Phố' Trung Quốc ở Đà Nẵng 
bao vây sân bay quân sự

Zing.vn
16:46 25/12/201593 

Gần 10 nhà cao tầng đã được xây dựng trong số hàng trăm lô đất nghi rơi vào tay người Trung Quốc ở Đà Nẵng, khiến khả năng phòng thủ và tấn công của sân bay Nước Mặn bị tê liệt.



Các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng đã khoanh vùng hàng trăm lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn) vào diện nghi vấn. Trong ảnh: Bản đồ phân lô các biệt thự gần sân bay Nước Mặn.


Trong hồ sơ, đây là những lô đất do các cá nhân Việt Nam đứng tên nhưng phía sau lại là người Trung Quốc. Trong ảnh: Bên phải là sân bay Nước Mặn còn phía đối diện là các khu biệt thự của người nước ngoài.


Trao đổi với Zing.vn, các tướng lĩnh quân đội về hưu đều tỏ ra lo lắng vì đây là vùng "nhạy cảm" liên quan đến an ninh quốc phòng.


Chỉ cách các lô đất một bức tường cao khoảng 3 m là sân bay Nước Mặn. Mặc dù nơi này đã được một đơn vị tư nhân thuê làm du lịch, nhưng trên thực tế nó vẫn là sân bay quân sự và thuộc quyền quản lý của Vùng 3 Hải quân.


Sau khi hợp thức hóa, chủ các lô đất đã xây dựng khách sạn, nhà nghỉ cao khoảng 18 - 20 tầng. Chỉ cần đứng ở tầng 7 các tòa nhà này, có thể thấy hết mọi hoạt động trong sân bay. "Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, vì sân bay này vẫn là nơi tác chiến phòng thủ của các đơn vị quân đội", thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 lo lắng.


Còn đại tá Nguyễn Lành - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 375 - Quân chủng Phòng không không quân, cho biết: "Tuyệt đối không được để cho bất cứ cá nhân, đơn vị nào xây dựng các tòa nhà cao hơn 12 m sát sân bay".


Theo đại tá Lành, việc xây các khách sạn sát sân bay như thế này sẽ vô hiệu hóa sức tấn công, phòng thủ của tên lửa, pháo phòng không; việc cất hạ cánh các máy bay chiến đấu cũng không thực hiện được.


"Theo quan sát của tôi, ở ngay sát sân bay có nhiều tòa nhà cao khoảng 50 m thì xem như sân bay Nước Mặn đã bị tê liệt, không còn khả năng tấn công, phòng thủ tuyến đường ven biển Đà Nẵng", ông Lành nói.


Nhiều chuyên gia quân sự khác cũng nói rằng, cách tốt nhất là chính quyền Đà Nẵng có giải pháp thu hồi lại các lô đất nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc. "Đất ở sát sân bay, không được bán cho bất cứ ai. Nếu rơi vào tay kẻ khác thì rất nguy hiểm. Tuyệt đối không để họ xây khách sạn, lấy vợ sinh con và thành lập phố Tàu ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng", thiếu tướng Trần Minh Hùng nói.

Một câu chuyện chưa kết thúc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






MỘT CÂU CHUYỆN CHƯA KẾT THÚC

(O. Henry)






Chúng ta không còn rền rẫm và tự bôi tro trát trấu lên đầu chúng ta nữa khi có ai nhắc đến lửa Hỏa Ngục. Vì, ngay cả đến các giáo sĩ cũng đã bắt đầu dạy chúng ta rằng Chúa Trời là chất ra-đi, hay ê-te hay một hợp chất khoa học gì đấy, và điều tồi tệ nhất mà chúng ta những kẻ xấu xa có thể phải chờ đợi là một phản ứng hoá học. Đó là một giả thiết làm cho chúng ta hài lòng; nhưng vẫn còn vương vấn vài nỗi khiếp sợ to lớn, lâu đời của chính giáo.


Chỉ có hai vấn đề mà chúng ta có thể thả sức tưởng tượng bàn đến mà không sợ bị phản đối. Bạn có thể nói đến các giấc mơ của mình; và có thể kể lại bạn đã nghe con vẹt nói gì. Cả thần Mo-phi-ét và con chim đều là những nhân chứng không có giá trị pháp lý; và người nghe bạn sẽ không dám công kích câu chuyện bạn kể. Cái cơ cấu vô cứ của một giấc mơ, vậy thì, sẽ cung cấp đề tài cho tôi — đã được lựa chọn với tất cả sự ân hận và những lời xin lỗi vì đã bỏ không dùng đến lĩnh vực hạn chế hơn của những chuyện phiếm của Prét-ti Pon-li.


Tôi đã có một giấc mơ thoát hẳn khỏi sự phê phán cao hơn đến nỗi nó lại liên quan đến lý luận của vành móng ngựa tòa án, cổ kính, đáng trọng và bị than phiền nhiều.


Gếp-bri-en đã thổi chiếc kèn của mình; và những người trong chúng ta mà không thể theo kiện đều bị đưa ra thẩm vấn. Tôi để ý thấy có một nhóm người túm tụm vào một bên gồm toàn những tay nô lệ chuyên nghiệp, trịnh trọng trong bộ đồ đen, cổ áo cài cúc ở đằng sau nhưng hình như có cái gì rắc rối về danh hiệu đẳng cấp của họ và họ có vẻ không gỡ được tội cho bất cứ ai trong chúng ta.


Một Đêm Ả-rập trên quảng trường Me-đi-xơn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






MỘT ĐÊM Ả-RẬP TRÊN QUẢNG TRƯỜNG ME-ĐI-XƠN

(O. Henry)






Phi-lípx mang chuyến thư chiều đến cho Ca-xần Tran-mớtx đang ngồi trong căn nhà gần quảng trường. Ngoài thư tín bình thường còn có hai phong thư có dấu bưu điện nước ngoài.


Một phong thư có gửi kèm theo bức ảnh một phụ nữ. Phong thư kia là một lá thư dài vô tận khiến Tran-mớtx ngồi há hốc mồm say sưa đọc mãi. Bức thư đó lại của một người phụ nữ khác gửi, lời lẽ trong thư như lưỡi câu tẩm mật ong ngọt ngào, chêm vào những câu bóng gió, châm chọc sâu cay về người đàn bà gửi thư kèm ảnh.


Tran-mớtx xé bức thư ra trăm ngàn mảnh, rồi cất những bước dài đi đi lại lại trên tấm thảm đắt tiền như muốn làm cho nó tơi tả ra. Con thú rừng bị nhốt trong chuồng hành động như thế nào thì con người lạc trong khu rừng rậm hoài nghi cũng hành động như vậy.


Dần dần tâm trạng bồn chồn cũng lắng xuống. Tấm thảm đó không phải là tấm thảm có phép màu nhiệm. Nó cũng chỉ dài có vài mét, đi một tí là hết. Muốn đi ba ngàn dặm đường thì nó chẳng thể giúp gì ông được.


Phi-lípx xuất hiện. Không bao giờ anh ta vào hẳn trong buồng, lúc nào cũng chỉ thập thò, cứ như ma trơi.


— Ngài dùng cơm ở đây hay ngoài nhà ạ?


— Ở đây, — Tran-mớtx nói, — nửa giờ nữa nhé.


Phượt thủ đầu mưng mủ!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Phượt là từ dân dã chỉ những người đi tìm hiểu khám phá các vùng miền quê hương đất nước. Đi lại chủ yếu bằng xe máy, ăn ngủ tiết kiệm tối đa có thể. Tự túc chế biến thức ăn, ngủ lều trại, đi lại bằng xe máy hoặc ô tô gầm cao, bán tải.
Tức là tôn chỉ của dân phượt rất rõ ràng, đi hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu các phong tục tập quán con người và cảnh đẹp của các miền đất nước. Nâng cao kỹ năng sống, thử thách sự dũng cảm, sức chịu đựng cũng như kỹ năng tồn tại trong điều kiện khó khăn.
Tất nhiên để chuẩn bị kỹ càng cho một chuyến đi thám hiểm đòi hỏi người đi phải tìm hiểu rất kỹ, từ lịch trình, chuẩn bị kiểm tra phương tiện, dụng cụ, đảm bảo sức khỏe cho chuyến đi. Các dự báo về điều kiện thời tiết, đặc điểm địa hình đường sá của lộ trình chuyến đi.
Thỉnh thoảng lại thấy báo chí thông tin về những vụ tai nạn của những nhóm đi phượt, nào là đổ đèo lao vực, nào là đâm đầu ô tô, ngủ gật mất lái hoặc tránh bò lao vào chó, lộn chổng vó.
Phải nói rằng thực sự đó không phải là những người đi phượt thực thụ, đó là những người a dua theo phong trào mà xách mông lên và đi.
Mùa tam giác mạch, thấy ảnh trên mạng, lên đường. Mùa lúa chín ruộng bậc thang, thấy ảnh trên mạng, lên đường...
Một nhóm sinh viên, một ngày điên điên rủ nhau đi phượt, mấy cậu con trai lại rủ được mấy bạn gái đi cùng. Vậy là còn gì bằng, đi đến cùng trời cuối đất gặp thiên đường hay địa ngục, ác quỷ hay thiên thần thì cũng ngán gì?, các bạn gái thì sung sướng khi nghĩ đến những bức ảnh tung lên phây ngất ngây giữa rừng núi điệp trùng hay toe toét trong những vườn hoa cải vàng rộm, cạnh đống tam giác mạch trắng cả trời chiều, những ruộng bậc thang với vạt lúa chín vàng... Vẫn nhìn thấy đầy rẫy trên mạng xã hội, ga tô mãi mà giờ mới có cơ hội.
Vậy là hò nhau chuẩn bị xe, mỗi xe một xế một ôm (Bạn gái ngồi sau), lịch trình vạch ra sơ sài theo kiểu 5h sáng gặp nhau ở điểm XYZ, lên đường kéo một mạch đến thị trấn Y, ăn trưa, lại tiếp tục hành trình đến điểm H, dừng lại chụp choẹt tự sướng tung phây, ngắm cảnh. Tiếp tục lên đường đến suối K, thăm suối, chụp choẹt... Tiếp tục đi đến Thị trấn B, ăn tối nghỉ đêm.
Sáng hôm sau, ăn sáng xong lại đi đến điểm G, lại chụp choẹt, lại lên đường đến núi U, lại chụp choẹt... Tối có khi lại lên kế hoạch dừng lại bên một con suối, cắm trại, bắc bếp tự nấu ăn, đêm ngủ trong lều hoặc chui vào túi ngủ.
Và hình ảnh thì thường xuyên được cập nhật lên phây, từ hình đứng trên đỉnh đồi cao, hai ngón tay hình cữa V, biểu tượng của chiến thắng. Rồi hình lội suối leo đồi, bắc bếp nấu ăn lẫn buổi sáng với mỳ tôm pha nước sôi tự nấu.
Xong về đến nhà nghiễm nhiên được coi là phượt thủ, coi như một chứng chỉ là những người dũng cảm, ưa mạo hiểm, ham thích du lịch khám phá văn hóa và con người các vùng đất mới... Thêm dòng ưa màu tím gét sự thủy chung là hoàn tất dòng thông tin trên mục làm quen kết bạn há há.

Thần đồng chính trị

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tuổi trẻ tài cao, lại biết đem tài năng cống hiến cho đất nước thì người dân được nhờ. Và câu chuyện anh Bảo thăng tiến siêu tốc làm mình phấn khích kinh khủng, vì thế mình tò mò về anh.

Mình đoán, anh tốt nghiệp THPT năm 18 tuổi và theo trình tự anh sẽ tốt nghiệp đại học tại Đà Nẵng năm 23 tuổi, như thế là chuẩn men.

Lạ lùng, năm 25 tuổi anh được UBND tỉnh Quảng Nam cử đi học Thạc sỹ ở Mỹ. Sau 2 năm, tức là 27 tuổi về nước. Và nhanh như chớp, anh trở thành Phó trưởng phòng, đến Trưởng phòng tại khu kinh tế mở Chu Lai, tiếp đó là Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, rồi đến Phó giám đốc Sở và nay là Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư chỉ vỏn vẹn trong vòng...3 năm.

Tài năng như thế, phải gọi là thần đồng chính trị mới chính xác.



Tò mò về anh, mình vào trang cơ sở dữ liệu văn bản qui phạm pháp luật của văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam (http://qppl.vpubnd.quangnam.vn//E9C0C62E2…/$file/qd2613.doc) và đã có được cái Quyết định cử anh đi học và bắt đầu hiểu ra sự thật vì sao anh trở thành "thần đồng chính trị". (Xem quyết định cử anh đi học ở hình trên).

Trong Quyết định số 2613/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam ghi: 

Điều 1. Cử ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh ngày 01/01/1985, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, chuyên ngành Tài chính tín dụng xếp loại giỏi đi học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Tài chính và Chiến lược tại trường Claremont Graduate University - Hoa Kỳ.

Thời gian đào tạo 02 năm, kể từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2012.

Điều 2. Chế độ trợ cấp đi học của ông Lê Phước Hoài Bảo thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 27/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam kể từ ngày 01/8/2010.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Ngoại vụ, Tài chính tỉnh, ông Lê Phước Hoài Bảo và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Tinh ý một chút, các bạn sẽ thấy, Quyết định cử anh Bảo đi học Thạc sĩ ở Mỹ được ký ngày 22/8/2011, nhưng lại ghi rõ "Thời gian đào tạo 02 năm, kể từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2012". Điều này có nghĩa là anh Bảo đã đi học được 1 năm rồi thì mới có quyết định cử...đi học và nhờ quyết định này, anh được hưởng trợ cấp của tỉnh.

Ai có thể làm được điều đó?

Tiếp theo, cái tên của Quyết định ghi: "Quyết định cử sinh viên tốt nghiệp đại học đi học sau đại học ở nước ngoài" và tại Điều 1 của quyết định này ghi: "Cử ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh ngày 01/01/1985, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, chuyên ngành Tài chính tín dụng xếp loại giỏi đi học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Tài chính và Chiến lược tại trường Claremont Graduate University - Hoa Kỳ". Điều này có nghĩa, thời điểm ký quyết định này anh Bảo của chúng ta vẫn đang là "sinh viên tốt nghiệp đại học" chứ chưa phải là cán bộ, công chức. Hiển nhiên, nếu anh là cán bộ, công chức thì trong quyết định sẽ ghi rõ anh là cán bộ, công chức của cơ quan nào đó mới đúng.

Có chuyện rồi! - Bố con Lê Phước Hoài Bảo phải giải trình 188 tỷ

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Quảng Nam: Cha con ông Lê Phước Thanh - Lê Phước Hoài Bảo

Nguyên Bí thư tnh ủy, - Giám đốc Sở KHĐT
giải trình nhà khách 188 tỷ

Báo Đất Việt
Thứ Sáu, 11/12/2015 14:24 


Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh cùng giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Nam đã giải trình về đầu tư xây dựng nhà khách tỉnh hơn 188 tỷ.
 
Nóng lộ trình trả nợ nghìn tỷ Giám đốc Sở 30 tuổi

Sáng 11/12, phiên chất vấn kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam nóng hơn với vấn đề công trình nhà khách tỉnh mà UBND tỉnh này đầu tư hơn 165 tỷ không thông qua HĐND tỉnh, không có trong danh mục dự án đầu tư Nghị quyết HĐND tỉnh. Và vấn đề tại sao lấy tiền ngân sách đầu tư xây dựng xong rồi giao cho Công ty cổ phần du lịch Hội An kinh doanh?

Nóng chuyện nhà khách

Ông Lê Phước Hoài Bảo, Giám đốc Sở KH-ĐT Quảng Nam, giải trình rằng tại thời điểm đầu tư xây dựng nhà khách ở TP Tam Kỳ chưa có khách sạn Mường Thanh nên ở Tam Kỳ không có khách sạn tầm cỡ để tổ chức các hội thảo mang tầm quốc tế.


Vì vậy, UBND tỉnh quyết định đầu tư xây dựng nhà khách để đón các sự kiện này là đúng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Nguồn vốn bố trí cho dự án này đến nay hơn 188 tỷ đồng.


Giám đốc Sở KH-ĐT Quảng Nam giải trình

Ông Bảo giải trình: “Hiện nay tỉnh đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần du lịch Hội An để quản lý, khai thác với thời gian 10 năm. Cam kết là qua thời gian trên sẽ hoàn trả lại số tiền cho ngân sách Nhà nước. Sau thời gian hoàn trả lại số tiền đã đầu tư thì tỉnh sẽ có được công trình nhà khách này. Tại thời điểm đó đầu tư nhà khách tỉnh là sáng suốt nhất vì thời điểm đó khách sạn Mường Thanh chưa được xây dựng ở TP Tam Kỳ”.

Nói rõ hơn ý kiến của ông Bảo về nhà khách, ông Nguyễn Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam khẳng định việc UBND tỉnh đầu tư xây dựng nhà khách vào năm 2012 là tốt, cách làm không sai.

Tuy nhiên không đồng tình cách giải trình của ông Bảo, đại biểu Nguyễn Văn Hùng cho rằng quy trình, thủ tục về đầu tư xây dựng nhà khách của UBND tỉnh Quảng Nam không có trong danh mục đầu tư Nghị quyết HĐND tỉnh là không đúng pháp luật.

“Tôi thấy giải thích của ông Bảo là chưa được rõ. Ông Bảo nói đầu tư từ các nguồn phân bổ nhưng đầu tư từ nguồn nào đi nữa đó cũng là tiền của dân. Nói mỗi năm thu hồi về 5-7 tỷ, trong khi bỏ ra gần 200 tỷ tiền ngân sách rồi giao cho doanh nghiệp để kinh doanh là sao”, ông Hùng chất vấn tiếp.

Chuyện cười (17+2)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tóc vàng nghi ngờ giai phản bội, bèn mua súng, rồi tới thẳng căn hộ giai; mở cửa, thấy giai đang ôm một tóc đỏ, tóc vàng dí súng vào đầu giai và đã định nổ; nhưng, bất ngờ, tuyệt vọng vì đau khổ, tóc vàng lại đưa súng lên đầu mình; giai gào:


— Đừng! Em yêu!..


Tóc vàng quát:


— Câm mồm! Tiếp theo sẽ là anh đấy!



Một người đang cắt cỏ trong sân nhà thì tóc vàng ở bên cạnh ra khỏi nhà, đi thẳng tới hòm thư, mở ra rồi đóng lại đánh "sầm", rồi giận dữ đi vào nhà.


Một lát sau tóc vàng lại ra khỏi nhà, đi thẳng tới hòm thư, mở ra rồi đóng lại đánh "sầm", rồi giận dữ đi vào nhà.


Lúc người cắt cỏ đã cắt đến gần hàng rào, tóc vàng lại ra khỏi nhà, đi thẳng tới hòm thư, mở ra rồi đóng lại đánh "sầm", rồi giận dữ đi vào nhà.


Quá khó hiểu, người cắt cỏ hỏi:


— Đã có chuyện gì à?


— Tất nhiên! Chiếc máy tính mới đần độn của tôi vẫn tiếp tục thông báo: "Bạn có thư."


Những tấm lòng và những bàn tay (bản dịch mới)

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook






NHỮNG TẤM LÒNG VÀ NHỮNG BÀN TAY

(O. Henry)

Người dịch: Chương trình me() và Nhật Linh






Tại Đen-vơ đã có một làn sóng hành khách tràn vào những toa tàu chở khách trên đoàn tàu tốc hành B. & M. đi về hướng đông. Trong một toa tàu có một cô gái rất xinh xắn đang ngồi, ăn mặc một cách tao nhã và được bao quanh bằng tất cả những tiện nghi xa xỉ của một lữ khách giàu kinh nghiệm. Trong những người mới lên tàu có hai người trẻ tuổi, một người có diện mạo đẹp trai với vẻ mặt và phong thái bạo dạn, bộc trực; người kia là một người có vẻ bực bội, với khuôn mặt cau có, tầm vóc nặng nề và mặc quần áo nhàu nát. Hai người bị còng tay vào nhau.


Khi họ đi theo lối đi dọc giữa toa tàu thì ghế ngồi duy nhất còn bỏ trống có sẵn đã là ghế đối diện với cô gái trẻ duyên dáng kia. Và hai người bị còng tay chung đã yên vị ở đây. Cái nhìn thoáng qua của cô gái trẻ rơi lên họ với một sự lạnh nhạt, dửng dưng rất nhanh; rồi với một nụ cười duyên dáng làm rạng ngời sắc mặt và một màu hồng dịu dàng pha lên đôi má tròn trĩnh của mình, cô chìa ra bàn tay nhỏ nhắn đi găng màu xám. Khi cô nói, giọng nói của cô, đầy đặn, ngọt ngào, và thong thả, biểu lộ là chủ của nó đã quen với việc nói và được người khác nghe.


VỈA HÈ TÈ HE.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Vỉa hè là công thổ quốc gia, phải khẳng định và công nhận với nhau là như vậy. Ấy nhưng ở ta, vỉa hè đã và đang biến thành tư thổ của các hộ gia đình. Không tin ư, tôi đố các bạn đỗ xe hay bày biện cái gì trước vỉa hè cửa nhà người ta được đấy. Không bị đuổi như tà ma thì cũng nghe ngay bài tráng ca “mặt nặng như chì và hãy đi chỗ khác”. Vỉa hè không hiểu tự khi nào đã biến thành khoảng sân riêng một cách cắc cớ và vô duyên như vậy.

Vài người bạn từ Sài Gòn ra, nói Hà Nội là một ngôi làng, tôi cho là thỏa đáng lắm. Phố phường gì mà qua 12h đêm đã đèn mờ và hun hút thâm sâu với những ngõ nhỏ, phố nhỏ rồng rắn quanh co vô định. Và ở đó phép vua đều thua hết lệ làng. Bằng chứng ư? Hãy nhìn các “liền anh, liền chị” phóng xe như bay trên phố đầu không mũ bảo hiểm và xe không gương chiếu hậu. Cố dõi mắt tìm mấy chú cảnh sát giao thông thì càng thất vọng bởi mấy chú cũng chỉ hơn cái cột đèn tín hiệu tí chút mà thôi. Hiểu ra thì mới biết ở đây chẳng có cái luật lệ gì sất mà chỉ có “mối quan hệ” kiểm soát mọi thứ. Đâm ra người ta “ngại” bắt xe vì kiểu gì “đối tượng” cũng sẽ gọi cho người quen làm nhơn nhớn, rồi lại phải thả ra sau khi vâng dạ mỏi mồm.

Hay như những sinh hoạt bên cái “ao làng” được người ta khoác lên mỹ từ là Hồ Gươm cũng vậy. Đừng ngạc nhiên kiểu mắt chữ A mồm chữ K khi nhìn thấy cô hàng nước hắt vut vút nào trà đá cà phê và vỏ hạt hướng dương xuống hồ. Và cũng đừng xấu hổ khi một trung niên bù bựa dạng chân chữ bát bê dái mà đái vèo vèo xuống “ao”. Nếu có cảm cảnh thì cũng nên dành một phút xót xa mà “mặc niệm” cụ Rùa vậy.

Ấy chửa kể đến cái lối ăn uống rặt làng xã aha. “Hàng quán” là từ được dùng phổ biến chỉ nơi ăn uống hơn là từ “Nhà hàng”. Hàng quán có khắp mọi nơi, từ vỉa hè, ven hồ, chân cầu, công viên, quảng trường.., cứ chỗ nào hở ra là mọc lên chỗ đó. Từ giải chiếu ngồi bệt cho đến lê lết ghế nhựa, chõng tre. Người ta thích lệt phệt ở quán xá hơn là nhà hàng, từ già trẻ - lớn bé cho đến nghèo hèn - giàu sang. Quả không hổ cho cái câu “một miếng giữa đàng bằng một sàng... xó bếp”.

Nhưng cái tệ nhất là “làng” đang bị hiện đại hóa nhưng lại theo lối dở chuột dở voi. Nếu như bạn muốn xem cái “cổ” của 36 phố phường thì chịu khó ngước lên tầm trên 5 mét. Còn nếu “lé mắt trông ngang” thì chẳng thấy “cổ” gì đâu hoặc có “cổ” thì trông cũng rất “quái” bởi mặt bằng phía dưới đều đã bị cải tạo cho hợp thời để kinh doanh với những bảng hiệu xanh đỏ lập lòe và nhiều món hàng cao sang thời thượng.

Ơ đấy, đang tản mạn về vỉa hè mà lại lang thang tận đẩu tận đâu. Nhưng tôi biết viết gì về vỉa hè bây giờ khi từ lâu nó đã không thuộc về tôi? Nhưng tôi xin được kể một câu chuyện vậy.

Trong vòng tay Thần Mộng

7 ý kiến, và ý kiến từ facebook






TRONG VÒNG TAY THẦN MỘNG

(O. Henry)

Người dịch: me() và Nhật Linh






Tôi chưa bao giờ có thể hoàn toàn hiểu làm sao Tôm Hốp-kinx lại thực hiện được sai lầm ngớ ngẩn ấy, vì anh đã học nguyên một kỳ ở trường đại học y khoa — trước khi anh được thừa hưởng của cải của bà cô anh — và còn được coi là giỏi trong việc chữa bệnh.


Chúng tôi đã làm một buổi tụ tập tối hôm ấy, và sau đó Tôm chạy lên phòng ở của tôi để hút tẩu và tán gẫu trước khi đi tiếp về căn hộ xa xỉ của anh. Tôi đã bước vào một phòng khác một lát lúc tôi nghe Tôm gọi:


— Ôi, Bin-li, tớ định uống khoảng 4 gờ-ren ký-ninh, nếu cậu không phiền — tớ cảm thấy ủ ê và run rẩy toàn phần. Chắc là tớ bị cảm lạnh.


— Được thôi. — Tôi gọi lại. — Chai thuốc ở trên ngăn thứ hai. Uống nó trong một thìa dầu khuynh diệp đấy. Nó sẽ tống mọi đau khổ ra.


Chuyện cười (16)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






CHUYỆN CƯỜI


(Tập 16)






Vô-va bé tí tắm bồn, mẹ bảo:


— Vô-va, ngồi yên một tí đi, để mẹ rửa chim cho con.


— Ứ, mẹ bảo bà vào rửa cho con, tay mẹ không run.



o0o


Trước Ngày Chiến Thắng Vô-va đi học về.


— Ông, ông ơi, ngày mai ở trường chúng cháu kỷ niệm Ngày Chiến Thắng. Cháu đã đăng ký trong chương trình là ông sẽ đến và kể cho chúng cháu nghe ông đã chiến đấu như thế nào.


— Vô-va, ông gần như từ nhỏ không đi đày thì ở tù, chiến đấu ở đâu?


— Ông, thế thì hãy nghĩ ra cái gì đó, cháu đã trót hứa rồi.


Ông Vô-va đành phải đến trường:


— Một lần ông cùng đồng đội lái xe tăng. Bỗng bị địch bao vây. Biết trốn đâu bây giờ? Ông bèn nhìn sang lỗ cửa bên trái — đầy bọn đức, ông bèn nhìn sang lỗ cửa bên phải — đầy bọn giét-xta-pô, ông bèn nhìn lên lỗ cửa phía trên — đầy cớm!



o0o


Trùm ma-phia sắp chết, gọi cháu đích tôn vào:


— Cháu ta, ta đã để lại cho cháu rất nhiều tiền, nhưng có hai vật đối với ta là quý nhất, bây giờ ta mới cho cháu xem, và ta sẽ để cháu giữ một vật.


Nói đoạn mở một cái hộp, trong hộp có một khẩu súng lục ổ xoay, và một chiếc đồng hồ vàng.


— Cháu hãy giữ lấy khẩu súng của ta.


Người cháu nghĩ ngợi:


— Ông nội, bây giờ... cháu sau này chắc sẽ không phải dùng đến súng. Cháu có thể giữ chiếc đồng hồ không ông?


— Cháu ta, rồi thể nào cũng có một ngày...






Download cả chùm "Chuyện cười (16)": [5 chuyện, 6KB]

http://www.mediafire.com/?rcgyo8f8ycd8es3

http://www.megaupload.com/?d=NI9F6FFU


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me():

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lac-giua-am-dieu-hanh.html

Hà Nội: Thằng Thảo để lại của nợ gì?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 Cựu Chủ tịch Hà Nội, thằng Thảo nắm giữ cương vị này liên tục từ 2008 - 2015.
.
Hà Nội: Thằng Thảo để lại của nợ gì?

BBC tiếng Việt
3.12.2015
 
Chủ tịch vừa từ nhiệm của Hà Nội, thằng Thảo, dường như không để lại một 'di sản, dấu ấn nào' đáng kể, theo một số khách mời của BBC.

Trao đổi với cuộc Tọa đàm hôm 03/12/2015 của BBC, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng nói:

"Vừa rồi, tôi mới ở Hà Nội về, di sản lớn nhất mà kiến trúc sư Thảo để lại đó là một con rắn khổng lồ nó đang án ngữ trên tầng trung tâm của Thủ đô.


"Đó là tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, mà tôi nhìn tôi sợ quá, tôi không hiểu tại sao ở một Thủ đô mà lại cho một con rắn khổng lồ nó lượn trên bầu trời, trông nó kinh hoàng, nó có một cái gì về mặt tâm linh, rồi về mặt phong thủy, nó thế nào đó.

"Tôi cho rằng cái đó rất lạ, mà dấu ấn thằng Thảo để lại, thì nó là cái đấy, cái con rắn Cát Linh - Hà Đông đó," blogger Trương Duy Nhất nói với Bàn tròn Thứ Năm.

Xuống cấp văn hóa

.
 
Họa sỹ Vũ Huy cho rằng xuống cấp nhất trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hà Nội vừa qua 
là ở khía cạnh 'văn hóa'.

Họa sỹ Vũ Huy, người đang làm việc tại Hãng Phim Truyện Việt Nam, chia sẻ với Bàn tròn:

"Tôi là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và trong suốt quá trình dài đến thời biết nhận thức, từ thời bắt đầu biết nhận thức, tôi nghĩ đó là thời mà nhận thức bằng cách của người lớn, thì đó là thời (nhiệm kỳ) cuối của ông Trần Duy Hưng.

"Thì ông Trần Duy Hưng ta phải nói đó là một vị Chủ tịch của Thành phố mà dù muốn dù không thì đấy là một người văn hóa cao, hiểu văn hóa...

"Không dài dòng, tôi xin nói là tôi đồng ý với ý kiến của các anh là thằng Thảo đúng là nó không để lại một di sản gì..."

Và họa sỹ thiết kế của Hãng phim Việt Nam nói thêm:

"Nếu mà nói về thằng Thảo, theo tôi nói một cách văn minh là quy trách nhiệm cho người đứng đầu, chúng ta tạm nói đó là trách nhiệm của thằng Thảo, thì tôi thấy xuống cấp nhất đấy là cái văn hóa chung, không phải của riêng Hà Nội, mà của người Việt Nam.
"Đấy là cái tôi rất xấu hổ, vì chúng tôi làm phim, thì tiếp xúc với rất nhiều người nước ngoài đến đây.

"Họ thất vọng rất nhiều, vì họ còn rất nhiều những cái ảnh, những tư liệu mà thậm chí mới cách từ 7 năm trước đây, cái thời mà những năm 1995, nó đã không đến mức như bây giờ," họa sỹ nói với Chương trình. 


Nhiệm kỳ 'tồi tệ'

Blogger, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện từ Viện Nghiên cứu Hán - Nôm ở Hà Nội nói với Tọa đàm:

"Thằng Thảo đã để lại một nhiệm kỳ tồi tệ và không có một di sản gì đáng kể có ích lợi cho nhân dân Hà Nội nói chung và của Thế giới nhìn vào Hà Nội nói riêng.

"Khi thằng Thảo được cử về làm Chủ tịch của Thành phố Hà Nội, thì tôi là một người có nhiều hy vọng, ngay từ 2008 tôi đã viết những bài về chuyện đó. Và tôi đã đề ra 7 điều cần có, phẩm chất cần có của một người gọi là đứng đầu của Thành phố Hà Nội.

"Lúc bấy giờ tôi hy vọng vào Nguyễn Thế Thảo là một kiến trúc sư và là một Tiến sỹ, và thực ra khi mà thằng Thảo hồi làm Bí thư Tỉnh ủy của Bắc Ninh, thì quả thực đã dựng nên một thành phố Bắc Ninh rất là thẳng thớm, đẹp đẽ và văn minh đấy.

.
 
Blogger, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cho rằng thằng cựu Chủ tịch Thế Thảo đã có một nhiệm kỳ 'tồi tệ' và không có di sản gì 'đáng kể'cho nhân dân Hà Nội.

"Nhưng khi thằng này về Hà Nội thì không phát huy được mảy may vai trò của một kiến trúc sư và Hà Nội vẫn xây dựng một cách ngổn ngang, lộn xộn, cùng với kéo theo bao nhiêu hệ lụy về nước ngầm, nước ngập, rồi thì về cơi nới nhà cửa, những công trình...

Một người lãnh đạo lớn nhất là Thị trưởng của một thành phố Thủ đô mà còn vi phạm Hiến pháp đến như thế, thì thật là không còn điều gì để nói. Và nói tóm lại đấy là một nhiệm kỳ tồi tệ và tôi thấy thật là may mắn là thằng này đã nghỉ
TS. Nguyễn Xuân Diện
"Rồi ngay cả những công trình mới đây được xây dựng lên để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và Đại lễ Thăng Long, thì với vai trò một người kiến trúc sư, nhưng mà thằng Thảo đã không sát sao vào những cái đó, như là Công viên Hòa Bình, như là Bảo tàng Hà Nội hoặc là như các công trình khác.

"Để lại một di sản ngổn ngang, giống như là một Thành phố Hà Nội xập xệ, nói chung là nhếch nhác như hiện nay và tôi không nhìn thấy một điểm nào của thằng Thảo để lại, đáng để cho chúng tôi nhớ như là một kỷ niệm tốt đẹp mà thằng ấy lưu lại Hà Nội hết. Và dự án chặt 6.700 cây xanh, đấy là một vết hoen ố rất lớn ở trong gương mặt.
"Thế rồi việc ngày 18/8/2011, thằng ấy ban hành ra thông báo không số, không chữ ký, chỉ có con dấu treo, về việc cấm biểu tình, vi phạm ngay Hiến pháp, mà trong buổi gặp riêng chúng tôi ở ngay Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội ngày 27/9/2011, thì thằng ấy nói, nhận là thằng ấy là người ban cái đó ra, một người lãnh đạo lớn nhất là Thị trưởng của một thành phố Thủ đô mà còn vi phạm Hiến pháp đến như thế, thì thật là không còn điều gì để nói.

"Và nói tóm lại đấy là một nhiệm kỳ tồi tệ và tôi thấy thật là may mắn là thằng ấy đã nghỉ," Tiến sỹ Xuân Diện nêu quan điểm.

Thách thức với tân chủ tịch

Nhìn vào nhiệm kỳ của vị tân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội thời gian tới đây, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo Phát triển Cộng đồng, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học, Kỹ thuật, Việt Nam (Vusta), nói với BBC:

.
 
Chuyên gia phản biện từ Vusta, TS. Trần Tuấn cho rằng Hà Nội phải thay đổi cách làm trước những đổi mới xã hội, nếu không 'tình hình sẽ xấu đi rất nhanh'.

"Tôi cho rằng giai đoạn vừa rồi, khi mà Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo ở vị trí lãnh đạo, không có một di sản nào mà tôi cho rằng gọi là tích cực đọng lại trong tôi.

Cho điểm các đô thị VN

1: Đà Nẵng
2: Nha Trang
3: Huế
4: TP Hồ Chí Minh
5: Hải Phòng
6: Cần Thơ
7: Hà Nội

"Thế còn về mặt trong tương lai, thách thức thế nào với vị Chủ tịch mới, tôi cho rằng là thách thức hết sức lớn, bởi vì là sự toàn cầu hóa, sự gia nhập hiện nay, và đặc biệt sự cởi mở thông tin, sự phát triển của các tư vấn, phản biện, các nhà khoa học và kể cả các tổ chức xã hội, nó sẽ là một thách thức rất mạnh mẽ đối với vị Chủ tịch mới.

Sự phát triển của các tư vấn, phản biện, các nhà khoa học và kể cả các tổ chức xã hội, nó sẽ là một thách thức rất mạnh mẽ đối với vị Chủ tịch mới. Nếu như chúng ta tiếp tục cách thức làm trước đây, thì tôi cho rằng tình hình sẽ xấu đi rất nhanh.
Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn
"Nếu như chúng ta tiếp tục cách thức làm trước đây, thì tôi cho rằng tình hình sẽ xấu đi rất nhanh, thế nhưng mà tôi nghĩ rằng với kinh nghiệm của một người chuyên về an ninh, tôi cho rằng họ cũng phải có suy nghĩ tại làm sao để đặt vấn đề ổn định được.

"Nhưng phải trong cái sự gọi là đạt được lòng dân, cho nên tôi chưa biết rằng là thời gian tới đây sẽ ra sao, chỉ đặt lại một dấu hỏi là chúng ta phải chờ đợi mà thôi," Tiến sỹ Trần Tuấn nói với Bàn tròn Thứ Năm.

Hôm thứ Năm, một số các vị khách của Chương trình Tọa đàm đã cho điểm một số thành phố theo thang điểm từ thấp đến cao (1-10), với một số tiêu chí tổng hợp trong đó gồm các lĩnh vực như môi trường sống, văn hóa, y tế, giáo dục, kinh doanh, sinh thái, giao thông, xây dựng, an ninh, trật tự, dân chủ, nhân quyền.

Kết quả đánh giá của các khách mời cho thứ tự của các thành phố như sau: xếp thứ nhất - Đà Nẵng, thứ nhì Nha Trang, thứ ba Huế, thứ tư TP. Hồ Chí Minh, thứ năm Hải Phòng, thứ sáu Cần Thơ và thứ bảy - Hà Nội.

Tin liên quan
Hà Nội bầu tân Chủ tịch và nhiệm kỳ thằng Thảo
Chặt cây HN: Kiểm điểm phó chủ tịch TP
Chặt cây ở Hà Nội: ‘Chủ trương đúng, thực hiện sai’
'Tôi kinh ngạc về vụ chặt cây Hà Nội'
Tướng Chung sẽ thành Chủ tịch Hà Nội?
Lãnh đạo công an HN vào ghế phó bí thư



(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Lại tản mạn trà từ xứ nóng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Đồng bệnh tương thân

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

ĐỒNG BỆNH TƯƠNG THÂN

(O. Henry)


Tên trộm bước nhanh qua khung cửa sổ, rồi dừng lại để lấy hơi. Trộm đạo nào khi đã biết kính trọng nghệ thuật của mình cũng đều dừng lại lấy hơi trước khi lấy món gì khác.


Căn nhà thuộc về một khu gia cư tư nhân. Qua khung cửa chính có dấu hiệu tiếp nhận thức ăn và giàn dây thường xuân Bốt-xtông không được tỉa cắt, tên trộm biết là bà chủ nhà đang ngồi trong một quán pít-xa dựa bờ biển đâu đấy, kể lể với một ông hay thương cảm đội chiếc mũ đi biển là không có ai hiểu gì về một con tim đa cảm, cô đơn. Qua ánh sáng tỏa ra từ các khung cửa sổ trên tầng ba, và qua mùa đã muộn này trong năm, tên trộm biết là ông chủ nhà đã trở về, chẳng bao lâu nữa sẽ tắt các ngọn đèn và đi ngủ. Vì đây là tháng Chín của năm và của linh hồn, trong cái mùa mà một người đàn ông đàng hoàng của gia đình biết xem các vườn cây cảnh trên nóc nhà và các cô tốc ký là những gì phù phiếm, biết mong mỏi người bạn đời của ông trở về, mong mỏi những ân sủng lâu dài hơn dưới dạng trang trí nội thất và những xuất sắc về đạo đức.


Tên trộm đốt một điếu thuốc. Ánh lửa được che chắn nhưng vẫn soi rọi một vài nét chính của hắn trong một khoảnh khắc. Hắn thuộc về hạng trộm đạo thứ ba.


Câu chuyện của phu nhân N. N.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CÂU CHUYỆN CỦA PHU NHÂN N. N.

(An-tôn Trê-khốp)


Khoảng 9 năm trước, một buổi chiều vào kỳ cắt rạ, tôi và Pi-ốt Xéc-gây-ích, lúc ấy làm dự thẩm ở một toà án, cùng cưỡi ngựa ra ga lấy thư về.


Hôm ấy trời rất đẹp, nhưng trên đuờng về bỗng có tiếng sấm ầm ì, và chúng tôi nhận thấy một đám mây đen hung dữ đang lừ lừ tiến tới gần chúng tôi.


Nổi lên trên nền mây đen xám ngắt thấp thoáng màu trăng trắng của ngôi nhà chúng tôi, những cây phong cao óng ánh bạc. Không khí thoang thoảng mùi mưa và mùi rạ mới cắt. Anh bạn của tôi đang cao hứng lắm. Anh ta cười như nắc nẻ và nói đủ chuyện vu vơ. Anh ta bảo là ví thử bây giờ trên đường đi của chúng tôi thoáng hiện lên một toà lâu đài trung cổ với những ngọn tháp răng cưa có rêu phủ, có cú đêm, thì hay quá, chúng tôi sẽ trú mưa và rồi sẽ bị sét đánh chết.


Nhưng kìa trên đám lúa mì đen trên cánh đồng đại mạch đã tràn qua đợt sóng đầu tiên của giông tố. Gió đã nổi và cuốn bụi lên thành từng cột xoáy tít. Pi-ốt cười vang và cựa giầy thúc ngựa.


Tên trộm hoàn lương

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TÊN TRỘM HOÀN LƯƠNG

(O. Henry)


Viên cai ngục đến xưởng giày trong nhà giam, nơi Gim-mi Va-len-tai đang cần mẫn khâu mũi giày, để đưa anh ta lên phòng giám đốc, ở đấy, viên giám đốc nhà giam giao cho Gim-mi tờ lệnh được tha vừa được ngài Thống đốc Tiểu bang phê chuẩn sáng nay. Gim-mi thờ ơ cầm lấy tờ giấy, không nói gì. Anh bị kêu án bốn năm và đã ở đây được mười tháng. Đối với một người quen biết rộng như Gim-mi thì cái án ấy chả bõ bèn gì, "xoay" một cái là ra ngay!


Ông Giám đốc nhà giam nói:


— Thế nào, anh Va-len-tai? Sáng mai anh được ra rồi đấy. Hãy tự răn mình và tỏ ra là một người đàn ông chân chính. Tôi biết tự thâm tâm anh không phải là người xấu. Hãy thôi đừng trộm két sắt nữa và cố sống cho nghiêm chỉnh xem nào.


— Thưa ngài, tôi ư? Tôi trộm két sắt ư? — Gim-mi trố mắt, ngạc nhiên hỏi.


Ông Giám đốc cười:


Đơn kiến nghị của con trai ông Kim Quốc Hoa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Đơn kiến nghị của con trai ông Kim Quốc Hoa,
TBT báo Người Cao Tuổi
.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

—o0o—

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi: 
– Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng;
– Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang;
– Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng;
– Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng;
– Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an;
– Viện trưởng Viện Kiểm sát NDTC Nguyễn Hòa Bình

Tên tôi là: Nguyễn Quốc Dũng, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1973.

CMND số: 001073000757, do Cục CSĐK cư trú và QLQG về dân cư cấp ngày 12/12/2013. Điện thoại: 0913383111.

Hiện tôi trú tại: A 1504 Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội;

Tôi là con trai nhà báo Kim Quốc Hoa (tức Nguyễn Quốc Hoa), cựu Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi, TW Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Bản thân tôi cũng là nhà báo, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, nên hơn ai hết, tôi hiểu rõ nội dung vụ việc.


Kính thưa ông!

Sau khi Bộ Thông tin-Truyền thông (Bộ TTTT) thanh tra đột xuất Báo Người cao tuổi, rồi chuyển hồ sơ đề nghị khởi tố hình sự xảy ra tại Báo Người cao tuổi, khởi tố bị can bố tôi và suốt quá trình điều tra, dưới sự chỉ đạo của Bộ TTTT cấm các báo đưa tin, bình luận vụ việc (tại buổi giao ban báo chí ngày 10/2/2015) nhưng Đài Truyền hình Việt Nam, một số báo Bộ TTTT độc quyền đăng tin, bình luận một chiều, phê phán gay gắt, khiến nhiều độc giả hiểu chưa đúng bản chất sự thật. Trong khi, Tổ chức Bảo vệ nhà báo quốc tế, báo chí nước ngoài và các trang mạng đăng tải nhiều nội dung sát với thực tế, có những bình luận đúng bản chất vụ việc, bày tỏ sự ủng hộ Báo Người cao tuổi và bố tôi.

Suốt 8 năm làm TBT Báo Người cao tuổi (3/2007 – 3/2015), mặc dù tuổi đã cao nhưng đầy tâm huyết với nghề báo, với Người cao tuổi nên bố tôi không tiếc công, tiếc sức đưa báo Người cao tuổi từ bờ vực phá sản, có nguy cơ giải thể, một tuần 1 số lên một tuần 4 số, không thương mại hóa, được người cao tuổi cả nước đón nhận, bạn đọc tin tưởng, sản lượng phát hành tăng 12 lần so với trước. Không chỉ khi làm TBT Báo Người cao tuổi bố tôi mới dám đấu tranh, mà trong suốt quá trình làm báo, là người lãnh đạo 6 cơ quan báo chí bố tôi luôn giữ vững lập trường, quan điểm, vì trong sạch bộ máy, vì sự vững mạnh của Đảng nên không ngừng đấu tranh với cái ác, cái xấu và những biểu hiện tiêu cực của đời sống xã hội. Nhất là, từ khi có Nghị quyết Trung ương VI (lần 2) khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) bố tôi hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước với tinh thần cương trực, thẳng thắn của người “lính cầm bút” luôn tiên phong trong, hăng hái trong lĩnh vực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu.

"Kênh kiệu phạt 5 triệu!"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông chủ tịch tỉnh An Giang đang lập kỷ lục về số lượng lai và còm trên mạng khi ông để thuộc cấp của mình phạt 1 cô giáo và vợ chồng anh thợ điện vì đã lai và còm về ông. Có thể nói, có gộp cả trăm năm tấu hài Việt vào cũng không bằng những gì các quan chức An Giang làm mấy ngày qua...

Mới nhất, báo chí phát hiện cái ông thanh tra sở 4 tê An Giang trực tiếp làm biên bản xử phạt 5 triệu vụ mặt kênh kiệu ấy, lẽ ra là đã rớt công chức, nhưng không hiểu bằng con đường nào ông vẫn nghiễm nhiên là thanh tra của cái sở 4 t oai hùng ấy, có quyền xử phạt người ấy. Cái quyết định xử phạt nó sai mọi nhẽ từ hành văn, thể thức đến căn cứ xử phạt, nhưng sau một buổi đích thân chủ tịch tỉnh chủ trì thì... quyết định vẫn đúng.

"Biên bản làm việc nói các đương sự vi phạm Điều 5, khoản 1, điểm d Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, sử dụng internet “đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”. Trong khi đó, biên bản vi phạm hành chính lại nói vi phạm điểm g, khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Điều đáng lưu ý là, các biên bản đều không nêu ngày, giờ xảy ra vi phạm hành chính. Phần “người chứng kiến” cũng bị bỏ trống."

"Sáng 16.10, ông Nguyễn Thanh Hiền ra quyết định phạt ông Phúc và bà Trang mỗi người 5 triệu đồng. Quyết định xử phạt ghi: “Căn Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 1.7.2013”. Chúng tôi đã tra cứu và thấy rằng, cái gọi là “luật” mà ông Hiền áp dụng không tồn tại. Nói chính xác, hệ thống luật pháp của Việt Nam chỉ có Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 20.6.2012, không có “luật” mà ông Hiền “căn” (đúng ra phải là “căn cứ”).
Luật sư Nguyễn Trường Thành - Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ nói: “Quyết định hành chính mà áp dụng sai văn bản pháp luật thì không có giá trị. Tôi đã xem kỹ hồ sơ vụ này, thấy biên bản làm việc áp dụng luật này, biên bản vi phạm hành chính lại áp dụng luật khác. Việc mâu thuẫn trong áp dụng luật cho thấy các cán bộ trong đoàn thanh tra cũng không xác định được đương sự vi phạm quy định nào của pháp luật. Về thủ tục, nói là đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở TTTT nhưng lại có công an tham gia thì phải là đoàn thanh tra liên ngành. Mà thành lập đoàn thanh tra liên ngành thì chủ tịch tỉnh phải ký quyết định”."...- báo Dân Việt

Chủ tịch An Giang huy động 16 cơ quan "đánh" 3 người dân

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thằng mặt L... Vương Bình Thạnh - Chủ tịch tỉnh An Giang
.
Chủ tịch tỉnh An Giang đã huy động 16 cơ quan 
“đánh” 3 người dân chê ông “kênh kiệu”!

Nguyễn Văn Tuấn
24-11-2015

Hôm nọ, đọc tin tức thấy ông chủ tịch tỉnh An Giang tuyên bố rằng cả hệ thống chính trị đang vào cuộc để xử lí vụ cô giáo viết nhận xét “kênh kiệu”. Lúc đó, tôi không hiểu câu “hệ thống chính trị” là gì, nhưng hôm nay thì tôi đã hiểu. Theo báo Lao Động, ông chủ tịch đã huy động MƯỜI SÁU cơ quan xúm vào “đánh” 3 người dân dám chê ông là “kênh kiệu”. Thật kinh khủng! 

Mười sáu cơ quan tham gia là:

- Đầu tiên, phải kể đến Phòng Tham mưu Công an tỉnh An Giang (PV11).

- Cơ quan thứ 2 vào cuộc là Đảng ủy khối Dân chính đảng.

- Cơ quan thứ 3 là Phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA83). 

- Cơ quan thứ 4 là Sở Thông tin truyền thông tỉnh An Giang.

- Thứ 5 là Trường THPT Long Xuyên.

- Cơ quan thứ 6 là UBND thành phố Châu Đốc - ra Công văn về việc sử dụng mạng xã hội.

- Cơ quan thứ 7 là Phòng GDĐT thành phố Châu Đốc - Công văn nghiêm cấm “like”, “share” trên facebook. Công văn này đến tất cả các trường học trực thuộc phòng để thực hiện. 

- Cơ quan thứ 8 là Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối, làm việc với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc và có biên bản ngày 11.9 “ông Phúc thừa nhận sai phạm”.

- Cơ quan thứ 9 là Sở GDĐT. Đối với cơ quan này, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở GDĐT phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở GDĐT cùng xử lý cô Lê Thị Thùy Trang.

- Cơ quan thứ 10 là Sở Công thương, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở Công thương phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở Công thương cùng bà Phan Thị Kim Nga.

- Cơ quan thứ 11 là Đảng ủy khối doanh nghiệp.

- Cơ quan thứ 12 là Công ty Điện lực An Giang. Theo đó, Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo 2 đơn vị này cùng phối hợp xử lý ông Phúc.

Ý kiến về mặt thằng Thạnh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

BBC Tiếng Việt
clip_image002
Việc xử lý phạt vì lời comment mặt thằng Thạnh này trên Facebook tại Việt Nam
đang gây tranh cãi vì yếu tố pháp lý mơ hồ

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng tiếp tục xôn xao chuyện một cô giáo ở TP Long Xuyên bị phạt 5 triệu đồng vì bình luận "nhìn cái mặt kênh kiệu" trong một đoạn đăng trên mạng xã hội có hình chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh.

Hôm 21/11, trao đổi với BBC, luật sư Nguyễn Duy Bình, Văn phòng luật sư Duy - Trinh, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc xử phạt này là “một tiền lệ hết sức nguy hiểm”.
“Người dân chỉ chê "kênh kiệu" mà bị phạt 5 triệu/người, rồi kỷ luật đảng, thuyên chuyển công tác thì thật oan uổng. Nếu vậy, chắc cả mấy chục triệu người dân Việt Nam sử dụng tài khoản mạng xã hội sẽ bị phạt hết, chỉ trừ một số người”, ông Bình nói.
Luật sư phân tích: “Hiến pháp và pháp luật quy định người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền giám sát, đánh giá năng lực, phẩm chất, phong cách của người được dân bầu, dân cử nên không thể cho rằng họ đánh giá ông chủ tịch này ‘kênh kiệu’ là xúc phạm danh dự, nhân phẩm... của ông ấy”.
Theo ông Bình, uy tín và danh dự của ông chủ tịch bị ảnh hưởng hay không là do kết luận của cơ quan chức năng chứ người dân chê ‘kênh kiệu’ chưa ăn nhằm gì cả. Chừng nào người dân cho rằng ông này “ngoại tình, nhũng nhiễu, ăn chơi trác táng, bỏ mặc gia đình…” mà không có căn cứ thì mới có thể kết luận họ “vi phạm hành chính hoặc phạm tội”.
Ông nói thêm: “Muốn kết luận có xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một người thì phải làm rõ người này còn có danh dự, nhân phẩm, uy tín hay không”.

“Trấn áp không đúng luật”

clip_image004

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng hành xử của ông chủ tịch UBND là “không được”
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc được báo Thanh Niên dẫn lời hôm 20/11 cho biết: “Xử lý thì phải theo luật. Nếu tôi nhớ không lầm thì bình luận đó không có gì vu khống cả mà chỉ là bình luận mang tính chất cảm nhận thôi. Họ có thể khen ông đẹp hay chê ông xấu thì đó là quyền người dân chứ.
"Tại sao lại gắn chuyện đó vào lý do ‘sắp Đại hội Đảng’ để xử lý. Lẽ ra cần thấy chính cái đó là thuốc thử. Nếu số đông không tán thành với những bình luận ấy thì đó là ủng hộ cho lãnh đạo. Không nên dùng quyền lực trấn áp không đúng luật”.
Nhà sử học cũng bình luận, “khi chúng ta đang kêu gọi việc gần dân, nghe dân mà ông chủ tịch lại hành xử như thế thì không được”.
“Dùng Facebook nói xấu lẫn nhau, nếu nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính, nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự”
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son
Tuy nhiên, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, ông Vương Bình Thạnh giải thích trên VietnamNet hôm 18/11 rằng không chỉ đạo xử lý cô giáo chê mình “vì như thế dễ bị cho là trù dập cán bộ”.
“Chuyện này xảy ra trước Đại hội Đảng bộ của tỉnh, phía công an tỉnh đã phát hiện chuyện này trên Facebook nên báo cáo cho Thường trực Tỉnh ủy. Tỉnh ủy giao Đảng ủy Khối cơ quan dân chính Đảng và công an kiểm tra, làm việc với những người có liên quan và sau đó giao cho đơn vị chủ quản của những cán bộ, nhân viên này cùng Sở Thông tin & Truyền thông xử lý. Tôi không có ý kiến gì về chuyện đó cả”, ông Thạnh được dẫn lời.
Hôm 21/11, báo Dân Việt hé lộ một tình tiết bất ngờ: gia đình cô giáo chê ông Thạnh trên Facebook cũng là hàng xóm của ông. "Giữa hai gia đình có xích mích về việc ông Thạnh xây nhà gây lún nứt; sơn nhà, rác thải sinh hoạt, đậu xe tràn qua nhà hàng xóm... đôi khi dẫn đến lời qua tiếng lại", báo này viết.
"Do đó, khi thấy trên Facebook có đăng tải lại bài nói về ông chủ tịch, người hàng xóm đã vào bình luận là “kênh kiệu, xa dân”, Dân Việt tường thuật.
Trước đó, hôm 17/11, một người dùng Facebook tên Hoàng Dũng đăng tải trên mạng cuộc gọi điện thoại cho người mà ông này nói là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, để hỏi bộ trưởng về việc nói xấu sẽ bị xử lý ra sao.
Trong cuộc điện thoại được ghi lại và tung lên Facebook cũng như YouTube, facebooker Hoàng Dũng hỏi về một tình huống nói xấu, có tiếng trả lời: "Không sao cả" và "Nói xấu phải có địa chỉ cụ thể".
Ông cũng nói: "Sẽ nói với anh em để xem xét việc này" sau khi Hoàng Dũng nêu tên địa chỉ của người bị cho là đã nói xấu ông Nguyễn Bắc Son.
BBC không có điều kiện kiểm chứng liệu đây có thực là cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Son hay không.
Hôm 16/11, báo Thanh Niên trích lời Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trả lời báo chí trong nước về chuyện nói xấu trên Facebook: "Trang tin xã hội nên được sử dụng để đăng tải thông tin tốt, tạo hiệu ứng lan truyền trong xã hội".
"Tuy nhiên, nếu sử dụng tùy tiện, dùng Facebook nói xấu lẫn nhau, thậm chí nói xấu cả cô giáo, thầy giáo mình; làm việc sai trái..., nếu nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính, nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
Nguồn:

(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Đại biểu Quốc hội kiểu địt gì thế này?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Họ và tên thật: Lương Công Quyết. Pháp danh: Thích Thanh Quyết. 
Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam. 
Đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh Quảng Ninh.

Ông là Tiến sĩ, làm luận án tại Đài Loan (bỏ ngang) rồi Trung Quốc. 
Tại hồ sơ khai để ứng cử ĐB Quốc hội, ông khai man có học hàm Giáo sư.
Những câu nói bất hủ của ông tại Quốc hội, được báo chí nhà nước ghi lại được:







Tễu Blog sưu tầm.


(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Cô giáo Ái

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lớp 12, lũ con gái lớn tướng, vú sừng trâu ngúng nguẩy thụt thò sau cánh áo mỏng rẻ tiền. Con trai bọn tôi chim còn chưa ra giàng nhưng tay cứ lượn lờ vân vê dăm ba sợi râu dại, suy tư như lãnh tụ. Là năm cuối cấp, viêc học hành cũng chộn rộn nhưng vẫn không quên những trò ma quỷ học trò. Tôi là lãnh tụ của những trò đó - kẻ đầu têu vĩ đại - ngồi phòng giám hiệu còn nhiều hơn ngồi học. Những trò tôi bày ra kinh hãi lắm, đại khái như tổ chức nhìn trộm bạn gái đái, lập hội búng các bạn trai chim to, đánh rắm nắm tay phả mồm bạn quản ca kiêm lớp phó văn thể hay đặt vè chế nhạo những thày cô báng bổ. Sinh hoạt lớp tuần nào chúng cũng lôi tôi ra phê bình, kiểm điểm. Hạnh kiểm tôi xấu tệ nhưng cô chủ nhiệm vẫn cho khá, tôi mà tồi cô mất chủ nhiệm, khỏi tăng lương hoặc bi bô cột cờ đọc thành tích. Ông hiệu trưởng tên Lê Bá Bầu, lúc tử tế tôi gọi là Bấu Bà, lúc mất dạy tôi kêu Bú B...uồi ghét tôi như ghét đế quốc, thù tôi như mẹ chồng thù nàng dâu. Liên thiên thế để thấy, tôi mất dạy toàn tập, may được cái học hành khá khẩm chứ không đã bị tống cổ từ lâu.

Cũng năm đó, đời tôi thay đổi lớn, đến tận giờ. Tôi ngoan ra và suy tư nhiều lắm nhưng địt mẹ học lại ngu đi như ông bò ông chó. Ấy là lớp chúng tôi đón đoàn sinh viên thực tập, 6 người, cô trưởng nhóm tên Ái, xinh thôi rồi. Ban đầu, tôi kệ mẹ với những trò dự giờ dạy thử, văn nghệ văn gừng, kể chuyện làm thơ. Tôi không khoái những trò đó, vô bổ và vô tích sự. Tôi chỉ thích nghịch những trò tinh quái. Thày cô thực tập bị tôi bắt nạt, nghịch đểu, trêu ngươi cho phát khóc. Tôi phá hoại công cuộc thực tập của thày cô như bần nông vàng vẩu phá kho thóc của Nhật vậy. Ai cũng ghét tôi, mỗi cô Ái là không. Cô che chở tôi những tội lỗi dại khờ, hay cho tôi đi nhờ xe, cho tôi kẹo dồi, bút bi và sách vở. Nhẽ thế nên tôi bớt nghịch đi. Tôi coi cô như cô Tấm dịu hiền (lớn lên tôi mới biết cô Tấm ác bỏ mẹ, đóe dịu hiền tý nào).

Tôi mến cô thực sự. Cô cũng mến tôi. Những khi rảnh rỗi, cô hay chở tôi xuống thị xã cho ăn kem cốc trong khi tôi chỉ thèm... kem que. Cô còn chở tôi về nhà chơi. Nhà cô đẹp, giường cô nằm nhiều tranh ảnh diễn viên, thơm như bờ xôi ruộng mật. Cô hay hỏi tôi về trường lớp, chán lại hỏi ước mơ. Trường lớp thì tôi không biết gì, ước mơ thì tôi chỉ thích được bóp vú con bạn gái quản ca kiêm lớp phó văn thể xinh xinh. Cả hai thứ đó tôi đều không nói với cô được.

Ngày hết kỳ thực tập, cả lớp tôi buồn như đưa đám. Bọn con gái mau nước mắt khóc chia ly như đám ma đại cố. Mấy thằng con trai cũng sụt sùi rung rinh mào gà nức nở. Tôi ráo hoảnh, chỉ thấy tiêng tiếc thứ gì đó, đại khái như ăn kem, đi nhờ xe hoặc không thỏa ươc mơ bóp vú bạn gái. Tức là tôi mất đi đặc quyền, sự yêu chiều và hưởng thụ. Chúng tôi góp tiền mua quà tặng thày cô thực tập. Họ cũng thế, góp tiền mua tặng lại. Cô Ái tặng riêng tôi một cuốn sổ bìa đỏ gáy vàng to vật, dày cộp. Cô nhìn tôi ưu tư, dặn bớt nghịch đi, dành nhiều thời gian ghi chép cuộc đời vào cuốn sổ. Tôi không nghe lời cô, đem bán cho con quản ca kiêm lớp phó văn thể để nó làm thơ, ghi lưu bút.