CÁ CHẾT - CHÙM TRANH BIẾM HỌA CƯỜI RA NƯỚC MẮT

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Biếm họa Tuổi Trẻ Cười: Vì sao cá chết? 

Tuổi trẻ
29/04/2016 15:45 GMT+7


TTO - Mời bạn đọc xem các tranh biếm được sáng tác qua lăng kính và nét vẽ của các họa sĩ, cộng tác viên báo Tuổi Trẻ Cười. 


Tranh: DAD


Tranh: Trần Hữu Tài.


Tranh: LAP


Tranh: LAP


Tranh: LAP


Tranh: LAP

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Coi thường nhân dân đến thế là cùng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mẹ Nấm

Buổi họp báo mà toàn dân mong đợi bắt đầu trễ 40 phút và kết thúc sau 5 phút bắt đầu. Tân bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Trần Hồng Hà cáo bận dù thông báo trước đó buổi họp do ông này chủ trì.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Võ Tuấn Nhân xuất hiện đọc vài lời đã được soạn sẵn trong văn bản và đứng lên ra về.

Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung được tóm gọn trong vài dòng rối rắm, và kết luận ở nguyên nhân:

1. Do tác động của các độc tố hoá học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển

2. Do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thuỷ triều đỏ.

Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt.

Qua số liệu quan trắc và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt chuẩn quy định.

clip_image004

Ảnh văn bản

Trách nhiệm và năng lực của chính phủ đã thể hiện quá rõ ràng qua buổi họp báo công bố nguyên nhân liên quan đến thảm hoạ môi trường.

Các bạn lựa chọn đi,

Hoặc im lặng và hoang mang sống trong sợ hãi!

Hoặc lên tiếng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc ứng phó thảm hoạ vừa qua!

Các nhà báo hãy truy cho đến cùng các thông số quan trắc và trách nhiệm của các bộ ngành như Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn...

Mất hơn 3 tiếng để đại diện 7 bộ họp kín và kết quả là một cuộc họp báo ngắn ngủi trong 5 phút!

Coi thường dư luận, coi thường nhân dân đến thế là cùng!

Đây là lúc chính chúng ta - người dân, phải lựa chọn!

M.N

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/04/coi-thuong-nhan-dan-en-la-cung.html#more

***

CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA?


Manh Kim

Báo Tuổi Trẻ cho biết “cuộc họp báo kỳ quặc” chóng vánh lúc 8 giờ tối nay với chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân “đã kết thúc ngay sau phát biểu của ông Nhân khiến đại diện các cơ quan báo chí tham dự cuộc họp báo phẫn nộ... Không cơ quan báo chí nào được đặt phép câu hỏi…”. Ông Nhân nói rằng "hiện chưa thấy mối liên hệ với hoạt động của Formosa và các công ty trong khu vực với tình trạng cá chết hàng loạt này". Thật không thể tưởng tượng nổi!

TUYÊN BỐ VỀ TỘI ÁC ĐẦU ĐỘC BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Vụ nước biển miền Trung bị nhiễm độc nặng nề, mà chứng cứ là hàng chục tấn cá biển lớn nhỏ chết giạt vào bờ từ đầu tháng 4/2016 vẫn tiếp tục đến hôm nay, lan từ Hà Tĩnh, vào Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên - Huế,… đã gây ra sự phẫn nộ chưa từng có trong toàn thể nhân dân Việt Nam.

Đại hoạ thảm khốc trên không chỉ hủy hoại ngư trường của hàng vạn người dân ven biển miền Trung, hủy hoại môi sinh ven bờ, gây ra tình trạng lan tràn thực phẩm độc hại cho các vùng khác, mà còn gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với các ngành kinh tế khác của Việt Nam như dịch vụ nghề cá, sản xuất muối, nuôi trồng thủy hải sản ven sông biển, du lịch, các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng ven biển…

Tình trạng ô nhiễm biển nặng nề như trên không chỉ gây hậu quả xấu đối với kinh tế biển Việt Nam mà chắc chắn sẽ lan sang một số nước khác trong khu vực.

Đây là một tội ác hủy hoại môi trường sinh thái và diệt chủng tiềm tàng. Trước mắt là cá và các loài thủy hải sản chết hàng loạt, và đã có người chết; sau đó sẽ gây ra bệnh tật nguy hiểm cho con người và các vật nuôi như đã từng xảy ra ở một số nơi trên thế giới trước đây cùng nhiều hệ lụy chưa thể lường hết được.

Cho đến hôm nay, mặc dù được một số thế lực bao che và tìm cách hoãn binh để phi tang, nhiều bằng chứng đã chỉ ra nghi phạm số một của vụ đầu độc biển Vũng Áng: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã xả số lượng lớn chất cực độc ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải.

Vụ Formosa càng bộc lộ rõ hơn sự vô trách nhiệm, vô cảm và bất chấp lợi ích quốc gia, cuộc sống của người dân, cũng như bất lực của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một đại nạn quy mô lớn của quốc gia, khi vụ việc được người dân phát hiện gần một tháng mới có sự khởi động điều tra. Sự chậm trễ ấy rất nhiều khả năng đã tạo điều kiện cho nghi can có thì giờ xoá tang tích để thoát tội.

Người dân càng phẫn nộ trước phát ngôn hàm ý bao che cho nghi phạm, đánh lừa, xoa dịu dư luận của một số quan chức cấp bộ và tỉnh, trước hành vi hết sức khó hiểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản – tổ chức tự cho mình độc quyền lãnh đạo toàn diện quốc gia – đã đến thăm nghi can số một, thay vì thăm hỏi người dân bị nạn, đúng vào thời điểm mọi mũi dùi công luận chĩa hết vào nghi can ấy.

Không thể không nhắc đến những ưu đãi khác thường mà lãnh đạo Hà Tĩnh và trung ương đã dễ dãi cấp cho Formosa Hà Tĩnh, từ thời hạn sử dụng dài hết mức (70 năm) đối với một diện tích đất đai rộng lớn tại một vị trí xung yếu về quốc phòng, đến những lỏng lẻo trong quản lý, như về lao động (với số lượng lớn lao động đơn giản China Đại lục không có giấy phép lao động), về thuế, về kiểm soát nước thải (hoàn toàn lệ thuộc công ty). Những người có quyền quản trị quốc gia đã cho phép Formosa Hà Tĩnh được hoạt động như một đặc khu, các cơ quan chức năng của Việt Nam không dễ gì được vào để kiểm tra kiểm soát về an toàn môi trường cũng như mọi hoạt động của nó, như thực tế đã cho thấy trong vụ cá chết vừa qua.

Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Vedan, Formosa,..)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image002

Tổng Giám đốc Vedan tiếp tác giả (trái)

Lê Phú Khải

Thưa tân Thủ Tướng,

Vụ cá chết đồng loạt ở ven các tỉnh miền Trung đang chấn động dư luận cả nước. Từ 4000 năm dựng nước đến nay, sử sách nước ta chưa hề có sự cố này. Tôi xem truyền hình, thấy một vị quan chức lớn tiếng bênh vực cho các đơn vị công nghiệp ở Vũng Áng là các cống nước thải ra biển có trong thiết kế và đã được xét duyệt. Báo chí đã đưa tin thì phải đưa lại! Thật là lố bịch đến bất lương khi vị quan chức này lớn tiếng bênh vực cho các cống nước thải đã có trong thiết kế và đã được thi công!

Vấn đề ở đây là các công trình xử lý nước thải ra biển đó có được vận hành hay không? Hay chỉ là thiết kế và xây dựng để làm cảnh, để trình diễn mà thôi!

Tôi là một nhà báo, xin cung cấp thông tin để Thủ tướng biết sự kiện xương máu bột ngọt Vedan đã giết sông Thị Vải bằng nước thải.

Cách đây gần 10 năm, tôi được Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam là Tiến sĩ Phạm Văn Biên mời ăn tiệc. Trong bữa tiệc đó có Tổng Giám đốc bột ngọt Vedan dự. Nguyên do quan hệ là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giúp nông dân Sông Bé kỹ thuật trồng khoai mì cung cấp cho Vedan làm bột ngọt. Sau bữa tiệc đó ít lâu, tôi được Tổng Giám đốc Vedan mời đi tham quan cơ sở của Vedan. Thân chinh Tổng Giám đốc lái xe đưa tôi đi trong khuôn viên rất rộng của nhà máy để xem hệ thống xử lý nước thải rất hiện đại của Vedan. Thậm chí còn xem cả ao nước thải sau xử lý nuôi được cá!

Sau buổi đi đó, tôi không viết một chữ nào về hệ thống xử lý nước thải này, chỉ chụp rất nhiều ảnh … để hôm nay gửi kèm thư này đến Thủ tướng.

Tôi biết thừa, họ chỉ xây hệ thống xử lý nước thải để làm cảnh, để trình diễn khi có nhà báo, có cơ quan chức năng đến “kiểm tra”. Khi khách về, họ không bao giờ vận hành cả. Sau đó, thì vỡ lỡ vụ Vedan giết sông Thị Vải bằng nước thải công nghiệp, tai tiếng cả nước, đau đớn cả nước.

Thưa Thủ tướng,

Các công trình xử lý nước thải, bảo vệ môi trường ở Vũng Áng hôm nay có thể cũng rứa! Chức năng của cơ quan có trách nhiệm là kiểm tra. Nếu vì yếu tố nước ngoài mà nhà máy của họ xây dựng trên đất nước ta, chính quyền của ta lại không được phép kiểm tra thì coi như ta đã mất nước rồi!

Tôi trân trọng gửi đến Thủ tướng những bức hình hệ thống xử lý nước thải ở Vedan rất hiện đại nhưng không bao giờ vận hành, nên con sông có cái tên thơ mộng là Thị Vải mới bị giết chết.

TS. Lê Đăng Doanh lên tiếng về phát ngôn của Formosa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Về phát ngôn"chọn nhà máy thép hay tôm cá":
TS Lê Đăng Doanh: "Đây là tuyên bố đầy thách thức và xúc phạm"

Dân trí
Thứ Ba, 26/04/2016 - 06:00

Như Dân trí đã dẫn tin, hôm qua (25/4), ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi trả lời báo chí về hiện tượng không có sinh vật biển: tôm, cá... sống xung quanh khu vực xả thải nhà máy này đã nói rằng: "Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại". Một số chuyên gia kinh tế (CGKT) Việt Nam tỏ ý sửng sốt về phát ngôn này.

>> Đại diện Formosa: Muốn bắt cá, bắt tôm hay xây nhà máy thép hiện đại
>> Một thợ lặn ở Formosa tử vong chưa rõ nguyên nhân
>> Vụ cá chết hàng loạt tại biển Vũng Áng: Xét nghiệm nước xả thải của Formosa

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh:""Đây là tuyên bố đầy thách thức và xúc phạm"

TS Lê Đăng Doanh:"Không thể chấp nhận được"!

Trả lời Dân trí về phát ngôn trên của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: "Đây là tuyên bố đầy thách thức và xúc phạm".

"Tôi phản đối tuyên bố đầy thách thức và có tính chất đầy xúc phạm đến đất nước Việt Nam của vị giám đốc doanh nghiệp trên. Dù chúng ta chưa có kết luận chính xác vụ việc, nhưng việc một doanh nghiệp tuyên bố như vậy không thể chấp nhận được. Chúng ta cho phép Formosa đầu tư nhưng cũng yêu cầu họ phải đảm bảo các điều kiện sống cho tự nhiên, cho thế hệ mai sau", ông nói.

Theo TS Lê Đăng Doanh, "Chúng ta không thể có lựa chọn hy sinh tài nguyên môi trường, đó là sự vi phạm công ước quốc tế về môi trường". Vị CGKT này còn đề nghị các cơ quan có trách nhiệm như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường kiểm tra các giấy phép nhập khẩu các loại chất độc và cực độc; giấy chứng nhận đầu tư, các cam kết về môi trường... của công ty này.

"Dù chưa xác định chính xác nguyên nhân, nhưng tuyên bố này là thái độ bàng quan trước vấn nạn của một đất nước. Thái độ thách thức của nhà đầu tư đối với người Việt Nam là không thích hợp. Tôi được biết, trước đó, Formosa đã nhập một lượng lớn các chất độc, cực độc về Việt Nam để súc rửa đường ống. Chúng ta phải yêu cầu họ báo cáo số chất đó đi đâu? Ai cho phép họ nhập về?", ông nêu câu hỏi.

Vũng Áng là “lãnh thổ” của Trung Quốc?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thùy Linh

Một khu công nghiệp nằm trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”. Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền Trung?

Cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ do ngộ độc, cả ngư dân và người lái buôn tại các tỉnh miền Trung chỉ biết “ôm nhau khóc ròng” vì không ai dám mua cá, bán không được mà ăn cũng không xong do độc tố quá cao. Con đường sống của người dân dường như đi vào ngõ cụt bởi hành động hủy hoại môi trường vô tội vạ của các nhà đầu tư tại KCN này.

Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” - như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.

Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”.

clip_image001

Ảnh chụp Google Earth thời điểm ngày 19/4/2015 ở độ cao 698m cho thấy, kênh nước thải chảy thẳng ra biển từ khu gang thép Formosa Vũng Áng (Ảnh FB Hào Song Trần)

clip_image003

Ảnh chụp Google Earth thời điểm ngày 19/4/2015 ở độ cao 3.38km (Ảnh FB Hào Song Trần)

clip_image005

Hình ảnh Google Earth thời điểm ngày 19/08/2015 ở độ cao >3km dễ dàng nhìn thấy nước thải xả thẳng ra biển từ các kênh lộ thiên (thời điểm đường hầm chưa xây xong). (Ảnh FB Hào Song Trần)

Pháp luật quy định rõ, bất kỳ cá nhân nào hoạt động trên đất Việt Nam cũng phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Thế nhưng, một doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và đầu tư trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải, hủy hoại môi trường sinh thái như thế mà đoàn cán bộ lại không thể vào kiểm tra? Tại sao ngay trên lãnh thổ Việt Nam lại có cứ điểm nước ngoài “không thể xâm phạm” như thế? Ai đã đặt ra “luật rừng” là phải có chỉ đạo của Thủ tướng mới được tiến hành kiểm tra Vũng Áng?

Thư giãn cuối tuần: MỘT SỐ ĐỀ TÀI TIẾN SĨ ĐANG CHỜ CÁC BẠN

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Danh sách đề tài luận án tiến sĩ “không thể tin nổi” 
ở Việt Nam 

Bùi Hải
Thế giới danh nhân
Thứ Sáu, 08:44 22/04/2016
Trên tinh thần thừa thắng xông lên: Người người tiến sĩ, nhà nhà tiến sĩ, phổ cập tiến sĩ toàn lãnh thổ ấy, tôi xin cống hiến cho xã hội một số gợi ý rất thiết thực về đề tài để Quý vị có thể bảo vệ thành công một luận án tiến sĩ để đời:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ địa Ngọc Trinh: Bằng chứng khoa học về vòng eo thực sự của Ngọc Trinh không phải là 56cm mà là 57cm.
2. Bàn về tâm thức dân gian và sự nhầm lẫn về văn hóa: Alibaba không gặp 40 tên cướp. Chính 40 tên cướp đã gặp Alibaba.
3. Từ thái độ của chủ quán cà phê Xin chào bị khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh:Tìm hiểu về sức mạnh công quyền và kỹ năng biết sợ cho những người muốn làm ăn trong thế kỷ 21.
4. Tại sao Thạch Sanh ngày càng hiếm mà Lý Thông ngày càng nhiều? Đề xuất cơ chế y học ghép tạng và nhân bản Thạch Sanh.

PGS.TS Phương Hoa: Tôi không bỏ 22 triệu để mua danh hão!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

GS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Nộp tiền để UNESCO vinh danh: 
'Tôi không bỏ 22 triệu mua danh hão' 

PGS TS Nguyễn Thị Phương Hoa 
Thứ Năm, ngày 21/04/2016 13:58 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Sau khi Dân Việt đăng bài “Nộp 22 triệu để UNESCO Việt Nam vinh danh?”, chúng tôi đã nhận được phản ánh của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa – ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội liên quan đến sự việc này.

Nộp 22 triệu để UNESCO Việt Nam vinh danh?
.PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết, bà cũng nhận được số điện thoại của một thành viên trong Ban tổ chức vinh danh thông báo đã được đưa vào top 200 người xuất sắc. 

“Cũng như PGS.TS Hoàng Đình Chiến và TS Nguyễn Thúy Nga, tôi nhận được điện thoại từ Ban tổ chức chương trình này cho biết đã có tên trong danh sách vinh danh. Họ đề nghị tôi cho xin email để gửi thông tin. Điều rất vô lý là Ban tổ chức thông báo tôi được đề cử vinh danh nhưng tôi hỏi cá nhân nào hay tổ chức nào đề cử tôi thì không biết; thậm chí đã đưa tên tôi vào danh sách được vinh danh rồi mà còn yêu cầu tôi gửi bản kê khai thành tích. Không biết thành tích của tôi thì làm sao lại đi vinh danh?

   
Giấy mời do PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa cung cấp

Nhận được email, chưa hết ngạc nhiên về việc mình có tên trong các tổ chức để vinh danh thì tôi phát bực vì Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đề nghị tôi sẽ nộp cho chương trình 22 triệu để được lên sóng truyền hình cùng các vị nguyên là lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong các file đính kèm. Vì thế, tôi không hồi đáp.

Hôm sau, lại có người xưng danh của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam gọi điện hỏi tôi đã nhận được email chưa? Tôi trả lời đã nhận được nhưng tôi không phải người đi mua danh hão. Nói xong, tôi tắt máy.

Tôi cho rằng đây là trò lừa đảo, đánh vào thói háo danh, thích danh hão của người Việt Nam, cũng giống như việc nộp 1.000 USD để được có tên vào danh sách “1.000 danh nhân tiêu biểu thế giới”, việc bỏ tiền ra mua danh hiệu Viện sĩ của các tổ chức quốc tế vài năm trước đây…

SOS: Miền Trung, cá biển chết trắng bờ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cá chết trắng biển miền Trung, 
nghi nhiễm độc từ Vũng Áng

VietNamnet
20/04/2016 15:09 GMT+7

Dọc bờ biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, cá chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ biển nhiều ngày qua.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh cho biết, tình trạng cá chết hàng loạt xuất hiện chủ yếu tại vùng bờ biển các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh).

Cá chết hàng loạt ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Không chỉ thế, số lượng lớn cá đặc sản nuôi lồng (cá mú, cá hồng…) của người dân địa phương cũng “bỗng dưng” chết bất thường.

Tại Quảng Bình, người dân vùng biển đang hoang mang trước hiện tượng cá biển chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ.

Trước đó, từ ngày 10-14/4, người dân đã phát hiện ra tình trạng này ở các vùng biển thuộc xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch) rồi lan dần xuống các bờ biển thuộc huyện Bố Trạch, Lệ Thủy và cửa biển Nhật Lệ.

Cũng giống như Hà Tĩnh, theo phản ánh của người dân địa phương ven biển Quảng Bình, ngoài cá chết hàng loạt từ biển dạt vào. Cả tấn cá đặc sản nuôi trong lồng cũng chung hoàn cảnh.

Người dân ven biển Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị) vớt được hàng tấn cá chết trôi dạt mỗi ngày, có con nặng hơn 10kg

Ông Hoàng Viết Thông, Chi cục phó Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình nói: "Cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước biển và cá biển chết để làm rõ tình trạng bất thường".

Tương tự, người dân tại vùng ven biển Cửa Việt, Cửa Tùng (huyện Gio Linh và Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cũng vớt được hàng tấn cá trôi dạt vào bờ biển.

Một người dân tại thị trấn Cửa Tùng cho biết, hiện tượng này xảy ra từ đầu tháng 4, gần đây bỗng nhiên tăng vọt.

Lúc đầu thấy cá chết nhỏ lẻ, họ vớt về ăn mà không nghĩ đến nguyên nhân. Khi cá chết hàng loạt, bà con phải vớt về cho lợn hoặc bán ra chợ với giá 2 nghìn đồng/kg. Trong khi đó, những loại cá này bình thường đánh bắt được, ngư dân bán từ 150 - 200 nghìn đồng/kg.
.
Người dân gom cá chết tại Quảng Trị

Người dân vùng ven biển Thừa Thiên - Huế cũng đang hoang mang. Ông Thảo (55 tuổi, trú thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc) cho hay, hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra cách đây đã 1 tuần. Ban đầu, chỉ có cá, tôm, mực, cua biển chết rồi dạt vào bờ biển. Nhưng cách đây 3 ngày, khi mực nước thủy triều dâng tràn vào cửa sông thì các loài cá nước lợ cũng bắt đầu chết theo.

Tàu cá trung quốc ồ ạt uy hiếp cửa vịnh Bắc Bộ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trung Quốc đưa số lượng lớn tàu cá 
vào cửa vịnh Bắc Bộ 
Thứ tư, 20/4/2016 | 21:06 GMT+7
 
Cục Kiểm ngư đã huy động các tàu bám sát ngư trường để tuần tra, tuyên truyền và xua đuổi tàu cá Trung Quốc khi đi vào vùng biển Việt Nam.

Nhiều tàu cá của ngư dân Huế bị tàu Trung Quốc phá hoại

Chiều 20/4, Cục Kiểm ngư Việt Nam phát đi thông tin từ nửa đầu tháng 4 đến nay, Trung Quốc đã đưa số lượng lớn tàu cá vào khu vực cửa vịnh Bắc Bộ để khai thác hải sản. Các tàu cá Trung Quốc tập trung ở khu vực đông đông bắc - đông đông nam đảo Cồn Cỏ của tỉnh Quảng Trị, bắc đông bắc - đông nam bán đảo Sơn Trà của TP Đà Nẵng, và đông đông bắc đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. 
.
Tàu Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp trên biển. Ảnh: Nguyễn Đông.

Cục Kiểm ngư đã huy động các tàu thuộc Chi đội Kiểm ngư số 3 (biên đội 2 tàu kiểm ngư mang số hiệu KN-319 và KN-320) bám sát ngư trường để tuần tra, tuyên truyền và xua đuổi tàu cá Trung Quốc khi đi vào vùng biển Việt Nam. Cục khẳng định, sẽ kiên quyết xử lý các tàu cá Trung Quốc cố tình vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Trao đổi với VnExpress, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Kiểm ngư, cho biết cửa vịnh Bắc Bộ đổ vào là vùng biển đã được phân định và thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn từ cửa vịnh đổ ra, theo Công ước luật biển năm 1982, là khu vực đang đàm phán với phía Trung Quốc để phân định, các tàu cá nước ngoài được phép hoạt động.

"Nếu phát hiện các tàu cá Trung Quốc đi vào vùng biển đã phân định, vi phạm chủ quyền của Việt Nam, các tàu chấp pháp Việt Nam sẽ xua đuổi và lập biên bản xử lý ngay", ông Huy khẳng định và cho biết cùng với biên đội 2 tàu kiểm ngư của Chi đội số 3, nhiều tàu kiểm ngư cũng đang làm nhiệm vụ chấp pháp ở vùng biển vịnh Bắc Bộ theo kế hoạch tuần tra hàng năm. 

Đường trung tuyến phân chia ranh giới trong cửa vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Hoan nghênh Ban Tổ chức Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2016!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thi gói bánh chưng dâng lễ vật lên lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
.
Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương 2016 không nhận
bánh chưng 2,5 tấn? 

Mỵ Lương 
Dân Việt
Thứ Hai, ngày 11/04/2016 15:19 PM (GMT+7)

(Dân Việt) “Tất cả những vật phẩm không đúng với thuần phong mỹ tục, văn hóa lịch sử truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chai rượu không lồ sẽ không được tiếp nhận. Còn với vật phẩm như: lục bình, tranh ảnh…sẽ được trưng bày”, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho hay.


Lễ hội Đền Hùng 2016 không nhận vật phẩm "khủng"

Thu hút sự quan tâm của dư luận gần đây là liên quan đến thông tin về chiếc bánh chưng 2,5 tấn được hơn 50 nghệ nhân của công viên văn hóa Đầm Sen (TP.Hồ Chí Minh) cùng nhau thực hiện nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương 2016.

Cụ thể, để gói chiếc bánh chưng khổng lồ này cần 1.200 kg gạo nếp, 200 kg thịt heo, 300 kg đậu xanh, 300 kg lá chuối, 50 kg lá dong. Bánh được thực hiện gói vào chiều ngày 13.4 và được nấu trong 70 giờ. Ngay sau khi nghi thức cúng Quốc tổ, chiếc bánh chưng khổng lồ sẽ được cắt ra và mời tất cả thực khách tham quan vào vào lúc 10 giờ ngày 17.4.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ khẳng định: “Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mĩ tục của người Việt. Cho nên, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng, bánh dày “khủng” tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương năm 2016”. 

.
Công viên văn hóa Đầm Sen (TP.HCM) chuẩn bị nguyên liệu gói 
chiếc bánh chưng 2,5 tấn. (ảnh: BTC)

Thực tế, trong dịp Giỗ tổ, ngoài những vật phẩm như bánh chưng, bánh dày, chai rượu thuộc hàng “khủng”. Có không ít những hiện vật khác được nhân dân địa phương các tỉnh, các đoàn khối cơ quan cung tiến về các di tích đền, chùa, miếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Khu di tích Đền Hùng. Câu hỏi đặt ra là những vật phẩm sẽ được đặt tại đâu? Sẽ có những hướng dẫn cụ thể nào cho người có lòng muốn dâng hiện vật? Bởi thực tế không ít những trường hợp cung tiến hiện vật lạ vào di tích làm sai lệch không gian di tích cổ.

Biển Đông đã bị xâm phạm, không thể nói "đảm bảo chủ quyền"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thế Kha

Dân trí “Tôi ngạc nhiên khi trong tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh giá về Biển Đông đều cho rằng “đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia”. Đánh giá “đảm bảo chủ quyền quốc gia” trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm khích, o ép dân, cướp bóc dân...” - đại biểu Lê Văn Lai nói trước Quốc hội.

clip_image002

Đại biểu Lê Văn Lai (Ảnh: Quochoi.vn)

Cuối buổi chiều 1/4, phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) chỉ “xin” ít phút để đề cập tới vấn đề biển đảo.

“Tôi rất đồng tình, tâm đắc và suy nghĩ nhiều về bài phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Nếu như lấy bài phát biểu đó là một tác phẩm thì tôi nguyện là cổ động viên, người tuyên truyền tác phẩm đó đến với người dân, xã hội. Bài phát biểu đó đã nói lên được thái độ của người dân mong mỏi về Biển Đông”- ông Lai nói về cảm xúc của mình.

Rồi chính ông thẳng thắn: “Tôi ngạc nhiên khi trong tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh giá về Biển Đông đều cho rằng “đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia”. Đánh giá “đảm bảo chủ quyền quốc gia” trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm khích, o ép dân, cướp bóc dân, thậm chí là giết dân… Người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm tới chủ quyền như là dùng các chuyến bay cắt ngang các chuyến bay truyền thống được quốc tế công nhận”.

Dù đã cố “ép” suy nghĩ của mình để đồng thuận với đánh giá của Chính phủ là “đảm bảo chủ quyền quốc gia”, nhưng ông Lai thừa nhận: “Tôi xin nói thật là “ép” không nổi”.

“Không thể nào, những hành vi đó không thể nào được coi là bình thường, bởi nó xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia của chúng ta. Còn khi nào chúng ta mới đánh giá những hành vi nào, hệ luỵ nào mới là xâm phạm chủ quyền quốc gia? Trong khi đó họ (Trung Quốc - PV) xâm phạm chủ quyền của chúng ta tần suất 20 năm 1 lần: Năm 1956 chiếm Đông Hoàng Sa; năm 1974 lấy Tây Hoàng Sa; năm 1988 lấy đảo Gạc Ma, năm 2014 kéo giàn khoan vào Biển Đông và sau đó tần suất dày hơn để xâm lấn chủ quyền chúng ta. Trong khi đó chúng ta ngồi đây và yên bình đánh giá là đảm bảo chủ quyền quốc gia. Liệu điều đó có công bằng không? Đánh giá như thế thì chúng ta đưa ra quyết sách, sự phản đối, đối kháng đã đủ chưa? Phù hợp không?”- ông Lai nói những lời rút ruột gan.

Vị đại biểu tỉnh Quảng Nam khẩn thiết: “Tôi tha thiết đề nghị hãy đánh giá đúng. Chỉ có đánh giá đúng mới đưa ra chủ trương đúng và kế sách đúng. Thời trung cổ Galilei trước khi nhận bản án nói trái đất phải quay, nếu bây giờ có một ông Galilei thời đại thì cũng sẽ nói: Biển Đông đã bị xâm phạm, chứ không phải nói đảm bảo chủ quyền. Tất nhiên tôi rất đồng tình, chúng ta không phát động chiến tranh, mà chúng ta yêu chuộng và đấu tranh hoà bình. Người ta có hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia thì chúng ta phải phản đối”.

Hà Nội: Một dự án vô cùng nguy hiểm đe dọa an ninh Quốc Gia

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Công ty Trung Quốc trúng thầu đường nước sông Đà là Bộ chỉ huy Công trình cấp Sư đoàn của quân đội Trung Quốc

VTC
Thứ Tư, 30/03/2016 08:00AM 
TỄu Blog: Quá nguy hiểm! Chúng tôi kêu gọi Chính phủ VN và lãnh đạo TP Hà Nội hủy bỏ dự án này với nhà thầu Trung Quốc. Vì những lý do sau đây:

1- Các nhà thầu TQ thường lừa chúng ta. Quđẳng Đường trên cao Hà Đông - Cát Linh đã lãnh đủ.
2- Đường nước sông Đà có liên quan đến nước dân sinh của hàng triệu người dân Thủ Đô ở các quận nội thành. Đặc biệt các cơ quan đầu não của trung ương. Nếu đường nước này được thiết kế để 'xả độc' từ từ hoặc đột ngột ồ ạt thì cả thành phố bị bệnh tật, thương hàn, ỉa chảy v.v. Hoặc đơn giản chỉ cần gây sự cđể Hà Nội mất nước 3 ngày thì sẽ ra sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm?
3- Đường nước sông Đà này đi qua địa bàn chiến lược về quân sự là khu vực Sơn Tây - Hòa Lạc, nơi có hàng chục trường sĩ quan và các đơn vị huấn luyện và hậu cần của Quân đội Việt Nam, sẽ ra sao nếu khi thi công có một ngách hầm đặt bom hoặc vũ khí, do những người thuộc quân đội Trung Quốc bí mật làm. Ai sẽ chịu trách nhiệm?
Công ty Xinxing Trung Quốc - nhà cung cấp ống gang dẻo cho đường ống nước Sông Đà 2, chính là Bộ chỉ huy Công trình 2672 (biên chế cấp Sư đoàn), thuộc lực lượng Công trình đường sắt của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).