Thưa anh Thể, anh Nhạ, chị Kim Tiến

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Nhà báo Trần Đăng Tuấn

Bây giờ chuyện giá hay phí không chỉ ở đường xá, mà đã và đang, sẽ là chuyện của trường học và bệnh viện nữa. 

Không nói chuyện chữ nghĩa nữa, mà nói thực chất GIÁ hay PHÍ. Quan điểm của tôi là thế này:

1- Thưa anh Thể

Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chẳng hạn. Nó là đường mới. Đường cũ vẫn có. Đi đường cũ không phải mua vé để bù cho đường mới. Đi đường mới phải trả khá tiền. Đắt sẽ ít người đi. Hợp lý sẽ nhiều người đi. Theo tôi nếu làm BOT hay không BOT nhưng thu phí đường theo cách như thế không ai thắc mắc.

Còn quốc lộ 1 BOT như vừa qua là vấn đề. Quốc lộ 1 không thể chỉ là GIÁ được, vì nó bao hàm trong đấy con đường trước khi sửa là của dân của nước. Phần đầu tư BOT chỉ là thêm vào thôi, và chỉ là một hợp đồng có thời hạn. Dân có quyền đòi hỏi thu phí sao cho đúng, cho hợp lý. Thêm nữa, dân đi đường cũ (không chỉ QL1) mà phải góp tiền cho đường mới thì là chuyện quái dị. Phải có sự rõ ràng mạch lạc, công minh. Phải có nhận sai và sửa sai.

2- Thưa anh Nhạ

Có các trường đại học dân lập, đại học tư hoàn toàn. Học ở đó phải trả nhiều tiền. Dân không kêu ca. Theo cách nói bây giờ là phải trả theo GIÁ bao hàm đầy đủ các chi phí của các trường đó. Bây giờ bất cứ trường đại học nào muốn thu đúng, thu đủ (như ông nói là theo luật Giá), thì hãy như các trường nói trên, tự trả hết tiền đất đai, nhà cửa, tài sản, nhân lực. Khi đó tự định học phí là bao nhiêu mà thu. Đắt thì con em nó ra nước ngoài học hết. Đó là cạnh tranh. Bên Tây họ cũng thế. 

Còn nếu trường đại học vốn là do dân do nước chắt chiu mãi mới có, rồi trên cái cơ sở ấy chuyển PHÍ thành GIÁ, đòi thu nhiều, thu đủ....thì nó lại giống như tráng nền mở rộng quốc lộ 1 rồi thu BOT.

3- Thưa chị Tiến

Bệnh viện tự lo từ A đến Z không liên quan nhà nước, giá dịch vụ thế nào không ai phản đối. Mắc quá họ ra nước ngoài hay sang viện khác chữa. Đó là cạnh tranh.

Nhưng cũng không lẫn lộn với chuyện bệnh viện do nhà nước đầu tư xây dựng lâu nay bằng tiền dân đóng góp. Nhà nước chưa thể cho dân chữa bệnh không mất tiền, nên phải thu phí - Đồng ý. Nhưng phí đó thành GIÁ thì không đồng ý. Nếu là GIÁ - hãy tự xây bệnh viện hay trung tâm khác và hạch toán tất tần tật vào kinh doanh chữa bệnh. Chuyển bệnh viện công sang thành bệnh viên tư cũng được. Nhưng phải mua lại, trả tiền cho nhà nước có thể đầu tư cho các bệnh viện công còn lại.

Trần Đăng Tuấn: Lời cuối về "THU GIÁ"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Văn Thể - nhà ngôn ngữ học đại tài mới được khai quật!
(kiêm Bộ Trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam)


Trần Đăng Tuấn

LẦN CUỐI VỀ "THU GIÁ"

1- "Thu giá" là sự ngu độn về ngôn ngữ. Nhưng đây chẳng phải sự ngu độn thật thà. Ngu cái này nhưng cáo già trong cái khác. Bởi vì: 

2- 'Thu giá" là sự trí trá về lập luận. Đường BOT không phải là "sản phẩm của doanh nghiệp". Nếu doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất, làm đường riêng không dính gì vào các tuyến đường của nhà nước, thì đó mới là sản phẩm doanh nghiệp, họ định giá vé thế nào, có ai đi là việc của họ. Còn BOT là sản phẩm của hợp tác công tư. Doanh nghiệp làm đường trên đất nhà nước cho, cải tạo đường vốn có của xã hội, được khai thác trong thời hạn nhất định để hoàn vốn và có lãi trong khuôn khổ được định ra qua phương án tài chính. Hiện nay đa số các dự án đó ký với nhà nước là hợp đồng "mở". Nghĩa là thời gian họ được thu tiền căn cứ vào lưu lượng xe đi qua và mức phí xe đi qua phải trả. Cho nên họ mới được kêu ca là thu thấp thì phải thu lâu hơn. Bây giờ nói là sản phẩm của họ tức là phủi cái phần của dân của nước trong BOT đó.Thử hỏi nếu nó là sản phẩm của doanh nghiệp sao lại phải kiểm soát xác minh số tiền thực đầu tư, số tiền thực mỗi ngày thu vào như vừa qua đã buộc phải làm?

3- "Thu giá" là sự xảo quyệt về ý đồ. Việc thu tiền vé đi đường BOT theo cách thực hiện ở Việt Nam thời gian qua xung đột với quy định về phí theo pháp luật. Tách nó ra khỏi phí là để hợp pháp hoá việc thu tiền lần thứ hai đối với người dân trên nhiều đoạn đường BOT, đánh bật khỏi tay người dân vũ khí pháp lý hợp pháp để phản đối sự bất công thiếu minh bạch.

4- "Thu giá" là sự lỳ lợm và trắng trợn trong thái độ đối với người dân. Dân không phản đối BOT, dân không phản đối chuyện đi đường BOT tốt hơn thì phải nộp tiền. Cũng không phải BOT ở chỗ nào cũng không hợp lý. Có những đường, cầu BOT làm cả vùng xưa nay thiếu đường,thiếu cầu nay đi lại giao thương thuận lợi hơn. Cái đó dân ủng hộ. Dân phản đối cái gì?. Dân phản đối chuyện đường quốc lộ số 1 của đất nước tráng lên một lớp rồi thu như thể đường đó họ làm ra từ đầu. Dân phản đối chuyện không có lựa chọn, đi đường nào cũng phải nộp BOT. Dân phản đối chuyện khai khống giá trị đầu tư BOT rồi từ đó định ra giá vé và thời hạn thu. Dân phản đối chuyện cầu nhà nước làm vẫn đi được bị ngăn lại lùa xe sang bắt đi cầu mới phải trả tiền BOT. Dân phản đối chuyện cho thu BOT cả đường mới lẫn đường cũ để lùa dân sang đường mới BOT. Dân phản đối chuyện không dùng đường BOT nhưng buộc phải đi qua trạm và phải mất tiền. Dân phản đối chuyện ém giảm số lưu lượng xe qua trạm BOT để thu lời tối đa. Dân phản đối chuyện chẳng có cuộc đấu thầu nào cả mà chỉ số quan chức cùng doanh nghiệp ký với nhau làm BOT chỗ này, chỗ kia. Dân phản đối chuyện làm BOT có thể "tay không bắt..vàng". Dân phản đối vì đóng thuế, đóng phí đường bộ và đóng góp suốt bao năm bây giờ đất nước đến con đường xuyên Việt đầu tiên cũng chi chít trạm thu tiền. Dân phản đối vì tiền nộp BOT nhiều hơn chi cho xăng dầu, mọi hoạt động kinh tế hay dân sinh đều bị thêm gánh nặng.

Sư phá giới để thành Tiến Sĩ đạo văn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Đinh Bá Truyền

SƯ PHÁ GIỚI

Người xuất gia, vào chốn thiền môn là để tu hành. Ấy vậy mà sư nước Nam ta ngày nay tham, sân, si quá phận!

Đại đức Thích Nguyên Toàn, thế danh Trần Văn Trọng, đã đạo văn một cách "hồn nhiên" mà bất kể giới luật nhà Phật. Trong luận án tiến sĩ ngành Lý luận văn học, đề tài: "Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại", Đại đức Thích Nguyên Toàn cóp pi nguyên xi các công trình nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Bích Hải (ĐHSP Huế), TS Chu Văn Sơn (ĐHSP Hà Nội), TS Tăng Tấn Lộc (ĐH Cần Thơ) và TS Đỗ Anh Vũ (Viện Ngôn ngữ học),… cùng nhiều người khác. Tuy nhiên cái hội đồng phản biện luận án đó vẫn chấm xuất sắc với số phiếu 7/7.


Hai giới trong Ngũ giới là Adinnàdàna veramanì (tránh xa sự trộm cắp) và Musà vàdà veramanì (tránh xa sự nói dối). Đại đức Thích Nguyên Toàn vừa đạo văn, vừa không ghi trích dẫn, xem ra sư Toàn đã phá 2 giới này.

Phật giáo VN đến hồi mạt pháp rồi!

ussh.vnu.edu.vn/userfile/User/…/files/Tran%20Van%20Trong.doc



TS Chu Văn Sơn (ĐHSP Hà Nội), và TS Đỗ Anh Vũ (Viện Ngôn ngữ học) lên tiếng:

Đỗ Anh Vũ:
Tác giả bài báo có inbox riêng để hỏi em, em đã trả lời rồi. Đúng là tác giả luận án đã sao chép đoạn viết về Bùi Giáng của Vũ trong bài viết về bốn thi sĩ mệnh Hoả làm thơ lục bát đăng trên Tinh hoa Việt tháng 12/2015, và một số câu Vũ viết về Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Đoạn viết về Bùi Giáng được công bố lần đầu trong bài Góp phần tìm hiểu đặc điểm thơ lục bát Bùi Giáng, in trong Kỷ yếu Ngôn ngữ và văn học của ĐHSP1 năm 2013, sau đó baì về Bùi Giáng được Vũ đưa lại vào cuốn Vẻ đẹp cuả yêu tình (2017).

https://baomoi.com/bon-thi-si-tai-voi-the-luc-bat-menh-hoa-la-ky/c/18296828.epi

Chu Văn Sơn:
Bài của tôi bị đạo đã quá rõ rồi. Tôi biết từ lâu, nhưng không muốn lên tiếng, vì e mình là người bị đạo, việc lên tiếng dễ thành chủ quan hay chỉ để đòi sự công bằng cho cá nhân. Nay có người phát hiện, thấy đạo thêm của nhiều người, thì việc tố giác này mới khách quan và nó đã được nói lên như trường hợp điển hình cho vấn nạn trầm trọng của cả giới tu hành, giới đào tạo và giới học thuật.

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Thêm và Tồn đều lươn lẹo cả!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


GS Trần Ngọc Thêm không trung thực!

Chu Mộng Long
15-5-2018

“Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã rõ ràng” - GS. Trần Ngọc Thêm lên tiếng trong cơn bão dư luận về vụ đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn.

Nhiều người khen ông Thêm trung thực. Trong lúc quyết liệt với nạn đạo văn, tôi cũng muốn khen ông Thêm một câu, như thể dựa hơi vào tiếng nói của người có uy tín như ông. Tuy nhiên, lương tâm của một kẻ sĩ, tôi không thể làm như vậy.

Bởi ngay từ đầu, tôi từng ngạc nhiên khi nghe ông Tồn hùng hồn trên BBC với sự viện dẫn lời ông Thêm, lấy ông Thêm ra “làm chứng” về “cái tâm trong sáng” của mình để mạnh mẽ phản bác người ta đã vu cáo ông đạo văn!

Và cũng thật ngạc nhiên khi thấy ông Thêm lên tiếng trái ngược với điều ông Tồn nói. Tôi buộc phải tìm hiểu ông Thêm là người thế nào trong vụ này.

Thì ra từ năm 2006, ông Tồn đã từng bị cán bộ Viện Ngôn ngữ tố đạo văn khi ông ta gửi hồ sơ phong giáo sư. Khi ấy ông Thêm là Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành (Hội đồng ngành và liên ngành do HĐ CD Nhà nước chỉ định, thực chất cũng thuộc cấp nhà nước). Ông Thêm có thẩm tra và kết luận đúng như nội dung tố cáo. Nhưng ông Thêm lại kết luận: “Về tư tưởng và đạo đức, tác giả Nguyễn Đức Tồn hoàn toàn trong sáng và không có tà ý “đạo văn”. Đó là lý do năm sau nữa, ông Tồn tiếp tục theo đuổi hàm giáo sư và được phong chính thức. Nếu ông Thêm dứt khoát thì chắc chắn ông Tồn không thể leo cao chui sâu để tác oai tác quái trong suốt nhiệm kỳ Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ. Suốt nhiều năm, ông Thêm trở thành chỗ dựa để ông Tồn vững chắc trong sự nghiệp trù dập bất cứ ai lên tiếng nói tố ông Tồn đạo văn.

Bây giờ thì tôi không ngạc nhiên khi ông Tồn vẫn tiếp tục điệp khúc viện dẫn ông Thêm ra làm chứng để tố ngược người tố ông Tồn đạo văn là kẻ vu cáo. Và cũng không ngạc nhiên khi nghe ông Thêm lên tiếng tố ông Tồn như là một kẻ nhân cơ hội hùn gió bẻ măng!

Xin lỗi ông Thêm, tiếng nói của ông có thể hùn cùng cơn bão nhận chìm tên tuổi ông Tồn, nhưng tôi không thích cái lối nói tiền hậu bất nhất nguy hiểm đó. Nếu chiếu theo luật, ông phạm tội không tố giác người phạm tội trong thời điểm đối tượng phạm tội, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng kéo dài!

____

Năm 2007, ông Thêm nói gì: Hồi âm bài báo: Một PGS “đạo văn” (TP). Ông Tồn dẫn ông Thêm làm bằng chứng ra sao: Giáo sư Nguyễn Đức Tồn: ‘Họ vu cáo tôi đạo văn’ (BBC). Bây giờ ông Thêm nói gì: GS Trần Ngọc Thêm: “Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã rõ ràng”

Cúng vào Hè 1/4 âm lịch

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Thưa chư vị, 

Hôm nay, ngày mùng Một tháng Tư âm lịch, là ngày mà khắp các đền, phủ, miếu điện ở các làng quê làm lễ Vào hè. Cúng vào hè có mục đích là để cầu người khỏe, vật yên, không có bệnh dịch, mùa màng tươi tốt, thời tiết thuận hòa.

Lễ cúng thường tiến hành ở các miếu trong các xóm. Lễ vật dâng cúng thường đơn giản: Xôi, chuối, oản, bỏng ngô, bánh tẻ, hoa quả...đặc biệt là có nấu một nồi cháo to, đơm ra các bát bày ra cả một mâm hoặc kín chiếc chiếu.


Mấy năm nay, dân ta chuộng lễ bái, nên các tuần tiết, lễ lạt được phục hồi, trong đó có lễ vào hè, tổ chức vào ngày 1 tháng 4.

Trẻ con, vãi già ở nông thôn rất hào hứng với ngày lễ vào hè hằng năm. Trong ảnh là lễ cúng vào hè ở Đường Lâm cổ ấp (trích từ sách Làng cổ Đường Lâm).
_______________

Hoa quả mùa hè

Lòng thành bày ra ít hoa quả, trước là để tỏ tấm lòng thành, sau là để nhìn quả, nhớ lại tuổi thơ chân đất đầu trần ở quê nhà.
.
 
Quả Dủ Dẻ
Quả chay

Quả trứng cá

Quả duối

Quả trâm

Chùm phẩm

  Hoa thiên lý

Quả dủ dẻ

Trái chùm rượu

Hoa nghể

Quả thị

Quả dứa núi

Quả mù u

Trái bát

Quả cò ke

Quả sim


Ảnh: FB Nu Pugudi.
.

(Bài viết của tác giả Tễu)

Gs Ts Nguyễn Xuân Thắng, chủ tịch HĐ Lý luận TW đạo văn?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

GS TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương,
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia, đạo văn?
.

GS TS Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia, đạo văn?

Bài không đề tên tác giả,
đăng trên Viet-studies
8-5-2018

Thử so sánh vài bài của GS TS Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) và vài bài của các tác giả khác đã viết trước.

I.So sánh “V.I Lê-nin với sự vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước Nga” (Nhân Dân 23-4-2018) của GS TS Nguyễn Xuân Thắng với “Chính sách kinh tế mới của V.I Lê-nin - một cơ sở quan trọng của đổi mới ở Việt Nam” (Tạp Chí Cộng Sản 21-4-2015) của PGS TS Nguyễn An Ninh.


1- Nguyễn Xuân Thắng
: Để huy động các nguồn lực cho những nhu cầu cấp thiết, các biện pháp mệnh lệnh hành chính thiên về việc sử dụng quyền lực nhà nước đã được ban bố và thực hiện. Mục đích là để trưng thu, tịch thu lương thực, thực phẩm và các tư liệu sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu quốc phòng và dân sinh.

Nguyễn An Ninh: Để huy động các nguồn lực cho những nhu cầu cấp thiết, các biện pháp mệnh lệnh hành chính thiên về việc sử dụng quyền lực nhà nước để trưng thu lương thực, thực phẩm và các tư liệu sản xuất, kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu quốc phòng và dân sinh… đã được ban bố và thực hiện.

2-
Nguyễn Xuân Thắng: Nhiều nguồn lực cho nhu cầu quốc phòng và dân sinh cấp thiết đã được huy động, qua đó giúp củng cố và phát triển sức mạnh của chính quyền Xô-viết. Song mặt khác, nhiều hạn chế, bất cập cũng đã bộc lộ: phương pháp mệnh lệnh hành chính, ý chí chủ quan muốn xây dựng ngay CNXH đã không được thực tế chấp nhận.
Nguyễn An Ninh: Nhiều nguồn lực cho nhu cầu quốc phòng và dân sinh cấp thiết đã được huy động, qua đó giúp củng cố và phát triển sức mạnh của chính quyền Xô-viết. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, phương pháp mệnh lệnh hành chính đã bộc lộ bất cập trong hoàn cảnh cụ thể của nước Nga đương thời.

3- Nguyễn Xuân Thắng:
Tháng 3 năm 1921, Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga, do V.I. Lê-nin lãnh đạo đã chuyển từ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới” viết tắt là NEP…

Ông này ngu dốt, hay lừa đảo?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí

Ngu dốt hay lừa đảo?

Võ Xuân Sơn
6-5-2018

Trích trong bài “Viện KSND tối cao nói về vụ truy tố bác sỹ Hoàng Công Lương” đăng trên Báo Tiền Phong, lúc 21h09, ngày 04/05/2018:

Ngày 4/5, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí và Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 4 (TPHCM) đã tiếp xúc cử tri quận 11 trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.

Cử tri Trần Văn Tuấn (phường 3) nói: Vụ tai biến chạy thận tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, các chuyên gia ngành y tế cũng cho rằng xử lý hình sự bác sỹ phụ trách chạy thận là không thấu tình đạt lý, vì sao vẫn truy tố bác sỹ Hoàng Công Lương, trong khi vụ VN Pharma sai phạm nghiêm trọng như vậy lại xử quá nhẹ?

Trả lời cử tri, Viện trưởng Viện KSND tối cao cho hay vụ chạy thận làm chết nhiều bệnh nhân ở Hòa Bình, bác sỹ Hoàng Công Lương đã gửi tâm thư kêu cứu và nêu lý do nước chạy thận là do công ty cung cấp chịu trách nhiệm. Bác sỹ chỉ có việc ký chứ không có điều kiện thẩm định chất lượng nước đạt hay không đạt, đến khi xảy ra sự cố thì lại bị xử lý liên đới trách nhiệm.

“Nhiều chuyên gia ngành y cũng rất tâm tư về chuyện này nhưng không truy tố thì không được vì bác sỹ nằm trong dây chuyền này, ổng không ký thì chuyện chết người không xảy ra”, ông Trí cho hay.

Hết trích.

Tôi không thể không đặt câu hỏi, ông Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí này ngu xuẩn, dốt nát về lí luận, hay ông đang cố tình đánh tráo sự việc để lừa đảo cử tri?

BS Lương kí chỉ định cho chạy thận, dựa trên cơ sở hệ thống lọc thận đã được kiểm tra tốt, có biên bản bàn giao của Phòng vật tư của bệnh viện (nơi chịu trách nhiệm về vấn đề này), cho đơn nguyên thận nhân tạo, dựa trên các thông số máy và thông số về người bệnh, theo đúng qui định của Bộ Y tế. Đây là một y lệnh, áp dụng trong y khoa.

BS Lương không kí xác nhận hệ thống đã được sửa chữa hay bảo dưỡng tốt. Việc đó thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Phòng vật tư và bên bảo dưỡng làm. Trên thực tế, Phòng vật tư của bệnh viện và bên bảo dưỡng cũng đã làm việc này, và họ còn có biên bản bàn giao cho đơn nguyên thận nhân tạo, mà dựa trên biên bản đó, BS Lương cho chỉ định chạy thận.

Hai việc kí này khác nhau hoàn toàn về bản chất. Với câu nói “ổng không ký thì chuyện chết người không xảy ra” của ông Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí cho thấy ông ấy quá ngu dốt, không phân biệt nổi việc kí nào là nguyên nhân gây ra cái chết cho người bệnh. Hoặc ông ta cố ý mập mờ chuyện kí, để lừa đảo cử tri.

Mất bản đồ Thủ Thiêm: Quan địa phương to hơn Thủ tướng?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trần Hồng Phong

Mấy ngày qua, báo chí và dư luận cả nước rầm rộ đưa tin về một vụ việc kỳ quái lạ thường chưa từng có trong lịch sử quản lý Nhà nước. Đó là việc UBND TP. HCM loan báo đã làm thất lạc Bản đồ quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2) tỷ lệ 1/5.000 năm 1996, đến nay sau hàng chục năm vẫn... chưa tìm thấy! Điều đáng nói Bản đồ này là do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 367/TTg ngày 4/6/1996, có giá trị quan trọng, là cơ sở để xây dựng và phát triển theo quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, xác định các vấn đề về quyền lợi của người dân trong khu vực bị giải toả phục vụ Dự án. Tuy nhiên, lại xuất hiện thông tin cho thấy "tấm bản đồ thất lạc"đã được thay thế bằng một bản đồ khác do UBND TP. HCM ký năm 2005. Hay nói khác đi, vụ việc có dấu hiệu cho thấy quan địa phương "to hơn" Thủ Tướng!

<< Bìa sách "Tấm bản đồ thất lạc" của tác giả Đặng Thanh phần nào cho thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của tấm bản đồ (ảnh minh hoạ)

Được biết Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính thức theo Quyết định 367/TTg ngày 4/6/1996 với các nội dung chính: quy mô lập diện tích quy hoạch là 930 ha, trong đó khu đô thị mới 770 ha và quy mô tái định cư là 160 ha. Kèm theo và không tách rời Quyết định là Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000. Thời điểm này, Thủ Thiêm vẫn thuộc H.Thủ Đức, chưa thuộc Q.2 như hiện nay.

Theo báo Thanh Niên:

Từ năm 2009, người dân thuộc các phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh thuộc Q.2, TP.HCM bắt đầu khiếu nại về việc đất của họ nằm ngoài ranh giới Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, được quy hoạch theo Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng vẫn bị thu hồi từ giai đoạn 2002 và 2005. Người dân liên tục yêu cầu chính quyền Q.2 và sau đó là UBND TP.HCM đưa ra các căn cứ pháp lý trong việc thu hồi đất phục vụ Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Do phía Nhà nước không được đáp ứng về thông tin một cách minh bạch, đầy đủ nên từ năm 2014, từ việc khiếu nại, một số hộ dân đã chuyển sang tố cáo, cho rằng chính quyền địa phương cấu kết nhau nhằm thâu tóm, chiếm đoạt đất đai. Nhiều hộ dân đã khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan T.Ư, Thanh tra Chính phủ; sau đó Thủ tướng Chính phủ nhiều lần chỉ đạo UBND TP.HCM phối hợp với nhiều bộ, ngành T.Ư giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa dứt điểm.

Việc người dân khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài là do chính quyền cơ sở chưa đáp ứng được các yêu cầu về thông tin pháp lý trong thu hồi đất đối với người dân. Cụ thể, người dân yêu cầu các cơ quan chức năng TP.HCM đưa ra bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm theo Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ, vì đây là cơ sở pháp lý để chính quyền các cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai, quản lý đô thị tại địa phương, cũng như xác định ranh giới nằm hay không nằm trong quy hoạch. Tuy nhiên, UBND TP.HCM đã không đưa ra được bản quy hoạch gốc này mà dẫn chiếu từ nhiều quy định khác.