Giáo Hoàng: Hãy tìm chỗ cho Chúa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Va-ti-căng ngày 24 tháng Mười Hai 2012 — Giáo Hoàng Bê-nê-đích, khi dẫn dắt các tín đồ Thiên Chúa Giáo kỷ niệm Giáng Sinh, vào ngày Thứ Hai, đã gắng thuyết phục mọi người tìm chỗ cho Chúa trong cuộc sống hối hả đầy những vật dụng kỹ thuật tân tiến nhất.

Vị Giáo Hoàng 85 tuổi, đánh dấu mùa Giáng Sinh thứ tám ở chức vị Giáo Hoàng của ông, đã kỷ niệm một Đêm Giáng Sinh trang nghiêm và đông đảo tại nhà thờ Thánh Pi-tơ, trong buổi lễ ông đã kêu gọi một giải pháp cho cuộc xung đột "Ả-rập — Ít-xra-en" và một kết thúc cho cuộc nội chiến ở Xi-ri.
Trước đám đông khoảng 10,000 người ở nhà thờ và được phát sóng tới hàng triệu người khác trên truyền hình, Giáo Hoàng tập trung nội dung bài thuyết pháp của ông quanh chủ đề vị trí của Chúa trong thế giới hiện đại ngày hôm nay.

"Chúng ta có thời gian và không gian cho Người không? Thực tế, chúng ta không quay lưng lại với Chúa, như chính Người đã không quay lưng lại với chúng ta, chứ? Chúng ta bắt đầu làm như vậy khi chúng ta không có thời gian dành cho Người," — Giáo Hoàng nói.
"Chúng ta có thể xê dịch càng nhanh, những thiết bị giúp chúng ta tiết kiệm thời gian càng trở nên hiệu quả, thì chúng ta lại càng có ít thời gian hơn. Còn Chúa thì sao? Câu hỏi về Chúa không bao giờ được coi là cấp bách cả. Thời gian của chúng ta đã hoàn toàn kín mất rồi," — ông nói.

Lãnh tụ của khoảng một tỷ hai tín đồ Thiên Chúa Giáo trên thế giới nói rằng xã hội đã đi tới điểm mà nhiều quá trình tư duy của mọi người đã không còn để lại chỗ nào ngay cả cho sự tồn tại của Chúa.
"Ngay cả nếu Người có gõ lên cánh cửa mở vào suy nghĩ của chúng ta, Người cũng sẽ được nghe chúng ta biện bác vòng vo. Không có chỗ cho Người. Không có ngay cả trong những cảm giác và những mong muốn của chúng ta là liệu có chỗ nào đó cho Người hay không. Chúng ta chỉ muốn chính chúng ta. Chúng ta muốn cái chúng ta có thể tóm lấy, chúng ta muốn hạnh phúc ở trong tầm với của chúng ta, chúng ta muốn các kế hoạch và những mục đích của chúng ta thành công. Chúng ta đã quá "đầy đủ" với chính chúng ta, đến nỗi không còn chỗ nào được dành lại cho Chúa nữa."

Ông Già Tuyết thân mến!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"Ông già tuyết thân mến!

Có thể ông không quen nhận thư vào ngày này — hai lăm tháng mười hai. Nhưng cháu muốn làm rõ một sự hiểu nhầm nào đó đã xảy ra giữa chúng ta.

Vào đầu tháng trước cháu đã viết thư cho ông, và hỏi ông một chiếc xe đạp, một đoàn tàu ray chạy điện, một đôi giày trượt gắn bánh xe và một bộ áo quần đội tuyển bóng đá. Suốt cả năm cháu đã học như điên, điểm số của cháu cao nhất không phải chỉ ở lớp, mà trong toàn trường. Nói thật, không có ai ở quanh đây cư xử tốt hơn cháu với cha mẹ, với anh em, với bạn bè và hàng xóm. Cháu thường xuyên đến cửa hàng hộ mẹ, và thậm chí đã hai lần đưa cụ già qua đường. Có thể nói là không còn nghĩa cử tốt đẹp nào mà cháu không làm.

Và cái kiểu đếch gì mà ông mang đến tặng cháu một cái trống bỏi cho trẻ con, một cái còi ngớ nga ngớ ngẩn, và một đôi tất xấu phát tởm như thế? Ông cao ngạo cái đít gì, lão dê già, ông dắt mũi cháu suốt cả năm và rồi để lại một đống phân như vậy ở dưới cây thông? Và, như một sự nhạo báng, ông đã mang đến biết bao nhiêu là quà cho thằng ôn ở ngay nhà bên cạnh, đến nỗi nó không thể vào được nhà nếu mang theo tất cả các gói quà, là sao?

Tóm lại, sang năm ông đừng nghĩ đến chuyện thò cái đít to và hôi thối của ông vào cửa sổ nhà cháu! Cháu sẽ dập vỡ đít ông ở ngay ngoài đấy, cháu sẽ lấy đá ném những con hươu bẩn thỉu của ông, làm cho chúng chạy mất và ông sẽ phải đi bộ trở về Bắc Cực mất dậy của mình — đi bộ đúng y như cháu, vì ông đã không tặng cháu chiếc xe đạp đáng nguyền rủa đó!

Biến mẹ ông đi, ông già tuyết! Kể từ năm nay, ông sẽ biết cháu có thể xấu đến mức nào, ông già đuổi hươu béo ị và hôi thối ạ!

Vô-va"

Lập Trình Viên II (39)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


"Tuy nhiên, lại vẫn có một chuyện mà ngay cả một tay kỳ tài như Hồng Quảng Hào cũng không thể lường trước được.
"Người trong giới kỳ bẽo đa phần đều biết vị sư phụ này dù sớm thành tài song vẻ như chẳng hề có ý muốn khai môn lập phái, nhưng tới lúc tuổi đã ngoại tứ tuần lại miễn cưỡng thu nhận một lượt ba đệ tử, và đấy cũng là lần duy nhất; nhưng ba người đệ tử thì biết rằng mình còn có một người sư huynh, vả còn là học trò tâm đắc nhất của sư phụ.
"Chuyện này, ngoài họ ra, chỉ có một số rất ít người cũng biết, và mặc dầu đây vốn là thứ chuyện dễ bị tọc mạch, nhưng suốt mấy chục năm vẫn không được đồn thổi, có lẽ là vì người đệ tử yêu này thứ nhất là đã theo thày học nghệ theo cách của một đệ tử "tục gia", thứ hai là sau này, về căn bản anh ta lại cũng không theo nghiệp kỳ bẽo. Và cả hai việc này đều có khởi điểm trái ngược với mong muốn cá nhân, — chính là sư phụ đã khuyên anh ta nên làm như vậy."
Hai ngón tay chú Phiên lại với lên chén rượu vẫn còn đầy, nhưng lần này không xoay nó, chỉ với lên, rồi để im ở đấy; chú Phiên cũng ngồi im, nhìn chén rượu trong suốt bằng cái nhìn im lặng; chú không cười, nhưng có một nụ cười — hay chí ít là một niềm vui — ấm áp dường như đã thoáng qua trên gương mặt chú, khi chú lại tiếp tục câu chuyện của mình:
— Chắc chỉ có thể giải thích được bằng một chữ "duyên", nhưng những mối quan hệ có điểm đặc biệt, khác với thông lệ, như mối quan hệ sư đồ này, thường lại chính là những mối quan hệ sâu sắc, và gần gũi nhất, động chạm nhất tới một thứ bản chất vẫn ẩn sâu trong một người, thứ bản chất mà chúng ta sẽ rất muốn mình đúng là, và được là như vậy. Những người thân thuộc biết chuyện, đều phần nào hình dung được mối duyên sư đồ này, nhưng người hiểu nó nhất... có lẽ nhì — chú Phiên cười, nụ cười mỉm, nhanh, nhưng thật tươi — thì đúng hơn, là tôi.
"Bởi tôi chính là người đệ tử đó."
Chú Phiên nhìn tôi, tôi tròn mắt nhìn lại chú, anh Ngạn — hình như — cười. Rồi mắt vẫn để nguyên, nhưng hơi nheo lại một chút, nhất là mắt trái, bàn tay phải đưa lên, làm thành hình súng lục, tôi hơi nghiêng người hướng nòng súng về phía cửa ra vào, vẩy nhẹ hai cái, đồng nhịp khẽ phát ra hai tiếng "chực chực" qua kẽ răng; chú Phiên cười, so vai khẽ một cái, gật đầu, vẫn nhìn tôi bằng ánh mắt cố định; nên tôi cười cười, nhướng mũi một cái, — hầu như ngay từ đầu, những suy nghĩ của tôi ít nhiều đều đã bị đeo bám bởi một thắc mắc, nhưng ngay vào lúc này tôi lại muốn hỏi về một chuyện khác hơn:
— Nhưng chú đâu có theo nghề này..?
Chữ "này", bất giác tôi phát âm nhỏ lại và giống như dở chừng, dụt dè, — tôi chợt nhận ra mình đang diễn đạt một câu hỏi không theo văn phong miền Bắc.
Chú Phiên nhìn tôi, mắt chú hình như đã thoáng một nét ngạc nhiên, — không hiểu vì văn phong hay vì câu hỏi của tôi:
— Không theo... cũng đâu có nghĩa là... — Khẽ nhún vai như để diễn đạt nốt, chú nhướng mắt một cái.
Và có lẽ đã đọc thấy ở tôi biểu hiện gì đó giống như thái độ thiếu tin tưởng, chú nói thêm, với một nụ cười:
— Đệ tử tâm đắc nhất cơ mà!
Ánh mắt chú chuyển sang anh Ngạn, nhưng gần như cùng lúc ấy, bàn tay anh Ngạn đã khẽ đặt lên vai tôi, — hoặc nên gọi là một cái vỗ vai "dài", — và lập tức, theo một diễn biến nội tâm nào đó thật tự nhiên, tôi thấy yên lòng. Sau mấy lần nằm mê thấy anh Ngạn, — người thật, mà tôi vẫn đang tiếp xúc hàng ngày, — đạn găm đầy mình, máu me, lộn cổ từ trên một chiếc tàu xuống nước, thì với tôi, anh Ngạn đã trở thành... giống như một sự thuyết phục lớn, tôi nghĩ là trong nhiều chuyện.
Soát nhanh lại một lượt các ý nghĩ, tôi trở lại với thắc mắc chính, nhưng tôi còn chưa diễn đạt nó thành lời thì chú Phiên đã đứng lên; hai bàn tay — đúng hơn là đa số các đầu ngón tay — vẫn ở trên mặt bàn, chú nhìn anh Ngạn, rồi nhìn tôi; hình như chú đã định nói gì đó, nhưng lại thôi, chỉ đưa hai tay lên, nhịp nhịp trong không khí, rồi lại đưa ngón trỏ tay phải lên, lại nhịp nhịp, rồi chú đi về phía ánh đèn vàng yếu nhưng rất sáng vì tương phản, chỗ người ngồi quay lưng ra, đang làm những việc sổ sách gì đó, ở góc trong cùng gian quán.
Lúc quay ra, tay chú Phiên cầm một chiếc phong bì, không phải bì thư, mà là kiểu phong bì bưu kiện, to khoảng cỡ A4, bằng giấy bìa, màu cát nâu. Một cách tự nhiên, tôi thấy tò mò về thứ đựng trong đấy; nhưng chú Phiên chỉ đặt chiếc phong bì qua một bên trên mặt bàn, ngồi xuống, nhìn chúng tôi, rồi nói tiếp, nên tôi lại nghĩ nó có khi chỉ là vật ngẫu nhiên, không cần liên quan đến chuyện đang nói; chú Phiên vừa cười vừa hơi nhăn nhó:
— Tuần trước tôi hẹn đánh nhau rồi, tuần sau đánh, mà chưa đánh thì mình đã bị ba chỗ hạ phong nhỡn tiền.
Tôi nhìn anh Ngạn, nhưng chẳng thấy anh có biểu hiện gì.
— Thứ nhất là, — chú Phiên tiếp; — không sợ một vạn, chỉ sợ vạn nhất; những chuyện bất ngờ, không lường trước, tới lúc biết rồi thì sẽ bị phòng ngừa chu đáo hẳn hơn. Thứ hai, lần này mình phải chơi trên sân khách...
— Sân khách tức là phải qua... — Không kìm được, tôi hỏi luôn, vừa nói vừa úp bàn tay phải, ngón cái quặp vào, hơi nghiêng người đưa một đường cong cheo chéo lên từ mặt bàn.
Nhưng chú Phiên đã lắc đầu:
— Không, đánh ở đây thôi, nhưng vẫn là sân khách. Thứ ba, — chú tiếp luôn, như để tôi không kịp thắc mắc thêm, — kỹ thuật cờ bạc bây giờ đã thay đổi nhiều.
— Bọn... à người Sinh-ga-po... à là... người Hồng-kông... họ có sòng bạc ở đây ạ? — Cố nhớ cho đúng tình tiết trong câu chuyện tương đối nhiều mắt xích và dích dắc đã nghe, tôi thắc mắc.
— Người Sinh-ga-po có lẽ không có, người Hồng-kông chắc cũng vậy... — Chú Phiên nói chậm, như vừa nói vừa nghĩ; rồi chú thở ra một hơi. — Nhưng chuyện này liên quan tới Trúc Liên Bang.
Cả câu chuyện này, quả thật có quá nhiều thứ mà tôi hoàn toàn chả có khái niệm gì cả, nên đến lần này, tôi chỉ ngồi im và chờ. Chú Phiên nhìn sang anh Ngạn, anh Ngạn khịt nhẹ một cái, rồi nói bằng ngữ điệu đều đều:
— Lá trúc phiêu phiêu từng phiến lượn, cát bay vạn dặm đất liên bang.
Đều đều, nhưng không khó nhận ra đây là hai câu thơ; theo thói quen, tôi thầm kiểm tra, và cảm thấy hài lòng vì hai câu này đúng niêm luật.
— Trúc Liên Bang là băng đảng xã hội đen lớn nhất ở Đài Loan. — Chú Phiên tiếp tục. — Khoảng giữa những năm tám mươi, vì lạm sát lỗ mãng, bị nhà đương cục Đài Loan phối hợp với cảnh sát Mĩ tập trung thanh trừng triệt để, băng chủ bị kết án chung thân, băng đảng hầu như tan rã và kiệt quệ.
"Một mặt, dư đảng Trúc Liên Bang vẫn tính chuyện tìm đất sống ở ngoài lãnh thổ Đài Loan. Mặt khác thì Hồng-kông, thiên đường xã hội đen, trước sau gì sẽ bị trao trả về đại lục, nên các trùm hắc đạo Hồng-kông cũng phải tính trước chuyện tìm bãi đổ bộ, xuất khẩu tội phạm. "Sạch sẽ" thì tìm cách qua Anh, Ca-na-đa. Còn số "có vấn đề" thì nhiều đối tượng nhắm tới Đài Loan, và một trong các phương án tiếp cận là tìm cách vực dậy cái xác Trúc Liên Bang.   
"Tay Quảng Hào này là thành viên Trúc Liên Bang."
— ...
— Bây giờ đã hẹn đánh nhau tại sòng lớn nhất thành phố, bảo là lớn nhất Việt Nam cũng được, sòng này nằm ở quận Tư, và có phần của Trúc Liên Bang.
— Nhưng như thế... sao không chọn một chỗ... trung gia... trung lập ạ? — Ở tôi xuất hiện rõ ràng một cảm nhận bất công của một cổ động viên đội nhà.
— Tới khiêu chiến, thì phải chấp nhận hạ phong. Vả lại từ đầu gã Hào này cũng toàn đấu sân khách cả. Giờ tới phiên mình, cũng là phải thôi...
— Lô-gích thì... cũng không hẳn. — Tôi nghĩ đến một bài toán tối ưu. — Vì ở những trình độ... trọng số khác nhau...
Tôi không diễn đạt hết, vì thấy chú Phiên đã vừa cười mỉm, vừa gật đầu mấy cái liền, có vẻ thú vị:
— Cậu hình dung phân minh lắm. — Nói thế thì giống một lời khen, nhưng không hiểu sao, vừa mới gật đầu, chú Phiên lại khẽ lắc đầu khi nói câu này. — Cậu có đọc Kim Dung, đúng không?.. Ờ, trong những câu chuyện đó, vẫn có những e-pi-dốt cao thủ hẹn hò quyết đấu, rồi tới lúc gặp, một người lại lạnh lùng quay lưng bỏ đi, ném lại một câu: "Ngươi đang thọ thương, về chữa cho lành, ngày này tháng sau gặp lại." — Chú Phiên cười. — Công bằng, và cao thượng. Và người đọc thích võ lâm ở trong truyện có một phần lớn là vì những tình tiết như vậy. Còn trong đời thực, những chuyện hành xử đó tôi nghĩ vẫn có. Cả trong "võ lâm" thực ở ngoài, có thể cũng có. Nhưng trong nghề cờ bạc, tôi chưa từng biết tới những chuyện tương tự. Với dân kỳ bẽo, chỉ có thắng, thua, lợi, hại, mới là quan trọng. Cho nên người ta cao thượng chỉ trong trường hợp chắc thắng mười mươi. Còn không, thì sẽ chẳng có gì hết, ngoài bốn chữ "Bất Chấp Thủ Đoạn".
Bất giác, tôi cũng xoay chén rượu của mình một cái. Câu chuyện này càng lúc... cấu trúc hệ thống càng khó vẽ bẹt ra trên giấy một cách tường minh ngay; mà đầu óc tôi, thì từ lúc thày Đét-lam của tôi bắt đầu dạy tôi những thứ thật sự khó hình dung, thật sự phức tạp, thì tôi đã nhận ra ngay là những thứ như vậy rất lôi cuốn nó.
— Chú Phiên, — tôi tìm cách diễn đạt một câu hỏi có bộ dạng không quá tọc mạch, — sòng bạc lớn nhất... nước, — tôi xòe ngửa bàn tay phải ra, như đang thanh minh, — như nước mình... ở vào lúc như bây giờ, thì phải hình dung thế nào ạ?
— Bất hợp pháp, tất nhiên, các sòng đều bất hợp pháp. Còn lớn... thì đương nhiên không thể so sánh với Đại Thế Giới rồi, nhưng nếu so với nhiều sòng lớn thời trước giải phóng, thì cũng tuyệt không thua sút, nếu không muốn nói là còn có phần quy mô hơn. Ăn thua tính bằng bạc triệu. Đủ kiểu sát phạt. Đủ loại dịch vụ tại chỗ: cho vay, cầm đồ, mại dâm giải đen... An ninh nhiều lớp, không mảy may chần chừ nếu phải chơi nặng tay. Có nhiều phương án và nhiều lối thoát hiểm. Chỉ tiếp khách quen, khách được giới thiệu, và đã được thẩm tra kỹ lưỡng.
— Nhưng mà... kiểu những chỗ chơi nhỏ, thì cháu hình dung được, còn một sòng chơi tiền to như thế, thì kể cả tuyển người để chơi với nhau, thì cũng làm sao giữ kín được..?
— Đã bất hợp pháp, thì lớn bé gì chả phải lo lót. Bé thì lót bé, lớn thì lót lớn. Như sòng này, thì trong sổ lương của nó, chưa nói cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra, tới lãnh đạo công an thành phố đảm bảo cũng không thể không góp mặt.
Nếu là nghe người khác kể, trong một bối cảnh nào đó khác, nhiều khả năng tôi sẽ thấy giống như đang ngồi nghe thông tấn vỉa hè, thời sự xe ôm, nhưng ngay lúc này, vì biết cụ thể đây là người thật việc thật, nên tôi đang có một cảm giác khác, một hỗn hợp thứ thật thứ giả trộn lẫn theo một cơ cấu tương đối lạ lùng.
— Còn Trúc Liên Bang, — chú Phiên vẫn đang nói tiếp, — thì ra khỏi Đài Loan, ngoài việc tìm cách trực tiếp có phần ở những nơi làm được ra tiền, với giới làm ăn người Đài Loan ở nước ngoài, họ còn có mạng lưới "thuế vụ" riêng: những người này tháng tháng đều phải nộp cho họ một khoản tiền, nếu như muốn người nhà mình ở Đài Loan được yên ổn. Cách làm tiền của Trúc Liên Bang, nói chung trắng trợn hơn so với đa phần các tổ chức bang hội khác. Quá khứ nhiều phen điêu đứng của họ, đều do chuyện này mà ra, nhưng rốt cuộc thì nó vẫn tồn tại, thậm chí phát triển thành một đặc trưng riêng.
Ý nghĩ này đến, cùng với một cảm giác không thoải mái — như cảm giác có lỗi, — vì bây giờ nó mới đến. Tôi nhìn chú Phiên, lúng túng vì không hình dung được liệu có nên hỏi thế này hay không, — những chuyện này quả thật tôi không thạo:
— Chú Phiên, thế thì... chú tham gia thế này có phải... có sợ... có nguy hiểm không ạ?
— Có lẽ là lo, lo lắng để tìm cách giải quyết thôi, chứ không phải sợ. — Nói vậy, nhưng chú Phiên lại thở dài. — Nếu sợ, thì nên sợ từ lúc muốn đi theo thày cơ.
Chú Phiên cười, nhưng lúc chú nhìn tôi, thì trông chú lại đã hoàn toàn không giống người vừa cười:
— Cho nên, dù là chuyện này phải hãn hữu lắm mới có thể tính đến, thêm nữa, thì tôi, và nhất là cậu Ngạn, cũng đã cẩn thận, nhưng nếu như cậu không muốn dây dưa vào, thì đơn giản là chuyện sẽ kết thúc ở đây, — coi như anh em chú cháu mình hẹn nhau ăn uống, trò chuyện vui vẻ, và tôi kể cậu nghe một câu chuyện, thế thôi...
Tự nhiên tôi nói luôn:
— H... không, có gì chú cứ bảo cháu, cháu chẳng ngại gì đâu. — Thực ra tôi đang ngại nhất việc chú Phiên có thể đã hiểu nhầm câu hỏi "có sợ không" của tôi, còn chuyện có ngại dây dưa vào không, thì tôi chả kịp nghĩ, mà có nghĩ, tôi đồ là cũng không thể nghĩ cho thông, nên sẽ chẳng quyết định được nên thế nào; những gì tôi đang nói là không "thật thà", nhưng thật sự tôi cũng không hình dung được là tôi sẽ nói khác đi, còn tại sao lại thế, thì tôi không biết.
Tôi nghe thấy anh Ngạn thở ra một hơi, còn chú Phiên thì ngồi yên nhìn tôi, tôi hơi lúng túng, nhưng tôi nghĩ là tôi không để lộ ra ngoài. Cuối cùng chú Phiên cầm cái phong bì bưu kiện lên:
— Cậu coi đi.

(Còn nữa)

Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 2):

Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 1):

Truyện "LẬP TRÌNH VIÊN" (Phần I — Đầy đủ):

Diễn biến 12 ngày đêm Điện Biên Phủ Trên Không năm 1972

6 ý kiến, và ý kiến từ facebook

DIỄN BIẾN 12 NGÀY ĐÊM ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG NĂM 1972


— Những ngày giữa tháng chạp năm 1972, tình hình diễn biến rất khẩn trương, sôi động. Ngày 13 tháng 12, do thái độ ngoan cố, lật lọng của chính quyền Mỹ, Kít-xinh-giơ, cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ tuyên bố đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Pa-ri về Việt Nam.
— Ngày 17/12, Ních-xơn chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên Lai-nờ-bách-cơ II.
Về phía ta đã chuẩn bị sẵn sàng. Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Quân chủng Phòng không Không quân chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng B-52 đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra.
— 10 giờ 30 phút, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân trực tiếp chỉ thị cho các đơn vị toàn quân chủng, đặc biệt là hai khu vực Hà Nội — Hải Phòng: "Tình hình rất khẩn trương, các đơn vị cần thực sự chuẩn bị cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu, có kế hoạch tiếp tế đạn cho tên lửa, bảo đảm vũ khí trang bị sẵn sàng chiến đấu với hệ số kỹ thuật cao nhất; thông tin liên lạc phải thường xuyên thông suốt; tổ chức báo động kiểm tra các đơn vị".
— Toàn Quân chủng Phòng không Không quân cũng quân và dân miền Bắc đã làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu, quyết đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ nếu chúng liều lĩnh leo thang ra đánh phá Hà Nội, Hải Phòng.

Ngày 18/12/1972
— Sáng 18/12, Bộ Tổng Tham Mưu điện cho các đơn vị: cần đề phòng địch dùng B-52 đánh phá các mục tiêu trọng điểm. Các binh chủng pháo cao xạ, tên lửa, ra-đa, không quân, pháo binh sẵn sàng chiến đấu kịp thời đánh trả máy bay, tàu chiến địch. Tổ chức quan sát, báo động, có kế hoạch sơ tán đào hầm hào, phối hợp với công an và nhân dân làm tốt công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản...
— Phủ Thủ tướng cũng điện cho các Bộ và cơ quan: Địch có thể ném bom Hà Nội — Hải Phòng cần thực hiện tốt kế hoạch sơ tán của thành phố.
— 10 giờ 15 phút, một chiếc máy bay trinh sát không người lái của địch bay từ hướng Tây Bắc vào trinh sát Hà Nội. Các đơn vị ra-đa phát hiện báo cáo về Tổng trạm ra-đa và sở chỉ huy Quân chủ́ng Phòng Không.
— 16 giờ 30 phút Bộ Tổng Tham Mưu thông báo cho Quân chủng Phòng không Không quân và Bộ Tư lệnh Thủ đô: Sẽ có đợt hoạt động lớn của máy bay chiến lược B-52 ra miền Bắc.
— 19 giờ 10 phút, các đài ra-đa cảnh giới của của binh chủng ra-đa báo cáo về sở chỉ huy trung tâm: "B-52 đang bay vào hướng Hà Nội".
— 19 giờ 25 phút, không quân ta được lệnh cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật Mỹ (F4, F8, F111, A6, A7...). Cùng lúc ở Tam Đảo, Việt Trì, các đài quan sát dồn dập báo về Sở chỉ huy trung tâm: Máy bay F111 ném bom sân bay Nội Bài, Kép... Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Thủ đô ra lệnh báo động toàn thành phố. Lập tức, còi báo động từ Nhà hát Lớn, Quảng trường Ba Đình, ga Hàng Cỏ và nhiều nơi nội và ngoại thành nổi lên khẩn cấp.
— Từ 19 giờ 20 phút đến 20 giờ 18 phút, nhiều tốp máy bay B-52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm... Cuộc chiến đấu ác liệt của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội bắt đầu, mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội Điện Biên Phủ trên không".
— 20 giờ 18 phút, tiểu đoàn 59 trung đoàn tên lửa phòng không 261 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng 2 quả đạn từ cự ly thích hợp hạ ngay 1 máy bay B-52 (máy bay rơi xuống cánh đồng thuộc Phủ Lỗ và Đông Xuân, giữa tỉnh Vĩnh Phú và Hà Nội, cách trận địa gần 10 km). Đây là chiếc máy bay B-52 đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội.
— 20 giờ 16 phút, tiểu đoàn tên lửa 52, trung đoàn 267, sư đoàn phòng không 365 từ một trận địa ở Nghệ An bắn bị thương nặng 1 máy bay B-52 khi chúng vừa gây tội ác ở Hà Nội về, buộc phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Đà Nẵng.

Đêm 18/12, Mỹ huy động 90 lần chiếc B-52 ném 3 đợt bom xuống Thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B-52 có 8 lần chiếc F111 và 127 lần chiếc máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ đô Hà Nội. 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm chết 300 người.

Ngày và đêm 19/12/1972
— Sau cuộc chiến đấu ngày 18/12 các lực lượng chiến đấu đã kịp thời rút kinh nghiệm và hạ quyết tâm đánh mạnh hơn nữa lập thành tích chào mừng ngày toàn quốc kháng chiến 19/12.
— 4 giờ 30 phút rạng sáng ngày 19/12, địch ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà máy Cao su Sao Vàng... Các trận địa tên lửa, pháo phòng không với các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô bắn hàng ngàn viên đạn các loại tiêu diệt một máy bay F4.
— Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257 đánh một trận thật xuất sắc, bắn rơi tại chỗ một máy bay B-52.
— Sáng 19/12, Bộ Chính trị họp biểu dương các lực lượng phòng không đã chiến đấu dũng cảm, đồng thời chỉ thị các đơn vị cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh chủ quan thỏa mãn, chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để chiến đấu liên tục, bắn rơi nhiều máy bay B-52.
— Tổng tham mưu trưởng chỉ thị: Bộ đội tên lửa đêm chiến đấu, ngày nguỵ trang sơ tán. Bộ đội ra-đa phải thường xuyên theo dõi địch, quản lý vững chắc vùng trời cả ngày và đêm. Bộ đội pháo phòng không thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao và đánh thắng địch.
— Đêm 18 rạng ngày 19/12, đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã đến ngay một số đơn vị Phòng không Không quân và khu vực Đông Anh, Yên Viên nơi vừa bị B-52 của giặc Mỹ ném bom, động vien thăm hỏi bộ đội và nhân dân Thủ đô.
— Nhiều nước trên thế giới ra tuyên bố hoặc điện tới Tổng thống Mỹ yêu cầu chấm dứt hành động dùng máy bay B-52 ném bom tàn phá ác liệt Hà Nội, Hải Phòng và miền Bắc Việt Nam.
— 19 giờ 45 phút ngày 19 đến 5 giờ 20 phút ngày 20/12, máy bay B-52 tiếp tục ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Riêng ở Hà Nội 87 lần chiếc B-52 và hơn 200 lần chiếc máy bay cường kích ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội ngoại thành

Sau 2 đêm đầu chiến đấu tuy quân dân ta giành thắng lợi, nhưng lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô cũng gặp khó khăn. Nhiều trận địa bị trúng bom. Cơ số đạn tiêu thụ quá mức. Trận địa pháo 10 mm của tự vệ Đống Đa bắn hết đạn, nhiều tiểu đoàn tên lửa đạn dự trữ còn ít.

Ngày 20/12/1972
— 11 giờ 45 phút, Bộ Tổng tư lệnh điện cho các đơn vị: "Chiều và đêm nay địch sẽ đánh lớn bằng máy bay B-52 và máy bay cường kích vào thủ đô Hà Nội".
— 19 giờ ngày 20 đến sáng 21/12, địch huy động 78 lần chiếc B-52 ném bom Hà Nội và hơn 100 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào đánh phá nội, ngoại thành Hà Nội. Bộ đội ra-đa phát hiện nhanh, xa, đúng, đủ, kịp thời, mắc cho các loại máy bay địch phát nhiễu dày đặc.
— Khi B-52 địch cách Hà Nội 80 km, trực ban trưởng Sở chỉ huy phòng không đóng cầu dao, nổi còi báo động toàn thành phố sẵn sàng chiến đấu.
— 20 giờ 5 phút đến 20 giờ 7 phút, trận đánh xuất sắc trong 2 phút từ cự ly 22 km với 2 quả đạn, tiểu đoàn 93, trung đoàn tên lửa 261 bắn cháy 1 máy bay B-52 rơi tại chỗ ở khu vực ga Yên Viên, cách Hà Nội hơn 10 km.
— 20 giờ 34 phút, bằng cách đánh "mới", tiểu đoàn 77, trung đoàn tên lửa 257 bắn rơi chiếc B-52 thứ 2 ở ngoại thành.
— 20 giờ 29 phút đến 20 giờ 38 phút, 3 tiểu đoàn tên lửa (78, 79, 94) tập trung hỏa lực bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 thứ 3.
— Trong đợt chiến đấu này, các đại đội pháo 100 mm của dân quân tự vệ thủ đô đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa cao xạ 57 mm, 14.5 mm, 12.7 mm bằng nhiều phương pháp bắn cản (bắn đón), bắn theo tiếng động... bảo vệ vững chắc cho các trận địa tên lửa và các mục tiêu quan trọng khu vực nội, ngoại thành Hà Nội.

Đêm 20 rạng ngày 21/12 bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã thực hiện trận đánh xuất sắc, chỉ 35 quả đạn bắn rơi 7 chiếc B-52, có 5 chiếc rơi tại chỗ. Tiêu biểu là trận đánh lúc 5 giờ 2 phút đến 5 giờ 11 phút các tiểu đoàn (57, 77, 79) chỉ trong 9 phút với 6 quả đạn đã bắn rơi 4 chiếc B-52 (3 chiếc rơi tại chỗ). Riêng tiểu đoàn 57 với 2 quả đạn cuối cùng trong 2 phút (từ 5 giờ 9 phút đến 5 giờ 11 phút) bắn rơi 2 máy bay B-52 (1 chiếc rơi tại chỗ).

Cùng ngày, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp gọi điện thoại xuống các sư đoàn biểu dương bộ đội Phòng không Hà Nội vừa qua đánh tốt, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân. Cuối cùng, Đại tướng nói: ''Cả nước đang hướng về. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ, từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi chặt chẽ cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội.''

Ngày 21/12/1972
— Tại Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng chiến sự vẫn diễn ra ác liệt.
— Ban ngày, 180 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh phá các mục tiêu trọng yếu: Ga Hàng Cỏ và Sở công an Hà Nội, nhà máy điện yên Phụ, Bộ Giao thông, cầu Phủ Lý và 6 đợt đánh vào khu vực thị xã Thanh Hóa.
— Từ 11 giờ 15 phút đến 12 giờ 24 phút, địch cho 2 lần chiếc máy bay trinh sát Hà Nội và đường số 1 Bắc, nhằm thăm dò lực lượng của ta và chuẩn bị cho đợt tập kích tiếp theo.
— 21 giờ 37 phút đêm, rạng sáng 22, địch huy động 24 lần chiếc máy bay B-52 và 36 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống vào đánh sân bay và bệnh viện Bạch Mai, Giáp Bát, Văn Điển... Ngoài ra, 30 lần chiếc F4, F105 vào đánh phá các khu vực Bắc Giang, ga Kép, sân bay Yên Bái, cảng Hải Phòng, Cát Bi và An Lão (Kiến An).

Phát huy khí thế chiến thắng của 3 ngày đêm trước quân và dân ta đã bắn rơi 11 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B-52, 2 F4, 2 A7, 1 F111, 1 A6, 1 RA5C, 1 F105...

Ngày 22/12/1972
— 2 giờ 38 phút sáng 22/12, bộ đội ra-đa đã phát hiện chính xác các tốp B-52 và máy bay chiến thuật Mỹ ở hướng Tây Nam. Lần này địch sử dụng 24 chiếc B-52 và 36 máy bay chiến thuật vào đánh phá sân bay, bệnh viện Bạch Mai, ga Giáp Bát, Gia Lâm, Văn Điển... và các trận địa tên lửa, 18 lần chiếc F111 hoạt động xen kẽ ở độ cao thấp nhằm bất ngờ đánh phá vào các mục tiêu đã trinh sát.
— 3 giờ 42 phút, các kíp chiến đấu của tiểu đoàn 57 bộ đội phòng không Hà Nội đã bình tĩnh, dũng cảm vận dụng kinh nghiệm chiến đấu của các đêm trước, đồng loạt nổ súng bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B-52 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây. Cùng thời điểm này, tiểu đoàn 71 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B-52 ở Thanh Miện, Hải Hưng.
— 3 giờ 46 phút, tiểu đoàn tên lửa 93 lại bắn rơi 1 chiếc B-52 ở khu vực Quỳnh Côi, Thái Bình.
— Ban ngày, 56 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các mục tiêu: Ga Kép, thị xã Bắc Giang, thành phố Việt Trì, thị trấn Vĩnh Yên. Ban đêm, 24 lần chiếc B-52 có 30 chiếc máy bay chiến thuật hộ tống, 9 F111 tập trung đánh khu vực Hải Phòng gồm Sở Dầu, nhà máy xi măng, khu An Dương, Đông Anh (Hà Nội), Hòa Lạc, Đáp Cầu... Quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B-52, 1 F4.
— Ngày 21, 22/12, tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14.5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi 1 máy bay F111 "cánh cụp cánh xòe" của Mỹ.
— Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội, 22/12, Bộ Tổng Tư lệnh gửi thư khen bộ đội tên lửa, cao xạ, không quân, ra-đa, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, đồng bào và cán bộ Thủ đô đã chiến đấu giỏi, đánh những trận xuất sắc tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ.

Ngày 23/12/1972
— Ban ngày, 54 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các khu vực ngoại thành Hà Nội, Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức (Hà Tây). Ban đêm 33 chiếc B-52 đánh Đồng Mỏ (Lạng Sơn) và khu vực Bắc Giang; 30 chiếc máy bay F4 và F105, 11 máy bay F111 đánh vào Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc và các sân bay Nội Bài, Yên Bái. Hướng biển, có 7 máy bay chiến thuật của Hải quân Mỹ vào đánh Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An (Hải Phòng).
Ta bắn 4 máy bay trong đó có 2 B-52, 1 F4, 1 A7.
— Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương công trạng quân dân miền Bắc và cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không Không quân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt tuyên dương công trạng của quân và dân Hà Nội chiến đấu oanh liệt, giành thắng lợi to lớn, bắn rơi tại chỗ chiếc B-52.

Ngày 24/12/1972
— Ban ngày, địch huy động 44 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên (Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc).
— Ban đêm, từ 19 giờ 50 phút, địch dùng 33 lần chiếc B-52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, phối hợp với 39 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánh phá các sân bay Yên Bái, ga Kép và khu vực Vĩnh Tuy (Hà Nội).
Quân và dân miền Bắc chiến đấu giỏi đã bắn rơi 5 chiếc máy bay — trong đó có 1 B-52, 2 F4, 2 A7.
— Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Nô-en, 24 giờ ngày 24/12, địch tạm ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần bọn giặc lái, rút kinh nghiệm tìm thủ đoạn và cách đánh mới.

Ngày 25/12/1972
— Từ 0 giờ ngày 25/12/1972, không quân địch ngừng ném bom miền Bắc nhân dịp lễ Nô-en.
— Sáng 25, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân triệu tập Hội nghị quân chính tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu gai đoạn 1 và phổ biến tình hình nhiệm vụ giai đoạn tới.
— Qua 7 ngày chiến đấu ngoan cường dũng cảm, bộ đội tên lửa, pháo phòng không hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ cùng bộ đội ra-đa, không quân và các lực lượng phòng không ba thứ quân đã bắn rơi 53 máy bay địch, có 18 B-52, 5 F111. Trong đó Quân chủng Phòng không Không quân bắn rơi 31 chiếc (tên lửa bắn rơi 23 chiếc có 17 chiếc B-52, không quân bắn rơi 1 chiếc F4, pháo phòng không bắn rơi 7 chiếc). Lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ bắn rơi 22 chiếc, trong đó có 4 chiếc F111 và pháo 100 mm được công nhận bắn rơi 1 chiếc B-52.
— Bộ Chính trị, Quân Ủy Trung ương nhận định: Địch sẽ đánh phá trở lại Hà Nội ác liệt hơn, quân và dân Thủ đô Hà Nội cần gấp rút chuẩn bị tốt lực lượng đánh địch trong những ngày tới.
— 15 giờ 25 phút ngày 25/12, Bộ Tổng Tham Mưu lệnh cho Quân chủng Phòng không Không quân từ 19 giờ ngày 25/12/1972, tất cả bộ đội, vũ khí, khí tài tên lửa phải sẵn sàng chiến đấu 100%. Bộ đội ra-đa phải phân biệt chính xác mục tiêu thật, giả và thông báo kịp thời B-52 địch, chú ý máy bay bay thấp. Các loại pháo, súng máy phòng không tổ chức bố trí đón lõng tập trung đánh tiêu diệt F111 và bảo vệ tên lửa; pháo 100 mm tham gia đánh B-52.

Ngày 26/12/1972
— 13 giờ ngày 26, địch sử dụng 56 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh. Tiểu đoàn tên lửa 72, trung đoàn 285 đã bắn rơi 1 máy bay F4.
— Từ 22 giờ 5 phút ngày 26/12, địch sử dụng 105 lần chiếc B-52 và 110 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống đánh ồ ạt, liên tục vào nhiều mục tiêu trên cả 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên (Mỹ tập trung 66 lần chiếc B-52 vào đánh phá Hà Nội, 21 lần chiếc B-52 đánh Thái Nguyên và 18 lần chiếc B-52 đánh Hải Phòng).
— 22 giờ 40 phút , máy bay B-52 ồ ạt đến ném bom rải thảm dữ dội vào tất cả các mục tiêu nội, ngoại thành Hà Nội. Khu phố Khâm Thiên và Khu Hai Bà Trưng bị tàn phá nặng nề gây khó khăn nhiều nhất cho nhân dân ta.
— Từ các trận địa ở khu vực ngoại thành, ba tiểu đoàn tên lửa (57, 76, 88) đã tập trung bắn rơi 1 máy bay B-52. Sau ít phút các tiểu đoàn (57, 58, 79, 85, 87, 94) lập tức bắn rơi tại chỗ 2 máy bay B-52, một chiếc rơi xuống xã Định Công (Thanh Trì).
— Với kinh nghiệm dày dạn, các tiểu đoàn tên lửa Phòng không (59, 93, 78, 79) đã phân tích chính xác, mục tiêu B-52 trong dải nhiễu, bắn rơi thêm 2 chiếc B-52.
— Cùng thời gian này tại Hải Phòng, tiểu đoàn tên lửa 81 đã vận dụng tốt phương pháp điều khiển và bám sát mục tiêu trong dải nhiễu, bắn rơi 1 máy bay B-52 ngay trên đất cảng. Đại đội 74 pháo 100 mm, trung đoàn 252 cũng bắn rơi 1 B-52.

Trận chiến đấu đêm 26/12 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòng không 3 thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắn rơi 8 máy bay B-52, riêng Hà Nội Bắn rơi 5 chiếc, có 4 chiếc rơi tại chỗ và 10 máy bay chiến thuật khác. Đây là trận đánh then chốt quyết định bắn rơi nhiều máy bay chiến lược B-52 nhất trong 9 ngày qua. Trận đánh làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng. Lầu Năm góc và bọn giặc lái Mỹ.

Ngày 27/12/1972
— Sáng ngày 27/12, địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm 3 đợt đánh phá dữ dội vào các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội như nhà máy dệt 8/3, ga và kho Văn Điển, cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì, các trận địa tên lửa, ra-đa... Pháo phòng không các loại của quân dân Thủ đô đã phát huy hỏa lực, đánh trả mãnh liệt trên tất cả các hướng. Đại đội 61 tiểu đoàn 20 bắn rơi 1 máy bay F4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi 2 chiếc máy bay F4 của Mỹ.
— Từ 19 giờ đến 22 giờ ngày 27/12, địch tăng cường huy động 36 lần chiếc máy bay B-52, có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh phá các khu vực: Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa; Xen kẽ giưa các đợt hoạt động của B-52 địch dùng 17 lần chiếc F111 tiếp tục thay nhau đánh phá, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta.
— 22 giờ 20 phút ngày 27/12, Bộ Tư lệnh Không quân cho đồng chí Phạm Tuân lái máy bay MIG-21 cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái được Sở chỉ huy và ra-đa dẫn đường trực tiếp bảo đảm, vượt qua hàng rào bảo vệ của máy bay F4 tiến về hướng đội hình B-52. Đến bầu trời khu vực Mộc Châu, Sơn La anh tiếp cận được mục tiêu, công kích bằng 2 quả tên lửa. Một chùm lửa bốc cháy trùm lên chiếc B-52 thứ 2. Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị bộ đội không quân ta bắn rơi trong chiến dich 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không".
— Ngay trong đêm 27/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bí thư Quân Ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện khen bộ đội không quân đã lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B-52 của Mỹ.
— 23 giờ ngày 27/12, bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đánh trả quyết liệt tốp B-52. Bằng 32 quả đạn, các đơn vị tên lửa phòng không của ta đã bắn tan xác 4 máy bay B-52 trong đó có 2 chiếc máy bay rơi tại chỗ.
— 23 giờ 2 phút ngày 27/12, hai tiểu đoàn tên lửa (71, 72) bắn tiêu diệt tốp máy bay B-52 từ hướng Tây lao vào đánh phá Hà Nội. Bằng 2 quả đạn theo phương pháp bám chính xác vào giữa nền dải nhiễu đậm, chiếc B-52 chưa kịp cắt bom đã bị trúng đạn bốc cháy rơi xuống làng Ngọc Hà, đường Hòang Hoa Thám (Hà Nội). Đây là chiếc B-52 duy nhất chưa kịp cắt bom đã bị bắn rơi. Trong đó tiểu đoàn 59 và tiểu đoàn 77 cũng bắn rơi 2 chiếc máy bay B-52 lúc 23 giờ 4 phút và 24 giờ 6 phút ngày 27/12.

Trong ngày và đêm quân dân miền Bắc đã bắn rơi 14 máy bay trong đó có 5 B-52 (2 chiếc rơi tại chỗ), 5 F4, 2 A7, 1 A6, 1 máy bay lên thẳng HH53 đến cứu giặc lái.

Ngày 28/12/1972
— Từ 10 giờ đến 17 giờ ngày 28/12, địch huy động 131 lần chiếc máy bay chiến thuật các loại đánh vào trận địa của bộ đội Phòng không Không quân ở khu vực nội, ngoại thành. Quân và dân Thủ đô đánh trả quyết liệt. Không quân ta cất cánh đánh một trận xuất sắc bắn rơi 1 máy bay RA5C.
— Cùng ngày Bộ Tổng Tham Mưu thông báo: Tổng thống Mỹ Níchxơn đã phải chấp thuận nối lại các phiên họp Hội nghị Pa-ri. Chính phủ ta chấp nhận.
— Tối 28/12, Trung đoàn 274 được lệnh cơ động tăng cường ra Thủ đô Hà Nội. Những quả đạn tên lửa từ Quân khu 4 được chuyển ra chi viện nhanh chóng cho mặt trận Hà Nội.
— Từ 20 giờ đến 22 giờ, địch sử dụng khoảng 60 lần chiếc máy bay chiến lược B-52 đánh phá khu vực Đông Anh, đa Phúc, Cầu Đuống, Yên Viên, Gia Lâm.
— 21 giờ 41 phút, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh của Sở chỉ huy Không quân, lái chiếc máy bay MIG-21 cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy, do Sở chỉ huy sân bay Thọ Xuân và ra-đa dẫn đường vòng ra phía sau đội hình B-52 đuổi địch đến vùng trời Sơn La. Phát hiện được B-52 bám sát ở cự ly gần, Vũ Xuân Thiều xin công kích, quyết tiêu diệt địch. Sau khi bắn cháy máy bay địch, Vũ Xuân Thiều cũng anh dũng hy sinh.

Trận đánh ngày và đêm 28/12, quân và dân ta bắn rơi 3 máy bay Mỹ. Trong đó có 2 B-52, 1 RA5C.

Ngày 29/12/1972
— Ban ngày, địch sử dụng 36 chiếc máy bay của không quân chiến thuật Mỹ đánh phá nhà máy điện Cao Ngạn, Đồng Hỷ và khu vực cây số 4 Bắc Thái Nguyên.
— 23 giờ 16 phút, địch huy động 60 lần chiếc B-52 đánh vào 3 khu vực: 30 B-52 đánh khu gang thép Thái Nguyên và khu Trại Cau, 18 B-52 đánh khu vực Đồng Mỏ (Lạng Sơn), 12 B-52 đánh Kim Anh (Vĩnh Phú).
— Ngoài ra 70 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh xen kẽ các sân bay Thọ Xuân, Yên Bái, Hòa Lạc, Kép và khu vực Kim Anh (Vĩnh Phú), , Đông Anh (Hà Nội), ngoại vi Thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh.

Ta bắn rơi 2 máy bay, trong đó Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội chiến đấu anh dũng bắn rơi 1 máy bay B-52, 1 máy bay F4. đây là trận đánh kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" bảo vệ Thủ đô Hà Nội cuối tháng chạp năm 1972.

7 giờ sáng ngày 30/12, Níchxơn buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và họp lại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam.

Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng kéo dài 12 ngày, đêm đã bị thất bại hoàn toàn.

Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, 5 máy bay F111 và 42 máy bay chiến thuật khác.

Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt trong suốt 8 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đây là cuộc đọ sức quyết liệt nhất từ trước tới nay. Nghệ thuật tác chiến phòng không hiệp đồng chiến đấu, quân binh chủng của bộ đội ta đã chứng tỏ sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quân mà nòng cốt là bộ đội Phòng không Không quân.

Chú Phạm Tuân bắn máy bay B-52

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CHÚ PHẠM TUÂN BẮN MÁY BAY B-52
(Anh kể các em nghe)

Các em (tuổi còn nhỏ; hoặc đã lớn, nhưng là gái) thân mến,
Mặc dù thằng gì Phạm Vũ Luận bộ trưởng Giáo dục của các em đã khẳng định chắc như đinh đóng cột là các em nếu có dốt, thậm chí cực kỳ dốt, môn Lịch Sử thì cũng hoàn toàn không có vấn đề gì cả, nhưng những người Việt Nam có văn hóa như anh của các em đây, thì tự đáy lòng, hoàn toàn, tuyệt đối, thật sự, chân tình, rất không muốn các em cũng sẽ có một suy nghĩ cùng cực ngu xuẩn giống như thằng Lợn... à thằng Luận này.
Cho nên hôm nay, anh sẽ kể các em nghe chuyện chú Phạm Tuân của chúng mình đã lái một chiếc máy bay MIG-21 nhỏ và bắn rơi một pháo đài bay B-52 rất to như thể nào.

Tối ngày 27 tháng 12 năm 1972, bọn giặc mĩ lại chuẩn bị một cuộc ném bom rải thảm xuống Thủ đô Hà Nội thân yêu "lắng hồn núi sông ngàn năm" — (cho nên) tất nhiên không tính Hà Đông đâu nhá — của chúng ta.
Vào lúc mười giờ tối, lũ máy bay ném bom của kẻ thù đã bắt đầu ném những quả bom đầu tiên xuống những sân bay của không quân ta. Bọn máy bay tiêm kích hộ tống của giặc thì điên cuồng hoạt động trong phạm vi bay bỏ bom của những chiếc máy bay ném bom, khiến cho những chiếc máy bay chiến đấu của các chiến sĩ không quân ta rất khó mà có thể cất cánh.
Khoảng 15 phút sau thì trên màn hình ra-đa theo dõi của các chú bộ đội phòng không bắt đầu xuất hiện một số những điểm sáng bạc: từ phía tây những chiếc máy bay ném bom chiến lược của mĩ — pháo đài bay B-52 — xuất hiện và lừ lừ tiến lại gần Thủ đô. Các chiến sĩ phi công của chúng ta được lệnh cất cánh.
Chú Phạm Tuân
Đêm đó là đêm mà chú Phạm Tuân trực chiến. Từ buổi chiều, chú đã được chuyển đến một trong những sân bay dã chiến nằm ở phía bắc, nếu anh nhớ không sai thì là ở Yên Bái. Nhiệm vụ của chú là phải ngăn chặn những chiếc máy bay của kẻ thù trước khi chúng có thể phóng đi những quả tên lửa.
Đúng 10 giờ 22 phút tối, chú Phạm Tuân bay vào bầu trời, cùng với chiếc MIG-21 bé nhỏ mang số hiệu 5121 của mình lao vào một trận đánh không hề cân sức. Trời đầy mây. Nhìn đồng hồ, chú Tuân hướng máy bay về phía tây và bắt đầu lấy độ cao. Tầm nhìn trở nên rõ ràng hơn. Chú chăm chú nhìn vào khoảng không màu hoa vi-ô-lét đang bị xáo trộn ở trước mắt mình. Chú không bật máy định vị, để không làm lộ mình trước mắt kẻ thù quá sớm, giữ cho mình ưu thế tấn công bất ngờ.
Đồng đội từ dưới mặt đất thông báo cho chú Phạm Tuân biết là kẻ thù đã không còn xa nữa, chú chỉ còn cách những chiếc máy bay mĩ khoảng 14 cây số nữa mà thôi, và máy bay B-52 thì bay cao hơn chú Tuân những 4 cây số.
Âm thầm chuẩn bị tinh thần, chú Tuân căng thẳng quan sát bầu trời sao, trông giống như một màn hình ra-đa rất to, ý nghĩ của chú rất tập trung và rõ ràng:
"Sao mà đến tận lúc này vẫn không thấy bọn mĩ đâu cả nhỉ?"
"Chả nhẽ đêm nay chúng đã tắt hết đèn?"
"Nếu mà mình không thể trông thấy chúng, thì buộc phải bảo các bạn ở dưới đất cho phép mình bật máy định vị thôi."
"Lạ thật đấy, thường thường bay ban đêm bọn ăng-ki này đều bật đèn chiếu sáng hết cỡ. Vì chúng bay rất dày và rất sợ va quệt vào nhau. Chúng cảm thấy tự tin, vì chúng cho rằng những chiếc MIG bé nhỏ, như máy bay của mình, thì không thể mà động tới chúng được."
Bỗng một điểm sáng chói lòa vút qua. Một vòng cung lửa lóa mắt bùng lên rồi tắt ngấm. Cái này tuyệt không giống như một vì sao sa... — "À, phải rồi, một thằng tiêm kích hộ tống đã phát hiện ra mình và vừa bắn mình bằng tên lửa đấy mà."
Chiếc MIG-21 bé nhỏ mang số hiệu 5121
MIG-21 là loại máy bay chiến đấu phản lực tiêm kích, 1 người lái, lắp động cơ phản lực P31-300, do Liên Xô cũ sản xuất, viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vào năm 1972, nhiều máy bay Mỹ mang được lượng tên lửa gấp 2-4 lần máy bay của không quân Việt Nam (Mig-21 lúc đó chỉ mang được 2 quả tên lửa Atoll).
Mặc dù vừa mới cách cái chết chỉ một sợi tóc, nhưng chú Tuân chẳng sợ gì cả, ngược lại, chú còn cảm thấy hân hoan trong lòng: "Giờ thì mình sẽ không đi đâu cả! Mình đã nắm được đuôi thằng B-52 ngay giữa trời đêm rồi. Tốt nhất là nó đừng có cuống lên vì quả tên lửa hụt của thằng "con ma" tiêm kích vừa mới bắn mình. Mình không có nhiều thời gian đâu, nhưng cũng đủ: bọn ăng-ki này còn phải thông báo với nhau là MIG vừa xuất hiện."
— Đã phát hiện mục tiêu! — Chú Tuân nói to, và bật máy định vị.
Máy bay của chú đang bay ở độ cao trung bình — 6 cây số cách mặt đất. Những chiếc B-52 thì bay cách đất 10 cây số. Lúc này, ngay cả nếu có chiếc "con ma" nào bổ nhào xuống và bám được vào đuôi chú Tuân, thì nó cũng không thể kịp ngăn cản chú tấn công máy bay B-52, — đường bay chiến thuật lão luyện này được gọi là "đi thấp kéo cao".
Vài giây trôi qua, chú Tuân đã nhận ra một vết sáng tương đối mơ hồ từ phía bên trái, đấy là ánh sáng từ một trong những chiếc B-52, — "Chỉ có buồng lái mới sáng kiểu như vậy."
Đấy quả thật là chiếc B-52 thứ hai, đang bay ở giữa tốp máy bay đúng là đã tắt hết đèn chiếu sáng, — "Chắc là nó đã bay "tối om" như vậy từ đầu, nhưng lại vừa bật đèn lên, khi được báo là có máy bay MIG. Đúng thằng ngu!"
Giờ thì chú Tuân đã nhìn thấy rõ, những chiếc B-52 bay theo đội hình "bậc thang" — chúng sợ va vào nhau.
Chú tiếp tục thông báo:
— Em các bác nhìn thấy rõ ba thằng pháo đài bay. Cho phép em tấn công thằng thứ hai, thằng ngu ăng-ki này bật đèn, thành cái bia bắn rất rõ.
Buồng lái, nơi chú Phạm Tuân đã ngồi và bắn rơi pháo đài bay B-52
Chú Tuân đột ngột bay vút lên, tới vị trí thuận lợi cho việc phóng tên lửa. Chú thậm chí không thèm để ý đến chuyện, chính vào lúc đó, một chiếc "con ma" đã bám lấy đuôi mình, rất có thể là nó đã định hướng theo chiếc đuôi lửa, giống như đuôi sao chổi, ở đằng sau chiếc MIG đang tăng tốc.
Chiếc máy bay tiêm kích bé nhỏ của chú Tuân bay với tốc độ cực lớn, lướt qua ngay bên cạnh chiếc B-52 đang bay "tối om" ở cuối hàng. Chú Tuân chỉ còn cách mục tiêu có 2 cây số. Chú bèn bám theo đuôi chiếc pháo đài bay của kẻ thù, và, sau một khoảnh khắc, chú nhấn cò.
Mục tiêu bị ăn đòn?!
Chú vội ngoặt rất gấp sang trái, cố thoát thật nhanh ra khỏi vùng nguy hiểm. Chiếc MIG bé nhỏ cắm đầu lao xuống gần như theo phương thẳng đứng. Mắt chú Tuân bị tối sầm hết cả lại vì áp lực, dù chú vốn là một chú phi công rất khỏe. Nhưng ý nghĩ của chú thì vẫn linh hoạt và rõ ràng như cũ: "Èo, mình rơi kinh quá, thêm chút nữa, thì cắm thẳng xuống đất mất, nếu như mà mình không đủ sức nhoai ra khỏi quả bổ nhào quỷ khốc thần sầu kinh thế hãi tục này!"
Nhận thấy mình đang vùn vụt mất độ cao một cách vô vọng, chú Tuân bèn cố tập trung hết tất cả sức lực để kéo cần lái về phía mình.
Khi chiếc máy bay tiêm kích thoát ra khỏi đường bổ nhào thẳng đứng, chú Tuân chợt thấy mình đang nhìn mặt trời lặn. Ánh sáng màu đỏ rực rỡ soi sáng khắp chung quanh. Dưới cánh máy bay hiện ra rõ ràng những khu làng, những cánh đồng, những con đường...
Ngước mắt lên, chú nhìn thấy một biển lửa đang bùng bùng ở phía trên đầu mình.
Chiếc B-52 đang cháy!
Từ phía Hà Nội vang lên những loạt cao xạ, — "May quá, là mình đã giải quyết bọn ăng-ki này rất kịp thời. Chỉ thêm chút nữa, là chính mình lại sẽ tự rơi vào lưới lửa cao xạ bảo vệ Thủ đô thân yêu của mình."
Cuộc chiến ban đêm vẫn đang tiếp diễn.
Chú Tuân hạ độ cao, bay tới gần sân bay dã chiến, và thấy nó đang được chiếu sáng trưng như ban ngày. Chú xin phép hạ cánh.
Chẳng hiểu vì sao mà những đốm lửa nhỏ chiếu sáng đường băng, những ngọn đèn nhỏ màu vàng, màu tím, màu đỏ, vẫn thường nháy mắt thân thiện với chú Tuân mỗi lần chú hạ cánh... lại đều không thấy đâu cả.
Chú Tuân không biết, là nửa giờ trước máy bay mĩ đã bỏ bom trúng trạm biến thế, và làm sân bay mất điện, — "Hạ cánh ngay đi, khi ánh lửa còn chiếu sáng đường băng!" — Một giọng nói vang lên trong tai nghe hét-phôn.
Thế là thắng rồi, chiến thắng đã được mong đợi từ lâu!
Chiếc máy bay tiêm kích bé nhỏ nhẹ nhàng chạm bánh xuống mặt đất. Bàn tay đang nắm chặt cần lái, giống như đã bị đóng băng lại, đến nỗi chú Tuân không thể bỏ chiếc cần lái ra ngay.
Đồng đội chạy tới máy bay, ôm lấy, và lôi chú Tuân ra khỏi buồng lái. Đúng lúc đó, đám cháy ở trên trời tắt lịm, và bóng tối — chỉ bị xé rách bởi những ánh lửa lóe lên phía chân trời, nơi có những người đang chiến đấu bảo vệ Thủ đô thân yêu (không tính Hà Đông đâu nhá) — lại bao phủ sân bay.

"Tất yếu" cái địt mẹ mày!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Quan chức Việt Nam, nhiều thằng đéo hiểu ăn cái cặc gì mà sủa ngu quá chó!


"Những sai sót nhỏ lẻ như thấm nước tại vị trí khe co giãn tại hầm Kim Liên là tất yếu trong quá trình triển khai dự án lớn. Sở GTVT sẽ tiếp tục với chủ đầu tư cũng như đại diện nhà thầu có giải pháp khắc phục triệt để nhất.”

Xung quanh hiện tượng thấm nước và xuất hiện những vết nứt tại hầm Kim Liên, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định, công trình hầm Kim Liên vẫn đảm bảo về chất lượng và kỹ thuật. Tuy nhiên, những sai sót nhỏ lẻ như thấm nước tại vị trí khe co giãn là tất yếu trong quá trình triển khai dự án lớn.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục với chủ đầu tư cũng như đại diện nhà thầu để có giải pháp khắc phục triệt để”, ông Tân nói.


Lập Trình Viên II (38)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"Suốt dọc đường, mọi cơ chế suy đoán trong bộ máy thần kinh cơ trí của Tư Thiên đều được ngấm ngầm vận động tối đa, nhưng chỉ tới khi A Chính thật sự xáp mặt Bảy Viễn, thì cơ sự mới được làm sáng tỏ.
"Buổi chiều đó, khi Tư Thiên lại mải ngắm kỳ kinh bát mạch, thì A Chính bận tiếp một người khách trẻ; trẻ lắm, chỉ quãng mười tám... không quá đôi mươi. Mặc bộ đồ xá-xẩu..." — chú Phiên duỗi nhẹ hai tay, rồi xoay mũi bàn tay phải chỉ chỉ vào bộ đồ mình đang mặc. — "bộ đồ đã cũ, màu đã phai... thậm chí vải đã sờn, nhưng trông tinh tươm, vai khoác một chiếc bị cói nát, đó là một chàng thư sinh hay cười, nụ cười tươi tắn nhưng có phần rụt rè, thậm chí rút rát, trên gương mặt xương xương nhưng hiền lành, trắng trẻo nhưng xanh xao; nom như một cậu bé dễ thương lần đầu được mẹ dắt tới trường."
Rõ ràng có một cảm nhận gì đó rất dễ chịu trong giọng nói và nụ cười của chú Phiên, tôi kịp thoáng nhận ra, nhưng nghĩ không kịp về nó.
— Sau một loạt đánh cầm chừng, tới ván quyết định... à họ đấu nhau bằng bài cào... — Nhìn thấy tôi khẽ gật đầu, chú Phiên mới tiếp. — Chiếc bị cói đựng tiền khoác vai hồi nãy đã dốc ra sạch, A Chính tự bắn đáy cho mình một tụ bài chín nút, nhưng người thanh niên chẳng bóp chẳng nặn, lẳng lặng lật bài mình, cười rụt rè:
"— Có vậy thôi, cào.
"Trên chiếu là hai lá Bồi, — Cơ, Chuồn, — và một lá Đầm Bích. Ngay cả A Chính cũng động dung. Y ngó sững đối thủ, rồi không mở bài mình, nhận thua.
"— Đệ ấy đi rồi. — A Chính nói với Bảy Viễn. — Nó không muốn lưu lại danh tính. Kỳ nghệ nó cao lắm. Ngộ thua lần này là cam bái hạ phong...
"Y xua tay trước cái nhìn của Bảy Viễn:
"— Bữa nay là ngộ thua rồi, cái hẹn hôm tới thì thôi khỏi đấu nữa. — Y nhìn Tư Thiên, rồi nhìn Bảy Viễn. — Nên là không cần dằng dai. Giờ cái nị muốn xử ngộ sao cũng được, ngộ nếu có nửa lời...
"Tư Thiên còn đang tính nói đỡ vài lời, xin giúp cho người bạn bất đắc dĩ, mà sau một hoàn cảnh tiếp xúc, y nếu không muốn nói là quý mến, thì cũng khó thể nói là không có chút cảm tình, thì đã thấy Bảy Viễn vỗ vai A Chính:
"— Hết chuyện rồi, thôi bỏ đi.
"Rồi rủ A Chính ra bờ hồ xem cá sấu ăn."
Chú Phiên ngừng lời, đưa mắt nhìn kiểu không nhìn vào đâu cả. Tôi có điều muốn hỏi nhưng nhất thời lại chưa muốn hỏi ngay. Một lát, ánh mắt chú Phiên mới quay trở lại:
— A Chính muốn rời Sài Gòn ngay hôm sau. Buổi sớm, y tới ngồi cà-phê vỉa hè với Tư Thiên ở ngã ba trước cổng Đại Thế Giới. Ban mai, vỉa hè Sài Gòn vừa mát mẻ, lại vừa có nắng ấm, cà-phê vỉa hè là nơi có nhiều dư luận, người ngồi đó nhâm nhi, còn bên đời xe ngựa bắt đầu ngược xuôi, — với nhiều cư dân thành phố, nó là một niềm vui cố định mỗi ngày. Một chiếc xe Thrắc-xông màu đen nhấn ga chạy ngang, quẹo tay mặt, ôm sát cua, cách chỗ hai người đang ngồi có vài mét; từ băng sau có một nòng tiểu liên chĩa ra, đạn vãi xối xả; cả hai đều chết ngay tại chỗ; án mạng không tìm ra thủ phạm.
Anh Ngạn rót thêm rượu cho đầy các chén, nhưng cả tôi và anh đều không động tới chúng; chú Phiên để bàn tay cạnh chén rượu, ngón cái và ngón trỏ với lên, xoay cái chén một cái, rồi lại xoay một cái... Một lát, chú mới tiếp, không ngắt quãng câu chuyện một chút nào về ngữ điệu:
— A Chính chết, Tư Thiên chết, Bảy Viễn sau đó thua trận chạy qua Pháp, rồi chết lưu vong ở ngoại ô Pa-ri. Hồ cá sấu không còn, trên nền đất cũ của Đại Thế Giới đã mọc lên một công trình công cộng khác. Người chết, vật chết, nhưng những câu chuyện thì không có hồi kết. Mọi câu chuyện đều không bao giờ kết thúc, — lúc nào chúng cũng tiếp tục, chỉ chuyển chỗ, lúc thì qua bên này, lúc thì qua bên kia vạch ranh giới giữa trong và ngoài sự chú ý. Mà câu chuyện như vầy, thì đâu cần phải nói sâu xa, — theo cách hiểu đơn giản nhất cũng không khó nhận ra là nó không thể kết thúc ở loạt tiểu liên trên vỉa hè trước cổng Đại Thế Giới.
"Đưa xác A Chính ra khỏi Việt Nam không phải thân quyến, mà là huynh đệ đồng môn.
"Sư phụ của A Chính trước đây từng là một con bạc rất danh tiếng trong giới đổ bác Á Châu. Trong một ván đấu sinh tử, không ngờ gặp phải đối thủ biết dùng thuật thôi miên, ông ta bị thua, và phải uống thuốc độc; may có người bạn thân, là người có uy tín lớn trong đổ giới, đứng ra nhận làm kẻ thế mạng — tức là bán mạng cho người thắng, — xin cho, ông ta mới không phải tự tận. Nhưng thói đời đánh kẻ ngã ngựa, sát phạt lên được tới đỉnh cao, ngã thì càng thê thảm. Ông ta đã phải lưu lạc khắp nơi; sau do một chuyện tình cờ, bảo vệ được một cô bé con, lại là con gái của vị thủ lĩnh nhóm I-a-ma-gu-chi Gum-mi, một băng đảng I-a-ku-da có địa vị rất lớn ở Nhật Bản, ông ta mới yên ổn lưu lại được ở Nhật trong một thời gian; ở đó, ông ta đã khổ luyện được phương cách khắc chế bài thuật thôi miên. Được I-a-ku-da chống lưng, ông ta trở về Hồng-kông, phục thù và lấy lại được địa vị của mình... Sao cơ?" — Chú Phiên nhìn tôi.
— Dạ, I-a-ku-da... — Tôi rụt rè.
— À, I-a-ku-da ở Nhật như Ma-phi-a ở Ý, Tam Hoàng ở Tàu...
Thấy tôi gật gật, chú Phiên tiếp:
— Sư phụ A Chính có nhiều đệ tử, nhưng lớp đệ tử đó, chỉ có A Chính là kỳ tài đổ học. Các đệ tử lớp sau cũng chỉ ở mức gắng giữ được sở học của thày. Nhưng chuyện Đại Thế Giới thì họ không quên; ngay cả Đại Thế Giới cũng không còn, nhưng họ vẫn chờ.
"Và họ cũng được toại nguyện. Mấy chục năm trôi qua, trong lớp đệ tử bạc môn, cuối cùng đã xuất hiện đột phá.
"Sư phụ A Chính lúc tuổi đã ngoại tám mươi lại thu nhận một đệ tử chân truyền. Hồng Quảng Hào gốc người Phúc Kiến; A Chính gặp nạn ở Chợ Lớn, thì Hồng còn khóc oa oa; lúc nhập môn, tuổi Hồng đã tam tuần; cho tới đó, Hồng chỉ làm một người coi phòng thí nghiệm ở trường đại học. Nhưng năm năm sau, mặc định, Hồng đã được thừa nhận là người sẽ chính thức kế thừa y bát của sư phụ.
"Đánh đông dẹp bắc, đương đại, Hồng được coi là không có đối thủ; nhưng về trận thua ở Chợ Lớn, thì họ vẫn còn thận trọng. Hồng đã từng tới Sài Gòn, — có hai đệ tử được bạc ôm hết tiền bỏ trốn, lần đó Hồng thừa lệnh sư phụ qua đây chỉ để thanh lý môn hộ.
"Tới lần này, mừng thọ chín mươi tuổi sư phụ, mới là lúc Hồng muốn tính lại sổ Đại Thế Giới năm xưa.
"Chừng hơn hai tháng trước, y đã có mặt tại Sài Gòn, đã ghé thăm khắp các sòng lớn nhỏ, tới đâu cũng lột sạch các cao thủ áp sòng — với y lúc này mà nói, chuyện này có lẽ là tương đối giản đơn, — nhưng y chủ ý chừa lại ba nơi.
"Cao thủ áp sòng ba nơi này đều là dân Bình Thiền, Đồng Nai, — kỳ bẽo gốc Bình Thiền cũng kiểu như Ma-phi-a gốc Si-xin, — và cả ba đều học nghệ cùng một thày.
"Thày của họ chính là người thanh niên khoác chiếc bị cói đã tới tiệm thuốc bắc kế bên Đại Thế Giới năm xưa.
"Chơi vậy là đĩnh đạc, — coi bộ họ Hồng đã bài binh kỹ lưỡng và rất chắc chắn trong hành động. Sau loạt trận "đánh tiếng" gọn gàng, đổ trường thành phố lại yên ắng ngay như chưa từng có chuyện xảy ra, — y chủ ý dành cho đối thủ đủ thời gian để chuẩn bị ứng chiến.
"Tới tuần trước nữa, y mới xuất hiện tại một trong ba sòng bài kia.
"Long tranh hổ đấu, tất nhiên phải khác trâu bò đánh nhau. Nếu còn có dịp thư thả hơn, cậu muốn, tôi sẽ thuật lại cậu nghe chi tiết về ván đấu này, — vả lại đổ cuộc như vầy, tình tiết không hề đơn giản, lại mới đây thôi, nên thiệt tình tôi cũng cần có thời gian và tâm trạng để hình dung cho đúng.
"Không đơn giản, và họ Hồng chỉ giành thắng trong đường tơ kẽ tóc; nhưng đấy chỉ là sự việc trực tiếp; còn thực chất, thì bản thân người bị thua xuýt xoát cũng hiểu rất rõ ràng rằng ở đây nếu nói "kẻ tám lạng, người nửa cân" thì sẽ phải hiểu theo nghĩa cân lạng thông thường..."
Chú Phiên lại ngừng dở chừng, cứ nhìn tôi có ý chờ, nên tôi nhăn nhăn mũi, hình như hơi nóng mặt, cảm thấy ái ngại thật sự về những sự không thấu đáo của mình:
— Cái kẻ tám lạng người nửa cân này... vậy là thông thường... là không đúng là bên năm bên tám ạ?
— Bên năm bên tám... — chú Phiên cười — thì còn ví von chi nữa? "Lạng" đây là "lượng", lượng vàng ấy. Mười sáu "lượng" là một "cân", một cân là sáu trăm gam, — đây là đơn vị đo lường thời xưa.
Tôi lắc lắc đầu, cười ngượng nghịu, mặt đúng là nóng — chắc đỏ thật...
— Ngay cả sư phụ không thiên vị ai, — chú Phiên đã tiếp tục ngay, chắc không muốn tôi bị bối rối lâu, — thì đệ tử cũng người cao kẻ thấp; và — có lẽ thế — họ Hồng đã chọn người giỏi nhất để đánh trận đầu; cho nên hai trận kế tiếp có thể nói là ít nhiều chỉ còn mang tính hình thức, — cờ bạc đã tới độ này, nói chung rất khó có thể đặt hy vọng lên những sự may rủi.
"Tuy nhiên, lại vẫn có một chuyện mà ngay cả một tay kỳ tài như Hồng Quảng Hào cũng không thể lường trước được.

(Còn nữa)

Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 2):

Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 1):

Truyện "LẬP TRÌNH VIÊN" (Phần I — Đầy đủ):

Nữ Hầu Tước

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






NỮ HẦU TƯỚC
(A. P. Trê-khốp)






Một cỗ xe thắng bốn con ngựa béo tốt đẹp đẽ chạy vào chiếc cổng lớn, như người ta gọi "Cổng Đỏ", của tu viện N; các tu sĩ và học sinh tu viện đã tụ tập đông đủ phía nhà khách dành riêng cho các bậc quyền quí, từ đằng xa, trông thấy người xà ích cùng với mấy con ngựa béo tốt là họ đã biết ngay người phụ nữ ngồi trong cỗ xe là nữ hầu tước Vê-ra quen thuộc và hảo tâm của họ.
Ông già đánh xe mặc chiếc áo đính dải bạc nhẩy ra khỏi ghế và bước lại mở cửa đỡ nữ hầu tước ra. Nàng nâng tấm mạng che mặt lên, khoan thai bước lại gần các tu sĩ cho họ lần lượt làm dấu, sau đó dịu dàng gật đầu chào các học sinh rồi đi vào tu viện.
— Thế nào? Vắng nữ hầu tước của mình, các người có thấy buồn không? — Nàng nói với mấy tu sĩ mang giúp đồ đạc của nàng vào. — Cả tháng vừa rồi ta không đến đây. Các người ngắm nhìn đi. À, còn cha giám mục đâu nhỉ? Trời ơi ta nóng lòng gặp cha quá. Thật là một ông già kỳ diệu. Các người cần biết tự hào là các người đã có một vị giám mục như thế.
Khi vị giám mục bước vào, nữ hầu tước mừng rỡ thốt lên, đưa tay làm dấu ngực rồi đến gần bên ông.
— Không, không, cha hãy để cho con hôn cha! — Nàng vừa nói vừa cầm lấy bàn tay giám mục vồ vập hôn ba lần liền.
— Ôi, con thật là sung sướng vì cuối cùng đã được gặp cha. Chắc cha đã quên nữ hầu tước của cha rồi, còn con thì không lúc nào là không tưởng tượng ra mình được sống trong tu viện thiêng liêng này. Ở tu viện của cha thật là tuyệt diệu, thưa cha tôn kính.
Cách xa với cuộc đời trần tục, ở chốn thâm nghiêm này có một cái gì đó đặc biệt lôi cuốn mà con cảm thấy được bằng cả tâm hồn mình tuy không nói sao ra lời được. Gương mặt nữ hầu tước ửng đỏ, mắt nàng rơm rớm. Nàng nói liền một thôi, giọng say sưa, và vị giám mục, một ông già bảy mươi tuổi, vẻ mặt nghiêm nghị, xấu xí thì rụt rè đứng im, chỉ chốc chốc mới lại nói mấy tiếng nhát gừng theo kiểu nhà binh:
— Đúng thế, thưa bà... Vâng, tôi hiểu...
— Bà đến chơi với chúng tôi có được lâu không ạ? — Vị giám mục hỏi.
— Hôm nay con sẽ ngủ lại đây, ngày mai thì lên chỗ bà Kláp-đi-a Nhi-ka-lai-ép-na — đã lâu con không được gặp bà ấy, ngày kia con lại trở về đây chừng ba, bốn hôm. Con muốn được tĩnh tâm ở chốn này ít ngày, thưa cha đáng kính!..
Nữ hầu tước thích đến tu viện N. Từ hai năm nay, nàng thích lui tới chốn này, hầu như tháng hè nào nàng cũng đến đây, ở lại chừng hai, ba ngày, có khi đến một tuần. Những học sinh rụt rè, vẻ tĩnh mịch, mái trần thâm thấp, mùi cây trắc bá, những bữa ăn thanh đạm, những tấm rèm cửa rẻ tiền — tất cả những cái đó làm cho nàng cảm thấy trong lòng lâng lâng, dìu dịu, thích ngắm cảnh trời đất và nghĩ tới điều thiện. Chỉ cần ở tu viện nửa tiếng đồng hồ là nàng đã bắt đầu có cảm giác rằng chính mình trở nên rụt rè, khiêm nhường, từ người nàng như cũng toát ra mùi hương cây trắc bá; quá khứ lùi về đâu xa lắc, không còn nghĩa lý gì nữa, và nữ hầu tước bắt đầu nghĩ rằng, mặc dầu nàng mới hai mươi chín tuổi, nàng vẫn giống vị linh mục già kia, cũng sinh ra không phải để hưởng giàu sang, để hưởng yêu đương và danh vọng nơi trần tục, mà để sống một cuộc đời lặng lẽ xa cách với thế giới bên ngoài, âm thầm tối tăm như những căn buồng trong tu viện...
Trong căn buồng mờ mờ tối của người tu sĩ ăn chay đang mê mải đọc kinh, có khi bất chợt rọi đến một tia nắng mặt trời, hay một con chim nhỏ nào bỗng đậu vào cửa sổ và cất tiếng hót; người tu sĩ ăn chay kia chắc sẽ bất giác mỉm cười, và trong trái tim nhà tu hành, từ trong nỗi lo âu về tội lỗi, như từ dưới một tảng đá đang đè nặng, bỗng tràn lên một niềm vui lặng lẽ trong trắng. Nữ hầu tước cảm thấy như chính nàng đã đem theo tới chốn này một niềm an ủi giống như tia nắng hay tiếng chim hót ngoài cửa sổ kia. Nụ cười tươi vui niềm nở của nàng, ánh mắt nhìn dịu dàng, giọng nói, câu đùa, và tất cả con người nàng, nhỏ nhắn, cân đối trong chiếc áo màu đen giản dị, chắc chắn cũng gợi cho những tu sĩ bình thường khắc khổ ấy một niềm vui nhè nhẹ và thiết tha. Mỗi tu sĩ nhìn lên nàng chắc đều phải nghĩ rằng: "Chúa đã phái tới cho chúng ta một thiên thần"!.. Cảm thấy rằng mỗi người tu sĩ đều đang nghĩ như thế, nữ hầu tước càng cố mỉm cười cho có vẻ niềm nở hơn, cố làm cho mình giống con chim hót ngoài cửa sổ.
Uống một chút nước chè và nghỉ một chút, nàng bước ra ngoài đi dạo. Mặt trời đã lặn. Trong vườn tu viện, những bông hoa mộc tê thảo vừa được tưới tỏa hương thơm ngào ngạt, từ phía nhà thờ vọng lại những giọng nam hát xa xa có lẽ là buồn buồn, êm dịu. Họ đang làm lễ cầu kinh buổi tối. Từ ánh đèn dầu le lói qua những khung cửa sổ sẫm tối đến hình dáng của người tu sĩ già ngồi trên bậc thềm nhà thờ, gần bên tượng Chúa xin của bố thí, toát ra một vẻ gì thật thanh cao, yên tĩnh, đến nỗi nữ hầu tước cảm thấy mình muốn khóc...
Phía ngoài cổng lớn, trên con đường men theo bờ tường và những hàng cây bạch dương, nơi đặt những chiếc ghế bành dài, bóng tối đã phủ xuống. Không gian tối đi rất nhanh... Nữ hầu tước đi dạo trên con đường nằm giữa hai hàng cây, ngồi xuống ghế và miên man suy nghĩ.
Nàng nghĩ rằng tốt hơn hết có lẽ là nên dọn đến sống suốt đời ở tu viện này, nơi cuộc sống thật bình yên, lặng lẽ như một buổi chiều hè, tốt hơn hết là quên hẳn người chồng bội bạc, sa đoạ, quên hẳn cái gia tài nguy nga đồ sộ, quên hẳn những tên chủ nợ ngày nào cũng quấy rầy nàng, quên những điều bất hạnh của mình và quên hẳn cả đứa hầu gái Đa-sa mà sáng hôm nay vẻ mặt trông thật dữ tợn. Thật là khoan khoái biết bao nếu nàng có thể ngồi lại chiếc ghế này suốt đời nhìn qua những hàng cây bạch dương và thấy sương chiều nhè nhẹ bay dưới chân đồi từ phía cánh rừng xa tít tắp đàn quạ nhịp nhàng bay về tổ như một dải khăn voan, và hai học sinh, một người cưỡi con ngựa khoang, một người chạy bộ, cả hai đang xua đàn ngựa ăn đêm — vui thú với cảnh trời khoáng đãng, cả hai người cùng đùa giỡn như trẻ thơ; giọng nói trẻ trung của họ vang đi khắp khoảng không gian tĩnh mịch, nghe rõ từng tiếng một. Thật là khoan khoái biết bao, khi ngồi đây và lắng nghe tiếng gió nhè nhẹ thổi lao xao trên những ngọn bạch dương, tiếng ếch nhái nhẩy lạo xạo trong đám lá khô, tiếng đồng hồ sau bức tường kia chốc chốc lại điểm mười lăm phút... Giá như được ngồi yên ở đây, lắng nghe và suy nghĩ, suy nghĩ miên man...
Một bà lão vai đeo chiếc túi đi qua. Nữ hầu tước nghĩ rằng, có lẽ nên mời bà lão dừng lại, nói với bà một điều gì thật chân tình, dịu dàng và giúp đỡ bà...
Nhưng bà lão không hề quay nhìn nàng một lần nào và rẽ quặt sau bờ tường.
Một lát sau, trên con đường ấy xuất hiện một người đàn ông cao, chòm râu bạc trắng, đầu đội mũ rơm. Đi ngang qua chỗ nữ hầu tước ngồi, người đó ngả mũ, cúi chào nàng; nhìn vào mái tóc hói, cái mũi cao khoằm khoằm của người đàn ông nàng nhận ra đó là thầy thuốc Mi-kha-in I-va-nô-vích, người trước đây năm năm đã từng làm việc trong nhà nàng ở Đu-bốp-ki. Nàng nhớ lại có người nào đã nói cho nàng biết rằng năm ngoái vợ ông thầy thuốc này đã chết và nàng muốn nói với ông ta một lời an ủi.
— Thưa bác sĩ, ông, chắc là, không còn nhận ra tôi? — Nàng hỏi, miệng cười niềm nở.
— Không đâu, thưa bà hầu tước, tôi vẫn nhận ra bà. — Người thầy thuốc nói, lại ngả mũ một lần nữa.
— Ồ, thế thì cảm ơn ông, tôi lại cứ ngờ rằng, ông đã quên mất người nữ hầu tước xưa rồi. Con người ta thường chỉ nhớ những kẻ thù của mình, còn bạn bè thì hay quên mất. Ông đến đây cầu nguyện ư?
— Tối thứ bảy nào tôi cũng có bổn phận đến ngủ ở đây. Tôi chữa bệnh ở đây.
— Thế nào, dạo này ông sống ra sao? — Nữ hầu tước vừa thở dài vừa hỏi. — Tôi nghe nói vợ ông vừa mới mất, thật là đau khổ.
— Vâng, thưa bà, đối với tôi đó là một nỗi đau khổ lớn.
— Biết làm thế nào được. Chúng ta phải an phận mà chịu đựng những điều bất hạnh. Không có ý Chúa thì đến sợi tóc cũng không thể rụng được.
— Vâng, thưa hầu tước.
Đáp lại nụ cười niềm nở dịu dàng và tiếng thở dài ra chiều thông cảm của nữ hầu tước, người thầy thuốc chỉ nói lạnh lùng, khô khan "Vâng, thưa hầu tước". Và nét mặt của ông cũng lạnh lùng khô khan như vậy.
"Có thể nói với ông ấy điều gì nữa?" — Nữ hầu tước nghĩ thầm.
— Này, mà chúng ta đã bao lâu không gặp nhau rồi nhỉ? — Nàng hỏi. — Năm năm rồi. Trong khoảng thời gian ấy, bao nhiêu nước đã trôi ra biển, bao nhiêu sự đổi thay đã xảy ra, chỉ thoáng nghĩ tới thôi cũng đã thấy thật là khủng khiếp. Chắc ông biết đấy, tôi đã đi lấy chồng... từ bá tước trở thành hầu tước. Và cũng đã ly dị với ông ta rồi.
— Vâng, tôi có nghe nói.
— Chúa bắt tôi phải chịu nhiều thử thách. Chắc ông cũng đã nghe thấy rằng tôi hầu như bị phá sản. Để trả những món nợ của người chồng bất hạnh, tôi phải bán mấy trang ấp ở Đu-bốp-ki, ở Ki-ri-a-kô-vơ và Xô-phi-nô. Bây giờ tôi chỉ còn trang ấp ở Ba-ran-nô-vơ và Mi-khan-txe-vơ. Nhìn lại quá khứ thật là khủng khiếp: biết bao đổi thay, bao nhiêu điều bất hạnh, bao nhiêu lầm lỗi!
— Vâng, thưa hầu tước, nhiều lầm lỗi.
Nữ hầu tước hơi bối rối một chút. Nàng biết rõ những lỗi lầm của mình; nhưng tất cả những lỗi lầm ấy đều riêng tư đến mức chỉ một mình nàng mới có thể nghĩ và nói đến chúng. Nàng không nén được, bèn hỏi luôn:
— Ông nghĩ đến những lỗi lầm nào vậy?
— Bà đã nhắc đến, chắc bà cũng đã biết... — Người thầy thuốc trả lời và cười khẩy. — Còn biết nói thế nào nữa?
— Không, ông ạ, ông cứ nói đi. Tôi sẽ rất biết ơn ông, xin ông đừng e ngại điều gì. Tôi thích nghe lời nói thẳng.
— Thưa nữ hầu tước, tôi không phải là quan tòa.
— Không phải quan tòa ư? Ông nói giọng như thế chắc là ông biết nhiều điều. Ông cứ nói đi.
— Nếu bà đã muốn nghe, thì xin cho phép tôi nói. Chỉ tiếc rằng tôi không biết diễn đạt rõ ràng và không phải bao giờ người ta cũng hiểu được tôi.
Người thầy thuốc nghĩ một lát rồi bắt đầu nói.
— Lỗi lầm thì có nhiều, nhưng có thể nói rằng, theo ý riêng tôi, lỗi lầm lớn nhất là ở cái không khí chung, cái không khí bao trùm chung... tất cả trang ấp của bà. Bà thấy đấy, tôi không biết cách diễn đạt. Tôi muốn nói rằng điều chủ yếu nhất là cái thái độ thù ghét, thái độ hắt hủi con người có thể thấy rõ ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Tất cả lối sống trong trang ấp của bà là dựa trên cái thái độ thù ghét hắt hủi đó. Thù ghét với giọng nói, gương mặt con người, thù ghét khi phải nhìn gáy họ, nhìn bước chân họ... nói gọn là ghê tởm tất cả những gì tạo nên con người. Trong các ngôi nhà của bà, trên tất cả mọi cửa ra vào, mọi lối lên cầu thang đều có những người hầu mặc áo đính dải bạc, vẻ mặt no nê, lỗ mãng, lười nhác đứng chực sẵn không để cho người nào ăn mặc tồi tàn bước vào; ở nhà ngoài thì bao giờ cũng đặt những cái ghế có tựa rất cao để trong lúc dạ hội khiêu vũ hay tiệc tùng, bọn người hầu không tựa đầu làm bẩn những tường nhà; trong mọi căn phòng đều có trải những tấm thảm dày để khỏi phải nghe thấy tiếng chân người; bất kỳ người nào đến nhà bà cũng bắt buộc được nhắc trước rằng phải nói nhỏ hơn, ít hơn và không nói ra những gì có thể làm ảnh hưởng xấu đối với thần kinh của chủ nhân. Còn trong phòng làm việc của bà, thì không bao giờ người ta chìa tay ra với ai, không bao giờ người ta mời ngồi, như lúc này đây bà cũng không hề chìa tay và mời tôi ngồi...
— Xin mời ông, nếu ông muốn thế. — Nữ hầu tước nói, tay chìa ra và mỉm cười. — Quả thực, tức giận vì điều nhỏ nhặt thế...
— Tôi tức giận thật ư? — Người thầy thuốc cười vang, nhưng liền đó ông bỗng cầm lấy mũ hoa hoa lên và chuyển giọng nói say sưa: — Nói thẳng ra rằng, từ lâu tôi đã chờ dịp nói với bà tất cả mọi điều... Tôi muốn nói rằng đối với bất cứ ai, bà cũng nhìn người ta như bà là Na-pô-lê-ông, nghĩa là con người ta như đống thịt cho đại bác bắn vào. Nhưng Na-pô-lê-ông còn có một tư tưởng nào đó, chứ bà thì chẳng có gì khác ngoài thái độ thù ghét con người...
— Tôi mà thù ghét con người ư? — Nữ hầu tước mỉm cười nói, kinh ngạc nhún vai. — Tôi mà thế ư?
— Vâng, đúng là bà như thế. Bà cần có dẫn chứng ư? Thì đây, ở trang ấp Mi-khan-txe-vơ của bà bây giờ có ba người ăn mày trước kia làm đầu bếp cho bà rồi bị mù vì hơi nóng bếp lò. Trên khắp miền đất đai rộng hàng chục nghìn đê-xi-a-chin-na của bà, tất cả những thanh niên lực lưỡng, trẻ đẹp nhất được bà và những kẻ nịnh bợ sống nhờ bà lấy về làm kẻ hầu hạ, kẻ đánh xe. Tất cả những thanh niên ấy đều được dạy dỗ thành kẻ hầu hạ, dần biến thành giống vật hai chân, thô lỗ, cục cằn, mất hết tính cách con người, nói chung... bà làm cho bao nhiêu người thầy thuốc trẻ tuổi, bao nhiêu nhà giáo, nhà nông học và nói chung là những người trí thức phải lìa bỏ công việc nghiên cứu lương thiện của mình, bắt họ phải vì miếng ăn mà tham dự vào những tấn hài kịch kinh khủng, mà bất cứ người đứng đắn nào cũng cảm thấy xấu hổ! Một người trẻ tuổi nào đấy chỉ cần làm việc cho bà chưa đầy ba năm là đã trở thành một kẻ đạo đức giả, ưa ton hót, nịnh nọt... Điều đó có gì là hay ho? Những tên quản gia người Ba Lan của bà là những kẻ chuyên nghề dò xét bỉ ổi, cái bọn Ka-di-mir và Ka-e-tan ấy sục sạo suốt từ sáng đến đêm tất cả miền đất rộng hàng vạn đê-xi-a-chin-na của bà và theo ý muốn của bà luôn luôn chỉ bóc lột thôi. Bà cho phép, tôi nói một cách lộn xộn, nhưng thế không sao đâu! Bà không bao giờ coi những kẻ nghèo hèn là con người cả. Và cả những vị bá tước, hầu tước, những giám mục đến chơi với bà, bà cũng chỉ coi là những vật trang trí, đâu phải là những con người. Nhưng điều chủ yếu nhất... điều chủ yếu nhất làm tôi công phẫn hơn cả là — bà có một gia sản trị giá hơn bạc triệu mà không hề làm gì ích lợi cho mọi người, không hề làm gì!
Nữ hầu tước ngồi nghe vừa ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, vừa không biết phải nói thế nào và tỏ thái độ ra sao. Từ trước đến nay chưa từng có ai nói với nàng bằng giọng như vậy. Giọng nói đầy giận dữ, khó chịu của người thầy thuốc và những lời nói khó nhọc vụng về của ông làm tai nàng ù lên, và lập tức nàng có cảm giác như là người thầy thuốc đang hoa hoa tay vung mũ đập vào đầu mình.
— Không đúng đâu! — Nàng nói nhỏ, giọng như van lơn. — Tôi đã làm nhiều điều tốt lành đối với mọi người, điều đó chắc ông cũng biết.
— Thôi đủ rồi! — Người thầy thuốc kêu lên. — Lẽ nào bà vẫn tiếp tục coi những hành động từ thiện của bà là một công việc nghiêm chỉnh đầy ích lợi, chứ không phải là một tấn hài kịch sao? Đó chỉ là một tấn hài kịch từ đầu đến cuối, đó chỉ là một trò chơi tỏ tình yêu với người khác, một trò chơi hoàn toàn, đến trẻ con, đến các bà u mê nhất cũng nhận thấy! Cứ thử lấy ví dụ như cái nhà — cái ấy gọi thế nào nhỉ? — nhà làm phúc dành cho những bà lão tứ cố vô thân, mà bà đã từng bắt tôi đóng vai thầy thuốc trưởng còn bà thì tự nhận là người đỡ đầu danh dự. Trời, thật khó mà tưởng tượng được cái ngôi nhà từ thiện ấy khủng khiếp như thế nào. Người ta đã dựng lên một ngôi nhà có sàn lát ván, trên mái cắm mũi tên nhỏ quay chỉ chiều gió, tập hợp trong mấy làng được chừng mười bà già rồi bắt họ ngủ, đắp chăn cào bông lót vải lanh Hà Lan và ăn kẹo đường phèn.
Người thầy thuốc cười sằng sặc lấy mũ che miệng, ông nói tiếp, giọng nói vội vàng, khó nhọc:
— Quả là một trò chơi. Những kẻ bần tiện mà bà đã sai phục dịch các bà lão đó đã đem giấu chăn chiếu vào một buồng rồi khóa lại, để các bà già khỏi làm bẩn chúng — mặc kệ mấy mụ già cho họ nằm xuống sàn nhà mà ngủ. Các bà lão không ai dám ngồi trên giường, dám mặc áo họ phát cho, dám đi lại trên nền nhà bóng nhẵn. Tất cả mọi thứ đều được duy trì chỉ để trưng bày, phô trương và giấu không cho các bà lão thấy như giấu những tên ăn trộm; các bà lão đã cam chịu âm thầm sống như vậy; ngày đêm cầu nguyện Chúa mau mau giải thoát họ ra khỏi cảnh cầm tù này, giải thoát họ khỏi sự dạy dỗ của những kẻ bần tiện no nê mà bà đã cắt đặt đến trông nom họ. Thế còn những kẻ khác trong tay bà cai quản thì làm gì? Ô, điều đó thì thật là kỳ lạ! Cứ hàng tuần, hai lần vào buổi tối, bà sai người tùy phái đến báo khắp nơi là ngày mai nữ hầu tước, tức là bà, sẽ đến thăm nhà làm phúc. Điều đó có nghĩa là ngày mai tôi cần phải bỏ những người bệnh lại, đóng bộ chỉnh tề và đi dự lễ đón rước bà. Thôi được rồi, tôi đến nơi đó. Các bà lão đều mặc xống áo mới tinh tươm, sạch sẽ và đứng thành hàng chờ đợi. Lão quản gia vốn là một tên lính què giải ngũ đi đi lại lại bên cạnh họ, miệng mỉm cười đầy vẻ nịnh nọt, hèn hạ. Các bà lão ngán ngẩm ngáp dài, liếc nhìn nhau, nhưng không một ai dám kêu ca.
Tất cả mọi người chờ. Mới đầu một viên tiểu quản gia cưỡi ngựa đến. Chừng nửa giờ sau viên chánh quản gia đến, tiếp đấy là viên tổng quản gia thực phẩm, rồi những ông gỉ ông gì đến nữa... đông vô kể. Vẻ mặt ai ai cũng bí ẩn, nghiêm trang. Mọi người cứ thế đứng chờ, đứng chờ, luôn luôn đổi chân cho đỡ mỏi, chốc chốc lại liếc nhìn đồng hồ — tất cả những việc ấy diễn ra im phăng phắc như ở trong nhà mồ, vì tất cả mọi người chúng tôi đều ghét nhau và coi nhau như kẻ thù. Một giờ, hai giờ trôi qua, và cuối cùng một cỗ xe hiện ra từ đằng xa, và... và...
Người thầy thuốc cười khe khẽ và nói bằng một giọng nhỏ nhẹ:
— Bà bước xuống xe, và tất cả cái đám gia nô yêu quái của bà theo sự điều khiển của viên quản gia đồng thanh cất tiếng hát: "Chúa của chúng ta nổi tiếng ở vương quốc của Người đến nỗi chúng con không nói lên lời..." Nghe cũng được đấy nhỉ?
Người thầy thuốc cất giọng cười ồm ồm, hất tay như ra hiệu rằng vì buồn cười quá mà ông không thể nói tiếp được lời nào. Ông cười khó nhọc, hàm răng nghiến chặt như một kẻ tàn nhẫn, qua giọng nói, vẻ mặt, ánh mắt hơi dữ tợn của ông cũng có thể hiểu được rằng ông đã khinh bỉ sâu xa cả bà hầu tước, cả ngôi nhà làm phúc và cả các bà lão. Trong tất cả những điều ông vừa kể một cách vụng về, thô thiển đó, không có một chút gì là vui vẻ, đáng buồn cười cả, nhưng ông vẫn cười vang với vẻ thú vị và sung sướng nữa là đằng khác.
— Còn trường học thì thế nào? — Ông nói tiếp, thở khó nhọc vì cười nhiều. — Bà còn nhớ không? Chính bà đã muốn tự mình dạy trẻ con nông dân học. Chắc bà đã dạy hay lắm, vì rằng chỉ ít lâu sau tất cả bọn trẻ con đều bỏ chạy ráo, nên sau đó phải đánh đập chúng, bỏ tiền ra thuê chúng đến cho bà dạy. Bà còn nhớ rằng bà đã từng muốn tự tay mình cầm chai sữa cho trẻ thơ bú, lúc mẹ chúng phải làm việc ngoài đồng không? Bà đã đi khắp làng và khóc vì tiếc rằng không có một đứa bé nào để bà rủ lòng thương theo lối đó. Tất cả các bà mẹ đều mang theo con nhỏ của mình ra đồng. Sau đó viên trưởng thôn phải ra lệnh cho tất cả các bà mẹ lần lượt để con nhỏ lại cho bà giải trí. Thật là kỳ quặc! Tất cả mọi người đều tránh xa lòng từ thiện của bà như chuột tránh mèo! Vì sao lại thế? Thật là dễ hiểu. Không phải vì rằng dân chúng ở đây u mê và vô ơn như bà vẫn thường giải thích, mà vì rằng trong tất cả những trò giải trí của bà, xin lỗi bà vì đã dùng chữ như vậy, không có lấy một chút tình thương, một chút lòng thành nào, mong cứu giúp mọi người! Chỉ có một ý muốn duy nhất là muốn được chơi những con búp bê sống, không có gì khác hơn... Ai không biết phân biệt những con người với những con chó nhỏ thì người đó không nên can dự vào những công việc từ thiện. Tôi xin cam đoan với bà rằng, giữa những con người và những con chó nhỏ — là cả một sự khác biệt to lớn.
Nữ hầu tước cảm thấy tim mình đập mạnh khủng khiếp, tai ù lên, nàng vẫn có cảm giác rằng người thầy thuốc đang quật mũ vào đầu mình. Người thầy thuốc tiếp tục nới với giọng sôi nổi, vội vã, khó nhọc, lời nào cũng kèm theo điệu bộ. Nữ hầu tước chỉ có thể hiểu được một điều rằng người đang nói với nàng là một kẻ lỗ mãng, vô giáo dục, độc ác, vô ơn, còn người đó nói những gì, muốn đòi hỏi ở nàng cái gì — thì nàng hoàn toàn không hiểu.
— Thôi, ông đi đi! — Nàng nói với giọng gần như khóc, hai bàn tay giơ lên như muốn che đầu mình để khỏi bị chiếc mũ của người thầy thuốc đập vào. — Ông đi đi cho!
— Đối với những kẻ phục dịch trong nhà, bà đã đối xử thế nào? — thầy thuốc giận dữ nói tiếp. — Bà đã không coi họ là người, bà đã khinh miệt họ như thể họ là những kẻ đểu giả, ty tiện nhất. Chẳng hạn như, xin được hỏi bà rằng, vì lý do gì bà đã đuổi tôi ra? Tôi đã từng phục dịch cha bà mười năm rồi tiếp đấy là đến bà, nói thật là suốt bấy nhiêu năm ấy, tôi không hề biết ngày lễ, kỳ nghỉ nào, trong khắp một vùng rộng cả trăm véc-xta ai ai cũng mến tôi, thế rồi đến một ngày kia, bỗng nhiên người ta bảo tôi rằng tôi không làm ở đây được nữa. Vì lẽ gì? Đến giờ tôi cũng không hiểu! Tôi, một bác sĩ y khoa, một người quí tộc, sinh viên Đại học tổng hợp Mát-xcơ-va, người cha trong một gia đình, một kẻ hèn mọn đến mức người ta có thể tóm cổ đuổi đi mà không cần giải thích lý do! Việc gì phải tỏ thái độ lịch thiệp đối với tôi nhỉ? Sau này tôi nghe người ta nói lại rằng, vợ tôi đã giấu tôi ba lần đến nhà bà để xin cho tôi và cả ba lần bà đều không tiếp. Người ta kể rằng, vợ tôi đã phải ngồi khóc ở nhà ngoài. Tôi không bao giờ tha thứ cho cô ấy, người đã quá cố! Không bao giờ!
Người thầy thuốc ngừng nói, mím chặt môi, căng óc cố nghĩ xem có thể nói gì thêm thật độc địa, cho hả mối thù xưa. Ông chợt nhớ ra điều gì, khuôn mặt rầu rầu, lạnh lùng của ông bỗng sáng lên:
— Hãy thử xem thái độ của bà đối với tu viện này như thế nào? — Ông lại vội vã nói tiếp. — Không bao giờ bà xót thương một ai, chỗ nào càng thiêng liêng bao nhiêu thì chỗ ấy càng có nhiều khả năng may mắn được bà ra tay cứu giúp, phù hộ độ trì. Bà hay đến chỗ này để làm gì vậy? Xin được hỏi bà rằng bà cần cái gì ở những nhà tu hành này? Với bà Ghê-ku-ba là cái gì, bà là cái gì với Ghê-ku-ba? Lại vẫn chỉ là một trò chơi, trò giải trí, sự khinh miệt đối với con người, không hơn không kém. Bà có tin vào Chúa của các vị tu hành đâu, trong lòng bà có một Chúa riêng mà bà đã tự tìm ra trong khi nghiên cứu thuyết thông linh; đối với mọi nghi lễ nhà thờ bà kênh kiệu, rẻ rúng, bà không hề đi lễ sáng, lễ tối, bà ngủ đến trưa mới dậy... vậy thì bà còn đến đây để làm gì?.. Bà có vị Chúa riêng của mình mà còn đến tu viện thờ một Chúa khác, rồi bà lại tự nghĩ rằng, cả tu viện sẽ coi đó là một điều vinh dự phi thường đối với mình! Thật là quá quắt! Bà cứ thử hỏi xem, các tu sĩ phải bận rộn thế nào mỗi khi bà hạ cố đến đây. Bà đến đây chiều tối hôm nay thì trước đây ba hôm bà đã sai người cưỡi ngựa đến báo trước rằng bà sắp tới thăm. Suốt cả ngày hôm qua, mọi người đã phải sửa soạn buồng cho bà và chờ đợi đón bà. Ngày hôm nay con hầu đến trước, nó nhâng nhâng nháo nháo, chỗ nào cũng sục vào vặn vẹo hỏi han... thật không thể nào chịu được! Cả ngày hôm nay, các tu sĩ đều phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng. Vì nếu họ không đón tiếp bà một cách long trọng thì khốn to! Bà sẽ than phiền với vị giám mục: "Thưa đức cha, các tu sĩ họ không mến con. Không biết con đã làm gì mà họ giận. Con biết con là một kẻ mắc nhiều lỗi lầm, nhưng con bất hạnh lắm!" Đã có tu viện bị khiển trách vì bà rồi đấy. Vị giám mục tổng quản tu viện là một người học vấn uyên thâm, ông ta bận việc suốt ngày, không có phút nào rỗi rãi, thế mà bà còn đòi ông ta đến buồng bà hỏi thăm. Thật là không còn biết kính trọng gì đến tuổi tác, đến chức vị nữa. Nếu bà đã hiến nhiều của, thì cũng không phải trách móc bà nhiều, nhưng đằng này suốt cả thời gian ấy, tu sĩ ấy không nhận được của bà đến trăm rúp.
Khi có người nào không hiểu nữ hầu tước, làm nàng phải lo âu, giận dỗi, khi nàng không biết phải nói gì, hay làm gì thì thường là nàng bắt đầu khóc. Và bây giờ, cuối cùng, nàng cũng đã che mặt òa lên khóc thút thít như đứa trẻ. Người thầy thuốc bỗng im bặt và nhìn lên nàng. Khuôn mặt ông bỗng tối sầm lại và trở nên cau có.
— Tha lỗi cho tôi, thưa nữ hầu tước, — ông nói với giọng khô khốc. — Tôi không kìm được lòng tức giận và đã nói nhiều lời bất lịch sự với bà. Điều đó là không nên.
Người thầy thuốc ngượng ngừng, húng hắng ho, rồi vội vàng bỏ đi, quên cả đội mũ.
Sao đã lốm đốm hiện ra trên bầu trời. Phía bên kia tu viện, chắc trăng đã mọc. Phía ấy, bầu trời trong suốt dìu dịu sáng. Dọc bên bờ tường tu viện màu trăng trắng, những con dơi lặng lẽ chao đi chao lại.
Đồng hồ thong thả điểm ba tiếng, có lẽ đã 8 giờ 45 phút rồi. Nữ hầu tước đứng dậy và đi về phía cổng.
Nàng cảm thấy bị xúc phạm, nàng khóc và có cảm giác rằng hình như từ cây cối, trăng sao, đến những con dơi cũng đang thương cảm nàng; tiếng đồng hồ thánh thót điểm cũng là để tỏ nỗi xót thương nàng.
Nàng khóc và nghĩ rằng có lẽ tốt hơn hết là nàng đến đây ở suốt đời. Vào những buổi chiều hè êm ả, nàng sẽ đi dạo một mình trên con đường vắng vẻ này, mọi người xúc phạm, hắt hủi nàng, không hiểu nàng, chỉ có một mình Chúa và bầu trời cao xa kia nhìn thấy những giọt nước mắt của người con gái bất hạnh.
Trong nhà thờ, lễ cầu kinh vẫn tiếp tục. Nữ hầu tước dừng lại và lắng nghe tiếng hát trầm trầm vọng lại, tiếng hát ấy nghe thật quyến luyến êm đềm biết bao giữa khoảng không gian sẫm tối, tĩnh mịch này. Và thật là ngọt ngào biết bao, khi được khóc, được đau khổ trong tiếng hát ấy.
Trở về buồng riêng trong tu viện, nàng nhìn lên mặt mình còn đẫm nước mắt trong gương, xoa ít phấn kem rồi ngồi vào bàn ăn bữa tối. Các tu sĩ đã biết tính nàng thích ăn món cá tầm ngâm giấm, nấm hương, rượu nho và bánh bích qui phết mật ong — ăn thứ bánh này, miệng thơm thơm mùi hương cây trắc bá; lần nào nàng đến đây, họ đều dọn cho nàng ăn các món này. Lúc ăn nấm hương nhấm với rượu nho, nàng mơ ước đến ngày nàng sẽ bị hoàn toàn phá sản và bị bỏ rơi, tất cả bọn hầu hạ, quản gia mà nàng đã cho chịu ơn rất nhiều sẽ phản bội nàng, sẽ nói với nàng những điều cục cằn, thô lỗ, tất cả mọi người sống trên trái đất này sẽ công kích, giễu cợt nàng, nói với nàng những lời độc địa; lúc ấy nàng sẽ từ bỏ tước vị hầu tước, từ bỏ cảnh phồn hoa, bỏ bạn bè mà đi vào tu viện, không hề trách móc ai một lời nào hết; nàng sẽ cầu nguyện cho chính kẻ thù của mình, và lúc ấy mọi người chợt hiểu tấm lòng thành của nàng, sẽ đến bên nàng xin tha thứ, nhưng đã muộn mất rồi...
Sau bữa ăn, nàng quì xuống bên tấm ảnh Chúa đặt trong góc phòng và đọc hai chương trong Phúc Âm.
Sau đấy, con hầu vào sửa soạn chăn đệm cho nàng và nàng lên giường ngủ. Duỗi thẳng mình dưới tấm chăn màu trắng, nàng thở phào khoan khoái như vẫn thường thấy ở nhiều người khi mới hết khóc, nàng nhắm mắt lại và dần dần thiêm thiếp ngủ...
Sáng hôm sau nàng tỉnh dậy và nhìn lên đồng hồ đeo tay nhỏ của mình: đã chín giờ rưỡi rồi. Qua khe cửa sổ, một vệt sáng lọt vào căn phòng tôi tối và in lên tấm thảm trải cạnh giường. Phía bên ngoài rèm cửa sổ màu đen, nghe vo ve tiếng ruồi bay.
"Còn sớm quá!" — Nữ hầu tước nghĩ thầm và nhắm mắt lại. Khoan khoái nằm trong chăn đệm thơm tho, mềm mại, nàng nhớ lại lần gặp gỡ hôm qua với người thầy thuốc, nhớ lại những ý nghĩ đã đến với nàng tối hôm qua, trước khi nàng đi ngủ; nàng nhớ lại rằng mình thật bất hạnh. Tiếp đó nàng nhớ đến người chồng đang sống ở Pê-téc-bua, những viên quản gia, thầy thuốc, láng giềng, những viên chức quen biết...
Cả một dãy dài những gương mặt đàn ông quen thuộc hiện ra trong trí tưởng tượng của nàng. Nàng mỉm cười và nghĩ rằng, nếu tất cả những người ấy có thể hiểu thấu lòng nàng thì chắc họ sẽ quì xuống bên chân nàng...
Vào lúc 11 giờ 15 phút nàng gọi con hầu lên.
— Đa-sa, sửa soạn áo xống cho ta, — nàng uể oải nói. — Nhưng mà trước tiên hãy đi báo thắng ngựa vào xe. Lát nữa ta phải đến chỗ bà Kláp-đi-a Nhi-ka-lai-ép-na.
Từ trong buồng đi ra xe, nàng nheo mắt lại trước ánh nắng chan hòa buổi sáng, nàng khoan khoái mỉm cười, hôm nay thật đẹp trời! Đưa cặp mắt nheo nheo nhìn các tu sĩ đang tụ tập đứng ngoài hiên để tiễn, nàng niềm nở gật đầu chào và nói:
— Tạm biệt, các bạn của tôi! Hẹn ngày kia gặp lại.
Nàng ngạc nhiên một cách thú vị khi thấy bên cạnh các tu sĩ đứng ngoài hiên có cả người thầy thuốc nữa. Vẻ mặt ông trông nhợt nhạt và khắc khổ.
— Thưa hầu tước, — ông vừa nói vừa bỏ mũ xuống và ngượng ngập mỉm cười như người có lỗi, — tôi chờ bà ở đây đã lâu. Xin bà tha lỗi cho... Tôi đã không kìm được lòng ham muốn trả thù nhỏ nhen, hôm qua tôi đã nói với bà nhiều lời... hồ đồ, thô lỗ. Tôi muốn xin bà tha lỗi cho tôi.
Nàng mỉm cười độ lượng và chìa tay ra cho ông. Ông hôn tay nàng, mặt đỏ bừng.
Cố làm ra vẻ giống một con chim, nàng bước nhanh lên xe như nhẹ lướt, và gật đầu chào khắp mọi phía.
Nàng cảm thấy tâm hồn mình thật tươi vui, thanh thoát, ấm áp và nụ cười của mình thật êm dịu, ngọt ngào. Khi cỗ xe ra ngoài cổng, chạy trên con đường đất bụi bên những ngôi nhà gỗ và vườn cây, bên đám dân buôn và dòng người vào tu viện đi lễ, nàng vẫn nheo nheo đôi mắt và mỉm cười hiền dịu. Nàng nghĩ rằng không có gì hạnh phúc hơn là đem đến khắp mọi nơi niềm vui ấm áp, trong sáng, bỏ qua những điều giận dữ, và niềm nở, độ lượng mỉm cười với kẻ thù của mình. Những người nông dân đi ngược chiều cúi xuống chào nàng, bánh xe nhè nhẹ lăn, cuốn lên đám bụi nhỏ theo gió đưa về phía ruộng lúa mạch vàng óng, và nữ hầu tước có cảm giác rằng tấm thân nàng không phải đang đung đưa trên ghế đệm dầy êm của cỗ xe mà đang dập dìu trên mây cao và chính nàng cũng giống như một đám mây bồng bềnh trong suốt...
— Ôi ta thật là hạnh phúc biết bao! — Nàng nhắm mắt lại, thì thầm thốt lên. — Thật hạnh phúc biết bao!