Việt Nam bỏ xử bắn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chính Phủ Việt Nam đã quyết định thay phương pháp xử tử truyền thống bằng một cách "nhân đạo" hơn. Từ giờ các tử tù sẽ không chết vì đạn bắn, mà sẽ chết vì được tiêm thuốc độc.

Từ 1 tháng 7 năm 2011 các tử tù ở Việt Nam sẽ được xử tử bằng cách sử dụng một liều tiêm đặc biệt, - Agence France-Presse dẫn một nguồn tin từ Bộ Công An.

Quyết định thay đạn bắn bằng thuốc tiêm đã được chấp thuận từ tháng 6/2010. Nhưng thời điểm chính xác để áp dụng phương pháp xử tử "nhân đạo" này còn chưa rõ vào lúc đó.

Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền quốc tế (ví dụ như Tổ chức Ân xá Quốc tế) đang nhấn mạnh vào việc bãi bỏ án tử hình, lấy lý do là việc thay đổi phương pháp giết người thực chất không làm cho án tử hình trở thành "nhân đạo" hơn.

Nói thêm, là Việt Nam không công bố con số thống kê chính thức các án tử hình đã được thi hành. Tuy nhiên, theo thông tin truyền thông thì từ đầu năm 2011, ít nhất, có 19 người đã bị thi hành án. Chủ yếu là tử hình vì tội giết người và buôn ma túy.

Có một số tội phạm thích bị bắn hơn.

Có nhiều nước không muốn bỏ việc bắn tử tù theo cách truyền thống. Dù sao, việc xử tử như vậy có phần "trực quan" hơn, và vì vậy sẽ có tác dụng răn đe bổ sung.

Từ năm 2004 tòa án Mĩ đã không còn cho phép các tử tù được lựa chọn cách chết: bắn hoặc tiêm. Tuy nhiên, đối với những người đã bị kết án trước đó, quyền này vẫn được bảo lưu. Và nhiều tử tù đã sử dụng nó. Theo dữ liệu của BBC, cứ 9 tử tù thì có 4 người muốn bị bắn, vì coi hình phạt này giàu tính danh dự hơn.

Chỉ một năm trước ở bang U-ta, Mĩ, vừa mới xử bắn tội phạm Rô-ni Li Gát-nơ, 49 tuổi.

Trong số 35 bang ở Mĩ hiện vẫn giữ án tử hình, chỉ có ở U-ta, tử tù mới còn có một khả năng như vậy. "Làm ơn, hãy bắn đi," - Gát-nơ đã nói với Thẩm phán vào cuối tháng 4/2010, khi anh ta được chọn: bắn hoặc tiêm.

Theo hồ sơ, Gát-nơ đã giết chết ủy viên công tố Mai-cơn Bơ-đen trong cuộc đọ súng khi anh ta tìm cách bỏ chạy khỏi tòa nhà của tòa án vào năm 1985. Khi đó anh ta đang bị buộc tội giết một người bán rượu là Men-vin Ốt-tơ-xtờ-rôm vào năm 1984. Trong buồng giam tử tù, Gát-nơ đã sống suốt một phần tư thế kỷ, để chờ xử tử.

Rô-ni Gát-nơ đã là tội phạm đầu tiên lại bị bắn ở Mĩ trong hơn 14 năm qua, và là người thứ ba bị bắn kể từ năm 1976, khi Tòa án tối cao khôi phục lại án tử hình. Người đầu tiên cũng bị bắn ở U-ta là kẻ đã phạm tội giết hai người, Ga-ri Gin-mo, bị bắn ngày 17/1/1977. Ga-ri Gin-mo ít nhiều còn trở nên nổi tiếng vì câu nói: "Nào, làm thôi!", mà y đã nói trước khi súng nổ.

Cái chết của Gin-mo đã gây ồn ào nhiều. "Tôi cho rằng việc đó là man rợ!" - Giám mục nhà thờ Công Giáo thành phố Salt Lake, Giôn Oét-xtơ khi đó đã nói như vậy.

Vụ xử bắn thứ hai - kẻ hiếp dâm trẻ em Giôn An-bớt Tay-lo, vào ngày 26/1/1996 - cũng thu hút sự chú ý của truyền thông đại chúng. Tên này bị kết tội hiếp dâm và sát hại một bé gái 11 tuổi.

Ở Mĩ, những người chỉ trích xử bắn cho rằng hình phạt này là một di sản của một thời miền Tây hoang dã. Tuy nhiên, ví dụ Gát-nơ cho thấy rằng có một số tội phạm cho rằng kiểu hình phạt như vậy giàu tính danh dự hơn.

LẬP TRÌNH VIÊN (29)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

— Ốp ba! — Có tiếng ai đó kêu to lên trong gian.


Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (29)" đầy đủ (771KB):

http://www.mediafire.com/?rccm6t6s4u8ma36

http://www.megaupload.com/?d=JSOTP8CH


Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN": Sách "Lập Trình Viên"


— Chúng ta có gì bây giờ? Nào nào, cho tôi nhìn chính xác mũi tên. Rốt cuộc là... mười ngàn, hay Siêu Oanh Kích?


— Mười ngàn đi mười ngàn đi... — cô thấy giọng mình tha thiết.


— Siêu... mười ngàn. — Phi Long làu bàu.


— Bao nhiêu, nào nào, giám trận đâu, rốt cuộc...


— Siêu Oanh Kích, thưa ngài. — Một người giám trận thông báo.


— Như vậy là Siêu Oanh Kích!


Ông Vô-rô-si-lốp vừa xướng to lên thì liền có một đoạn nhạc riêng, dành cho Siêu Oanh Kích, rạo rực nổi lên. Một ca-mê-ra — chắc sẽ được hiển thị trên tất cả các màn hình — len lỏi đi ra cửa, đến một khoảng trống được chiếu đèn sáng trưng ở sân trong của tòa nhà. Ở đấy, có một khoảnh hình chữ nhật, bốn cạnh được viền sát mặt đất bằng đèn ống màu xanh dương, sáng nhấp nháy. Vừa vặn ở trong đấy, một chiếc ô tô con có màu như màu một con dế mèn, nằm im lìm.


— Trò chơi hôm nay, nhà tài trợ chính của chúng ta, Liên hiệp Ác-Ko, dành cho Siêu Oanh Kích một phần thưởng đặc biệt: Một chiếc xe hơi du lịch Cadillac Seville.


"Giản dị và thân thiện, chiếc xe này chứng tỏ rằng Detroit có thể chế tạo được loại xe Mỹ trang nhã mà không bị phụ thuộc vào phong cách thiết kế của BMW.


"Hôm nay, vâng, riêng hôm nay, phần thưởng này sẽ lập tức thuộc về người chiến thắng Siêu Oanh Kích.


"Cũng cần nói thêm, là mùa chơi năm ngoái, chỉ có duy nhất một phần thưởng Siêu Oanh Kích, được dành cho người cuối cùng chiến thắng Siêu Oanh Kích trong cả mùa chơi, nhưng suốt cả mùa chơi, mặc dù đã có tám lần gặp Siêu Oanh Kích, nhưng vẫn chưa có ai là người đầu tiên có thể chiến thắng.


"Vậy... hai đội chơi, ai sẽ ở lại bàn chơi?"


Theo phân công từ ở nhà, nếu gặp phải Siêu Oanh Kích, người phải ở lại một mình chống lại ba câu hỏi, mỗi câu ba mươi giây, sẽ là Kốt-xchi-a. Lúc ông Vô-rô-si-lốp nói đến chiếc xe, Phi Long chợt quay sang hỏi cô:


— Cái này mấy tiền?


— Khoảng... bốn chục, Mỹ. — Cô ngắm nghía chiếc xe trên màn hình, trả lời.


— Kốt-xchi-a... — Phi Long nhìn bạn, cắn môi dưới, quay ngón trỏ bàn tay phải, chỉ chỉ ngược vào mình, rồi nhíu mày, mép bên trái hơi nhếch lên, ném cái nhìn khinh thị qua bức vách kính.


— Thưa thày, để Phi Long. — Kốt-xchi-a khẽ gật, quay sang bảo với thày giáo.


Bên kia để lại một "huyết dụ", không phải anh I-go.


Cả hai người chơi đều chuyển sang ngồi ghế đội trưởng, để tiện bấm chuông. Những người chơi còn lại rời khỏi bàn, đứng xung quanh, cùng với các cổ động viên trong khoang của mỗi đội.


Thấy Phi Long ngồi quay vào máy tính, di di chuột, thử gõ lạch cạch, nguyên vị, mấy lần quờ tay ra đằng sau để sờ nút chuông, cô biết anh sẽ ngồi nguyên như thế để chơi, nên thay vì len sang đứng ở bên kia bàn tròn phía đối diện như đã định làm thế, cô chỉ hơi dịch qua một chút, để nhìn anh cho rõ.


— Như vậy, đội chủ nhà: Ga-rích Mát-xchê-ra-xi-an, đội khách: Nguyễn Phi Long. Ba câu hỏi, ba mươi giây suy nghĩ cho mỗi câu, người chơi thắng câu đầu tiên sẽ được trả lời tiếp, và để thắng Siêu Oanh Kích, phải trả lời đúng cả ba câu. Hai người chơi đã sẵn sàng. Chú ý, câu hỏi thứ nhất.


Từ trước đấy, cô đã thấy mặt Phi Long trắng nhợt đi, hai mắt đỏ quạch, mười ngón tay xếp trên bàn phím, ngón tay cái bàn tay trái hơi nghếch lên trên không, run run.


— Anh A-lếch-xan-đơ Ma-rờ-ke-lốp, khu dân cư Sờ-líp-pô-va, ngoại vi Ka-lút-ska hỏi: Các ngài chắc đều đã xem bộ phim của Robert Zemeckis và Steven Spielberg "Trở về Tương lai"? Cỗ máy thời gian ở trong phim đã là một chiếc ô-tô. Nhưng theo dự định ban đầu của các tác giả, cỗ máy này lẽ ra đã phải là một cái tủ lạnh.


"Câu hỏi: Tại sao các tác giả cuối cùng lại từ bỏ ý định này?..






Hình như thày Đét-lam hỏi gì đó, cô thấy Kốt-xchi-a thì thào: "Không, không thể đâu ạ..." Cô thấy mồ hôi túa ra trên trán, rồi khắp trên khuôn mặt Phi Long; trước giờ, anh luôn trắng trẻo và so với những người da trắng ở đây thì anh xanh xao hơn, nhưng sắc nhợt nhạt như bây giờ thì chưa bao giờ cô nhìn thấy; mắt và môi anh, trái lại, mắt thì đỏ quạch lên, môi thì như tô son; có một cảm giác lạ lùng nào đó khiến cô thấy khó thở, giống như lo lắng, mà lại không hẳn là lo lắng, sợ, mà cũng không hẳn là sợ; đến mười ngón tay anh xếp trên bàn phím — đôi bàn tay gõ phím đẹp nhất lớp cô: cứng cỏi hơn tay con gái, mà thanh tú hơn tay con trai ở đây — bây giờ cũng trắng bệch, liên tục máy động. Mặc dù đã trả lời đúng, nhưng anh tuyệt nhiên không có bất kỳ một dấu hiệu biểu cảm, không thấy nhìn thày, nhìn bạn, cười, giơ tay gì hết; anh cứ ngồi cứng đơ như thế, hai mắt đỏ quạch hút vào màn hình.


— Thế mà tôi đã muốn... mà thực sự là tôi rất muốn thêm cho các bạn ngay một điểm nữa. Chú ý, câu hỏi thứ hai. Giám đốc trung tâm tin học, anh Ra-đích Kha-bi-bu-lin, thành phố Be-re-dờ-nhích-ki hỏi: Ở châu Á người ta dùng khăn lụa, hoặc tờ giấy, hoặc bao tải lông cừu, hoặc lá trôi theo dòng nước để kiểm tra cái gì?..






— Còn bây giờ, chú ý... chú ý, câu hỏi cuối cùng, câu hỏi quyết định. Câu hỏi thứ ba. Cô giáo Ôn-ga Che-rờ-cát, từ thành phố Xa-ma-ra yêu cầu: Hãy đọc đúng cái từ mà một quý ông người Anh thật sự sẽ không bao giờ nói.


"Roách roách..."






Mọi thứ trong phòng đều có vẻ nhốn nháo, cô thấy A-li-ô-sa đã ở kia, xốc Phi Long lên khỏi ghế, vỗ vai Xéc-giô, kéo nhau trở về chỗ ngồi cũ, quay lại nói gì đấy với thày Đét-lam...


— Phi Long, mình hòa cũng coi như thắng rồi... — Kốt-xchi-a nhoài qua mặt bàn, nắm chặt tay bạn, — A-nhi-a, tay y lạnh lắm, hình như y bị sốt, xem đầu có nóng không?


Cô đặt bàn tay lên trán anh, thì thấy trán đẫm mồ hôi, lạnh ngắt. Cô nhoài người, đặt một bên má mình lên đấy, đúng là lạnh ngắt. Anh không sốt.


— Không hòa được. — Phi Long đã ngồi thẳng lên, giọng khàn khàn, lúc anh quay sang nhìn thày giáo, có mấy giọt mồ hôi vảy cả xuống bàn. — Em không...


"Rư rư..."


— Ngài Vô-rô-si-lốp... — Tiếng chuông đã cắt ngang lời anh, thày Đét-lam đang giơ giơ cánh tay, mắt nhìn xung quanh.


— Trật tự trong gian... Anh Đét-lam... đề nghị trật tự trong gian... có chuyện gì vậy?


— Chúng tôi có thể thi đấu thiếu người được không?


— Có thể. Một người cũng tính là một đội. Chỉ là sẽ bất lợi cho các bạn. Nhưng có chuyện gì vậy?


— Có hai thành viên không thể tiếp tục tham gia, đội chúng tôi sẽ thi đấu tiếp với bốn người.


Tắc-xi về đến gần khách sạn thì anh bảo cô:


— Em đừng hỏi gì vội. Bây giờ em lên phòng lấy cái cặp số của anh, để giấy lại cho mọi người, bảo là mình đến chỗ một người bà con của anh, rồi sẽ gọi điện về sau, xong em kiếm ngay cho mình một cái khách sạn khác. Người anh... kinh lắm. — Anh nhăn mặt, mấy hạt mồ hôi lại vãi ra, nhưng anh đã xiết chặt ngay tay cô. — Không phải anh ốm. Tin anh. Không được gọi bác sĩ. Ở trong cặp có một quyển vở bóp gáy. Đến đấy em đọc. Anh yêu em. Nhanh lên, An ơi...

Gái chơi quốc ca tàu bằng Bướm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Video: http://hotfile.com/dl/122335156/d80a2a6/funny_guitar.rar.html


Bành Quang Khiêm trên chương trình truyền hình về Biển Đông
Đài truyền hình trung quốc

Trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc ngày 25/6, Tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình (Biển Đông) đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Phi-líp-pin gần đây "liên tục khiêu khích."

Viên tướng này nói: "Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn.”

Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng "nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao."

Chính trị gia

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôi luôn nghĩ là Tiểu Lý Phi Đao Lý Tầm Hoan Lý Thám Hoa trong những quãng thời gian muôn một hãn hữu ít nhiều tạm thời không bị trực tiếp liên quan đến một mối ân oán giang hồ nào, thể nào cũng có lúc lôi từ trên giá sách xuống một tập "Thần Điêu Đại Hiệp" để tìm hiểu về đời hoạt động của Dương Quá, hay Hoàng Dược Sư... Cho nên tôi chẳng hề ngạc nhiên một chút nào khi biết là có một chính trị gia thuộc cỡ to... — nói là rất to cũng được — đang chăm chỉ tìm hiểu về Bác Hồ.


Tôi từng tìm hiểu được là Bác Hồ ngày xưa đã tự học tiếng Nga để đọc trước tác của Lê-nin. Tôi cũng suy luận được là chắc Bác học để đọc cả Lép Tôn-xtôi nữa, mà Lép Tôn-xtôi còn là chính cũng chưa biết chừng, vì tôi thấy Bác từng bảo: "Tôi là đứa học trò nhỏ của đại văn hào Lép Tôn-xtôi."


Bản thân Lép Tôn-xtôi ngày xưa cũng loay hoay tự học tiếng Hy Lạp để đọc trước tác của Hô-me.


Chắc là những người thông minh nhất trong chúng ta, mỗi khi tìm hiểu một vấn đề, thường có cùng một mong ước sâu xa muốn hình dung cho được những gì chân chính là bản chất nhất của nó.


Tôi chỉ là người thông minh ở mức học phổ thông và đại học không vất vả lắm, vẫn có thể dành thời gian để ve vãn các bạn gái, mà vẫn tốt nghiệp xuất sắc, nhưng tôi cũng từng tự mày mò học tiếng tàu để đọc Luận Ngữ của Khổng lão nhị, và tôi ít nhiều có hiểu được chuyện tôi vừa nói trên đây.


Ông thì không tự học tiếng Việt, nhưng ông cũng đọc nguyên bản.


Ở trường tổng hợp Lô-mô-nô-xốp có chuyên ngành hình như là "Tiếng Việt và Văn học Việt Nam", hay đại khái như thế, tóm lại ở đó có dạy tiếng Việt rất tử tế; hồi sinh viên thậm chí tôi còn biết ở trường đấy có những nghiên cứu sinh giỏi tiếng Việt đến nỗi nếu họ ngồi nói chuyện với một đám người Việt mà mình chỉ nghe thôi chứ không nhìn, thì sẽ không biết là trong đám đấy có người nước ngoài; cho nên ông đã liên hệ với chỗ đấy.


Nhưng nói tiếng Việt hầu như không có khẩu ngữ nước ngoài là một chuyện, — nó là vấn đề kỹ năng; — còn đọc sách tiếng Việt lại là chuyện khác, — đây là vấn đề tri thức.


Cho nên loanh quanh một hồi, thì người ta nói với ông về tôi.


Tôi thì chưa từng được học bất kỳ một ngôn ngữ nào một cách bài bản như các sinh viên và nghiên cứu sinh chuyên ngành ở trường đại học tổng hợp quốc gia, nhưng tôi lại có cơ duyên ít nhiều có thể coi là đặc biệt đối với cả hai thứ tiếng mà ông đang cần. Hơn nữa, tìm hiểu về Bác Hồ... thì có một phần nội dung rất sâu sắc sẽ liên quan đến... ví dụ như "Ngục trung nhật ký", cho nên vốn hán văn không nhiều, nhưng cũng từng được quan tâm một cách chi tiết để đọc thơ Bác Hồ — giống như đã đọc Khổng Tử — của tôi, một cách ngẫu nhiên lại trở nên thật hữu dụng.


Cho nên được vài buổi, thì ông bảo rất may là ông đã gặp được tôi.


Tôi bắt đầu đến nhà ông từ khoảng trung tuần tháng Năm. Còn bây giờ là đầu tháng Sáu. Buổi sáng tôi đến, ông đang hai tay buông thõng, tay trái cầm một xấp giấy A4 lộn xộn — ông nghe tôi đọc, giải thích, và thường vẫn gạch đầu dòng tóm tắt vào đấy, — đứng đối diện với chiếc bể cá to được chiếu sáng bằng ánh sáng huỳnh quang màu xanh hơi tim tím ở trong phòng khách và chăm chú nhìn những con cá nhỏ thôi, nhưng có hình dạng giống như cá mập, đang bơi lội không vội vàng và đĩnh đạc giữa một bố cục san hô và rong biển theo tôi thì hơi dày đặc quá.


Ông ra hiệu bằng tay, là biết tôi đến, rồi lại thõng ngay tay xuống, đứng im lặng như cũ, tiếp tục chăm chú nhìn những con cá đang bơi.


Những hôm khác, tôi luôn gặp ông ngồi ở đi-văng, đang xem xét lại những ghi chép của mình và chờ tôi.


Ngày hôm nay... phải rồi, trí nhớ của tôi đã tự động làm việc...


"Hòa bình "ban phát sự sung túc và sự công bằng, những thứ tạo nên hạnh phúc của các dân tộc"; hòa bình, mà "chỉ là sự nghỉ ngơi giữa các cuộc chiến tranh", thì "không xứng với tên gọi của nó"; hòa bình phải hướng tới "một thế gian chung". Những lời này đã được viết từ gần 200 năm trước và thuộc về Va-xi-li Phê-đô-rô-vích Ma-lin-nốp-xki — hiệu trưởng chính ngôi trường nơi Pút-skin vĩ đại đã từng học tập.


"Tất nhiên, kể từ thời điểm đó, lịch sử đã bổ sung nhiều vào nội dung chi tiết của khái niệm "hòa bình". Trong thời đại hạt nhân của chúng ta, cả điều kiện sống sót của nhân loại cũng cần phải tính vào đấy. Nhưng bản chất cốt lõi, đã được đặt cơ sở bằng sự thông thái và trong những tư tưởng xã hội tiên tiến của nhân loại, thì vẫn y nguyên như vậy.


"Hòa bình ngày hôm nay phải đi lên từ sự cùng tồn tại đơn giản, tới sự cộng tác và đồng sáng tạo của các quốc gia và các dân tộc.


"Hòa bình — đó là sự vận động tới một sự phổ quát chung, tới tính toàn thể của nền văn minh. Từ trước tới nay, chưa bao giờ chân lý về một thế giới không thể chia cắt lại trở nên đúng đắn như bây giờ.


"Hòa bình — đó không phải là sự đồng dạng hóa, mà là sự thống nhất trong sự đa dạng, đối chiếu so sánh, và tán thành những sự khác biệt.


"Và hòa bình một cách lý tưởng — đó là không có bạo lực, đó là giá trị luân lý...


"Lúc đó, tôi đã hiểu rằng: không thể tiếp tục sống như vậy, và tôi sẽ không thể cho phép mình ngồi ở vị trí đó, nếu như không được ủng hộ trong việc tiến hành những thay đổi căn bản và quan trọng nhất. Tôi hiểu, là sẽ phải đi rất xa. Nhưng toàn bộ mức độ rộng lớn của các vấn đề, của những khó khăn, thì tôi, tất nhiên, cũng chưa thể hình dung được. Mà cũng không có ai, tôi nghĩ vậy, đã có thể nhìn thấy trước, đoán trước, vào lúc đó..."


Chính là ông đã nói những lời này, ngày hôm nay, vào rất nhiều năm trước.


(Còn nữa)

Lãnh tụ Libya thề chiến đấu đến cùng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lãnh tụ Li-bi Muammar Gaddafi đã phát đi một thông điệp phát thanh đầy thách thức, nói rằng ông đã "dựa lưng vào tường" nhưng ông không hề sợ chết, và trận đánh chống lại "quân thập tự chinh" phương tây sẽ tiếp tục "tới tận kiếp sau".


"Chúng ta sẽ kháng cự và trận đánh sẽ tiếp tục tới tận kiếp sau, cho đến khi các người bị xóa sổ. Còn chúng ta thì sẽ vẫn ở đấy." Ông Gaddafi đã nói trong một thông điệp vào đêm ngày Thứ Tư đã được phát trên truyền hình Li-bi. Chương trình này để tỏ lòng tôn kính đối với người đồng chí của ông là Khuwildi Hemidi, người mà một số thành viên trong gia đình đã bị giết chết vào ngày Thứ Hai trong cuộc đột kích của NATO vào dinh thự của ông ấy.


"Không còn một thỏa thuận nào nữa sau khi các người đã giết chết các con của chúng ta và các cháu của chúng ta.... Chúng ta đã dựa lưng vào tường. Còn các người (phương tây) có thể lùi lại." Ông nói thêm.


"Chúng ta không hề sợ hãi. Chúng ta không cố để sống hay bỏ trốn." Ông Gaddafi nói, vạch mặt cái mà ông gọi là một cuộc thập tự chinh chống lại một đất nước Hồi Giáo, nhắm vào những người dân thường và những đứa trẻ.


Chiến dịch không kích hiện đã bước sang tháng thứ tư. NATO đã tiến hành gần 12,000 cuộc không kích trên khắp Li-bi, khoảng một phần ba những cuộc không kích này là đánh bom hoặc phóng tên lửa, một số nhằm mục đích giết hại người lãnh tụ của Li-bi, Đại tá Muammar Gaddafi.

Các cuộc không kích hầu như đã phá hủy sạch tổng hành dinh của Đại tá Gaddafi ở thủ đô Tripoli, và đã làm giảm sức chiến đấu của quân đội Li-bi xuống khoảng 50%, theo ước tính của lầu năm góc. Nhưng không hề có dấu hiệu là chính phủ Gaddafi đang bị đe dọa sụp đổ dưới áp lực này, ít ra là không phải trong tương lai gần.

NATO đã thừa nhận là những máy bay chiến đấu của họ vào sáng ngày Thứ Hai đã đánh trúng vào phía tây Sorman của Tripoli nhưng đã khăng khăng rằng mục tiêu đã là quân đội, một cuộc không kích chính xác đánh vào một bộ phận chỉ huy "cấp cao".


Phát ngôn viên của chính phủ Li-bi Mussa Ibrahim đã nói rằng 15 người, trong đó có ba đứa trẻ, đã bị giết chết trong cuộc tấn công mà ông đã chỉ trích gay gắt là một "hành động khủng bố hèn hạ không thể được biện hộ."


Ibrahim đã nói rằng cuộc tấn công đã nhằm vào nhà ông Hemidi, người đồng chí kỳ cựu của ông Gaddafi.


"Các người nhân danh cái gì để nhắm vào các chính trị gia và gia đình của họ?" Ông Gaddafi đã hỏi, và xác nhận là văn phòng của ông Hemidi ở Tripoli đã bị đánh bom tới bốn lần.


"Họ đã lùng kiếm ông ấy vì ông ấy là một người anh hùng. Khi không thể tìm thấy ông ở văn phòng của mình, thì họ muốn giết ông ở nhà ông." Ông Gaddafi nói thêm, và kêu gọi liên hiệp quốc gửi đến các quan sát viên để xác nhận là NATO đã nhắm vào thường dân chứ không phải vào mục tiêu quân sự.


Ông Gaddafi hứa sẽ dựng lên một đài tưởng niệm, "Đài tưởng niệm cao nhất ở Bắc Phi", cho cô bé Khaleda bốn tuổi, cháu gái của ông Hemidi, đã bị giết chết trong cuộc tấn công.


"Chúng ta sẽ ở lại, chúng ta sẽ kháng cự và chúng ta sẽ không đầu hàng. Đánh lại tên lửa của các người, hai, ba, 10 hay 100 năm nữa." Ông Gaddafi nói.

Hà Nội năm 1915

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Tiệm hút thuốc phiện


Thuyền chở chuối ở bờ sông Hồng


Thợ viết câu đối Tết


Phố Tràng Tiền


Phố Hàng Gai


Thuyền của gia đình người Việt gốc Hoa


Cầu Long Biên


Các quan nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng


Bà sư


Gia đình một công chức Hà Nội

"Muối" hay "Muối ăn"?

6 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Các bác nhà mình chắc không ai xem "Đường lên đỉnh Olympia", nên không thấy ai có ý kiến gì về câu hỏi gây tranh cãi và quyết định của ban cố vấn chương trình trong cuộc chơi chung kết.

Câu hỏi gây tranh cãi và diễn biến trò chơi cụ thể như sau:

Câu hỏi: "Đây là gì?"

Gợi ý:

1/ Đây là hợp chất vô cơ
2/ Cấu trúc mạng tinh thể, liên kết ion
3/ ..?.. của rừng (tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp)
4/ Một loại gia vị
5/ Salt

Câu trả lời của các bạn chơi chia thành hai đáp án:

1/ Muối
2/ Muối ăn

Người dẫn chương trình xác nhận đáp án đúng là: "Muối".

Nhưng sau đó, TS Nguyễn Đức Chuy - thành viên ban cố vấn, nhóm hóa học - đã có ý kiến xác nhận lại là: "Đáp án chính xác phải là muối ăn."

Người dẫn chương trình xác nhận lại: "Quyết định của ban cố vấn là quyết định cuối cùng."


Cá nhân em không đồng ý với quyết định này của ban tổ chức, vì rõ ràng đáp án "Muối ăn" không phù hợp với gợi ý số 3/ và số 5/. Theo em đáp án thỏa mãn được cả 5 gợi ý phải là: "Muối".










Nội dung dưới đây do dao_hoa_daochu bổ sung:


Câu hỏi: "Đây là gì?"

Gợi ý:

1/ Đây là hợp chất hữu cơ không có khả năng tư duy
2/ Cấu trúc hình người, có trym
3/ TS ..?.. thành viên ban cố vấn Đường lên đỉnh Olympia (nhóm hóa học)
4/ Một loại động vật
5/ Chuy

Người dẫn chương trình xác nhận đáp án đúng là: "Nguyễn Đức Chuy".

Ban cố vấn, nhóm sinh vật học, có ý kiến xác nhận lại là: "Đáp án chính xác phải là Chuy Fò."

Người dẫn chương trình xác nhận lại: "Quyết định của ban cố vấn là quyết định cuối cùng."

Những tiếng ồn ở Biển Đông

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cuộc xung đột giữa trung quốc và các nước láng giềng ở phía nam đang leo thang. Trung quốc và Việt Nam đều tiến hành tập trận hải quân. Ở Hà Nội, người dân tập hợp một cách có tổ chức để thể hiện thái độ phản đối trung quốc. Cả Phi-líp-pin cũng kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của trung quốc vào lãnh hải của họ. Mĩ tuyên bố Biển Đông là khu vực liên quan đến lợi ích quốc gia của mình.

Trung quốc đã tổ chức tập trận hải quân ở cùng một nơi mà trước đó lính thủy Việt Nam đã dùng pháo để thể hiện kỹ năng chiến đấu của mình. "Báo nhân dân", cơ quan trung ương của đảng cộng sản trung quốc, và "báo tsefansiung" của bộ quốc phòng trung quốc đã tuyên bố như vậy. Có 14 tàu tuần tiễu, một tàu đổ bộ, các tàu bảo vệ chống tàu ngầm, và hai máy bay chiến đấu đã tham gia vào cuộc tập trận của hải quân trung quốc.

Mục đích cuộc diễn tập này của trung quốc là luyện tập những kỹ năng bảo vệ đảo, kỹ năng tiếp tế cho tàu ở ngoài biển, và đánh nhau với tàu ngầm. Đánh giá theo quy mô của hành động, thì nó đã phải nhằm mục đích như là một sự cảnh báo đối với Việt Nam, - một đất nước chính nghĩa, dũng cảm, kiên cường, mặc dù đang chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông hết sức tùy tiện và đề xuất viết lại sách giáo khoa theo một cách vô cùng ngu xuẩn, nhưng tài năng quân sự lại thuộc loại tầm cỡ trên thế giới, luôn là người hạ nhục và đè trung quốc ra hấp diêm tơi bời trong tất cả các cuộc đối đầu lịch sử từ trước tới giờ, - vào đầu tuần trước đã tổ chức tập trận hải quân của mình ở cùng một khu vực này.

Việt Nam cáo buộc trung quốc về việc các tàu trung quốc đã lỏn vào phá hoại công việc thăm dò dầu khí trên lãnh hải Việt Nam.

Hôm qua, Chủ Nhật, khoảng 300 người đã tập trung trước sứ quán trung quốc ở Hà Nội để phản đối những hành động mất dậy đầu trộm đuôi cướp của trung quốc ở Biển Đông. Người dân cũng tập trung ở TP Hồ Chí Minh.

Những người Việt Nam tập trung lại để phản đối trung quốc đã dừng lại gần một siêu thị của trung quốc và tuyên bố: "Tẩy chay hàng hóa trung quốc!" - Hãng tin AP viết.

Nước Việt Nam chính nghĩa, và nước trung quốc với một lịch sử đầy kín những trò bẩn bựa trộm gà trộm chó, trong suốt một quá trình không phải chỉ một thập kỷ đã nhiều lần phản đối nhau theo đường ngoại giao về những bất đồng liên quan đến các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cũng đã từng xảy ra xung đột vũ trang, và đã có các thủy thủ bị thiệt mạng.

Trong thời gian gần đây, đội ngũ hách-cơ trung quốc cũng hì hục tiến hành các cuộc tấn công từ chối dịch vụ vào nhiều websites của Việt Nam. Cũng không rõ lắm là họ muốn thể hiện khát vọng gì của dân tộc trung hoa?

Các nhà chuyên môn cho rằng họ muốn gửi đi thông điệp:

"HÃY CẨN THẬN, NGƯỜI TRUNG QUỐC CHÚNG TAO CÒN ĐÔNG HƠN GIÒI!"


Phi-líp-pin cũng bị lôi kéo sâu vào cuộc xung đột với trung quốc. Tổng thống Phi-líp-pin Ben-ni-nô A-ki-nô III đã cảnh báo trung quốc đã xâm phạm và đóng trộm một số cọc lên đảo thuộc lãnh hải Phi-líp-pin. Ông Ben-ni-nô tuyên bố trung quốc đừng hòng đe dọa đất nước của ông.

Trung quốc, đang bị hạn hán, lũ lụt liên tục, khủng hoảng lương thực thực phẩm trầm trọng, dân số đông như giòi đang bị đói lòi kèn phải chạy tóe sang các nước khác để mua đồ ăn, đói ăn vụng túng làm liều, đành phải rạch mặt cãi cùn rằng, theo tài liệu lịch sử là tấm "bản đồ lưỡi chó" tự vẽ của họ và "luật quốc tế", hơn một tỉ dân nhung nhúc như giòi của họ có chủ quyền đối với một khoảng rộng lớn ở Biển Đông. Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam và Phi-líp-pin, mà cả Mã-lai, Bờ-ru-nây, Đài Loan, và tất cả các nước khác trên thế giới đều bịt mũi, nhổ nước bọt, thể hiện một sự tởm lợm sâu xa đối với đất nước và con người trung hoa, khi nhìn thấy tấm "bản đồ lưỡi chó" lịch sử giống như bức tranh do trẻ con tự vẽ của họ.

Mĩ cũng không đặt mình ở ngoài các cuộc xung đột. Họ tuyên bố rằng các tuyến đường vận chuyển quan trọng nhất đi qua Biển Đông, và vì vậy vùng này là khu vực lợi ích quốc gia của Mĩ. Lầu năm góc cam kết sẽ hỗ trợ Phi-líp-pin. Đồng thời, Oa-sinh-tơn cũng đưa ra phản hồi tích cực đối với lời kêu gọi của Việt Nam về việc thiết lập lại hòa bình và ổn định trong khu vực.

Không bên nào muốn căng thẳng leo thang.

Nhưng bắc kinh đã bác bỏ các nỗ lực can thiệp của Mĩ. Họ nói rằng các nước Đông Nam Á cần trực tiếp giải quyết bất đồng, không thông qua trung gian.

Những tia nắng sớm

5 ý kiến, và ý kiến từ facebook






Mặt trời hồng hào nổi lên trên bề mặt bầu trời và gửi những tia nắng vàng của nó đi khắp mọi nơi để đánh thức quả đất đang say ngủ.


Tia nắng đầu tiên bay đi và rơi vào một chú chim sơn ca. Sơn ca giật mình giũ cánh, nhẹ nhàng rời khỏi tổ, bay lên cao, lên cao, và ca bài ca trong trẻo của mình: "Ôi, tắm mình trong không khí buổi sáng trong lành mới dễ chịu làm sao! Thích quá đi! Thật là khoáng đạt biết bao!"


Tia nắng thứ hai bay đi và rơi vào một chú thỏ. Thỏ vẫy tai rồi vui vẻ nhảy nhót trên khắp đồng cỏ đẫm sương đêm: nó chạy đi kiếm những ngọn cỏ tươi non ngọt ngào cho bữa sáng của mình.


Tia nắng thứ ba bay đi và rơi vào một chú gà trống. Gà trống đập cánh bộp bộp và hát: "Cúc cù cu cu!" Rồi nó nhảy xuống đất và cặm cụi bới giun để ăn.


Tia nắng thứ tư bay đi và rơi vào một tổ ong. Những chú ong giụi mắt í ới gọi nhau chui ra khỏi các ô cửa hình lục lăng, nhiều chú còn vắt vẻo nấn ná ngồi lại trên ngưỡng cửa, uể oải duỗi duỗi từng chiếc cánh một và kêu "Um um um!", rồi thả mình mặc kệ cho rơi một đoạn, rồi mới vội vàng vỗ cánh nhoai lên, vội vàng đuổi theo cho kịp các bạn để cùng bay đi tìm mật từ những bông hoa tươi thơm ngát.


Tia nắng thứ năm bay đi và rơi vào một chiếc giường bề bộn trong một căn phòng có rèm cửa sổ tuy rất dày nhưng kéo không kín: trúng vào mắt Lãn Ông.


Lãn Ông làu bàu, trở mình tránh nắng, rồi lại ngủ thiếp đi.

Kama Sutra: Những nốt nhạc làm tình

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook




Việt Nam - "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc" và 11 từ bị bôi xóa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngày 13 tháng Sáu Lầu Năm Góc rốt cuộc đã thôi không còn tiếp tục giữ bí mật một trong những hồ sơ bí mật nổi tiếng nhất, được gọi là: "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc".


Ông Đa-ni-en En-zbớc, cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, người vào năm 1971 đã công bố "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc"
Việc xuất bản một phần của những tài liệu này vào 40 năm trước trên những tờ báo hàng đầu của nước Mĩ đã từng là một sự kiện lịch sử đối với nước này - không khác gì việc rò rỉ thông tin trên WikiLeaks mới đây. Cũng vừa vặn như có lô-gích, vào tháng ba năm nay, trong cuộc biểu tình được tổ chức để ủng hộ WikiLeaks ở trước căn cứ quân sự ở thành phố Quan-ti-cô, bang Vơ-gi-ni-ơ, người anh hùng của xì-căng-đan 40 năm trước - ông Đa-ni-en En-zbớc, vừa tròn 80 tuổi cách đấy không lâu - đã bị bắt giữ.

Ngày 13 Tháng 6 năm 1971 tờ "The New York Times" đã bắt đầu in "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc", do một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam - anh En-zbớc - đã gửi cho ban biên tập. Đây là những báo cáo do chính anh En-zbớc và những người làm công tác phân tích khác đã làm cho Bộ Quốc Phòng. Theo nội dung những báo cáo này, thì tổng thống Mĩ Ken-nơ-đi và tổng thống Mĩ Giôn-xơn đã tích cực chủ động gia tăng sự có mặt của người Mĩ ở Việt Nam, trong khi họ công khai phủ nhận sự thật này, và bằng cách đấy đã lừa dối Quốc Hội, công luận Mĩ và các nước đồng minh.

Tổng thống Ri-chớt Ních-xơn bằng quyết định của tòa án đã cố gắng ngăn chặn việc xuất bản những tài liệu này và tìm cách xử tội ông En-zbớc. Nhưng Tòa án Tối cao trên cơ sở sửa đổi đầu tiên của Hiến Pháp đã khẳng định quyền của tờ "The New York Times", "Washington Post" và các tờ báo khác trong hoạt động xuất bản tiếp. Các cáo buộc hình sự chống lại ông En-zbớc cũng bị thẩm phán bác bỏ vì lý do bên nguyên - chính phủ - đã vi phạm pháp luật.

Việc công bố những tài liệu này vào thời điểm hiện tại sẽ có ý nghĩa như thế nào?

Cộng tác viên Cục lưu trữ Tư liệu mật Quốc gia Giôn Pra-đốt đã nói về vấn đề này như sau: "Tôi cho là chính phủ Mĩ cảm thấy nhục trước thực tế là đã 40 năm trôi qua kể từ lần xuất bản đầu tiên mà bản đầy đủ của những tài liệu này vẫn còn tiếp tục nằm trong bí mật. Ấn bản lần đầu mới chỉ là một phần nhỏ, mà ông Đa-ni-en En-zbớc khi đó đã có thể sao chép và mang ra khỏi văn phòng..."

Các nhà phê bình đã lưu ý với sự mỉa mai rằng các tài liệu phát hành ngày hôm nay cũng còn lâu mới có thể gọi là đầy đủ - vì trong đó đã có 11 từ bị bôi xóa.

Các chuyên gia tin rằng đấy có thể là tên của những người Việt Nam làm gián điệp cho CIA.

Chính ông En-zbớc cũng tỏ ra rất tiếc, vì các tài liệu này của Lầu Năm Góc đã được công khai một cách quá muộn màng, khi đất nước ông vì hậu quả của những âm mưu ngấm ngầm đằng sau hậu trường, đã bị lôi kéo sa lầy vào một cuộc chiến tranh đầy nhục nhã, bỉ ổi, và đáng phỉ nhổ. Với những người muốn học tập làm theo tấm gương của ông, ông En-zbớc khuyên họ đừng trì hoãn hành động của mình, bởi vì chỉ cần những viên đạn đầu tiên bắt đầu nổ - thì cũng có nghĩa là mọi chuyện đã quá muộn.

Tốt hơn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mặc dù chắc sẽ tương đối tẻ nhạt theo các chuẩn mực hiện nay, nhưng khi lần đầu được BBC công bố vào năm 1962, chương trình ti-vi trào phúng đêm khuya "That Was The Week That Was" đã gây ra một sự huyên náo lớn khi đội ngũ diễn viên và cộng tác viên tài năng khác thường của nó đã chế nhạo các thể chế chính trị bằng một phong cách chưa từng thấy trước đó ở trên truyền hình, trực tiếp tới hàng triệu người xem.

Không có gì đáng ngạc nhiên là phản ứng từ một số người đã rất nóng nảy.

Ngay lập tức sau khi những phân đoạn đầu tiên được phát, Be-vin Re-gi-nan - Bộ Trưởng Thông tin Truyền thông lúc đó, người phải chịu trách nhiệm về phát thanh truyền hình - đã tuyên bố với các nhà báo một cách vô cùng giận dữ:

- Tôi sắp làm một việc gì đó với cái này!

Nhưng thật không may cho ông, Thủ Tướng He-rôn Mách-mi-lần - một mục tiêu công kích thường xuyên của chương trình ti-vi kia - đã không chia sẻ quan điểm với ông, và ngay lập tức gửi cho ông mẩu ghi nhớ sau:


Tôi hy vọng ông sẽ không lặp lại bất kỳ hành động nào đối với "That was the week that was" mà không tham khảo ý kiến của tôi.

Bị người ta cười là một điều tốt.

Tốt hơn so với bị người ta không để ý đến.


HM.

10.12.62

Trung quốc - con phò béo phì, hai chân teo tóp

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngày hôm nay, trung quốc trước mắt nhiều nước trên thế giới có dáng vẻ của một con đàn bà béo phì, với hai chân teo tóp, ít học, lăng loàn, chăm chỉ bơm mông bơm vú...


Trực quan, thì đúng là trung quốc có bộ dạng cường quốc như thế, mặc dù dân số nhung nhúc như giòi làm cho quốc gia có ngoại diện phát triển nhanh này có những vấn đề nội bộ vô cùng to lớn và nặng nề với đám người nghèo khó chiếm gần hết dân số sống chui rúc khắp nơi.


Trên mọi tuyến đường biên, trung quốc đều không có bạn bè.


Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, và Việt Nam, — ngay cả đánh giá theo cách thiện ý nhất, cũng chỉ có thể coi là không phải kẻ thù.


Còn bạn bè thì chắc chắn không phải!


Chỉ cần thiến hết đường biển, là thừa đủ để biến trung quốc thành một con béo yếu ớt rất buồn cười, bị cô lập hoàn toàn, tách hẳn khỏi thế giới, ngoại trừ Nga. Mông Cổ — trong trường học vẫn mê say học bằng tiếng Nga — thì tóm lại không cần tính đến.


Chính quyền trung quốc đương nhiên nhận thức rõ ràng, rất sợ, và rất cay cú trước một mối đe dọa như vậy cho nên đã cố gắng xây dựng lực lượng hải quân mặc dù không hiện đại lắm, nhưng, một lần nữa, theo đúng truyền thống dân tộc, đông nhung nhúc như giòi.


Ngay cả một chiếc tàu sân bay cổ kính bị ma-phi-a Liên Xô lừa bán cho dưới thời "tư bản casino" cũng được trung quốc đưa vào hạm đội. Và trong 5-6 năm tới đám người mắt híp và 01 mí này đang dự tính xây dựng cho được tàu nguyên tử hàng không mẫu hạm.


Hiện tại, hải quân trung quốc có:


(1) 13 tàu ngầm nguyên tử

(2) 72 tàu ngầm đi-ê-den

(3) 27 tàu khu trục

(4) 49 chiến hạm có trang bị tên lửa điều khiển

(5) 89 tàu tuần tiễu có gắn tên lửa

(6) 89 tàu đổ bộ

(7) Khoảng 200 tàu dò mìn


Loại "nặng" (như tuần dương hạm) thì trung quốc không có. Nhưng với những gì đang có, nói chung cũng có thể coi là đủ để phá vỡ sự phong tỏa (nếu có) của các nước lân cận.


Nhưng vấn đề vẫn có và không phải là duy nhất.


Các nhà phân tích dự báo là trung quốc sau 20 hay thậm chí 15 năm nữa sẽ lãnh đạo thế giới. Cũng tương tự như giai đoạn cuối những năm 1970 họ đã nói về Liên Xô, người sắp sửa nhấn chìm một nửa thế giới, và sau Liên Xô là Mỹ.


Nhưng không giống với Liên Xô, Trung Quốc hoàn toàn không có đồng minh. Quốc gia này chỉ có thể mua cho mình "những người bạn tạm thời."


Trung quốc không nằm trong bất kỳ hệ thống nào của thế giới: không phải thế giới phương Tây, không phải Hồi Giáo, ngay cả một kiểu mô hình thuộc địa (dạng như Sinh-ga-po hay Nam Triều) cũng không. Bắc Triều cũng chỉ có thể coi là một đồng minh có điều kiện. Pa-kít-xtăng, vệ tinh trung thành của Hoa Kỳ và nói chung không là gì với trung quốc cả.


Biên giới của trung quốc là một cơn đau đầu kinh niên.


Trên khắp chu vi của nó là những quốc gia mà với họ chỉ một từ "trung quốc" thôi cũng đã đủ bao hàm mọi khái niệm tởm lợm và buồn nôn nhất "ăn cắp, ăn cướp, thằng hàng xóm mất dạy, cái mụn ở đít..." — Để hiểu rõ hơn, chỉ cần hình dung là biên giới của Nga bây giờ không phải là U-cờ-rai-na yếu đuối khép đùi hay Phần Lan hiền hòa chảy sệ, mà là một Iran lực lưỡng, đói khát và hung tợn.


Không cần Trân Châu Cảng, không cần Hi-rô-si-ma, không cần đánh nhau giỏi như Việt Nam... — chỉ cần các nước láng giềng đốt lửa lên, là trung quốc sẽ thơm phức như một con voi ma mút bị quay giòn bì.


Trung quốc còn có Trét-xnhi-a riêng của mình. Nhưng không phải nhỏ và yếu, như ở Nga, mà từ góc độ địa lý chính trị và địa lý kinh tế thì phải đến cả trăm lần có ý nghĩa hơn. Đấy là Khu Tự Trị Tân Cương.


Thoạt nhìn, thì ở đó không có gì nguy hiểm. Hơn chục triệu gì đó người Hồi Giáo, tuyệt đối xa lạ đối với trung quốc vô thần và trung quốc nho giáo. Tuyệt đối nghèo khó và hầu như hoàn toàn mù chữ (như 80% những kẻ áp bức họ — nhà Hán). Nhưng ở Tân Cương có dầu. Và dầu là một trong những chỗ dễ bị ăn đòn nhất. Gần đây trung quốc đã phải bước qua vạch đỏ về tâm lý và kinh tế — nhập khẩu dầu vượt quá 50% tổng mức tiêu thụ trong nước (chính xác, nhập khẩu chiếm 55%). Lại nữa, trong 45% còn lại thì một phần đáng kể là dao động ở Tân Cương.


Nga giúp trung quốc giải quyết vấn đề đòi hỏi năng lượng. Và việc này trong nhiều năm đã tiền định quyền lợi vật chất của trung quốc trong một mối quan hệ tốt với người hàng xóm phương bắc, — theo đúng định nghĩa là một người hàng xóm không hung dữ và không có dù là mong muốn cãi nhau nhỏ nhất, chưa nói đánh nhau với trung quốc hay là có tham vọng với lãnh thổ của trung quốc. Trong khi đó với các nước láng giềng khác, trong đó có Việt Nam, trung quốc luôn gây ra các vấn đề tranh chấp, như bây giờ là tranh chấp lãnh hải.


Khu vực Tân Cương là một trong những "cánh đồng dầu" lớn của Trung Quốc. Trữ lượng dầu của khu vực tự trị này là 21 tỷ tấn (30% trữ lượng cả trung quốc), khí đốt — 1,1 nghìn tỷ thước khối (34% trữ lượng cả nước). Mỗi năm ở Tân Cương sản xuất ra khoảng 30 triệu tấn dầu và 22 tỷ thước khối khí đốt.


Không khó tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra với trung quốc nếu bị mất trữ lượng này, như là kết quả của một "cuộc nổi dậy màu da cam", hay một cuộc chiến khủng bố kéo dài.


Hệ thống ống dẫn khí đốt từ Tuốc-mê-nít-xtăng chạy qua Tân Cương. Hiện tại người ta bơm qua đó 10 tỉ thước khối khí đốt mỗi năm, nhưng sau 5 năm, công suất của nó sẽ tăng lên tới 30-40 tỷ khối, và chỗ đó — đã là một phần ba mức tiêu thụ khí đốt của cả nước trung quốc (khoảng 90 tỷ thước khối mỗi năm).


Trung Quốc hiện mỗi năm khai thác trên lãnh thổ của mình 185 triệu tấn dầu, còn khoảng 190 triệu tấn thì phải nhập khẩu. Về lượng thực phẩm phải nhập khẩu, trung quốc đã trở thành quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới, hơn thế — tốc độ mua của đất nước mua thực phẩm này đang liên tục tăng theo từng năm, — vì người trung quốc đẻ khỏe quá, nhung nhúc như giòi. Ví dụ, tới năm 2015 trung quốc, theo dự kiến, sẽ phải mua của Mĩ đến 25 triệu tấn ngô mỗi năm; hiện trung quốc đang phải mua 4-5 triệu tấn đậu tương, và sau 5 năm nữa con số này sẽ tăng lên 12-15 triệu tấn. Tổng cộng, trung quốc hiện đang phải mua 20% thực phẩm ở nước ngoài, và năm 2015 con số này sẽ tăng lên 30%.


Trung quốc còn bị phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu khác — quặng sắt, kim loại màu, gỗ, phân bón, v.v... Chỉ cần việc cung cấp nguyên liệu cho trung quốc bị mất ổn định, quốc gia béo phì này chỉ có thể tồn tại trong vài tháng — cho đến khi kết thúc các cuộc bạo loạn thực phẩm của đám dân chúng ít học, nghèo khó, và nhung nhúc như giòi, guồng máy công nghiệp dừng lại và bóng tối theo đúng nghĩa đen của từ này do thiếu năng lượng, bao trùm.


Tình hình còn phức tạp hơn nữa bởi thực tế là hệ thống thông thương của Trung Quốc rất dễ bị ăn đòn — nó hầu như chỉ đi thành một dải nhỏ hẹp có một tí trên các vùng biển Đông Nam Á:


— Dầu từ Trung Đông: qua các eo biển hẹp của Mo-lúc-ca

— Thực phẩm và quặng sắt: qua các quần đảo In-đô-nê-xi-a.


Hải quân Mĩ, ví dụ, hiện vẫn mạnh gấp cả chục (nếu không muốn nói cả trăm) lần so với các hạm đội Trung Quốc, có thể dễ dàng chặt đứt những động mạch thông thương, và bằng cách đó dễ dàng làm cho trung quốc phải tự úp mặt vào mông.


Nhưng ngay cả không có sự can thiệp quân sự trực tiếp của các nước lớn khác thì trong số các nước láng giềng của trung quốc cũng vẫn không phải là không có ai có thể là mối nguy cho đất nước béo và ngu và có đôi chân tong teo lẩy bẩy này.


Hãy cùng xem xét những nguy cơ tiềm năng của trung quốc.


Việt Nam cam đoan chỉ sử dụng tàu ngầm mua của Nga dự án 877 "Cá Thờn Bơn" vào mục đích quốc phòng. Những tuyên bố có liên quan đã được Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh, đưa ra tại hội nghị "Đối thoại Shangri-La" ở Sinh-ga-po về các vấn đề an ninh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cá Thờn Bơn

"Chính sách của Việt Nam hoàn toàn hướng tới việc bảo đảm khả năng phòng thủ. Chúng tôi sẽ không bao giờ xâm phạm vào chủ quyền của các nước khác. Nhưng chúng tôi phải ngăn chặn bất kỳ ai tìm cách xâm phạm chủ quyền của Việt Nam." Tướng Phùng Quang Thanh nói - (Theo Reuters).

Việt Nam là một trong các bên tranh chấp ở quần đảo Trường Sa - quần đảo và khoảng 100 hòn đảo ở Biển Đông. Khu vực này liên quan đến Việt Nam, Mã Lai, trung quốc, Đài Loan, Phi-líp-pin, và Bờ-ru-nây. Tuần trước, trong khu vực Biển Đông, tàu Trung Quốc đã hai lần lỏn vào cắt dây cáp của các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, còn bộ ngoại giao trung quốc thì lại tự rạch mặt ăn vạ là chính Việt Nam đã ăn hiếp trung quốc chúng tôi.

Năm 2009, Việt Nam đã ký một thỏa thuận với Nga để mua sáu tàu ngầm dự án 877 "Cá Thờn Bơn" với giá 3,2 tỷ đô-la. Những con tàu này được trang bị động cơ điện-điêden. Tàu loại này được trang bị sáu ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm và có thể mang tới 18 ngư lôi hoặc 24 quả thủy lôi. Dòng tàu "Cá Thờn Bơn" cũng được trang bị hệ thống giảm tiếng ồn tối tân.

Bu-rờ-ma


Người hàng xóm phương nam của Trung Quốc kể từ cuối năm 1940 đã không hề biết đến sự ổn định. Một phần ba dân số nước này là các dân tộc thiểu số, thiện chiến nhất trong số đó được cho là người Ka-ren. Ở phần phía đông Bu-rờ-ma, họ đã lập ra nhà nước không được công nhận của họ. Còn có hai nhà nước khác không được công nhận — ở phía bắc nước này, gần biên giới Trung Quốc — do các bộ tộc San và Ka-chin lập nên. Hiện tại chính quyền trung ương Bu-rờ-ma và ba nhà nước không được công nhận trên lãnh thổ đang cùng duy trì một mối quan hệ trung lập. Nhưng không có lý do để nghi ngờ việc, với một chủ ý và kỹ năng "chọc ngoáy" từ nước ngoài, cuộc chiến tranh ở Bu-rờ-ma có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Tình hình này còn trầm trọng thêm bởi thực tế là trên lãnh thổ nước trung quốc láng giềng có vài triệu đại diện của các bộ lạc, những người đã lập nhà nước riêng của họ ở Bu-rờ-ma. Và không thể loại trừ khả năng xung đột vũ trang có thể tràn qua cả các khu rừng của trung quốc.


Thái Lan


Trên đất nước này có một nút thắt căng thẳng lớn — phần phía nam của nó, tỉnh Pa-ta-nhi. Đấy là nơi sinh sống của người Hồi Giáo. Chiến tranh du kích ở khu vực này hầu như chỉ mới kết thúc vào những năm 70. Những hành động đàn áp cuối cùng của chính phủ đã diễn ra tại Pa-ta-nhi vào giữa những năm 80. Tuy nhiên, vào năm 2004, ở tỉnh này đã lập ra một lực lượng du kích mới rất hùng mạnh — "Phong trào Hồi Giáo Mujahideen tỉnh Pa-ta-nhi". Đáng chú ý là tỉnh này nằm ở lối vào eo biển Mo-lúc-ca — có 70% lượng nhập khẩu của trung quốc phải đi qua đó.


In-đô-nê-xi-a


Các nhà phân tích chính trị gọi đất nước này là có "cấu trúc nhân tạo". Đất nước này có 17.000 hòn đảo, hàng chục bộ lạc, nhưng quyền lực chỉ tập trung trong tay thị tộc Gia-va.


Khu vực nhiều mâu thuẫn nhất được cho là tỉnh A-tre. Từ cuối những năm 70 ở đây đã có một nhóm du kích cấp tiến "Phong trào vì A-tre tự do" hoạt động. Khẩu hiệu chính của họ tương tự như khẩu hiệu ly khai của nhiều quốc gia sở hữu nguyên liệu nhiên liệu khác: "Lợi nhuận từ dầu và khí đốt của chúng tôi Trung Ương chỉ để lại cho chúng tôi 5%. Chúng tôi muốn đảo ngược tỷ lệ: 95% cho tỉnh chúng tôi, 5% cho Trung Ương". Trong hai thập kỷ cuộc nội chiến ở đây đã làm chết 15 nghìn người. Cuối cùng, vào năm 2006, chính phủ trung ương đã phải nhượng bộ — bây giờ 70% lợi nhuận dầu và khí đốt thuộc về A-tre, "Phong trào" được hợp pháp hóa (và ngay lập tức giành thắng lợi trong cuộc bầu cử địa phương). Mặc dầu vậy, bộ phận du kích cốt cán vẫn tiếp tục yêu cầu 95% lợi nhuận, thậm chí đòi độc lập.


Khu vực có vấn đề thứ hai ở In-đô-nê-xi-a — Tây Pa-pu-a (đường thông thương cung cấp quặng và thực phẩm từ Úc tới trung quốc đi qua vùng biển của đảo này). Ở đây cũng có một cuộc đấu tranh du kích vì lợi nhuận nguyên liệu nhiên liệu — ở tỉnh này có những mỏ vàng lớn nhất, và "trung tâm liên bang" đã lấy cho mình cùng một tỷ lệ 95% lợi nhuận từ khai thác vàng. Vào năm 2006, chính phủ cũng đưa ra một quyền tự trị rộng rãi ở Tây Pa-pu-a, nhưng các du kích địa phương không muốn chỉ dừng lại ở đó và vẫn đòi hỏi được độc lập.


Trước đây, một tỉnh cũ của In-đô-nê-xi-a là Đông Ti-mo đã giành được độc lập. Và không loại trừ là với các kỹ năng can thiệp từ bên ngoài, một "cuộc cách mạng màu cam" tại In-đô-nê-xi-a có thể dẫn tới một cuộc diễu hành của một tập thể các quốc gia có chủ quyền — khả năng ở đây có thể thành lập đến 15-20 quốc gia mới, và các cuộc đánh nhau ly khai sẽ làm tê liệt hoạt động thông thương trong khu vực.


Mã Lai


Từ những năm 50 ở nước này đã có một cuộc xung đột âm ỉ giữa chính phủ trung ương và du kích Mác-xít. Từ năm 1980 xuất hiện thêm một lực lượng chống đối chế độ mới là người Hồi Giáo. Cũng ở nước này còn có những căng thẳng sắc tộc nghiêm trọng giữa người Mã Lai và người gốc Hoa — những người, nói riêng, nắm giữ 75% mọi hoạt động kinh doanh tư nhân trong nước, với số lượng chiếm 23% dân số.


Phi-líp-pin


Đã nhiều thập kỷ ở tỉnh Min-đa-nao ở miền nam nước này vẫn tiếp tục diễn ra cuộc chiến tranh du kích giữa những người Hồi Giáo và chính phủ trung ương. Cuộc đánh nhau này đã làm chết hàng chục ngàn người. Các nhà chức trách Phi-líp-pin tin rằng quân du kích (12-15 nghìn chiến binh) được Ả-rập Xê-út hỗ trợ tài chính.


Ngoài ra trên lãnh thổ đảo này còn có các tổ chức "lề trái" đang hoạt động — Đảng Cộng sản Mao Phi-líp-pin và Đảng Lao động Cách mạng Tờ-rốt-xkít Min-đa-nao, có lực lượng dân quân riêng của mình. Hơn nữa, các đảng Mao và đảng Tờ-rốt-xkít trong những năm cuối đã đẩy hoạt động du kích của mình sang vùng lãnh thổ phía bắc, nơi cư trú của những người Công Giáo.


Thay vì tập trung xây dựng và bảo vệ đất nước, thì người Việt Nam hiện nay đang bỏ phí quá nhiều thời gian và tâm sức của dân tộc mình vào việc tranh luận những vấn đề cùng cực ngu xuẩn do những bộ não tột cùng thoái hóa trong nền trí tuệ Việt Nam nghĩ ra, như:

(1) Có nên chiếu bộ phim "Đường tới thành Thăng Long" hay không?
(2) Có nên bỏ 70.000 tỷ để viết lại sách giáo khoa hay không?
(3) Có nên sống cao thượng hay không?

Ví dụ như vấn đề số (1).

Bộ phim này là phim về một giai đoạn lịch sử oai hùng của Dân Tộc Việt Nam, nhưng một hãng phim của Việt Nam (hy vọng là vì họ quá ngu chứ không phải vì họ là hán gian) đã đi thuê trung quốc - kẻ thù truyền kiếp và kẻ thù trực tiếp trong giai đoạn lịch sử đó - làm.

Không cần phải được giải Fields toán, không cần phải duyệt, thậm chí không cần phải để ý đến nội dung, chỉ cần là một người Việt Nam, là có thể khẳng định lập tức:


PHIM ĐẤY KHÔNG ĐƯỢC CHIẾU!



AI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM THÌ PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM TẨY CHAY PHIM ĐẤY!



Cũng như một người Nga bình thường sẽ không chấp nhận được một bộ phim Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại lại do người Nga đi thuê người Đức làm.

Hay, thậm chí, đến một người như người Thái Lan cũng không thể chấp nhận được một bộ phim "Đường đến vô địch bóng đá Seagames" lại do người Thái Lan đi thuê người Việt Nam làm.

Trong tâm tư, các thị tộc cầm quyền ở Vịnh Ba Tư vẫn tiếp tục mơ ước đến sự trở về "thành một bãi to" của In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Bờ-ru-nây, Sinh-ga-po, Nam Phi-líp-pin, Thái Lan và Bu-rờ-ma trong một "Vương quốc Hồi Giáo Á Châu Mới" ("Vương quốc Hồi Giáo Cũ" lẽ ra đã bao gồm các lãnh thổ Bắc Phi, Vịnh Ba Tư, và Trung Á). Kết quả là trung quốc sẽ bị kẹp giữa hai đùi là hai Vương quốc Hồi Giáo — từ phía tây và phía đông nam.


Và vâng, phương tây vẫn cần trung quốc như một công xưởng lắp ráp chi phí rẻ mạt. Cho dù hôm nay sự rẻ mạt này cũng đã không còn đáp ứng được đòi hỏi của các "ông chủ nước ngoài" — tiền lương công nhân khoảng 150 đô-la một tháng đối với họ vẫn còn có vẻ quá đắt. Chưa kể là ở nước Việt Nam láng giềng (nhân thể, được hoan nghênh nhiều hơn đối với phương tây — vừa là một thuộc địa cũ của Pháp, vừa là một đất nước với 20% phần trăm dân số Công Giáo), cho cùng một công việc hầu như vô kỹ năng như nhau, họ chỉ phải trả 30-50 đô-la một tháng. Rồi Băng-la-đét — công xưởng may mặc của thế giới (60% quần bò trên hành tinh được may ở đây) — nơi 20 đô-la đã được coi là một mức lương tốt. Và cuối cùng, Ấn Độ — một đồng minh lâu năm của phương tây, đã được người Anh huấn luyện đến mức giống như những con chó dịch vụ.


Ném trung quốc ra khỏi bong tàu lịch sử thế giới là hoàn toàn khả thi. Và phương tây rất hiểu điều đó. Những người khác đều rất hiểu điều đó. Khi đó Trung Quốc sẽ không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc phải ngã vào vòng tay sực nức mùi vốt-ka của khách làng chơi Nga.


"Nga và Trung Quốc mãi mãi là anh em!" — Mỹ là người ít mong muốn điều đó nhất.


Vì như vậy thì mối nguy hiểm thực sự của sự liên kết Châu Âu công nghệ cao, trung quốc người đông như giòi với lao động vẫn còn rẻ mạt, và dự trữ nguyên liệu nhiên liệu kinh khủng của Nga (40% trữ lượng nguyên liệu nhiên liệu của thế giới trên lãnh thổ mình và 20% trên các lãnh thổ láng giềng mà họ kiểm soát được), sẽ lớn đến hết tầm vóc của nó.


Chỉ cần nối liền Trung Quốc và Nga với Châu Âu bằng mạng lưới đường sắt cao tốc, thì vai trò sen đầm quốc tế của Mỹ sẽ phải mãi mãi đi vào quên lãng, và nhanh chóng chuyển thành một vai trò hoàn toàn hợp lý của một cường quốc địa phương trên một lục địa xa xôi. Chính vì vậy nên vẫn chưa có cuộc phong tỏa đường biển nào sẽ đe dọa Trung Quốc.


Nhưng Trung Quốc thì đương nhiên vẫn sẽ tiếp tục mất ăn mất ngủ.

LẬP TRÌNH VIÊN (28)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hiệp thứ tư.


— Năm, hay là zê-rô? Vậy là zê-rô.


— Xuất sắc!.. — Có tiếng người xem.


— Để rồi xem, có xuất sắc không. Chúng ta sẽ chơi một hiệp "zê-rô", tức là đặt cược tự do, chơi bằng tiền túi của mình, ngay tại đây, mỗi người phải tự trả tiền, mỗi người vì mình. Các bạn khán giả xem truyền hình thân mến, hãy xem hiệp đấu này, nếu ai đó trong các bạn muốn thử sức bằng tiền của mình, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, hãy đến đây, và chơi. Còn hôm nay, trong trò chơi hơi đặc biệt này, ở khoang zê-rô đang là, xin lỗi, bức thư của chính tôi.


Có ai đó vỗ tay, rồi tiếng vỗ tay rộn lên ở trong gian, có một chỗ người đứng xem ở gian ngoài chợt giãn ra, và đích thân ông Vô-rô-si-lốp, mái tóc bạc trắng cắt gọn, rẽ đường ngôi bên trái, chải ngược ra phía sau, người tầm thước, sơ mi trắng lốp, quần âu đen và một cái áo vét đỏ, hùng dũng tiến vào, vừa đi vừa sửa lại chiếc cà vạt cũng màu đỏ, nhưng sậm hơn màu áo một chút, và có những hoa văn kẻ nhỏ, uốn éo màu trắng.


Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (28)" đầy đủ (755KB):

http://www.mediafire.com/?7cn9x12m4fs98mr

http://www.megaupload.com/?d=ESZ4C5GS


Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN": Sách "Lập Trình Viên"

— Đây, bức thư của tôi... — Ông đang cúi xuống, bỗng quay lại, cặp kính to, gọng dày, hướng vào một thành viên "Bất Tử" mặc áo huyết dụ đứng ngay gần đấy. — Là cậu đứng cười suốt từ nãy đến giờ?


— Tôi cười?.. Đâu... không hề cười.


— Các đồng chí của cậu đang phải vật lộn, còn cậu đứng cười. Được rồi, bây giờ tôi tự chơi, cười tôi đây này.


Mọi người cười ồ lên, ông Vô-rô-si-lốp lại cúi xuống, đặt mấy ngón tay lên chiếc phong bì ở ngăn zê-rô, đập đập.


— Đây, đây là sở hữu trí tuệ của tôi, câu hỏi của tôi, vì vậy, tôi có toàn quyền định giá nó. Tất cả chúng ta chơi bằng tiền riêng. Tiền của tôi, vâng, tiền túi của tôi... — Ông thò tay vào trong ngực áo vét, móc ra một tập tiền "cạo râu", vứt một tờ xuống chiếc đĩa bạc lòng phẳng có hai quai, ở trên mặt bàn gương — Một nghìn! Ai chơi với tôi? Tiền lên bàn! Các "Nhà Thông Thái" có nghèo khó lắm đâu?


Một người giám trận một tay cầm quyển sổ với cái bút, một tay bưng chiếc đĩa, đi lại bàn của các đội chơi.


— Rồi, bây giờ gà bao nhiêu? Theo tất?! Không ai tố thêm?.. Nhã nhặn quá. Chúng ta có, vậy là, mười ba nghìn. Thế thì, tôi thêm... — Ông cầm tập tiền của mình, đếm soạt soạt ra, lưỡng lự, lại cầm trở lại, rồi vung tay vứt phạch thêm hai tờ xuống đĩa. — Hai nghìn! Mời, mời... hoặc có thể bảo "pát", rồi nghỉ.


Chiếc đĩa lại đi vòng nữa.


Đã đến chỗ Phi Long.


A-li-ô-sa vỗ mạnh vai bạn: "Phi Long đâu!"


Xéc-giô vịn hai tay vào thành bàn, ngồi chúi người về phía trước, nhìn bạn, cười háo hức.


Mấy anh chàng này... A-nhi-a lo lắng nhìn thày giáo...






— Chú ý, câu hỏi: Vào cuối thế kỷ mười tám, những tay chơi vĩ đại tụ họp công khai và chơi những trò chơi vĩ đại trong một ngôi nhà, ngôi nhà đó gọi là gì?


"Tút!"


— Cách mạng Pháp...


— Gờ-ran-giô, Ô-pê-ra...


— Sòng bạc, nhà hát...


— "Không tìm thấy gì." — Máy tính của A-nhi-a báo.


"Bíp!" — báo hiệu phụ, còn mười giây.


Năm, bốn, ba, hai, một... Giáo sư Đét-lam ấn nút.


"Rư rư..." — không to và không chói tai. "Tút!" — hết giờ.


— Đội chủ nhà, đúng vào giây cuối cùng, ai sẽ trả lời?


— Nghiên cứu sinh I-go Ba-rư-xép.


— I-go, "Bất Tử"... Vì đây là câu hỏi của cá nhân tôi, nên chắc là tôi có thể gợi ý thêm một chút.


— ...


— Ở đấy tụ tập... Tôi cũng chả tiếc ba nghìn mấy... Ở đấy tập họp những bộ não thật sự vĩ đại, những trí thông minh lớn, những con người vĩ đại, những tay chơi vĩ đại. Bởi vì, trò chơi đã là trò chơi đặc biệt vĩ đại! Đấy là một sự biểu hiện cao của trí tuệ con người.


— ...


— Và như vậy, cái nhà này trước đây được gọi là gì?! Tên này là tên cổ, nhưng đến từ một nơi xa. Đấy, tôi đã gợi ý. Còn bây giờ, câu trả lời của ngài! Không thảo luận nữa! Câu trả lời!


— Vâng... thật sự, có thêm gợi ý... tôi lại thật khó để lựa chọn... ngoại trừ... — Thành viên "Bất Tử" của câu lạc bộ "Cái gì? Ở đâu? Lúc nào?" thở dài, ngắc ngứ...


— Tôi có thể trả lời không? — Giọng giáo sư đội trưởng chợt xen vào.


— Xin mời, — ông Vô-rô-si-lốp xởi lởi — ngài là đội trưởng mà.


— Cái nhà đấy gọi là...

Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tin ngày 6 tháng Sáu 2011 - Nhà tổng thầu Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) ở nước ngoài - Atomstroiexport đang chờ bắt tay vào công trình nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam "Ninh Thuận" sau hai, ba năm.

"Tôi nghĩ công trình NMĐHN ở Việt Nam sẽ bắt đầu trong năm 2013-2014" - trong một bài phỏng vấn với báo "Xtrana Rocatom" chủ tịch Atomstroiexport A-lếch-xan-đơ Gờ-lu-khốp đã nhấn mạnh. Vào tháng Mười 2010, Nga và Việt Nam đã ký một thỏa thuận giữa hai chính phủ về việc xây dựng NMĐHN đầu tiên ở Việt Nam. NMĐHN "Ninh Thuận" sẽ có hai lò phản ứng công suất 1000-1200 MW mỗi lò, dự định đến năm 2020 sẽ xây dựng xong.

Việc xây dựng NMĐHN sẽ là bước đầu tiên trong một chương trình phát triển năng lượng hạt nhân có quy mô của Việt Nam: Tới năm 2030 Việt Nam sẽ sản xuất ra 15-16 ngàn MW năng lượng hạt nhân.

Theo ông Gờ-lu-khốp, các bên đang chuẩn bị những tài liệu làm cơ sở cho dự án NMĐHN, và xây dựng những văn bản đồng thuận giữa hai chính phủ về việc sử dụng tín dụng liên quan đến dự án.

Ngày 7 tháng Sáu 2011 - Ở ngoại ô Mát-xcơ-va vừa phát hiện 300 người Việt Nam cư trú bất hợp pháp: Ở làng Ma-la-khốp-ca khu Liu-be-rét-xki ngoại ô Mát-xcơ-va, các nhân viên của Cục Di Trú Liên Bang đã phát hiện 300 người nhập cư bất hợp pháp, được cho, là các công dân Việt Nam. Bộ phận báo chí của cơ quan quản lý Di Trú Liên Bang Nga khu vực ngoại ô Mát-xcơ-va đã thông báo.

"Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện 300 công dân nước ngoài không có giấy tờ tùy thân. Hiện đang xác định quốc tịch của những người này" - bộ phận báo chí thông báo. Những người nhập cư đã sống và đã làm việc ở dưới tầng hầm của các khu nhà, những tầng hầm này đã được biến đổi thành những xưởng may quần áo.

Công ty Nga cũng đang tiếp tục thảo luận việc xây dựng giai đoạn hai (lò thứ ba và thứ tư) NMĐHN Tianwan ở Trung Quốc, việc xây dựng nhà máy này đã được thỏa thuận vào tháng Tám 2010 (lò thứ nhất và thứ hai được Atomstroiexport xây dựng). Ông Gờ-lu-khốp đã lưu ý rằng sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật, trong dự án có thể sẽ phải có những thay đổi thứ yếu liên quan đến việc tăng cường mức độ an toàn. Nhưng việc đó sẽ không tác động đến các tiến độ xây dựng.

Cảm tưởng WWDC 2011

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(1) iOS 5 có thể cướp bớt việc làm của nhiều nhà phát triển ứng dụng khác.


Những thứ như Reading, iMessage và iCloud rõ ràng đều là những sự bổ sung hoàn toàn đúng đắn đối với Apple, còn Instapaper, What's App Messenger, Dropbox... thì sao? Sau tất cả, thì những ứng dụng đó đã được "định hướng" ở trên App Store, còn bây giờ lại được tích hợp thẳng vào iOS và OSX.


Mặc dầu vậy, Giâu Bờ-rát-út làm ở Swiftkey đã phát triển một ứng dụng gần y hệt như bàn phím ảo đời mới có thể tách đôi của Apple, đã không tỏ ra lo lắng lắm; y bảo em: "Ngay cả với cùng một cách bố trí bàn phím tách đôi ra, công nghệ bàn phím ảo của chúng tớ vẫn vượt xa Apple."


(2) OSX trước sau gì cũng sẽ sử dụng màn hình cảm ứng.


Mọi thứ liên quan đến Lion — Safari mới, ứng dụng full screen... — đều gây ra cùng một ấn tượng về khát khao bỏ chuột. Chúng mình bi giờ thật sự đang ở một bối cảnh quá độ ở giữa chuột và cái bảng táp, và đại khái sẽ hoàn toàn không có gì khó hiểu hay khó đoán là trước sau gì Apple cũng tiến tới 01 Hệ điều hành Màn hình cảm ứng Thống nhất cho mọi thiết bị của mình.


Lúc nào thì Apple rốt cuộc sẽ nói lời tạm biệt với chuột?


(3) GameCenter tìm được lối đi.


WWDC một cách nghiêm túc đã rơi vào im lặng khi GameCenter được đề cập. Trò chơi là công việc kinh doanh quy mô lớn đối với Apple, và Sony, Nintendo và Microsoft vẫn đang ngày đêm tìm cách để chia sẻ thị phần trò chơi trên nền các thiết bị iXXX của Apple. Ý tưởng về việc chơi các trò chơi "xã hội" trên các thiết bị iOS hiện vẫn có vẻ chỉ là một thứ nho nhỏ nhưng hoàn toàn cũng có thể là một gã khổng lồ đang ngủ.


(4) Apple tiếp tục "bắt chiếc" những công nghệ có sẵn, và làm cho nó thành của mình.


Chả có gì đáng ngạc nhiên ở đây cả, Apple luôn làm thế suốt từ trước nay. Lần này dropdown của Notifications giống y HTC Sense, còn AirDrop là mông má lại Bluethooth, và những thứ đã nói ở (1) v.v...


Chẳng có gì xấu cả. Làm được một cục gì đó kiểu "iEmCóTất" mà lại dễ dùng thì càng tốt.


(5) Apple có dựa quá nhiều vào Internet không?


Nhét hết mọi thứ vào iCloud, thì sẽ thế nào nếu Internet chuối? Ngay lúc Jobs đại ca đang giới thiệu iCloud thì có người đã tweet em: "Tất cả những cái đó có hoạt động được trên cái băng thông quê kệch và chậm chạp của chúng ta không?" Em bảo: "Có, nhưng không phải như đang đề-mô đâu."


Còn chuyện bảo mật nữa?


Apple đã gây ấn tượng với quần chúng bằng những hình ảnh từ trung tâm dữ liệu mới của mình, thừa sức cạnh tranh với USS Enterprise, nhưng không thấy nói gì đến cơ chế sao lưu, một chuyện mà nói chung không thể không đề cập đến trong vấn đề này.


(6) iCloud: Apple đang bỏ tiền ra mua thị phần?


Rất nhiều thứ mà Google đã làm trước đây đang được Apple làm giống y hoặc theo cách tương tự. Với quá nhiều những thứ hạ giá đột ngột và miễn phí, Apple quả đang có một khát khao thâu tóm thị trường, để bắt đầu một kỷ nguyên iApple?


(7) Nhiều chức năng mới quá.


Tất cả những thứ mới lần này đều kèm với cả đống chức năng mới... Airplay Mirroring và Windows Migrations hình như là hai thứ được trầm trồ nhất. Chơi tiếp theo dòng này, trong tương lai thể nào càng ngày sẽ càng có nhiều thứ mới để tìm hiểu.


(8) Bọn chơi phát triển ứng dụng Apple đều ít nhiều ngơ ngáo, một cách dễ thương.


Đám này cực kỳ nhốn nháo, một chú tâm sự với em, mắt rưng rưng: "Suốt một năm cả gia đình mới được ngồi cùng nhau để thảo luận, lập kế hoạch và sáng tạo", nói xong bèn nhìn đám đông chung quanh rồi giơ tay rống lên như một con sư tử (hệ điều hành mới là Lion mà).


Và chúng đi rất nhanh và chen rất khỏe.






Kết luận:


Thành công khó tin của iPad và iPhone sắp sửa thay đổi cách chúng ta dùng máy tính cá nhân, xét theo phiên bản Hệ điều hành Mac OS mới của Apple.


Lion đã không ngượng ngùng khi giống như iPad, và có vẻ là Apple một cách tất yếu sẽ hướng tới máy Mac với màn hình cảm ứng.


Còn iOS, hệ thống Notification mới thật là xuất sắc, trong khi iCloud thì có vẻ không được như mong đợi — không có Streaming Music mà nhiều người đã hy vọng, nhưng ngay cả thế cũng vẫn gây được một ấn tượng sâu sắc và hữu ích. Dù thế nào, có lẽ tuyên bố đáng kể nhất đã là các thiết bị iOS sẽ không còn cần dây dưa với một máy tính cá nhân nữa, — đây là một sự tiến triển thật sự theo hướng một tương lai "post-PC" mà Apple từng nói.


Có thể sẽ đến một lúc, cho dù chúng mình ở bất cứ nơi đâu và đang dùng bất cứ thiết bị gì, thì cũng vẫn sẽ liên quan đến một giao diện sử dụng và một cảm giác rất iPhone.