Sự nhạy cảm chữ nghĩa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

           Tôi ngồi xem đi xem lại cái clip một nhóm bạn trẻ ở Sài Gòn, đi xe máy, trên xe chất đầy các thùng, trong các thùng là những phần cơm. Họ đi khắp các con hẻm, trong đêm. Và những cảnh đời hiện ra. Chị nhặt rác, anh shipper, ông ăn xin, bé vé số, người lang thang... tới đâu họ đều xuống xe với giọng hết sức yêu thương: Ông bà cô bác ơi, mời ông bà cô bác dùng cơm... có cả những người ngái ngủ, chả hiểu gì, dụi mắt ngơ ngác. Là họ ngủ ngay trên vỉa hè ấy. Có người nở nụ cười rất tươi: Ngoại ăn rồi, cám ơn con, mang cho người khác nhé...

          Mà đấy chỉ là một đốm rất nhỏ trong rất nhiều bếp lửa yêu thương của người Việt giữa cơn dịch.

          Ngay trong giới nhà văn, rất nhiều người, hoặc lặng lẽ âm thầm một mình, hoặc một nhóm nhân việc mình làm lên để kêu gọi ủng hộ, xin thêm được cho người nghèo bao nhiêu tốt chừng ấy...

          Nhóm nhà văn nữ ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn. Họ lăn xả trong những ngày dịch đi quyên góp, rồi liên hệ mua gạo rẻ và ngon, chở đi phát cho các bếp ăn từ thiện, hoặc bếp hai ngàn. Từ ý định ban đầu định mua mấy tấn sau số tiền quyên góp được lên tới mấy trăm triệu. Những Huệ Triệu, Trần Mai Hường, Phương Huyền... thành những shipper thứ thiệt, đàn chị Bích Ngân là cầu nối để công việc ấy cứ lan tỏa ra.

          Nhà văn Trương Thị Thương Huyền ở Hải Dương, nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh ở Thái Nguyên, cũng lăn ra làm từ thiện. Kêu gọi, quyên góp, mua sắm, rồi mang đi trao. Họ làm như một công việc hết sức tự nhiên phải thế, như một thôi thúc nội tại, một tận tâm với đời...

          Và đừng nghĩ, cứ mang đồ từ thiện phát không là được hưởng ứng. Các cụ ta từ xưa đã nói "của cho không bằng cách cho" chí lý tới tận... ngàn năm sau.

          Cái cách dân ta làm từ thiện cũng rất dễ thương. Bếp 2 ngàn chẳng hạn. Lấy 2 ngàn một suất ăn trị giá mấy chục ngàn, nhưng phải lấy để người ăn không mặc cảm, không nghĩ là mình được bố thí. Cầm tờ 2 ngàn đồng, đổi lấy cái phiếu, thế là đàng hoàng bước vào, bình đẳng với mọi người và với phần ăn ba bốn chục ngàn kia. Cái clip mà tôi xem kia cũng thế. Họ, những người đi phát cơm ấy, trước khi phát cơm thì phải bỏ tiền ra, đi chợ mua thực phẩm, nấu, cho vào hộp, rồi đi phát, thế mà gặp ai cũng rất xởi lởi: Con mời ông bà cô bác/ em mời anh chị ăn cơm. Xong trước khi đi còn chúc ăn ngon miệng nữa. Hay cái quán cơm của mấy anh em ruột, tự bảo nhau nấu cơm rồi đóng hộp, bày lên bàn trước nhà mình, treo cái biển: "Kính mời: Quý ông bà, anh chị xa quê- bán vé số- khuyết tật nhận phần cơm mang về của tấm lòng chúng con. Kính chúc quý vị ngon miệng và nhiều sức khỏe. Sẽ tiếp tục vào lúc 10h00 sáng thứ 2, 4, 6 hàng tuần- xin cám ơn". Nói thật là tới lúc gõ lại nguyên văn những chữ trên tấm băng rôn này tôi vẫn nguyên xúc động, thậm chí rưng rưng nước mắt.

TIN TỨC - Ngày 23 tháng 7 năm 2021, 9h15'16" sáng

27 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TIN TỨC MỚI

Thứ Sáu, ngày 23 tháng 7 năm 2021, 9h15'16" sáng

Thành Phố Trong Sông (an-bom nhạc Việt Nam mới):
  - Biết "nhạc và lời", đã cụt hứng chưa? - Tôi vội hỏi, chủ yếu muốn nghĩ ngay qua chuyện khác.
  Nhìn tôi chăm chú, cười bằng mắt, cô khẽ lắc đầu... tôi chợt có một ý nghĩ nghiêm túc:
  - Này... Cái bài ấy, đại để anh lấy từ một bài của Hàn xẻng, nhái thêm một ít từ một cái bài tiếng Pháp. Vòng gam bốn cái lặp lại, có chỗ anh cũng thấy lời bị ép... căn bản cũng chẳng nghiêm túc lắm, mới cả anh lúc ấy... - tôi cười ngượng nghịu, cái này cô giỏi, - nhạc lý anh quanh quanh ba cái hợp âm đai-ơ-tô-ních, với mông lung một mớ xì-lô kiểu Trịnh Công Sơn... Em... vẫn định hát thật chứ?
  Cô không nói gì, lại đặt môi lên lưng mấy ngón tay của tôi, khẽ nhịp nhịp, mắt nhìn không đổi vào một chỗ nào đó xa hơn tôi.
  - Anh sẽ chỉnh lại một chút... cái bài ấy cho em, nhá? - Tôi đã nhìn thấy hai cái lúm nhỏ xíu, không phải lúm đồng tiền vẫn nghe nói, mà ở gần ngay hai bên khóe miệng rất là xinh tươi của cô lúc cười, trước khi tôi nói đến chữ "nhá".
  May!: cô không có nhiều hứng thú với giới tính của tôi, - quả thực cô đẹp và quyến rũ ghê gớm!..

(xem chi tiết)


- tin tức ngày 24 tháng 7 năm 2021 thành phố trong sông minh ca hà nội đuôi chào mào tuổi hồng thơ ngây chim nhạn không còn một chuyện lá thu sinh nhật thành phố bằng vàng đôn-na cu gáy lời cầu nguyện tình ca ngày hôm qua sự rung động đã qua bao thuốc lá - gái học yếu luận tám nguyên tắc đẽo gái mạng - hôm nay - giá vàng giá xăng chứng khoán vn-index - tin mới tin nóng tin nhanh tin 24h tin tức 24h tin tức mới tin tức trong ngày tin tức online tin tức hôm nay tin tức ngày hôm nay báo mới - Google Dich Dich Tu Tieng Anh Dich Tu Dien Anh Viet Dich Tu Dong Tren Google Trang Dich Tu Dong Vietgle Dich Tu Dong Dich Tieng Anh Tu Dong Dictionary Viet Anh Tra Tu Dien Anh Viet Google Dich Anh Viet Kim Tu Dien Anh Viet Pho Viet Anh English Vietnamese Dictionary 7 Vien Ngoc Rong - trung quốc hoàng sa trường sa giàn khoan đảo nhân tạo chiến tranh biên giới 1979
Sáng 23/7 Việt Nam thêm 3898 ca Covid-19 mới,TPHCM chiếm 3302 ca,khử khuẩn toàn thành phố từ hôm nay: Sáng 23/7 Việt Nam thêm 3898 ca Covid-19 mới,TPHCM chiếm 3302 ca,khử khuẩn toàn thành phố từ hôm... (đọc tiếp)

Bản tin COVID-19 sáng 23/7: Hà Nội, TP HCM và 19 tỉnh thêm 3.898 ca mới: Bản tin COVID-19 sáng 23/7: Hà Nội, TP HCM và 19 tỉnh thêm 3.898 ca... (đọc tiếp)

Sáng 23-7: Thêm 3.898 ca mắc COVID-19 cả nước, TP.HCM bắt đầu 7 ngày khử khuẩn: Sáng 23-7: Thêm 3.898 ca mắc COVID-19 cả nước, TP.HCM bắt đầu 7 ngày khử... (đọc tiếp)

Bản tin COVID-19 tối 22/7: Một ngày, Việt Nam ghi nhận kỷ lục gần 6.200 ca mắc mới: Bản tin COVID-19 tối 22/7: Một ngày, Việt Nam ghi nhận kỷ lục gần 6.200 ca mắc... (đọc tiếp)

Tối 22/7: Thêm 3.227 ca nhiễm mới. Hôm nay Việt Nam kỷ lục 6.194 ca mắc COVID 19, TP.HCM 4.218 ca: Tối 22/7: Thêm 3.227 ca nhiễm mới. Hôm nay Việt Nam kỷ lục 6.194 ca mắc COVID 19, TP.HCM 4.218... (đọc tiếp)

BS Phan Xuân Trung: TÌNH HÌNH BỆNH DỊCH Ở TP HCM RẤT CĂNG

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


TÌNH HÌNH BỆNH DỊCH Ở TP HCM RẤT CĂNG

BS Phan Xuân Trung

Đang lo, lo dữ


SỰ KIỆN:

1. Tháng trước xem tin thấy bên Campuchia có cảnh tượng công nhân túa chạy khỏi nhà máy vì trong đó có người nhiễm Covid, trong bụng đã lo lo sẽ xảy ra ở Việt Nam. Đúng y như rằng hôm nay có một vụ công nhân phá rào tháo chạy trước sự bất lực của bảo vệ.

2. Một clip tả cảnh tồi tàn, nhốt F1 trong trường tiểu học ở quận 8.

3. Một clip người nhiễm (F0) mô tả căn hộ mới ở quận 7 được trưng dụng làm nơi chứa F0, thiếu thốn đủ thứ.

4. Clip khác thì đồng nghiệp mô tả các xe 45 chỗ chở đầy F0 chờ được đưa vào "bệnh viện" với lời khuyên mọi người ráng ở trong nhà vì nơi này đã quá tải.


PHÂN TÍCH:

Đứng ở địa vị chính quyền, một nỗi lo bùng phát dịch bệnh, tạo cảnh tượng chết chóc tràn lan. Đứng ở địa vị của người quan sát, tôi có một nỗi lo lớn hơn, đó là sự nỗi loạn của dân chúng ở trong các khu cách ly và bệnh viện (tạm trưng dụng) như xảy ra ở nhà máy trong đoạn 1.

Chính quyền TPHCM hãy nhìn vào sự thật rằng số ca nhiễm F0 đã vượt tầm quản lý. Càng xét nghiệm thì số ca phát hiện mới càng nhiều. Ý tưởng vét sạch F0 trong thành phố là điều sai lầm. Sai cả về mong ước làm sạch F0 và sai cả về kế hoạch dự trù nhân lực, vật lực, tài lực cho quản lý.


NHÌN VÀO THỰC TẾ ĐỂ XỬ LÝ:

Lời khuyên là hãy thật bình tĩnh và hãy tin dân, tối thiểu là tin dân Sài Gòn. Đừng viện lý do dân trí hay những kẻ coi thường dịch bệnh. Cần xử lý thật khéo léo trước khi sự hoảng loạn xảy ra đến mức mất kiểm soát.

Hiện nay mọi sự còn trong tầm tay và còn nhiều điều kiện thuận lợi để thay đổi.

1. Thuận lợi thứ nhất: virus Covid mặc dù lây lan nhiều nhưng độc tính thấp, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam rất thấp, do đó không nên hình dung cảnh tượng chết chóc xảy ra. Hàng ngàn công nhân Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương bị nhiễm nhưng số thành bệnh và tử vong không đáng kể.

2.Thuận lợi thứ hai: dân chúng Việt Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng, khác với dân Tây Âu quá dân chủ, khác với Ấn Độ quá thờ ơ với dịch bệnh... Dân chúng Việt Nam biết tự lo cho sức khỏe của mình và gia đình mình nên sẽ tự biết cách quản lý bản thân. Và ngay cả nếu họ không biết lo thì người thân trong gia đình sẽ biết lo. Và nếu người thân trong gia đình không biết lo thì hàng xóm cũng sẽ lo giúp. Do đó, hãy mạnh dạn cho tất cả F1 và F0 không triệu chứng về cách ly tại gia đình, ngay và luôn.

Hịch TOÀN QUỐC KHÁNG DỊCH COVID-19

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


HỊCH TOÀN QUỐC KHÁNG DỊCH COVID 19


Hỡi đồng bào và chiến sỹ cả nước!
Chúng ta muốn khoẻ mạnh, chúng ta nhất định phải cách ly.
Nhưng do chúng ta cách ly nửa mùa, giặc Cô vít đã thừa cơ lấn tới, vì chúng quyết tâm cho nước ta toang một lần nữa!
Không! chúng ta thà chết đói ở nhà chứ nhất định không chịu để Cô vít lan ra toàn quốc, nhất định không chịu để hàng nghìn con người về chầu ông bà, ông vải.

Hỡi quốc dân!
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải ngồi im!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.
Cả người Việt Nam lẫn người nước ngoài đang trú tại Việt Nam, phải ngồi im, chung tay đánh đuổi Cô vít.

Ai có ghế dùng ghế. Ai có giường dùng giường, không có giường thì nằm ra đất, ra sàn nhà, sàn bếp. Ai cũng phải ra sức nằm im để chống Cô vít cứu nước.
Trong nhà, ông bà, cha mẹ nhắc nhở cháu con lo vệ sinh phòng dịch.
Ngoài xã hội, chổ cách ly, cán bộ gương mẫu, nhắc nhở nhân dân tuân theo pháp luật.

Một dân tộc đã gan góc ăn cơm độn, bo bo, khoai mì, ngô răng ngựa chống đói suốt những năm bao cấp; một dân tộc đã gan góc nuôi lợn trong nhà tập thể, mặc quần tích kê, lộn xích xe tăng, cân vành tàu hoả, dân tộc đó phải thắng được dịch Cô vít!

Chống dịch Cô vít có thể kéo dài thêm 2 tuần, 5 tuần, 20 tuần hoặc lâu hơn nữa.
Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thành phố, bệnh viện, building, hotel... sẽ bị phong toả.
Hàng nghìn trai xinh, gái đẹp có thể bị cách ly đến mọc rêu.
Song nhân dân Việt Nam ta quyết không sợ!
Đừng thấy các nước người chết ra rả mà lo.
Chớ thấy nước ta có thắng lợi bước đầu mà tự phụ.

Nay giờ cách ly đã điểm!
Ta phải nằm im đến phút cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù có phải gò bó khổ sở, thiếu thốn đủ điều ở nhà mình trong 2 tuần tới, nhưng với một lòng kiên quyết cách ly, thắng lợi nhất định về với nhân dân ta, dân tộc ta!

Không có gì quý hơn sức khoẻ, tính mạng.
Hỡi đồng bào và chiến sỹ cả nước hãy tuân theo Công lệnh 16 của CP, hãy anh dũng... ở nhà.
Việt Nam nằm im, mạnh khoẻ muôn năm!

PP-CMĐB


(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

9 người đi chuyên cơ chủ tịch Quốc hội 'đội lốt' doanh nhân

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TTO - Đường dây này do Lê Thị Liễu cầm đầu đã 'phù phép' biến những người muốn đi lao động Hàn Quốc thành doanh nhân, để tham gia đoàn doanh nghiệp tháp tùng đoàn chủ tịch Quốc hội đi Hàn Quốc rồi trốn ở lại đây.

 

Đài MBC của Hàn Quốc đưa tin 9 người trong đoàn Việt Nam sang Hàn Quốc bỏ trốn - Ảnh: ĐÀI MBC


Ngày 24-4, theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ Online, đầu tháng 5, TAND TP Hà Nội sẽ xét xử vụ án "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài".

Đây là vụ án với những tình tiết hi hữu từng được dư luận rất quan tâm, nhiều trường hợp dù không đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn có thể tham gia đoàn doanh nghiệp tháp tùng đoàn chủ tịch Quốc hội đi thăm và làm việc tại Hàn Quốc rồi trốn ở lại đây.

9 người trốn lại Hàn Quốc

Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã ban hành cáo trạng truy tố các bị can Lê Thị Liễu, giám đốc Công ty CP GVA, Trịnh Bang Dũng và Ngô Xuân Hiếu cùng trú tỉnh Nghệ An về tội "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài".

5 bị can bị truy tố về tội "môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài" gồm: Lê Thị Xuân, nguyên là đại diện Văn phòng tư vấn du học Công ty CP Tư vấn du học quốc tế IEC; Trần Thị Tuyết, nguyên cán bộ tạp chí Kinh tế và dự báo(Bộ Kế hoạch - đầu tư); Nguyễn Thị Lương, trú huyện Hưng Nguyên, Nghệ An; Lương Mạnh Hùng, nguyên giám đốc Công ty CP Đào tạo và tư vấn giáo dục TD Việt Nam và Trần Phục Hưng, nguyên giám đốc Công ty TNHH MTV tư vấn du học Nhật Bản Bắc Nam.

Theo cáo trạng, ngày 6-8-2018, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư chủ trì, tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại Trung Quốc và Hàn Quốc.

Thăm lại trường xưa...

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

THĂM LẠI TRƯỜNG XƯA!
Tác giả: Hai Danh


Qua nửa đời phiêu bạt
Nay về lại trường xưa
Gặp một cô lao công
Mình tiến lại và thưa:


- Tôi là học sinh cũ
Nay trở lại thăm trường
Bác làm ơn làm phước
Cho tôi gặp cô Hương!


Giọng buồn buồn bác đáp:
Anh chẳng đọc tin sao?
Cô Hương vừa bị đuổi
Vì chuyện "Nước giẻ lau"!
https://eva.vn/co-giao-phat-hoc-sinh-uong-nuoc-lau-bang...


- Thế bác cho tôi gặp
Cô chủ nhiệm lớp tư
Tôi nhớ cô ấy lắm
Bởi cô rất nhân từ!


Bác thở dài cái sượt:
Cô ấy nghỉ tháng nay
Bởi sưng hai đầu gối
Khi quỳ suýt nửa ngày!
https://zingnews.vn/.../co-giao-bi-ep-quy-goi-xin-loi-phu...


- Vậy bác cho tôi gặp
Thầy dạy Thể đẹp trai
Tôi nhớ thầy ấy lắm
Có cả Tâm lẫn Tài!


Bác lau lau mắt kính:
Thầy ấy mới bị đâm
Chỉ vì thầy nhắc nhở
Học sinh xóa hình xăm!
https://m.thanhnien.vn/.../bi-nhac-nho-xoa-hinh-xam-hoc...


- Thế còn cô dạy Sử
Vừa dạy giỏi vừa xinh
Tóc ngang lưng, da trắng...
Hot girl nhất trường mình? 


Bác lại buồn rười rượi:
Cô đi tiếp khách rồi
Tiếp đoàn thanh tra Sở
Ở Hà Tĩnh xa xôi!
https://danviet.vn/vu-dieu-gv-di-tiep-khach-dung-ep-co...


- Vậy còn cô tên Thủy
Dạy lớp 6 trường mình
Tôi muốn thăm cô ấy
Vì cùng huyện Quảng Ninh


Bác trầm ngâm giây lát:
Bắt học sinh tát nhau
231 phát
Nên bị đuổi từ lâu.
https://m.vietnamnet.vn/.../co-giao-cho-hoc-sinh-tat-ban...


- Thế còn cô dạy Toán
Nói giọng của miền Nam
Cô ấy không hay nói
Chỉ tập trung vào làm? 


Mặt rầu rầu bác kể:
Cô bị kỷ luật rồi
Bởi cả kỳ đến lớp
Không giảng được một lời!
https://vtc.vn/co-giao-im-lang-suot-hoc-ky-khien-hoc-sinh...


- Giáo viên không còn nữa
Cho gặp hiệu phó đi
Để tôi truy bà ấy
Đã xảy ra chuyện gì! 


Mặt hằm hằm bác nói:
Bà đang gặp công an
Vì cán chân trẻ gãy
Còn bịa chuyện vu oan!
https://nld.com.vn/.../vu-hoc-sinh-bi-tong-gay-chan-cach...
 


- Thế thì ông hiệu trưởng
Người đáng kính nhất trường
Người mà muôn người trọng
Chứ chẳng dám xem thường!


Bĩu môi dài bác bảo:
Lão bị tóm mất rồi
Bởi lão lừa chạy việc
Để lấy tiền ăn chơi!
https://nhandan.com.vn/.../lua-tien-chay-viec-nguyen.../


- Ồ! Thì ra là vậy
Thế bác bảo vệ xưa
Bác ấy còn công tác
Hay đã nghỉ mấy mùa? 


Mắt long lên bác bảo:
Gã bị tóm lâu rồi
Bởi bắt em tiểu học
Làm cái chuyện suy đồi!
https://amp.laodong.vn/.../nghe-an-khoi-to-bao-ve-truong...


- Vậy thì cho tôi gặp
Các học sinh của trường
Để cùng nhau trò chuyện
Kỷ niệm thời thân thương! 


Mặt đần ra bác bảo:
Chúng đã chuyển trường rồi
Kể từ khi tố giác
Cô không giảng, chỉ ngồi!
https://amp.laodong.vn/.../nu-sinh-to-co-giao-khong-giang...
 


Vậy bác cho tôi số

Tại sao giải Oscar lại là vật chuẩn tồi của một nền điện ảnh lớn?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lễ trao giải Oscar lần thứ 93 sẽ diễn ra tại Nhà hát Dobly, Hollywood, Los Angeles vào ngày 25/4/2021 tới đây. Bản danh sách những bộ phim lọt vào vòng đề cử đã được xướng tên. Nhưng với một giải thưởng danh giá, nhiều uy tín như thế vẫn không khỏi có ý kiến nhìn nhận lại...


TẠI SAO GIẢI OSCAR LẠI LÀ VẬT CHUẨN TỒI CỦA MỘT NỀN ĐIỆN ẢNH LỚN?

(Báo The Spectator - Anh)

Bộ phim “Đất của dân du mục ( Nomadland ) của nữ đạo diễn Chlóe Zheo  được xếp vào danh sách những phim có hy vọng đạt Oscar lần này, quả là một bộ phim không gây sửng sốt chút nào. Đây là một câu chuyện kể nhẹ nhàng, mùi mẫn theo tinh thần của tiểu thuyết hay bộ phim chuyển thể “Chùm nho nổi giận ( Grapesof Wrath ) với những trường đoạn quan trọng được quay tại bãi chứa hàng của tập đoàn Amazon và tại các xí nghiệp của dây chuyền công nghệ. Vị trí của phim này không phải ở trên màn ảnh, mà ở những clip quảng cáo của “The New Yorker. Giống như hầu hết các bộ phim giành được giải thưởng lớn tại lễ Oscar 13 năm trở lại đây, trong đó có bộ phim “Mảnh đất không giành cho những người già (No Country for Old Men), xem xong phim này bạn tự hỏi: “Chả lẽ giải thưởng cao tặng cho một nền công nghiệp điện ảnh lại như vậy sao? Vì nguyên cớ gì vậy?”.

Trong bối cảnh của mọi diễn biến thời thế mà Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ  ngó ngàng tới trong năm nay (các đề cử giải Oscar bây giờ thường giành nhiều cho đạo diễn nữ, cho các đại diện của thiểu số còn ít ai biết tới) thiếu vắng hẳn một điều- đó là cuộc tranh luận quanh câu hỏi liệu những giải thưởng ấy có phải là định mốc tồi cho thế giới điện ảnh lớn không?

Có một điều không còn là bí mật đối với bất cứ ai: trong bảng danh sách những nhà điện ảnh được trao giải Oscar thiếu hẳn cả một loạt những đạo diễn tầm cỡ như: Eisenstein, Leng, Pabst, Vertov, Vigo, Renoir, Wells, Sirk, Midzoguchi, Ozu, Bresson, Goder, Romer, Pajolini, Antonioni, Tarkovsky, Hoysh, Hichkok, Pekinpa, Leone, Cubrik, Satiadjit Rai, Varda, Grivz, Fassbinder, Akkerman, Mambeti, Ottinger, Linch, Caul, Hershor, Virasetakul, Cronenberg, Kiarostami, Siacian, Breiia, fon Trier, Deni, Spaik Li, Duymon, Ade, Dias..v..v..

Với vốn hiểu biết văn hóa đa sắc màu của Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ- nơi phát giải Oscar, chả lẽ không đặt ra câu hỏi này sao, mà coi mọi chuyện là đương nhiên? Với Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ còn một vấn đề khác: Họ trao giải cho những bộ phim không phải bao giờ cũng mang những giá trị thẩm mỹ. Khuynh hướng này hiện vẫn đang diễn ra. Giải Oscar cần thiết đối với chúng ta không phải để phục hồi lại những tiêu chuẩn đạo đức, mà chúng cần thiết để xác lập nên những chuẩn mực cao về mặt thẩm mỹ. Nếu không phải vì đích đến này thì gắng gỏi nhận giải Oscar để làm gì? Tôi không đặt hy vọng Viện Hàn Lâm Điện ảnh

Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Viettimes 14/03/2021) Cùng với bia của 64 liệt sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma của Việt Nam, lễ tưởng niệm năm nay còn có mô hình con tàu HQ 604 huyền thoại, đã đưa người tham dự trở lại với ký ức hào hùng của 33 năm về trước.

Ngày 14/3, tại Đà Nẵng, các cựu chiến binh, nguyên là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh (E83) - Quân chủng Hải quân Việt Nam và Ban liên lạc bộ đội Trường Sa Đà Nẵng đã tổ chức Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ trong trận chiến giữ đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa, Việt Nam) cách đây 33 năm.


Buổi Lễ tưởng niệm được tổ chức tại Trung tâm đào tạo thuyền viên, Công ty TNHH Kỹ thuật và dịch vụ hàng hải Nguyễn Tiến (Thọ Quang, Đà Nẵng) với sự tham dự của các cựu binh Trường Sa, cựu binh Gạc Ma, các thế hệ của Trung đoàn công binh hải quân 83, cùng đại diện người thân của các liệt sĩ tại Đà Nẵng.


Cùng với mô hình bản đồ Việt Nam, quần đảo Trường Sa, còn có mô hình tàu HQ-604 được tái hiện với bài vị của các chiến sĩ đã hy sinh và vòng hoa hình cờ Tổ quốc. HQ-604 là con tàu đã bị lính Trung Quốc bắn chìm ngày 14/3/1988 khiến 64 chiến sĩ của ta hy sinh.


Trong không khí trang nghiêm thành kính, các cựu binh CQ88, cùng thân nhân các liệt sĩ đã ôn lại lịch sử hào hùng của trận chiến bảo vệ Gạc Ma năm xưa và cầu nguyện cho linh hồn các liệt sĩ được siêu thoát.


Sau lễ tưởng niệm, Đại tá Hoàng Duy Lập - nguyên Chỉ huy trưởng Lữ đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) cùng các thành viên cùng dâng hương và dong thuyền hướng ra cửa biển để thả đèn, hoa ngưỡng vọng linh hồn 64 cán bộ chiến sĩ, đồng đội, đồng chí đang nằm lại với mẹ biển bao la.

Một số hình ảnh của buổi lễ:


 


Ngày của hình thức

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nếu chị em có mắng, tôi đành chịu và xin lỗi bởi đã hàm hồ.

Hôm nay là ngày 8 tháng 3. Đã từ lâu ở xứ này, nhà cai trị cũng như bộ máy của nó luôn tuyên truyền đó là ngày lễ, lễ của phụ nữ quốc tế, của toàn thế giới. Thời còn tồn tại phe xã hội chủ nghĩa - phe cộng sản, người sống ở những nước trong phe mặc nhiên coi phe mình là thế giới, phe mình có thứ gì thì cả thế giới phải có thứ đó. Sau này, khi cộng sản bị đẩy lùi, bị cô lập, phe phái tan rã thoi thóp, người dân chợt hiểu rằng té ra không phải vậy.

Cộng sản là chúa hình thức, giỏi vẽ vời. Không thể chế nào lắm lễ lạt, ngày kỷ niệm như chế độ xã hội chủ nghĩa. Đủ các kiểu, để cuốn dân chúng vào những cơn say giả tạo mà quên đi thực tại. Tôi còn nghe nói bên Triều Tiên, chính quyền bắt buộc dân chúng phải tham gia những buổi lễ, ai trốn sẽ bị phạt, giống kiểu “tinh thần thể dục” xứ An Nam ta thuở đầu thế kỷ 20. Rồi họ còn buộc dân chúng ngoài giờ lao động phải sinh hoạt ca hát nhảy múa, vừa để tô vẽ bộ mặt xã hội có vẻ đẹp đẽ, vừa không cho dân thì giờ rảnh rỗi mà nghĩ ngợi, điều có thể dẫn đến sự chống đối.

Tôi hỏi một đứa cháu họ đang du học ở Canada, thế mi có thấy không khí náo nức chào mừng ngày quốc tế phụ nữ “mùng 8 tháng 3” không, chắc lớn lắm nhỉ. Nó cười bảo, dân bên này (tức Canada) họ mải làm việc và đi chơi, ai rỗi hơi mà 8 với chả 3, đàn bà cũng như đàn ông, không có ngày riêng gì sất, nhưng đàn ông tôn trọng đàn bà cả 365 ngày trong năm.

Như đã nói, phần lớn các nước trên thế giới, nhất là những nước giàu có, văn minh, phụ nữ được tôn trọng, bình đẳng trong xã hội, không quan tâm đến ngày “nữ quốc tế”. Chỉ những anh từng là xã hội chủ nghĩa, hoặc bây giờ còn tàn dư xã hội chủ nghĩa, và những anh nhắm mắt nhắm mũi đâm đầu vào “thiên đường” thì mới rình rang kỷ niệm ngày 8 tháng 3. Tô vẽ ra chủ yếu để tự đánh bóng mình là chính, chứ cũng chả nhằm mục đích tốt đẹp gì cho phụ nữ.

Nhiều quốc gia không có ngày phụ nữ, không phụ nữ quốc tế quốc tiếc, không tồn tại hội phụ nữ phụ niếc nhưng người phụ nữ được tôn trọng. Phụ nữ không cần đòi hỏi bình quyền, không cần đấu tranh, lại càng không cần ai ban ơn cho giới mình ngày nọ ngày kia. Muốn tặng hoa, cứ việc tặng, ngày nào cũng được, đâu cần đợi tới “mùng 8 tháng 3”. Xứ người ta không có cái thói lâu lâu các quan lớn hoặc báo chí mậu dịch, tivi quốc doanh lại nức nở khen đã đạt tỷ lệ nữ bao nhiêu trong bộ máy lãnh đạo, giống như dạng ban phát, cho đến thế là tốt lắm rồi. Giỏi thì làm, cả tổng thống, thủ tướng, không phân biệt nam nữ. Không tin, cứ thử nhìn ra thế giới.

Tôi cho rằng (chỉ mong mình nói sai) là ngay cả bản thân phụ nữ cũng không thích gì ngày 8.3. Thà được tôn trọng quanh năm còn hơn rình rang một ngày tặng nhau vài lời có cánh cùng bông kia hoa nọ. Tôn vinh đâu chả thấy, chỉ thấy ngầm sự thương hại, coi thường, “tôn nhau thì lại bằng mười khinh nhau”.

Con gái Hà Nội ở đâu?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Soha 01/03/2021) Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy.

Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây ứng xử khôn khéo, nói năng lễ độ, và khuôn phép lắm. Đó là chưa kể thêu thùa may vá, nữ công gia chánh… Nói chung là đảm. Mỗi khi thấy mấy cô Sài Gòn tân thời quá, tự nhiên quá, bà lại chép miệng, con gái Hà Nội đâu có thế. Bà nói riết, nói riết…, khiến tôi ngờ… bà muốn thằng con của bà nên đi tìm một thiếu nữ Hà Nội.

Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài Gòn... Trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ nên là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ.

Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẹo...  làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:

Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc

Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền

Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang

Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…(*)

Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc mà có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa bên California.

Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy "cảm thương" cho tác giả:

… Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết

Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ

Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ

Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…(*)

Những ngày sau năm 75, trên tivi Sài Gòn là những cô gái bước theo nhịp quân hành, đôi mắt rực lửa, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là… ớn. Tôi cười,  Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy… Bà cụ lại thở dài, chép miệng.

Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.

Cà-phê Sài Gòn!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(NN 22/02/2021) Cà phê Sài Gòn có nước mắt, có nụ cười; có hợp, có tan; có xa xôi, có gần gũi; có chia sẻ mến thương mà cũng có cả thăng trầm như gói gọn cả Phù Nam.

Sẽ thật hiếm hoi để bắt gặp một người dân Mỹ nào ngồi ở quán xá hàng giờ, phó thác linh hồn cho cà phê, người Mỹ bận rộn nên thường họ chỉ thích cà phê mang đi cho tiện lợi. Người Ý thì ngược lại, với cốt cách ưa hoài cổ, xứ sở của “huyền thoại” Cappuccino lại thích trầm ngâm hàng giờ tĩnh lặng để mà say đắm, người Pháp bên tách cà phê, với họ đó là một điều gì đó lãng mạn, ngọt ngào…

Còn cà phê của người Sài Gòn thì sao?

Mấy năm trước, tờ Telegraph (Anh) từng có bài về cà phê Sài Gòn với nhận định văn hóa thưởng thức cà phê ở Sài Gòn không giống như ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Nơi này, cà phê là thức uống đem lại năng lượng cho người dân của cả một thành phố sôi động, cũng như là dấu hiệu của một ngày mới bắt đầu.

Sài Gòn không chỉ vậy, người ta vui cũng bảo nhau cà phê, buồn cũng rủ nhau cà phê, bàn bạc những dự án lớn cũng hẹn nhau cà phê mà đắn đo nắn nót từng câu chữ điền vào đơn xin việc cho một khởi đầu đa phần cũng ở quán cà phê....

Sài Gòn đến đến đi đi, trong đến có những tìm kiếm, đợi chờ, hy vọng. Trong đi có nỗi nhớ nhung, có niềm tiếc nuối. Không mời gọi mà cũng không níu giữ, Sài Gòn điềm nhiên tự tại như người ta thảy cà phê vào cối, như người ta châm nước sôi vào phin, chậm chạp từng giọt, ngọt đắng từng giọt, nhớ quên từng giọt mà thành. Bởi thế, đã có biết bao đôi bàn chân ngập ngừng giữa Sài Gòn cùng bao niềm vui xen lẫn nỗi buồn khi nghe giọt cà phê tí tách rơi, vơi đầy quá khứ mà ngay cả tương lai cũng ám ảnh những giọt linh hồn.

Cà phê Sài Gòn đủ mọi tầng lớp, mọi ngành nghề, không phân biệt sang hèn, không định lượng giàu nghèo. Có khi là trên một yên xe bác xe ôm đang chờ khách, có khi là dưới tán cây, cô hàng vỉa hè chớp nhoáng khuấy đều, có khi là một tha hương hỏi đường đi trong thành phố. Uống cà phê ở Sài Gòn, có nước mắt, có nụ cười; có hợp, có tan; có xa xôi, có gần gũi; có chia sẻ, có mến thương và có cả thăng trầm như gói gọn cả Phù Nam.

Cà phê Sài Gòn mỗi người có một cách thưởng thức và cảm nhận kiểu "ngon" theo cách khác nhau, có người đã uống cà phê là phải chờ pha bằng phin, có người hối hả gấp gáp trên tay một ly pha sẵn, có người thuần túy một tách đặc quánh màu đen còn đương thơm vị hạt rang thơm, có người uống ít đường, có người thêm sữa... Cũng có những người chọn cà phê đen đá mà không bao giờ thêm đường, với họ như là tìm ngọt trong đắng, nguyên bản mà thành cá tính riêng.

Đốt-xtôi-ép-xki và nhân loại năm 2021

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Những lời nhận xét và những câu hỏi của nhà nhân đạo và bậc thầy vĩ đại của những tấn thảm kịch Dostoievsky, như trước đây - vẫn mang tính nóng hổi trong thế kỷ 21.

ĐỐT-XTÔI-ÉP-XKI VÀ NHÂN LOẠI NĂM 2021

(Bài trên báo EL PAIL - Tây Ban Nha)


Vào năm 2021 này sẽ kỷ niệm lần thứ 200 ngày sinh và lần thứ 140 ngày mất của nhà kinh điển Nga - Fedor Dostoievsky. Đây chính là thời gian để nhớ lại một số lời tiên đoán của nhà văn về những gì đáng âu lo như sự bất công, việc lợi dụng quyền lực, đơn giản hơn là trạng thái của con người “từ trình độ văn minh trước đây biến thành nếu không phải là kẻ khát máu, thì có thể có lẽ còn tệ hơn, gớm ghiếc hơn kẻ khát máu. Đó chính là câu trả lời của Dostoievsky về những lý tưởng của thời kỳ Khai sáng. Sau này văn hào còn nói thêm : “Tháp Babilon  trở nên điều kỳ vọng và mặt khác,  cũng trở thành nỗi khủng khiếp của toàn nhân loại”.

 Nhà văn cũng nghiên cứu sâu sắc  ngay cả những đề tài khác, ví như nỗi khát vọng quyền lực, những vấn đề về quyền tự do của con người và những phong trào phản kháng của nhân dân. Trong tác phẩm “Những con quỷ”, Dostoievsky động chạm tới những điều đúng là chỉ vài chục năm sau đã trở thành hiện thực: những ý định của những người cộng sản Nga thể hiện trong cuộc sống tư tưởng vĩ đại về sự bình đẳng xã hội: “Các bạn không thể hình dung nổi có một nỗi buồn và nỗi tức giận ra sao xâm chiếm toàn bộ lòng dạ các bạn khi một tư tưởng vĩ đại từ đã lâu các bạn tôn thờ nay những kẻ vụng khờ nắm lấy và chuyển giao cho những đứa dốt nát, như chính các bạn, trên các đường phố”. Tiểu thuyết “Những con quỷkhác với tất cả các tác phẩm khác của Dostoievsky là ở tầm nhìn sáng suốt nhất: Thế kỷ 20 sẽ kết thúc bằng sự sụp đổ của hệ tư tưởng xã hội.

Mặt khác, hình tượng nổi bật Quan tòa giáo hội vĩ đại trong tiểu thuyết “Anh em nhà Caramazovnhắc nhở chúng ta rằng không có gì xấu hơn của điều ác khi nó được che đậy bởi điều tốt. Nhân vật Quan tòa giáo hội vĩ đại là một kẻ mạo danh tôn giáo, đề ra một chủ thuyết mà chính ông ta không tin, nhưng ông ta đã thành công khi lôi kéo số đông người tin vào điều đó : “Chỉ những ai biết an ủi lương tâm người khác, kẻ ấy mới có tự do. Những khuynh hướng khác nhau của chế độ cực quyền và chủ nghĩa chính thống nẩy sinh sau này hầu như đã nắm lấy những lời nhân vật của Dostoievsky làm nền tảng.

Nhưng bỏ qua sự biện chứng giữa điều thiện và cái ác, trong các tác phẩm của mình nhà văn đã miêu tả những ai không có ý định đầu hàng thậm chí ngay khi phải đối mặt trước sự thật trần trụi. Ngược lại, những nhân vật ấy chứng minh rằng mỗi một người trong chúng ta có thể đều đóng góp phần riêng của mình để thế giới này không sụp đổ. Chúng ta hẳn còn nhớ nhân vật bá tước Mưskin, được miêu tả là một con người hết sức nhân hậu, đầy niềm tin và sự hiểu biết rằng trong thế giới của chúng ta ông bị coi như một thằng ngốc.

Bài hát "Không đành lòng" (An-bom "Không Đành Lòng" - Nhạc Việt Nam mới 2021)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


KHÔNG ĐÀNH LÒNG
Nhạc và lời: Minh Ca

1.
[Em]Em nói "Anh nợ người [B7]ta nhiều quá, — em [Em7]sẽ không đành lòng [B7b9]đâu..."
[Em7]Em lại nói "Anh buông [Am]tay ra [B7]đi, — [D#dim7]không thì em sẽ không đành [B7b9]lòng đâu!.."

"Chúng mình vẫn còn là bạn đấy chứ?.." — anh cười, vì biết hỏi ngu.
Em đang cười giống như anh, nhưng vẫn nói "Mãi mãi cũng như vậy mà anh!"

[Bridge]
[D#dim7]Sinh viên -[B7] thì làm sao còn [G]đi làm học sinh trung học được cơ chứ?
Những [C]người mà đã yêu [Am7]nhau thì làm sao còn là [Em7]bạn được [B7]nữa?

"Nếu sau này anh hẹn em đi uống nước, thì em có nhận lời không?"
Em cười "Còn phải xem khi ấy có anh chàng nào khác hẹn không."

2.
Anh muốn em cứ cầm chiếc chìa khóa... nhưng em đã đặt vào tay anh:
"Những chuyện này nên rõ ràng tốt hơn, đừng tùy tiện đưa cho người khác!"

Anh mong em luôn là người giữ nó... giữ chiếc chìa khóa nhà anh.
Trong lòng anh em lúc nào cũng đẹp lắm... còn anh rồi có xấu đi không?

[Bridge]...

"Thế gian này còn có nhiều việc lắm, đâu phải chỉ mỗi tình yêu?"
"Em làm ơn đừng dùng từ chuyên môn để nói chuyện với anh được không?.."

[Coda]
"Thế gian này người thì đông như kiến, đâu phải chỉ mỗi mình em?"

Bài thơ tình bị "đục bỏ" mất 3 khổ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 


BÀI THƠ ĐÃ BỊ KIỂM DUYỆT

Lâu nay ta nghe bài hát Gởi em ở cuối sông Hồng ở đoạn cuối thấy ngô nghê và lạc lõng bởi những hình ảnh trong đoạn trên và khúc dưới trong ca từ không ăn nhập với nhau. Đi tìm bài thơ ta lại gặp ba dấu chấm như bỏ mất một đoạn. Đọc tờ báo Thể thao văn hoá thuật lại đoạn nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ nói về hoàn cảnh ra đời bài thơ trong chương trình Giai điệu tự hào, ta cũng bắt gặp ba dấu chấm lửng đó.


Hoá ra bài thơ đã bị lưỡi kéo kiểm duyệt cắt bỏ mất một khúc, mà lại là đoạn thơ quan trọng, là cái hồn của cả bài thơ. Tuyên huấn không dám nhắc đến cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược Trung quốc năm 1979 nên không cho phổ biến đoạn thơ này, khiến bài thơ mất đi tính chiến đấu vốn có của nó. Điều đó cho thấy lãnh đạo ta cố tránh né không muốn nhớ đến cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Bắc Kinh khởi đầu từ ngày 17.02.1979.


Nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ bị kiểm duyệt. Nguồn: VN Xứ Đoài

Nguyên văn bài thơ đã bị cắt xén và phổ biến lâu nay:

“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”

(Dương Soái)
-------------------------------------

Nguyên văn bài thơ chưa bị kiểm duyệt cắt bỏ
(Copy từ face Nguyễn Anh Tuấn)

Gửi em ở cuối sông Hồng
(Dương Soái)

“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt

Tập tranh "MƯU SÂU HỌA CÀNG SÂU" in tháng 12/1979

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mưu sâu họa càng sâu!

Lời dẫn của Du Tử Thành: 

Hôm qua trên đường lang thang, tình cờ mình kiếm được tập tranh biếm họa "Mưu sâu họa càng sâu!", đả kích tập đoàn bành trướng Bắc Kinh xâm lược do Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân ấn hành 20.200 cuốn vào tháng 12 năm 1979, khi "toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới". Các họa sĩ vẽ tranh gồm có Nguyễn Đạo Hưng, Trịnh Lập, Dương Lê, Nguyễn Nghiêm, Huy Quang, Văn Thanh. Xem lại những bức tranh này thật thú vị, và hơn nữa ta vẫn thấy được nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi của chúng. Bọn bá quyền Bắc Kinh cho đến giờ vẫn đang tiếp tục lâm le mưu toan xâm lược thâm độc của chúng trước Việt Nam. Tiếc rằng, ngày nay chẳng ai dám đả kích đám "thiên triều" này như cách đây 30 năm, những cuốn sách như thế này cũng hiếm....

Mời các bạn thưởng thức một số bức hình biếm họa hay được chọn lọc trong sách:





















Tại sao người Việt ngày càng MÊ tín?!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TẠI SAO NGƯỜI VIỆT NGÀY CÀNG MÊ TÍN?

Bài của Thái Hạo


Có lẽ trong lịch sử xã hội VN chưa bao giờ tình trạng mê tín lại ngập ngụa như bây giờ, từ bói toán, phong thủy, tu hành; từ nhà ra phố tới chùa… không đâu không thấy sự mê muội đến ngớ ngẩn, bệnh hoạn như như thời này.


Người nhà chết nhiều ngày mà vẫn không chịu chôn vì…chưa được giờ; làm cái nhà lại quay lưng ra đường vì gia chủ không hợp với hướng đường, xây nhà phải kiếm người đặt móng vì khổ chủ không được tuổi, nào là nhẫn phong thủy, vòng phong thủy; đôi lứa phải chia lìa vì cha mẹ quyết ngăn cản bởi…không hợp tuổi; nhiều người sinh con bằng cách…mổ cho đúng giờ đại cát; sự mê tín hoành hành cả vào trường học với những thủ tục quái gở liên quan tới cúng bái trước các kì thi; chùa chiền chật ních những ngày tết vì người đi…cầu lộc, cầu an, thậm chí chen lấn dẫm đạp lên nhau mà tranh cướp ấn lộc… Sự mê tín bủa vây đầu óc từ người nông dân, đến thương gia, trí thức, giới chính trị…


Mê tín là một niềm tin mê muội. Tin mà không có cơ sở, tin một cách mù quáng, rằng vì mọi người cũng tin như vậy. Tại sao ngày tết lên chùa đốt nhang khấn vái trước tượng phật lại có thể cầu được lộc được an? Ông Phật có lộc để ban ư? An hay nguy do cách mỗi người sống trong sự đối người tiếp vật chứ sao lại giao phó cho một pho tượng bằng đất đang ngồi bất động?


Khi nào con người ném cuộc đời mình cho sự may rủi? Làm sao thánh thần lại phải gánh lấy cuộc đời chúng ta? Tại sao trời đất với bốn phương tám hướng với xuân hạ thu đông vô tư này lại phải quyết định số mệnh của mỗi người? Và con người là gì giữa vạn sự vạn vật? Đạo đức nô lệ mới có những sự sợ hãi hoang dã, nền luân lý của chủ ông (Nietszche) là hành xử của kẻ trượng phu tự gánh vác lấy cuộc đời mình và biết chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Một xã hội nô lệ tất sinh ra mê tín.


Ai là giáo chủ của thời này? Danh và lợi - hư danh và ô lợi. Khi một xã hội tuyên bố rằng kinh tế quyết định ý thức, vật chất quyết đinh tinh thần thì tất yếu nó phải dẫn tới sự sùng bái vật chất bằng cách khinh miệt và chà đạp lên những giá trị văn hóa, rẻ rúng những giá trị nhân văn và bức hại các giá trị nhân bản. Mọi sáng tạo trên hành tinh này đều đi ra từ những suy tưởng và lao động trí óc chân chính của con người. Quá trình đô hộ ngược đã được chứng mình bằng cuộc xâm lược văn hóa của người Hi Lạp đối với kẻ thắng cuộc La Mã; người Mông cổ, Mãn Thanh đã thất bại và bị Hán hóa dù chiến thắng trên mặt trận quân sự. Một đất nước lấy sự hiểu biết và trí tuệ làm ngọn đuốc soi đường, đất nước ấy tất đi vào quỹ đạo văn minh.

Kara-đcmn-oke!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hồi ở trong xóm, có nhà kia mới dọn đến. Đêm nào hai anh em anh chủ cũng bật giàn karaoke sáu bảy số gì đó gân cổ hát “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”. Lạy trời, hên sao nhà đó chỉ có hai anh em.

Khi đó, hai anh là làn gió văn nghệ mới của xóm, vì nhà tui nằm trong cái xóm toàn ông bà cụ với giáo viên cắm đầu đi dạy học, không ai có hơi sức đâu hát. Riêng má tui bán tạp hóa tới khuya nên càng không rảnh để hát.

Tuy nhiên, tạo cảm hứng văn nghệ cho xóm được không bao lâu thì các bà hàng xóm chắc hơi mệt nên tối ngày điện thoại lên… mắng công an phường là sao không tới “giải quyết” tụi nó. (Mấy bà làm như công an là bà tiên hay gì, vẩy đũa phép phát giàn karaoke biến mất chắc).

Sau một hồi bị quần chúng đốc thúc thì trưởng khu phố cũng qua nhắc nhở hai anh, rồi công an nhắc, rồi hội phụ nữ nhắc, rồi hội người cao tuổi nhắc. Tui chỉ còn mong hội nhi đồng trong xóm cũng tới nhắc.

Không ăn thua gì.

Rồi một bữa hai anh rủ bạn về nhà hát karaoke xuyên đêm. Tới giữa đêm nảy sinh xích mích vì các giọng ca cạnh tranh khốc liệt trên bảng xếp hạng, các anh đập nhau một trận te tua.

Từ đó trong nhà vắng hẳn tiếng hát. Giàn karaoke chắc cũng tan vỡ rồi.

Là cư dân đến từ một xóm nhỏ tí xíu, tui có niềm tin bất diệt là dân Việt Nam là thuộc hạng xếp sòng trong nền văn hóa karaoke toàn cầu không ai địch lại. Nhưng đời người, ta nói, phải đi ra ngoài thế giới mới biết mình bé nhỏ ra sao.

Một bữa nọ, tụi tui tới Mazatlán, thành phố biển resort 5 sao bên bờ Đại Tây Dương của Mexico. Đêm đó tui quyết định cắm trại cạnh bờ biển đặng sáng chơi lướt sóng. Sau khi nấu ăn và chuẩn bị chui vô xe đi ngủ, thì đột nhiên một chiếc mui trần màu đỏ xuất hiện lù lù chạy vô sát bờ biển.

Cửa xe xịch mở, ba chàng trai ăn mặc cực ngầu với áo cánh sequin lấp lánh bước xuống. Theo sau đó là năm chiếc xe hơi khác đủ loại, Zeep có, Toyota Tacoma có, Audi có. Các bạn xếp hàng thẳng tắp đậu dọc con đường xuống bãi biển (tức là kế xe tụi tui).

Từ trong các xe cả đám bước ra. Anh râu xồm từ con Toyota Tacoma ngầu lòi xách xuống…hai chiếc loa thùng kẹo kéo. Xong các anh kết nối hai cái loa thùng đó với cái loa xe hơi từ con mui trần đi đầu, rồi hát một lèo từ 11 giờ đêm chắc tới 5 giờ sáng. Tui đeo wax bịt tai mà còn cảm tưởng cả vũ trường chao đảo xung quanh. Giấc mơ bồng bềnh quanh vũ điệu Cumbia, Salsa rồi tới Hotel California hồi nào ko rõ.

DOWNLOAD TẤT CẢ CÁC BÀI HÁT CỦA MINH CA (up-to-date)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook


DOWNLOAD TẤT CẢ CÁC BÀI HÁT CỦA MINH CA
https://www.youtube.com/c/MinhCa TẤT CẢ CÁC MUSIC VIDEO


♪     ♫

DANH SÁCH CẬP NHẬT [UP-TO-DATE]

5. Na-ga-sa-ki [MỚI]

Anh với Em

Happy New Year

Con khốn — Bài hát Anti-COVID

KHÔNG CÓ THÌ GIỜ (EP)
1. Bài hát nhỏ [về tôi]
3. Cá Heo
4. Mưa bay bay
5. Na-ga-sa-ki

KHÔNG ĐÀNH LÒNG (Album)
1. Đêm Trăng
2. Lá cây
3. Hello
4. Sô-panh
5. Không đành lòng
6. Ánh trăng nói hộ lòng anh