... Ti-mua và đồng đội

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chiếc ô tô vận tải lao vun vút trên con đường rộng, ngập nắng. Ôn-ga ngồi trên một chiếc ghế mây, tựa mình vào chiếc tay đẫy mịn và đặt chân lên chiếc va-li. Con mèo con sắc hung nằm gọn trong lòng chị, chốc chốc lại đưa đôi chân trước ra vờn mấy cánh hoa mua.

Đến cây số ba mươi có một đoàn xe ô tô đi diễn tập của Hồng quân đuổi kịp chiếc ô tô vận tải. Các chiến sĩ Hồng quân ngồi thành hàng trên những chiếc ghế dài kê đều đặn trong xe, nòng súng ghếch lên trời, hát ca vang rộn.

Nghe tiếng hát, các cửa sổ, cửa lớn hai bên đường đều vội mở. Các em nhỏ hớn hở ùa ra cổng, trèo lên các hàng rào. Các em vẫy tay chào và ném cho các chú Hồng quân những quả táo còn chưa chín hẳn. Đoàn xe đã đi khuất, các em vẫn còn cố reo hò với theo, mãi sau mới chịu quay trở về và lập tức kéo nhau chơi trận giả. Các em cũng chiến đấu, cũng xung phong ồ ạt và phi ngựa cả vào những bụi gai, thậm chí cả vào bụi lá han nữa.

Chiếc ô tô vận tải rẽ vào khu trại nghỉ của các gia đình rồi dừng lại trước cửa một ngôi nhà nghỉ nhỏ có dây leo rủ xuống lòa xòa.

Bác lái xe và anh phụ lái mở thùng xe, dỡ đồ đạc xuống, còn Ôn-ga thì chạy ra mở tấm cửa kính ăn thông vào một hành lang.

Từ đây có thể nhìn thấy rõ cả một khu vườn rộng bỏ hoang. Tận cuối góc vườn đằng kia có một cái nhà kho hai tầng ọp ẹp. Trên mái thấp thoáng một mảnh cờ đỏ đang nhè nhẹ bay.Ôn-ga trở lại xe.

Có một bà lão tất tưởi chạy đến. Đó là bà bán sữa bên hàng xóm. Bà ta tự sang đây dọn dẹp nhà cửa, cọ sàn và lau cửa kính giúp.

Trong lúc bà hàng xóm bận sắp chậu, kiếm giẻ lau thì Ôn-ga ôm con mèo sắc hung đi ra vườn.

Những thân cây anh đào bị chim sẻ đến mổ lỗ chỗ, vết nhựa mới chảy ra óng ánh. Những vòm cây phúc bồn, cúc dại và ngải hoa tỏa hương ngào ngạt. Mái nhà kho phủ đầy rêu mốc. Nhiều chỗ đã bị thủng. Có rất nhiều sợi dây gì mảnh mảnh xuyên qua những lỗ thủng đó, len lỏi trong các vòm lá rồi biến mất.Ôn-ga lách qua đám cây dẻ, gỡ vội những tơ nhện vương trên mặt, trên đầu.

Sao lại như thế nhỉ? Lá cờ đỏ trên mái nhà không thấy bóng dáng đâu nữa. Ở chỗ đó chỉ còn trơ lại có mỗi cái cán thôi.

Thoáng có tiếng ai thì thầm vội vàng, lo lắng. Thế là "rầm" một cái, chiếc thang gỗ nặng đang kê sát bờ tường, ghếch lên cửa gác xép rơi xuống làm gãy mấy cành khô và bốc bụi bay mù mịt.Những sợi dây căng trên mái nhà rung lên. Con mèo sắc hung cào vào tay chủ, rồi nhảy biến vào bụi lá han. Ôn-ga ngơ ngác đứng dừng lại nghe ngóng. Nhưng chị không hề thấy có một động tĩnh gì trong đám cây xanh, sau bờ rào bên hàng xóm và ngay trong cái ô cửa đen ngòm trên gác xép nhà kho cũng vậy.Bà bán sữa giảng giải:

- Bọn trẻ con chuyên môn đi phá vườn đấy, cô ạ. Hôm qua chúng nó đến rung hai cây táo rồi đánh gãy cả một cây lê của nhà người ta. Trẻ con bây giờ như thế đấy... đúng là một bầy du côn. Tôi vừa mới tiễn thằng con trai đi Hồng quân rồi đấy, cô ạ. Ra đi mà nó chẳng uống rượu. Nó chỉ bảo: "Tạm biệt mẹ". Thế là nó đi luôn, vừa đi vừa huýt sáo, trông đến là thương. Chiều đến tự nhiên tôi buồn đến chảy nước mắt ra. Ban đêm, chợt tỉnh giấc, tôi nghe thấy như có ai sục sạo ở ngoài sân. Tôi nghĩ thầm, bây giờ mình sống lẻ loi, cô độc, chẳng còn ai che chở cho nữa... Tôi già rồi, chỉ cần một hòn gạch nhỏ nện vào đầu là cũng đủ chết. Cũng phúc là chúng nó vào đấy, nhưng chẳng lấy một thứ gì. Chỉ quanh quất một chốc rồi lảng đi. Có mỗi cái thùng tô-nô bằng gỗ sồi tôi để giữa sân là bị chúng lôi ra cách cổng đến hai chục bước rồi vứt lại ở đấy. Cái thùng to dễ đến hai người khiêng không nổi. Đấy, vậy đấy. Nhưng bọn chúng là ai, mà việc làm thật ám muội.

Gần tối, dọn dẹp nhà cửa xong, Ôn-ga bước ra thềm. Chị đem cây đàn khảm xà cừ trắng óng ánh của bố gửi tặng hôm sinh nhật ra chơi.

Chị mở bao da lấy đàn đặt lên lòng, quang dây đeo qua vai và bắt đầu lựa nhạc cho một bài hát mới nghe được gần đây:

Ôi, nếu chỉ một lần
Được gặp anh trở lại
Ôi, đâu chỉ... một lần...
Hai, ba... và mãi mãi...
Trên đường bay mê mải
Anh nào hiểu cho em
Chờ anh, chờ anh mãi
Đến khi trời nắng lên.
Hỡi anh!
Chàng phi công! Súng đạn!
Tung cánh bay xa vời
Đến khi nào trở lại?
Biết làm sao, anh ơi
Miễn là anh trở lại
Một lần thôi... đủ rồi.

Ngay khi đang hát, chị Ôn-ga vẫn đưa nhanh mắt nhìn về phía bụi cây tối mọc sát tận hàng rào vườn nhà. Hát xong chị vụt đứng dậy quay người về phía đó, quát to:

- Này, ai trốn ở kia đấy? Và định làm gì vậy?

Có một người mắc quần áo trắng giản dị từ phía sau bụi cây bước ra. Anh ta cúi đầu lễ phép đáp:

- Tôi có trốn đâu. Tôi vốn người có tí chút nghệ sĩ. Tôi không muốn làm phiền chị, nên mới đứng im ở đây nghe thôi.

- Được thôi, nhưng anh có thể đứng nghe ở ngoài đường, chứ việc gì lại trèo qua hàng rào như vậy?

- Tôi ấy à? Trèo qua hàng rào à?...-Anh thanh niên phật ý.-Xin lỗi, tôi có phải là con mèo đâu mà trèo được. Ở chỗ hàng rào này có mấy tấm ván bị gãy, nên tôi bước qua đó thôi.

- Hiểu rồi!-Ôn-ga nhếch mép- Nhưng nhà tôi còn có cổng nữa kia mà. Vậy xin anh hãy làm ơn bước qua cái cổng đó ra ngoài đường cho.

Người kia nghe theo. Anh ta không nói nửa lời, lẳng lặng bước qua cổng ra đường, cài then lại cẩn thận.

Việc làm đó làm cho Ôn-ga ưa thích.

- Khoan đã!- Ôn-ga chạy xuống thềm, giữ người kia lại. - Thế anh là ai? Diễn viên à?

- Không, - người kia trả lời, - tôi là kỹ sư cơ khí, nhưng những lúc rảnh rang tôi cũng có chơi đàn và hát trong đội ca kịch nhà máy.

- Này anh, - đột nhiên Ôn-ga đề nghị người kia với một thái độ hết sức tự nhiên, - anh dẫn tôi ra ga nhé. Tôi đi đón đứa em gái. Trời tối rồi mà mãi chưa thấy nó đến. Tôi không sợ ai đâu, nhưng tôi chưa biết đường. Mà anh mở cổng vào làm gì? Cứ đợi tôi ở ngoài ấy cũng được.
Ôn-ga cất đàn, quàng khăn lên vai rồi đi ra đường, con đường mờ mờ tối phảng phất hương vị của hoa lá và sương chiều.

Suốt dọc đường Ôn-ga chỉ nói dăm ba câu qua quít với người dẫn đường vì đang tức Giê-nhi-a. Còn anh thanh niên mới quen thì đã kịp giới thiệu cho chị biết anh tên là Ghê-oóc-ghi, họ Ga-ra-ép, làm kỹ sư cơ khí tại nhà máy chế tạo xe hơi.

Hai chuyến tàu qua rồi mà hai người vẫn chưa thấy Giê-nhi-a đâu. Đến chuyến thứ ba, chuyến cuối cùng cũng vẫn không thấy.

- Sống với con bé tai hại này đến là khổ!- Ôn-ga buồn rầu thốt lên. - Giá như tôi bốn mươi, hoặc ba mươi tuổi thì chẳng nói làm gì. Đằng này nó mười ba mà tôi thì mới có mười tám. Nó có thèm nghe lời tôi bao giờ đâu.

- Cần gì phải bốn mươi, - anh Ghê-oóc-ghi nói giọng quả quyết, - mười tám không hơn à! Cô chẳng nên phí sức lo lắng làm gì. Thế nào sớm mai em gái cô cũng đến.

Sân ga vắng vẻ. Anh Ghê-ooc-ghi rút hộp thuốc lá ra. Vừa lúc đó có hai thằng bé bước lại, chờ anh bật lửa lên, liền thò thuốc lá vào châm.

- Này anh bạn, - anh Ghê-oóc-ghi giơ que diêm lên soi tận mặt thằng lớn, - trước khi chìa thuốc lá ra ít nhất cũng phải chào nhau một cái đã chứ. Tôi đã có dịp hân hạnh được làm quen với anh ở công viên rồi đấy. Các anh là chỉ quen cậy ván hàng rào nhà người ta thôi. Anh tên là Mi-sơ-ca chứ gì?

Thằng bé đó khịt mũi rõ to và lủi mất. Anh Ghê-oóc-ghi tắt diêm, khoác tay Ôn-ga, đưa chị về nhà.

Hai người vừa đi khỏi thì thằng bé thứ hai gài điếu thuốc lá nhàu nát lên mang tai, láo xược hỏi:

- Cái tay tuyên truyền nào ấy nhỉ? Có phải người ở đây không?

- Người ở đây đấy, - Mi-sơ-ca miễn cưỡng trả lời,- chú cái thằng Ti-mua Ga-ra-ép đấy.

Tao mà bắt được thằng Ti-mua thì phải dã cho nó một trận mới được. Nó vừa mới lập được một bọn định chống lại bọn ta.

Vừa lúc đó, chúng chợt trông thấy một cụ già lịch thiệp chống gậy đi xuống cầu thang, chỗ có cây đèn hiệu ở cuối sân ga.

Đó là bác sĩ Cô-lô-côn-tri-cốp, người địa phương. Cả hai đâm bổ về phía ông cụ, vừa chạy theo vừa la ầm lên xin lửa. Song cái điệu bộ và cái lối hỏi của chúng làm cho cụ già lịch thiệp mất cảm tình. Cụ quay lại giơ gậy lên đe chúng rồi thong thả bước đi.


(...)

Hội thảo... (tiếp)

4 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Quầy rượu, đúng hơn là một cái bàn vĩ đại hình ô van nằm ở giữa một gian rất lớn ở trên tầng hai của tòa khách sạn ba sao, khác là thay vì mặt bàn đầy đủ thì chỉ có một cái băng có mặt gỗ nhẵn thín rộng khoảng nửa mét viền theo mép mặt bàn, tiếp theo là khoảng trống xuống đến tận sàn với chiều rộng đủ một lối đi, còn ở giữa thì là một cái bàn mặt bằng đá cũng theo hình ô van thấp hơn so với mặt quầy bên ngoài. Khoảng trên dưới hai mét phía trên cả khoảng trống bên trong là một cấu trúc lỉnh kỉnh những ống i nốc nho nhỏ, trên, dưới, song song, cũng khuôn theo hình ô van làm chỗ đỡ cho nhiều những chiếc ly có chân và có nhiều hình dạng kích cỡ khác nhau nằm treo dốc đầu xuống giống như một đàn dơi trong suốt đang say ngủ trong một hang động bí hiểm.

Vào giờ đông đúc, từ chỗ anh đang ngồi nhìn chếch về phía tay trái qua mặt quầy rượu tới góc gian lớn đằng kia thường sẽ có một anh chàng với dáng vẻ trí thức mặc bộ com lê xám, đeo kính cận và tai nghe cả hai đều to tướng ngồi điều khiển một hệ thống âm thanh tự động ở góc bên trái một sân khấu nhỏ hơi cao một chút so với sàn nhà. Còn ở giữa sân khấu thường sẽ có một anh chàng to con cũng đeo kính cận to và để mái tóc dài không chun không cặp xõa ra phải đến tận eo lưng, mặc quần bò sẫm màu, áo thun đen cộc tay cổ tròn, ôm một cây ghi ta màu đen có vẻ giống như cây Fender Strocaster và đang mắm môi mắm lợi cố mô phỏng cho giống những người anh quốc một đường ghi ta lít kinh điển nào đó.

Ở khoảng trống bên trong chiếc bàn to - quầy rượu - là hơn chục cô gái mặc đồng phục sơ mi trắng cổ bẻ rộng ngắn tay ngắn tà với quần soóc màu đỏ ngắn vừa khe khẽ đi lại, vừa hơi nhún nhảy theo tiếng nhạc, vừa rót rượu, pha rượu, vừa uống chung nếu được rủ, vừa vui vẻ chuyện trò khe khẽ nhiều khi là thì thầm vào tai với những người đang ngồi uống ở quanh quầy. Ánh đèn huỳnh quang theo kiểu gì đó trong ánh sáng tối mờ của cả gian phòng làm cho màu trắng áo các cô sáng xanh lên như là đang tự phát sáng.

Nhưng đấy là vào giờ đông đúc. Còn bây giờ đã là đêm muộn. Chỉ còn lác đác vài khách uống rượu muộn, chắc đều là những cư dân đang tạm tá túc ở đây. Sân khấu lỏng chỏng mấy cái chân mi cờ rô với một ít dây điện tròn to màu đen vương vãi trên sàn bục. Nhạc là nhạc đĩa CD, một đoạn xắc xô phôn sến rời rạc của Kenny G. Bên trong quầy rượu chỉ còn hai cô gái, thêm một cô lúc lúc đi vào đi ra, chắc là dọn dẹp.

Cô gái có khuôn mặt mỏng, giọng nói đặc trưng từ một địa phương ở lưu vực của một dòng sông to và nổi tiếng, vừa pha cho họ một ly Man-ga-rít-ta chân dài miệng rộng, rót một phần rượu Gin vào một cái cốc lùn to có viền chút muối ở miệng, đặt thêm bên cạnh một lon nước bưởi có ga, nhìn anh có ý hỏi “anh còn cần gì nữa không?”. “Anh cảm ơn.” - anh nói khẽ. Cô gái đi về phía đầu quầy rượu, đứng chuyện trò khe khẽ cùng cô bạn, hai cô thi thoảng lại đánh mắt về phía anh, cười cười.

- Lúc đầu anh đã nghĩ là anh sẽ bế em từ đây lên trên kia... (còn nữa)

f(x) = sin(x)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Có lúc, nhạc cụ, trang âm… thảy đều cấu hình thấp, nhưng có những người đĩnh đạc quạt chả vài đường guitar, hát lên vài lời đơn giản, và làm cả thế giới ngất ngây.

Có lúc, vi xử lý, bộ nhớ… thảy đều cấu hình thấp, nhưng có những người đĩnh đạc đóng vỏ máy tính bằng gỗ, đục mã nhị phân trên giấy, và làm cả thế giới ngất ngây.

“Trước khi có em, cuộc đời anh đã như đêm không trăng. Rất tối, nhưng vẫn có những ngôi sao - các điểm của ánh sáng và lý trí... Rồi em đã xuyên qua bầu trời như một vì sao sa. Bất ngờ mọi thứ đã bùng cháy; đã có ánh sáng rực rỡ, đã có nhan sắc. Khi không còn em, khi vì sao đã rơi xuống chân trời, tất cả đã tối đen. Đã không có gì thay đổi, ngoại trừ mắt anh đã bị mù vì ánh sáng...”

Có lúc, vi xử lý, bộ nhớ… thảy đều cấu hình cao, nhưng mỗi người ôm một sạp lá cải và một bãi dưa lê.

Và cả thế giới ngất ngây.

Có một cậu bé bảo: “Vì sao rơi kìa.”

Mẹ nó bảo: “Hết cà rồi, ngủ đi, Gióng.”

John Lennon - Hãy tưởng tượng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hãy tưởng tượng không có thiên đường
Cái đấy là dễ dàng nếu em thử
Không có địa ngục dưới chân ta
Trên đầu ta chỉ có bầu trời
Hãy tưởng tượng tất cả mọi người
Sống cho hôm nay...

Hãy tưởng tượng không có lãnh thổ
Cái đấy không khó làm
Không có gì để giết chóc hoặc chết vì nó
Và cũng không có tôn giáo
Hãy tưởng tượng tất cả mọi người
Sống cuộc đời hòa bình...

Em có thể bảo anh là người mơ mộng
Nhưng anh không phải là người duy nhất
Anh hy vọng một ngày nào đó em sẽ cùng đồng cảm
Và cả thế giới sẽ là một.

Hãy tưởng tượng không có những sự chiếm hữu
Anh tò mò nếu em có thể
Không có nhu cầu cho sự tham lam hoặc cái đói
Tình anh em giữa người với người
Hãy tưởng tượng tất cả mọi người
Cùng chia sẻ cả thế giới...

Em có thể bảo anh là người mơ mộng
Nhưng anh không phải là người duy nhất
Anh hy vọng một ngày nào đó em sẽ cùng đồng cảm
Và cả thế giới sẽ là một.

Bill Gates - Sự giáo dục... (tiếp)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tập trung làm cho tốt; sự chuyên môn hóa sẽ đến sau.

Nếu bạn rơi vào một hình mẫu ám ảnh trong trường trung học, bạn gặp hai vấn đề. Thứ nhất là bạn không nghĩ đến việc thay đổi khi bạn tới trường đại học. Thứ hai là nếu bạn không đạt được các điểm số tốt một cách hợp lý, sẽ khó để vào được một trường đại học ở đấy có các sinh viên có năng lực, hăng say, có động lực, có mục đích, những người có thể thật sự giúp bạn học về thế giới.

Trong trường đại học là chỗ thích hợp để nghĩ về sự chuyên môn hóa. Việc có được sự tinh thông thật sự trong một lãnh vực mà bạn yêu thích có thể dẫn dắt tới thành công - trừ phi chuyên ngành bị đi vào ngõ cụt hoặc bạn là không phải tốt tại đó. Tốt nghiệp phổ thông là một cách để đạt tới tri thức chuyên ngành, mặc dù sự giáo dục đại học mở rộng không phải luôn luôn là một sự đầu tư tốt xét từ một quan điểm đơn thuần kinh tế.

Việc chọn một chuyên ngành không phải là điều mà các học sinh trung học nên lo nghĩ. Họ nên lo nghĩ về việc có được một khởi đầu hàn lâm vững vàng.

Không có một sự tương quan hoàn hảo giữa những biểu hiện trong trường trung học và thành công trong cuộc đời về sau, tất nhiên.

Nhưng sẽ là một sai lầm thật sự nếu không lấy cơ hội để học một dải khổng lồ của các chủ thể, để học làm việc cùng với mọi người trong trường trung học, và để có được các điểm số cái đấy sẽ giúp bạn vào được một trường đại học tốt.

Bill Gates - Sự giáo dục... (tiếp)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôi không biết một người chưa học hết phổ thông nào.

Ngành công nghiệp máy tính có nhiều người chưa học xong đại học, nhưng tôi không hề biết những câu chuyện thành công bất kỳ cái đấy đã bắt đầu cùng với một người nào đó chưa học hết phổ thông. Tôi thực sự không biết một người chưa tốt nghiệp phổ thông nào, cho dù là một người, đã đạt được thành công.

Trong những năm đầu của công ty tôi chúng tôi đã có một lập trình viên bán thời gian sáng dạ đã nhăm nhe bỏ học trung học để làm việc toàn bộ thời gian. Chúng tôi đã nói với cậu ấy không.

Chỉ có một vài trong số người của chúng tôi chưa học xong đại học, nhưng chúng tôi can ngăn việc bỏ học. Việc có một cái bằng đương nhiên sẽ giúp một người nào đó người tìm tới chúng tôi để có một công việc.

Trường đại học không là chỗ duy nhất ở đâu thông tin tồn tại. Bạn có thể học trong một thư viện. Nhưng việc một người nào đó đưa cho bạn một quyển sách không tự động khuyến khích việc học. Bạn muốn học cùng với những người khác, hỏi những câu hỏi, kiểm nghiệm những ý tưởng và có cách để kiểm tra khả năng của bạn. Cái đấy thông thường nhiều hơn là chỉ một quyển sách.

Sự giáo dục phải là rộng, mặc dù cũng là rất tốt để có những niềm ham thích sâu.

Trong trường trung học đã có những giai đoạn khi tôi đã tập trung cao độ vào việc viết phần mềm, nhưng trong phần lớn những năm trung học của tôi tôi đã có những niềm ham thích hàn lâm dải rộng. Cha mẹ tôi đã khuyến khích việc này, và tôi biết ơn vì họ đã làm thế.

Mặc dù tôi đã tham gia nhiều các kiểu lớp khác nhau trong trường đại học, tôi đã ghi danh vào chỉ một lớp máy tính trong toàn bộ thời gian. Tôi đọc về tất cả mọi thứ.

Một phụ huynh đã viết cho tôi là con trai mười lăm tuổi của cô ấy "Đã đánh mất chính mình trong cái lỗ máy tính." Cậu ấy đã có được một điểm A ở môn thiết kế trang oép, nhưng các điểm số khác đã tụt, cô ấy kể.

Cậu bé này đang phạm một sai lầm. Trường trung học và trường đại học đưa đến cho bạn cơ hội tốt nhất để học rộng - toán học, lịch sử, các khoa học khác nhau - và để làm các dự án cùng với những đứa trẻ khác cái đấy dạy bạn trực tiếp về những động lực nhóm. Cũng là tốt để lấy một niềm ham thích sâu trong những chiếc máy tính, khiêu vũ, ngôn ngữ, hoặc một môn bất kỳ khác, nhưng không tốt nếu cái đấy gây nguy hiểm cho việc học rộng.

Tôi nghĩ những đứa trẻ thỉnh thoảng bẫy chính mình vào một nhân dạng hẹp. Tôi tò mò nếu họ vừa quyết định, "Ô kê, tôi là một người giỏi kế toán."

Một người bạn hỏi," Hây, bạn đã đọc gì?"

"Ờ.., tôi đọc về kế toán. ".

Đấy chỉ là kiểu tự định nghĩa của họ, và nó chắc là đã làm cho họ cảm thấy thoải mái. Nhưng sẽ là bất hạnh nếu vì nó mà phải hy sinh việc học về một thế giới rộng hơn, hoặc học cách làm việc chung với những người khác.

Tôi cũng bị ấn tượng như bất kỳ ai khi một đứa trẻ mười một tuổi có thể làm toán giải tích. Cậu ấy hoặc cô ấy đang học cách suy nghĩ lô gíc. Nhưng một đứa trẻ đang đọc Robinson Crusoe cũng đang suy nghĩ một cách lô gíc. Những cái đấy không phải là hoàn toàn khác nhau.

(Còn nữa)

Bill Gates - Sự giáo dục có giá trị

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hàng trăm sinh viên gửi cho tôi thư điện tử mỗi năm hỏi để có lời khuyên về sự giáo dục. Họ muốn biết cái phải học, hoặc có hay là không việc cái đấy là ô kê để bỏ học đại học vì đấy là cái tôi đã làm.

Một số nhỏ hơn các bậc cha mẹ gửi những thông điệp, thường cảm động, tìm kiếm sự hướng dẫn cho con trai hoặc con gái họ. "Như nào chúng tôi có thể hướng đứa trẻ của chúng tôi tới thành công?" Họ hỏi.

Lời khuyên cơ bản của tôi là đơn giản và chân thành: có được sự giáo dục tốt nhất bạn có thể. Khai thác lợi thế của trường trung học và trường đại học. Học cách học.

Đúng là tôi đã bỏ học đại học để khởi sự Microsoft, nhưng tôi đã ở tại Harvard trong ba năm trước khi bỏ học - và tôi muốn có thời gian để quay trở lại. Như tôi đã nói trước đây, không người nào nên bỏ học đại học trừ phi họ tin rằng họ đang đối mặt với cơ hội của cả cuộc đời. Và ngay cả khi đó họ vẫn nên xem xét lại.

Kathy Cridland, một giáo viên lớp sáu ở Ohio, đã viết, "Vài trong số học trò của tôi cho rằng anh chưa bao giờ học xong trung học. Vì anh là một thành công, các học sinh của tôi nhận thức cái đấy như một lý do để không cần quan tâm nhiều đến việc có được một sự giáo dục tốt."

Tôi đã học xong trung học!

(Còn nữa)

Steve Jobs - Ở lại... (tiếp)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.

Khi tôi 17 tôi đọc một đoạn trích cái đấy đã nói một cái gì đó như "Nếu bạn sống mỗi ngày như là ngày đấy đã là ngày cuối cùng của bạn, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn đương nhiên là đúng." Cái đấy đã gây một ấn tượng trên tôi, và từ sau đấy, trong 33 năm đã qua, tôi đã nhìn vào gương mỗi buổi sáng và đã tự hỏi chính mình, "Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, thì tôi có muốn làm cái tôi đang định làm hôm nay?" Và bất kỳ khi nào câu trả lời đã là "Không" trong quá nhiều ngày thành một dãy, tôi biết tôi cần thay đổi một cái gì đó. Nhớ rằng sắp tới tôi sẽ chết là thứ quan trọng nhất tôi từng gặp đã giúp tôi làm các lựa chọn lớn trong cuộc đời, vì hầu như mọi thứ — tất cả những sự kỳ vọng ở bên ngoài, tất cả lòng tự hào, tất cả sự sợ hãi về sự ngượng ngùng hoặc thất bại — những cái này đều biến ra xa trước bộ mặt của cái chết, bỏ lại chỉ cái là đích thực quan trọng. Nhớ là bạn chuẩn bị chết là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái bẫy của việc suy nghĩ là bạn còn có một cái gì đó để mất. Bạn là trần truồng sẵn rồi. Không có lý do gì để không đi theo tiếng gọi của trái tim mình.

Khoảng một năm trước, tôi đã chẩn đoán bị ung thư. Tôi đã có một việc chụp quét tại 7:30 vào buổi sáng và cái đấy rõ ràng đã cho xem một khối u trên lá lách của tôi. Tôi đã không thậm chí biết lá lách là gì. Các bác sĩ đã nói với tôi cái này đã là hầu như đương nhiên một kiểu ung thư cái đấy là không chữa được, và là tôi phải hy vọng để sống không hơn ba tới sáu tháng. Bác sĩ của tôi đã khuyên tôi đi về nhà và có được mọi việc của tôi đâu vào đấy, cái đấy là ẩn ý của các bác sĩ cho việc "chuẩn bị chết." Cái đấy nghĩa là cố gắng và nói với những đứa trẻ của bạn mọi thứ bạn đã nghĩ là bạn còn có mười năm kế tiếp để nói với chúng, trong chỉ một vài tháng. Cái đấy nghĩa là làm chắc chắn là mọi thứ xếp đặt đâu vào đấy như vậy cái đấy nó sẽ là dễ dàng như là khả thi cho gia đình của bạn. Nó nghĩa là nói những lời từ biệt của bạn.

Tôi đã sống cùng với chẩn đoán đấy suốt cả ngày. Muộn hơn, buổi tối đấy tôi đã có một buổi chụp nội soi ở đâu họ đã chọc một đèn nội soi xuống cổ họng, qua dạ dày vào ruột của tôi, đưa một cái kim vào lá lách và đã có được một vài tế bào từ khối u. Tôi đã được gây mê nhưng vợ tôi, đã ở đó, đã nói với tôi là khi họ đã xem các tế bào dưới kính hiển vi, bác sĩ đã bắt đầu la lên, vì nó đã hóa là một dạng rất hiếm của ung thư lá lách cái đấy là có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và, một cách may mắn, tôi là ngon bây giờ.

Steve Jobs - Ở lại... (tiếp)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Câu chuyện thứ hai của tôi là về tình yêu và sự mất mát.

Tôi đã là may mắn. Tôi đã sớm tìm được cái tôi thích làm trong cuộc đời. Woz và tôi đã bắt đầu Apple trong nhà để xe của cha mẹ tôi khi tôi hai mươi. Chúng tôi đã làm việc vất vả và trong mười năm, Apple đã lớn từ chỉ vừa hai trong số chúng tôi trong một nhà để xe thành một công ty 2 tỉ cùng với trên 4,000 người làm công. Chúng tôi chỉ mới cho ra tác phẩm tốt nhất của chúng tôi, Macintosh, một năm trước, và tôi chỉ vừa bước sang ba mươi, và lúc đấy tôi đã bị đuổi việc. Như thế nào bạn có thể để bị đuổi từ một công ty bạn đã khởi sự? Thì, khi Apple đã lớn, chúng tôi đã thuê một ai đó người tôi đã nghĩ đã là rất có tài để điều hành công ty cùng với tôi, và trong năm đầu tiên gì đó, mọi thứ đã chạy tốt. Nhưng sau đó những tầm nhìn của chúng tôi về tương lai đã bắt đầu bất đồng, và rốt cuộc chúng tôi đã có một sự đổ vỡ. Khi chúng tôi đã phải lựa chọn, ban giám đốc của chúng tôi đã đứng về phía anh ấy, và như vậy lúc ba mươi tuổi, tôi đã ra rìa, một cách rất công khai. Cái đã là tiêu điểm của cả thời thanh xuân của tôi đã ra đi, và cái đấy đã gây thương tổn. Tôi thực sự đã không biết phải làm gì trong một vài tháng. Tôi đã cảm thấy là tôi đã để thế hệ trước của các doanh nhân xuống dốc, là tôi đã đánh rơi cây gậy khi nó đã được chuyển cho tôi. Tôi đã tới gặp David Packard và Bob Noyce và đã cố gắng xin lỗi cho việc xử lý rất kém rất tồi. Tôi đã là một thất bại rất công khai và tôi thậm chí đã nghĩ về việc chạy xa khỏi thung lũng Silicon. Nhưng một cái gì đó dần dần đã bắt đầu rạng sáng trên tôi. Tôi vẫn còn yêu cái tôi đã làm. Sự chuyển hướng của các sự kiện tại Apple đã không hề thay đổi cái đấy một tí nào. Tôi đã bị loại bỏ nhưng tôi vẫn còn tình yêu. Và như vậy tôi đã quyết định bắt đầu một lần nữa.

Tôi đã không thấy nó lúc đấy, nhưng cái đấy đã hóa ra là việc bị đuổi từ Apple đã là thứ tốt nhất cái đấy đã có thể từng xảy ra tới tôi. Gánh nặng của việc là người thành công đã được thay thế bởi sự nhẹ nhàng của việc là một người mới bắt đầu một lần nữa, ít chắc chắn hơn về mọi thứ. Cái đấy đã giải phóng tôi để bước vào một trong số những giai đoạn sáng tạo nhất trong cuộc đời tôi. Trong thời gian năm năm kế tiếp tôi đã khởi sự một công ty tên là NeXT, một công ty khác nữa tên là Pixar và đã phải lòng một người đàn bà đáng ngạc nhiên người sẽ trở thành vợ tôi. Pixar đã tiếp tục để tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, "Câu chuyện đồ chơi," và bây giờ là xưởng hoạt hình thành công nhất trên thế giới.

Steve Jobs - Ở lại trong cái đói, ở lại trong cái ngốc

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cảm ơn các bạn.

Tôi vinh dự được cùng với các bạn hôm nay trong lễ tốt nghiệp của các bạn từ một trong số những trường đại học tốt nhất trên thế giới. Thật thà mà nói, tôi chưa bao giờ tốt nghiệp từ trường đại học và cái này là cái gần nhất tôi từng có được tới một việc tốt nghiệp đại học.

Hôm nay tôi muốn kể với các bạn ba câu chuyện từ cuộc đời tôi. Chính thế. Chả có gì to tát. Chỉ là ba câu chuyện.

Câu chuyện đầu tiên là về việc kết nối các điểm.

Tôi đã bỏ khỏi trường đại học Reed sau sáu tháng đầu tiên nhưng sau đấy đã ở lại quanh quanh như một người tham gia không cố định trong mười tám tháng khác nữa gì đó trước khi tôi thực sự bỏ đi. Như vậy tại sao tôi đã bỏ học? Cái đấy đã bắt đầu trước khi tôi ra đời. Mẹ đẻ của tôi đã là một sinh viên cao học trẻ, độc thân, và cô ấy đã quyết định đưa tôi lên cho việc nhận con nuôi. Cô ấy đã cảm thấy rất chắc chắn là tôi phải đã được nhận nuôi bởi những người đã tốt nghiệp đại học, như vậy mọi thứ đã là tất cả bố trí cho tôi để được nhận nuôi lúc ra đời bởi một luật sự và vợ ông ấy, không kể là khi tôi đã thò ra, họ đã quyết định tại phút cuối là họ thực sự đã muốn một cô gái. Như vậy cha mẹ tôi, những người đã ở trên một danh sách chờ, đã có được một cuộc gọi vào giữa đêm hỏi, "Chúng tôi đã có được một cậu bé sơ sinh đột xuất. Các bạn có muốn cậu ấy?" Họ đã nói, "Tất nhiên." Mẹ đẻ của tôi đã tìm được ra sau đấy là mẹ tôi chưa bao giờ tốt nghiệp từ trường đại học và là cha tôi chưa bao giờ tốt nghiệp từ trường trung học. Cô ấy đã từ chối ký những giấy tờ nhận nuôi con cuối cùng. Cô ấy chỉ đã dịu đi một vài tháng sau đấy khi cha mẹ tôi đã hứa là tôi sẽ đi tới trường đại học.

Cái này đã là sự bắt đầu trong cuộc đời tôi. Và mười bảy năm sau đấy, tôi đã đi tới trường đại học, nhưng tôi ngây thơ đã chọn một trường đại học cái đấy đã là hầu như đắt ngang Stanford, và tất cả tiền tiết kiệm của cha mẹ là người lao động của tôi đã đã được trả trên học phí đại học của tôi. Sau sáu tháng, tôi đã không thể thấy giá trị trong đó. Tôi đã không có ý tưởng cái tôi đã muốn làm cùng với cuộc đời tôi, và không có ý tưởng về việc như thế nào trường đại học đã chuẩn bị giúp tôi suy tính nó ra, và ở đây tôi đã là, trả tất cả tiền cha mẹ tôi đã dành dụm cả đời họ. Như vậy tôi đã quyết định bỏ học và tin tưởng là cái đấy sẽ tất cả làm việc đâu vào đấy. Nó đã là hơi sợ vào lúc đấy, nhưng nhìn lại, cái đấy đã là một trong số những quyết định tốt nhất tôi từng làm. Vào phút tôi đã bỏ học, tôi đã có thể dừng lấy các lớp bắt buộc cái đấy đã không làm hứng thú tôi và bắt đầu nhảy vào trên những lớp có vẻ hấp dẫn hơn nhiều.

Cái đấy đã không phải hoàn toàn lãng mạn. Tôi đã không có phòng ký túc xá, nên tôi đã ngủ trên sàn trong các phòng của các bạn. Tôi đã nhặt những chai Cô-ca cho những khoản tiền năm xen để mua đồ ăn, và tôi phải đi bộ bảy dặm xuyên qua thị trấn mỗi đêm Chủ Nhật để có được một bữa ăn thịnh soạn một tuần tại đền Hare Krishna. Tôi đã yêu cuộc sống đó. Và nhiều cái tôi đã sảy chân vào khi theo đuổi tính hiếu kỳ và trực giác của tôi đã hóa là vô giá mãi về sau. Để tôi đưa bạn một ví dụ.

Trường đại học Reed tại thời gian đấy đã đưa ra có lẽ là chỉ dẫn nghệ thuật thư pháp tốt nhất trong nước. Khắp trong khu trường mỗi áp phích, mỗi nhãn hiệu trên mỗi ngăn kéo đã được viết đẹp đẽ bằng tay. Vì tôi đã bỏ học và đã không phải tham gia các lớp thông thường, tôi đã quyết định tham gia một lớp nghệ thuật thư pháp để học cách làm cái này. Tôi đã học về các kiểu chữ có chân và không chân, về sự thay đổi số lượng của không gian giữa những tổ hợp chữ cái khác biệt, về cái làm cho nghệ thuật trình bày bản in vãi linh hồn trở thành vãi linh hồn. Cái đấy đã là đẹp đẽ, mang tính lịch sử, khéo léo phảng phất theo một lối là khoa học không thể nắm bắt, và tôi đã thấy nó quyến rũ.

Không có gì trong những cái này đã có thậm chí một hy vọng của ứng dụng thực tế bất kỳ trong cuộc đời tôi. Nhưng mười năm sau đấy khi chúng tôi thiết kế chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, tất cả những cái đấy đã trở lại với tôi, và chúng tôi đã thiết kế tất cả vào Mac. Nó đã là máy tính đầu tiên cùng với nghệ thuật trình bày bản in đẹp đẽ. Nếu tôi chưa bao giờ nhảy vào trên cua đơn lẻ đấy trong trường đại học, Mac sẽ không bao giờ có những mặt chữ đa dạng hoặc những phông chữ được giãn cách đúng tỉ lệ, và vì Windows chỉ là đã sao chép Mac, cái đấy là có vẻ như là sẽ không có máy tính cá nhân nào sẽ có chúng.

Nếu tôi chưa bao giờ bỏ học, tôi sẽ chưa bao giờ nhảy vào trên lớp nghệ thuật thư pháp đấy và các máy tính cá nhân đã có thể không có nghệ thuật trình bày bản in đáng ngạc nhiên như chúng đã có.

Tất nhiên cái đấy đã là bất khả thi để kết nối các điểm nếu nhìn về phía trước khi tôi còn ở trong trường đại học, nhưng nó đã là rất, rất rõ ràng nếu 10 năm sau đấy nhìn lại. Một lần nữa, bạn không thể kết nối các điểm nếu nhìn về phía trước. Bạn chỉ có thể kết nối họ nếu nhìn lại phía sau, như vậy bạn phải tin tưởng là các điểm sẽ bằng cách nào đó kết nối trong tương lai của bạn. Bạn phải tin tưởng vào một cái gì đó — lòng can đảm của bạn, số phận, cuộc đời, nghiệp chướng, bất kỳ thứ gì — vì việc tin là các điểm sẽ kết nối xuống đường sẽ cho bạn lòng tin để đi theo tiếng gọi trái tim mình, thậm chí cả khi cái đấy dẫn dắt bạn khỏi lộ trình quen thuộc, và cái đấy sẽ làm tất cả sự khác biệt.

(Còn nữa)