Bài hát "Người yêu ơi" (An-bom "Không Đành Lòng" - Nhạc Việt Nam mới 2020)

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook


NGƯỜI YÊU ƠI
Nhạc Nhật Bản
Lời Việt: Minh Ca

1.
Lá cây tàn khô tan tác trong hoàng hôn, -
Không còn bao lâu, ngày sau, sự lạnh lẽo đang đến gần.
Trên băng ghế gỗ đã lâu ngày gãy gục trong mưa
Không còn lời ca thì thầm, — chuyện riêng giữa hai người.

[Điệp khúc 1]
Người yêu ơi! Cùng ở đây với anh.
Lòng anh bất an và thấy lo ngại vẫn ở lại bên em...
Em hãy nói một câu, rằng chuyện chúng mình chia tay...
Anh mong thấy em cười và nói đấy chỉ là chuyện đùa thôi.

2.
Con đường cát vụn có những người chạy qua, -
Vận động viên ma-ra-tông một thoáng đã chạy xa lắm rồi.
Hình dung này như có gì giống như sự quên lãng...
Như lòng em muốn như vậy, — muốn anh thôi đừng yêu một mình.

[Điệp khúc 2]
Người yêu ơi! Thôi tạm biệt em.
Xuân Hạ Thu Đông... cũng đến lúc rồi, — anh cũng phải đi thôi.
Hai con người ngày hôm nay, thực sự không khác sao băng trên trời, —
Ánh sáng tắt mất rồi, chỉ là giấc mộng vô tình thế thôi.

[Điệp khúc 1]...


An-bom KHÔNG ĐÀNH LÒNG

1. Bài hát nhỏ về tôi
2. Lá cây

3. Hello

4. Anh thấy cũng hay
5. Không đành lòng

6. Ánh trăng nói hộ lòng anh
Download bản lossless (flac): https://www.mediafire.com/file/cxutk4uv7kbprsg/6.+Asnh+trawng+nosi+hooj+lofng+anh.flac
Download bản mp3: https://www.mediafire.com/file/da1n3afj0nmjcfl/6.+Asnh+trawng+nosi+hooj+lofng+anh.mp3

7. Người yêu ơi
Download bản lossless (flac): http://www.mediafire.com/file/odmo48m4bctuo8t/7.+Nguwowfi+yeeu+owi.flac
Download bản mp3: http://www.mediafire.com/file/li2ucgc5c4h7p8g/7.+Nguwowfi+yeeu+owi.mp3

8. Ngày Một tháng Năm

Nguồn: https://www.youtube.com/c/MinhCa

Trê-khốp với cỗ máy thời gian

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nếu giả như chiếc đồng hồ là tâm hồn ông thì Trê-khốp là người thợ chữa đồng hồ. Bởi chỉ người làm công việc ấy mới biết rành rõ bộ máy của chiếc đồng hồ, phân biệt được mỗi một bộ phận và cái bánh răng cưa của nó làm việc ra sao.

 

TRÊ-KHỐP  VỚI CỖ MÁY THỜI GIAN

( Bài của báo EL PAIS- Tây Ban Nha)

Trê-khốp luôn luôn đột nhập vào bên  trong của các sự kiện để kể cho chúng ta nghe về hoạt động của bộ máy kia và điều gì đang diễn ra với một vật thể rồi một lần cũng phải chết, vì vậy chừng nào còn sống thì phải làm gì đây để lấp đầy khoảng trống rỗng của thời gian.Nhà xuất bản Paginas de Espuma hiện đang bắt tay vào việc cho ra mắt độc giả, với sự biên tập của nhà nghiên cứu văn học Paul Viejo, toàn tập truyện ngắn của Trê-khốp chia ra làm 4 tập, mỗi tập 1,2 ngàn trang. Tập đầu gồm 240 truyện  thuộc giai đoạn sáng tác đầu tiên của ông.

Trê-khốp không chỉ là nhà văn mà còn là bác sỹ, và ông đã sử dụng sự hiểu biết về mặt y học của mình để miêu tả các tác phẩm của ông. Ông sinh năm 1860 tại Taganrog, cho công bố truyện ngắn đầu tiên của mình lúc ông 20 tuổi. Từ thời điểm đó ông viết văn cho tới khi nhắm mắt. Ông mất vì bệnh phổi vào năm 1904 tại thành phố Badenveiler. Toàn bộ truyện ngắn và truyện hài ông viết cho tới năm 1882 đều được công bố dưới bút danh. Chỉ từ năm 1883 nhà văn mới bắt đầu ghi tên thật của mình. Tác phẩm đầu của ông mang tựa đề “Những chuyện kể của Melpomena xuất bản vào năm 1884. Trong truyện vừa “Ba bông hoa vàng đề cập tới những ngày cuối đời của nhà văn Nga- Raimond Karver, bày tỏ những ý kiến của chính nhà văn sau chuyến thăm Tolstoi.Bởi vì Trê-khốp không được “mắt thấy tai nghe” nên nhà văn buộc phải miêu tả các nhân vật của ông “ yêu, lấy vợ, sinh con và chết. Và cả trò chuyện với nhau như thế nào”.

Trong công việc chuẩn bị xuất bản toàn tập truyện ngắn của Trê-khốp, Paul Viejo coi nhiệm vụ chủ yếu của mình là truyền cho bạn đọc Tây Ban Nha khả năng theo dõi một cách trình tự thời gian tiểu sử sáng tác của Trê-khốp. “Cuối cùng thì bạn có thể quan sát sự thay đổi trong sáng tác của nhà văn; sự chuyển dịch của một tác giả có danh tiếng mà những tác phẩm nổi tiếng của ông gợi lên sự khâm phục ở chúng ta. Vâng, trong bộ tuyển có những truyện trước đó chưa từng được công bố, đặc biệt là những tác phẩm được ông viết ra ở buổi đầu sáng tác của mình”, nhà nghiên cứu văn học Paul Viejo giải thích.

Theo lời người biên tập, gần 60 truyện ngắn hầu như trước đây chưa bao giờ được dịch qua tiếng Tây Ban nha. Cũng có thể con số ấy lên tới 90, bởi rất khó tin ai đã dịch một trong những truyện ngắn mà Trê-khốp gửi cho tạp chí. Bởi vào thời kỳ đó Trê-khốp buộc phải viết mỗi truyện theo yêu cầu của nhà xuất bản với dung lượng chỉ 15 dòng. Vậy sẽ chuyển ngữ ra sao đây? “Nhiều tác phẩm của nhà văn được dịch qua tiếng Tây Ban Nha, thay vì đặt hàng một bản dịch mới gần 650 truyện để đưa vào 4 tập, chúng tôi quyết định đồng thời sẽ kể về lịch sử việc dịch Trê-khốp sang tiếng Tây Ban Nha. Kể về những phiên bản dịch đầu tiên giới thiệu Trê-khốp với rộng rãi bạn đọc, kể về những người tiếp nối sau này và những ai bắt tay vào công việc ấy mới đây, trong số này có tôi”

Ngụ ngôn không phải là truyện cho trẻ em (Chu Mộng Long)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Vừa trả lời phỏng vấn nhanh của báo Thanh Niên về vấn đề sách Tiếng Việt 1 cải cách có quá nhiều truyện ngụ ngôn. Đăng lại ở đây. Nay mai xong một số việc đang cần gấp gáp, tôi sẽ viết đầy đủ, rõ ràng hơn.

Khi biên soạn giáo trình Văn học cho thiếu nhi, phần văn học dân gian, tôi có nói đến thể loại ngụ ngôn. Nhưng tôi cũng rào trước, rằng ngụ ngôn không là folklore đích thực. Ngụ ngôn mang tính trí tuệ hàn lâm hơn là tính chất bình dân.

Về nguồn gốc, thể loại này ra đời từ các triết gia cổ đại nhưng khuyết danh hoặc mang danh một ông nào đó kể lại.

Thời cổ có hai loại triết học: tư duy siêu nghiệm và thường nghiệm. Loại thứ nhất thuần túy trừu tượng. Loại thứ hai thể hiện suy tư về cuộc sống qua quan sát và trải nghiệm của cá nhân rồi đi đến bài học chung cho cả cộng đồng. Trong phép loại suy đơn giản của logic hình thức, ngụ ngôn thường sử dụng hình tượng loài vật như một ẩn dụ về một triết lý. Điều này làm cho ngụ ngôn khác biệt với truyện loài vật.

Ngụ ngôn không lấy loài vật làm đối tượng miêu tả (đặc điểm tự nhiên và mối tương quan với xã hội con người) như truyện loài vật, mà chỉ dùng cái tên loài vật như một phương tiện minh họa cho bài học triết lý, còn gọi là hình tượng giả trang. Cho nên hình tượng của ngụ ngôn không là hình tượng trực quan sống động mà là hình tượng của suy tư trừu tượng, tức vẫn đi đến siêu nghiệm như triết học thuần túy.

Cho nên có loại ngụ ngôn trẻ em tạm hiểu được, và có loại trẻ em không thể hiểu được. Loại hiểu được là những truyện đơn giản nằm trong tiềm năng và phạm vi trải nghiệm của trẻ. Còn loại không thể hiểu được là những truyện hoàn toàn thuộc trải nghiệm của người lớn.

Trải nghiệm của người lớn rất phức tạp khi con người phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề của cuộc sống: dối trá, lọc lừa, thủ đoạn… Những truyện này nếu áp đặt cho trẻ em, không chỉ trẻ em không thể hiểu được mà còn tác động ngược.

Do tính chất hàm ẩn rất trừu tượng của hình tượng giả trang, cho nên cái sai, cái xấu bị phê phán, giễu cợt trong ngụ ngôn nhiều khi như ma nhập trực tiếp vào trẻ em làm cho trẻ em tự đồng hóa mình với nhân vật. Không chừng trẻ em thấy lười biếng, lừa lọc, dối trá… tốt hơn là thật thà, siêng năng...mà với giới hạn lứa tuổi ấy, kể cả giới hạn của giờ học chữ, thầy cô rất khó nói sao cho chúng hiểu.

Tôi hiểu những người soạn sách Tiếng Việt 1 cải cách muốn tích hợp học chữ với học trải nghiệm cuộc sống qua ngụ ngôn, nhưng sự tích hợp ấy là vội vàng và hoàn toàn sai lầm. Không nhất thiết phải biến trẻ mới 6 tuổi thành người lớn nhanh, vì như vậy là giết chết tuổi thơ hồn nhiên của con trẻ. Mà sự lớn nhanh theo tác động tiêu cực từ trong những mẩu chuyện như vậy thì là một thảm hoạ của xã hội.