Tin nóng: VTV đấu tố MC Phan Anh (clip cá chết)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngay lập tức, sau chương trình này, cư dân mạng càng ngưỡng mộ MC Phan Anh

Hoàng Dũng

VTV ĐẤU TỐ MC PHAN ANH

Theo dõi video đấu tố MC Phan Anh của VTV ở chương trình 60p Mở với tiêu đề: Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?

MC Phan Anh là một trong số ít ỏi những người nổi tiếng đôi khi 'dám' lên tiếng về những góc khuất của cuộc sống. Có lẽ video này là 1 lời cảnh báo gửi tới anh hehe.


Xét về mặt kỹ thuật, học thuật, video cung cấp khá nhiều kiến thức đáng quan tâm cho những người làm truyền thông.



Video gốc bị nhà đài chặn xóa lung tung, download bản full từ link này: ...60-phut-mo-1464368696533-0a0d7_240p.mp4



Video đã bị xóa, mời các vị xem video dưới:



.

Trinh Huu Long
 .
Mến anh MC Phan Anh thêm một chút vì sự điềm tĩnh, khả năng tranh luận và cách xử lý tình huống khôn khéo. Thông điệp cuối chương trình của anh cũng rất ý nghĩa. Cô Tạ Bích Loan thì không đóng đúng vai trò nhà báo và người điều khiển chương trình, mà là một cán bộ điều tra non nớt nghiệp vụ mớm cung và có sẵn định kiến trong từng lời nói.

Rất ủng hộ VTV tổ chức những chương trình tranh luận, nhưng cách tổ chức trong chương trình này thì hoàn toàn trật, khi không tạo ra cơ hội như nhau cho mỗi bên trong việc trình bày lập luận của mình. Điều đó có nghĩa là nó giống một cuộc đấu tố MC Phan Anh hơn.


Nguyen Tieu Quoc Dat
 
.
Lần đầu tiên mình dành thời gian xem 1 chương trình của VTV (với phong cách cắt dựng) vì 2 lý do:
- nó liên quan đến cá chết
- nó liên quan đến quyền tự do ngôn luận.
 
Ngoài ra, tôi thấy chương trình 60' mở cho thấy một hình thức sơ khai của tranh biện. Vì sao tôi gọi là sơ khai:
- vì nó không có trọng tài đủ năng lực.
- không có luật chơi cụ thể trong tranh biện.

Còn đối với chương trình này, nó phản ánh đúng não trạng của VTV khi được xây dựng lên theo kịch bản cứng nhắc và tìm mọi cách lèo lái theo mục đích của họ. Nhưng cũng nhờ vậy ta thấy được bản lĩnh của nhân vật đóng vai nạn nhân là MC Phan Anh.

Thư gửi Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam / Letter to Leaders of Vietnam’s Government

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngày 20 tháng 5 năm 2016

Công bố

Ngày 30 tháng 4 vừa qua, 54 trí thức, nhân sĩ ở trong nước và ở nước ngoài đã gửi đến các nhà lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Việt Nam bức thư nêu giải pháp cần thiết và khả thi theo luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông. Cuối danh sách những người ký thư, có ghi địa chỉ của tôi là nơi nhận phản hồi.

Trong thời gian gần đây, nhiều sự kiện và dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc đang tiếp tục lấn tới trong mưu đồ bá chiếm Biển Đông. Trong khi đó, những đề xuất của chúng tôi trong bức thư hầu như bị bỏ qua và không nhận được hồi âm nào từ các nhà lãnh đạo dù đã qua hơn hai tuần.

Vì vậy, chúng tôi thấy cần công bố bức thư này để đồng bào cả nước cùng với người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè trên thế giới lên tiếng. Chúng tôi hy vọng, bằng nhiều hình thức thích hợp (như phát biểu trực tiếp trong những cuộc tiếp xúc của cử tri với các nhà lãnh đạo ứng cử đại biểu Quốc hội, viết thư hoặc bài báo bày tỏ quan điểm …), họ sẽ thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam có chủ trương, biện pháp đáp ứng được đòi hỏi của tình thế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và mong đợi của nhiều nước trên thế giới nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông, khu vực quan trọng hàng đầu của quốc tế.

Thay mặt những người ký bức thư ngày 30 tháng 4 gửi lãnh đạo.

Nguyễn Trọng Vĩnh

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987)

May 20, 2016

Public Statement

On April 30 of this year, 54 intellectuals and personalities residing inside and outside Vietnam sent a letter to the highest leaders of the Government of Vietnam, proposing needed and practical solutions, according to international law, for the disputes between Vietnam and China in the East Sea [South China Sea]. At the bottom of the list of signees, my home address was listed for the purpose of receiving a reply.

Lật tẩy: Mời giáo sư kinh tế điều tra nguyên nhân cá chết

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Giáo sư Yoshihiko Yamada (Đại học Tokai)

LẬT TẨY:
- Bộ Tài nguyên Môi trường, 
- Bộ Khoa học Công nghệ,
- Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam 
- Đài Truyền hình quốc gia VTV


VTV PHỎNG VẤN GIÁO SƯ KINH TẾ NGƯỜI NHẬT VỀ NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT

VTV: Thưa giáo sư Yoshihiko Yamada (Đại học Tokai), là một nhà khoa học có RẤT LÀ NHIỀU kinh trong việc tìm kiếm nguyên nhân thảm họa môi trường...giáo sư có thể cho biết mất khoảng bao lâu để tìm ra nguyên nhân cá chết ở Việt Nam?


Giáo sư Yoshihiko Yamada: Tôi nghĩ có khi đến 1 năm.


Thế chuyên môn của Giáo sư là gì ạ?

VTV không giới thiệu nên vào website của trường Tokai thì thấy chuyên môn của giáo sư là:

- Kinh tế Công cộng (Public economics)
- An ninh Hàng hải (Maritime security)
- Kinh tế đảo (Islands economics)

Khoa mục giảng dạy:

- Xã hội hải dương và quan hệ quốc tế
- Kinh tế chính trị của quốc gia biển
- Chính sách về hải dương

Chuyên đề nghiên cứu hiện tại :

- Vấn đề hải tặc hiện nay.
- Nhật Bản biên giới và hải đảo

HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ GÌ LIÊN QUAN TỚI HÓA-SINH, MÔI TRƯỜNG, ĐỘC CHẤT.

Chuyên môn này sao có thể phát ngôn về nguyên nhân cá chết một cách khoa học được chứ.

VTV thêm lần nữa bịp nhé, lợi dụng tâm lý người dân thích hàng Nhật, khâm phục tính cách Nhật, mọi thứ gì của Nhật cũng là chính xác nên phỏng vấn bác giáo sư chuyên ngành kinh tế mà nói là có chuyên môn tìm kiếm nguyên nhân thảm họa môi trường.

Để làm gì thế? Để câu giờ phải không ạ?

Còn các chuyên gia được cho là từ Đức, Mỹ, Israel đâu, sao không giới thiệu danh tính và viện nghiên cứu để chúng tôi tìm hiểu thông tin về họ luôn.

Thông tin về giáo sư Yoshihiko Yamada:

http://www.u-tokai.ac.jp/staff/detail/MDQwMDA4/MjUyMDI1 (các bạn nhớ dịch sang English nhé)

Bản tin của VTV: http://vtv.vn/…/ca-chet-hang-loat-tai-mien-trung-van-dang-n…

Bài trên BBC: http://www.bbc.com/…/2…/05/160507_one

Mời xem lại chương trình Thời sự 19h trên VTV

15/5 - Công an tìm mọi cách ngăn chặn người biểu tình

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Gia Minh

PGĐ Ban Việt ngữ RFA

clip_image001

Mặc dù bị đàn áp, đánh đập, nhiều người vẫn tiếp tục tham gia biểu tình bảo vệ biển và môi trường sống. Photo: RFA

Hầu như tất cả những nhà hoạt động tại Việt Nam trong ngày 15 tháng 5 đều bị lực lượng chức năng dùng mọi biện pháp buộc không cho ra khỏi nhà. Mục đích biểu tình được công khai là xuống đường bày tỏ quan điểm về thảm họa môi trường gây cá chết hàng loạt ở Bắc miền Trung cách đây hơn một tháng mà đến nay chính quyền chưa công bố nguyên nhân.

Tuy nhiên họ tọa kháng ngay tại nhà. Trong khi đó ở một số nơi biểu tình cũng đã diễn ra.

Biện pháp ngăn chặn

Chốt chặn được dựng lên tại khu vực tư gia của những nhà hoạt động từ cuối tuần và được tăng cường vào ngày chủ nhật 15 tháng 5. Những nhà họat động khi ra khỏi nhà đều bị cưỡng bức trở vào như trường hợp của hai vợ chồng nữ nghệ sĩ Kim Chi từ Hà Nội. Vào lúc 9:30 sáng bà cho biết như sau:

“Chúng tôi đã ra cửa để đi nhưng họ vây đến hàng chục người. Có một an ninh quận, một an ninh khu vực, hai người phụ nữ và quanh đó 3-4 người đàn ông lạ mặt nữa. Chúng tôi cương quyết đi thì người phụ nữ già nói rằng thương tôi lắm, muốn bảo vệ tôi; thế nhưng tôi hất tay bà ta ra và nói tôi không cần bà ta thương tôi mà hãy thương dân, thương nước, lo có trách nhiệm. Còn cô trẻ, đẹp gái thì nói ‘cô ơi, mọi người yêu quí cô, muốn bảo vệ cô, cô ra ngoài đó làm gì để bị đánh’. Tôi nói hóa ra ngoài đó toàn lũ du côn à! Họ đánh hay giết tôi cũng được, và ông xã tôi bảo cứ đi. Nhưng thêm 4-5 tên nữa tràn từ ngoài ngách vào. Tôi đếm tất cả là mười mấy người và họ ấn tôi vào. Vì nhà tôi chỉ là độc đạo, có một cửa đi vào thôi. Tôi làm sao có đủ sức mạnh để chống lại họ?”

Trường hợp tương tự xảy ra với bác sĩ Đinh Đức Long tại Sài Gòn, dù rằng hôm nay là ngày trực bệnh viện của ông:

“Hôm nay có 5 người trên 4 chiếc xe máy họ chặn ngay đầu hẻm. Khi tôi ra đi làm bình thường thì họ chặn bắt tôi về. Hôm nay theo lệnh của bệnh viện, tôi trực cả ngày cả đêm tại bệnh viện; nhưng họ chặn như thế tôi không đi làm bình thường được. Điều này không chỉ vi phạm pháp luật của Việt Nam mà còn vi phạm các công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Họ đã chà đạp lên quyền tự do đi lại, quyền bày tỏ chính kiến của người dân.

Hôm nay là ngày bình thường tôi đi trực tại bệnh viện mà tôi không đến được thì không biết bệnh nhân có ảnh hưởng gì không?”

Sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

FB Nguyen Ngoc Chu

Triệt hạ thủy mạch sông Hồng chính là triệt hạ long mạch muôn đời của Lạc Việt.

clip_image002

Khi nghe tin một đại diện của Bộ KH&ĐT phát biểu (cái gọi là) “Dự án giao thông đường thủy xuyên Á” của Công ty Xuân Thiện, tuy chỉ mới xin chủ trương nhưng đã nhận được sự đồng thuận cao của nhiều bộ ngành và các tỉnh, thì tự ứa nước mắt mà than rằng:

Sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay!

Ai xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình và Sơn La trên sông Đà?

Sau ngày thống nhất, cả đất nước náo nức đón tin khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà vào ngày 6-11-1979. Hơn 15 năm sau, ngày 20-12-1994 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mới khánh thành. Thiết kế và thi công Nhà máy thủy điện Hòa Bình là Liên Xô.

Liên Xô là một cường quốc với nhiều nhà khoa học tài giỏi, đã từng xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn trên các sông lớn Volga, Obi, Enisei và Lena. Bởi vậy khi giao sinh mệnh Nhà máy thủy điện Hòa Bình vào tay Liên Xô, không ai lo sợ.

Để xây dựng được những nhà máy thủy điện như Hòa Bình cần có những nhà khoa học giỏi, các tổng công trình sư giỏi, các đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đối với nước ta, công trình xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình là công trình thế kỷ.

Nhà máy thủy điện Sơn La được khởi công vào năm 2005, nhưng từ 30 năm trước đã được khảo sát nghiên cứu bởi các chuyên gia của Viện thủy điện và Công nghiệp Matxcơva (Nga), Công ty Electricity and Power Distribution (Nhật Bản), Công ty Designing Research and Production Shareholding (Nga) và SWECO của Thụy Điển. Thủy điện Sơn Là do EVN chủ trì và Tổng công ty xây đựng sông Đà là nhà thầu chính.

Chính nhờ Liên Xô mà đến nay Nhà máy thủy điện Hòa Bình chưa xẩy ra các sự cố hay hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, có thể yên tâm lâu dài trong tương lai.

Còn Nhà máy thủy điện Sơn La, với sự khảo sát nghiên cứu kỹ lưỡng, dưới sự giám sát thiết kế và thi công của các chuyên gia nước ngoài hàng đầu về xây dựng nhà máy thủy điện, cộng với tiến bộ công nghệ và kinh nghiệm từng trải từ xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình của Tổng công ty sông Đà, chúng ta hy vọng và cầu mong là sẽ không xẩy ra những hậu họa.

Ai sẽ xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?

Còn bây giờ, ai sẽ là chủ đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?

Đó là Công ty Xuân Thiện, một công ty con trong nhóm công ty mẹ Xuân Thành, với số vốn đăng ký trên giấy là 1200 tỷ đồng.

Chúng ta không thể né tránh những câu hỏi sơ đẳng hiển nhiên xuất hiện, mà câu trả lời lại có ngay tức thì:

Tổ chức Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đòi hủy bỏ "DỰ ÁN SÔNG HỒNG"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Kiến nghị Chính phủ loại bỏ “siêu dự án” 
trên sông Hồng 

Tuổi trẻ
11/05/2016 20:36 GMT+7
TTO - Ngày 11-5, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, điều phối viên của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) cho biết đơn vị đã có thông cáo báo chí đề nghị Chính phủ loại bỏ hẳn “siêu dự án” trên sông Hồng.
.
  Tàu thuyền vận tải trên sông Hồng, đoạn chảy qua cầu Thăng Long, Hà Nội - Ảnh: Hoài Linh

Dự án dự kiến bao gồm tuyến đường thủy Lào Cai - Hải Phòng cho tàu có công suất 400-600 tấn, 6 đập dâng nước và âu tàu kết hợp 6 công trình thủy điện có công suất lắp máy khoảng 228 MW, xây dựng 7 cảng thủy dọc tuyến.

Dự án sẽ nạo vét một đoạn sông dài 288 km từ Việt Trì lên Lào Cai. Đây là một dự án theo hình thức xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO) với tổng chi phí ước khoảng 24.500 tỉ đồng, tương đương 1.1 tỉ USD theo tỉ giá hiện nay) do công ty TNHH Xuân Thiện, tập đoàn Xuân Thành đề xuất.

Dựa vào kinh nghiệm phản biện các dự án ngăn dòng chảy ở các con sông tại Việt Nam và trong khu vực Mê Công, VRN đề nghị loại bỏ dự án này vì các lý do như: Hiệu quả điện năng từ dự án này mang lại quá nhỏ (228 MW, tương đương với 912 triệu KW/năm), đóng góp lượng điện chưa đến 1% tổng điện năng quốc gia trong khi dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường khi làm thủy điện bậc thang.

Bên cạnh đó, dự án này không nằm trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 theo các quyết định của thủ tướng Chính phủ trước đó.

Ngoài ra, việc làm các đập thủy điện và nạo vét dòng chảy trên sông Hồng phục vụ giao thông thủy sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng dòng chảy, gây ra sạt lở bờ sông, chặn lượng phù sa tại các hồ chứa và đặc biệt gây ra các hệ lụy ảnh hưởng lớn tới hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước phục vụ nông nghiệp trực tiếp cho 8 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Từ đó gây nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn sinh kế cũng như văn hóa của hàng triệu người dân đồng bằng sông Hồng.

Kế đến, dự án sẽ làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học toàn vùng sông Hồng.

Và cuối cùng là dự án sẽ mang đến hệ lụy và rủi ro trong việc giao quyền sở hữu dòng sông cho một công ty tư nhân quản lý.

Theo VNR lý giải, không thể áp dụng tư duy quản lý xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO) hoặc xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) của quản lý đường bộ vào đường sông bởi đường bộ chỉ phục vụ chức năng giao thông, trong khi sông ngòi còn nhiều chức năng quan trọng khác như đảm bảo an ninh tài nguyên nước, đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, thoát lũ, duy trì và cân bằng hệ sinh thái.

Nguyễn Trung: Trong đồn, công an Hà Nội đã "xem" những gì?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Nguyen Trung:
10.05.2016

Em xin kể tiếp câu chuyện của em phục vụ mọi người

Lên được xe buýt đang quay quay tìm chỗ để ngồi thì một em gái vẫy mình ngồi vào cạnh em ý, từ xưa đến giờ toàn là mình nhường ghế cho gái chứ có bao giờ gái gọi mình vào ngồi cạnh như thế này đâu, trong lòng sướng tê tái cmnl, thực ra lúc đó mình sợ bỏ mẹ ra, nhưng trước mặt gái chả nhẽ để em thấy hèn hèn tội tội thì không được, thế là mình ưỡn ngực phi vào cái ghế trống cạnh em ý, phi vào chậm có thằng khác nó ngồi mẹ nó vào trước thì thôi xong phim, sao lúc đó mình thông minh thế. 

Ngồi cạnh gái đến khổ, cứ thẳng lưng, 2 tay để lên đùi mình (nói rõ là đùi mình chứ ko phải đùi gái nhá), không quay ngang quay ngửa, mồ hôi toát ra như tắm. Em gái chắc thấy mình tội quá thì cười cười hỏi thăm mình, hỏi tại sao mình bị bắt lên đây, mình tinh tướng luôn “anh làm sao bị bắt được, người ta MỜI anh lên đấy chứ, bằng chứng là anh tự đi chứ có bị ai nắm chân nắm tay lôi đi đâu”. Em gái lại thỏ thẻ, lúc nãy anh cứu em khỏi thằng biến thái đấy, ôi sướng và tự tin hẳn lên, mặc dù mình biết là mình chả có công gì trong vụ đó cả, cứu em là 2 cái thằng to như hai con tịnh cơ, nhưng thôi kệ mẹ, Lý Thông cướp công Thạch Sanh luôn, thanh minh thanh nga chi cho mệt.

Đúng là ngồi cạnh gái có khác, chưa tán được câu nào mà xe buýt đã về đến đồn công an, đang tiếc rẻ thì một giọng hách dịch “Tất cả mọi người xuống xe” một số người trong đó có mình lục tục đứng dậy để đi xuống thì ở đâu có một ông to béo râu ria tua tủa như Trương Phi xông ra ngăn mọi người lại. Ông to béo oang oang “Mọi người cứ ngồi đó chưa xuống, để tôi hỏi xem họ bắt chúng ta xuống hay mời chúng ta xuống”, đôi co một lúc đám công an đồng ý dùng từ MỜI mọi người xuống, thế là tất cả kéo nhau xuống xe đi vào cái sảnh rồi được hướng dẫn vào một phòng to.

Trong phòng mọi người bắt đầu làm quen với nhau, điện thoại mọi người kêu réo liên tục, họ thông báo cho người thân về địa chỉ giữ người, chụp ảnh gửi cho người thân, mình ngồi một góc nghe lỏm được ở đây là số 6 Quang Trung - Hà Đông. Từ lúc được mời lên xe buýt đến giờ mình chả có cuộc điện thoại nào cả, tự nhiên thấy tủi thân ghê gớm, nước mắt chỉ chực tuôn ra, chỉ ước ao có một em gái nào đó gọi điện hỏi giờ này anh ở đâu, anh đang làm gì.


Đang mơ màng thì cả chục chú công an đi vào, có một chú đứng tuổi không mặc quân phục quát “Đây là cơ quan công an, mọi người không được chụp ảnh ở đây”. 

Gửi anh công an trẻ Phạm Hữu Đức và gia đình

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Các blogger cho biết ảnh chụp của viên công an Phạm Hữu Đức, là người đánh dân tàn bạo nhất trong ngày biểu tình 8/5. Nguồn: Facebook.

Gửi anh đeo khẩu trang y tế

FB Phan Xuân Trung
9-5-2016 
 
Trong một clip quay biểu tình ở quanh nhà thờ Đức Bà ngày 8 tháng 5 em chợt chú ý đến anh. Anh trông rất bình thường trong chiếc áo thun sọc ngang, đội nón kết và đeo khẩu trang. Tất nhiên là với trang phục kín đáo đó, cho tới nay, em không biết anh là ai.


Anh cầm điện thoại to, có vẻ là đang làm nhiệm vụ quan trọng.

Anh chỉ tay điều khiển ai đó như đang chỉ huy.

Anh thấy một người phụ nữ đang cầm biểu ngữ giấy trắng đòi bảo vệ môi trường và anh rướn người giật phắt tờ giấy đó vứt vào xe tải nhỏ.

Đến bây giờ thì em nhận ra anh. Có lẽ anh đang chống biểu tình.

Nhưng sao anh không mặc sắc phục công an? Sao anh phải đeo khẩu trang y tế? Anh sợ bị ô nhiễm chăng? Hình như không phải vậy, bởi vì anh đang chống lại những người đang chống ô nhiễm môi trường. Có lẽ anh đeo khẩu trang chỉ để che mặt, để giấu mặt khi làm một hành vi đáng hổ thẹn.

Anh giấu vậy thì che được em và nhiều người khác nhưng chắc vợ con anh, mẹ cha anh thì vẫn nhận ra anh trong clip. Ngoài những người thân của anh còn có những đồng nghiệp anh, có trời, có đất và có chính anh nhận ra anh. Họ vẫn thấy rất rõ việc anh đang làm. Họ thấy anh giật phăng tờ biểu ngữ trắng vẽ con cá hiền lành. Họ thấy anh thị uy với mấy chị phụ nữ đang đòi một môi trường trong sạch. Môi trường đó đang bị xâm hại khiến cho cá tôm chết, sinh vật biển chết. Vợ anh không dám đi chợ vì sợ làm món độc cho anh, con anh, mẹ anh… Họ đấu tranh để con anh có bữa ăn an lành ở nhà trường. Họ lên tiếng để bữa nhậu hỉ hả của anh với các món tôm hùm, cá mú không bị nhiễm kim loại nặng. Họ muốn gia đình anh được tắm biển trong lành, mát mẻ vào mùa hè này…

Anh đang chống lại những người muốn bảo vệ cho anh và gia đình anh. Anh chống lại lương tâm con người. Anh đang chống lại những người tử tế. Anh đang chống lại vợ con anh, cha mẹ anh…

Không ai nhận ra gương mặt anh nhưng chính anh nhìn vào gương và nhìn thấy rõ mặt của anh, một gương mặt đáng sợ. Vợ anh sẽ thấy sợ cái mặt phía sau chiếc khẩu trang. Con anh sẽ ám ảnh gương mặt đáng sợ của anh sau lớp khẩu trang. Anh đang mang một gương mặt mà anh giấu hết mọi người bởi lẽ anh đang làm một công việc xấu xa, đê hèn và nhục nhã.

Bài học cần thiết cho cuộc chiến cam go trước mắt:

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thư ngỏ của các nhóm Xã hội Dân sự Đài Loan nhân lễ trao giải “Hành tinh Đen 2009” cho Formosa Plastics Group

Thục Quyên (Save Vietnam’s Nature) phỏng dịch

19/05/2010. Chúng tôi trao giải thưởng cho Tập đoàn Formosa Plastics Group vì những lý do nêu rõ trong bức thư ngỏ này[1] để mọi tầng lớp xã hội có thể thấy được bản chất thực của quý vị:

1. Lợi nhuận đặt trên Quyền con người; Lợi nhuận đặt trên những nguyên tắc Dân chủ

Năm 1989 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc đã đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên ở Thiên An Môn và đã đi vào lịch sử với tên gọi “Cuộc thảm sát Thiên An Môn”. Trong khi toàn thế giới ngưng thở vì sự tàn bạo của chính phủ Trung Quốc, và tất cả mọi động thái thương mại và đầu tư nước ngoài dừng lại, thì doanh nghiệp của quý vị, Tập đoàn Formosa Plastics Group, trở thành đại công ty đầu tiên đầu tư vào Trung Quốc mà bất cần suy nghĩ hay lưu tâm đến những vi phạm nhân quyền trầm trọng của nước này. Quý vị tuyệt đối coi thường những nguyên tắc dân chủ và thản nhiên dựa vào tên đồ tể Bắc Kinh để trục lợi!

2. Formosa Plastics: gây khốn khổ cho trái đất

Là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới, quý vị đã đặt vào tay các nhà sản xuất ống nhựa, ván sàn, các sản phẩm trung gian, đồ chơi, giày dép, các sản phẩm văn phòng và các hình thức hàng hoá khác, phương tiện để làm hại sức khỏe của thế hệ hiện tại và cả của những thế hệ tương lai. Sự nguy hiểm của PVC trong suốt chu kỳ sống của nó đã được chứng minh, thêm vào đó tất cả những địa điểm sản xuất và xử lý nó đều mang nồng độ dioxin cao và là nguồn gây rối loạn nội tiết cũng như hóc môn môi trường (environmental hormones), gây ra những thay đổi quan hệ tình dục ở nam giới và tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cho nữ giới. Dù vậy, bất chấp sự đồng thuận quốc tế, Formosa Plastics chỉ quan tâm duy nhất tới một mục đích và một mục tiêu: càng nhiều lợi nhuận đồng thời càng ít chú ý và và càng ít chi tiêu cho xã hội và môi trường càng tốt.

3. Quý vị đã vắt cạn dòng sông lớn nhất của Đài Loan

Dù đã thừa mứa giàu có và quyền lực, quý vị vẫn ép chính phủ phải xây đập Jiji Wier và một đường ống dẫn đặc biệt để quý vị có thể sử dụng 345.000 tấn nước mỗi ngày; ống dẫn của quý vị chạy qua ruộng của nông dân và rút nước của họ, đẩy họ không còn lựa chọn nào ngoại trừ bơm rút từ tầng nước ngầm, dẫn đến tình trạng sụt lún đất tồi tệ nhất của đất nước, và khiến nguyên khu vực đã trở thành một sa mạc cằn cỗi của những cơn bão bụi.

4. Quý vị nhuộm đen bầu trời và những lá phổi của người dân

Tháng 6 năm 2009, giáo sư ngành Y tế công cộng Chan Chang-chuan của Đại học Quốc gia Đài Loan báo cáo một “tương quan đáng kể” giữa nhà máy Cracker hoá dầu thứ sáu của quý vị tại huyện Yunlin và tỷ lệ ung thư người dân những thị trấn gần đó mắc phải: Mailiao, Taisi, Dongshih, Lunbei và Sihhu.

Bán nước theo nghĩa đen

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tô Văn Trường


Dự án giao thông thủy xuyên Á kết nối với Vân Nam-Trung Quốc trên sông Hồng “lợi bất cập hại”. Lợi thì chủ đầu tư và các “cổ đông” được hưởng nhưng tác hại thì toàn dân phải gánh chịu. Trung Quốc ngày càng tác động mạnh và chi phối nguồn nước ở cả sông Hồng và sông Mekong. Họ xây dựng tràn lan các nhà máy thủy điện bất chấp các hậu quả ở hạ lưu, thậm chí cho đến nay vẫn không cho các nước trong lưu vực sông được biết quy trình vận hành các nhà máy thủy điện vv...

Dự án sông Hồng mới chỉ là ước tính khoảng 1,1 tỷ đô la Mỹ nhưng sẽ đội giá lên rất cao khi phải tính đúng, tính đủ ngoài việc tạo điều kiện giao thông thủy thuận lợi đến Vân Nam, còn phải bổ sung hàng loạt các công trình để đảm bảo lấy nước ở hạ du vv… trong khi tiềm lực tài chính thì có hạn. Lúc đó, ai, thế lực nào sẽ nhẩy vào để làm người chi phối, điều hành hoặc “sân sau” cho dự án tỉ đô này?

Về mặt an ninh và quốc phòng, chấp nhận dự án này đồng nghĩa với bán nước theo nghĩa đen. Đất nước này không phải của riêng ai. Nhân dân yêu cầu phải hoàn toàn chấm dứt nạn chặt, xé, băm vằm đất nước rất tùy tiện theo lợi ích và quyền lực “nhóm” như đã xảy ra trong mấy chục năm qua!

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua chủ trương đầu tư Dự án giao thông thủy xuyên Á (kết nối với Trung Quốc) trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng, sở hữu, vận hành).

Tính pháp lý của dự án

Siêu dự án này do Công ty TNHH Xuân Thiện thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đề xuất. Tháng 12/2015 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ dự án, lập báo cáo thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án trên theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo của nhà đầu tư thì dự án này sẽ thực hiện việc xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét 288km luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì lên Lào Cai đạt tiêu chuẩn sông cấp III; kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp II), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228MW; xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên tới Lào Cai, với tổng mức đầu tư ước tính lên tới 24.510 tỷ đồng. Bài toán kinh tế hòan vốn còn rất mơ hồ nhưng chủ đầu tư đòi hỏi nhiều quyền ưu tiên như bán điện với giá cao, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tới thời kỳ hoàn thành vốn vv…

Khắp nơi xuống đường tuần hành vì môi trường trong ngày 8/5/2016

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Dân làm báo & Bauxite Việt Nam
Bauxite Việt Nam xin được kết hợp bài phóng sự nóng trên trang Dân làm báo (http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/tuong-thuat-cac-cuoc-xuong-uong-vi-moi.html) với những gì bạn đọc trực tiếp gửi về cho mình để tổng hợp nên phóng sự ảnh dưới đây.
clip_image001[1]
Trước thảm hoạ về môi trường diễn ra trầm trọng, trong đó vụ cá chết tại biển Bắc miền Trung là tâm điểm, ngay từ vài ngày trước, trên mạng Facebook đã có những tiếng nói kêu gọi người dân Việt Nam lại tiếp tục xuống đường trong ngày Chủ nhật 8-5-2015 để đòi hỏi nhà cầm quyền không được lần khân mà phải sớm công bố nguyên nhân vì sao cá, chim, cây ngập mặn trên suốt cả một vùng biển dài mấy trăm cây số đều bị chết, nước biển trở thành độc hại đe dọa mạng sống con người. Phải gọi đích danh thủ phạm đầu độc biển miền Trung và khởi tố ngay lập tức vụ án xâm hại gây ô nhiễm môi trường không một ai chấp nhận được.
Cuộc xuống đường lần thứ 2 dự kiến xảy ra vào 9 giờ sáng Chủ nhật, 8/5/2016 tại Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác.

1. Hàng loạt những người đấu tranh dân chủ bị bao vây tại nhà
Ba ngày trước cuộc biểu tình, công an, mật vụ đã tung lực lượng đông đảo chốt chặn, canh gác nhà riêng, nơi ở của hầu hết những người đấu tranh dân chủ, tham gia xuống đường lần I hoặc bày tỏ quan điểm bảo vệ môi trường trên mạng xã hội.
Tại Sài Gòn, những gương mặt quen thuộc như Trần Bang, Sương Quỳnh, Lê Nguyễn Hương Trà, Đinh Đức Long, Nguyễn Hoàng Vi, Dương Thị Tân, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Anh Tú, Hoàng Dũng, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Trang Nhung... đều bị canh gác rất chặt.
Đêm thứ Bảy 7/5, rất đông công an đã xông vào nhà vợ chồng ca sĩ Diên An & Việt Bách và đòi “kiểm tra hành chính”. Công an gây khó khăn cho khách của anh Diên An là anh Hành Nhân. Sau khi bị chủ nhà mời ra ngoài, công an, mật vụ và dân phòng đã tập trung ngay ngoài ngõ và gây ồn ào. Ngay lúc đó, nhà anh Diên An cũng bị cúp điện. Anh Diên An đã phải dùng quạt tay để quạt cho cậu con trai anh mới mười tháng tuổi. Hiện cả nhà anh và người bạn là Hành Nhân đều đang bị công an giam lỏng.
clip_image002[1]
Kỹ sư Trần Bang, một trong những người hoạt động rất tích cực đã loan tin trên FB cá nhân rằng: “Tôi là một công dân của TP Sài Gòn, tại sao từ tối qua (18h tối ngày 6-5-16) nhà tôi bị một lũ người không sắc phục canh cửa nhà ngày đêm 24/24, không cho tôi đi ra ngoài đường? Tôi mở cửa định đi ra ngoài để làm việc riêng thì bị bọn họ tới đe dọa -"không được ra ngoài", một tên áo đen còn nói: nếu cố tình đi sẽ cho giang hồ xử"...?”.

Được, mất ở siêu dự án Formosa - Kỳ 1: Đột nhập vào lõi dự án “khủng”

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Sự cố “cá chết Vũng Áng” không chỉ làm cho bà con ngư dân những vùng bị thiệt hại bức xúc, làm nổ ra cuộc xuống đường tuần hành to lớn trong ngày 1-5 vừa qua ở cả Hà Nội và Sài Gòn, mà cỏn làm vỡ lở ra rất nhiều điều gây ngờ vực, băn khoăn trong nhiều tầng lớp dân chúng cả trong cũng như ngoài nước: Chất kịch độc hòa tan vào trong nước khiến cho cá chết hàng loạt là những chất gì? Formosa có phải là tác nhân chính ngấm ngầm thải xuống biển những chất ấy mà không xin phép và đến nay vẫn không thừa nhận, biến cả một vùng biển chạy từ Vũng Áng đến Thừa Thiên-Huế thành ra biển chết - làm cá chết, chim ở các tràm chim cũng chết, và rừng cây ngập mặn đều chết nốt - hay không? Từ đây, lại nẩy sinh thêm một số những câu hỏi khác: vì sao Nhà nước tỏ ra hết sức lúng túng, bị động đến bất lực, trong việc tiến hành giải quyết từng bước một cách lớp lang, đúng quy trình, sự cố cá chết nghiêm trọng ở phía Bắc miền Trung khởi đầu từ Vũng Áng? Vì sao từ bấy đến nay các quan chức nhà nước cứ phải muối mặt “diễn” những tấn kịch mà hầu hết người dân đều thấy là “trò lố”, những hành động “dũng cảm liều lĩnh”, chẳng ích gì trong việc lấy lại niềm tin trong dân? V.v.

Phải chăng do chỗ đã biết rõ Formosa là thủ phạm, bởi công nghệ luyện thép ở tập đoàn kinh doanh này của Đài Loan còn nhiều bất cập về kỹ thuật bắt buộc phải thải loại rất nhiều chất độc dưới dạng rắn và bụi khói khó lòng xử lý, nhưng vốn dĩ mối liên hệ giữa những người đại diện cho quyền lực cai trị ở Việt Nam với tập đoàn công nghiệp từng mang quá nhiều tai tiếng trên thế giới là Formosa trong cả một thập kỷ đã là một mối liên hệ chồng chéo hết sức phức tạp - chẳng hạn chuyện đút lót, không phải chỉ với một người mà rất nhiều người từ tỉnh đến trung ương, từng mặc nhận ngầm với nhau như một “điều luật” bất thành văn, nay nói ra nghẹn họng; hoặc chẳng hạn phía sau Formosa lại còn một thế lực đen ghê gớm hơn, trong đó cái bóng lừng lững của Tập Cận Bình lúc nào cũng thấp thoáng ẩn hiện, có sức đe dọa đến tồn vong của ĐCSVN - cho nên mặc cho ai bàn tán, nghi ngờ, vẫn cứ phải ngậm miệng làm thinh cũng như cho bề tôi ú ớ diễn hài, nhằm nuốt cho trôi “cục nghẹn” trong lòng.

Những băn khoăn, đồn đoán suốt nhiều ngày nay ít nhiều đã tổn thương đến tinh thần tự ái dân tộc, buộc nhiều trí thức, nhà khoa học phải cố gắng đi tìm lời giải, dù biết giải đáp cho được cả một “ổ nhện” như thế không phải là chuyện dễ dàng. Là một trang mạng có nhiệm vụ cung cấp thông tin,

Được, mất ở siêu dự án Formosa - Kỳ 2:

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

“Vùng đất đi đày” kêu cứu

TP - Để có được hơn 3.000 ha mặt bằng phục vụ dự án Formosa, trước đó chính quyền Hà Tĩnh đã lập quy hoạch và từng bước di dời người dân đến vùng đất mới.

clip_image001

Anh Chu Sỹ Hạ phải tháo dỡ nhà để con dâu không bị đuổi việc Ảnh: Bảo Anh

Việc hàng nghìn hộ dân buộc phải rời bỏ quê cha đất tổ, cộng với sự thiếu minh bạch, rồi o ép dân trong đền bù giải phóng mặt bằng của chính quyền khiến cuộc sống của không ít người dân lâm vào khó khăn.

Tận khổ vì quy hoạch treo

Vũng Áng (Kỳ Anh) là một trong những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt nhất Hà Tĩnh. Nắng nóng, cộng với gió Lào, rồi những cơn bão dữ quần thảo hàng năm khiến cuộc sống người dân cực khổ.

Theo các bậc cao niên trong vùng, chính vì sự khắc nghiệt của vùng đất này, nên ngày xưa những người có tội trạng với triều đình đều bị lưu đày tới đây.

Qua bao thế hệ, bằng sự kiên gan trước thiên tai, địch họa, cha ông mới xây dựng nên những làng mạc như ngày hôm nay. Và biệt danh “vùng đất đi đày” vẫn theo mãi người dân từ bấy đến giờ.

Rồi Khu Kinh tế Vũng Áng thành lập, dự án Formosa triển khai, vùng đất này nằm trong diện quy hoạch dành mặt bằng cho dự án.

Ai may mắn thì được đền bù giải tỏa trước, còn không thì sống lay lắt trong vùng quy hoạch: Không được phép xây mới hay cơi nới, sửa sang nhà cửa. Con cái lớn lên dựng vợ gả chồng, gia đình khá giả thì mua đất nơi khác cho con làm nhà, còn đa số cả mấy thế hệ chui rúc trong ngôi nhà rách nát.

Anh Trần Quốc Vũ, một người dân thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi cho biết: Để chắc ăn vùng quy hoạch không có trường hợp xây dựng, cơi nới, sửa chữa, từ lâu chính quyền đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) của huyện lập chốt tại đường vào Cảng Vũng Áng, không cho xe chở vật liệu (sắt, thép, xi măng, gạch, ngói…) đi vào khu vực quy hoạch.

“Do không được sửa chữa, gia cố nên trang trại của tôi tan hoang vì mấy trận bão lớn trong năm 2013 vừa rồi” - anh Vũ cho biết.

Đúng như lời anh Vũ nói, ngay trên đường vào cảng Vũng Áng, thường xuyên có một ô tô tải nhẹ, cùng 3 - 4 CSGT túc trực, cấm xe chở vật liệu qua lại.

“Có lần tôi chở xi măng vào cung cấp cho nhà thầu dự án Formosa, nhưng vì đi lạc đường nên đã bị CSGT chặn lại không cho qua. Họ nghi tôi chở nguyên vật liệu vào cho người dân xây nhà” - anh Nguyễn Nam, một lái xe tải kể lại.

Liên tục bị dọa đuổi việc

Được, mất ở siêu dự án Formosa - Kỳ cuối: Báo động an ninh trật tự ở siêu dự án Formosa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TP - Những người thạo tin ở Vũng Áng cho rằng: Việc Kế toán trưởng Formosa người Đài Loan, ông Tiết Minh Hồng bị đâm trọng thương mới đây do các băng nhóm xã hội đen gây ra.

clip_image001

Lao động Trung Quốc giờ tan ca tại cổng chính Formosa. Ảnh: Bảo Anh

Việc tập trung hàng nghìn lao động tại dự án Formosa, trong đó phân nửa là lao động nước ngoài khiến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn hết sức phức tạp: Trộm cắp, ẩu đả, tệ nạn xã hội, băng nhóm bảo kê có cả.

Hệ lụy từ lao động ngoại làm “chui”

Theo một thông báo của Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, tại thời điểm tháng 1/2014, trên địa bàn tỉnh có 54 tổ chức và cơ sở sử dụng 3.250 lao động nước ngoài, trong đó 3.217 người tại Khu kinh tế Vũng Áng, tập trung chủ yếu làm việc cho Dự án Formosa và có đến 1.910 lao động ngoại làm “chui”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trong số hơn 3.000 lao động ngoại có mặt ở Dự án Formosa, đa phần là người Trung Quốc. Họ tới làm việc ở Formosa bằng hai con đường: Nếu là chuyên gia, kỹ sư thì theo đường hợp pháp, còn đa số công nhân đi bằng đường du lịch rồi trốn vào công trường.

Theo một số lãnh đạo địa phương, lao động Trung Quốc một phần được ở trong khu nội trú do Formosa xây dựng, còn đa số họ phải ra ngoài thuê trọ, tập trung chủ yếu tại các xã Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh, trong đó Kỳ Liên đông nhất trên 1.000 người.

Việc lao động Trung Quốc ở lẫn lộn trong dân cư đang xảy ra nhiều tình huống phức tạp. Vào 4/2013, tổ công tác Đồn Biên phòng Đèo Ngang (Hà Tĩnh) đã bắt quả tang Jiang Su, quốc tịch Trung Quốc, trộm cắp sắt thép tại công trường Formosa.

Tháng 8/2013, một nhóm lao động Trung Quốc ẩu đả với người dân địa phương ở thôn Liên Phú, xã Kỳ Liên. Và mới đây nhất, ông Tiết Minh Hồng, người Đài Loan, kế toán đang làm việc cho Dự án Formosa bị đâm trọng thương tại khu nội trú.

“Lao động trái phép chủ yếu là người Trung Quốc, họ làm việc ngắn hạn, sang Việt Nam bằng visa du lịch. Họ ở rất nhiều địa điểm nên rất khó kiểm tra và xử lý”.

Ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh

Không chỉ đánh lộn, trộm cắp mà các tệ nạn xã hội khác cũng đang lan rộng trong vùng. Lao động Trung Quốc ngoài thời gian làm việc tại công trường Formosa, thường tập trung ăn nhậu, vui chơi, giải trí tại các khách sạn, nhà hàng, hay quán karaoke đang mọc lên như nấm dọc theo Quốc lộ 1A.

Hàng trăm bảng hiệu quảng cáo bằng hai thứ tiếng Việt - Trung lẫn lộn. Theo lãnh đạo Phòng Văn hóa huyện Kỳ Anh, dù đã nhiều lần xử phạt các trường hợp treo chữ Trung Quốc sai quy định nhưng không xuể.

09h25 (8/5/2016): Hà Nội đã bắt đầu biểu tình

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


09h25: Hà Nội bắt đầu biểu tình

09h35: Một số sinh viên đã bđưa lên xe bus.






09h00:
Sài Gòn đã bắt đu biểu tình.


Hà Nội:

0920: Công an định bắt một cô gái. Mọi người xúm lại giải vây thành công.




Ông Phan Tất Thành báp giải bằng xe 4 chỗ v

Những vị khách ra về lúc nửa đêm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



BÂY GIỜ LÀ 23H KÉM 10 NGÀY 7- 5 -2016 

Chưa bao giờ nhà tôi lại đông " khách " đến như vậy. Gồm công an phụ trách khu vực, đội dân phòng, phụ nữ, cán bộ phường đến từ lúc 8h tối đến tận 23h mới về. Chả là thế này : 

Lúc 8h tôi đang ngồi soạn giáo án thì nghe tiếng gõ cửa, tôi mở ra thì thấy ngay gương mặt quen thuộc của chú công an khu vực ( chả là chú này đã lên nhà tôi nhiều lần rồi ), chú rất lễ phép nói :


- Cháu chào cô, cô cho phép cháu vào nhà được không?

Tôi giơ tay mời chú ta hai lần chú mới ngồi vào ghế. Chú hỏi tôi : 

- Cô đang làm gì đấy ạ?

- Cô đang soạn giáo án.

Chưa kịp hỏi gì thêm thì ngoài cửa đã có thêm 3 người nữa bước vào. Tôi hỏi mọi người đến đây có việc gì?

- Chúng tôi đến thăm chị.

- Tôi cám ơn, lần đầu tiên được đông đảo chính quyền đến hỏi thăm thật cảm động quá.

Vòng vo Tam quốc mãi, nào là chị quê ở đâu?. Chị có hay về quê không, chị có hay đi họp tổ dân phố không?...Tôi hỏi thẳng :

- Ngoài vấn đề lên thăm tôi, còn vấn đề gì thì nói thẳng ra, tôi không thích vòng vo đâu.

- Hóa ra họ lên khuyên tôi ngày mai không nên đi biểu tình.

Tôi tấn công luôn : Biểu tình là hiến pháp quy định, mà biểu tình bảo vệ môi trường thì có gì sai không? Tất cả im lặng, chú công an nói : Biểu tình về môi trường thì không sai, nhưng có nhiều kẻ xấu trà trộn vào để gây rối...Và chúng mang những khẩu hiệu như ĐMCS thì cô thấy có sai không?

- Những khẩu hiệu đó sai hay không sai là do nhận thức của mỗi người, tôi không có quyền phán xét. Còn đảng mà tốt thì đất nước này đã không như vậy.

Một bà trẻ nhất trong bọn họ lên mặt giáo dục tôi về đạo đức : 

- Chị là giáo viên mà đi biểu tình, không đi họp tổ dân phố, không quan hệ với bà con... thì chị dạy ai? 

Chị ta đã phạm sai lầm khi nói ra câu đó và thế là tôi phản pháo :

Có một âm mưu bán nước ở sông Hồng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lên Facebook, chúng tôi rất vui mừng đọc được bài viết ngắn nhưng có nhiều thông tin của TS Nguyễn Hồng Kiên, về cái dự án sắp xây 6 đập thủy điện trên sông Hồng, thực chất là một mưu đồ kinh khủng/hoang tưởng, chưa thấy đưa lại điều gì ích quốc lợi dân mà chỉ nhằm nối thông sông Hồng với phía Nam Trung Quốc, không biết vô tình hay hữu ý song hậu quả nhãn tiền là bè lũ Tập Cận Bình sẽ có đường thông thương nhanh chóng, dễ bề làm mưa làm gió với Hà Nội. Không những thế, 6 dự án thủy điện sẽ được xây là một ám ảnh kinh hoàng cho cư dân đồng bằng Bắc Bộ khi liên tưởng đến những đập thủy điện đã gây chết chóc và tàn phá đồng điền liên tiếp nhiều năm nay trên các con sông miền Trung. Chưa hết. Việc thông qua dự án để biến một tài sản vốn thuộc sở hữu toàn dân – lưu thông công cộng trên sông Hồng – trở thành tài sản chỉ của một cá nhân giàu có – các phương tiện lưu thông sau này sẽ bị thu thuế – thì không ai mà không cảm thấy hình như nhà nước XHCN của chúng ta sau những tấn kịch cưỡng chiếm đất đai, đưa nông dân vào tù hoặc đẩy họ ra khỏi mảnh đất cổ truyền để trở thành lưu manh, hành khất... khắp đầu đường xó chợ, nay đã đến chỗ cùng kế, phải cưỡng bán đến một trong hai con sông nổi tiếng nhất của Việt Nam...

Vì thế, gặp trên Facebook bài viết có cái tên khá kích động như trên, không thể không ghé vào thăm. Nào ngờ khi thử bấm vào đường link đầu tiên trong bài thì hiện ra một kết quả: bài này không có. Tức anh ách.

Thì ra ở thời điểm nóng bỏng này, cái gì cũng trở thành THẬP THÒ. Phải chăng đó là tâm lý mặc cảm thường thấy của những kẻ rất hám lợi, bất chấp lợi ích quốc gia, lợi ích của đại đa số dân chúng, cứ nhắm mắt làm liều hòng thu lợi khủng, nhưng làm mà biết rằng thế nào cũng phát sinh hậu quả khủng khiếp, vì thế trước khi làm muốn ngăn cản người khác lên tiếng, hoặc muốn xóa hết dấu vết để... phủi tay trách nhiệm một cách dễ dàng.

Cũng may, không phải bài nào trên mạng cũng đã bị xóa sạch. Chúng tôi đã tìm được 4 bài dưới đây, 2 bài trình bày quan điểm của GS Vũ Trọng Hồng và -của nhà môi trường học Ngụy Thụy Khanh với những lời cảnh báo rất hữu lý, và 2 bài nữa trên báo Tuổi trẻ, cho thấy, tuy có đưa ra vài điều “e ngại” lấy lệ, bộ ngành nào cũng như cá rô ăn rỗi, đã sẵn sàng giơ tay ký duyệt cho cái dự án “buôn nước bọt” của ông Xuân Thiện (vì chưa có tiền trong tay), kể cả cái Bộ cần điều tra kỹ lưỡng nhất những nguy cơ mà người thường không lường hết là Bộ Quốc phòng. Nói như cụ Phan Châu Trinh “

Báo đã đăng, rồi bị gỡ (002): Formosa!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Bài đã bị gỡ bỏ: Bộ Tài nguyên - Môi trường: Formosa thừa nhận tự ý xây toàn bộ đường ống xả thải. Bài báo này đăng trên báo Dân Trí lúc 18:03 ngày 06/05/2016, nhưng khoảng 2 tiếng sau đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng, nhưng được Google lưu lại ở đây: Google's cache. Xin được đăng lại tại đây để hầu bà con.
 
Phiên bản đầu tiên của bài này, người ta gọi: ông Phó Tổng giám đốc Formosa là "Đồng chí Phó Tổng giám đốc Formosa".
Dân trí :
Bộ Tài nguyên - Môi trường: Formosa thừa nhận tự ý xây toàn bộ đường ống xả thải


Thế Kha thực hiện
6-5-2016
Đoàn thanh tra đã phát hiện sai phạm đầu tiên của Formosa (Ảnh: V.D)

“Nói về sai thì hôm qua tôi đã làm việc với ông Phó Tổng giám đốc Formosa, ông ấy thừa nhận rồi: Toàn bộ đường ống của họ là tự ý xây, không có thiết kế cơ sở xây dựng. Thứ hai nữa, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng phê duyệt quy hoạch này cũng không có đoạn ấy” - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường trả lời PV Dân trí.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, chiều nay 6/5, Phó trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường tại Formosa - ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường) đã trả lời PV Dân trí về những kết quả điều tra bước đầu.


Phóng viên: Thưa ông, dư luận đang băn khoăn trước việc tại sao Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh ban đầu được phê duyệt theo hướng đưa nước thải ra sông Quyền, hòa vào nước sông rồi mới đổ ra vịnh Sơn Dương, nhưng sau đó (năm 2013) Bộ Tài nguyên và Môi trường lại điều chỉnh phương án, nước thải được chuyển bằng cống ngầm đổ ra vịnh Sơn Dương? Ngoài ra, trả lời báo chí, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói đường ống xả thải ra biển của Formosa được cấp phép chứ không phải lắp đặt lén lút, nhưng trong chuyến thị sát thực địa vừa qua, Bộ trưởng Trần Hồng Hà lại khẳng định, hệ thống ống xả thải mà lắp đặt ngầm là không cho phép?

Ông Lương Duy Hanh - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường):

Báo đã đăng, rồi bị gỡ (001): Formosa!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bài báo này đã được đăng trên báo Hà Nội Mới ngày 26-3-2015. Gần đây, khi xảy ra vụ Vũng Áng - Formosa là nghi can xả chất độc ra biển, giết chết tôm cá, đã có rất nhiều người chia sẻ lại bài này trên mạng xã hội. Nhưng khi tìm link này để dẫn trong một bài viết, thì phát hiện ra rằng nội dung bài báo bị gỡ bỏ khỏi trang mạng. Cũng may là đã có Google giữ hộ bài này và tất cả những bài khác cho chúng ta (Google's cache of this).

Ban Tuyên Giáo, Bộ 4 Tờ… hãy ngưng ngay hành động phi tang này! Quý vị chỉ có cách đóng cửa tất cả các tờ báo, bịt miệng tất cả các phóng viên bằng cách cho họ biến mất khỏi thế giới này, thì may ra mới có thể chạy tội cho Formosa và những kẻ tiếp tay cho Formosa. Những chuyện chỉ đạo báo chí gỡ bài cũ đã đăng, hoặc đưa tin này, không đưa tin kia… chỉ là những trò khôn vặt vãnh, không thể qua mắt được người dân, ngược lại, càng làm cho người dân thấy rằng quý vị đang tiếp tay cho ngoại bang để giết hại dân mình.
____

Hà Nội Mới

Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa
khi chưa được Chính phủ đồng ý

Thứ Năm 9:08 26/03/2015

(HNMO) - Dự án Formosa là tổ hợp dự án bao gồm các hạng mục chính là nhà máy luyện gang thép, hệ thống cảng biển nước sâu có năng lực cập tàu 30.000 tấn và nhà máy nhiệt điện công suất 2.100 MW, trong đó quy mô nhà máy thép giai đoạn 1 đạt trên 7 triệu tấn phôi thép/năm.


Formosa đã cam kết sẽ huy động tối đa nguồn lực, phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành 3 lò cao với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm, có 13 cầu cảng đi vào hoạt động và năm 2017 sẽ hoàn chỉnh 32 cầu cảng, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xuất khẩu thành phẩm của nhà máy gang thép này.

H1 
Công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện tại khu liên hợp gang thép của tập đoàn Formosa ở Hà Tĩnh. Ảnh: Kinh tế Sài Gòn

Dự án có tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt đất và mặt biển (cảng Sơn Dương), tổng số tiền cho thuê đất, mặt nước trong thời gian 70 năm là khoảng hơn 96 tỉ đồng. Để phục vụ cho dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã phải thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ thuộc 9 xã của huyện Kỳ Anh.

EU cảnh báo an toàn thực phẩm 4 nhà xuất khẩu Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Đức Bảo Phạm

EU CẢNH BÁO VẤN ĐỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 

CHO 4 NHÀ XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Mấy hôm nay nghe thời sự Đức đưa tin cá và vùng biển miền Trung bị ô nhiễm thủy ngân (mercury) nặng - người ta cảnh báo rằng nếu nhà máy Thép còn hoạt động tiếp tục thì vùng biển miền Trung nói riêng và vùng biển lưu thông nói chung sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về sinh thái - đời sống và tính mạng của người dân (bao gồm cả vấn đề duy trì giống nòi). 


Châu Âu đã ra quyết định từ tuần trước rằng ngừng nhập khẩu hải sản của Việt Nam vì độc tố thủy ngân trong hải sản vượt quá mức an toàn gấp 14 lần. 

Mặc dù vậy Nhà Nước Việt Nam và các quan chức có thẩm quyền đều khẳng định rằng thủy ngân trong cá đạt mức độ cho phép và họ trấn an toàn dân bằng mọi cách. 

Họ không hề nghĩ đến vấn đề sức khỏe và an toàn của những thế hệ tiếp nối. Họ vẫn đang tìm mọi cách lừa mị người dân. 

Xin được dẫn link bằng tiếng Anh về việc cấm nhập khẩu cá đánh bắt Swordfish ở biển (đừng nhầm lẫn với cá ba sa nuôi để xuất khẩu có nơi còn gọi là cá tra)
_____________

EU issues food safety alerts to four Vietnam exporters
 
April 29, 2016, 9:35 am
Undercurrent News

The European Union has issued food safety alerts to four Vietnamese seafood exporters, after shipments to several European countries were found to contain banned substances, reports Tuoi Tre News.

The companies -- Mekong Delta Food Factory, South Vina, Foodtech JSC and Khang Thong JSC Seafood Processing Factory -- failed to pass food safety checks to enter the EU.

A frozen pangasius shipment of Mekong Delta Food Factory to Germany was subject to border rejection as it smelt of ammonia and contained banned sodium carbonates, while South Vina also had its frozen pangasius fillets barred from entering Spain, as the product contained the banned sodium erythorbate.

Food authorities in Germany also detained a batch of canned tuna shipped by Foodtech, because it was stained with histamine, which can be toxic.

Khang Thong had its exports of frozen swordfish rejected as they were found to contain mercury.

The four companies have been asked to review their production process and materials, to determine the causes of the food safety issues, as well as avoiding repeat violations.

Read the full story here.

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

“Hãy chọn đi!”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hạ Đình Nguyên

Đó là lời nói chân thực của Châu Xuân Phàm về một sự kiện xấu xa Formosa. Nguyên văn: “Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này. Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, hãy chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được.

Vì phát ngôn sự thật này, ông ta bị cơ quan chủ quản Formosa cho thôi việc, và nhân viên Formosa đã cúi đầu nói lời “xin lỗi” trước công luận.

Nhưng thật oan cho ông, vì xét cho cùng, lời nói ấy có giá trị nhất về sự thật, hơn hẳn mọi lời phát ngôn rất huê dạng của các lãnh đạo Việt Nam, từ khi sự kiện diễn ra đến hôm nay.

Với hành vi “cho nghỉ việc” và “lời xin lỗi”, mà không đưa ra một biện pháp giải quyết nào, lãnh đạo Formosa nghĩ nhầm rằng dân Việt Nam là một bầy trẻ con, thích kẹo và lời nói êm tai, chỉ cần vuốt ve “tự ái” rồi mọi việc sẽ qua. Nhưng đó là một thứ trò mèo. Và lời nói của Phàm lại trở nên sáng chói là lời nói chính xác và thẳng thắn. Trong lúc đó, lãnh đạo phía Việt Nam chưa có cách chống đỡ nào khả dĩ che kín được sự thật này.

Hãy nghe lại lời nói rất thực của Phàm:

-Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi

Như thế là đã rõ, đã tính các phương án, chỉ có người dân là không biết thôi.Sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này”.

Đó là cái lì lợm của người dân? Hay là sự tráo trở giấu giếm của ai?

- Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, hãy chọn đi.

- Làm Thủ tướng cũng không giải quyết được.

Thế là toàn bộ câu chuyện đã quá rõ, phía Việt Nam đã biết tất, đã có phương án này nọ, và quan trọng hơn là “đã chọn”, đã thực hiện giải phóng mặt bằng, chấp nhận ngư dân ra đi, cống hiến vĩnh viễn vùng “biển chết” này cho Formosa, để lấy sắt thép… Chỉ có điều không cho dân biết. Cái lợi ích vô cùng “to lớn” mà các quan Hà Tĩnh và ông cựu Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã từng thuyết minh rất hoành tráng. Lại nữa, “Làm Thủ tướng cũng không giải quyết được” cũng đúng nốt. Đó cũng đồng thời là lời thách đố.

Và tối hôm qua 1-5, trên truyền hình, ông tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã gân cổ lên mà quanh quẩn bao che, thề thốt sẽ làm rõ, sẽ làm rõ… Rõ quá rồi, hồi xưa, đã bảo ngư dân phải chuyển sang nghề khác, sao còn lì lợm đánh bắt quanh vùng biển này? Đã chấp nhận chất độc thì phải chấp nhận cá chết biển chết chứ! Ông Phúc đã nhấn mạnh nhiều lần là phải điều tra, nghiên cứu một cách khoa học, khách quan. Nhưng lời của Phàm chưa phải đã là rất khoa học và rất khách quan sao? Chính các ngài cũng đã nghe, đã hiểu và đồng tình cơ mà!

Tường thuật: Cả nước biểu tình vì Biển

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hình ảnh Hà Nội biểu tình sáng nay 1/5/2016. Ảnh: Từ Anh Tú

Tường thuật cả nước biểu tình vì biển
bị ô nhiễm nghiêm trọng

GNsp


GNsP (01.05.2016) - Một người dân tên Sơn tham gia cuộc biểu tình tại Sài Gòn chia sẻ: “Tui đi cạnh anh bạn trẻ này thấy anh này hô hào mạnh mẽ lắm. Đi đến vùng chợ Bến Thành thì bị chặn lại, nhóm đi trước tiếp tục xô hàng rào để đi, còn anh bạn này cùng nhóm sau dừng lại để hô hào sau đó xô xát thì bị đánh.”

“Nhóm đi trước cùng tôi thì muốn tiếp đi để kéo dãn bọn dân quân và lôi kéo thêm nhiều người tham gia. 2 nóm ko biết ý nhau nên bị xé ra. Lúc đầu số lượng người ít thì an ninh dẹp đường cho đi, nhưng sau đó thấy đông người tham gia quá thì hình như họ lo sợ, họ xe tuyên tuyền là lực lượng tới yêu cầu giả tán. Tui đi theo đoàn, tui hồi hộp vì đây là lần thứ 2 tui biểu tình nên không hô hào gì được. Khi bọn an ninh ngăn chặn, tui chửi tụi nó, tui nói đi biểu tình là bảo vệ đời sống lợi ích của nhân dân, bọn mày ngăn cản là việc làm phản quốc, là đồ hèn hạ nhục nhã…” Ông Sơn nói.


Tại Vinh:

Gia đình chị Vân Anh sống tại Hà Nội, đi công tác tại Vinh, hưởng ứng cuộc biểu tình bảo vệ môi trường nên cả gia đình đã xuống đường đồng hành tại biển Cửa Lò, Nghệ An. Chị Vân Anh nói với GNsP: “Mình đi từ Bãi Lữ vào Cửa Lò, gặp 2 chốt chặn CSGT, CSCĐ… họ yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ xe của lái xe, rồi yêu cầu vợ chồng mình xuất trình giấy tờ, chồng mình không đồng ý thì yêu cầu đưa về trụ sở. Sau đó nó tra danh sách gì đó, một thằng to béo trong đó nói gia đình này không có tên trong danh sách, nó thả cho nhà mình đi. Ra đến Quảng trường an ninh chìm nổi đủ cả. Tại Cửa Lò, dân phòng lượn xe trên bãi biển, người dân thì không thích khi gia đình mình cầm biểu ngữ.”