Mùa bán điểm đã đến

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/05/H1-37.jpg
Ông Hoàng Tiến Đức (bìa phải) - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La - chứng kiến cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam ông Lò Văn Huynh, trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La. (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ cắt từ clip.)
Nguyễn Huy Cường

Các bạn thân mến thường ghé trang FB này thấy hầu như tôi chưa “đụng” đến vụ thi cử gian lận. Trong các lý do khiến tôi “chậm chân” tham kiến về đề tài này chính là bởi tôi biết nó rõ từ lâu rồi, những hiện tượng dăm bảy tỉnh (diện bị phát hiện) kia chỉ là con tôm con tép.
Kể cả khi Bao Công xuống tay mạnh mẽ, lôi hết mấy trăm Đại phụ huynh, kể cả Bí thư tỉnh Giang Hồ hay Giám đốc sở GD tỉnh Bao La cùng cánh đồng đẳng này vào tù sạch vì tội “đưa hối lộ” rất rõ ràng, riêng tôi, cũng chẳng sung sướng gì!
Một vấn đề song hành là bấy lâu nay, dư luận cứ nằng nặc đòi trảm ông Phùng Xuân Nhạ vì sự suy sụp (chứ không còn gọi là suy thoái) của ngành giáo dục, tôi cũng không mấy vui mà chỉ thấy buồn.
Riêng với cậu này, tôi chỉ thấy một điều lạ là ở bất cứ đâu, khi ống kính truyền thông soi vào bản mặt là thấy cậu này cười rất tươi! Không hiểu là tay này mắc bệnh gì hay đang cười vào mặt quốc dân “Các vị dốt lắm, chẳng ai làm gì được tôi đâu, mọi việc đang đúng quy trình…”
Với gian lận thi cử, vì sao tôi buồn?
Ví dụ bây giờ Ban Kiểm tra Trung ương Đảng (lại phải là Ban này) làm một cú, ở dăm bảy tỉnh được một mẻ khoảng ba trăm “đại phụ huynh” đi tù, liệu có hết tiêu cực trong thi cử không? Liệu con số đó có phải toàn bộ “đương sự” hoặc toàn bộ tiềm năng tiêu cực của giáo dục không?
Nếu hạ bằng được ông Phùng Xuân Nhạ ngay đầu tuần sau, liệu vị bộ trưởng kế nhiệm có thật đáng tin cậy, có đủ trong sạch, đủ năng lực “làm sạch” nền GD không? Câu trả lời rất mong manh.
Làng mạng XH thì phần lớn phát biểu để xả bức xúc, chưa thấy mấy ai mạnh dạn đưa ra một kịch bản tổng phổ cho một tương lai giáo dục nước nhà 5 năm, 10 năm hoặc hơn.
Chưa thấy ai có một công trình KHXH nào nghiêm túc phân tích ra cái cốt lõi của sự phát triển tịnh tiến của những tiêu cực, khả năng thoát hiểm của tiêu cực hoặc khá hơn là những giải pháp thay đổi, sáng tạo cho một cơ chế đủ sức chặn đứng tiêu cực.
Hôm nay, đang trên đường thiên lý, tôi hẹn bạn đọc sẽ có một stt sâu sắc hơn về những nét trên trong một ngày gần đây.
Trước hết, tôi chỉ nêu vài gợi mở ở dạng “có thể” để ta cùng tư duy theo cái nền tôi trình bày trên đây.
Tôi nêu một ví dụ: Bây giờ, một kỳ thi được tổ chức nghiêm cẩn ở cơ sở.
Người chấm thi nghiêm túc. Bảng điểm chính xác. Đâu ra đó. Tất cả được niêm phong, gửi kết quả về trường đại học mà các thí sinh nhằm tới.

Facebook đang hợp tác với chính quyền Việt Nam như thế nào?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trịnh Phúc Chu

Thẩm quyền kiểm duyệt bao quát của Facebook, kết hợp với yêu cầu từ các chính phủ để lại quá nhiều rủi ro cho tự do ngôn luận, tự do internet. Ảnh minh họa: Electronic Frontier Foundation.

Thông tin từ báo cáo minh bạch mới đây của Facebook cho thấy trong nửa sau năm 2018 Việt Nam đã gửi hàng loạt yêu cầu Facebook kiểm duyệt nội dung hoặc cung cấp thông tin dữ liệu về người dùng Facebook tại Việt Nam.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam nhưng mức độ hợp tác giới hạn vào việc ngăn chặn tiếp cận nội dung, chứ chưa đến mức cung cấp thông tin người dùng.

Cùng trong giai đoạn đó, trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 5/9/2018, bà Sheryl Sandberg - Giám đốc hoạt động của Facebook - đã cho biết Facebook không có máy chủ ở Việt Nam và công ty này “không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị”.

Chính phủ Việt Nam có thể yêu cầu gì từ Facebook?

Báo cáo minh bạch của Facebook cho thấy công ty này tự kiểm duyệt nội dung dựa trên hai tiêu chí: Vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng (Community Standards); Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property).

Facebook cũng chấp nhận yêu cầu kiểm duyệt hoặc yêu cầu cung cấp thông tin từ bên ngoài thông qua hai cơ chế yêu cầu pháp lý (legal requests).

Đó là: Yêu cầu thông tin người dùng từ chính phủ (Government Requests for User), và Yêu cầu hạn chế/ngăn chặn tiếp cận nội dung (Data Content Restrictions).

Loại yêu cầu pháp lý đầu tiên chỉ chính phủ các nước mới được dùng. Loại yêu cầu thứ hai có thể được dùng bởi cả các chính phủ, cá nhân và các doanh nghiệp lớn có quyền lợi bị ảnh hưởng.

Các yêu cầu thông tin người dùng từ chính phủ được chia ra làm ba loại:

§ Yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục pháp lý (Legal Process);

§ Yêu cầu cung cấp thông tin trong tình huống khẩn cấp (Emergency); và

§ Yêu cầu bảo toàn thông tin trong lúc chờ thực hiện thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin (Preservation).

Trong loại yêu cầu thứ ba đó, Facebook chỉ lưu lại các lưu chụp nhanh thông tin (snapshot) theo yêu cầu, nhưng họ không chuyển bất kỳ lưu chụp hay thông tin nào cho bên yêu cầu, trừ phi Facebook chấp thuận một yêu cầu cung cấp thông tin của bên đó.

Facebook áp dụng các yêu cầu hạn chế/ngăn chặn tiếp cận với nội dung tùy vào luật địa phương mỗi nước. Cho nên nếu nội dung bị ngăn chặn thì chỉ là với người dùng Facebook trong khu vực quốc gia nơi Facebook đã nhận và chấp thuận yêu cầu, chứ không áp dụng với người dùng Facebook khắp nơi.

Bên cạnh hạn chế tiếp cận nội dung, Facebook cũng có thể chấp nhân yêu cầu hạn chế tiếp cận một số tài khoản cá nhân (profile) Facebook.

Vụ Nhật Cường: Hà Nội há miệng mắc quai

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Phạm Quí Tiên, Chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND TP.Hà Nội 
thông báo về Nhật Cường. Ảnh V.H 

Người phát ngôn UBND TP.Hà Nội 
né tránh nhiều câu hỏi về Nhật Cường

Vũ Hân
 

Chiều 21.5, cuối cùng UBND TP.Hà Nội cũng lên tiếng về vụ việc liên quan đến Nhật Cường trong một báo cáo vô cùng vắn tắt. Ông Phạm Quí Tiên, Chánh văn phòng, người phát ngôn của Hà Nội không trả lời thêm bất kỳ câu hỏi nào.

Đến phần thông báo về vụ Nhật Cường tại giao ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều nay 21.5, ông Phạm Quí Tiên đã đọc nguyên xi bản thông cáo báo chí đã được phát cho các phóng viên trước đó. 

Theo đó, UBND TP.Hà Nội thông báo như sau: (Thanh Niên xin trích nguyên văn): 
 
“Ngày 9.5, qua các phương tiện thông tin đại chúng, UBND TP.Hà Nội được biết Cơ quan điều tra của Bộ Công an, đã tổ chức khám xét nhà riêng lãnh đạo và các cửa hàng của Cty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường. 
 
Các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh đây là vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường.
Sau đó, một số cơ quan báo chí đăng tải các bài viết, thông tin quan tâm đến việc công ty Nhật Cường được thực hiện nhiều dự án với TP.Hà Nội, lo lắng ảnh hưởng đến một số hoạt động của TP; trong đó cũng có một số thông tin chưa chính xác, chưa khách quan, chưa đầy đủ. Điều này dẫn đến bạn đọc, nhân dân hiểu chưa đúng bản chất vấn đề, ảnh hưởng không tốt cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của TP. 
 
Về vấn đề này, chúng tôi thông tin như sau: 
 
1. Hiện nay hệ thống công nghệ thông tin, dịch vụ công của TP.Hà Nội đang hoạt động bình thường. 
 
2. Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP và các cơ quan chức năng của TP đang thực hiện rà soát tất cả các dự án liên quan đến công nghệ thông tin của TP do nhiều đơn vị triển khai thực hiện, trong đó có Nhật Cường, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định. 
 
3. Liên quan đến các thông tin chưa chính xác, ngày 10.5.2019, UBND Thành phố đã có Công văn số 154 gửi Ban Tuyên giáo Trung ương kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương "chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin chính xác theo thông tin của cơ quan điều tra Bộ Công an, tránh suy diễn để dư luận hiểu sai về các dự án công nghệ thông tin của TP.Hà Nội". 

Khao khát được làm ĐIẾM của "sao" việt

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"Posing on the red carpet at the famous festival, the star exposed a serious amount of naked flesh as she smiled for the cameras." — (express.co.uk)

"Tạo dáng trên thảm đỏ tại lễ hội nổi tiếng, ngôi sao lộ ra một lượng da thịt trần trụi nghiêm trọng khi cô mỉm cười trước ống kính."(Google dịch)

"Tạo dáng trên thảm đỏ tại ngày hội nổi tiếng, ngôi sao đã phơi bày một lượng không thể coi thường của xác thịt trần truồng lúc cô ấy đã mỉm cười với các ca mê ra."(Chương trình me() dịch)

Quốc hội không đưa Luật đặc khu vào chương trình xây dựng luật 2019-2020

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

RFA

2019-05-17

Tweet

Quốc hội Việt Nam không đưa Luật Đặc khu vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của cả năm 2019 và 2020.

Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam - ông Nguyễn Hạnh Phúc - trả lời câu hỏi của báo chí liên quan Luật Đặc khu cho biết thông tin vừa nói hôm 17/5.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói rõ khi nào Chính phủ Hà Nội thấy "chín" thì sẽ trình Quốc hội, hiện nay thì Chính phủ đang tiếp tục hoàn chỉnh để báo cáo và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Luật Đặc khu là tên gọi vắn tắt của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã vấp phải phản đối của người dân từ khi có kế hoạch trình Quốc hội hồi tháng 6/2018.

Vào các ngày 9, 10 và 11 tháng 6 năm ngoái một đợt biểu tình với đông đảo người dân tham gia nổ ra tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam với mục đích phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng.

Nhiều người tham gia biểu tình bị bắt giữ, có gần 120 người biểu tình bị kết án tù với cáo buộc’ gây rối trật tự công cộng’ hay ‘hủy hoại tài sản’.

Ngày 9/6/2018, Văn phòng Chính phủ bất ngờ ra thông báo quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp vào tháng 10.

Đến ngày 11/6, Quốc hội bỏ phiếu lùi thời gian xem xét, thông qua dự luật này, tuy nhiên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước người dân vẫn xuống đường phản đối, dẫn đến hàng chục người dân bị bắt giữ, bị xử với các án tù khác nhau.

Một số chuyên gia giải thích sở dĩ người dân phản đối luật này là do luật này sao chép từ Trung Quốc, đã lỗi thời và có nguy cơ bị mất lãnh thổ vào tay láng giềng phương Bắc. Ngoài ra thời hạn thuê đất lên đến 99 năm đối với các trường hợp đặc biệt cũng là một điểm bị người dân phản đối, tuy nhiên sau đó điều này đã bị xem xét lại trong dự thảo.

Tin cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành khoảng 12 ngày để xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác.

Các dự án luật, nghị quyết đáng chú ý được Quốc hội xem xét, thông qua lần này như: Luật Giáo dục sửa đổi; Luật Đầu tư công sửa đổi; Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia; Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, v.v.

Quốc hội cũng sẽ xem xét báo cáo liên quan pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-national-assembly-did-not-include-the-sez-bill-in-the-law-building-program-2019-2020-05172019084742.html


(Bài viết của tác giả Chi Nguyen Hue)

'Make in Vietnam' là cái kặk gì?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Quang Duy

‘Make’ có chữ k (ca hay cờ) không phải ‘made’ chữ d (dê hay dờ) nhen các bạn.

‘Make in Vietnam’ là tiêu đề của Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức, tại Hà Nội ngày 9/5/2019 vừa qua, với hơn 1.000 khách mời đại diện chính phủ và doanh nghiệp tham dự.

Khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng tuyên bố: “Nếu Việt Nam cứ tập trung gia công, lắp ráp, giấc mơ hưng thịnh, hùng cường của đất nước rất khó có thể trở thành hiện thực.”

Qua bài viết trên Trí Thức Trẻ “Góc nhìn lạ đằng sau ‘MAKE IN VIETNAM’ của Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng”(*) có thể hình dung được tiêu đề này thực sự là gì.

Chiến lược mới?

Tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc và Bộ trưởng Hùng cùng giải thích ‘Make in Vietnam’ như sau: “Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và sản xuất tại Việt Nam.”

Qua lời giải thích này thoáng nghĩ đến trường hợp Facebook. Với ý tưởng kết nối xã hội, chỉ sau 15 năm hoạt động, Facebook đã thống lãnh thị trường truyền thông thế giới với 2,3 tỷ người thường xuyên sử dụng, lợi ích của Facebook bạn đọc hầu như đã rõ.

Facebook do đó là sản phẩm: “Sáng tạo tại Mỹ, thiết kế tại Mỹ, Mỹ làm chủ công nghệ và chủ động trong việc phục vụ người sử dụng khắp thế giới (ngoại trừ Trung cộng)”.

Trung cộng chặn Facebook không cho người dân sử dụng, nhưng có mạng xã hội Weibo một sản phẩm: Sáng tạo tại Mỹ, thiết kế tại Trung cộng, Trung cộng làm chủ công nghệ và cho người Trung cộng sử dụng”.

Make in Vietnam’ dành cho ai?

Nhưng theo lời Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thì ‘Make in Vietnam’ được chia làm ba nhóm doanh nghiệp khác nhau: (1) sáng tạo (2) thiết kế và (3) sản xuất.

Với nhóm thứ nhất ông Hùng cho biết những doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp theo đúng nghĩa là sáng tạo, theo ông số lượng doanh nghiệp như thế tại Việt Nam không nhiều, nếu không muốn nói là rất hiếm (tương tự trường hợp Facebook).

Nhóm thứ hai gồm những doanh nghiệp dùng công nghệ đã có sẵn của nước ngoài, về thiết kế lại làm ra sản phẩm, ‘Make in Vietnam’ đa phần nhắm vào đối tượng này.

Việt Nam hiện cũng muốn bắt chước Trung cộng xây dựng mạng xã hội riêng để: “Sáng tạo tại Mỹ, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và cho người Việt Nam sử dụng”.

Còn nhóm cuối cùng là những doanh nghiệp có vai trò đầu tàu được chia thành hai nhánh gồm: doanh nghiệp công nghệ ICT truyền thống như FPT, CMC, VNG, VCCorp... và những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khác chuyển hướng đầu tư sang công nghệ như Vingroup và Viettel.

Chiến lược công nghệ Ấn Độ

‘Make in India’ là một sáng kiến được chính phủ Ấn Độ thực hiện từ tháng 9/2014 với mục tiêu rất rõ ràng là khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất tại Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết:

Nhà vua và 5 đồng tiền vàng mua táo

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Nhà vua và năm đồng tiền vàng mua táo

Nhà vua ngồi trong cung điện và nghĩ, năm quả táo - năm đồng tiền vàng, một quả táo - một đồng tiền vàng, mà dân chung tranh giành để mua.

Một ông vua ngồi trong hoàng cung và nghe thấy tiếng rao ngoài cửa sổ: “Táo nào, táo ngon đây!”

Nhà vua nhìn ra thấy một ông già với một chiếc xe đẩy bán táo, và xung quanh - đám đông người mua.

Vua thấy thèm ăn hoa quả bèn gọi quan nhất phẩm đến và nói: “Đây là năm đồng tiền vàng, hãy đi mua táo cho ta”.
 
Quan nhất phẩm cho gọi quan cửu phẩm và nói: “Đây là bốn đồng tiền vàng, hãy chạy đi mua táo”.

Quan cửu phẩm gọi cho quan bộ lễ và nói: “Đây là ba đồng vàng, hãy chạy đi mua táo”.
Quan bộ lễ gọi đội trưởng thị vệ và nói: “Đây là hai đồng tiền vàng, hãy chạy đi mua táo.”

Đội trưởng thị vệ gọi một người lính canh và nói: “Đây là một đồng tiền vàng, hãy chạy đi mua táo”.

Tên thị vệ bước ra và tóm cổ ông già: “Này, ông đang hò hét cái gì vậy? Đây là chợ hay là hoàng cung?” “Xéo khỏi đây ngay, tịch thu hết táo”.

Thị vệ quay trở về và nói: “Đây, thưa đội trưởng, một món hời. Một đồng tiền vàng được một nửa xe táo”.

Đội trưởng đi đến quan bộ lễ: “Đây, thưa ngài, hai đồng tiền vàng được một bao tải táo”.
Quan bộ lễ đi đến gặp quan cửu phẩm: “Đây, ba đồng tiền vàng được một túi táo”.
Quan cửu phẩm đến gặp quan nhất phẩm: “Đây, bốn đồng tiền vàng được một nửa túi táo. Biết làm sao được, thưa ngài, lạm phát mà.”

Quan nhất phẩm xuất hiện trước mặt nhà vua: “Đây, thưa bệ hạ, như ngài đã ra lệnh - năm quả táo đây ạ.”

Nhà vua ngồi trong cung điện và nghĩ: “Năm quả táo - năm đồng tiền vàng, một quả táo - một đồng tiền vàng, mà dân chung tranh giành để mua.

Vậy cần phải tăng thuế đánh vào dân chúng!”

Phuong Le

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Theo bà lên chùa tắm Bụt

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


MIỀN KÝ ỨC
 

Phạm Xuân Thịnh

Tôi bất chợ nhận ra đang là mùa Phật đản, hương sen từ hồ Tây theo gió đưa lên thơm ngào ngạt, ký ức về những ngày xưa lại lặng lẽ trở về.

Bà tôi hay đi chùa, nên ngày bé ở với bà tôi cũng nhiều lần được theo lên chùa. Bà dặn: lên chùa không được nói bậy, nói bậy là bị câm đấy, không được chỉ tay vào tượng, chỉ tay vào tượng là về ốm rụng ngón tay.

Nhớ có hôm bà bảo: mai là ngày tắm bụt đấy, lên chùa mà ăn cháo. Thế là tôi háo hức lắm, nằm cả đêm chả ngủ được, mong đến mai để được lên chùa xem tắm bụt.

Ngày xưa cứ đến 8.4 âm lịch là chùa làng lại làm lễ tắm bụt. Các cụ gọi là ngày bụt đẻ. Trước đó vài ngày kiểu gì trời cũng mưa, bà tôi bảo trời mưa để lấy nước tắm cho bụt. Mọi hôm đi câu tôm, câu cá không sao, nhưng đến 8.4 là phải kiêng kị. Ngày bụt đẻ nên không được sát sinh. Bà dặn thế.

Đến ngày tắm bụt, các cụ mang tượng bụt ra sân lau chùi cho sạch bụi, rồi thay áo mới cho bụt. Áo bụt là một miếng vải đỏ, choàng kín người bụt. Sau khi thay áo mới, áo cũ được cắt ra từng miếng nhỏ chia cho các cụ. Mỗi cụ một miếng và một phần chuối oản.

Bà về nhà lại chia nhỏ miếng vải áo bụt ra. Mỗi người một mảnh. Bà bảo: Đeo áo bụt lên người sẽ không bị ma dấu, không bị ốm, ngủ không mơ bóng đè, đêm đom đóm cũng không dám cõng ma bay vào nhà. Trong tâm trí tuổi thơ non nớt, miếng áo bụt giống như một lá bùa hộ mệnh. Ông anh cả thì mang treo lên cửa sổ ngay chỗ ngủ để đêm ma không vào được, anh thứ thì lấy kim khâu đính lên ngực áo, nhìn đỏ đỏ như đeo huy chương. Còn tôi thì được bà lấy sợi dây dù buộc thành cái vòng đeo vào cổ. Đi đâu cũng tung tẩy, thích lắm.


Mỗi khi bà lên chùa về, bao giờ trong túi cũng có một phần quà. Là một miếng oản và hai quả chuối chùa. Thứ oản làm bằng gạo nếp, đồ cho chín, rồi giã nhuyễn, đóng vào khuôn, ăn rắn rắn bùi bùi. Oản ăn kèm với chuối còn vương mùi hương nơi cửa phật thơm ngon lạ lùng.

Hơn hai mươi năm sau, chùa làng giờ được kiến thiết to rộng hơn. Xa quê nên cũng lâu rồi không còn gặp cảnh từng đoàn các cụ đi chùa về qua ngõ. Trẻ con bây giờ chắc chúng cũng chẳng con ăn oản chùa, chẳng còn tranh nhau miếng áo bụt như ngày nào.
.

Thành Lộc - "Tôi chỉ là hạt cát..."

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nghệ sĩ Thành Lộc

Ảnh : Lê Vi trích đăng

"Hồi còn làm Ban Giám khảo của Vn’s Got Talent đến mùa thứ 2 thì có một bạn hâm mộ tại Hà Nội đã lấy chân dung tôi, Huy Tuấn, Thuý hạnh và MC Thanh Bạch ghép vào hình ảnh nhóm thầy trò đường tăng Tam Tạng đi thỉnh kinh trong Tây du ký để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Tôi có nói với bạn ấy (qua facebook thôi) rằng tôi cảm kích lòng ngưỡng mộ của bạn ấy dành cho chương trình và riêng BGK&MC, nhưng xin đừng ghép tôi vào cái nhóm văn hoá Trung Quốc, vì tôi không muốn trông thấy hình ảnh chính mình lại khoác bộ trang phục của họ để cổ xuý cho một nền văn hoá của một quốc gia đang xâm lấn lãnh thổ và làm hại người dân tôi mỗi ngày trên biển đảo!

Bạn ấy bảo tôi cực đoan, chính trị là chính trị mà nghệ thuật là nghệ thuật! Tôi nói trước đây tôi cũng đã từng nghĩ như vậy nhưng bây giờ thì không, vì chính Trung Quốc cũng đã không nghĩ như vậy, họ là những kẻ xảo ngôn nên ta không cần phải tôn trọng và hãy lấy hình ảnh tôi ra khỏi bức ảnh ấy, người bạn này đã tỏ ra thất vọng và miệt thị tôi khá nặng! Lúc đó tôi có nghĩ chắc bạn này là 1 dư luận viên.

Trong đợt kỷ niệm cho sự kiện của một hội chuyên nghành về sân khấu, người ta muốn dựng lại một số vở kịch lừng danh của nhà hát sân khấu nhỏ 5B mà một thời tôi đã gắn bó tài nghệ mình nơi đó, chỉ là một đợt hoạt động mang tính sự kiện thôi nhưng trong đó có vở Lôi vũ (tác giả Tào Ngu - Trung Quốc) mà tôi đã thành công nhiều với vai Chu Xung. Tôi từ chối tham gia cũng vì lý do trên, không thể khác!

Không thể viện lý do nghệ thuật khác với chính trị để chính mình tự làm tổn thương lòng tự trọng dân tộc của mình. Khi hai quốc gia còn là bạn bè tôn trọng chủ quyền của nhau thì nghệ thuật còn làm thăng hoa nhau được, chứ ai lại có thể đi tôn vinh văn hoá của một quốc gia nó bắn giết dân ta, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của ta từng ngày từng giờ được? Tôi đã nói rõ quan điểm của mình như vậy với ban tổ chức và không hiểu sao sau đó đợt sự kiện đó cũng ngưng lại luôn, chắc vì không có kinh phí chứ không phải là từ tôi, tôi chỉ là hạt cát trong cái sa mạc showbiz Việt nhu nhược này!

Cũng như có lần tôi từ chối làm đại sứ hình ảnh cho một sản phẩm của Trung Quốc (họ đài thọ tôi du lịch miễn phí bên đó) thì cũng có vài người bảo tôi dại đã để vuột khỏi tay 1 cây cờ!!!

Rồi bây giờ là một danh sách dài ngoằng các tài tử minh tinh điện ảnh và nghệ sĩ của Trung Hoa lục địa mà “thần dân” xứ Việt chết mê chết mệt đã lên tiếng ủng hộ cái gọi là “đường lưỡi bò” láo xược trên biển Đông của chính quyền Trung Quốc, họ phản đối phán quyết của Toà án quốc tế, bất chấp luật pháp và đi ngược lại với lương tri thế giới. Những cái tên như Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Huỳnh Hiểu Minh, Lục Tiểu Linh Đồng… vốn đã xem chúng ta là thần dân của họ, tài nguyên nước ta là tài sản của quốc gia họ từ bao đời nay rồi! Vậy có đúng là nghệ thuật, kinh tế đi trước để lót đường cho chính trị và xâm lược đi sau không?