Trần Ngọc Kha: Trâng tráo, trơ trẽn đến tởm lợm!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Trâng tráo, trơ trẽn đến tởm lợm! 

Trần Ngọc Kha

Lê Phước Hoài Bảo con trai của Lê Phước Thanh, Bí Thư Quảng Nam mới 30 tuổi đã vừa được bầu giữ chức Giám đốc Sở KH&ĐT Quảng Nam trong mấy ngày nay. Sự kiện gây xôn xao trong dư luận. Với sự thăng quan này, hắn đã kịp "noi gương" các cậu ấm con nhà nòi cộng sản Nguyễn Minh Triết (con Nguyễn Tấn Dũng), Nguyễn Xuân Anh (con Nguyễn Văn Chi), Nguyễn Bá Cảnh (con Nguyễn Bá Thanh), Lê Trương Hải Hiếu (con Lê Thanh Hải)...

Nói về sự kiện này, báo Vietnamnet nhả ngọc: "Đây đúng là một kỷ lục trong hệ thống hành chính. Kỷ lục vì học xong đại học rồi lại làm thạc sỹ 2 năm ở nước ngoài, như vậy ông Bảo ra làm việc mới chỉ vài năm mà đã được bổ nhiệm". Tờ báo chính thống của Nhà nước này còn phun châu: "Đây là một kỳ tích đáng để các bạn trẻ noi theo".

Tuy nhiên, Vietnamnet cũng không quên nhắc đến cái gọi là "tiêu chuẩn Giám đốc sở" được liệt kê dưới đây khi ai đó tiến hành bổ nhiệm người nắm giữ chức danh này: 



- Phải đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ từ chuyên viên chính trở lên (ai tốt nghiệp đại học xong, vào công chức hết tập sự, sau 9 năm mới đủ điều kiện đi thi nâng ngạch lên chuyên viên chính, như vậy suôn sẻ nhất thì cũng cỡ 33, 34 tuổi); 

- Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp (công chức mới ra làm việc mới có mấy năm thì khó có cái này); 

- Tốt nghiệp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên; 

- Có 5 năm công tác trong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao...

Kể là kể như thế là để tờ báo nói bóng nói gió, rằng để cho "các công chức trẻ, tài cao khắp cả nước vào Quảng Nam học kinh nghiệm làm thế nào để đáp ứng được ngần ấy cái khó vậy". Rằng thì là mà... nếu không ai học được thì vứt quách cái gọi là tiêu với chả chuẩn trên kia đi, "để rộng đường cho những người trẻ, thực sự có tài, có năng lực được bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở độ tuổi 30, như trường hợp ông Bảo".

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Một sự quan sát, cảm nhận và phân tích đầy sức thuyết phục về người Việt muốn làm giầu thật nhanh – làm giầu nóng – và sau đó ra đi thật nhanh đến một quốc gia khác cho dù “chỉ số hạnh phúc” thấp hơn mảnh đất “quê hương là chùm khế ngọt” hình chữ S. Có một sự khá trái khoáy là, ở phần kết, người nhạc sĩ tài hoa này lại khuyên mọi người, sau khi đọc xong bài viết “đừng nói một lời nào cả. Chúng ta hãy cùng lặng im và suy ngẫm”. Phải! Một đất nước có quá nhiều khẩu hiệu, có quá nhiều lời hứa suông cũng như có quá nhiều “định hướng tầm nhìn” đến năm 2030, thậm chí 2050, thì không cần phải nói gì cả mà hãy đợi những… cơn mưa.

Bauxite Việt Nam

Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe Honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình.

Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển… nhưng chỉ trong tích tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.

Người Việt rầm rộ làm giàu từ nhiều năm nay, tập bỏ quên mọi thứ khác chung quanh mình, mà tưởng chừng miếng cơm manh áo no đủ sẽ giải quyết tất cả, nhưng mọi thứ lại không phải như vậy.

Chưa bao giờ người Việt ào ạt in và ngấu nghiến đọc những công thức dạy làm giàu, dạy thành đạt như bây giờ. Thậm chí liều thuốc cường dương dựng đứng giấc mơ thành đạt của Mã Vân (Jack Ma) cũng được nhắc đi nhắc lại như một kim chỉ nam “quá 35 tuổi mà còn nghèo là tại bạn”. Thế nhưng những phong trào uống, chích các loại thuốc như vậy không hề có việc ghi chú chống chỉ định rằng việc thành đạt nóng, phải giàu có cho bằng được đôi khi cũng tạo ra loại ác thú núp kín sau bộ mặt niềm nở với đồng loại của mình.

Truyện tình "Thủy - Trí" 2500 "t" thật tuyệt!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thơ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! 
.
Tới tuổi trăng tròn, Thủy tròn trặn, tươi tắn, trắng trẻo, tay tròn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt! Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế. Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới tuổi thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ: “Trời! Trắng tựa tuyết!” “Thon thả thế!” “Tóc thật thướt tha!” “Ti to thế! Tròn thế!” “Tác tuyệt! Tuyệt tác".

Trai tơ thổn thức, tứ tuần tơ tưởng, thất thập thẫn thờ. Thấy Thủy thấp thoáng, tất thảy táo tác, thập thà thập thò, thật tội. Tứ tuần thách trai tơ: tán thắng Thủy thì thua tam trâu. Thất thập thách tứ tuần: tán thắng Thủy thì thua tám thúng tiền. Thách thì thách thế thôi, thua Thủy tất tần tật.

Thủy tựa thần tiên, trai tráng trong thôn thì thô thiển, tiền tài trắng trơn, thân thế thấp tè, thế thì tán tới trăm tuổi! Tiếng tăm Thủy truyền trong toàn tỉnh.Thư từ tới tấp tới tay Thủy. Thư thì thủ thỉ tâm tình. Thư thì tranh thủ trình thêm thân thế, tiền tài. Thư thì than thở tức tưởi. Thư thì thêm thơ, thêm tranh, trang trí thật trang trọng... Trong tám tháng trên tám trăm thư, thật thế!

Trai tráng trong tỉnh tìm tới tán tỉnh Thủy tới trăm thằng. Tám thằng thân tôi: Thằng Thịnh, thằng Tân, thằng Thuận, thằng Tạo, thằng Toàn, thằng Trung, thằng Tiến, thằng Tuấn, tán tỉnh tài thế, tí ta tí tởn tới tán Thủy, tốn tiền trăm tiền triệu, tiêu tiền tới trắng tay, thua tiếp tục thua. Tám thằng thất thểu tìm tới tôi than thở: “Thôi! Tiền thế, tài thế, tập tễnh tới tán Thủy thêm thiệt thòi.” Tôi thích Thủy, tuy thế tôi tỉnh táo tự thấy: trí tuệ tôi tầm thường, tiền tài thiếu thốn, thân thế tiếng thì to, thực tình thanh thế tổ tiên thôi, thân thế tôi thấp tẹt. Tôi trù tính: thư từ tán tỉnh, trật! Tiền tài: trật! Thân thế: trật. Tổ tiên ta từng truyền tụng: tham thì thâm. Thư từ, thân thế, tiền tài... trật trật trật! Thua thua thua! Thủy thích tinh tế, trung thực, thật thà, thế thôi. Tôi tính toán thật tình tiết: từ thị trấn Tân Tiến tận tụy tới thôn Tám tìm Thủy tâm tình, từ từ, từ từ, tránh trắng trợn, tránh thô thiển, thỉnh thoảng thêm tí tranh, thêm tí thơ tặng Thủy, trời thương trời trợ thủ thì tất thành. Trời thương tôi thật. Tới thôn Tám, thấy Thủy trơ trọi, thui thủi trên thềm, tôi thích thú thấy tôi tính toán trúng. Tôi trấn tĩnh, từ từ tiến tới tận thềm, thì thầm: “Thủy! Tôi tên Trí, Trần Trọng Trí, thầy thuốc Tây...” “Trần Trọng Trí!”, Thủy trầm trồ, “Thầy thuốc trị tim, trị thận, trị toàn thân thể, tiếng tăm truyền tám tỉnh! Trời, trẻ thế! Trẻ thế!” Thủy tấm ta tấm tắc. Tôi trùng tên thầy Trí, thầy thuốc thiên tài trên tỉnh. Thủy tưởng thế, thật trúng tủ, trời toàn thương tôi! Thấy tình thế thật thuận tiện, tôi tiếp tục thủ thỉ: “Thủy, tôi trốn thầy, trốn thủ trưởng, trốn tránh tất thảy, từ thị trấn Tân Tiến tới tìm Thủy!” Thủy trao tôi tách trà, thẹn thùng: “Thủy thật tầm thường, tìm Thủy thật trớ trêu...” Tôi tíu tít: “Thủy! Thủy! Thủy tránh tự ti. Thủy thật tuyệt trần, tiếng thơm truyền từ tỉnh Thanh tới tỉnh Thừa Thiên, thật thế!” “Thầy Trí tưởng thế thôi...”, tiếng Thủy trong trẻo, thánh thót. Tôi thủng thẳng tán tỉnh, thầm thầm thì thì, tu từ thật tốt, thỉnh thoảng thêm tí thán từ. Thấy Thủy thinh thích, tôi tấn tới, thả từng tiếng thật tha thiết: “Tháng tư, tôi trông thấy Thủy tha thướt trong thị trấn. Tôi thảng thốt: Trời, tiên từ trên trời tới thị trấn! Từ tháng tư tới tháng tám, tối tối tôi thao thức, trằn trọc. Tâm thần tôi trục trặc, thân thể tiều tụy. Tưởng tượng thấy Thủy trẻ trung, tươi tắn, tôi thổn thức: Thiếu thủ trưởng thì thảnh thơi, thiếu trời thì tổn thọ, thiếu Thủy thì tắc thở! Thủy! Trái tim tôi tràn trề tình thương Thủy. Tôi tìm tới Thủy trao trọn trái tim thật thà, trái tim trong trắng, trái tim thân thương, trái tim trẻ trung, trái tim trung thực... Tôi thề, tôi trao trọn!” Thấy tôi thề thốt thật tha thiết, thật tận tình, Thủy thấy thương thương, thẹn thò túm tóc thỏn thẻn: “Thôi thôi, Trí thôi thề thốt...” Thủy tin tôi, thật tuyệt! Thế thì tôi toàn trúng tủ, thật tuyệt! Tôi từ thủ thỉ tâm tình tiến tới thề thốt trầm trọng, toàn từ to tát: “Thủy tin tôi, thương tôi thì tôi thôi thề thốt. Thủy thiếu tin tưởng thì tôi tiếp tục thề. Tôi thương Thủy, tha thiết trao trọn tình tôi tới Thủy. Thủy tuyệt tình tôi thì tôi tự tử. Tôi theo Thủy tới trăm tuổi, tôi tuyệt tình Thủy thì tôi tắc tử!” “Trí!”, Thủy thổn thức, “Thủy tin Trí, thương Trí...” Tôi trúng to, trúng to! Trăng tròn tháng tám thấp thoáng trong tre, trời thu tươi tốt, tiếng thu thánh thót. Tôi tấn tới tìm tay Thủy. Tay Thủy trong tay tôi. “Thủy... Trí thương Thủy, thương tới tận tim...”, tôi thì thầm, từ từ thơm tay Thủy. Thủy thẽ thọt từng tiếng, từng tiếng thật thương: “Tính Thủy thật thà, thương thì thương thật. Trí tâm tình thế, Thủy tin. Tất thảy tình thương, Thủy trao trọn. Thủy tin: tình ta thắm thiết!”

Anh đã quên mùa thu.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bây giờ là mùa thu
Trời vắng khói sương mù
Hàng cây khô sầu úa
Hiu hắt đứng trong mưa

(Lời bài hát "Anh đã quên mùa thu")

Tôi cố nhớ mùa thu Hà Nội trước khi tôi đi đẹp và thơ mộng thế nào, mà không nhớ được nhiều lắm. Mặc dù tôi mới sang mùa thu thứ ba tôi vắng xa Hà Nội. Cố gắng lắm chỉ thấy một chút heo may, nắng vàng, gánh cốm, tiếng rao của gánh hàng rươi và những chiếc bánh trung thu trong tủ kính bên đường. Nhưng tất cả cái đó biến nhanh vào hình ảnh những cái nóng bức, ngột ngạt, đông đúc và ồn ào còi xe, hỗn loạn của Hà Nội. Bóng dáng công an, dân phòng giăng đầy trên các con đường ở Hà Nội, khiến cảm giác bất an hơn.

Thế nào tôi lại nhớ một mùa thu của Hà Nội, mùa thu xa hơn rất nhiều. Nhớ rõ ràng là đằng khác.

Thuở ấy Hà Nội vắng lắm, gió mùa thu heo may nhiều hơn, nắng vàng cũng dịu hơn. Không khí Hà Nội trong lành như Sa Pa bây giờ, trên đường phố may lắm mới có một chiếc xe con chạy, hoặc xe tải chở gạo, rau cho cửa hàng mậu dịch.

Bạn có thể thấy trên vỉa hè Hà Nội có cỏ mọc, có cây rau sam hoa vàng nở li ti. Buổi sớm bạn có thể thấy trong đám cỏ ven tường nhà có vài chú châu chấu, cào cào nấp trong đó. Nếu sớm nữa, bạn gặp hạt sương trên cất rau sam mọc chân tường, còn châu chấu, cào cào đậu luôn trên tường mặt tiền nhà bạn. Có khi chúng còn nhảy cả vào gường bạn ngủ.

Buổi trưa tiếng chim hót véo von, chào mào, chim vành khuyên đầy trên những cây bàng ra quả chín vàng mọng.

Buổi tối dưới ánh đèn đường đỏ quạch tù mù, châu chấu bay cả đàn cùng với bọn thiêu thân và những con cà cuống. Bọn cà cuống bay vài vòng thế nào cũng mỏi cánh sa đến xẹt xuống đường, chỉ ngồi đợi một tối là nhặt được vào con về nướng chín dầm nước mắm, chấm rau muống luộc.

Đêm đến thì tiếng dế kêu lẫn cả tiếng ếch nhái râm ran. Tôi nói thật đấy, không phải bịa chuyện Hà Nội là nhà quê đâu. Hồi ấy ở Hà Nội nhiều ao hồ, ngõ nhà tôi gần đê sông Hồng, nên cào cào, châu chấu, cà cuống, bọ hung, dế mèn nhiều nhan nhản. Lúc bé tôi thấy cả thế giới côn trùng của dế mèn Phiêu Lưu Ký trước cửa nhà.

Có lần tôi thấy góc nhà có một con rắn nhỏ, đen mướt. Lần khác thì thấy con cóc trong xó nhà.  Chắc chúng vào ban đêm qua song sắt cửa thưa nhà tôi.

Tôi bị bứng vào đời rất nhanh, chả kịp hiểu mình giã từ tuổi thơ lúc nào. Nhoằng cái đi bộ đội, rồi tiếp đến giang hồ, rồi đi tù, rồi lại giang hồ. Lúc vợ con rồi, dừng lại thấy Hà Nội mà mình từng thấy trước kia đã biến mất. Một lần tôi vắng Hà Nội vài tháng đi lên trồng rừng trên núi cao. Lúc về gần đến Hà Nội mắt cứ thấy mờ mờ, cay cay. Mãi sau mới hiểu đó là khói của các xe cộ lưu thông trên đường phố. Trước cửa nhà tôi chiều nào cũng ầm ĩ người là người. Họ nói đủ thứ chuyện đâu đâu, tranh luận mãi về váy, túi lại đến những chuyến đi du lịch nơi này đắt, nơi kia có cái hay... rồi quay sang tiền nong cho vay lãi, lô đề, bóng bánh. Thỉnh thoảng lại to tiếng, xô xát, can ngăn ầm ĩ.

Cuộc sống phát triển, người Hà Nội có đời sống vật chất tốt hơn. Nhà cửa xây sửa liên miên, những mái ngói mà rêu và cây thài lài tím ngự trên hoặc những bước tường rêu như tấm thảm nhung lẫn cây dương xỉ chìa ra chỉ là dĩ vãng. Hè phố đầy người đi lại, cậy lên lát quanh năm, chả có cây rau sam, cỏ dại nào mọc được nữa. Dù chúng không chết vì người dẫm, vì nát đường chúng cũng sẽ chết vì khói của đủ loại xe cộ trên đường. Lũ côn trùng đương nhiên là mất hẳn. Còn hiếm lắm mới thấy một bóng chim sẻ, loại dạn dày nhất giờ cũng đậu tít trên cao lẻ loi một hai con.

Ở đây, Berlin, thủ đô của nước Đức hiện đại, nơi sản xuất ra nhiều thương hiệu xe ô tô nhất thế giới, cũng là nơi công nghiệp năng, cơ khí, luyện kim tiên tiến trong hàng bậc nhất thế giới.

Nhưng nhiều vỉa hè ở Berlin chỗ nào có khe hở, hoặc chỗ vỉa hè giáp tường nhà, cỏ dại vẫn mọc cùng với cây Bồ Công Anh. Các gốc cây cổ thụ ven đường không bị xi măng hay hè đường vây kín, có một khoảng đất xung quanh thân cây khiên cỏ dại, bụi cây nhỏ mọc đầy. Lũ chim sẻ lúc nhúc, ríu rít ngay dưới đó. Chúng không việc gì phải đậu trên cao để khó kiếm mồi. Chúng núp ở bụi cây ngay sát chân người đi trên vỉa hè để nhặt nhạnh thức ăn.

Thật kỳ lạ là không khí mùa thu ở đây y hệt Hà Nội hơn 30 về trước, se lạnh, trong lành, hít hơi dài thấy hơi chút mát lạnh. Chỉ thiếu vài con châu chấu hay cào cào đậu trên tường hay núp dưới cây bồ công anh ven lề đường là y hệt Hà Nội ngày xưa.

Một chút lãng đãng của đầu mùa thu thứ ba xa xứ, chỉ vậy thôi. Cái lãng đãng ấy là phút nghỉ ngơi hoài niệm.
(Bài viết của tác giả Thanhhieu Hieubui)

Nguyễn Quang A - "Cảm ơn tất cả anh chị em"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ra khỏi chỗ kiểm tra Hải quan lúc 0:10 phút ngày 2-9-2015 [Ngày 2-9!] mới gặp anh chị em ra đón, gặp nhau mừng nhưng thấy nhiều người bị an ninh đánh tôi nghẹn đi. Về đến nhà 1:30 tắm và đi ngủ luôn cho đã mắt. Sáng dậy xem mấy clip an ninh hành hung các bạn ra sân bay đón tôi (tôi khẳng định có 2 an ninh trong số các bạn gọi là côn đồ, mặc thường phục mà cũng vào định hành hung tôi, hay họ là côn đồ hợp tác với an ninh mặc sắc phục), lướt qua các comment của các bạn tôi rất cảm động. Và tự đáy lòng tôi xin rất rất cảm ơn các bạn, kể cả những người đến Nội Bài muộn sau khi mọi người đã về vì quá khuya và những người đã theo dõi, bày tỏ sự ủng hộ tôi trên mạng, qua điện thoại, qua các cuộc phỏng vấn, và comment dưới các tường thuật lỗ mỗ của tôi trong 15 giờ bị câu lưu tại đồn công an nhà ga T2 Nội Bài.

Dưới đây tôi điểm sơ và bổ sung những điều đã viết hay đã nói mà các bạn có thể chưa rõ (xin nợ bài tổng hợp đầy đủ sau).

Xuống máy bay lúc 9:25 sáng 1-9-2015. Đến quầy nhập cảnh, họ bảo hộ chiếu hết hạn và mời vào trong để xem có hết hạn không. Đây là một chiêu bắt cóc người quen thuộc. Vào phòng họ đưa giấy mời làm việc liên quan đến những vấn đề an ninh quốc gia Việt Nam. Họ muốn mình trả lời đi Mỹ gặp những ai, ở đâu, móc nối với các tổ chức "phản động" nào,.. (họ bảo có đầy ảnh tôi chụp với anh Điếu Cày, Trịnh Hội, Gs. Đoàn Viết Hoạt, anh Khanh RFA, và mấy người mà tôi gặp lần đầu, và nhờ an ninh nói tôi mới biết họ thuộc các tổ chức "khủng bố" hay đảng "phản động" này kia, - tôi còn có đầy ảnh chụp với Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào ở Hà Nội và vợ chồng Cù Huy Hà Vũ ở bên Mỹ nữa mà họ không nhắc tới).

Tôi ghi vào giấy mời của họ: "Lời mời không được tôi chấp nhận" và đưa lại cho họ và nói thêm "Các anh bắt cóc tôi vào đây rồi nói là 'mời', tôi không chấp nhận kiểu 'mời' này của các anh và sẽ không trả lời bất cứ câu hỏi nào và không ký bất cứ gì."

Sau đó cứ lúc hỏi (lấy lời khai thì đúng hơn), lúc nghỉ (tán dóc), lúc họ mua cơm (trưa và tối) mời tôi ăn, tôi cảm ơn nhưng từ chối cho đến 21:30 tức là sau 12 [giờ] câu lưu.

Rồi hai người mặc thường phục (lúc xuất hiện lúc biến mất và họ là 2 người trong số những người mà bên ngoài các bạn gọi là côn đồ đánh anh chị em) lên tiếng. Họ bảo nghe tôi nói chuyện với 2 sĩ quan mặc sắc phục, thì họ không chịu được nên nêu ý cá nhân, tôi không cần nghe, không cần trả lời. Họ mới là những kẻ khiêu khích thực sự, dùng lời lẽ thô bỉ lăng mạ những người họ cho là phản động (ở trong nước và nước ngoài) và ám chỉ cả tôi. Một tay còn bảo tôi sao không ở nước ngoài luôn đi vì "ông là người không được hoan nghênh ở Việt Nam". Tôi đã cố nhịn nhưng đã mắc mưu khiêu khích của họ và cũng lên giọng: "Cậu mới là người không được hoan nghênh ở đất nước này chứ không phải tôi" rồi cãi vã thêm nữa. Cuối cùng tôi kệ họ. Thành con tôi gọi điện thoại vào bảo muốn nới chuyện với mấy anh ở đó. Tôi đưa máy ra, 2 tay này lên giọng "ông không được quay lén" thằng Lân Thắng chứ con ông đâu! Họ sợ hình ảnh của họ trong cuộc gọi sẽ được đưa lên mạng. Họ xông vào bẻ tay tôi khá đau và giật điện thoại. Đây thực sự là hành vi ăn cướp. May mà tôi tắt được điện thoại và đút luôn vào túi. Pha khiêu khích chấm dứt.

Đảng viên Nguyễn Trọng Vĩnh - Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Buổi lễ trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho cụ Nguyễn Trọng Vĩnh được Quận ủy Đống Đa tổ chức tại nhà riêng của cụ vào sáng ngày 1/9/2015. Khi nhận huy hiệu, cụ phát biểu ngắn gọn như sau: “Tôi gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939. Những đảng viên cộng sản như tôi hồi đó là đối tượng khủng bố, ruồng bắt của Nhà nước thực dân Pháp. Tuổi Đảng của tôi năm nay là 76 chứ không phải là 75. Việc trao tặng này lẽ ra phải thực hiện từ năm ngoái chứ không phải để sang năm nay. Nhưng dù sao tôi cũng xin cám ơn các đồng chí, và qua các đồng chí cho tôi gửi lời cám ơn lãnh đạo Đảng cấp trên.”

Đảng viên lão thành Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 9/1939. Tháng 6/1940 cụ bị thực dân Pháp bắt và kết án 5 năm tù khổ sai. Sau khi ra tù, cụ bắt liên lạc ngay với tổ chức và được Đảng giao trọng trách làm Bí thư Tỉnh ủy Phúc Yên rồi Thái Bình. Tháng 3/1947, Trung ương điều cụ vào quân đội làm Chính ủy kiêm Bí thư Khu 1 do đồng chí Chu Văn Tấn làm Khu trưởng. Từ năm 1948 cho đến 1959, cụ được Trung ương điều về làm Cục trưởng Cục Tổ chức đầu tiên của Tổng Cục Chính trị QĐNDVN do đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm. Năm 1959 cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tấn phong quân hàm Thiếu tướng và được cử làm Chính ủy Quân khu IV. (Hiện lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là vị Tướng duy nhất trong số trên 30 sỹ quan cấp tướng do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh tấn phong vẫn còn sống!). Tại Đại hội lần thứ ba Đảng Lao động Việt Nam tháng 9/1960, cụ được bầu là Ủy viên dự khuyết BCHTW Đảng khóa III (1960-1976). Giữa năm 1961, Trung ương điều cụ làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Ba năm sau (1964), cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến cử làm Trưởng đoàn cố vấn giúp Đảng bạn Lào. Sau hơn 9 năm công tác giúp bạn Lào, về nước chưa được bao lâu thì cụ lại được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Trung Quốc. Cụ cũng không ngờ nhiệm kỳ Đại sứ của cụ tại Trung Quốc kéo dài ngoài dự tính: trên 13 năm, gấp hơn 4 lần nhiệm kỳ thông thường của một đại sứ! Không chỉ vậy, thời gian hơn 13 năm cụ làm Đại sứ ở Bắc Kinh là thời gian quan hệ Trung - Việt rất căng thẳng và trở nên xấu nhất do việc Đặng Tiểu Bình xua 60 vạn quân sang xâm lược 6 tỉnh biên giới nước ta hồi tháng 2/1979! Mãi cuối năm 1987 cụ mới được rút về nước, và 3 năm sau cụ mới chính thức được nghỉ hưu ở tuổi 75!

Trong suốt hơn nửa thế kỷ tham gia hoạt động cách mạng và đảm đương nhiều cương vị khác nhau của Đảng và Nhà nước, ở cương vị công tác nào, đảng viên Nguyễn Trọng Vĩnh cũng luôn luôn tận tụy và gương mẫu hoàn thành mọi trọng trách được giao, đặc biệt là cụ luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân lên trên hết, và chưa bao giờ vi phạm kỷ luật dù chỉ ở hình thức nhẹ nhất! Cụ thực sự là tài sản quý đối với các con, cháu, chắt trong gia đình mà còn là tấm gương sáng cho đội ngũ lãnh đạo ĐCSVN hiện nay! Sau khi nghỉ hưu, đặc biệt là trong vòng hơn 10 năm (từ 2001 đến 2012), trước sự xuống cấp về mọi mặt trong đội ngũ lãnh đạo Đảng, đã gần 20 lần cụ viết thư tay gửi trực tiếp cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và cả cho Tổng Bí thư góp ý phê bình và chỉ ra những sai lầm, thiếu sót nghiêm trọng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Nhưng thật đáng tiếc, cụ không hề nhận được hồi âm của bất cứ một vị nào có trách nhiệm của Đảng và Chính phủ cả! Trước tình hình như vậy, cụ đi đến quyết định chuyển hướng góp ý, xây dựng bằng các hình thức khác: