Dân ta phải biết sử ta (Hồ Chí Minh)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook






SỬ NƯỚC TA
Từ năm 2979 trước Công Nguyên đến năm 1942
(Hồ Chí Minh)



Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn ngàn năm,
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà.
Hồng Bàng là tổ tiên ta,
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang.
Thiếu niên ta rất vẻ vang,
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời.
Tuổi tuy chưa đến chín mười,
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.
An Dương Vương thế Hùng Vương,
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.
Nước Tàu cậy thế đông người,
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam.
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam,
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?
Hai Bà Trưng có đại tài,
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian.
Ra tay khôi phục giang san,
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta.
Tỉnh Thanh Hoá có một bà,
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi,
Tài năng dũng cảm hơn người,
Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương.
Phụ nữ ta chẳng tầm thường,
Đánh đông, dẹp bắc làm gương để đời.
Kể gần sáu trăm năm giời,
Ta không đoàn kết bị người tính thôn.
Anh hùng thay ông Lý Bôn!
Tài kiêm văn võ, sức hơn muôn người.
Đánh Tàu đuổi giặc ra ngoài.
Lập nên triều Lý sáu mươi năm liền.
Vì Lý Phật Tử ngu hèn,
Để cho Tàu lại xâm quyền nước ta.
Thương dân cực khổ xót xa,
Ông Mai Hắc Đế đứng ra đánh Tàu.
Vì dân đoàn kết chưa sâu,
Cho nên thất bại trước sau mấy lần.
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm,
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm.
Đến hồi thập nhị sứ quân,
Bốn phương loạn lạc, muôn dân cơ hàn.
Động Hoa Lư có Tiên Hoàng,
Nổi lên gây dựng triều đàng họ Đinh.
Ra tài kiến thiết kinh dinh,
Đến vua Phế Đế chỉ kinh hai đời.
Lê Đại Hành nối lên ngôi.
Đánh tan quân Tống, đuổi lui Chiêm Thành
Vì con bạo ngược hoành hành,
Ra đời thì đã tan tành nghiệp vương.
Công Uẩn là kẻ phi thường,
Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta.
Mở mang văn hóa nước nhà,
Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.
Lý Thường Kiệt là hiền thần,
Đuổi quân nhà Tống, phá quân Chiêm Thành.
Tuổi già phỉ chí công danh,
Mà lòng yêu nước trung thành không phai.
Họ Lý truyền được chín đời,
Hai trăm mười sáu năm giời thì tan.
Nhà Trần thống trị giang san,
Trị yên trong nước, đánh tan địch ngoài.
Quân Nguyên binh giỏi tướng tài,
Đánh đâu được đấy, dông dài Á, Âu,
Tung hoành chiếm nửa Âu châu,
Chiếm Cao Ly, lấy nước Tàu bao la,
Lăm le muốn chiếm nước ta,
Năm mươi vạn lính vượt qua biên thùy.
Hải quân theo bể kéo đi,
Hai đường vây kín Bắc Kỳ như nen.
Dân ta nào có chịu hèn,
Đồng tâm, hợp lực mấy phen đuổi Tàu.
Ông Trần Hưng Đạo cầm đầu,
Dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang.
Mênh mông một dải Bạch Đằng,
Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh,
Hai lần đại phá Nguyên binh,
Làm cho Tàu phải thất kinh rụng rời.
Quốc Toản là trẻ có tài,
Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền.
Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,
Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung.
Thật là một đấng anh hùng,
Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.
Đời Trần văn giỏi võ nhiều,
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh.
Mười hai đời được hiển vinh,
Đến Trần Phế Đế nước mình suy vi.
Cha con nhà Hồ Quý Ly,
Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên.
Tình hình trong nước không yên,
Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu,
Bao nhiêu của cải trân châu,
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn.
Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,
Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn.
Mấy phen sông Nhị núi Lam,
Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng.
Kìa Túy Động nọ Chi Lăng,
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành.
Mười năm sự nghiệp hoàn thành,
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.
Vì dân hăng hái kết đoàn,
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.
Vua hiền có Lê Thánh Tông,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.
Trăm năm truyền đến Cung Hoàng,
Mạc Đăng Dung đã hoành hành chiếm ngôi.
Bấy giờ trong nước lôi thôi,
Lê nam, Mạc bắc rạch đôi san hà.
Bảy mươi năm nạn can qua,
Cuối đời mười sáu, Mạc đà suy vi.
Từ đời mười sáu trở đi,
Vua Lê, Chúa Trịnh chia vì khá lâu.
Nguyễn nam, Trịnh bắc đánh nhau,
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng.
Dân gian có kẻ anh hùng,
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn,
Đóng đô ở đất Quy Nhơn,
Đánh tan Trịnh, Nguyễn, cứu dân đảo huyền.
Nhà Lê cũng bị mất quyền,
Ba trăm sáu chục năm truyền vị vương.
Nguyễn Huệ là kẻ phi thường,
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu.
Ông đà chí cả mưu cao,
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
Cho nên Tàu dẫu làm hung,
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.
Tướng Tây Sơn có một bà,
Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân.
Tay bà thống đốc ba quân,
Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là.
Gia Long lại dấy can qua,
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài,
Nhờ Tây qua cứu tính bài giải vây.
Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà.
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi dầy mả, thiệt là ngu si!
Từ năm Tân Hợi trở đi,
Tây đà gây chuyện thị phi với mình.
Vậy mà vua chúa triều đình,
Khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoan.
Nay ta nước mất nhà tan,
Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn.
Năm Tự Đức thập nhất niên
Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây.
Hai nhăm năm sau trận này,
Trung kỳ cũng mất, Bắc kỳ cũng tan!
Ngàn năm gấm vóc giang san,
Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!
Tội kia càng đắp càng đầy,
Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng!
Nước ta nhiều kẻ tôi trung,
Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.
Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương,
Cùng thành còn mất làm gương để đời.
Nước ta bị Pháp cướp rồi,
Ngọn cờ khởi nghĩa nhiều nơi lẫy lừng;
Trung Kỳ đảng Phan Đình Phùng,
Ra tay đánh Pháp, vẫy vùng một phương.
Mấy năm ra sức Cần Vương,
Bọn ông Tán Thuật nổi đường Hưng Yên.
Giang sơn độc lập một miền,
Ông Hoàng Hoa Thám đất Yên tung hoành.
Anh em khố đỏ, khố xanh,
Mưu khởi nghĩa tại Hà thành năm xưa.
Tỉnh Thái Nguyên với Sầm Nưa,
Kế nhau khởi nghĩa, rủi chưa được toàn.
Kìa Yên Bái, nọ Nghệ An,
Hai lần khởi nghĩa tiếng vang toàn cầu.
Nam Kỳ im lặng bấy lâu,
Năm kia khởi nghĩa đương đầu với Tây.
Bắc Sơn đó, Đô Lương đây!
Kéo cờ khởi nghĩa, đánh Tây bạo tàn.
Xét trong lịch sử Việt Nam,
Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng.
Nhiều phen đánh bắc dẹp đông,
Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên.
Ngày nay đến nỗi nghèo hèn,
Vì ta chỉ biết lo yên một mình.
Để người đè nén, xem khinh,
Để người bóc lột, ra tình tôi ngươi!
Bây giờ Pháp mất nước rồi,
Không đủ sức, không đủ người trị ta.
Giặc Nhật Bản thì mới qua,
Cái nền thống trị chưa ra mối mành.
Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh,
Khắp nơi có cuộc chiến tranh rầy rà.
Ấy là dịp tốt cho ta,
Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông.
Người chúng ít, người mình đông,
Dân ta chỉ cốt đồng lòng là nên!
Hỡi ai con cháu Rồng Tiên!
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau.
Bất kỳ nam, nữ, nghèo, giàu,
Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn.
Người giúp sức, kẻ giúp tiền,
Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta.
Trên vì nước, dưới vì nhà,
Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh.
Chúng ta có Hội Việt Minh
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh.
Mai sau sự nghiệp hoàn thành,
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng.
Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!





NHỮNG NĂM QUAN TRỌNG

Hồng Bàng2879 trước Công Nguyên
Tàu lấy nước ta lần đầu111 trước Công Nguyên
Hai Bà Trưng đánh Tàu40
Bà Triệu Ẩu khởi nghĩa248
Vua Lý đánh Tàu544
Tàu lấy nước ta603
Vua Ngô khởi nghĩa938
Đời vua Đinh 12 nămkể từ 968
Đời vua Tiền Lê 29 nămkể từ 981
Đời vua Hậu Lý 215 nămkể từ 1010
Lý Thường Kiệt đánh Tàu1076-1077
Đời vua Trần 175 nămkể từ 1225
Trần Hưng Đạo đánh Tàu1285-1287
Tàu lấy nước ta1407
Vua Lê khởi nghĩa1417
Đời vua Hậu Lê 360 nămkể từ 1428
Vua Lê, chúa Trịnhkể từ 1545
Đời vua Tây Sơn 24 nămkể từ 1771
Vua Nguyễn Huệ đánh Tàu1789
Gia Long thông với Tây1794
Tây bắt đầu đánh nước ta1857
Vua nhà Nguyễn bắt đầu hàng Tây1862
Ông Đề Thám khởi nghĩa1889
Ông Phan Đình Phùng khởi nghĩa1893
Trung Kỳ khởi nghĩa1915-1916
Thái Nguyên khởi nghĩa1917
Yên Bái và Nghệ An khởi nghĩa1930
Bắc Sơn và Đô Lương khởi nghĩa1940
Nam Kỳ khởi nghĩa1941
Việt Nam độc lập1945

Việt Minh tuyên truyền Bộ xuất bản, tháng 2/1942

Bộ Giáo Dục - Nỗi nhục của Lịch Sử Việt Nam

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook






NÊN HỌC SỬ TA

(Bác Hồ)


Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam


1. Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời.


2. Trước khi vua Gia Long bán nước ta cho Tây, nước ta vẫn là nước độc lập. Đời nào cũng có người anh hùng mưu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu nước.


Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, chiếm nước Tàu và nửa châu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan. Bình dân như ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập.


Người già như ông Lý Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông dẹp bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân.


Thiếu niên như Đổng Thiên Vương chưa đến 10 tuổi mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi. Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh phá giặc Nguyên.


Phụ nữ thì có bà Trưng, bà Triệu ra tay khôi phục giang san.


Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa. Nhờ những vị dân tộc anh hùng ấy mà nước ta được tự do, độc lập, lừng lẫy ở Á Đông.


Vì muốn giành làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là giang san gấm vóc tan tác, tiêu điều; con Lạc cháu Hồng hóa làm trâu ngựa.


Từ đó đến nay, biết bao nhiêu người oanh liệt đứng lên khởi nghĩa đánh Tây như ông Phan Đình Phùng, ông Hoàng Hoa Thám, vân vân.


3. Sử ta dạy cho ta bài học này:


Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.


Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.


Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây — Nhật, khôi phục lại độc lập, tự do. [*]






[*] Vừa mới xuất bản quyển "Sử nước ta" bằng thơ. Hay lắm, giá mỗi quyển 1 hào, ai muốn mua hỏi cán bộ địa phương.


Báo "Việt Nam độc lập", số 117, ngày 1/2/1942.






Hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi đại học năm 2011, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận: "Tôi nghĩ là bình thường."

Ông có cho rằng có hàng ngàn điểm 0 trong kỳ thi ĐH vừa qua là thảm họa trong việc giáo dục môn học lịch sử?

Tôi nghĩ là bình thường, vì thi đại học là cuộc thi tuyển nên đề thi có sự phân loại để rõ ra người giỏi, người khá, người yếu kém nên điểm kém là chuyện bình thường. Cũng không nên nói điểm kém như vậy là thảm họa của việc giáo dục môn học lịch sử, mà cần phải bình tĩnh nhìn nhận đầy đủ toàn diện vấn đề. Bây giờ hô hào các cháu phải học ngoại ngữ, học tin học..., học nhiều thứ như vậy sẽ có những môn như lịch sử và cả văn học sẽ bị xem nhẹ hơn chút thì cũng đừng coi đó là thảm họa. Báo chí không nên quy chụp một chiều.

Đây không phải là sự quy chụp của các cơ quan báo chí, mà thực tế cho thấy kết quả môn lịch sử trong kỳ thi đại học vừa rồi quá thấp, vì vậy xã hội đặt câu hỏi chứ không phải báo chí?

Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại. Các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước, như nước Mỹ và nhiều nước trên thế giới này, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng ấy. Khi mà khoa học lịch sử, tiếng nói của nó trong cuộc sống hiện đại hôm nay ít, khi mà cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít.

Thử hỏi tin học có gì hấp dẫn không? Không có gì cả. Nhưng nếu không có nó thì người ta không thể sống trong xã hội hiện đại, người ta phải học và khi học nó người ta tìm thấy cơ hội có thu nhập cao, cuộc sống ổn thỏa thì sẽ thấy hay. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động.

Lý giải môn lịch sử không được quan tâm là do xu thế thời đại. Nhưng có thể thấy, người Việt tiếp xúc với những "Tam quốc diễn nghĩa", "Đông chu liệt quốc".., thuộc sử Tàu nhiều hơn sử Việt. Ông có suy nghĩ gì?

Tôi đồng ý với nhận xét ấy, nhưng chuyện đó không phải của giáo dục. Đấy là vấn đề của xã hội. Lịch sử Tàu không phải là do chúng tôi dạy sử Trung Quốc mà do xem phim Trung Quốc, đọc truyện Trung Quốc chứ không phải học sinh Việt Nam đi học sử Trung Quốc rồi yêu lịch sử Trung Quốc. Đừng nhầm lẫn. Đó không phải do học, dạy sử Trung Quốc.

Ông nói thế nào về ý kiến cho rằng nguyên nhân việc này chủ yếu do vấn đề dạy và học?

Đấy là một ý kiến và có khía cạnh đúng của nó, nhưng nếu đổ hết tất cả cho việc này thì lại là chuyện khác. Việc dạy lịch sử hiện nay chưa hấp dẫn ở chỗ chỉ nêu ra đánh trận này diệt bao nhiêu giặc, đánh trận kia thu bao nhiêu vũ khí là không nên và cần phải thay đổi. Tôi thì nghĩ việc dạy lịch sử là để hiểu biết truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm. Cố gắng hướng tới mục đích ấy chứ còn hướng tới việc yêu cầu học sinh nhớ thì nay nhớ xong mai lại quên thì không nên. Báo chí và các thầy cô nói về việc này là đúng. Nhưng đổ hết việc ấy cho vấn đề dạy học thì không đúng.

Vậy hướng thay đổi sẽ như thế nào?

Thay đổi như thế nào thì phải bàn. Trong hướng tìm tòi thay đổi toàn diện thì có cả thay đổi mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp dạy và học. Tôi đã trao đổi với bên Viện Lịch sử để phối hợp.

Cách đây 3 năm đã có hội nghị lớn của các nhà sử học phối hợp với Bộ GDĐT để nhằm cải thiện tình hình dạy học lịch sử. Sau 3 năm việc này đã triển khai đến đâu?

Tôi không có thông tin về việc ấy vì khi đó tôi chưa làm bộ trưởng và chưa được phân phụ trách mảng việc ấy, nhưng tôi nghĩ cách đây 3 năm đã phối hợp thì không có nghĩa bây giờ không phối hợp nữa, mà phải phối hợp chặt hơn. Thay đổi sách giáo khoa thì chưa thay đổi được ngay đâu, phải có quy trình của nó. Nếu thay đổi xoành xoạch như thế thì thành ra tùy tiện.

(Nguồn: laodong.com.vn...)

Chuyện cười (17)

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook






CHUYỆN CƯỜI

(Tập 17)






Một người đàn ông, một phụ nữ và đứa bé, ở trong cúp-pê xe lửa.


— Mẹ, con muốn uống!


— Vô-va, chờ đến ga sau mẹ sẽ mua nước cho con.


Một lát.


— Mẹ, con muốn ăn!


— Vô-va, chờ đến ga sau mẹ sẽ mua cả đồ ăn cho con.


Người đàn ông xen vào:


— Chị mua dưa hấu cho nó... có thể vừa ăn vừa uống.


Vô-va:


— Bác, sao bác không lấy chân mà thẩm du? Có thể vừa sex up vừa khiêu vũ!



o0o


Gái vén váy để bước qua rãnh nước.


Hãy nâng cốc để chúc Gái vượt qua biển cả và đại dương!



o0o


Giôn đến bệnh viện thăm người hàng xóm I-ta-li của anh vừa bị một tai nạn giao thông nghiêm trọng. Bệnh nhân trông thật tệ: bó bột kín mít, ống, vòi, bình truyền dịch lòng thòng, trông như một cái xác. Giôn cố tìm cách nói chuyện với bạn, nhưng người hàng xóm nằm thiêm thiếp, mắt nhắm nghiền và không phản ứng. Bất ngờ anh ta mở bừng mắt ra và nói một tràng ríu rít.


Giôn đã nhớ như in từng lời bạn nói trong trái tim mình.


Ở đám tang, Giôn đã nói với người đàn bà goá mặc quần áo đen là chồng cô đã có điều muốn nói.


— Và, — cô hỏi, mắt đẫm lệ, — có phải anh ấy yêu tôi?


— Tôi không biết, nhưng tôi đã cố nhớ thuộc lòng, nghe như thế này: mi stai bloccando il d'tubicino ossigeno, pezzo di merda.


Người đàn bà goá gào lên và ngất xỉu.


— Có chuyện gì vậy?! — Giôn giật mình, quay sang hỏi cô con gái. Cô vừa nói vừa khóc:


— Bố cháu bảo...






Download cả chùm "Chuyện cười (17)" [8 chuyện, 11KB]:

http://www.mediafire.com/?db5yhpny37byked

http://www.megaupload.com/?d=J22SWE6D


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me(): Tủ sách của Chương trình me()

Bác Mét-vê-đép mời bác Trương Tấn Sang sang chơi

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mát-xcơ-va, ngày 25 tháng 7 - Tổng Thống Nga Đờ-mi-tờ-ri Mét-vê-đép đã chúc mừng ông Trương Tấn Sang đắc cử Chủ Tịch Nước Việt Nam, và mời ông tới thăm Nga trong chuyến thăm chính thức, - văn phòng báo chí của điện Kờ-rem-linh cho biết vào ngày Thứ Hai.

"Ở Nga, mọi người biết đến Ngài như một người ủng hộ đáng tin cậy cho việc tiếp tục củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác chặt chẽ đã được thử thách qua thời gian giữa hai nước chúng ta. Việc phát triển mối quan hệ song phương cùng có lợi với Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, và các lĩnh vực khác là một hướng được ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương." - Tổng Thống Mét-vê-đép nêu rõ trong toàn văn lời chúc mừng.

"Tôi mong đợi một sự hợp tác mang tính xây dựng với Ngài, ngài Chủ Tịch kính mến, với những mục đích làm lớn mạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt, vì lợi ích của hai dân tộc chúng ta, vì sự ổn định, hòa bình, và phát triển bền vững trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương." - Tổng Thống Nga nói.

Ông Mét-vê-đép cũng mời Chủ Tịch Nước Việt Nam sang thăm chính thức nước Nga, - RIA Nô-vốt-xti đưa tin.

"Thời gian cụ thể về chuyến thăm sẽ được thống nhất thông qua các kênh ngoại giao." - Văn phòng báo chí cho biết.

Sáu mươi nghìn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

SÁU MƯƠI NGHÌN

Sáu mươi nghìn thằng ngu chết trẻ.
Sáu mươi nghìn chiếc vé một chiều.
Sáu mươi nghìn sự sống cong queo.
Sáu mươi nghìn thằng xâm lược.

Sáu mươi nghìn cái chim chọc xuống.
Sáu mươi nghìn cái bướm dạng ra.
Sáu mươi nghìn tiếng khóc oa oa.
Sáu mươi nghìn bị lỗi.

Sáu mươi nghìn chiếc cặp sách mới.
Sáu trăm nghìn năm tới sân trường.
Sáu mươi nghìn chiếc bảng cửu chương.
Sáu mươi nghìn thằng thất học.

Sáu trăm nghìn ngón tay cầm súng.
Sáu mươi nghìn con mắt nheo nheo.
Sáu mươi nghìn ngón tay trỏ quắp vào.
Sáu mươi nghìn người khác.

In my fantasy

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi nhìn thấy một thế giới đích thực,
Nơi mỗi người sống trong sự thanh bình và chân thật.
Tôi mơ về một chỗ để sống, mà luôn luôn tự do
Như một đám mây bềnh bồng,
Đầy nhân tính từ sâu xa trong tâm hồn...


Click để xem video trên youtube.
(Youtube: "Embedding disabled by request")

Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi nhìn thấy một thế giới rực rỡ,
Nơi mỗi đêm có ít bóng tối hơn.
Tôi mơ về những tâm hồn mà luôn luôn tự do
Như đám mây bềnh bồng.

Trong trí tưởng tượng của tôi, có một ngọn gió ấm áp
Đang thổi nhẹ vào trong thành phố, như một người bạn.
Tôi mơ về những tâm hồn mà luôn luôn tự do
Như đám mây bềnh bồng...


Video này làm để biếu cho người viết câu chuyện này: Nước mắt mùa Hạ

Nước mắt mùa Hạ (2)

11 ý kiến, và ý kiến từ facebook

— Xin chào.


— Xin chào. Tôi là Choi, tôi 22 tuổi.


— Chỉ nhìn bề ngoài, thì tôi không thể đoán được bạn làm nghề gì.


— Tôi là một người lao động chân tay.


— H...


— ...


— Nhìn vào đơn của bạn, tôi thấy bạn bỏ trống phần khai "Gia đình"..?


— Tôi bị bỏ trong trại trẻ mồ côi lúc ba tuổi, và lúc năm tuổi, tôi đã chạy trốn đi sau khi bị người ta đánh ở đấy.


— Bạn đã sống ra sao kể từ đó?


— Tôi bán kẹo cao su, bán nước uống tăng lực ở ngoài phố... Tôi đã sống như vậy khoảng... mười năm.


— Bạn có... ở cùng với ai khác..?


— Không, tôi chỉ có một mình.


— Vậy... bạn đã... chỉ sống một mình từ lúc năm tuổi?


— Vâng.


— Bạn có đến trường học..?


— Tôi đã dùng chương trình kiểm định "Bằng phổ cập tương đương" để qua bậc tiểu học và trung học cơ sở; trường đầu tiên tôi tới là trường trung học phổ thông.


— Bạn... tôi... thật không thể tưởng tượng được! Hôm nay bạn sẽ hát?


— Vâng.


— Bạn rất thích hát..?


— Chắc... phải nhiều hơn là nói "Tôi hát vì thích". Tôi muốn hát... vì nó đã là thứ đầu tiên mà tôi cảm thấy thích sau khi tôi sống qua quãng đời... phù du ấy. Tôi không phải một người hát hay, tôi chỉ rất muốn hát.


— Hãy cho tôi nghe bạn hát!


Tôi nhận ra bài hát ở khúc nhạc dạo đầu. Rồi giọng hát ngân lên, một chất giọng trong, ấm, khỏe khoắn, và... bất ngờ.


Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi nhìn thấy một thế giới đích thực,

Nơi mỗi người sống trong sự thanh bình và chân thật.

Tôi mơ về một chỗ để sống, mà luôn luôn tự do

Như một đám mây bềnh bồng,

Đầy nhân tính từ sâu xa trong tâm hồn...


Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi nhìn thấy một thế giới rực rỡ,

Nơi mỗi đêm có ít bóng tối hơn.

Tôi mơ về những tâm hồn mà luôn luôn tự do

Như đám mây bềnh bồng.


Trong trí tưởng tượng của tôi, có một ngọn gió ấm áp

Đang thổi nhẹ vào trong thành phố, như một người bạn.

Tôi mơ về những tâm hồn mà luôn luôn tự do

Như đám mây bềnh bồng...


“Như một đám mây bềnh bồng”... — Không biết có phải đã có một phần nào đó là do hai định cảm tự kỷ một lúc — một do Đào Phò, một do đoạn đối thoại ở trên — hay không, khi giai điệu vút lên cao, đứng lại ở nốt cao nhất, lần thứ nhất, thì trong lồng ngực trái của tôi đã rõ ràng một cảm giác gai gai; rồi cảm giác ấy, rất nhanh, thông thẳng ngay lên đến cuống mũi; và cả cái luồng gai gai ấy lập tức làm cho cổ họng tôi nồng nồng, môi tôi rung rung, cánh mũi phập phồng, và nước mắt nhòe nhoẹt túa ra...


Và đã đến lúc ấy rồi, nếu không cố chủ động bịt tất cả lại, thì sẽ phải te tua...


Và trong trường hợp này, thì tôi cứ mặc cho te tua.


Cho nên đến hết cái video thì cả hai bàn tay và vạt áo tôi đã đều ướt cả.


Y cũng vậy, chỉ khác, y ướt là ướt lại một lượt mới.


Y vẫn tiếp tục sụt sịt, nhưng mắt y nhìn tôi, mặc dù lông mi vẫn ướt sũng và có những màng nước lấp lánh ngẫu nhiên dính ở khoảng giữa những lông mi nằm cạnh nhau, nhưng tuyệt không còn một chút gì “chân tình” như ban nãy.


Thay vào đó, là một sự ngạc nhiên, ngạc nhiên lắm, vô cùng ngạc nhiên.


— Em... — Y lại “sịt” một cái, thò tay quệt má. Má y bị quệt nhiều lần, nên đã bắt đầu lem luốc. — Em cũng... khóc?!


— ...


— Hừ... — Tôi không kịp nhận ra đấy có phải là cười khẩy không. Y vẫn ướt, nhưng trông không còn giống một người khóc nữa. — Anh đã không nghĩ là một đứa biết nghe anh Kớt... mà nghe bài này lại khóc.


— H... Anh dạy em nghe Nia-va-na mà...


— Anh dạy thì... Ây! Cái gì?! Giời ạ! — Trông y như giật mình, giờ thì rõ ràng y cười, không thành tiếng, nhưng đầu thì lắc lia lịa.


— ...


— Chả nhẽ em nghĩ... — Y cười phì ra, nhưng chỉ lắc đầu thêm vài cái. Rồi giọng y vui vẻ, mắt y nhìn tôi lại “chân tình”. — Cậu này... — tay y ra hiệu về phía màn hình, — hoàn cảnh đúng là rất động tâm, giọng hát tốt, thậm chí giọng đấy, ô-pê-ra họ bảo là, gì nhở... à, có chất sắt; bài hát được chọn cũng rất... ngữ cảnh luôn. Thái độ… cái cách cậu ấy nói chuyện cũng... anh thấy thật là dễ chịu. Gái ngồi nghe ở đấy cũng khóc lia lịa cả. Nhưng mà cậu ấy béo, mắt một mí, mới cả... hát vẫn còn phô...


— ... — Tôi nhìn y, vẻ rất không hiểu.


— Cái cô giám khảo ngồi giữa, xinh quá, mà khóc... thật là cảm động... — Y nhăn nhăn mặt, hình như cánh mũi lại khẽ phập phồng.


— ... — Tôi dòm y, chắc là mặt tôi bắt đầu có nét cười.


— À không!.. — Y lắc đầu. — Căn bản cả hai cô giám khảo trông... đều giống hệt các bạn cũ của anh!..


Giám khảo có ba người, người ngồi đầu cùng bên phải là nam. Tôi hơi nghênh nghênh đầu, nhướng mắt nhìn y, hỏi:


— Anh, mà nhớ bạn cũ, mà khóc?!


Y lắc lắc đầu:


— Cô ngồi bên trái thì anh không nhớ rõ là giống bạn nào, lúc nào, chỉ biết chắc là rất giống. Còn cô ngồi giữa... — Y thò tay định vớ lấy bàn chân tôi, nhưng nhớ là tôi đang ngồi ngay cạnh, nên tay y lóng cóng, rồi y gập ngón tay trỏ, thò cái khuỷu ngón tay vào mồm cắn. — Cô ấy... à cái cô giống cô ấy vừa mới gọi cho anh tuần trước. Hình như còn là... mối tình đầu. Anh không chắc... nhưng xuya là phải lâu rồi...


— ...


— Cô ấy muốn gặp anh.


— ...


— Em đừng có nhún vai kiểu thế! Anh đang mất ngủ đấy!!.. Đừng có trố mắt! Mất thật đấy! Sao á?!. Thì... Rối ruột lắm!


— ...


— Thì... theo cái cách đã nói chuyện với nhau mà nói, giờ mà gặp, kiểu gì cũng chén nhau! Em đừng có cười kiểu thế! Anh trông xôi thịt lắm hay sao?! Đã bảo đừng nhún vai! Nhún cái đếch gì?!.


— ...


Có vẻ y định xin lỗi tôi, nhưng nhận ra, — hiểu, — là tôi không giận dỗi gì, nên chỉ lắc lắc đầu:


— Căng lắm!.. Anh với cô ấy, nhiều kỷ niệm trước, mới rồi nhớ đến, rất là đẹp, đẹp lắm, và cảm giác rất là... trong sáng, không khác gì là... ờ... cái từ này anh chỉ biết tiếng Việt... à tiếng Anh chắc là “holy water”. Còn bây giờ mà... như anh hiểu chuyện này, nếu mà chén nhau, thì khác gì lấy tẩy mà tẩy?! Tẩy xong, ngủ một giấc dậy, là trắng phớ, hai người lao động bình thường cùng nằm trên một cái giường, “nhìn nhau ôi cũng như mọi người”...


Câu cuối y nói hơi ngân nga bằng tiếng Việt, và theo cách y vẫn hay làm, vừa nói vừa dùng tay “vẽ” giai điệu trong không khí, — là một bài hát quen, y từng hát và giải thích lời ca cho tôi nghe.


Rồi y ngồi im. Thấy y không nói gì thêm nữa, tôi rụt rè bảo y:


— Đừng. Cứu lấy “dòng sông”, anh ạ. Đừng...


Nụ cười của y khiến tôi không nói được hết câu...


Cho đến giờ, tôi chưa từng gặp (và tôi hầu như tin chắc là mãi mãi tôi sẽ không thể gặp lại được) một nụ cười nào thiểu não đến mức như thế!


Cười được đến thế, thì có khóc đến thế, cũng hoàn toàn không có gì là lạ.

Pentagon Papers: Những bí mật chiến tranh Việt Nam

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nước mỹ không còn giữ bí mật thứ vẫn gọi là "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc". Đấy là 7,000 trang hồ sơ từ bốn mươi năm trước, mở ra những bí mật của cuộc chiến tranh mà mỹ gây ra ở Việt Nam. Trước đây, việc công bố một phần những tài liệu bí mật này trên báo "The New York Times" đã gây ra một hiệu ứng giống như WikiLeaks bây giờ. Vì sao nước mỹ lại gây ra một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất trong giai đoạn "chiến tranh lạnh"?

Ở Việt Nam trong suốt 10 năm chiến tranh, cả hai bên, cả dân thường Việt Nam, gần 4 triệu người đã thiệt mạng. Người mỹ cho rằng Chủ nghĩa Cộng Sản đang lan rộng theo một hiệu ứng đô-mi-nô - Miến Điện, một phần châu Âu, Trung Quốc, Cu-ba... - và người mỹ muốn làm gián đoạn chuỗi hiệu ứng này và vì vậy đã thò bàn tay bẩn thỉu vào cuộc chiến ở Việt Nam.

Đấy là miền nam Việt Nam, được mỹ và một loạt các nước khác hỗ trợ. Còn Miền Bắc Việt Nam được sự ủng hộ của Liên Xô và các đồng minh anh em. Cựu binh xâm lược Việt Nam Mai-cơn Nây-dê-ri-an, trước đây phục vụ trong không quân mỹ, vẫn còn nhớ rõ những cuộc đánh bom và những giọt nước mắt của những người dân thường Việt Nam: "Chiến tranh. Đấy đã là một cuộc chiến tranh. Chúng tôi đã cho rằng có rất nhiều chuyện đã được làm rất không đúng. Nhưng chúng tôi đã được giao nhiệm vụ, và chúng tôi phải hoàn thành nó."

Cụ thể những chuyện gì đã được làm rất không đúng, - chỉ đến bây giờ mới hoàn toàn không còn bị che dấu. Những tài liệu hiện đang có ở trong kho lưu trữ quốc gia của mỹ.

Tất cả 11 hộp. Trong đó đựng thứ vẫn gọi là "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc". Đó là 7,000 trang nói về việc chính quyền của tổng thống mỹ đã chuẩn bị cho chiến tranh và tiến hành các hoạt động quân sự ở Việt Nam như thế nào.

Trên mỗi trang đều đóng dấu "Tuyệt mật". Những tài liệu này cho thấy các quyết định đã được đưa ra như thế nào vào thời điểm đó, cho thấy những người làm chính trị và chỉ huy quân đội đã nói dối trong những bài phát biểu của minh trước công chúng ra sao.

Ví dụ như dữ liệu về việc chính quyền của tổng thống Giôn-xơn đã đưa các lực lượng chiến đấu vào Việt Nam tại thời điểm trước cuộc bầu cử tổng thống, nhưng lại công khai quả quyết với dân mỹ là nước mỹ đang rút khỏi cuộc chiến. Giôn-xơn, trong những bài phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử đã quả quyết là y không muốn chiến tranh, trong lúc y đã chuẩn bị sẵn sàng những kế hoạch để ném bom Miền Bắc Việt Nam. Tất cả những thông tin này đều có trong những tài liệu nói trên.

Bây giờ chúng đã được số hoá để không bị làm hư hỏng khi "lật trang". Và đây là những chi tiết về cuộc chiến ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng Tám năm 1964. Đối với Oa-sinh-tơn sự kiện này đã được dùng làm lý do để gây chiến, họ đã nói, đấy là một cuộc tấn công vào một con tàu của mỹ. Nhưng theo "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc", cuộc tấn công vào tàu mỹ này đã là một thứ hoàn toàn tù mù.

Dữ liệu chỉ ra rằng đấy đã chỉ là những phát súng cảnh báo, để người mỹ không tiếp cận quá gần tới biên giới của Bắc Việt Nam. Các nhà chức trách mỹ khi đó còn thông báo về một vụ tấn công thứ hai vào một con tàu mỹ, nhưng trong các tài liệu bí mật, tính xác thực của sự việc này đã không được xác nhận.

Lưu trữ viên giám sát tại trung tâm giải mật quốc gia A-lếch Đây-vờ-rít đã cho xem các tài liệu. Báo chí đã viết rằng không phải mọi thứ đều đã không còn được giữ bí mật, họ cho rằng, có 11 từ đã bị xóa - là tên của lũ Việt gian có thể đã làm gián điệp cho CIA. A-lếch đã thuyết phục mọi người về điều ngược lại - thật sự đã không còn có gì là bí mật nữa: "Báo chí đôi khi vẫn sai lầm, không phải thế sao? Đây chỉ là cái đuôi của những tin tức sai về 11 từ bị xóa này. Đã không hề có một ngoại lệ nào cả. Tất cả các tài liệu bây giờ đã hoàn toàn không còn được giữ bí mật."

Đúng 40 năm trước, việc xuất bản một phần những giấy tờ này trên "The New York Times" đã gây tác động tương tự như WikiLeaks bây giờ. Người phân tích thông tin làm việc ở Lầu Năm Góc Đa-ni-en En-xbớc khi đó đã sao chép một phần của hồ sơ bí mật này và gửi cho tờ báo. En-xbớc đã bị buộc tội làm gián điệp và các tội trạng khác, bị đe dọa tới 115 năm tù giam. Nhưng vụ án đã bị khép lại sau khi làm rõ được rằng chính phủ đã sử dụng những phương pháp bất hợp pháp để thu thập những chứng cớ đã bị dàn xếp để chống lại ông En-xbớc.

Ông En-xbớc bây giờ 80 tuổi. Ông chỉ tiếc một điều, là "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc" đã được công khai hóa một cách quá muộn màng, khi mà, như ông nói, vì hậu quả của những âm mưu ngấm ngầm sau hậu trường, nước mỹ đã bị xa lầy vào một cuộc chiến tranh nhục nhã.

Trích từ bài báo của ông Đa-ni-en En-xbớc "Vì sao Những giấy tờ của Lầu Năm Góc cả bây giờ cũng vẫn còn giá trị": "Đừng lặp lại sai lầm của tôi. Đừng đợi đến khi một cuộc chiến tranh mới sẽ bắt đầu ở I-ran, đến khi nhiều quả bom nữa sẽ rơi xuống Áp-ga-nít-xtăng, Pa-kít-xtăng, Li-bi, I-rắc hay I-ê-men. Đừng đợi đến khi có hàng ngàn người sẽ chết trước khi bạn tới gặp báo chí và quốc hội để nói lên sự thật và vạch trần sự dối trá và những tội ác được những giấy tờ chống lưng. Đừng đợi 40 năm, đến khi họ công khai hóa những giấy tờ này."

Văn phòng cựu binh xâm lược Việt Nam của mỹ. Họ nói thẳng: đã chẳng có lý do cần thiết gì trong cuộc chiến tranh này và "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc" được công khai hóa đã khẳng định chính trị thường thiếu suy nghĩ như thế nào.


Cảnh trong phim "Apocalypse now":
"Tôi thích mùi bom na-pan..."
Điều này được thể hiện trong một trong những bộ phim được yêu thích nhất của các cựu binh mỹ xâm lược Việt Nam - "Apocalypse Now": "Tôi thích mùi bom na-pan vào buổi sáng. Xem mà xem, những anh bạn này làm việc thế nào: trong 12 giờ đồng hồ họ sẽ đốt hết mọi thứ quanh đây. Khi họ đi qua rồi, thật là đáng sướng để xem. Ngay cả những xác chết cũng không còn lại gì hết. Chỉ còn độc một mùi. Đấy là mùi chiến thắng."

Nhưng nước mỹ chẳng giành được chiến thắng nào hết. Các cựu binh mỹ xâm lược Việt Nam nói: Đã không hề có chiến lược; chỉ có mỗi một chiến thuật "tìm và diệt"; chúng tôi bắn vào các anh, các anh bắn vào chúng tôi.

Bơ-nát Ê-đen-man, cựu binh mỹ xâm lược Việt Nam: "Trong một cuộc chiến tranh bình thường, bạn chiếm lấy lãnh thổ và tiếp tục tiến quân hoặc phòng thủ. Còn ở Việt Nam mọi thứ đều theo một cách khác: chúng tôi làm chủ vào ban ngày, còn Việt Cộng vào ban đêm. Một người quen của tôi đã tham chiến vào năm 1965 và sáu năm sau lại bay đến Việt Nam, nhưng đã là một nhà báo. Và cho đến lúc ấy ở đấy vẫn tiếp tục diễn ra những trận đánh y như cũ để giành nhau cũng một cái làng hồi trước. Làm sao thắng được trong một cuộc chiến như thế? Có ý nghĩa gì chứ?"

Bơ-nát Ê-đen-man đã làm phóng sự từ Việt Nam trong 10 tháng cho đài phát thanh chiến trường, sau đó đã thu thập những bức thư lính và xuất bản chúng trong quyển sách: "Nước mỹ yêu quý".


"Nước mỹ yêu quý" đã chết mất gần 60,000 tên xâm lược. Tên chúng được khắc lên bức tường đá gờ-ra-nít đen đúa ở trung tâm Oa-sinh-tơn. Đa số chúng đều còn trẻ chưa tới 21 tuổi. Người thân của chúng cho đến giờ vẫn hoàn toàn ngơ ngơ ngáo ngáo không thể nào hiểu được chúng đã hiến dâng cuộc sống của mình cho cái gì?

Pút-tin: Tham lam và vô trách nhiệm!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Chữ viết ở những bức vẽ trên tường: lời bài hát
"Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng"



Hãy để cho luôn có mặt trời
Hãy để cho luôn có bầu trời
Hãy để cho luôn có mẹ
Hãy để cho luôn có em
Thủ Tướng Pút-tin bất ngờ đến Tác-ta-ri-a, nơi con tàu "Bun-ga-ri" bị đắm trên sông Vôn-ga, khi một cơn sóng to đánh vào mạn tàu.

"Có rất nhiều nạn nhân, đã có nhiều trẻ em bị chết đến như vậy, đấy là một điều khủng khiếp, là các vị trả một cái giá như vậy vì sự vô trách nhiệm, cẩu thả, tham lam, và vi phạm lớn về an ninh" Thủ Tướng nói.

Theo Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga, đã tìm thấy 113 thi thể, trong đó có 27 trẻ em, 79 người đã được cứu. Theo các nguồn tin khác nhau trên con tàu hai tầng đã có khoảng 192 đến 209 người. Con tàu được trang bị chỉ để chở 140 người.

Thủ Tướng Pút-tin đã đến Ka-dan, thủ phủ của Tác-ta-ri-a, để tham gia vào công việc của Chính phủ, điều tra về vụ tai nạn trên sông Volga.

"Làm sao lại có chuyện, là một công ty, không có giấy phép hoạt động, lại có thể làm việc một cách yên ổn? Làm sao vé lại được bán ở bến cảng? Ai cho phép làm như vậy? Làm sao bến cảng lại có thể hợp đồng với công ty này, nếu như nó không được phép tiến hành hoạt động kinh doanh? Các cơ quan có trách nhiệm đâu?" Thủ Tướng đã hỏi một loạt các câu hỏi tu từ.

Theo các thông tin đã được xác định, con tàu "Bun-ga-ri", được đóng năm 1955 ở Tiệp Khắc, "không có giấy phép để chở hành khách, động cơ bên trái không hoạt động, và boong tàu đã bị quá tải."

LẬP TRÌNH VIÊN (30)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






...


"Đến đấy em đọc, sẽ hiểu."


"Nếu người đang đọc quyển vở này không phải là A-nhi-a, chỉ vì sao đó tình cờ có được nó, thì làm ơn (hết sức làm ơn — chuyện này vô cùng quan trọng đối với người đã viết những nội dung trong này) tìm cách liên hệ và chuyển giúp nó cho A-nhi-a theo điện thoại và địa chỉ sau..."


"A-nhi-a, còn hai quyển như thế này nữa ở trong chiếc hộp gỗ ở dưới gầm giường anh ở ký túc xá, nhớ tìm hai quyển đấy, em sẽ biết phải làm gì..."


Cô có thực sự hiểu không?


Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (30)" đầy đủ (788KB):

http://www.mediafire.com/?a42l2zl8zecocqi

http://www.megaupload.com/?d=YTI9LUCJ


Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN": Sách "Lập Trình Viên"

Anh đang nằm thiêm thiếp ở kia, — cả quần dài và sơ mi, chỉ bỏ áo vét, cà vạt, tất chân; cái chăn nhẹ xốp vắt hờ một góc qua người, — trên chiếc giường rộng mênh mông được đóng theo phong cách hoa văn cầu kỳ theo kiểu hay thấy trong những phim giả cổ vua chúa ngày xưa.


Cô ngồi lọt trong chiếc ghế bành vua chúa êm ái ở góc phòng, cạnh chiếc bàn ngủ vua chúa sát bên phải đầu giường; hơi chếch bên tay phải cô là một chiếc bàn đọc sách vua chúa nho nhỏ, có mặt hình tròn, kê ngay cạnh cửa sổ.


Chỗ này là tầng ba; rèm cửa sổ bằng vải dày, mướt, màu cánh gián, buộc túm lỏng lỏng vén hờ hững kiểu cánh gà sân khấu nhà hát sang hai bên; ngoài kia thành phố ban đêm tối xanh xanh, lấp lánh đèn đường và đèn từ ô cửa sổ các nhà khác. Thành phố này không có các nhà hiện đại, nhạt nhẽo, cao vút, nhiều kính; trong phòng là đèn vàng, bên ngoài kia cũng nhiều đèn vàng, nên cảm giác ấm áp và gần gũi.


Ngọn đèn ngủ có chao đèn bằng vải màu mỡ gà ở trên chiếc bàn ngủ đầu giường phía anh đang nằm không bật. Ngọn đèn đọc có chao đèn cùng loại nhưng to hơn, có một chân dài lênh khênh, dựng ở sát trong góc tường đằng sau tựa ghế của cô, cô đã thử bật lên, nhưng thấy sáng quá nên lại tắt đi. Chỉ còn ngọn đèn ngủ ở đầu giường phía bên này, có thể điều chỉnh sáng tối, đang tỏa ánh sáng ấm dịu. Cô còn cẩn thận dựng đè hai chiếc gối dày vào đầu giường, để che tối nữa cho anh.


Phi Long giống như cố về được đến cái giường này thì kiệt sức, đặt lưng xuống là thiếp đi luôn; mồ hôi lạnh đầm đìa, cô phải thấm luôn tay, lúc lúc nét mặt anh lại như cau lại, hằn rõ những vệt sâu giữa hai chân mày, bàn tay để trong tay cô run rẩy siết chặt, hơi thở nặng nề, có lúc hổn hển. Phải một lúc rất lâu mới bớt hẳn những lúc như thế.


"Mai Phương chơi chát trên Internet, ca-mê-ra đọc giao diện chát hơi kém, đang lúc bận nên anh chỉ chỉ cách sửa mã nhị phân để sửa giao diện, nó cố sửa được một ít, nhưng chưa ăn thua..."


...


"Mai Phương bảo nó ngồi máy tính ở nhà thì không sao, nhưng ngồi máy ở thư viện, thì cứ thấy trong đầu kêu ong ong, anh đang định sắp xếp thời gian để đưa nó đi khám..."


...


"Ban đêm anh tranh thủ sửa giao diện chát giúp Mai Phương..."


...


"Đầu anh cũng bị ong ong..."


...


"Có những tiếng lẹt xẹt, rồi anh nghe thấy tiếng nói, lúc đầu lẫn vào tiếng ong ong, rồi sau nghe rất rõ, cũng không còn ong ong nữa..."


...


"Lần đầu thường không sao. Nhưng nó sẽ để lại vết. Những vết kiểu này sẽ sớm bị nhận ra..."


...


"Từ lần sau, có thể sẽ rất nguy hiểm..."


...


"Một trong những biện pháp sẽ luôn được sử dụng là cố tìm cách xóa sạch trí nhớ..."


...


"Xin chào..."


Lúc Phi Long mở mắt ra thì cô đang bó gối ngồi trên giường, bên cạnh anh. Anh ngơ ngác nhìn cô, nhìn bộ vét cô đang mặc, nhìn căn phòng rộng, cổ kính, rèm cửa đã kéo kín, ánh sáng nhẹ hắt ra từ sau đống gối, cái giường mênh mông...


"Chị... Bạn là..?" Anh nhíu mày, cặp mắt chăm chú một cách vất vả... "Chỗ này..?"


Cô thấy bờ môi dưới mình bị cắn chặt, cô cảm thấy rõ quai hàm mình run rẩy, cô thấy bàn tay trái mình vội vàng đưa lên chặn lấy những bờ môi và xương quai hàm, cố gắng để cố định lại mọi thứ, thì cả cánh tay trái lại rung lên, cô biết mình khóc, nước mắt đã trào ra, bàn tay sắp buông xuống, cô chờ nghe thấy tiếng mình nức nở, mắt cô đã nhòa hẳn đi...


...






Vay tiền Nga xây nhà máy điện hạt nhân

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Việt Nam có thể vay được của Nga 7,7 tỉ đô-la để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Việt Nam đang đàm phán với Nga về khoản vay tổng số 7,7 tỷ đô-la cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước mình: "Ninh Thuận - 1", - "Dow Jones" đề cập, dẫn tin từ Thời Báo Kinh Tế xuất bản ở Việt Nam. Đồng thời Việt Nam cũng đang đàm phán với Nhật Bản để vay tiền xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai của mình, tờ báo cho biết, dẫn một nguồn tin từ Bộ Tài chính Việt Nam.

Việt Nam đã ký kết một hợp đồng với "Rosatom" của Nga để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, dự kiến khởi công vào năm 2014 và đưa vào hoạt động vào năm 2020. Một cộng tác viên ở doanh nghiệp điện nhà nước - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, - một trong những nhà đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đã nói với "Dow Jones", rằng công ty của ông đầu tư từ 20% đến 30% tổng kinh phí, trong khi phần còn lại sẽ được lấy từ các nguồn nước ngoài - đặc biệt là từ Nga.

Bài ca Trái Đất: Sắp có 7 tỉ người

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






Bài ca Trái Đất

Bình minh thì thế nào
Mưa thì thế nào
Tất cả những thứ
Mà bạn đã nói là chúng ta tồn tại để đạt tới thì sao..?
Việc giết chết những cánh đồng thì thế nào
Có một lúc nào không
Tất cả những thứ,
Mà bạn đã nói, là của bạn và của tôi thì sao..?
Bạn đã từng thôi nhận thấy
Tất cả máu mà chúng ta đã rơi trước đây à?
Bạn đã từng thôi nhận thấy
Trái Đất này nức nở, những bờ biển này rơi lệ hay sao?

Chúng ta đã làm gì cho thế giới?
Hãy nhìn xem chúng ta đã làm gì.
Tất cả sự yên bình
Mà bạn hứa hẹn với đứa con trai duy nhất của mình thì sao..?
Những cánh đồng nở hoa thì thế nào
Có một lúc nào không
Tất cả những giấc mơ,
Mà bạn đã nói, là của bạn và của tôi thì sao..?
Bạn đã từng thôi nhận thấy
Tất cả những đứa trẻ đã chết vì chiến tranh à?
Bạn đã từng thôi nhận thấy
Trái Đất này nức nở, những bờ biển này rơi lệ hay sao?

Tôi đã quen mơ mộng
Tôi đã quen nhìn thật xa về phía các vì sao
Giờ đây tôi không biết chúng ta đang ở đâu
Dù tôi biết chúng ta đã bị cuốn đi xa...










Cơm Sen Hoàng Hậu

4 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nếu muốn nấu một món ăn có một hương vị tinh tế, mà lại chỉ từ những nguyên liệu đơn giản, thì Cơm Sen Hoàng Hậu là một trong những lựa chọn nên ưu tiên.

Trong tất cả những thứ sau đây (cho hai suất ăn), quan trọng nhất cần chú ý là gạo phải thật ngon.


- Gạo tám (Thái Lan, Đài Loan...): khoảng 3 lạng

- Tôm khô không vỏ: khoảng 1 lạng

- Đậu Hà Lan: khoảng nửa lạng

- Hạt sen: khoảng nửa lạng

- Nước luộc lá sen: khoảng nửa chai bia Hà Nội

- Cà rốt: 1 củ

- Lạc: khoảng nửa lạng

- Muối, mỡ (lợn) rán


Cách làm:

Nấu cơm, bớt nước một chút so với thông thường, để cơm hơi khô thì ngon hơn. Nấu xong xới ra đĩa, dàn mỏng, để cho nguội.

Cho tôm, đậu Hà Lan, lạc, hạt sen vào ngâm nước ấm một lúc. Cà rốt gọt vỏ thái chữ chiện. Để mỡ nóng rồi cho tôm, đậu Hà Lan, lạc, hạt sen và cà rốt vào, đảo đều cho đến lúc chín (tất tần tật), thêm muối vừa miệng, để riêng.

Rang cơm với mỡ lợn (nhiều một chút), nhớ để lửa to, đảo đều và đảo liên tục cho cơm săn; thêm muối vừa ăn; trong lúc rang cơm, cách quãng rưới nước luộc lá sen vào cho đến hết thì thôi, sẽ thấy cơm rang có màu lá sen.

Cuối cùng cho tôm, đậu Hà Lan, lạc, hạt sen vào với cơm rang, đảo đều.



Ăn nóng với dưa chuột ghém, đu đủ ghém, rau thơm...

Nước mắt mùa Hạ

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"Отчего же ты плачешь…"

Я писала это здесь, и сказала Линю:

- Линь, перепиши пожалуйста всё это на вьетнамском, на вашем блоге!

- Я бы с удовольствием, но лучше не буду.

- Но Линь, всё это…

- Попросим Лана, она гораздо…

- Понятно!

Ну вот, наша Лан получит, и поможет.

Это только вчера. Вечером, я лежала на диване и читала Агата Кристи. А Дао Фо там сидел что то делать на компютере, обнимая мои ноги. Вечер был тихим, и мы только что попробовали красное вино, лишь немного на самом деле, но очень, очень вкусно.

Рассказ был…





"Vì sao con khóc…"

Tôi đã viết cái này ở đây, và bảo Linh:

- Linh, hãy viết lại, nhá, tất cả cái này bằng tiếng Việt, trên bờ-lốc của các cậu!

- Tớ muốn làm thế lắm, nhưng tớ không làm thì hơn.

- Nhưng mà Linh, tất cả cái này…

- Chúng ta sẽ nhờ Lan, chị ấy trên cả tuyệt vời…

- Đã hiểu!

Và thế, Lan của chúng tôi sẽ nhận được, và sẽ giúp

Chuyện này vừa mới hôm qua. Chiều tối, tôi nằm trên đi-văng và đọc A-gát-ta Kờ-rít-xti. Còn Đào Phò ngồi đấy, ôm chân tôi, và làm gì đó trên máy tính. Buổi chiều tối thật yên tĩnh, và chúng tôi vừa mới dùng rượu vang đỏ, thật ra là chỉ một chút thôi, nhưng rất, rất ngon.

Câu chuyện đã...

Câu chuyện đã rất ly kỳ, nên tôi gần như đã không còn để ý đến ngay cả việc Đào Phò thỉnh thoảng, lúc nghĩ ngợi, theo thói quen, — không phải với riêng tôi, — cứ cho mấy ngón chân tôi — chủ yếu là ngón cái — vào mồm cắn cắn.


Nhưng rồi tôi vẫn bị dứt ra khỏi những trang truyện trinh thám, vì đã xảy ra một việc hết sức lạ lùng.


Tôi chợt nghe có tiếng sụt sịt...


Trong nhà chỉ có hai người, cho nên trong đầu tôi một cách tự nhiên có ngay ý nghĩ ai đang sụt sịt, nhưng hầu như cũng xuất hiện đồng thời với ý nghĩ ấy là một sự phân vân nghi hoặc; và khó có thể nói là hai thứ đấy thứ nào có thứ hạng khẳng định cao hơn.


Bởi vì Đào Phò từ trước tới giờ, kể từ lúc tôi biết y, luôn luôn là một kẻ "khô không khốc"; còn hơn thế, y luôn có một thái độ giễu cợt đầy hài hước và coi thường tất cả những ai — nhất là con trai — có những biểu hiện mà y gộp chung tất tần tật không cần phân biệt vào chung một thứ là "sến".


Nhưng phỏng theo tính chất mà tôi hiểu về tiếng sụt sịt này...


Tôi vội nhỏm ngay dậy, và lom khom nhòm vào mặt y.


Tuyệt không có biểu hiện gì là bối rối (như tôi đã nhẩm tính thế), y đơn giản quay lại, nhìn thẳng vào mắt tôi, cái nhìn giống y như những lúc y sắp sửa tâm sự với tôi một điều gì đó "chân tình".


Y tiếp tục sụt sịt, lông mi y ướt sũng và có những màng nước lấp lánh ngẫu nhiên dính ở khoảng giữa những lông mi nằm cạnh nhau, và, kỳ lạ thay, mặt y giàn giụa nước mắt, thậm chí có cả một giọt đọng to ở dưới cằm y, phía bên phải, rồi rụng trúng vào mu bàn chân tôi.


Y cứ nhìn tôi một cách "chân tình" như thế, rồi điềm nhiên đưa bàn tay trái lên úp vào mắt trái, rồi quệt chênh chếch xuống một cái về bên trái, bôi bôi vào sườn áo phía bên ấy theo đà, rồi môi y hơi mím lại, rồi lại giãn ra, bờ môi trên khẽ run run nhếch lên, hai cánh mũi phập phồng, sống mũi hơi nhăn lại, và nước mắt lại túa ra...


Y nấc nhẹ một cái, quay nhìn vào màn hình, rồi thò tay phải lên, lần lượt làm lại những gì tay trái vừa làm...


Tôi vội vàng lấy chân lại, sửa lại tư thế ngồi, rồi chúi người nhòm vào màn hình máy tính.


Y thò tay nhặt hai cái tai nghe — loại nhét vào tai — ở trên mặt bàn kính định đưa cho tôi, nghĩ thế nào lại vứt chúng trở lại trên mặt bàn, nhoai người thêm một tí, giật cái giắc cắm tai nghe ra khỏi máy tính, miết miết lên bảng táp, gõ một cái, tay kia vớ bừa lấy một lọn tóc trên vai tôi, hình như quệt mũi, rồi ngả người về phía sau, tựa thoải mái vào nệm ghế, và tiếp tục sụt sịt...


Y đã xem video trên youtube, và vừa bật lại cho tôi cái video y vừa xem...


(Còn nữa)

Kama Sutra: 18 tư thế làm tình mới

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tất cả hình ở trên đều có hình gif động tương ứng, download các hình động ở đây (302KB):

http://www.mediafire.com/?gko003c3rk556js

Password giải nén: buomto

Wikileaks lựa chọn Tổng Thống Nga

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trong khi nhiều người ở nước Nga và phần còn lại của thế giới cố đoán xem Đi-mi-tờ-ri Mét-vê-đép và Vla-đi-mia Pút-tin sẽ làm gì trong chiến dịch bầu cử Tổng Thống vào năm 2012, thì Wikileaks đã biết trước mọi việc.


Sự trở lại của Vla-đi-mia Vla-đi-mia-rô-vích Pút-tin như Tổng Thống nước Nga là một chuyện không thể không xảy ra. Đó là điều mà các khoa học gia chính trị Nga đã chia sẻ cùng các nhà ngoại giao Mĩ. Việc đã hầu như tường minh là các cử tri Nga sẽ phải chọn giữa một trong hai ứng viên Tổng Thống chính, vào năm 2012. Và phe đối lập nghị viện với gương mặt của Ghen-na-đi Dui-ga-nốp, Vla-đi-mia Gi-ri-nốp-xki và những người khác sẽ ra đi với tỷ lệ phần trăm phiếu nhỏ xíu thông thường của họ.


Pút-tin đã làm một quyết định tinh tế. Ông đã dành cho nước Nga một vị Tổng Thống hào phóng, người đã bận tâm với chương trình đổi mới và những sự cách tân mang tính chất kỹ thuật. Nước Nga đã không có thành công lớn trong chính sách đối ngoại trong tám năm gần đây. Mét-vê-đép chủ trương quan hệ thân thiện với phương tây, nhưng nước Nga đã không đạt được bất cứ điều gì trong các cuộc hội nghị trong khuôn khổ G8 và Liên minh Châu Âu.


Nhưng dù sao, Mét-vê-đép cũng chia sẻ một góc độ khác. Ông chắc chắn là trong thời gian ông làm Tổng Thống Nga, ông sẽ điều hành đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính và tẩn đến nơi đến chốn Gru-di-a, kẻ đã tấn công Nam Ô-sét-chi-a vào tháng Tám năm 2008. Nhưng cần phải nhớ đấy chính là Pút-tin và Bộ trưởng Tài chính (một thành viên trong nhóm của Pút-tin), là người đã xúc tiến ý đồ sử dụng vàng và tiền dự trữ để tránh sự sụt giá của đồng rúp Nga như chuyện đấy đã xảy ra vào năm 1998.


Mét-vê-đép đã nói trong cuộc phỏng vấn gần đây với Thời báo Tài chính là ông có ý định tranh cử, mặc dù ông đã thêm là ông không chuẩn bị chạy đua với Pút-tin. Mét-vê-đép nhận thức được việc ông vẫn là nhân vật số 2 sau Pút-tin.


Còn với Pút-tin, ông đã bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử của mình từ ngay sau khi Mét-vê-đép bước vào văn phòng Tổng Thống vào năm 2008. Ông có một nhóm mạnh cùng với mình, gồm Ngoại Trưởng Xéc-gây La-vrốp, Người Phát Ngôn Đum-ma Bô-rít Gri-dờ-lốp, và nhiều người khác. Nếu Mét-vê-đép muốn giữ văn phòng của mình vào năm 2012, ông sẽ phải thực hiện những thay đổi nội các quan trọng.


Vla-đi-mia Pút-tin như là Tổng Thống Nga vào năm 2012 hầu như là một tiên đề.


Sinh ở Lê-nin-grát (Xanh Pê-téc-bua bây giờ), Pút-tin là con của một người thủy thủ và một nữ công nhân. Trong tấm ảnh này, chụp vào năm 1966, đại ca khoảng 14 tuổi.
Năm 1983, Pút-tin lấy Lút-mi-la Skrép-nhê-va. Họ có hai con gái, Ma-ri-a (đang được bế trong ảnh, chụp vào năm 1985), và Ê-ka-tê-rin-na.
Từ năm 1976 đến năm 1990, Pút-tin phục vụ trong chi nhánh tình báo nước ngoài của cơ quan tình báo Xô-viết. Đa số những năm đó, đại ca hoạt động ở Đức.
An-na-tô-li Sốp-chắc, thị trưởng Xanh Pê-téc-bua, đã cho Tổng Thống tương lai của nước Nga công việc đầu tiên trong lĩnh vực chính trị: Cố vấn chính trị quốc tế.
Năm 1998, Pút-tin được Tổng Thống Nga Bô-rít En-xin cất nhắc để điều hành FSB (hậu duệ của KGB). Khi En-xin từ chức ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình, Pút-tin đã được chọn làm Quyền Tổng Thống, việc này đã đưa đại ca vào một vị trí lý tưởng để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử sau đó.
Ngày mùng 7 tháng Năm năm 2000, Pút-tin đã tuyên thệ trong buổi lễ nhậm chức trong điện Krem-linh, trở thành Tổng Thống thứ hai do dân bầu nên trong lịch sử nước Nga.
Mặc dù được cho là có những mối quan hệ nồng hậu với các nhà lãnh đạo đồng nhiệm trên thế giới, trong đó có tổng thống mĩ Gioóc-giơ Bút, Pút-tin vẫn mâu thuẫn với phương tây về các vấn đề như tự do ngôn luận, giá dầu mỏ, và tiếp tục cuộc chiến của Nga ở Trét-xnhi-a.
Tổng Thống Nga chuẩn bị trả lời các câu hỏi Internet trực tuyến vào năm 2006.
Một phụ nữ Xtáp-rô-pôn xem chiến dịch vận động của Pút-tin cho đảng Nước Nga Thống Nhất của đại ca vào tháng Mười Một. Dưới sự lãnh đạo của đại ca, Krem-linh đã mở rộng tầm ảnh hưởng tới những khu vực "khó bảo".
Một người hâm mộ Pút-tin ngồi dưới áp-phích người anh hùng của mình. Dòng chữ ở ngực áo cô: "Tôi muốn Pút-tin."
Tổng Thống Nga đang lắng nghe ý kiên các lãnh đạo vùng trong cuộc họp ở thành phố Tui-men, Xi-bê-ri.
Pút-tin đã triển khai nhiều kỹ thuật để dập tắt sự phản đối các quy tắc của mình. Trong ảnh: cảnh sát chống bạo động phá vỡ một cuộc biểu tình năm 2007 chống lại Tổng Thống và các chính sách của đại ca.
Mặc dù không khoan nhượng đối với những sự bất đồng quan điểm, nhưng Pút-tin giành được sự ủng hộ ở mức độ cao của người dân nước Nga. Kết quả trưng cầu cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông dao động ở khoảng 75%.
Tổng Thống Nga duyệt Đội Danh Dự Krem-linh.
Những người bán hàng bán những con búp bê gỗ Ma-tờ-ri-ốt-sca với khuôn mặt của các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Pút-tin phát biểu trong Gian A-lếch-xan-đrốp-xki, trong điện Krem-linh, nơi đại ca thường xuyên đón khách nước ngoài và các kiểu chức sắc khác.
Những chiếc ti-vi trong một cửa hàng điện tử ở Mát-xcơ-va phát bài phát biểu thường niên của Tổng Thống.
Vào tháng Mười Hai, nước Nga đã tổ chức cuộc bầu cử lập pháp và đảng của Pút-tin, Đảng Nước Nga Thống Nhất, đã giành 64% số phiếu bầu, kiếm cho mình 315 trong số 450 ghế.
Một phụ nữ Nga trẻ trong một cuộc mít-tinh ở Quảng Trường Đỏ. Chữ trắng trên má phải: Pút-tin.
Tổng Thống Nga đi săn và câu cá.
Pút-tin thị sát trường bắn tại trụ sở mới của GRU, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Nga.
Một nhóm thanh niên đi với Tổng Thống trong Ngày Thống Nhất, tháng Mười Một năm 2006.
Mặc dù Pút-tin tuyên bố sẽ mãn nhiệm sau nhiệm kỳ thứ hai của mình, nhưng đại ca đã bày tỏ một mong muốn rõ ràng muốn tiếp tục các hoạt động chính trị.