Cơm chay tản mạn...

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hầu như bây giờ không ngày nào ta không nghe tin có người chết hoặc sắp chết vì ung thư. Đang yên đang lành, phát hiện, mấy tháng sau là đi. Lặng lẽ hay ồn ào cũng là đi. Nhiều người chết vì ung thư lắm, đến mức có người sáng dậy cứ bàng hoàng: Bao giờ đến lượt mình? Và con người đành phải tự bảo vệ mình, bằng nhiều cách. Một trong những cách ấy là… ăn sạch. Bằng mọi cách để ăn sạch, hoặc được coi như là sạch.

Có rất nhiều kiểu nhiều cách để ăn sạch, nhưng có vẻ như chưa có cách nào an toàn 100%. Thịt sạch thì được nuôi bằng cám tổng hợp có chất tăng trọng. Rau sạch thì chia làm 2 loại, loại rau sạch để ăn và loại rau sạch để… bán. Đến không khí cũng ô nhiễm. Chưa đến mức phải mua không khí sạch để thở như một vài đô thị lớn trên thế giới, nhưng giờ không chỉ các bà các cô trùm kín mặt ra đường, mà các ông cũng đeo khẩu trang hùm hụp ra đường rồi, rất nhiều. Và nói thật, trông rất chán, nhưng chán còn hơn là… chết, nên vẫn rất nhiều người chấp nhận chán. Cũng mở ngoặc đơn phát, là ơn giời, cho đến giờ này, chưa thấy ông nào quấn cái váy bà đẻ chạy xe máy dù các ông mặc quần soóc. Nhưng cũng chả biết chừng. Hồi đầu thấy các bà đeo khẩu trang đã buồn cười rồi, giờ mà tự nhiên thấy bà nào mặt mộc chạy ngoài đường có khi lại ngỡ vừa ở hành tinh nào xuống?

Một trong những cách ăn sạch để bảo vệ mình, là… ăn chay.

Hồi còn bé sống ngoài Bắc, tôi cũng có nghe nói ăn chay. Là ăn cơm không, hoặc ăn muối vừng, xì dầu… đơn giản lắm. Nên nghe nói ăn chay là lè lưỡi. Và quả là thời ấy rất ít người ăn chay. Chùa chiền ít, và còn bị phân biệt đối xử, trong lý lịch vẫn có mục theo đạo gì, ai theo thiên chúa hoặc phật giáo là thuộc loại… chậm tiến, cần được theo dõi, bồi dưỡng, rất khó vào Đoàn… nên hầu như chả thấy bạn bè cùng lứa có đứa nào ăn chay, chỉ thấy cứ phơi phới ăn mặn và dè bỉu đồ chay, coi ăn chay là tậm tịt, khổ hạnh.

Đến khi về quê ở Huế thì mới biết té ra chay không phải như mình nghĩ. Chủ nhật lũ sinh viên chúng tôi hay lên chùa ăn chay… chùa. Thứ nhất là cả tuần đói, đây là dịp để cái dạ dày được căng đúng kích cỡ của nó. Thứ hai là lên xem đời sống ở chùa thế nào, chứ đã biết nó mặt ngang mũi dọc ra sao đâu. Và quả là được mở mắt thật, bởi cỗ chay nó khác hoàn toàn những gì tôi từng nghĩ, từng hình dung.

Chả biết từ đâu xuất phát cái từ ăn chùa, tức là ăn không trả tiền, ăn theo, ăn không chính thống, chứ quả là, lên chùa ăn phần lớn là… không mất tiền, trừ phi đặt cho khách kiểu kinh doanh du lịch, nhưng nếu khéo ngoại giao thì vẫn có những bữa tiệc chay được đãi cho cả hàng trăm người, như có lần báo Thừa Thiên Huế đãi khách trong chùa nhân hội thảo báo Đảng khu vực, gọi là báo Thừa Thiên Huế đãi nhưng thực tế là nhà chùa đãi, cỗ bảy tám món, nhiều nhà báo lần đầu tiên được “thời” cơm chay nên đã… quên cả ăn, chỉ chú trọng chụp ảnh. Có những món đẹp đến mức chả ai nỡ gắp, cứ để ngắm suốt buổi.

Việt Nam ‘nhờ Mỹ tác động’ lên Google và Facebook

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Một thành viên Chính phủ Việt Nam mới lên tiếng bác bỏ thông tin “bị ung thư giai đoạn cuối”, và “nhờ” Đại sứ Mỹ ở Hà Nội dùng ảnh hưởng của mình để hối thúc một số công ty của Hoa Kỳ phải có hành động liên quan tới các thông tin “xấu, độc” trên mạng.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn hôm 21/3 kêu gọi ông Ted Osius “tác động để Google, Facebook có đại diện tại Việt Nam để dễ bàn bạc hơn khi xử lý những vấn đề liên quan đến pháp luật Việt Nam”, báo chí trong nước đưa tin.

Trước đó năm ngày, ông Tuấn nói trong một cuộc họp với các doanh nghiệp quảng cáo trên các trang mạng xã hội của Mỹ rằng danh dự, nhân phẩm của ông “bị xúc phạm” sau khi xuất hiện trên YouTube thông tin mà ông nói là “sai sự thật về sức khỏe của mình”.

clip_image004

Tối 22/3, VOA Việt Ngữ thấy một đoạn clip dài gần 23 phút có nội dung ông Tuấn “có nguy cơ ung thư vì ăn hải sản nhiễm độc” với hơn 5 nghìn lượt xem vẫn còn trên trang YouTube.

“Các bạn thấy tôi có khỏe không. Tôi vừa xem trên YouTube một clip cho rằng, tôi bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Thực tế, tôi đang rất khỏe mạnh, không có vấn đề gì. Chúng ta thấy có những việc như thế và hôm nay, chúng ta gặp nhau ở đây bàn về vấn đề thông tin thất thiệt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xuyên tạc được tung lên YouTube, các mạng khác”, tờ Soha News dẫn lời ông Tuấn nói như vậy, đồng thời hối thúc các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và Facebook cũng như các trang mạng xã hội khác cho tới khi các thông tin “xấu, độc” chống chính quyền Hà Nội bị ngăn chặn.

Tối 22/3, VOA Việt Ngữ thấy một đoạn clip dài gần 23 phút có nội dung ông Tuấn “có nguy cơ ung thư vì ăn hải sản nhiễm độc” với hơn 5 nghìn lượt xem vẫn còn trên trang YouTube.

Về chuyện này, luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho thân chủ bị tung tin sai, nói: “Cái chuyện đó thì tôi cho rằng nó xâm phạm đời tư, bí mật riêng tư, đời sống của cá nhân, vi phạm bộ luật dân sự. Người bị cái tin đồn đấy thì người ta có thể là khởi kiện một vụ án dân sự ra tòa. Pháp luật bảo vệ quyền riêng tư của công dân”.

clip_image006

Theo Bộ trưởng Tuấn, Việt Nam đã có 52 triệu người có tài khoản trên mạng xã hội Facebook.

Ông nói thêm: “Trên đất Việt Nam, kể cả người nước ngoài cũng được bảo vệ trong không gian pháp luật như vậy. Luật dân sự tức là người đưa tin sai đấy phải xin lỗi. Và cái thứ hai phải bồi thường về thiệt hại vật chất và tinh thần do người bị hại người ta chứng minh được, chứ không phải là chịu trách nhiệm hình sự”.

Bauxite Tây Nguyên: Đã đến lúc hái “trái đắng”!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thiên Luân

Tác giả gửi tới Dân Luận

…không có dự án nào ngay từ khi bắt đầu triển khai đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, báo chí và cả Quốc hội như dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Quan điểm ủng thì hộ ít, ý kiến phản đối thì nhiều. Và không chỉ người dân, tầng lớp trí thức, nhà khoa học, nhà báo mà ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao cũng có người lên tiếng phản đối […]. Nhưng mọi ý kiến, kiến nghị, phản đối điều bị gạt bỏ và không ít người đã bị bắt bớ, tù đày…

Những lo ngại về hậu quả của dự án khai thác bauxite Tây Nguyên không còn là lời cảnh báo mà nó đã và đang dần trở thành hiện thực. Những tính toán ban đầu đầy lạc quan (thu ngân sách 850 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 3.000 lao động, phát triển công nghiệp nhôm, phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…) không thể che lấp sự thật, hiện tại hoạt động sản xuất kinh doanh đang “lỗ nặng” - lỗ vượt dự kiến. Có lẽ “trái đắng” của dự án đã đến lúc hái.

Báo Dân trí, ngày 13/3/2017 đưa tin “Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng lỗ gần 3.700 tỷ đồng”. Cụ thể, Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng sau 3 năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (10/2013-30/9/2016). Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Con số lỗ này đã vượt xa so với số lỗ luỹ tiến dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do chênh lệch tỷ giá).

Điều đáng nói, TKV tính toán, dự báo thế nào mà dự án bôxit Tân Rai, dự kiến lỗ trong 3 năm khoảng 860 tỷ nhưng đã vượt kế hoạch gần 3.700 tỷ?

Lý giải nguyên nhân “lỗ”, Ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (TKV) nói, lỗi là do “chênh lệch tỷ giá”, do “cơ chế chính sách thay đổi”, do “thuế tài nguyên tăng” do “nhiều yếu tố khách quan” do “thị trường biến động”... Và hứa hẹn năm nay dự án sẽ bắt đầu có lãi. Dự kiến mức lãi năm 2017 sẽ khoảng 100 tỉ đồng. Các năm sau mức lãi sẽ tăng. Thời gian thu hồi vốn dự tính từ 10-12 năm - tính từ khi dự án đi vào sản xuất năm 2013 (Theo Tuổi trẻ, 15/3/2017).

Làm phép tính đơn giản, nếu lãi một năm trung bình 100 tỷ đồng thì cần 37 năm mới bù được khoản lỗ của 3 năm 2013-2016.

Vậy với số tiền 32.000 tỷ đồng đầu tư vào dư án khi nào mới lấy lại được vốn? Một câu hỏi mà không vị lãnh đạo nào có thể cho câu trả lời chính xác.

Ông Nguyễn Văn Biên nói thêm: “Thực tế là sau 3 năm vận hành, đến nay đã làm chủ được công nghệ”. Nhân loại khai thác nhôm đã hàng trăm năm nay, công nghệ hiện đại từ Mỹ, Châu Âu, Nhật thì không sử dụng, lại dùng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc để rồi vừa học vừa làm, vậy còn lấy tự hào, đúng là chẳng giống ai. Việc này giống như chuyện mua 164 tàu cũ của Trung Quốc (sản xuất cách đây 20 năm) giá mua 210 - 315 triệu/toa, để những toa tàu này lăn bánh được giá thành lên đến 870 triệu/toa. Trong khi đóng mới trong nước giá chỉ có 800tr/toa. Xin chịu thua cách làm ăn, tính toán của quan chức nước mình, toàn đi ngược lại sự phát triển nhân loại.

Ai vừa giúp Trịnh Xuân Thanh thoát dẫn độ?!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


AI VỪA GIÚP TRỊNH XUÂN THANH KHÔNG BỊ DẪN ĐỘ?

Nguyen Anh Tuan
16 Tháng 3 lúc 17:51
 
Chiều qua, Trịnh Xuân Thanh vừa bị khởi tố thêm tội Tham ô Tài sản - một tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Điều này có nghĩa là nếu Trịnh Xuân Thanh đang trốn tại Đức hoặc Canada (như chính Bộ Công an dự đoán), Thanh sẽ không thể bị dẫn độ về Việt Nam vì cả hai nước này đều nghiêm cấm việc dẫn độ một người mà người đó có thể đối mặt với án tử hình khi bị đưa về quốc gia yêu cầu dẫn độ.

Trên thực tế, Đức và Canada đều đã từng từ chối yêu cầu dẫn độ từ nhiều nước, ngay cả một nước lớn và đã ký hiệp ước dẫn độ với họ là Hoa Kỳ, vì lý do tương tự.

Lệnh khởi tố chiều qua theo cách đó đã trở thành 'kim bài miễn tội' cho Trịnh Xuân Thanh, giúp cựu quan chức này này tới đây có thể kê cao gối mà ngủ.

'Đánh chuột không để vỡ bình' chính là đây - vừa tỏ vẻ chống tham nhũng quyết liệt, vừa để quan chức tham nhũng thoát ra ngoài rồi sau đó khéo léo tự dẹp bỏ khả năng dẫn độ họ trở về chịu án. Đại biểu Ngô Văn Minh trong phiên họp Quốc Hội tháng 10 năm ngoái đã rất bất bình đặt nghi vấn vì sao lực lượng công an tinh nhuệ, xuất chúng như thế mà vẫn để Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài thành công. Tiếc là ông đã qua đời 2 tháng sau đó vì bạo bệnh, không thì giờ đây không biết ông sẽ nghĩ gì và chất vấn gì khi biết lệnh khởi tố hôm qua đã chấm dứt cơ hội dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước.

Phương châm 'đánh chuột không vỡ bình' trên thực ra phản ánh tình thế lưỡng nan mà giới chóp bu cầm quyền đang gặp phải. Một mặt để bảo vệ tính chính danh cầm quyền, họ không thể không hô hào chống tham nhũng. Nhưng cùng lúc đó, hơn ai hết họ hiểu rằng chính họ và phe cánh của họ cùng những nhóm lợi ích thân hữu vây quanh là những kẻ tham nhũng nhất, nên cái gọi là công cuộc chống tham nhũng mà họ phát động nếu không phải là vở hài kịch tự diễn tự cười của họ thì cũng chỉ là công cụ để họ đấu đá giành quyền lợi với các đồng chí khác - vốn cũng đang sở hữu những đường dây tham nhũng tương tự.

'Đánh chuột không vỡ bình' sẽ còn định hướng câu chuyện chống tham nhũng ở Việt Nam trong những năm tới đây, dù người kể chuyện, nhân vật và kịch bản có thể thay đổi theo thời gian. Nghĩa là trong thời gian đó Việt Nam vẫn sẽ là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới với đầy đủ hậu quả của nó: phân hóa giàu nghèo gia tăng, kinh tế trì trệ, xã hội lạc hậu so với khu vực và thế giới.

Cứ thế cho đến khi có đủ người Việt dám đứng lên đặt ra luật chơi mới cho xã hội: cạnh tranh chính trị, tam quyền phân lập, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin - những công cụ được chứng tỏ đủ sức ngăn chặn được tham nhũng một cách bền vững.

Hai tấm ảnh và những lời bình luận của cư dân mạng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Mấy ngày qua, trên FB lan tràn với tốc độ chóng mặt hai tấm ảnh bên dưới. Bauxite Việt Nam xin dẫn những lời luận bàn của cư dân mạng, để khẳng định một điều: Bộ Công an không thể tránh né sự việc, mà phải nhanh chóng điều tra để chính thức lên tiếng. Không có gì dập tắt nhanh ngọn lửa giận dữ bằng sự thật. Càng dúi đầu vào cát, càng bế tắc và càng mất tính chính danh của mình.

Bauxite Việt Nam

Hôm qua, khi nhìn thấy cái ảnh số 1 được rất nhiều người trên FB chia sẻ, tôi đã phóng to và phân tích (bằng photoshop) nhưng do ảnh nhỏ, mờ nên vẫn chưa dám có ý kiến vì có thể đây là ảnh dàn dựng do "ai đó" có ý đồ muốn bêu xấu ngành công an. Nhưng hôm nay, người nào đó (dù vô tình hay cố ý) chụp được các ảnh này và tung lên mạng thì quả thật là không thể chấp nhận được vì những hình ảnh này mang 1 "thông điệp" rất khốn nạn, độc ác, vô nhân tính... (nhất là nó được đăng lên chỉ sau ngày Quốc tế phụ nữ 8.3).

Lâu nay, báo chí, mạng xã hội đã nói rất nhiều về những cái chết vô lý, lãng nhách của nhiều người khi "lỡ" ghé thăm nơi làm việc của công an và đã làm cho cái nhìn của nhân dân càng ngày càng tồi tệ, sợ hãi, chối bỏ và mất niềm tin đối với lực lượng này.

Dù đóng kịch, dựng phim, ảnh thật hay photoshop... thì hình ảnh này cũng mang một ý nghĩa tàn bạo, khốn nạn và cay đắng...

Đề nghị ngành công an nhanh chóng điều tra và công bố kết quả.

Đó là cách tốt nhất!

FB Dũng Trung kqd

Rạng sáng 10/3, thêm một bản khác của bức ảnh đầy tính man rợ này lại xuất hiện, cũng cùng góc chụp.

Điều này cho thấy một ai đó đã liên tiếp chụp nhiều tấm ở cùng một vị trí, và hình thức thể hiện cho thấy có thể là chụp lén.

Tác giả có thể từ một thường dân vô tình chứng kiến khi ở cùng nơi, hoặc chính từ nội bộ ngành công an đưa ra. Nhưng từ đâu, thì cũng có mục đích rất rõ.

Khó lòng đoán được liệu sẽ có những tấm khác tiếp tục được tung ra hay không trong những ngày tới.

Nhưng dù như thế nào, trái bóng đã lăn đến chân nhà cầm quyền. Việc điều tra tính xác thực của sự việc cũng như danh tính của các nhân vật trong ảnh, một cách nghiêm minh theo pháp luật, là điều cần thiết để cứu vãn tính chính danh của hệ thống đương quyền ngay lúc này.

Cũng cần nói thêm, chính nội bộ ngành công an Việt Nam đã từng rò rỉ tin tức có đến 260 thường dân chết trong ba năm (2011-2014) ở các trại tạm giam của công an. Dĩ nhiên việc rò rỉ tin tức này, nhắm vào giới truyền thông, cũng có chủ đích rất rõ.

FB Tuấn Khanh (Khanh Nguyên)

Biểu tình chống Formosa ngày 5/3/2017: Tổng thể và chi tiết

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

BVN lượm lặt đó đây

1. Ngoài lực lượng an ninh, quân đội đã xuất hiện. Và câu hỏi đặt ra: Cuộc chiến nào sau những hàng rào thép gai này?

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

Phía sau những hàng rào thép gai, không chỉ lực lượng cảnh sát cơ động và đặc nhiệm, đã xuất hiện cả sắc phục quân đội. Như thể một cuộc chiến. Vâng, một cuộc chiến chống lại nhân dân.

Formosa, sáng 5/3/2017.

Trương Duy Nhất

Formosa đã rất gian ngoan khi buông ra 500 triệu $USD để biến Đảng CS VN và Nhà nước Việt Nam thành bia đỡ đạn, làm "đầu sai " cho mình. Cũng là để minh chứng quyền lợi và trách nhiệm của giới cầm quyền VN và formosa là một. Hế hế...Với đại thảm họa môi trường do Formosa gây ra thì 500 triệu $USD bồi thường là quá ít để bù đắp cho sự thiệt hại của người dân và nền kinh tế của nước ta cũng như những biện pháp kỹ thuật xử lý độc hại nhằm trả lại môi trường biển an toàn. Điều cực kỳ phi lý ấy lại được thỏa thuận một cách chóng vánh không hề dựa trên một luận cứ khoa học nào, không theo một sự tính toán nào và cũng không tuân theo một qui phạm pháp luật nào, duy có một điều chắc chắn rằng nó được sự chấp thuận của Bộ chính trị dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng! Trách nhiệm cá nhân trong trường hơp này là không thể trốn tránh. Sự chóng vánh vô pháp vô thiên ấy không thể không đặt ra công luận liệu có xảy ra chuyện đã và đang "đi đêm" giữa Formosa và nhà cầm quyền nên đã đẩy nhà cầm quyền vào thế "há miệng mắc quai" và bây giờ là thế "ngồi trên lưng cọp", nhảy xuống thì cọp nó xơi, đành phải bênh vực bảo vệ Formosa quay lưng chống lại nhân dân?

Lâm Phan Thanh

clip_image009

clip_image011

Cuộc chiến chống lại nhân dân. Nhân dân lên tiếng bảo vệ quê hương, QĐND chống lại dân nghĩa là sao?

Vỉa hè Hà Nội ngày xưa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Phố Tràng Tiền thập niên 1930 - 1940

Trong quy hoạch một đô thị văn minh, vỉa hè là khoảng công cộng dành cho người đi bộ. Còn theo kiến trúc, vỉa hè là đường diềm, trang trí cho phố phường tạo ra sự hài hòa giữa đường và nhà mặt phố.

Người Pháp đã làm những điều đó ở Hà Nội từ cuối thế kỷ 19.

Cho thuê vỉa hè, dân mặt phố phải dọn vệ sinh
Sau khi chiếm được thành Hà Nội năm 1882, chiếm Hà Nội năm 1883, Công sứ Bonnal đưa ra chủ trương cải tạo khu vực quanh hồ Gươm. Việc đầu tiên, Bonnal cho làm con đường quan trọng từ khu nhượng địa Đồn Thủy (nay tương ứng khu vực phố Phạm Ngũ Lão) vào thành để chở vũ khí, lương thực cho binh lính Pháp đóng ở đây. Con đường bắt đầu từ Đồn Thủy qua Hàng Khảm (nay là Tràng Tiền và Hàng Khay), Tràng Thi đến Cửa Nam rồi vào thành. Đường hoàn thành cuối năm 1885, rộng hơn 10m, riêng đoạn Tràng Tiền hai bên có vỉa hè được lát gạch, trồng phượng để giảm bớt nắng nóng vào mùa hè ở xứ Bắc kỳ. Và vỉa hè Tràng Tiền là vỉa hè đầu tiên theo kiểu phương Tây ở Hà Nội.
Công việc cải tạo và xây dựng khu phố phía nam hồ Gươm cần nhiều thời gian và tiền bạc. Vì thế đến năm 1889 mới chỉ vài phố quanh hồ Gươm có vỉa hè, song để Hà Nội nề nếp và quy củ, Thống sứ Bắc Kỳ đã ra nghị định quản lý đô thị (đăng trên Công báo ngày 21/4/1890), trong đó điều 1 ghi rõ: “Những phố hiện có và sẽ được tạo nên có chiều rộng lòng đường và vỉa hè được chỉ định”, kèm theo là phụ lục gồm các phố đã có và các phố sẽ mở. Với các phố ở khu vực “36 phố phường”, vỉa hè hẹp nhất cũng phải 3m, một số phố sẽ là 4m. Với các khu phố ở phía đông và phía nam hồ Gươm như: Ngô Quyền, Lê Phụng Hiểu, Hàng Bài, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo... vỉa hè tối thiểu phải rộng 5m, phố rộng nhất là 7,5m.
Để nhà mặt phố hài hòa với vỉa hè, trong Quy chế lục lộ ban hành ngày 21/9/1891 ghi cụ thể: “Vỉa hè rộng 3m thì bậc cửa ra vào chỉ được phép cao 10cm, vỉa hè rộng 5m thì bậc cửa là 15cm và vỉa hè rộng 7,5m thì bậc cửa cao 20cm...” Bên cạnh đó còn có quy định về chiều cao, cửa sổ, ban công... rất chi tiết. Quy chế cũng quy định: “Tất cả chủ nhà mặt phố, người thuê phải có trách nhiệm dọn vệ sinh hè phố trước cửa nhà, khơi thông rãnh thoát nước, nếu không thực hiện sẽ bị phạt theo các điều của bộ luật Hình sự nước Pháp.” Cũng theo quy chế thì cánh cửa ra vào nhà mặt tiền phải mở vào trong, không được mở ra ngoài để tránh gây thương tích cho người đi lại.

Luật sư Trần Hải Đức nên ngậm miệng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôi là một người dân nhập cư đang sống tại TP.HCM. Những năm tháng qua và ngay cả hiện tại, tôi và rất nhiều người khác đang bị tra tấn bởi tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường - một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến ùn tắc giao thông. Sáng qua, tôi đọc bài ông trả lời một số báo chí xung quanh việc Phó Chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải đưa quân đi dẹp vỉa hè. Tôi đọc rất nhiều lần và quyết định gửi vài dòng đến ông.

Ông Đoàn Ngọc Hải trong chiến dịp dẹp vỉa hè.

Xét dưới góc độ luật pháp, tôi không muốn tranh luận với ông, vì ông là luật sư. Nhưng xin luật sư “đừng ngồi bàn giấy” để luận bàn những việc bức xúc.
Ông cho rằng quận 1 muốn tiến hành cưỡng chế thì phải thực hiện trình tự các bước đúng tự thủ tục theo Luật quy định như tuyên truyền, xử phạt lần đầu, phạt xong mà không chấp hành mới cưỡng chế... Thưa luật sư, tất cả nhưng gì ông nói đều đúng cả. Nhưng tất cả những việc đó đều đã thực hiện từ rất, rất lâu rồi. Phạt cũng nhiều, tuyên truyền cũng nhiều rồi.
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP HCM có hỏi thẳng ông Hải - Phó chủ tịch quận 1 là sao không giao cho các phường tự làm. “Có giao rồi nhưng họ làm chậm lắm, làm như thế thì không biết bao giờ xong”, ông Hải trả lời. Bản thân ông nếu sống ở TP.HCM chắc chắn đã từng chứng kiến cảnh trật tự đô thị của phường đưa quân đi dẹp vỉa hè. Cứ đầu đường có đoàn kiểm tra là cuối đường nháo nhác cả lên, quán xá dọn dẹp ngăn nắp. Đoàn kiểm tra đi qua thì đâu lại vào đó, vỉa hè thành của chung không ai khóc. Vì vậy “sáng kiến” của ông giao cho lãnh đạo các phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm dẹp vỉa hè không có gì là mới và đã không hiệu quả. Chính vì vậy ông Hải mỗi lần xuất quân đều rất bí mật, hầu như không ai biết ông sẽ đi đến đâu.
Sự việc ông Hải “đụng” vọng gác của Ngân hàng Nhà nước và phải trả lại tôi chưa đủ thông tin để khẳng định ai đúng, ai sai. Nhưng không thể vì sự việc đó mà quy chụp tất cả những chuyện ông Hải đưa quân đi dẹp vỉa hè là sai, là quá đà, vượt qua luật pháp… Về lý thuyết, vọng gác của Ngân hàng hãy để trên diện tích của ngân hàng, đặt trên vỉa hè với nhiều dây rào chắn đương nhiên sẽ cản trở người đi bộ. Chưa nói những vọng gác này khi xây dựng có xin phép và được cấp phép hay không? Dù tôi không là luật sư, nhưng góc nhìn pháp luật của một công dân như tôi rất rõ ràng: Không luật nào cho phép bày quán bán vỉa hè, xây tường, dựng cột cản trở người đi lại trên vỉa hè. Người vi phạm khi lấn chiếm có xin phép, có báo trước không mà đòi chính quyền đi giải tỏa phải báo trước?