Cà-phê Sài Gòn!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(NN 22/02/2021) Cà phê Sài Gòn có nước mắt, có nụ cười; có hợp, có tan; có xa xôi, có gần gũi; có chia sẻ mến thương mà cũng có cả thăng trầm như gói gọn cả Phù Nam.

Sẽ thật hiếm hoi để bắt gặp một người dân Mỹ nào ngồi ở quán xá hàng giờ, phó thác linh hồn cho cà phê, người Mỹ bận rộn nên thường họ chỉ thích cà phê mang đi cho tiện lợi. Người Ý thì ngược lại, với cốt cách ưa hoài cổ, xứ sở của “huyền thoại” Cappuccino lại thích trầm ngâm hàng giờ tĩnh lặng để mà say đắm, người Pháp bên tách cà phê, với họ đó là một điều gì đó lãng mạn, ngọt ngào…

Còn cà phê của người Sài Gòn thì sao?

Mấy năm trước, tờ Telegraph (Anh) từng có bài về cà phê Sài Gòn với nhận định văn hóa thưởng thức cà phê ở Sài Gòn không giống như ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Nơi này, cà phê là thức uống đem lại năng lượng cho người dân của cả một thành phố sôi động, cũng như là dấu hiệu của một ngày mới bắt đầu.

Sài Gòn không chỉ vậy, người ta vui cũng bảo nhau cà phê, buồn cũng rủ nhau cà phê, bàn bạc những dự án lớn cũng hẹn nhau cà phê mà đắn đo nắn nót từng câu chữ điền vào đơn xin việc cho một khởi đầu đa phần cũng ở quán cà phê....

Sài Gòn đến đến đi đi, trong đến có những tìm kiếm, đợi chờ, hy vọng. Trong đi có nỗi nhớ nhung, có niềm tiếc nuối. Không mời gọi mà cũng không níu giữ, Sài Gòn điềm nhiên tự tại như người ta thảy cà phê vào cối, như người ta châm nước sôi vào phin, chậm chạp từng giọt, ngọt đắng từng giọt, nhớ quên từng giọt mà thành. Bởi thế, đã có biết bao đôi bàn chân ngập ngừng giữa Sài Gòn cùng bao niềm vui xen lẫn nỗi buồn khi nghe giọt cà phê tí tách rơi, vơi đầy quá khứ mà ngay cả tương lai cũng ám ảnh những giọt linh hồn.

Cà phê Sài Gòn đủ mọi tầng lớp, mọi ngành nghề, không phân biệt sang hèn, không định lượng giàu nghèo. Có khi là trên một yên xe bác xe ôm đang chờ khách, có khi là dưới tán cây, cô hàng vỉa hè chớp nhoáng khuấy đều, có khi là một tha hương hỏi đường đi trong thành phố. Uống cà phê ở Sài Gòn, có nước mắt, có nụ cười; có hợp, có tan; có xa xôi, có gần gũi; có chia sẻ, có mến thương và có cả thăng trầm như gói gọn cả Phù Nam.

Cà phê Sài Gòn mỗi người có một cách thưởng thức và cảm nhận kiểu "ngon" theo cách khác nhau, có người đã uống cà phê là phải chờ pha bằng phin, có người hối hả gấp gáp trên tay một ly pha sẵn, có người thuần túy một tách đặc quánh màu đen còn đương thơm vị hạt rang thơm, có người uống ít đường, có người thêm sữa... Cũng có những người chọn cà phê đen đá mà không bao giờ thêm đường, với họ như là tìm ngọt trong đắng, nguyên bản mà thành cá tính riêng.

Đốt-xtôi-ép-xki và nhân loại năm 2021

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Những lời nhận xét và những câu hỏi của nhà nhân đạo và bậc thầy vĩ đại của những tấn thảm kịch Dostoievsky, như trước đây - vẫn mang tính nóng hổi trong thế kỷ 21.

ĐỐT-XTÔI-ÉP-XKI VÀ NHÂN LOẠI NĂM 2021

(Bài trên báo EL PAIL - Tây Ban Nha)


Vào năm 2021 này sẽ kỷ niệm lần thứ 200 ngày sinh và lần thứ 140 ngày mất của nhà kinh điển Nga - Fedor Dostoievsky. Đây chính là thời gian để nhớ lại một số lời tiên đoán của nhà văn về những gì đáng âu lo như sự bất công, việc lợi dụng quyền lực, đơn giản hơn là trạng thái của con người “từ trình độ văn minh trước đây biến thành nếu không phải là kẻ khát máu, thì có thể có lẽ còn tệ hơn, gớm ghiếc hơn kẻ khát máu. Đó chính là câu trả lời của Dostoievsky về những lý tưởng của thời kỳ Khai sáng. Sau này văn hào còn nói thêm : “Tháp Babilon  trở nên điều kỳ vọng và mặt khác,  cũng trở thành nỗi khủng khiếp của toàn nhân loại”.

 Nhà văn cũng nghiên cứu sâu sắc  ngay cả những đề tài khác, ví như nỗi khát vọng quyền lực, những vấn đề về quyền tự do của con người và những phong trào phản kháng của nhân dân. Trong tác phẩm “Những con quỷ”, Dostoievsky động chạm tới những điều đúng là chỉ vài chục năm sau đã trở thành hiện thực: những ý định của những người cộng sản Nga thể hiện trong cuộc sống tư tưởng vĩ đại về sự bình đẳng xã hội: “Các bạn không thể hình dung nổi có một nỗi buồn và nỗi tức giận ra sao xâm chiếm toàn bộ lòng dạ các bạn khi một tư tưởng vĩ đại từ đã lâu các bạn tôn thờ nay những kẻ vụng khờ nắm lấy và chuyển giao cho những đứa dốt nát, như chính các bạn, trên các đường phố”. Tiểu thuyết “Những con quỷkhác với tất cả các tác phẩm khác của Dostoievsky là ở tầm nhìn sáng suốt nhất: Thế kỷ 20 sẽ kết thúc bằng sự sụp đổ của hệ tư tưởng xã hội.

Mặt khác, hình tượng nổi bật Quan tòa giáo hội vĩ đại trong tiểu thuyết “Anh em nhà Caramazovnhắc nhở chúng ta rằng không có gì xấu hơn của điều ác khi nó được che đậy bởi điều tốt. Nhân vật Quan tòa giáo hội vĩ đại là một kẻ mạo danh tôn giáo, đề ra một chủ thuyết mà chính ông ta không tin, nhưng ông ta đã thành công khi lôi kéo số đông người tin vào điều đó : “Chỉ những ai biết an ủi lương tâm người khác, kẻ ấy mới có tự do. Những khuynh hướng khác nhau của chế độ cực quyền và chủ nghĩa chính thống nẩy sinh sau này hầu như đã nắm lấy những lời nhân vật của Dostoievsky làm nền tảng.

Nhưng bỏ qua sự biện chứng giữa điều thiện và cái ác, trong các tác phẩm của mình nhà văn đã miêu tả những ai không có ý định đầu hàng thậm chí ngay khi phải đối mặt trước sự thật trần trụi. Ngược lại, những nhân vật ấy chứng minh rằng mỗi một người trong chúng ta có thể đều đóng góp phần riêng của mình để thế giới này không sụp đổ. Chúng ta hẳn còn nhớ nhân vật bá tước Mưskin, được miêu tả là một con người hết sức nhân hậu, đầy niềm tin và sự hiểu biết rằng trong thế giới của chúng ta ông bị coi như một thằng ngốc.

Bài hát "Không đành lòng" (An-bom "Không Đành Lòng" - Nhạc Việt Nam mới 2021)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


KHÔNG ĐÀNH LÒNG
Nhạc và lời: Minh Ca

1.
[Em]Em nói "Anh nợ người [B7]ta nhiều quá, — em [Em7]sẽ không đành lòng [B7b9]đâu..."
[Em7]Em lại nói "Anh buông [Am]tay ra [B7]đi, — [D#dim7]không thì em sẽ không đành [B7b9]lòng đâu!.."

"Chúng mình vẫn còn là bạn đấy chứ?.." — anh cười, vì biết hỏi ngu.
Em đang cười giống như anh, nhưng vẫn nói "Mãi mãi cũng như vậy mà anh!"

[Bridge]
[D#dim7]Sinh viên -[B7] thì làm sao còn [G]đi làm học sinh trung học được cơ chứ?
Những [C]người mà đã yêu [Am7]nhau thì làm sao còn là [Em7]bạn được [B7]nữa?

"Nếu sau này anh hẹn em đi uống nước, thì em có nhận lời không?"
Em cười "Còn phải xem khi ấy có anh chàng nào khác hẹn không."

2.
Anh muốn em cứ cầm chiếc chìa khóa... nhưng em đã đặt vào tay anh:
"Những chuyện này nên rõ ràng tốt hơn, đừng tùy tiện đưa cho người khác!"

Anh mong em luôn là người giữ nó... giữ chiếc chìa khóa nhà anh.
Trong lòng anh em lúc nào cũng đẹp lắm... còn anh rồi có xấu đi không?

[Bridge]...

"Thế gian này còn có nhiều việc lắm, đâu phải chỉ mỗi tình yêu?"
"Em làm ơn đừng dùng từ chuyên môn để nói chuyện với anh được không?.."

[Coda]
"Thế gian này người thì đông như kiến, đâu phải chỉ mỗi mình em?"

Bài thơ tình bị "đục bỏ" mất 3 khổ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 


BÀI THƠ ĐÃ BỊ KIỂM DUYỆT

Lâu nay ta nghe bài hát Gởi em ở cuối sông Hồng ở đoạn cuối thấy ngô nghê và lạc lõng bởi những hình ảnh trong đoạn trên và khúc dưới trong ca từ không ăn nhập với nhau. Đi tìm bài thơ ta lại gặp ba dấu chấm như bỏ mất một đoạn. Đọc tờ báo Thể thao văn hoá thuật lại đoạn nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ nói về hoàn cảnh ra đời bài thơ trong chương trình Giai điệu tự hào, ta cũng bắt gặp ba dấu chấm lửng đó.


Hoá ra bài thơ đã bị lưỡi kéo kiểm duyệt cắt bỏ mất một khúc, mà lại là đoạn thơ quan trọng, là cái hồn của cả bài thơ. Tuyên huấn không dám nhắc đến cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược Trung quốc năm 1979 nên không cho phổ biến đoạn thơ này, khiến bài thơ mất đi tính chiến đấu vốn có của nó. Điều đó cho thấy lãnh đạo ta cố tránh né không muốn nhớ đến cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Bắc Kinh khởi đầu từ ngày 17.02.1979.


Nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ bị kiểm duyệt. Nguồn: VN Xứ Đoài

Nguyên văn bài thơ đã bị cắt xén và phổ biến lâu nay:

“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”

(Dương Soái)
-------------------------------------

Nguyên văn bài thơ chưa bị kiểm duyệt cắt bỏ
(Copy từ face Nguyễn Anh Tuấn)

Gửi em ở cuối sông Hồng
(Dương Soái)

“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt

Tập tranh "MƯU SÂU HỌA CÀNG SÂU" in tháng 12/1979

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mưu sâu họa càng sâu!

Lời dẫn của Du Tử Thành: 

Hôm qua trên đường lang thang, tình cờ mình kiếm được tập tranh biếm họa "Mưu sâu họa càng sâu!", đả kích tập đoàn bành trướng Bắc Kinh xâm lược do Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân ấn hành 20.200 cuốn vào tháng 12 năm 1979, khi "toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới". Các họa sĩ vẽ tranh gồm có Nguyễn Đạo Hưng, Trịnh Lập, Dương Lê, Nguyễn Nghiêm, Huy Quang, Văn Thanh. Xem lại những bức tranh này thật thú vị, và hơn nữa ta vẫn thấy được nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi của chúng. Bọn bá quyền Bắc Kinh cho đến giờ vẫn đang tiếp tục lâm le mưu toan xâm lược thâm độc của chúng trước Việt Nam. Tiếc rằng, ngày nay chẳng ai dám đả kích đám "thiên triều" này như cách đây 30 năm, những cuốn sách như thế này cũng hiếm....

Mời các bạn thưởng thức một số bức hình biếm họa hay được chọn lọc trong sách:





















Tại sao người Việt ngày càng MÊ tín?!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TẠI SAO NGƯỜI VIỆT NGÀY CÀNG MÊ TÍN?

Bài của Thái Hạo


Có lẽ trong lịch sử xã hội VN chưa bao giờ tình trạng mê tín lại ngập ngụa như bây giờ, từ bói toán, phong thủy, tu hành; từ nhà ra phố tới chùa… không đâu không thấy sự mê muội đến ngớ ngẩn, bệnh hoạn như như thời này.


Người nhà chết nhiều ngày mà vẫn không chịu chôn vì…chưa được giờ; làm cái nhà lại quay lưng ra đường vì gia chủ không hợp với hướng đường, xây nhà phải kiếm người đặt móng vì khổ chủ không được tuổi, nào là nhẫn phong thủy, vòng phong thủy; đôi lứa phải chia lìa vì cha mẹ quyết ngăn cản bởi…không hợp tuổi; nhiều người sinh con bằng cách…mổ cho đúng giờ đại cát; sự mê tín hoành hành cả vào trường học với những thủ tục quái gở liên quan tới cúng bái trước các kì thi; chùa chiền chật ních những ngày tết vì người đi…cầu lộc, cầu an, thậm chí chen lấn dẫm đạp lên nhau mà tranh cướp ấn lộc… Sự mê tín bủa vây đầu óc từ người nông dân, đến thương gia, trí thức, giới chính trị…


Mê tín là một niềm tin mê muội. Tin mà không có cơ sở, tin một cách mù quáng, rằng vì mọi người cũng tin như vậy. Tại sao ngày tết lên chùa đốt nhang khấn vái trước tượng phật lại có thể cầu được lộc được an? Ông Phật có lộc để ban ư? An hay nguy do cách mỗi người sống trong sự đối người tiếp vật chứ sao lại giao phó cho một pho tượng bằng đất đang ngồi bất động?


Khi nào con người ném cuộc đời mình cho sự may rủi? Làm sao thánh thần lại phải gánh lấy cuộc đời chúng ta? Tại sao trời đất với bốn phương tám hướng với xuân hạ thu đông vô tư này lại phải quyết định số mệnh của mỗi người? Và con người là gì giữa vạn sự vạn vật? Đạo đức nô lệ mới có những sự sợ hãi hoang dã, nền luân lý của chủ ông (Nietszche) là hành xử của kẻ trượng phu tự gánh vác lấy cuộc đời mình và biết chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Một xã hội nô lệ tất sinh ra mê tín.


Ai là giáo chủ của thời này? Danh và lợi - hư danh và ô lợi. Khi một xã hội tuyên bố rằng kinh tế quyết định ý thức, vật chất quyết đinh tinh thần thì tất yếu nó phải dẫn tới sự sùng bái vật chất bằng cách khinh miệt và chà đạp lên những giá trị văn hóa, rẻ rúng những giá trị nhân văn và bức hại các giá trị nhân bản. Mọi sáng tạo trên hành tinh này đều đi ra từ những suy tưởng và lao động trí óc chân chính của con người. Quá trình đô hộ ngược đã được chứng mình bằng cuộc xâm lược văn hóa của người Hi Lạp đối với kẻ thắng cuộc La Mã; người Mông cổ, Mãn Thanh đã thất bại và bị Hán hóa dù chiến thắng trên mặt trận quân sự. Một đất nước lấy sự hiểu biết và trí tuệ làm ngọn đuốc soi đường, đất nước ấy tất đi vào quỹ đạo văn minh.

Kara-đcmn-oke!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hồi ở trong xóm, có nhà kia mới dọn đến. Đêm nào hai anh em anh chủ cũng bật giàn karaoke sáu bảy số gì đó gân cổ hát “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”. Lạy trời, hên sao nhà đó chỉ có hai anh em.

Khi đó, hai anh là làn gió văn nghệ mới của xóm, vì nhà tui nằm trong cái xóm toàn ông bà cụ với giáo viên cắm đầu đi dạy học, không ai có hơi sức đâu hát. Riêng má tui bán tạp hóa tới khuya nên càng không rảnh để hát.

Tuy nhiên, tạo cảm hứng văn nghệ cho xóm được không bao lâu thì các bà hàng xóm chắc hơi mệt nên tối ngày điện thoại lên… mắng công an phường là sao không tới “giải quyết” tụi nó. (Mấy bà làm như công an là bà tiên hay gì, vẩy đũa phép phát giàn karaoke biến mất chắc).

Sau một hồi bị quần chúng đốc thúc thì trưởng khu phố cũng qua nhắc nhở hai anh, rồi công an nhắc, rồi hội phụ nữ nhắc, rồi hội người cao tuổi nhắc. Tui chỉ còn mong hội nhi đồng trong xóm cũng tới nhắc.

Không ăn thua gì.

Rồi một bữa hai anh rủ bạn về nhà hát karaoke xuyên đêm. Tới giữa đêm nảy sinh xích mích vì các giọng ca cạnh tranh khốc liệt trên bảng xếp hạng, các anh đập nhau một trận te tua.

Từ đó trong nhà vắng hẳn tiếng hát. Giàn karaoke chắc cũng tan vỡ rồi.

Là cư dân đến từ một xóm nhỏ tí xíu, tui có niềm tin bất diệt là dân Việt Nam là thuộc hạng xếp sòng trong nền văn hóa karaoke toàn cầu không ai địch lại. Nhưng đời người, ta nói, phải đi ra ngoài thế giới mới biết mình bé nhỏ ra sao.

Một bữa nọ, tụi tui tới Mazatlán, thành phố biển resort 5 sao bên bờ Đại Tây Dương của Mexico. Đêm đó tui quyết định cắm trại cạnh bờ biển đặng sáng chơi lướt sóng. Sau khi nấu ăn và chuẩn bị chui vô xe đi ngủ, thì đột nhiên một chiếc mui trần màu đỏ xuất hiện lù lù chạy vô sát bờ biển.

Cửa xe xịch mở, ba chàng trai ăn mặc cực ngầu với áo cánh sequin lấp lánh bước xuống. Theo sau đó là năm chiếc xe hơi khác đủ loại, Zeep có, Toyota Tacoma có, Audi có. Các bạn xếp hàng thẳng tắp đậu dọc con đường xuống bãi biển (tức là kế xe tụi tui).

Từ trong các xe cả đám bước ra. Anh râu xồm từ con Toyota Tacoma ngầu lòi xách xuống…hai chiếc loa thùng kẹo kéo. Xong các anh kết nối hai cái loa thùng đó với cái loa xe hơi từ con mui trần đi đầu, rồi hát một lèo từ 11 giờ đêm chắc tới 5 giờ sáng. Tui đeo wax bịt tai mà còn cảm tưởng cả vũ trường chao đảo xung quanh. Giấc mơ bồng bềnh quanh vũ điệu Cumbia, Salsa rồi tới Hotel California hồi nào ko rõ.

DOWNLOAD TẤT CẢ CÁC BÀI HÁT CỦA MINH CA (up-to-date)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook


DOWNLOAD TẤT CẢ CÁC BÀI HÁT CỦA MINH CA
https://www.youtube.com/c/MinhCa TẤT CẢ CÁC MUSIC VIDEO


♪     ♫

DANH SÁCH CẬP NHẬT [UP-TO-DATE]

5. Na-ga-sa-ki [MỚI]

Anh với Em

Happy New Year

Con khốn — Bài hát Anti-COVID

KHÔNG CÓ THÌ GIỜ (EP)
1. Bài hát nhỏ [về tôi]
3. Cá Heo
4. Mưa bay bay
5. Na-ga-sa-ki

KHÔNG ĐÀNH LÒNG (Album)
1. Đêm Trăng
2. Lá cây
3. Hello
4. Sô-panh
5. Không đành lòng
6. Ánh trăng nói hộ lòng anh

Cá kho làng So

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 
CÁ KHO LÀNG SO 

Vương Toàn   

Tễu Blog: Làng So thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 25 km. Đình Làng So nổi tiếng là "Đẹp nhất Xứ Đoài". Làng có nhiều cổ tục tốt đẹp, lại cũng là nơi có nhiều món nổi tiếng: Cá kho, Chè kho (để một năm vẫn dùng được), rau cần nộm miến cá quả, nem mắm. Đây cũng là làng có thương hiệu Miến So nổi tiếng. Nhân dịp tết cổ truyền đang đến gần, xin giới thiệu bài viết của Ông Vương  Toàn về món Cá kho của làng So - quê hương của tác giả. 

Những con cá tươi được xắt khúc bổ đôi nướng trên than hồng cho vàng, sau đó được kẹp vào sếp tre, phơi trên nắng hanh đến khi vàng suộm màu cánh gián và khô cứng như rễ củi.

Khoảng 28 hoặc 29 tết bắt đầu kho. 

Cách làm như sau: lấy cái nồi gang to, xếp dưới đáy nồi là những khúc mía được chẻ đôi, tiếp theo là một lớp Riềng thái miếng, tiếp theo là lớp xương Lợn. Sau đó xếp cá thành từng lớp vào nồi, khi gần đầy nồi thì phủ lên trên một lớp thịt 3 chỉ.

Đổ nước ngập nồi và đun, khi sôi thì nhỏ lửa. Đun đến khi gần cạn nước thì lại đổ đầy và đun tiếp. 

Đến khi gần cạn thì lại đổ nước tiếp và cho nước mắm cốt vào cho đủ mặn và đun tiếp đến khi cạn nước có mùi cháy nhẹ dưới đáy nồi là được. Thời gian kho một nồi cá như vậy là mất đúng một ngày.

Cá kho xong khi ăn, gắp khúc nào ra khúc ấy, cứng và thơm, mùi khói, mùi riềng. Vị ngọt của mía và xương lợn. Đưa một miếng cá vào miệng, cắn nhẹ nó tan ra, vị ngấm qua lưỡi làm cho mê mẩn cả tâm hồn.  

P/s: từ 15 kg cá tươi, sau khi nướng và phơi còn lại từng này.




 


(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)