Tôi Đã Hỏi Cây Tần Bì (bài hát mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TÔI ĐÃ HỎI CÂY TẦN BÌ
Nhạc Nga
Lời Việt: Minh Ca


1.
Tôi đã hỏi tần bì biết không, -
Người yêu tôi ở nơi nào đây?
Cây không nói với tôi một lời,
Chỉ lắc đầu mà thôi.

Tôi đã hỏi cây dương biết không, -
Người yêu tôi ở nơi nào đây?
Cây dương đã ném tôi
Bằng một đám lá Mùa Thu.

2.
Tôi đã hỏi Mùa Thu biết không, -
Người yêu tôi ở nơi nào đây?
Mùa Thu, để trả lời tôi,
Đã trút xuống một trận mưa.

Tôi đã hỏi trận mưa biết không, -
Người yêu tôi ở nơi nào đây?
Mưa đã rơi nước mắt rất lâu
Bên cửa sổ nhà tôi.

3.
Tôi đã hỏi vầng trăng biết không, —
Người yêu tôi ở nơi nào đây?
Vầng trăng nấp vào sau đám mây,
Không nói gì với tôi.

Tôi đã hỏi đám mây biết không, -
Người yêu tôi ở nơi nào đây?
Đám mây cứ tan dần tan dần
Trong màu xanh bầu trời.

4.
Bạn tôi ơi, người bạn duy nhất ơi, -
Người yêu tôi ở nơi nào đây?
Cậu có biết cô ấy nơi nào?
Nói xem cô ấy trốn ở đâu?

Người bạn trung thành nói với tôi,
Người bạn chân tình nói với tôi:
— Cậu đã có người yêu rồi mà,
Cậu đã có người yêu đấy thôi,
Cậu đã có người yêu rồi đấy!..
Nhưng cô ấy lại thành vợ tôi.

5. (Tiếng Nga)
— Была тебе любимая,
Была тебе любимая,
Была тебе любимая!..
А стала мне жена.

Я спросил у ясеня,
Где моя любимая.
Ясень не ответил мне,
Качая головой.

Я спросил у тополя,
Я спросил у осени,
Я спросил...


An-bom TRUYỆN CỔ TÍCH
1. Một Lần Ngoài Phố
2. Đầm Nước Trong Veo
3. Người Mà Như Em
4. Xin Cho Tôi
5. Truyện Cổ Tích
6. Tôi Đã Hỏi Cây Tần Bì
7. Hãy Sống Giùm Tôi
8. Quả Cầu Màu Phân Ngựa

Người Mà Như Em (bài hát mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

NGƯỜI MÀ NHƯ EM
Nhạc U-krai-in-na
Lời: Minh Ca



1.
Em không biết đâu:
Nó rất là đau khi mưa rơi vào lòng người ta;
Dường như cơn mưa
Lúc nào cũng chỉ chờ mỗi mình tôi.

Cũng rất là đau,
Khung cửa sổ mùa đông trong nhà chúng ta, -
Khung cửa sổ bình yên như bột màu
Của Mô-nê mà em yêu.

Điệp khúc:
Người mà như em, chỉ gặp một lần mà thôi;
Là trên trời thương tôi.
Người mà như em, chỉ có một lần mà thôi;
Biết sám hối bao nhiêu
Khi không có em nơi này?..

2.
Quên hết đi...
Có lẽ là tôi không bao giờ làm được đâu, -
Một hồi chuông reo
Là độc lập tự do trở về số không.

Đôi mắt em
Biết nói nhiều hơn triệu lời,
Vĩnh viễn xa xăm nơi nào
Như Đan-li mà em yêu.

Điệp khúc...


An-bom TRUYỆN CỔ TÍCH
1. Một Lần Ngoài Phố
2. Đầm Nước Trong Veo
3. Người Mà Như Em
4. Xin Cho Tôi
5. Truyện Cổ Tích
6. Tôi Đã Hỏi Cây Tần Bì
7. Hãy Sống Giùm Tôi
8. Quả Cầu Màu Phân Ngựa

Nên bắn hết bọn tác giả đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyen Ngoc Chu
1. ĐẮT VƯỢT NGOÀI MỌI SỰ TƯỞNG TƯỢNG
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13,1 km có giá là 891,92 triệu USD. Bình quân 45.184.732 USD/km. Sự đắt đỏ có lẽ không kém sự nâng khống giá trong vụ AVG: từ 500 tỷ lên 8900 tỷ (gần 18 lần).
2. GÁNH NỢ KHỔNG LỒ
Theo công văn Bộ Tài chính gửi cho Bộ GTVT, hàng năm Bộ GTVT phải trả cho Trung Quốc 28,8 triệu USD cho khoản vay ưu đãi từ China EximBank (250 triệu USD), trong vòng 9 năm. Chưa tính khoản 419 triệu USD khác nữa đã vay trước đó của Trung Quốc.
Như vậy, tính gộp thô khoản vay 419 triệu cùng điều kiện như khoản vay 250 triệu, thì hàng năm Việt Nam phải trả cho Trung Quốc 77,0688 triệu USD liên tục trong 9 năm. Một gánh nợ khổng lồ.
3. QUÁ CỒNG KỀNH VÀ LẠC HẬU
Theo chủ đầu tư, tham gia vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 681 người, chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga.
Quá cồng kềnh cho thời bao cấp. Đừng nói đến thời Công ngiệp 4.0.
4. QUÁ CHẬM
Tàu trên cao mà thiết kế tốc độ tối đa có 80 km/h đã là rất chậm. Thế mà vận tốc khai thác bình quân là 35 km/h, từ bến xe Yên Nghĩa đến ga Cát Linh (dài 13 km) trung bình hết 20 phút, lại càng quá chậm.
5. KHÔNG BAO GIỜ HÒA VỐN
Dự kiến sử dụng 10 đoàn tàu để khai thác. 5-6 phút một chuyến. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80 m, dự kiến có 500 khách (120 khách/toa, có thông tin nói sức chứa lý thuyết 250 khách/toa là điều khó có thể). Giá vé 15.000 đ/lượt.
Cộng với chi phí cho hơn 700 người phục vụ. Cộng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Nhắm mắt cũng biết là nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn.
6. KHÔNG AN TOÀN
Trên tất cả - đắt đỏ, cồng kềnh, lạch hậu, chậm chạp, xấu mã… là không an toàn. Đây là điều liên quan đến tính mệnh hành khách, một nguy cơ thường trực treo trên đầu không chỉ người đi trên tàu, mà cả người đi dưới đường và cư dân sống dọc theo tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
KẾT LUẬN
Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee từng tuyên bố: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là 1 đồng”.
Theo bạn, từ 6 điểm trên, có nên bắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông?

rong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứngrong hình ảnh có thể có: ngoà i trời

N.N.C.
Nguồn: https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/1568083869991704
(Bài viết của tác giả bxvn)

Tham nhũng chính sách liên Bộ NN&PTNT – Bộ KH&CN

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Minh Châu) - VNTB - Tham nhũng chính sách được chính phủ Việt Nam gọi là “lợi ích nhóm”. Đó là khi những người có quyền lực (chủ yếu là tiền) sử dụng nó để điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi cho họ trong tương lai. Tất nhiên, quá trình “điều chỉnh” này đồng thời tước đoạt lợi ích của những người yếu thế hơn. Người giàu giàu hơn và người nghèo nghèo đi.

Chiều ngày 8-3, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [NN&PTNT]) cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ [KH&CN]) đã gặp gỡ báo chí để trao đổi về những nội dung liên quan đến Dự thảo TCVN 1260: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm. Lợi ích nhóm được tái xác nhận tại buổi họp báo này.
Gần 24 tiếng sau cuộc họp báo đó, gần như không thấy các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động, Phụ Nữ, Nhân Dân đưa tin về một người đàn bà đã bị đuổi thô bạo khỏi phòng họp báo ngay chiều 8 tháng 3, [ngày] Quốc tế Phụ nữ.

“Kịch bản hơn hai năm trước đã lặp lại. Mọi người hãy nghe tôi nói”

Người phụ nữ đã thảng thốt ‘la làng’ như vậy tại buổi họp báo vào chiều ngày 8-3, đã bị chủ tọa là ông Trần Văn Công, Phó cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (đơn vị soạn thảo Dự thảo TCVN 1260: 2019) ‘mời’ ra khỏi phòng, và còn lệnh cho bảo vệ phải đuổi bà này khỏi hẳn trụ sở của Bộ NN&PTNT.
Người phụ nữ ấy chính là TS Trần Thị Dung, chuyên gia nước mắm, nguyên cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Thủy sản, nay thuộc Bộ NN&PTNT). Bà cũng là người đầu tiên lên tiếng minh oan cho nước mắm truyền thống khi bị gắn mác “nhiễm asen” cách đây hơn 2 năm về trước.
Báo Giao thông, tính đến đầu giờ trưa ngày 9-3, là tờ duy nhất đưa tin về vụ TS Dung bị đuổi khỏi phòng họp báo.
“Cả hai lần TS Trần Thị Dung giơ tay phát biểu về dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm song đều bị từ chối phũ phàng. Khi chủ tọa là ông Trần Văn Công, Phó cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (đơn vị soạn thảo Dự thảo) vội vàng tuyên bố kết thúc, bà Dung đã phải hét lên: “Kịch bản hơn hai năm trước đã lặp lại. Mọi người hãy nghe tôi nói”. Tuy nhiên ông Công lập tức yêu cầu nữ chuyên gia rời khỏi khán phòng họp. Thậm chí khi bà Dung đã ra tới ngoài sân, còn bị bảo vệ gây khó. Chỉ tới khi báo chí lên tiếng, nữ chuyên gia này mới được đứng lại trao đổi thông tin”. Báo Giao thông đưa tin trong bài báo trên trang điện tử lúc 21g31 ngày 8-3.
Theo bà Dung, có đến hơn 50 nội dung quy định hoặc từ ngữ chưa sát, chưa phù hợp với thực tế sản xuất nước mắm. Ví dụ như yêu cầu kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật của nước mắm trong khi nguyên liệu làm nước mắm chủ yếu là cá biển chứ không phải cá nước ngọt (cá nuôi)… Còn nguồn nguyên liệu sản xuất nước mắm từ cá nước ngọt của một số nơi chủ yếu được lấy từ phụ phẩm của cá tra thì việc kiểm soát các chỉ tiêu trên không cần thiết, bởi trên thực tế phụ phẩm của cá tra, khi sử dụng làm hàng xuất khẩu đã được kiểm soát các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

Bà Hiệu Trưởng trường Đại học Khoa học

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nữ tiến sĩ Hoàng Thị Nga (ảnh tư liệu)


Bà hiệu trưởng trường Đại học Khoa học

Theo hồi ký của GS Đào Văn Tiến
Khoa học & Phát triển
29/12/2018 07:30

Người hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Khoa học của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là nữ tiến sĩ khoa học Hoàng Thị Nga. Bà đỗ tiến sĩ vật lý tại trường Đại học Sorbonne (Paris).

Khi nhậm chức (cuối năm 1945), bà khoảng 40 tuổi, người đẫy đà, mặt trái xoan trắng trẻo, mắt một mí, môi mỏng và trông hơi giống phụ nữ Nhật. Bà thường mặc bộ đồ tay-ơ, áo vét, váy ngắn màu xám, chân đi giày cao gót, tôi nhớ mang máng là bà để tóc xoăn dài, rẽ giữa và uốn thành hai mảnh vỏ trai úp sau đầu. Khi được tin bà về trường Đại học đã có nhiều bàn tán trong giới sinh viên vì họ đã quen với các thầy giáo Pháp ở trường đại học trước kia - không có thầy giáo Việt Nam ở trường Đại học. Ngay cả thầy Nguyễn Mạnh Tường, đã đỗ tiến sĩ luật khoa, cũng không được nhận vào dạy cho khoa Luật. Nay có giáo viên người Việt mà lại là nữ, đứng trên bục Đại học giảng bài bằng tiếng Việt, quả là một hiện tượng hiếm có.


Tại buổi khai giảng của trường, bài diễn văn khai mạc của bà ở đại giảng đường đã thu hút đông đảo sinh viên các ngành. Họ đứng chật ních cả hành lang vì tò mò muốn xem và muốn nghe vị nữ tiến sĩ đầu tiên của nước ta giảng bài… Hơn nữa bà còn được dư luận tuyên truyền là “cứng đầu, cứng cổ” dám kiện Chính phủ Pháp về tội thất tín. Ở Paris giới chức Pháp đã hứa cho bà về dạy ở trường đại học nhưng khi về nước, giới chức Đông Dương lại chỉ cho bà dạy ở trường trung học. Bà đã xin trở lại Pháp và kiện chính phủ về tội thất tín, đòi bồi thường mọi chi phí di chuyển… Mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn đối với bà sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Hôm tôi lên lớp giờ đầu tiên, bà theo tập tục của trường đại học thời Pháp, dẫn tôi vào lớp và nói “Tôi xin giới thiệu với các bạn thầy Đào, người phụ trách giảng môn sinh học đại cương của niên khóa này”. Hôm sau, tôi hỏi bà tại sao ở Đại học Đông Dương tôi không thấy hiệu trưởng giới thiệu thầy giáo mới? Bà cười: “Ở thuộc địa lâu, họ đã quên mất nghi thức truyền thống đó, có lẽ vì không coi trọng sinh viên”. Có một hôm, bà hỏi tôi: “Ông Đào có thể giải thích cho tôi hiện tượng này không?” rồi bà chậm rãi trình bày như sau:

“Hôm nọ, có một người bạn dắt tôi tới nhà thầy bói Kế ở Khâm Thiên, nổi tiếng là đoán đúng tiền vận, hậu vận của con người. Ông ta hỏi ngày sinh, tháng đẻ rồi bấm ngón tay, lẩm bẩm. Ông ngẫm nghĩ một lúc rồi nói “Lần đầu tiên trong đời, tôi gặp một lá số thế này, rất khó đoán. Đương sự phải là người đỗ đạt cao, cử nhân tiến sĩ, nếu là nam giới thì không lạ, nhưng lại là nữ giới, thế mới kỳ…”. Tôi để ý thì thấy thầy bói Kế mù mắt, chắc chắn không nhìn thấy tôi mà cũng không nghe thấy tiếng tôi - chỉ có nguyên người bạn tôi nói, tôi chỉ ngồi dự thính… Rồi ông thầy tiếp tục nói đương sự có số đi xa…” Bà nói tiếp “Ở Pháp, tôi có biết nhiều thầy tướng mặt, tướng tay, nhưng thầy xem phải là thầy rất giỏi về tâm lý, vừa đoán vừa thăm dò phản ứng của khách. Còn đây, thầy xem là người mù chỉ dựa vào mấy con số mà đoán, thật là lạ”. Tôi trả lời “Đây là tử vi, một chuyên khoa về tướng số đặc trưng của phương Đông. Tôi cũng không hiểu gì nhiều, nhưng xác xuất của nó có vẻ cũng đúng tới 60% - chắc nó phải dựa trên một số qui luật tự nhiên mà hiện nay khoa học chưa rõ”. Trình độ hiểu tử vi lúc đó không cho phép tôi nói gì thêm, tôi chỉ khuyên “Bà ở nhà có điều kiện thì tìm hiểu thêm về nền văn hóa phương Đông, các khoa học huyền bí cổ truyền, chắc sẽ phát hiện nhiều điều thú vị”.

Một Lần Ngoài Phố (bài hát mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

MỘT LẦN NGOÀI PHỐ
Nhạc Gru-di-a
Lời: Minh Ca



1.
Một lần ngoài phố tôi đi,
Chợt làn gió gặp tôi;
Gió đem theo mùi tóc, -
Mùi tóc thật quen...
Mùi tóc thật quen, -
Đấy là mùi tóc em...
Vấn vương xao động thế,
Như đang gần ngay đây.

Điệp khúc:
Phía trước, đằng sau, đâu đó quanh đây...
Đôi mắt em, dòng nước trong lành...
Hơi buồn một chút.
Nếu được cho đi mọi thứ thuộc về mình
Để được gặp lại đôi mắt này, -
Gặp lại mình trong ấy thêm một lần.

2.
Lần sau nữa, lần sau,..
Một lần ngoài phố tôi đi,
Làn gió quen lại đến,
Cùng đi với tôi.
Lần sau nữa, lần sau,..
Vẫn làn tóc em...
Vấn vương xao động thế,
Như đang gần ngay đây.

Điệp khúc...


An-bom TRUYỆN CỔ TÍCH
1. Một Lần Ngoài Phố
2. Đầm Nước Trong Veo
3. Người Mà Như Em
4. Xin Cho Tôi
5. Truyện Cổ Tích
6. Tôi Là Lính
7. Hãy Sống Giùm Tôi
8. Quả Cầu Màu Phân Ngựa

Báo chí quốc doanh nên treo cờ rủ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



“Son Son Tuấn Tuấn...
Mới ngày nào còn giáo huấn cái chi chi...”

Bá Tân (Cựu nhà báo của Đại Đoàn Kết)

Đây là của hiếm ở tầm thế giới, cùng một ngày, hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông (Bộ 4T) bị khởi và bị bắt giam. Nếu luật pháp chuẩn mực như các nước văn minh, hai bị can này, một thời đứng đầu cai trị báo chí quốc doanh, bị bắt và đưa ra xét xử từ lâu, chứ không phải “ngâm tôm” đến tận bây giờ.
Là tư lệnh ngành báo chí, luôn gào thét báo chí phải xông lên chống tham nhũng, vậy mà hai cựu Bộ trưởng bộ 4T trở thành bị can, thủ phạm chính gây ra vụ đại án tại AVG. Dư luận xã hội cũng như báo chí không bất ngờ khi biết cơ quan điều tra bắt giam hai cựu bộ trưởng. Gây ra trọng tội, tham nhũng cả núi tiền, đã bị phanh phui trên mặt báo, có gì là bất ngờ khi đại quan tham bị lùa vào trại giam, chờ ngày đưa ra xét xử. Hai cựu bộ trưởng bộ 4T bị bắt cùng một ngày, việc đó như là đại họa với báo chí quốc doanh, là nhục nhã tột độ của báo chí. Báo chí quốc doanh nên treo cờ rủ sau khi hai cựu tư lệnh ngành bị bắt giam. Lịch sử báo chí quốc doanh mãi mãi không quên “sự kiện lịch sử” nhơ nhuốc này. Báo chí quốc doanh, trước hết là đội ngũ “binh đoàn” tổng biên tập, hãy nhìn tấm gương Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn để mà hành nghề, để mà lập thân.
Cha làm cha chịu, con làm con chịu, đó là mặt luật pháp. Đã đành như vậy nhưng cha-con, trên-dưới, thầy-tớ còn có quan hệ nhân-quả. Cha là kẻ trộm cắp, loại bất lương, để lại tiếng xấu cho con cháu và ngược lại. Cái lưu đọng “ngàn năm bia miệng” là như vậy. Hai cựu bộ trưởng bộ 4T bị bắt trong một ngày, để lại “bia miệng” ngàn năm cho báo chí quốc doanh. Hàng năm, đến ngày 23 tháng 2, báo chí quốc doanh nên treo cờ rủ để tưởng nhớ sự kiện có một không hai này.
Cả hai bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn có chung “lò xuất phát” là Ban Tuyên giáo Trung ương. Trước khi “chạy” được chức bộ trưởng bộ 4T, Nguyễn Bắc Son từng giữ chức Phó ban Tuyên giáo Trung ương. Trương Minh Tuấn còn dày dặn hơn, nguyên là cán bộ chủ chốt của Ban Tuyên giáo Trung ương, kể cả sau khi vượt qua chặng đường “xơ xác quân thù” trở thành Bộ trưởng Bộ 4T, Trương Minh Tuấn còn nắm giữ chức Phó ban Tuyên giáo Trung ương.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Công cbn Cốc!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Kết quả thượng đỉnh Mỹ - Triều: Công cốc!

1.3.2019 

Đúng như sự tiên đoán của nhiều người, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 kết thúc mà không thu được kết quả nào. Lãnh đạo hai nước không đạt được thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân hay chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Chưa đầy 24 tiếng sau khi Trump ăn tối cùng Kim (tối 27/2) rồi đưa ra rất nhiều hứa hẹn, hai người đường ai nấy đi.
Trước khi gặp Bá Kiến, Chí Phèo bí mật cho người sang hỏi đội Tảo mượn máy bay. Đội Tảo cười:

- Máy bay của tao để đầy ngoài các sân bay và các hạm. Nhưng nếu cho mày mượn thì Bá Kiến nó biết, còn lâu nó mới cho mày tiền.

Vậy là anh Chí buộc phải đi tàu lửa xuyên suốt mấy ngàn cây số. Khi đi qua nhà đội Tảo, đội Tảo bí mật cho người lên gặp Chí Phèo, dặn dò Chí Phèo:

- Đừng nhân nhượng với thằng Kiến. Cứ đưa dao ra trước mặt nó và hỏi tiền. Thằng Kiến sẽ bảo mày cất dao trước đã. Còn mày thì bảo thằng Kiến đưa tiền trước. Cứ thế rồi tính sau, nhé, nhé...

Chí Phèo gặp Bá Kiến. Cả hai đều rất vui khi bắt tay nhau. Bá Kiến nói:

- Rất vui khi được gặp lại anh. Anh với tôi có họ với nhau đấy!

- Rất vui khi gặp lại cụ. Cụ cho con ít tiền uống rượu ạ!

Chí Phèo vừa nói vừa lăm lăm con dao trước mũi Bá Kiến. Bá Kiến mới thấy con dao đã nổi giận phừng phừng:

- Cất con dao đi, hoặc đem đến nhà thằng đội Tảo cho nó thưởng thức.

Chí Phèo cười ngặt nghẽo:

- Cụ cho con tiền trước đi đã rồi con mới đem dao về trả lại cho đội Tảo.

Nghe đến đó, Bá Kiến càng điên tiết, nhưng cố dịu giọng:

- Tiền tao chứ vỏ hến à? Anh nên nhớ câu “dao ai thì người đó dùng”. Thịt đội Tảo mềm hơn thịt của tao nhé.

Bá Kiến quyết không đưa tiền trước. Chí Phèo cũng quyết không mang dao về. "Trung tâm hòa giải xung đột quốc tế" thì thấy dao là hoảng. Kệ mẹ chúng nó. Để hai thằng đó muốn làm gì thì làm, miễn sao đừng đâm trúng mình. Chỉ lo là bữa ăn chiều nay ăn không hết...
Theo lịch làm việc của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 28/2/2019 do Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin trước đó, “ông Trump sẽ bắt đầu ngày làm việc thứ hai hội nghị thượng đỉnh Hà Nội bằng một cuộc gặp riêng với ông Kim Jong-un, dự kiến kéo dài 45 phút”. Sau đó, dù đàm phán diễn tiến theo chiều hướng tốt hay xấu thì Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim vẫn sẽ tổ chức họp báo sau hội nghị vào khoảng gần 15 giờ 50 (giờ Hà Nội).