Những người trym ngắn... ngồi học Piano (2)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

LES MISÉRABLES... NGỒI HỌC PIANO
(Phần 02)

Cởi truồng đứng tồng ngồng bên bờ sông và những thứ chã ngô chã ngọng kiểu như chúng cũng giống như chất bẩn đối với môi trường: chúng gây ô nhiễm, — tức là sẽ phải có nạn nhân... vả lại về phương diện "đời sống tinh thần" thì bản thân bọn tồng ngồng bên bờ sông cũng là một thứ nạn nhân chung thân, — chúng ta đang sống trong một thế giới mà chẳng có cái gì là tồn tại hoàn toàn riêng biệt cả, — chúng là nạn nhân của những kênh phát tán thông tin đại chúng, của internet, của mạng xã hội, của... tựu lại là của những gì vẫn thường có ưu thế trong việc tạo ra tâm lý bầy đàn. Nhưng chúng là nạn nhân thì đã đành, còn nạn nhân của chúng, đau lòng thay lại chính là một trong những thứ mà có thể coi là biểu tượng của một trong sáu môn nghệ thuật gốc gác nhất của loài người: Âm Nhạc.

Còn nạn nhân: Cây Đàn Piano!

Sao bọn tồng ngồng bên bờ sông lại cứ nhất thiết phải là Piano, trong khi còn rất nhiều những nhạc cụ khác?

Vì Piano không "bị" đại chúng như Ghi-ta, — nếu Mỹ Tâm hồi mới thành danh mà cứ hát "Đời sinh viên có cây đàn Piano...", hẳn cây Piano đã thoát được kiếp nạn: nói gì, sinh viên cũng chơi được... sao gọi là sang, là quý cbn tộc?!

Thôi thì Ghi-ta đành ngậm ngùi chấp nhận hẩm hiu đã đi một nhẽ, cơ mà vẫn còn những thứ như Viêu-lông, — nghe đồn trong nhạc viện Viêu-lông còn danh giá hơn Piano cơ đấy? — Ở chỗ này, chỉ cần một cách trực quan, có lẽ cũng không quá khó để hiểu được nguyên do: cứ để hai cái đàn cạnh nhau khắc biết...

Cây Viêu-lông quá bé!

Vậy là Piano! Đại dương cầm (grand piano), tiểu dương cầm (baby grand piano), piano đứng (upright), piano đứng lùn (console, spinet),.. piano cơ điện, piano điện, oóc điện chuyên, oóc điện bán chuyên, oóc điện đồ chơi,.. — cái đấy mình chả biết, các bạn mình cũng chả biết, mà có mang máng biết đi nữa thì nói ra kiểu đấy nghe nó cũng lãng xẹt đâu có ép-phê. Chi bằng chúng ta hãy trao đổi với nhau bằng thứ ngôn ngữ mà chúng ta vồn rất là yêu thích: "Bao nhiêu củ?" — ôi đơn giản mà ấm lòng xiết bao,.. mà sang hèn gì cũng đều ở đấy hết, — ai mà không cảm nhận được?!

Bài hát "Ngày Nắng Ngày Mưa" (An-bom "Dân Gian" - Nhạc Việt Nam mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


NGÀY NẮNG NGÀY MƯA
Nhạc và lời: Minh Ca

(1)
Hà Nội còn bao nhiêu ngày nắng?
Hà Nội còn bao nhiêu ngày mưa?
Ngày nắng tôi ăn kem Tràng Tiền, — tốt nhất là ba lăm.
Ngày mưa tôi thay nước điếu, — nói chung sẽ là Tiên Lãng sợi to.

(2)
Hà Nội còn bao nhiêu ngày nắng?
Hà Nội còn bao nhiêu ngày mưa?
Ngày nắng tôi ra rạp xem hoạt hình, — tốt nhất là Lion King.
Ngày mưa tôi thay kim đĩa hát, — nói chung sẽ là Mô-da.

(3)
Hà Nội còn bao nhiêu ngày nắng?
Hà Nội còn bao nhiêu ngày mưa?
Ngày nắng tôi rủ em bật điều hòa, cùng chui vào trong chăn.
Ngày mưa cùng che ô đi trên hè phố, hoặc cứ đầu không đi giữa lòng đường.

(4)
Huế còn bao nhiêu ngày nắng?
Huế còn bao nhiêu ngày mưa?
Ngày nắng tôi chan tương ớt vào cơm và hến.
Ngày mưa tôi chan tương ớt vào hến và cơm.

(5)
Sài Gòn còn bao nhiêu ngày nắng?
Sài Gòn còn bao nhiêu ngày mưa?
Ngày nắng tôi cho đá vào trà, — tốt nhất là cốc to.
Ngày mưa, tốt nhất là cốc to, — tôi cho đá vào trà.

(6)
Hà Nội còn bao nhiêu ngày nắng?

Bà Tiên không ở trong cổ tích

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bà Giáo Nam trong giờ giảng bài cho các học sinh khuyết tật tại lớp học tình thương. 

Trần Ngọc Kha

NGƯỜI GIEO CHỮ MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Ở phường An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội, có một bà giáo đã 85 tuổi vẫn ngày ngày đứng lớp - bà Hồ Hương Nam. Bà vừa là hiệu trưởng, vừa làm giáo viên, đồng thời cũng vừa làm lao công nhưng lại... không hưởng một đồng lương nào của ai. Lớp học của bà cũng rất đặc biệt: Gồm toàn những học sinh khuyết tật, và được theo học đến bao giờ tuỳ ý - Lớp học Tình thương.

LỚP ĐẶC BIỆT, TRÒ ĐẶC BIỆT

Thấy chúng tôi loay hoay hỏi thăm đến lớp học tình thương của bà Hồ Hương Nam, mấy đứa trẻ đang nô đùa bỗng dừng chơi sốt sắng chỉ đường cho tôi đến Trường THCS An Dương và nói: “Lớp ấy đang được học nhờ tại đây, chú ạ”. Có đứa còn láu táu đi trước dẫn đường.

Đang giờ học, trường lặng phắc. Từ cửa lớp, tôi rón rén ngó vào trong quan sát. Định chờ đến giờ ra chơi sẽ hỏi chuyện cô, trò thì một bà già tóc bạc phơ, có gương mặt rất phúc hậu và dáng đi còn khá nhanh nhẹn bước ra mời chúng tôi vào thăm lớp.

Trong căn phòng học còn mới nguyên màu sơn, với đầy đủ các đồ dùng vật dụng tối thiểu như bàn, ghế…, 13 em học sinh thoạt nhìn hầu hết đã có vóc dáng của những người trưởng thành nhưng khi tiếp xúc mới hay chúng đều có dấu ấn của những đứa trẻ con còn ngây thơ, ngơ ngác, thậm chí có em còn lộ vẻ ngây ngô.

“Đây là các trẻ bị mắc các chứng thần kinh phân liệt: Câm điếc, đao, thiểu năng trí tuệ, liệt vận động tứ chi, mỗi em đều có những số phận thật thương tâm”, bà giáo Nam cho biết.

Gọi là “các trẻ” một cách thân thương như vậy nhưng tuổi đời của nhiều em ở đây đã ngoài 30, có em theo học bà Nam suốt quãng thời gian thành lập lớp đến nay hơn 19 năm trời, bà cho thôi học vẫn cứ nằng nặc xin được học tiếp.

Nay cháu này đã biết đọc, biết viết, biết làm toán cộng, trừ, nhân, chia để phục vụ công việc bán hàng kiếm sống. Những năm đầu, cháu còn được bố mẹ đưa đi, đón về. Về sau cả bố và mẹ cháu đều không còn sống, cháu phải ở với anh trai, vẫn tự đi học một mình, rất chăm chỉ. Có cháu nay đã bập bẹ nói được vài câu, viết được vài chữ tuy còn nghuệch ngoạc.

Học sinh của bà đến từ khắp nơi. Ngoài đến từ phường sở tại An Dương, có cháu đến từ quận Hai Bà Trưng (hơn 30 tuổi, nửa tự kỷ, nửa đao), có cháu đến từ Phú Thượng, Đông Ngạc, phố Ngô Sĩ Liên (Đống Đa), từ phố Lê Duẩn, Bách Khoa... và, trước đây còn có cháu đến từ Thạch Thất.

Chuyện không chép trong chính sử (đời Trần)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hoàng Minh

Sau thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần 3 năm 1288, Hốt Tất Liệt rất tức giận. Y ra lệnh chuẩn bị cuộc xâm lược lần thứ 4 để báo thù. Được tin, thượng hoàng Trần Nhân Tông rất đỗi lo lắng, liền đến hỏi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - lúc này đang già yếu nằm liệt một chỗ: 

- Thế giặc năm nay thế nào?

- Dạ tâu bệ hạ, vẫn như mấy lần trước thôi, tiếc là thần tuổi cao sức yếu không giúp được gì cho nước.

Nhân Tông bèn hỏi tiếp:

- Ai là người có thể thay ngươi ra chống giặc?

Quốc Tuấn ngẫm nghĩ hồi lâu rồi trả lời:

- Đánh giặc không dùng mưu ắt không thể thắng. Trần Khánh Dư là kẻ đa mưu. Năm xưa triều đình giao cho y cai quản cả vùng Vân Đồn, y nghĩ ra kế bắt dân vùng đó chỉ được mặc loại vải mà nhà y độc quyền sản xuất. Bệ hạ thử hỏi kế y xem sao.

Nhân Tông liền cho vời Khánh Dư vào hỏi kế. Khánh Dư thưa rằng:

- Năm nay giặc chắc không dám theo đường thuỷ sang nước ta như lần trước, phần vì vẫn chưa quên trận thần đánh đắm đoàn thuyền lương của chúng, phần vì giá vé tàu qua vịnh Hạ Long mới tăng. Ắt chúng phải sang ta qua ải Chi lăng theo quốc lộ 1 mà về Thăng Long. Bệ hạ không cần phục binh làm gì cho nhọc sức quân sĩ, cứ theo kế của thần, mỗi dặm lại đặt một trạm thu phí BOT, như thế chúng có tới được Thăng Long chắc cũng sức cùng lực kiệt, tiền ăn không có lấy đâu sức mà đánh với đấm. 

Nhân Tông khen hay, truyền cho quần thần cứ thế thi hành. Quân Nguyên nghe tin định đổi tiền lẻ để phá mưu ấy, ngặt nỗi trong nước hết sạch tiền lẻ vì dân chúng thu gom gửi vào Cai Lậy. Bèn tức tưởi rút quân về nước.

Cảm khái trước chiến công không đánh mà thắng, thượng tướng thái sư Trần Quang Khải bèn có bài thơ lưu truyền sử sách:

Chi Lăng móc ví giặc
Cai Lậy hãm xe xù
Cầu đường thu nỗ lực
Ăn chơi đến ngàn thu


Trần Thái Tông cũng cảm hứng:

Người xế già tóc bạc
Kể mãi chuyện năm trăm


Sự kiện trên không oai hùng như 3 lần trước nên Nhân Tông truyền sử quan là Dương Trung Hoa không được chép lại, khiến đời sau quên lãng, may nhờ sử gia Lí Học dày công tìm hiểu nên hậu thế mới biết đến chiến công này.
 

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

UBND TP.HCM lại tưởng tượng ra bản đồ Thủ Thiêm!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgMGsAhiAZHvz5jJ2966RCftOfbijRoUIUq80gBV2Tmt6cR71V0cd01e6FT9JYHTj7_J6pqatrDBd7MQOiQMoy0rOKGaFunoRG0CNYJ6AH1r62c5EkEg3pxxmen1yB8F1pK12Qq0fW9yw/s640/maxresdefault.jpg

Thường Sơn

Đã xảy ra một vụ việc bi hài trong buổi họp báo giữa tháng 8 năm 2019 của chính quyền TP.HCM...

“Người ta chưa nói thì mình cũng biết người ta nói cái gì rồi, tự nhiên nghĩ ra một cái bản đồ nào đó rồi nói khu 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch 367, mà bản đồ 367 mất rồi thì căn cứ vào đâu để xác định 4,3 này nằm ngoài ranh, điều hết sức phi lý. Không có bản đồ không có cái gì hết thì căn cứ vào đâu mà bản đồ 367 là mấu chốt thì người ta dấu đi thì giờ căn cứ vào bản đồ nào mà toàn bản đồ họ tự vẽ ra, tự thêu dệt, tự áp đặt là điều không thể chấp nhận được.” - ông Cao Thăng Ca, một người dân Thủ Thiêm có nhà đất bị cưỡng chế và phải khiếu kiện trong nhiều năm và là đại diện cho 71 hộ dân khiếu kiện vừa phẫn nộ vừa mỉa mai khi trả lời đài RFA Việt ngữ, sau khi chứng kiến buổi họp báo của chính quyền TP.HCM vào giữa tháng 8 năm 2019 để ‘nhận sai’ vụ khiếu tố khổng lồ ở Thủ Thiêm.
Đã gần một năm rưỡi trôi qua kể từ khi dư luận sôi trào về chuyện tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 mất tích, vẫn chưa có bất kỳ cơ quan nào - từ Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên Môi trường đến Ủy ban nhân dân TP.HCM và các bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… chịu tìm thấy nó. Hay cố tình không chịu tìm ra tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm - đã bị một bàn tay đen đúa nào đó cho biến mất suốt nhiều năm qua?
‘Không công bố bản đồ quy hoạch’ là một trong rất nhiều nội dung khiếu tố của nhiều hộ gia đình trong số 15000 dân ở Thủ Thiêm. Các cấp chính quyền từ Quận 2 đến Ủy ban nhân dân thành phốTP.HCM đã có quá nhiều dấu hiệu giấu biệt bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm trong suốt một thời gian dài và cho đến tận hôm nay. Theo tố cáo có cơ sở rất rõ ràng của dân oan Thủ Thiêm, trong khi bản đồ người dân trưng ra thực tế diện tích đất chỉ hơn 500 ha thì bản đồ 650 ha của chính quyền tính luôn diện tích nhà đất của người dân. Có nghĩa là diện tích ‘giải tỏa thêm’ có thể đến 150 ha và do đó đã đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường đã vọt đến 150 - 200 triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố - mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 250 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 11 tỷ USD!

Bài hát "Chiến Tranh" (An-bom "Dân Gian" - Nhạc Việt Nam mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


CHIẾN TRANH
Nhạc Nga
Lời Việt: Minh Ca

(1)
Cho tôi xem những người vững tin hoàn toàn vào ngày mai;
Hãy vẽ chân dung những ai trên con đường này đã hy sinh.
Cho tôi xem một người một mình sống sót từ một đoàn quân;
Nhưng ai đây phải thành cánh cửa, ai đây ổ khóa, và ai đây chiếc chìa mở ổ khóa này.

Điệp khúc:
Đất dày, trời cao,
Giữa đất dày và trời cao: Chiến tranh.
Dù ta có ở đâu, dù làm gì đi nữa,
Giữa đất dày và trời cao: Chiến tranh.

(2)
Ở đâu đây có những người, với họ có ngày và có đêm;
Ở đâu đây có những người, họ đã có con gái và có con trai.
Ở đâu đây có những người, với họ định lý không sai;
Nhưng ai đây phải thành bức tường, ai đây bờ vai, dưới bờ vai ấy bức tường lung lay.

Điệp khúc...


An-bom DÂN GIAN

1. Buồn Thế

2. Dân Gian

3. Tổ Kiến

4. Ngày Nắng Ngày Mưa

5. Ngôi Sao Có Tên Mặt Trời

6. Minh Ca
7. Nhiệt Độ 15
8. Chiến Tranh

Vô cùng nóng: 80 tàu hải cảnh trung quốc uy hiếp bãi Tư Chính!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Nhà báo Chu Vĩnh Hải

Giáo sư Carly le Thayer- nhà bình luận chính trị hàng đầu về Việt Nam, vào lúc 4 giờ ngày 4-8 giờ Úc, tức khoảng 7 giờ sáng giờ Việt Nam đã đưa thông tin về bãi Tư Chính trên trang cá nhân của ông. Theo Giáo sư Carlyle A.Thayer: báo cáo mới nhất hiện nay ở khu vực Bãi Tư Chính thì số lượng tàu Hải cảnh của Trung Quốc đạt đỉnh điểm 80 chiếc. Tin của vị giáo sư khả kính này không cho biết số lượng tàu chấp pháp của Việt Nam tại bãi Tư Chính. Trong khi đó, phía Việt Nam không hề đưa ra thông tin chi tiết về Tư Chính.


Bãi Tư Chính là khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thuộc thềm lục địa Việt Nam, không phải là vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp. Tôi cho rằng, việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trong khoảng thời gian dài là một hành vi xâm lược.


Khi Trung Quốc quấy nhiễu việc khai thác dầu khí của Malaysia ở biển Đông, tập trận và bắn tên lửa ở biển Đông, ngay lập tức Malaysia đã tiến hành tập trận và bắn tên lửa ở biển Đông để đáp trả. Trung Quốc im lặng và dừng ngay việc quấy nhiễu. Khi Trung Quốc tập trận rầm rộ gần Đài Loan cách đây khoảng 10 ngày, ngay lập tức Đài Loan đã tiến hành tập trận lớn để đáp trả, và đã bắn đi 117 quả tên lửa. Tại sao lại là 117 quả mà không phải là ít hơn hoặc nhiều hơn? 117 là số hiệu tàu hải quân Trung Quốc mà Tập Cận Bình ở đó để theo dõi cuộc tập trận. Đài Loan dù nhỏ bé về diện tích lãnh thổ nhưng quá lớn lao về tầm vóc chống Trung Quốc man rợ.

Nếu Việt Nam không có thông điệp cứng rắn trước hành vi xâm lược của Trung Quốc ở bãi Tư Chính, Việt Nam sẽ phải đón nhận nhiều cay đắng.

Nguyễn Văn Phước

Bãi Tư Chính, Biển Đông đang nóng lên từng giờ.

Trung Quốc lần này không hề hù doạ Việt Nam mà đang thực sự cố tình gây chiến! Chỉ cần có xung đột là khai hoả tấn công ngay và chiến tranh!!

Trung Quốc bất ngờ gia tăng đột biến lượng tàu chiến bao vây và xâm nhập vùng biển bãi Tư Chính của Việt Nam lên gần 100 tàu. Rạng sáng nay GS Carlyle Alan Thayer quốc tịch Mỹ - Úc đã công bố trên Twitter số tàu của Trung Quốc bao vây Tư Chính tăng từ 35 tàu lên 80 tàu và vừa công bố cách đây 30 phút Trung Quốc đang quyết tâm triển khai cấp tốc thiết lập căn cứ quân sự Hải quân lớn tại Cambodia, ngay sát Việt Nam. 

5 vấn đề lớn - Trao trả 400 người Trung Quốc đánh bạc ở Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tội phạm "du lịch"
"Theo hiệp ước ký kết giữa hai nước, vụ án này sẽ thuộc thẩm quyền điều tra mở rộng,
xử lý cuối cùng của Công an Trung Quốc."

Võ Văn Quản

Câu chuyện 400 người Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam, tổ chức đánh bạc, bị vây bắt bởi hơn 1.000 chiến sĩ cảnh sát tinh nhuệ và cuối cùng… được trao trả về cho cơ quan điều tra, xét xử Trung Quốc xem xét không hẳn là một câu chuyện nóng hổi, được quan tâm nhiều trên mạng xã hội Việt Nam. Song các biện luận cho hành vi này được ghi nhận trong báo chí lề phải cho thấy nhiều hàm ý pháp lý hình sự cũng như chính trị chưa minh bạch, các nhận thức sai về pháp luật hình sự  mà người dân Việt Nam cần hiểu thêm, và từ đó có không gian để trao đổi. Bằng bài viết này, tác giả sẽ ghi nhận 5 vấn đề.

1. Người Trung Quốc tổ chức cho người Trung Quốc đánh bạc thì trao trả cho Trung Quốc là hợp lý?

Một trong những lập luận đầu tiên mà báo chí đưa ra là trung tâm cờ bạc vừa bị triệt phá là do người Trung Quốc lập nên và cho chính công dân của họ tham gia, vậy nên việc trao trả không có vấn đề gì đặc biệt.
Đây là cách luận giải phản khoa học và thiếu hiểu biết về khoa học pháp lý hình sự.
Chủ quyền tối cao để giải quyết mọi hành vi được xem là vi phạm pháp luật hình sự trong lãnh thổ một quốc gia là nguyên tắc cơ bản để xác định thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Nguyên tắc này được biết đến trong khoa học hình sự thế giới với tên gọi “territorial principle”, song ai cũng có thể hiểu một cách bình dân nhất, rằng hành vi phạm tội diễn ra ở đâu thì nơi đó có thẩm quyền (và trách nhiệm) xử lý.
Hiển nhiên, còn nhiều lý thuyết khác cố gắng trả lời câu hỏi thẩm quyền như lý thuyết “Roman”, lý thuyết “nơi thiệt hại” (injured forum) hay lý thuyết phổ quát (cosmopolitan). Tuy nhiên, để đảm bảo chủ quyền trong môi trường pháp lý hiện đại, hầu hết các quốc gia đều coi territorial principle là trung tâm.
Trong pháp luật Việt Nam, nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 5 của Bộ luật Hình sự 2015.
Do đó, cho dù người tổ chức, người tham gia, người vận hành, người dọn dẹp vệ sinh hay người bán thực phẩm cho đường dây này đều là người Trung Quốc đi chăng nữa cũng không ảnh hưởng đến trách nhiệm tố tụng và thẩm quyền xét xử độc quyền của cơ quan nhà nước Việt Nam.

2. Người Trung Quốc tự đánh bạc với nhau thì không ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của cộng đồng người Việt?

Có bình luận cho rằng việc qua Việt Nam đánh bạc chỉ là một “mắt xích” trong hoạt động phi pháp của tổ chức này, và vì vậy Việt Nam không bị ảnh hưởng.
Lập luận này vừa sai, vừa thiếu căn cứ.
Trong vụ án này, ngoài quốc tịch Trung Quốc ra, sổ sách, máy móc, cách thức vận hành, cơ chế quản lý, tiền bạc tịch thu được của đường dây đều nằm tại Việt Nam.