Đinh đại quan nhân

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trong hình ảnh có thể có: 1 người


Báo chí chính thống và MXH gầm gào như vũ bão về sự kiện đại thần cơ mật viện, trấn thủ thành Gia Định Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật vì những sai phạm trong quá khứ khi làm đầu lãnh Dầu hôi hội. Sự ấy chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 87 năm lập quốc của nhà Sản.

Hoá ra đại thần đầu triều Lù Chọng Thắng ngự lại ngai báu không phải để mang tiếng tham quyền cố vị. Đằng sau vẻ lù khù và có phần vô duyên như cơm nguội ấy lại là một bàn tay khá sắt máu trong thanh trừng nội bộ và đồng đảng.

Với động thái này thì có thể nói sự nghiệp chính trị của La Thăng chính thức chuyển sang...Si Giáng.

Đạo làm quan, thăng - giáng cũng là sự thường. Phỏng Đinh đại quan nhân?

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vét


Giá lợn hơi đã xuống thấp ở mức kỷ lục, 15-18k/1kg. Sao đéo thấy đồng bào hô hào đi giải cíu nhỉ, hihi.

Tôi đề nghị trong mấy ngày nghỉ lễ đồng bào nên đụng lợn mà liên hoan, chứ chơi bời hoang đàng làm đếch gì cho nhọc xác. Và sau đây là bài phỏng vấn độc quyền của tôi với đại thần cơ mật viện, trấn thủ thành Gia Định - Đinh đại quan nhân.

Phọt_Phẹt: Xin được chia buồn với Đinh đại quan nhân về việc Viện đô sát có trát đòi đàn hạch những sai phạm ngài mắc phải khi làm tổng quản Dầu hôi hội.

Đinh đại quan nhân: Đạo làm quan, sự ấy tôi coi cũng thường tình. Cái bất thường ở chỗ Đô sát viện dọn đường kỹ và ầm ĩ quá. Trái hẳn với thông lệ triều Sản ta.

Phọt_Phẹt: Vậy ngài công nhận là có sai phạm?

Đinh đại quan nhân: Chỉ không làm gì thì mới không sai. Với thiết chế triều chính và việc bổ dụng quan lại như ở xứ ta, không sai mới là lạ.

Phọt_Phẹt: Ý ngài là do khách quan mang lại?

Đinh đại quan nhân: Không hẳn thế. Nhưng rõ ràng thì công trạng luôn thuộc về tập thể còn lỗi lầm lại đổ lên đầu cá nhân. Sự ấy là không công bằng và thỏa đáng. Tôi xin chịu trách nhiệm về những sai phạm do mình gây ra. Nhưng tôi cho rằng, lỗi hệ thống là nghiêm trọng nhất.

Phọt_Phẹt: Thì chính các ngài gây dựng nó lên. Giờ lại đi đổ tội cho nó, là thế nào?

Đinh đại quan nhân: Sửa lỗi hệ thống không phải ngày một ngày hai. Và cần phải có những thiên tài chứ không phải quân ăn hại. Mà cách sửa tốt nhất là... đạp đổ nó đi.

Phọt_Phẹt: Chết chết, ngài nói thế không sợ bị quở phạt?

Đinh đại quan nhân: Thì người ta đang đè tôi ra phạt vạ đấy thôi. Anh có cao kiến gì không?

Phọt_Phẹt: Phận hàn sĩ thì giúp được gì, thưa ngài. Hơn nữa mới chỉ là đề nghị của Viện đô sát. Và Cơ mật viện đã truy xét đến đâu.

Đinh đại quan nhân: Tôi e khó qua khỏi đận này. Đại thần đầu triều Lù Chọng Thắng nhẽ quyết lấy tôi làm dê tế thần để ghi danh sử sách và dấu ấn cá nhân. Giá như còn tể tướng Ngụy Tân Dung thì tôi đâu nên nỗi. Hỡi ôi...

Khi báo chí là con rối

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Song Chi

Trong một chế độ độc tài thì làm gì có một nền báo chí tự do, trung thực? Ở VN cũng vậy thôi. Cả nước có trên hơn 800 cơ quan báo chí, chưa kể hơn 100 cơ quan báo điện tử, hơn 300 kênh phát thanh, truyền hình phát sóng hàng ngày, với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp vùng miền của đất nước và ở nước ngoài. Đó là một con số không nhỏ tính theo tỷ lệ dân số.

Nhưng như nhiều người vẫn nói, hơn 800 tờ báo chỉ có một ông Tổng biên tập, đó là đảng và nhà nước cộng sản thông qua Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng cho phép báo chí truyền thông được nói cái gì, cái gì không, nói tới đâu, v.v… Chưa kể, đảng bắt nói không thành có, có thành không, đen thành trắng và ngược lại. Lịch sử VN mấy ngàn năm nói chung và lịch sử VN kể từ khi có đảng cộng sản ra đời nói riêng, còn tẩy xóa, sửa đổi, bóp méo, viết lại được kia mà.

Điều đó chẳng có gì mới. Vì miếng cơm manh áo, nhiều nhà báo đã phải chấp nhận thực tế này, và cũng có những nhà báo vì hám lợi, hám danh và cả vì sự ngu dốt, thật sự hăm hở, tích cực tự biến mình thành công cụ, thành cái loa của đảng, mà chúng ta vẫn gọi là bồi bút, thậm chí, điếm bút. Nhưng cũng có những nhà báo vẫn giữ được lương tri, lương tâm, cố gắng nếu không viết được thì im lặng chứ không làm bẩn ngòi bút của mình.

Biết là vậy nhưng đôi khi vẫn ngạc nhiên trước cái sư tồi tệ nói chung của nền báo chí xã hội chủ nghĩa VN. Một nền báo chí sinh ra và tồn tại trước hết là để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, và khi có bất cứ xung đột quyền lợi gì giữa đảng với nhân dân thì báo chí quốc doanh tất nhiên sẽ đứng về phía nhà nước, chứ không phải đứng về phía nhân dân.

Có vô số ví dụ kể ra không hết. Từ những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, hiếu chiến trên biển Đông của thanh niên, sinh viên, trí thức, người dân VN cho tới những cuộc biểu tình vì bị nhà cầm quyền cưỡng chế đất đai, đền bù không thỏa đáng của dân oan, những cuộc biểu tình phản đối vụ Formosa của bà con giáo dân các tỉnh miền Trung dưới sự dẫn dắt của các Linh mục trong thời gian vừa qua… Báo chí quốc doanh hoặc là làm lơ như không hề có những cuộc biểu tình đó xảy ra, hoặc gọi đó là những cuộc tụ tập gây rối, do bị kẻ xấu, các thế lực thù địch kích động, giật dây.

Báo chí còn vu cho người dân là đi biểu tình được các tổ chức phản động ở hải ngoại (thường hay nhắc đến nhất lả Đảng Việt Tân) cho tiền. Báo chí quốc doanh không ngần ngại gọi thẳng tên và bôi nhọ một số trí thức, văn nghệ sĩ hay một số Linh mục đi đầu trong những cuộc biểu tình.

Thông tin bên lề về Cuộc đối thoại Đồng Tâm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Chung và người dân Đồng Tâm - (Ảnh: VNE.)

 
CHÚC MỪNG NHÂN DÂN ĐỒNG TÂM
CẢM ƠN LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ


Cho đến giờ này toàn thể nhân dân Xã Đồng Tâm đã thở phào nhẹ nhõm.

Khoảng 9h hơn, khi đang trên đường về. Chủ Tịch Nguyễn Đức Chung có điện thoại cho chị Nhung đề nghị:

Chủ tịch muốn trước khi ông về thì bà con lập biên bản nói rằng dân đối xử với những người bị giam tốt, và không ngược đãi, đánh đập, nhưng cũng phải nhận những thiếu sót của dân rồi ký biên bản. Sau đó đưa máy cho phó công an huyện để Chủ Tịch chỉ đạo việc thả các chiến sĩ bị giam giữ. Chị Nhung điện thoại cho tôi lo lắng..." anh ơi nếu em mà nói với dân điều này em sợ dân lại ầm lên thì chết! anh Dương Trung Quốc đang ở nhà ông ngoại em.... tôi đề nghị chị không nói cho dân mà chỉ nói riêng với anh Dương Trung Quốc, 9h34 anh Dương Trung Quốc gọi điện cho tôi anh nói: "bây giờ tôi phải lui ra để cho đồng chí Chủ Tịch về làm việc cho tập chung vì nếu tôi ở đây sợ bà con phân tán tư tưởng"...

Mọi việc diễn ra cũng rất nhạy cảm, nhân dân hân hoan nhưng cũng lo lắng đón chào Chủ Tịch, và một cuộc đối thoại thẳng thắn tôi cho là rất dân chủ giữa Chủ Tịch và Nhân Dân, có cả sự tham dự của đại biểu quốc hội Việt Nam ông Dương Trung Quốc. 

Tất cả các điều khoản đối thoại đã xong, chủ tịch cũng hứa sẽ cho xã 1 tỷ đồng để sửa sang đường làng, nhân dân vỗ tay... nhưng cái căng nhất là dân đề nghị Chủ Tịch viết cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự, nói đi nói lại rất lâu cũng chưa đi đến thống nhất. Chủ Tịch đi thăm những người bị nhốt ở nhà văn hoá, và ở đây lại tiếp tục đối thoại về trách nhiệm hình sự của dân, gần hai tiếng đồng hồ căng thẳng, đến lúc này chị Đề và anh Điều nói rằng nếu Chủ Tịch không ký văn bản thì chúng tôi sẽ tự tử trước mặt Chủ Tịch! Thật là một tình huống bất ngờ... cuối cùng Chủ Tịch suy nghĩ và quyết định đồng ý ký văn bản, sau khi ký xong vì không mang theo con dấu, Chủ Tịch đã lăn tay điểm chỉ, chính quyền xã đã xác nhận chữ ký của Chủ Tịch thành phố. Toàn dân Đồng Tâm sung sướng hồ hởi đi theo Chủ Tịch ra ngắm con đường làng. Chị Nhung điện cho tôi giọng nghẹn lại:" anh ơi em sung sướng quá em cảm ơn anh nhiều lắm chị vui sướng nghẹn lời, mà tôi cũng dưng dưng nước mắt, mặc dù tôi đang ở tận Ninh Bình vì phải đi sáng nay có việc đột xuất, trên đường về Hà Nội tôi lái xe như bay và mở những bản nhạc tình khúc quê hương... thật sự đất nước này vẫn còn chân lý, cho dù còn quá nhiều chông gai nhưng tôi tin nhân dân Việt Nam sẽ vượt qua tất cả chỉ cần đoàn kết gắn bó và yêu tổ quốc, chỉ cần cán bộ cho ra cán bộ, có tâm có tài, có tầm và thông minh trong xử thế.

Lê Luân: Nhà báo không thể như con chó!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Năm luật sư sát cánh với Đồng Tâm trong suốt 8 ngày qua. 
Từ trái sang: Nguyễn Hà Luân - Hoàng Hướng - Trần Vũ Hải - Ngô Anh Tuấn - Lê Văn Luân
(3 trong số họ năm ngoái ứng cử Đại biểu quốc hội nhưng bị loại từ vòng gửi xe)

NẾU CÓ MỘT CƠ HỘI
 
 
Khi đọc bài báo dưới đây, với bút danh Hồng Đức, một cái tên theo ngữ nghĩa khá đẹp đẽ, nhưng nhìn vào ngôn từ và cách lập luận bất chấp của người này như một kiểu mô tuýp quen thuộc đã hoành hành và phá nát xã hội, tôi không nghĩ đây là một nhà báo có trình độ và đạo đức như họ được mang mặc trên mình bằng tên gọi do cha mẹ đặt cho.

Trong vụ việc ở Đồng Tâm, ngay khi sự việc đang thực sự rất nóng, nó giống như một chảo lửa, cộng thêm với những tin đồn mang tính thời sự như khung cảnh của một thời chinh biến của nửa thế kỷ đã qua. Chúng tôi, những luật sư, thực ra chỉ có ba người, đã lặn lội và không chút e dè để tìm về nơi đây theo lời mời của bà con, mặc dù trong họ vẫn còn những sự nghi ngờ dành cho chúng tôi. Chúng tôi đã lặng lẽ cùng người dẫn đường đi vào giữa làng, gặp những người đại diện nơi đây để trao đổi và làm việc thực tâm, cố gắng lắng nghe và chuyển tải những tiếng nói của họ một cách thành thực nhất, vì bao năm qua họ kêu kiện mà không thấu, hơn thế là họ còn nói "chúng tôi bị lừa nhiều rồi" - một cụm từ được lặp lại nhiều lần và bởi bất cứ ai là dân trong làng này.

Trong 3 ngày liên tiếp, tìm đủ mọi cách để kết nối, tư vấn cho dân làng, trợ giúp họ những việc cần thiết về pháp lý và không quên khuyên ngăn họ những điều cấp bách khác phải chú ý và giữ gìn.

Chúng tôi đứng giữa họ, trong sự nghi ngờ của cả hai phía, phía người dân và cả phía chính quyền. Nhưng những gì chúng tôi có thể, chúng tôi đã làm theo trí tâm của mình mách bảo mà không ngần ngại những sự nghi ngại, sự chỉ trích, bôi bác hay kể cả là đơm đặt nhằm miệt thị chúng tôi. Nhưng chỉ có người dân và những luật sư chúng tôi mới hiểu công việc của mình, trọng trách và sự "nhạy cảm" của thứ công việc mà người ta quen gọi là "vác tù và hàng tổng" này. Chẳng dễ gì để có niềm tin của người dân, chẳng dễ gì để không bị phán xét và bằng con mắt quy kết hằn học của phía chính quyền, hoặc kể cả ngôn luận tự do đầy ác ý từ phía thứ ba ngoài xã hội.

Thế nhưng chúng tôi vẫn miệt mài làm công việc, không một chút do dự hay toan tính nào, mà chúng tôi cho rằng đó là điều cần thiết, đúng đắn và hợp pháp, hơn thế là để đạt tới những giá trị khác mà sau cuộc biến sự rung động này xã hội nhờ đó sẽ tốt hơn lên. Nếu chúng tôi e sợ những kẻ phán xét và quy chụp bằng sự ngu dốt, hoặc bởi những kẻ sẵn dã tâm, sự đê tiện luôn tìm cách để chà đạp người khác bằng ngòi bút vô cớ, trắng trợn và khốn nạn, thì chắc chắn rằng chúng tôi đã không còn tiếp tục đứng với bà con và tìm mọi cách để có cuộc đối thoại ngày hôm nay mà tháo gỡ sự bế tắc của cả hai phía khi niềm tin là chiếc cầu nối dường như đã đứt gãy từ quá lâu trước đó. Chúng tôi không cần công trạng, không cần ghi danh hay ơn huệ, và chúng tôi không sống bằng những "cơ hội chính trị" mà bài báo này đã khẳng định, thực sự rất hùng hồn và đanh thép.

Đoan Trang: Đồng Tâm - Thành công và thất bại

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 
Pham Doan Trang
ĐỒNG TÂM - THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI

Cuộc đàm phán sáng nay (22/4/2017) giữa Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung và cư dân xã Đồng Tâm, và cuộc thả con tin vào buổi chiều, đã kết thúc và sẽ đi vào lịch sử.

Ta thấy gì trong sự kiện này? Thấy cả niềm vui và nỗi buồn.

VUI:

1. Đã không có (thêm) bạo lực và đổ máu sau vụ việc sáng 15/4. Ngay cả vào thời điểm căng thẳng nhất, đêm 19/4, bạo lực của công an và côn đồ nhằm vào dân cũng đã được kiềm chế. Phía dân Đồng Tâm không có hành động bạo lực nào.

2. Sự việc tạo một tiền lệ cho quan hệ nhân dân và chính quyền: Đối thoại, không đối đầu bạo lực. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quan chức đến gặp dân “nói chuyện đàng hoàng, người lớn với nhau”, không có màn hống hách quát tháo, không có thái độ răn dạy, “giải thích đường lối” cho dân.

3. Với việc ông Chung hứa hẹn sẽ có điều tra về vụ bắt giữ trái phép cụ Lê Đình Kình, (hy vọng) sự việc góp phần thay đổi tư duy của một số người, giúp họ nhận ra rằng chính quyền có thể sai, công an có thể phạm pháp, và dân thường luôn cần được bảo vệ.

4. Vụ việc có thể tạo tiền lệ dân bắt giữ công an để phản ứng trong trường hợp cần thiết. Nhưng nếu công an, quân đội không làm sai, không phạm tội, không tiếp tay cho chính quyền và doanh nghiệp hà hiếp dân, thì sẽ chẳng có tiền lệ đó.

BUỒN:

1. Câu chuyện Đồng Tâm cho thấy trình độ của nền báo chí Việt Nam đang ở mức nào. Việc một quan chức cấp cao như ông Nguyễn Đức Chung đến gặp dân để đối thoại là chuyện cực kỳ bình thường và là việc phải làm của một chính trị gia bình thường trong một đất nước bình thường. Nhưng một số đông đảo nhà báo đã vẽ nó thành hành động anh hùng của một anh hùng. Ít nhất họ cũng biến ông Chung thành một tiên ông trong mắt dân chúng.

2. Vụ Đồng Tâm gây chia rẽ sâu sắc giữa giới báo chí “chính thống” với cộng đồng mạng (và chia rẽ giữa chính làng báo với nhau). Nó củng cố định kiến của nhiều người về “bọn facebooker” chuyên đưa tin nhảm, tin bịa đặt. Trong khi đó, những người ấy không nhận thấy rằng để xảy ra tình trạng facebooker phải vào cuộc đưa tin, chính là tội của chính quyền và của nền báo chí công cụ. Những người đổ tội cho “bọn facebooker” cũng không nhận ra rằng, nếu ngay từ đầu nhà nước và công an không làm sai thì đã không có vụ Đồng Tâm, và nếu không có mạng xã hội, thì Đồng Tâm đã bị đàn áp tàn bạo trong im lặng như những Nghệ An, Thái Bình, Tây Nguyên năm nào.

3. Kết quả đối thoại hôm nay cho thấy Chủ tịch Nguyễn Đức Chung có ghi nhận ý kiến của cộng đồng mạng để phân định đúng, sai trong vụ Đồng Tâm, và ông cũng có ý thức “công tội phân minh”. Nhưng VTV và những cơ quan báo chí quốc doanh đã từng đưa tin sai sự thật, vu khống, mạ lị dân Đồng Tâm, thì chưa thấy phải chịu trách nhiệm gì. Chưa thấy ông Chung nhắc gì đến họ. Trên nguyên tắc, VTV và các báo đã đưa tin sai, đã viết bài bình luận nhảm nhí, thì phải đính chính và xin lỗi công khai. Trên thực tế, họ sẽ chẳng làm như thế, mà việc gì phải hạ cố xin lỗi dân khi họ đơn thuần là công cụ phục vụ chủ nhà nước, "ăn cơm chúa, múa tối ngày"?

Nghĩ gì về việc ông Nguyễn Đức Chung không xuống Đồng Tâm?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

ĐỒNG TÂM 21/4/2017 - TIN CUỐI NGÀY
(Nguồn: xuandienhannom.blogspot...)


Chiều tối nay, 21.4, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung qua điện thoại thuyết phục đại diện nhân dân thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức) thả người và cho biết mai sẽ về làm việc.

Cuộc điện thoại với đại diện người dân xã Đồng Tâm - ông Bùi Viết Hiểu (74 tuổi). Trong hơn 3 phút trao đổi, Chủ tịch Chung tiếp tục thuyết phục dân làng (trong đêm nay) thả gần 20 người đang bị giữ trong nhà văn hóa thôn. (Theo VNExpress).

.


Có lẽ chính câu nói của Ông Chung trong cuộc điện thoại rằng "Các cụ đã thấy sai rồi thì cần gì chờ tôi về mới bàn giao", khiến các bô lão thôn Hoành bực đám nhà báo đưa tin bậy rằng các cụ đã nhận các cụ sai (?)!


Nhà báo Nguyễn Huy Khâm (Hãng Reuters) vừa cho biết:



Copy trên trang Fb Oanh Bùi
Bài của võ sư Lương Ngọc Huỳnh:

CUỘC SỐNG CỦA NHÂN DÂN ĐỒNG TÂM RA SAO?

Người dân cả nước đang lắng nghe tiếng lòng của nhân dân Đồng Tâm, họ biết người dân nơi đây cực khổ, đồi sỏi đất cằn sống dựa vào nông nghiệp trồng ngô khoai sắn, ngoài việc làm nông thì mọi người đi đánh đá, đi kiếm củi... tần tảo ngày đêm chỉ mong đủ sống và bình yên.

Chuyện vừa qua xảy ra tại Đồng Tâm khiến bà con nơi đây bị cô lập hoàn toàn, không mạng, không điện thoại chỉ duy nhất hôm qua khi Chủ Tịch về Huyện thì dân được có sóng điện thoại và mạng để liên lạc, nhưng sau khi Chủ Tịch đi khỏi thì đâu lại vào đó, mạng không, sóng điện thoại lúc có lúc không.... toàn dân ở Làng Hoành Đồng Tâm hiện nay rơi vào cảnh bị cô lập hoàn toàn, không có tổ chức nào tiếp tế lương thực, y tế thuốc men... và kể từ ngày 15-4 đến nay 21-4 đã 7 ngày người dân phải tự lập ốm đau tự chữa, gạo tự làm thực phẩm tự cung tự cấp?!

Nhân dân hôm qua đã thả thêm một người là phó ban tuyên giáo huyện, hiện còn 19 người trong đó.

Chẳng lẽ chính quyền từ trung ương đến địa phương lại khó gặp dân đến thế hay sao? Chẳng lẽ mấy chục người bị giam cứ nằm đấy hay sao?

Hôm qua vì tôi lo sợ có án mạng khi đêm hôm kia có bọn đột nhập vào làng và cả làng bị cúp điện, nên tôi đã nghĩ đến một kịch bản xấu có thể xảy ra vì thế mà tôi đã điện thoại nói chuyện với bà con trong làng sau đó tôi viết thư kêu gọi thả người cũng là để giảm bớt căng thẳng cho hai bên với mục đích là không để đổ máu vô ích, cùng là máu đồng bào ta cả thôi! Cả buổi chiều bà con hào hứng đón chờ Chủ Tịch TP về với dân, nhưng đường xá xa xôi cách trở mà lãnh đạo đã dừng chân ở Huyện nên dân đành phải chờ đợi!

Đồng Tâm - Không ổn rồi ông Chung ơi!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Đoàn xe của ông Chung về UBND huyện.


KHÔNG ỔN RỒI ÔNG CHUNG ƠI!

Dân mong ông như nắng cháy mong mưa, mong ông về tận nơi xã Đồng Tâm nóng bỏng, gặp dân, thăm hỏi, trò chuyện thật lòng với dân để giải quyết rốt ráo vấn đề; ra được Biên bản hợp lòng dân để thả 20 CSCĐ ra... Nhưng các ông lại khệnh khạng 16h chiều mới về Huyền đường Mỹ Đức rồi gọi đại diện dân lên "làm việc" trong phòng máy lạnh! Không có mặt, để lắng nghe, thấu hiểu, thật lòng giải quyết, thì sao dân tin các ông? Các ông nói: Trọng Dân, Gần Dân, Học Dân, Vì Dân, Đầy tới của Dân đây!?







*
*     *

 
Đường vào thôn Hoành, làng Đồng Tâm. (Nguồn: Tuổi Trẻ)

Chuyện Đồng Tâm:
CON ĐƯỜNG QUAN KHÔNG ĐI




FB Nguyễn Anh Tuấn
20-4-2017

Vụ Formosa ảnh hưởng cả triệu dân, lần lượt Tổng Bí thư đến Thủ tướng rồi cả Phó Thủ tướng năm ngoái về địa phương nhưng không có dấu hiệu gì muốn đối thoại với người dân địa phương.



Đến khủng hoảng lần này ở Mỹ Đức, khi người dân ‘có cái để nói chuyện’ thì Chủ tịch Hà Nội đã phải chấp nhận về địa phương trao đổi. Nhưng cuối cùng buổi đối thoại vẫn không diễn ra được vì đôi bên không đồng thuận về địa điểm: Trong khi Chủ tịch Chung muốn diễn ra ở trụ sở UBND huyện với một số đại diện nhất định thì dân Đồng Tâm lại muốn trao đổi ngay bên trong làng.

Nhưng vì sao chỉ còn 20km nữa từ huyện đi xuống xã mà ông Chung lại ngần ngại nếu như ông thực tâm muốn đối thoại? Ông ấy lo bị dân làng bắt luôn hay sao?


Hoàn toàn không. Những thông tin vừa qua là đủ để cho thấy dân làng không có lý do gì để làm điều điên rồ đó cả. Họ không dám và cũng không dại gì tự mình phá huỷ sự thông cảm mà họ đang có từ cộng đồng để tạo thuận lợi cho một cuộc đàn áp thẳng tay sau đó.

Và hơn ai hết ông Chung thừa hiểu dân làng cũng không thể làm được điều đó trước những vệ sĩ có chuẩn bị trước của ông.

Đồng Tâm - Căng thẳng gia tăng trong đêm 19/04/2017

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CĂNG THẲNG NGÀY MỘT TĂNG TẠI ĐỒNG TÂM 
ĐÊM 19-4


FB Lương Ngọc Huỳnh
19-4-2017

- Đến giờ phút này vẫn chưa có đối thoại, nhân dân đã được thông báo tối đêm nay sẽ cắt điện tại khu vực nhà văn hoá nơi giữ con tin. 

- Cả làng cầu nguyện thánh thần phù hộ.

- Sau khi được tin đài báo nói lãnh đạo thành phố về đối thoại với dân, cả làng đã phấn khởi mong chờ Chủ Tịch người dân đã photo ảnh của Chủ Tịch Thành Phố để cho mọi người biết mặt và đón tiếp, vì họ sợ lại bị lừa hoặc cho người đóng thế! Vì đại đa số người dân ở đây không biết mặt Chủ Tịch.



- Dân nói cảnh sát và dân phòng các loại đông như quân nguyên ở các xã bên cạnh.

- Chiều nay dân mở đống chăn ở trong nhà văn hoá nơi giam con tin thì phát hiện có một khẩu súng và 5 viên đạn! Do vậy người dân đã rất phẫn nộ vì cho rằng đã có người phản bội dân làng ngầm đưa vũ khí vào!

- Tối nay lúc 21h tiếng kẻng lại vang lên, vì dân cho là có những người lạ cố tình đột nhập vào làng.

- Hiện tại dân làng đang cố thủ chặt chẽ và tạm thời bình yên.

Tại sao chúng ta lại làm như thế với dân? Họ có phản quốc không hay họ chỉ chống tham nhũng? 

Nếu chống tham nhũng mà bị tấn công quy mô lớn có tổ chức như vậy thì còn gì là chống tham nhũng nữa chính quyền ơi?!

Sao không thương thuyết với dân? Người ta nói quan là phụ mẫu thương dân như thương con sao lại đối với dân như vậy hả trời?

Người Việt Nam ở đâu? Giống nòi máu đỏ da vàng ở đâu? Đồng bào một bọc ở đâu Ai. Ai. Ai. Trả lời cho người dân Đồng Tâm?!

- Nếu chọn con đường đối đầu với dân là một quyết định ngu nhất trong lịch sử Việt Nam!
___

Facebooker Nguyễn Việt Anh,  cháu cụ Kình:  “Chị tôi vừa báo, “côn đồ” vừa áp sát làng, dân đang báo động. Chiều nay phát hiện 1 khẩu súng côn trong đống chăn chiếu của các công an bị giữ, nghi có “nội gián” vì chăn chiếu đều được dọn dẹp vào mỗi sáng“.

Facebooker Nguyễn Lân Thắng: “Đồng Tâm bị tấn công đợt 2, đã đẩy lùi. Thanh niên trẻ con quấn đầy mìn trên người đứng xung quanh nhà văn hoá, vào là chơi cảm tử chết bỏ luôn… tiếp tục hóng…

Bài đã bị gỡ: Phóng viên Tuổi Trẻ vào "tâm bão" Đồng Tâm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Mời mọi người xem bài viết mới trên báo Tuổi Trẻ vừa bị gỡ xuống 
chỉ ít phút sau khi đăng lên:

PV TUỔI TRẺ VÀO "TÂM BÃO" ĐỒNG TÂM

Tuổi trẻ
19/04/2017 19:24 GMT+7

TTO - Sau nhiều nỗ lực, phóng viên Tuổi Trẻ đã được người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đồng ý cho vào thôn, nơi người dân đang giữ 20 cán bộ công an.

Xã Đồng Tâm những ngày này đang trở thành tâm điểm quan tâm của người dân cả nước sau khi xảy ra vụ việc liên quan tới đất đai, việc 4 người dân bị công an bắt giữ do có dấu hiệu vi phạm pháp luật, việc 38 cán bộ huyện, cán bộ, chiến sĩ công an Hà Nội bị người dân giữ.

Những ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị cản trở bởi đất đá, cây que và nhiều vật dụng. Một số lán trại được dựng lên tại các ngã ba, ngã tư trong thôn, người dân ở đây cũng cảnh giác và áp dụng các biện pháp kiểm soát không cho người lạ mặt ra vào.

Hai thanh niên được cử đi xe máy ra đường quốc lộ 429 đón chúng tôi.

Xe máy chở chúng tôi vượt qua một đống đá to được đổ kín ngay đầu làng. Cách đó khoảng 300m, có một cụ già và 3 người phụ nữ ngồi trong đền Quán Thá. Những người này cho biết, suốt 5 ngày nay họ bỏ công, bỏ việc lên đền thắp hương để cầu cho mọi chuyện sớm kết thúc, cầu cho cuộc sống sớm ổn định trở lại, người dân được bình an.

Trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ, cụ Bùi Văn Nhạc, 80 tuổi, bộc bạch: “Dân chúng tôi không bao giờ muốn có những chuyện như thế này. Cuộc sống của người dân mấy hôm nay cũng đảo lộn. Người dân nghỉ làm, nghỉ sản xuất”.

“Bây giờ chúng tôi chỉ mong lãnh đạo thành phố, cơ quan chức năng về đây tổ chức đối thoại, nghe chúng tôi trình bày nguồn gốc đất đai, những căn cứ mà chúng tôi đằng đẵng khiếu nại nhiều năm nay chưa được trả lời thoả đáng. Không người dân nào mong muốn sự bất ổn này xảy ra cả”, một người phụ nữ ngoài 50 tuổi nói.

Theo những người dân tiếp chúng tôi tại đình Quán Thá (xã Đồng Tâm) trưa 19-4, câu chuyện đất đai ở thôn Hoành và xã Đồng Tâm đã dai dẳng 5 năm nay, qua nhiều cấp. Số tài liệu mà bà con tập hợp để đeo đuổi sự việc này cũng nặng chừng 3,5kg.
.
 Những con đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm đều có vật chắn, còn người dân
 thì đặc biệt cảnh giác với người lạ. Ảnh chụp chiều 19-4. Ảnh: Xuân Long

Tin nóng Đồng Tâm 19/04/2017

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

1. Chuyện đàm phán ở Đồng Tâm

Võ sư, GS VS Lương Ngọc Huỳnh

17-4-2017

clip_image001

Người dân chỉ tin cụ Kình (tóc bạc). Cụ đang nói chuyện với công an và người dân. Ảnh chụp từ clip ngày 10-3-2017.

Năm 1980, Nhà nước sử dụng đất Đồng Tâm làm sân bay quốc phòng. Theo người dân ở đây nói rằng, lúc bấy giờ Nhà nước lấy cột mốc 29 làm địa giới cho sân bay.

Nhưng sau đó Huyện và Xã đã lấy thêm đất của dân để cho thuê vào những mục đích khác mà báo Vietnamnet đã đề cập đến từ năm 2014. Cũng từ đây người dân và chính quyền địa phương luôn mâu thuẫn và đã có nhiều lần người dân đi kiện các quan chức địa phương.

Ông Lê Đình Kình là người đại diện cho dân nói lên tiếng nói của mình. Năm nay ông đã 82 tuổi và có 60 năm tuổi đảng.

Gần đây có thông tin rằng Viettel đã thuê đất địa phương với số tiền khá lớn, nhưng địa phương lại không minh bạch trong chuyện này…?!

Tiếp tục sự kiện, vào lúc 9h sáng ngày 15-4-2017 chính quyền địa phương tiếp tục cưỡng chế đất mà địa phương gọi là đất quốc phòng, do vậy ông Kình cùng một số người dân được mời đi ra bãi để chỉ nơi cắm mốc.

Trên đường đi cán bộ địa phương hỏi ông: “bãi có rộng không?” Ông nói: “rộng”. “Vậy mời bác lên xe đi cho nhanh”. Ông Kình không đi xe mà thích đi bộ. Khi mọi người đến cột mốc số 15 thì không hiểu vì lý do gì tự nhiên cảnh sát cho nổ lựu đạn khói và bắt ông Kình, hai bên giằng co và cuối cùng họ đã quật ngã ông Kình xuống đất, lúc này ông Kình kêu lên: “Ối giời ơi, tôi bị đau tay”! rồi sau đó cán bộ vẫn bắt ông và đẩy lên xe chạy đi.

Các thanh niên làng trong đó có anh Công con trai của ông Kình và cháu Y (Uy) con của anh Công lấy xe máy đuổi theo xe ô tô của công an. Đến gần thị trấn Chúc Sơn thì có người trên xe công an hô lên rằng “bọn cướp người”. Lúc này dân ở Chúc Sơn tưởng cướp liền xông ra hỗ trợ công an đánh nhóm thanh niên chạy theo xe. Việc xô xát khiến cháu Y (Uy) bị thương. Sau đó công an đã bắt tất cả là 9 người đưa về trụ sở thành phố.

Thấy vậy, dân quay về làng và củng cố lực lượng, lúc đó vào khoảng 11h trưa, có một xe cảnh sát cơ động chạy về làng để trấn an dân; khi xe về làng thì có anh công an hỏi dân rằng: “Các anh chị đến đây để làm gì?”. Dân hỏi lại: “Vậy các anh đến đây để làm gì?”. Anh công an trả lời: “Không cần biết”, do vậy dân đáp lại: “Vậy thì anh cũng không cần biết chúng tôi đến đây để làm gì”!

Lời qua tiếng lại và bắt đầu mâu thuẫn xảy ra, công an cầm loa yêu cầu dân giải tán, còn dân thì đòi thả người… Cuối cùng một màn ẩu đả bằng gạch đá nhanh chóng diễn ra, người dân vây bắt được 29 cảnh sát, một lát sau lại bắt được thêm hai cảnh sát nấp ở gậm giường, thế là con số lên 31 người, tất cả được đưa đến nhà văn hoá thôn Đồng Tâm giam giữ ở đó, vì việc này mà công an huy động chi viện thêm lực lượng đến hàng trăm cảnh sát về địa phương. Tất cả những ai vào đàm phán, hoà giải, kể cả nhà báo… đều bị bắt nhốt tiếp, đến hôm qua theo chị Nhung, con gái ông Kình, nói rằng tổng số là 38 người.

Mỹ Đức - Chính quyền và Người dân đối đầu căng thẳng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lê Nguyễn Hương Trà

clip_image002

Cách trung tâm thủ đô 40 km về phía Tây Nam, đi chừng một tiếng rưỡi đường bướm bay, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) được xem là một miền không gian xanh đáng sống. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay nơi đây trở thành vùng đất nóng với hàng loạt sai phạm v/v thu đồi đất nông nghiệp, và gây ồn ào bởi các vụ tranh chấp giữa chính quyền và người dân!

clip_image004

clip_image006

Nổi cộm như vụ thu hồi đất 2013 tại xã Hương Sơn, nông dân mất ruộng đã lao đầu vào ngăn máy xúc. Thay vì sửa sai, chính quyền Huyện Mỹ Đức đã có các sai phạm khác về mặt tố tụng, khi Công an bắt giữ nhiều người với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”; 10 bị bắt thì có đến 9 là phụ nữ, gây nên nhiều bức xúc.

Qua 2014 là vụ úm ba la biến đất công thành đất tư ở xã Đồng Tâm, khi loạt lãnh đạo xã bị dân tố cáo chiếm dụng hàng ngàn m2 đất mặt đường tỉnh lộ chia nhau sử dụng; và tiến hành xây dựng nhà cửa, trang trại, cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuê mặt bằng trên đất hoa màu…

Đó là chưa kể ầm ĩ vụ giáo xứ Đồng Chiêm xã An Phú hồi 2010, khi tranh chấp đất giữa chính quyền và giáo dân, Hà Nội đã huy động đến cả tiểu đoàn CSCĐ xuống trấn áp và tháo dỡ một cây thánh giá được dựng trên núi Chẽ - vốn là một nghĩa trang trẻ em thuộc về nhà thờ giáo xứ từ nhiều thập niên trước!

...

Theo người dân Đồng Tâm cho biết, thì từ giữa năm 2012 nhiều hộ đã đứng ra khởi kiện các sai phạm của chính quyền trong việc đo đạc xác định ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp trên địa bàn xã; đồng thời cáo buộc chính quyền muốn lấy 47 ha đất nông nghiệp giao cho công ty Viettel làm dự án, không bồi thường.

Sáng hôm qua thứ 7 (15.4), chính quyền xã đã mời đại diện cho các hộ dân khởi kiện lên làm việc. Trước đó, ngày 30.3.2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra CA Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra tại xã Đồng Tâm theo quy định tại Điều 245 - BLHS. Khoảng 10:00, có 4 người bị bắt đưa đi nên một số thanh niên đuổi theo đòi thả, dẫn đến xô xát khiến một anh bị thương nặng.

Tình trạng đối đầu căng thẳng, Công an Mỹ Đức đã huy động các lực lượng tăng cường!

Khoảng 21:45, phe nhân dân đã bắt giữ gần 15 lính của phe chi viện CA Hà Nội nhốt vào Nhà Văn hóa xã và tẩm xăng để …trao đổi với chính quyền thả 4 người khiếu kiện bị bắt!

Bí mật của biển

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image002

Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh

Mới đây, có một bản tin nhỏ của Úc phát đi, mà có lẽ ít ai lưu tâm, đó là chuyện Bộ Tư lệnh Biên giới Hàng hải của Úc (Maritime Border Command - MBC) cho biết họ đã tăng cường gắt gao trên toàn bộ các vùng biển của Úc, liên tục tuần tra suốt 24g/ngày để chống lại nạn xâm nhập vùng biển (Australian Fishing Zone) của họ và đánh cá lậu. Thủ phạm chính gây lo ngại, là ngư dân Việt Nam.

Từ giữa năm ngoái đến nay, những chiếc tàu cá tội nghiệp từ Việt Nam đi thật xa và đến tận Úc để đánh bắt như vậy ngày càng nhiều hơn. Cơ quan quản lý Ngư nghiệp Úc (Australian Fisheries Management Authority - AFMA) nói rằng họ sửng sốt vì số lượng ngư dân Việt xuất hiện với mật độ dày đặc. Có đến 13 vụ xâm nhập bị phát hiện trong 11 tháng, 161 người bị bắt, còn bao nhiêu thoát được thì chưa biết. Những cuộc bắt giữ và thẩm tra đều có một kết quả chung: các thủy thủ phần lớn là mù chữ và nghèo khó. Lý do đi tận đến Úc để đánh cá, theo lời khai của họ vì bởi khu vực quần đảo Trường Sa vốn là nơi họ vẫn đánh bắt cá những năm qua, nay đã bị Trung Quốc kiểm soát và không còn an toàn để ra khơi nữa.

Người Úc cũng buộc phải lạnh lùng như người Trung Quốc. Họ đã làm mọi điều để chặn các ngư thuyền Việt Nam đến Úc. Hầu hết các ngư dân đều phải chịu án tù, phạt tiền, bị chứng kiến toàn bộ tài sản của mình là thuyền và ngư cụ bị phá hủy. Bộ Ngoại giao Úc đã bay sang Việt Nam và nhờ đưa ra những thông báo nghiêm ngặt về việc léo hánh đến vùng biển của Úc.

Ấy vậy mà, điều đó vẫn không giảm. Dự kiến con số ngư dân bị tù và bị bắt vẫn sẽ tăng lên trong năm 2017 này. Bởi một hiện thực đắng cay là ngư dân Việt phải chạy xa khỏi ngư trường của mình, lênh đênh tìm một lối thoát khác ít hiểm nguy hơn và có thể mưu sinh được.

Biển Việt Nam được học trong sách giáo khoa là tài nguyên, là sinh lực của quốc gia. Nhưng hôm nay, mọi bài học đều đã bị phản bội bởi hiện thực trên đất nước xã hội chủ nghĩa kèn trống. Từ tháng 4/2016 đến nay, sau khi Formosa xả chất độc ra biển, không chỉ hơn 200 km biển chết dần, mà khắp nơi cũng ngập ngụa cá chết, ô nhiễm và sự bất lực chủ ý và hiển nhiên của nhà cầm quyền.

Đã vậy, không cần đi quá 12 hải lý thuộc chủ quyền của mình, ngư dân Việt vẫn có thể chết, có thể bị hủy hoại tài sản hoặc mất tích với những lý do mơ hồ như đang sống trong một đất nước vô chủ.

Ngày 8/4, chiếc tàu QNA 09191 bị một tàu vỏ sắt lao tới, cố ý đâm chìm. Điều đáng kinh ngạc là nơi tàu Việt Nam bị đâm chìm chỉ cách bờ 1 cây số, rất gần khu vực cảng Tiên Sa, Đà Nẳng. Ngư dân sống sót phải bơi trong đêm vào bờ.

Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image001

Đã xảy ra đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với công an hôm thứ Bảy 15/4. FACEBOOK THAI VAN DUONG

Đã xảy ra tình trạng đối đầu giữa người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, với giới chức trong ngày thứ Bảy 15/4.

Được biết vụ việc có liên quan tới chuyện thu hồi đất đai, vốn đã khiến người dân theo kiện từ nhiều năm nay.

Dân địa phương cáo buộc chính quyền cấp xã và cấp huyện muốn lấy đất nông nghiệp để trao cho công ty Viettel làm dự án.

Một người dân giấu tên nói với BBC: "Chúng tôi đã khởi kiện từ năm năm nay, nhưng không được ai đứng ra bênh vực".

"Sáng nay, chính quyền mời những người chủ chốt, đại diện cho dân khởi kiện chuyện tham nhũng đất đai, ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm".

"Khi vừa tới thì họ vật các ông ấy ra, toàn là những người cao tuổi, có một cụ năm nay 83 tuổi, là thương binh với 60 năm tuổi đảng cũng bị vật ra, vứt lên ô tô".

"Họ bắt đi cả năm người. Không hề có lệnh bắt người gì hết. Lúc đó là khoảng hơn 10 giờ sáng".

Được biết sau đó người dân đã đuổi theo đòi thả người, dẫn đến tình trạng xô xát khiến một thanh niên Đồng Tâm bị thương tích phải đi bệnh viện cấp cứu.

clip_image002

Video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an có lúc phải rút lui trước sự phản ứng dữ dội của người dân. FACEBOOK THAI VAN DUONG

'Tình hình vẫn rất căng thẳng'

Lực lượng công an đã được tăng cường tới địa bàn từ buổi trưa, công an huyện nói với BBC.

Tình trạng đối đầu dâng cao với việc dân địa phương bắt giữ khoảng 10 người và đem nhốt vào Nhà Văn hóa xã, mà họ nói là "chỉ để nhằm trao đổi, để mong chính quyền thả năm người Đồng Tâm bị bắt đi".

Ngoài ra, dân địa phương cho biết họ cũng giữ một số xe cộ có gắn biển số xanh.

Vào đêm muộn, công an, cảnh sát cơ động và các lực lượng hỗ trợ khoảng vài trăm người vẫn đang có mặt tại chỗ.

"Nếu họ vào thì dân phải chống cự để bảo vệ đất, bảo vệ người. Bây giờ dân không dám về ngủ. Chỉ mong Chính phủ sớm can thiệp để giúp dân, chúng tôi không biết làm thế nào", người dân địa phương nói với BBC lúc khoảng gần 11 giờ đêm.

Trực ban Công an Huyện Mỹ Đức cho BBC biết toàn bộ lực lượng đã được cử tới địa bàn bởi 'tình hình vẫn rất căng thẳng'.

"Thông tin đã nắm được từ chiều hôm trước, nhưng trưa hôm nay công an huyện mới xuống xã để tăng cường lực lượng. Tình hình trở nên căng thẳng từ buổi trưa".

Bí thư Nguyễn Xuân Anh dùng bằng tiến sĩ đểu?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Bí thư Nguyễn Xuân Anh sử dụng bằng tiến sĩ đểu?

Việt Hương
13-4-2017
Ba Sàm

Đại hội Đảng 12 được đánh giá có sự tiến bộ nhờ vào việc mở cửa cho nhiều nhân sự trẻ. Con số 7,9% chỉ tăng so với Đại hội trước 2,5% dĩ nhiên chưa phải bứt phá nhưng đấy là tín hiệu đáng mừng.


“Đảng không đến mức phải đốt đuốc đi tìm cán bộ mà vẫn khó thấy” - ông Vũ Quốc Hùng, nguyên phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương vui mừng phát biểu với báo giới trong niềm hy vọng đổi mới nhân sự. 


Sau đại hội, ông Nguyễn Xuân Anh trở thành ngôi sao với hàng loạt phát ngôn táo bạo. Dư luận sẵn sàng quên Xuân Anh là con trai ông Nguyễn Văn Chi, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị.
Ngày 22/10/2015 TS Đoàn Xuân Lộc viết cho BBC Tiếng Việt một bài ca ngợi ông Xuân Anh “thức thời, nhạy bén, có tâm huyết, quyết tâm… “. Đấy là những yếu tố người ta đang mong chờ ở một nhân sự trẻ.





Bốn mươi tuổi làm Bí thư Đà Nẵng, Xuân Anh được đánh giá là trung thực khi nói thẳng: “Có ba (cha) tôi đương nhiên có sự quan tâm, ủng hộ tốt hơn. Nhưng để nói có ba mà tôi mới bầu được làm bí thư thì cũng chưa phải là đúng lắm!”

Có thể hiểu ý của Bí thư Xuân Anh ở đây là có sự giúp đỡ của ông Chi nhưng quan trọng nhất là ông đi lên bằng năng lực của chính mình. Dư luận cả nước một thời rầm rộ ca ngợi nhân sự trẻ Nguyễn Xuân Anh vì thái độ sòng phẳng đó.

Ông Nguyễn Xuân Anh khai: Từ tháng 2/1995 đến 9/1998, ông học cử nhân Quản trị kinh doanh trường Humber College, Canada. Từ tháng 3/2001 đến 9/2002, thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường California Southern University (Mỹ).

Cũng từ trường California Southern University, từ tháng 3/2005 đến 12/2006 ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng tiến sĩ hệ chính quy, chuyên ngành quản trị kinh doanh với số điểm khá cao.

Trường Southern California University for Professional Studies (SCUPS) sau tháng 10/2007 đổi tên thành California Southern University là trường không được Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận bằng.

Liên quan đến trường cấp bằng tiến sĩ ông Nguyễn Xuân Anh trước đây có khá nhiều trường hợp bị báo chí phanh phui, như trường hợp ông Nguyễn Tấn Bình - Phó hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến (TP HCM).

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết trên báo Thanh Niên là bằng đại học từ xa của trường Southern California University chưa được kiểm định tại Mỹ nên Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục không công nhận. 

.
 

Trung quốc, lòng dạ hiểm sâu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần như hoàn toàn là hàng "made in China", 
đây là mối lo ngại lớn.


TRUNG QUỐC, LÒNG DẠ HIỂM SÂU

Hoàng Minh Tuấn: Trong cuộc Họp báo thường kỳ Quý I.2017 do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức chiều 05/04/2017, vấn đề 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam đi vào hoạt động đã được báo giới đặt ra đối với các lãnh đạo của Bộ KHCN cùng các Cục liên quan. Xin được đăng lại bài viết cách đây 6 tháng mà cá nhân tôi dày công nghiên cứu. Mong mọi người hãy chia sẻ để hiểu rõ hơn lòng dạ hiểm sâu của người bạn vàng " 4 tốt" và hiểm họa đang đến với đất nước, với dân tộc ta.
 



Minh Tuấn Hoàng
15 tháng 10 2016 ·

QUẢ LÀ THÂM ĐỘC

Mới đây, Trung Quốc vừa mới đưa vào vận hành thương mại 7/18 tổ máy của ba nhà máy điện hạt nhân nằm gần biên giới phía bắc Việt Nam gồm Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1000 MW cách Móng Cái (Quảng Ninh) 50 km, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW cách biên giới Việt Nam hơn 200 km và Sương Giang (đảo Hải Nam) 650 MW cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 100 km. Sự kiện này khiến nhiều người từ các nhà khoa học đến người dân bình thường ở Việt Nam đều tỏ ra lo ngại. Là người từng được đào tạo chuyên ngành hạt nhân và đã có thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện hạt nhân Đà Lạt, người viết xin gửi tới bạn đọc quan tâm các cơ sở khoa học về những ảnh hưởng của ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đối với Việt Nam. 

Nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần như hoàn toàn là hàng "made in China", 
đây là mối lo ngại lớn.
 
 Bản đồ bô trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc
 
 Lộ trình phát tán của phóng xạ trong trường hợp nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành  
gặp sự cố trong các tháng mùa đông.
Lộ trình phát tán phóng xạ trong trường hợp nhà máy điện hạt nhân Sương Giang 
gặp sự cố bằng mô hình READY/HYSPLIT. 

GIA TỘC LỆNH của họ Lê Văn ở Nghệ An

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tinh thần dân tộc trong dòng họ

Hôm nay trên mạng xã hội lan truyền một tờ LỆNH của gia tộc Lê Văn ở xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Văn bản tờ lệnh có chữ ký của ông Phó Trưởng tộc, ký thay Tộc trưởng, có đóng con dấu của dòng họ. Văn bản tờ lệnh nói về việc Đài truyền hình quốc gia VTV "tuyên truyền sai sự thật về Đồng bào ngư dân Miền Trung trong thảm họa Formosa".

Văn bản có đoạn:

"1. Tất cả mọi người, mọi gia đình trong dòng tộc không được phép mở xem bất cứ một chương trình nào của Đài truyền hình VTV1.

2. Nếu trẻ em trong dòng họ chưa đến tuổi khôn vô tình bấm vào kênh đài này, thì người lớn phải tắt ngay, và có trách nhiệm giảng giải cho các em hiểu rõ lí do tại sao không được xem kênh VTV1.

3. Trong trường hợp thầy cô giáo ở trường yêu cầu xem một số chương trình của đài này để làm bài tập về nhà, thì người phụ trách giáo dục trong dòng họ và các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm thương lượng với nhà trường, để con em mình được chọn chương trình của đài truyền hình khác.

4. Gia tộc lệnh áp dụng đối với tất cả các con cháu của tất cả các chi trong dòng tộc họ Lê Văn, bất kể già trẻ, trai gái; con dâu, con gái đi lấy chồng xa, con rể và các cháu, chắt, chút phía bên ngoại (khi có việc về thăm chơi dòng tộc), hiện đang sống ở quê nhà hay đi làm việc, học tập tại các tỉnh khác trong cả nước, và cả con cháu sinh sống ở nước ngoài".

Ở cuối "Gia tộc lệnh" này còn nói thêm: "Các con cháu dòng tộc Lê Văn với lương tâm, có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở và theo dõi thi hành gia tộc lệnh này. Ai vi phạm sẽ bị xử lý theo gia pháp của Dòng tộc". 

Cư dân mạng chia sẻ tờ lệnh này với tốc độ chóng mặt và cho đây là một hành động đáng nể, đáng trân trọng, rất độc đáo và quyết liệt. Đây được xem là "tinh thần dân tộc trong dòng họ".

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Formosa khắc phục 52/53 lỗi - Lỗi còn lại mới là lỗi chính!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


FORMOSA ĐÃ KHẮC PHỤC 52/53 LỖI, 
NHƯNG LỖI CÒN LẠI MỚI LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY THẢM HỌA
Nguyen Anh Tuan
Những ngày qua, báo chí đồng loạt dẫn lời các quan chức Hà Tĩnh và Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định rằng Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục được 52/53 lỗi vi phạm bị phát hiện trước đó của họ.

Con số này tạo cảm giác trong công chúng rằng Formosa đã tích cực sửa chữa sai lầm, từ đó ủng hộ hoặc ít nhất là không phản đối đề xuất của Bộ Tài nguyên Môi trường rằng: “Formosa đã đáp ứng được các yêu cầu để cho phép lò cao số 1 đi vào vận hành.” [1] Còn nhớ rằng tháng 11 năm ngoái khi trả lời Reuters, Phó Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh Trương Phục Ninh đã cho biết nhà máy dự kiến sẽ đi vào sản xuất thương mại trong quý I năm 2017, nghĩa là không quá xa so với đề xuất trên đây của Bộ Tài nguyên Môi trường.[2]

Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là, ngay cả khi Formosa đã khắc phục được 52/53 lỗi đúng như nhận định của Bộ Tài nguyên Môi trường, thì lỗi còn lại là gì? Tầm quan trọng của lỗi này ra sao? Vì sao tới nay vẫn chưa được khắc phục?

Các báo dẫn lời Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết hạng mục cần khắc phục còn lại là chuyển đổi từ công nghệ dập cốc ướt sang cốc khô - như cam kết ban đầu, sẽ chỉ được hoàn thành vào năm 2019. Không thấy Bộ Tài nguyên Môi trường hay các báo nói gì thêm về tầm quan trọng của lỗi này cũng như lý do nó chưa được khắc phục.

Không quá khó hiểu cho sự im lặng này, vì lẽ nếu Bộ Tài nguyên Môi trường nói ra sự thật rằng lỗi này là nguyên nhân chính gây ra thảm họa hồi năm ngoái dĩ nhiên công chúng sẽ phản đối đề xuất của Bộ cho Formosa hoạt động trở lại.

Báo cáo chính thức hồi tháng 7 năm ngoái của Bộ Tài nguyên Môi trường, tuy không được công khai nhưng không hiểu sao Reuters lại có trong tay, đã cho biết khi Formosa bị mất điện, xưởng xử lý nước thải đã ngưng hoạt động khiến nước thải có chứa chất độc từ quá trình luyện cốc ướt xả thẳng ra biển làm cá chết. Nếu Formosa luyện cốc khô như cam kết ban đầu, thảm họa đã không xảy ra vì công nghệ này không dùng đến nước. [3]

Reuters còn dẫn lời chuyên gia người Đức Friedhelm Schroeder được chính phủ Việt Nam mời lúc đó, nhận định rằng "Formosa lẽ ra phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất cốc ngay khi sự việc xảy ra” để ngăn chặn thảm họa. Đại diện của Formosa, theo Reuters, đã từ chối bình luận về nhận định này của chuyên gia Đức. [4]

Với câu hỏi còn lại là vì sao lỗi này chưa được khắc phục ngay mà phải chờ đến năm 2019, thì dù chưa có bên nào trả lời song cũng có thể đoán được ngay là bởi công nghệ cốc khô tốn chi phí cao hơn. Ngay từ đầu Formosa đã chủ động phá bỏ cam kết, sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hơn để tìm kiếm lợi nhuận từ việc tiết giảm chi phí xử lý chất thải, thì việc họ kéo dài thời gian chuyển đổi công nghệ lâu nhất có thể để tối đa hóa lợi nhuận là việc không có gì khó hiểu.

Có ai tin VTV nói đúng sự thật về thảm họa Formosa?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook




Mạc Văn Trang

Thời sự VTV1 tối 4/4/2017 đưa tin và hình ảnh: Biển miền Trung đã cơ bản sạch, mọi hoạt động trở lại bình thường; ngư dân được bồi thường công bằng, kịp thời, đang phấn khởi đóng tàu to, ra khơi; nhiều ngư dân trúng mẻ cá lớn… Thế mà nhiều người dân bị “kích động, gây rối”… “Một CA đang làm nhiệm vụ bị dân đánh trọng thương”… “Phải xử lý nghiêm những kẻ kích động, gây rối”…
Mấy chục năm đã quen trò này, nay tìm trên mạng xã hội xem sao.

1. Báo cáo điều tra độc lập của nhóm Green Trees: “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt Nam” thì thấy biển chưa hề được xử lý, có các độc tố vẫn vượt các chỉ số cho phép hàng trăm lần… Như vậy tuyên truyền “biển sạch” để dụ dân vào chỗ chết à?

2. Nói rằng đền bù thỏa đáng, kịp thời, đúng đối tượng… sao ông Chủ tịch thị xã Kỳ Anh, trước sức ép của dân, phải ký giấy cam kết sẽ trả tiền đến bù theo Danh sách đã niêm yết, trước 15/4/2017? Nếu dân không biểu tình, xông vào trụ sở UB thì ông ta có ký giấy cam kết không? Khi chính quyền cam kết, dân vui vẻ, ôn hòa rủ nhau về, sao bảo là kích động, gây rối. Chính quyền đàng hoàng vì dân, sao dân phải mất công sức đi đòi nợ? Dân chỉ thực thi quyền làm chủ đối với đám đầy tớ gian manh, như lời Cụ Hồ nói 1946: “Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đầy tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”... Dân mới đến nơi hỏi tội và yêu cầu làm cho đúng chứ có đánh đập, chửi rủa, “đuổi cút” được đầy tớ đâu!

3. VTV đưa tin “một CA khi làm nhiệm vụ, bị dân đánh trọng thương và ngăn cản việc cứu chữa”… Nhưng xem trên các trang báo lề dân thì thấy các CA mặc áo xanh, áo vàng đứng giữ trật tự với dân rất ôn hòa, vui vẻ. Thấy dân vừa đi vừa hát, có anh CA còn cười… Cái thằng bị dân đánh là một tên xã hội đen, mặc thường phục, trà trộn vào dân và ném đá vào CA để gây kích động cho CA đàn áp dân. Dân nghĩ nó là tay sai Tàu, chui vào hàng ngũ, gây chia rẽ, hằn thù giữa dân và CA, nên vây bắt nện cho nó một trận no đòn. Dân bảo nhau, bõ tức, cho thằng xã hội đen, tay sai Tàu cộng biết thế nào là dân ta. Nhưng sau các đồng chí CA nhận đấy là quân mình, dân cho đi cấp cứu. Bài học “Gậy ông đập lưng ông”, “Vải thưa không che được mắt Thánh của nhân dân”, nhớ đời nhé.

Chuyện như thế mà VTV gắp lửa bỏ tay người, vu cho dân “đánh CA đang làm nhiệm vụ, ngăn cản việc cứu chữa”…

VTV được nuôi bằng tiền dân đóng thuế và phục vụ dân. Vậy sao lại đưa những thông tin lừa dân, hại dân như vậy? Hãy biết tự vấn lương tâm, đừng lừa dân nữa! Vả lại thời nay đã khác lắm rồi, mọi kiểu tuyên truyền dối trá, lừa bịp đều có thể bị bóc trần, không nơi lẩn trốn. (Nghĩ cũng thương cho mấy “phát thanh viên”, thực sự họ nói như máy, nói mà không hiểu, không tin, nhưng phải nói cho có nghề)! Còn dân ta thì phải biết nghe bằng “Nhĩ thức”, biết nhìn bằng “Nhãn thức”, chứ đừng lơ ngơ mãi!

Wikipedia tiếng Việt phục vụ cho ai?(*)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lê Tùng Phan

Đọc lời chào mừng của Wikipedia tiếng Anh, bạn sẽ thấy dòng chữ sau đây:

“Welcome to Wikipedia, the free encyclopedia that anyone can edit. 5,373,239 articles in English“.

clip_image002

Một bộ bách khoa từ điển “tự do” mà bất cứ ai cũng có thể biên tập. Quả thật là một thứ kho tàng tri thức mở cửa cho mọi người.

Nếu chuyển sang Wikipedia tiếng Việt, bạn sẽ đọc được lời quảng cáo dài dòng hơn, nhưng cũng đáng ngờ hơn: “Bạn chính là tác giả của Wikipedia! Mọi người đều có thể biên tập bài ngay lập tức, chỉ cần nhớ vài quy tắc. Có sẵn rất nhiều trang trợ giúp như tạo bài, sửa bài hay tải ảnh. Bạn cũng đừng ngại đặt câu hỏi. Hiện chúng ta có 1.155.079 bài viết và 537.225 thành viên”. (Wikipedia tiếng Việt, truy cập ngày 31/3/2017)

Câu hỏi đặt ra là trong một xã hội toàn trị, toàn bộ đời sống văn hóa, tư tưởng đều bị “định hướng”, liệu có thể tồn tại một thứ “bách khoa toàn thư tự do” hay không? Và “vài quy tắc” mà người ta nói đến, có thể trở thành một thứ xiềng xích ràng buộc hay không? Lâu nay tôi vẫn nửa tin nửa ngờ, nhưng mãi đến gần đây mới có cơ hội giải đáp mối nghi ngờ đó:

Sáng sớm ngày 31/3/2017, một anh bạn (vốn rất mê Wikipedia Tiếng Việt) chuyển cho tôi một trang Wikipedia có nhan đề “Nhóm Thân hữu Đà Lạt”. Trang này mới được hoàn thành hồi sáng sớm cùng ngày. Tôi đọc qua và thấy dữ liệu không có gì gây ngạc nhiên, đều là những sự kiện và chi tiết xuất hiện nhiều lần trên Internet. Điều đáng mừng là đã có người cất công sưu tầm, hệ thống hóa và giới thiệu “nhóm trí thức bất đồng chính kiến” nổi tiếng này với công chúng rộng rãi - nhất là những người không thường xuyên theo dõi tin tức trên Internet - đặc biệt là cho giới trẻ hiện nay (phần lớn say sưa với những nhu cầu trước mắt nhưng lại hoàn toàn thờ ơ, “vô cảm” đối với vận mệnh của dân tộc và đất nước).

Thế nhưng, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”! Chỉ một lúc sau, anh bạn tôi đã gọi điện thông báo: “Trang này đang có nguy cơ bị xóa!” Nghe đến đây, tôi đề nghị anh bạn cung cấp tất cả các dữ liệu gom được trên Internet và giúp tôi viết bài này để công chúng có thể hiểu rõ hơn về thực chất của Wikipedia tiếng Việt trong tình hình hiện nay.

Điều đập ngay vào mắt tôi khi xem bài “Nhóm Thân hữu Đà Lạt”vừa được đăng là một bản thông báo: “Bài có thể bị đưa ra biểu quyết xóa tại Wikipedia: Biểu quyết xóa bài Nhóm Thân hữu Đà Lạt sau 7 ngày bởi thành viên có đầy đủ tiêu chí đề cử”.

clip_image004

Người biểu tình bao vây trụ sở huyện Lộc Hà

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

RFA

clip_image001

Hàng ngàn người tập trung trước trụ sở UBND huyện Lộc Hà yêu cầu chính quyền giải quyết vụ công an đánh dân. Courtesy facebook Bạch Hồng Quyền

Tuyên bố với báo chí vào chiều thứ Hai 3/4, Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, ông Lê Trung Phước, cho biết: “Lực lượng công an sẽ điều tra làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng bao vây trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện sáng ngày 3/4/2017”.

Ông Lê Trung Phước nhấn mạnh: “Việc tụ tập đông người, hò hét, gây cản trở công việc, an toàn trật tự tại trụ sở Nhà nước là vi phạm pháp luật. Chính quyền đã tuyên truyền người dân hãy bình tĩnh và cảnh giác trước mọi âm mưu gây kích động”.

Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Hà Tân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng khẳng định: “Việc người dân tụ tập, cản trở, gây mất trật tự ở huyện Lộc Hà ngày hôm nay là hành động quá khích. Việc tụ tập đông người vừa gây mất an toàn, trật tự trị an, vừa ảnh hưởng đến việc sản xuất, buôn bán, ra khơi bám biển. Yêu cầu bà con cần nâng cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng, kích động. Nếu không cảnh tỉnh thì vô tình vi phạm pháp luật”.

Chúng tôi tập trung lên huyện đòi hỏi thứ nhất sao công an đánh đập dân công an xã sao có quyền dùng súng, nổ súng. Thứ hai đòi hỏi về việc bôi nhọ linh mục đoàn và giám mục Giáo phận Vinh.

- Một người tham gia biểu tình -

Bà Nguyễn Thị Hà Tân cảnh báo những người biểu tình: “Việc chi trả bồi thường sự cố môi trường biển, chính quyền địa phương sẽ giải quyết sớm trên cơ sở yêu cầu, nguyện vọng và thiệt hại chính đáng của người dân. Đối với những đối tượng kích động, gây mất trật tự nơi công cộng sẽ bị cơ quan công an điều tra, xử lý nghiêm trước pháp luật”.

Biểu tình phản đối công an đánh dân

Trong khi đó các nguồn tin tại chỗ cho biết, lý do khiến hàng ngàn người dân tụ tập trước trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà sáng thứ Hai ¾ là nhằm yêu câu chính quyền giải quyết vụ công an đánh dân xảy ra vào tối trước đó, Chủ nhật 2/4/2017.

clip_image002

Người biểu tình huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, biểu tình và tràn vào chiếm Ủy ban Nhân dân huyện Hà Tĩnh trong vài giờ đồng hồ vào sáng ngày 3 tháng 4. Hình Facebook Bạch Hồng Quyền

Tin cho hay, hàng nghìn người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, biểu tình và tràn vào chiếm Ủy ban nhân dân huyện Hà Tĩnh trong vài giờ đồng hồ vào sáng ngày 3 tháng tư.

Một người dân tham gia biểu tình trong ngày 3 tháng tư đến Ủy ban Nhân dân Huyện Lộc Hà cho Đài Á Châu Tự do biết vào lúc 5:30 chiều ngày 3 tháng tư như sau:

Bộ máy công quyền để làm gì?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Với câu hỏi đó, người bình thường nhất cũng có thể tìm ra câu trả lời. Nhưng trong trường hợp tòa biệt thự và cơ ngơi cực kỳ hoành tráng của vợ chồng ông Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk xây cất trái phép bị phát hiện và yêu cầu xử lý thì không dễ giải đáp chút nào. Mà chẳng phải chỉ có vụ này, rất nhiều vụ lâu nay đều khó đưa ra lời giải.

Hai ngày nay, dư luận khá gay gắt xung quanh thông tin biệt thự của ông Nguyễn Sĩ Kỷ - đương kim Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, nguyên Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk vấp quá nhiều sai phạm trong xây dựng. Bởi đây không phải tài sản bình thường mà là cực kỳ “khủng”, nếu gọi là dinh là phủ cũng chả sai, nên nó tạo ra sự bức xúc. Cũng vì gia sản quá lớn, dẫn đến những nghi ngờ làm cán bộ lấy đâu ra lắm tiền thế, xây nhà to thế, sống xa hoa hưởng lạc thế. Khi đã rơi vào vòng xoáy của dư luận và báo chí, chả cấm được, có giãi bày mấy cũng chẳng ăn thua.

Đã qua rồi cái thời cào bằng sự nghèo, đánh giá nhau chỉ có nghèo mới trong sạch. Nhà nước đang khuyến khích dân làm giàu. Dân giàu nước mạnh. Dân giàu thì cán bộ cũng có quyền giàu. Làm cán bộ mà không giàu, chẳng thà làm dân. Chỉ có điều, bất cứ ai giàu có đều phải bằng sức lao động, trí tuệ, sự phấn đấu không mệt mỏi của mình. Làm cán bộ, nhất là cán bộ to càng phải chứng minh tài sản mình kiếm được không do lợi dụng chức quyền, không từ tham nhũng tiêu cực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu xây dựng một chính phủ liêm chính là vì vậy. Việc kê khai tài sản cán bộ cũng có mục đích giữ gìn, kiểm soát từ xa như vậy.

Thực ra cái biệt thự của ông Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk làm từ nguồn tiền nào, tôi không quan tâm lắm. Tất cả rồi sẽ được làm rõ, chứng minh. Cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra tầng tầng lớp lớp sẽ vào cuộc, rồi sẽ có kết luận. Tôi chỉ muốn nêu ra khía cạnh khác liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước đang tồn tại.

Theo bà Quách Thị Tuất, vợ ông Nguyễn Sĩ Kỷ, chủ của cơ ngơi hoành tráng nói trên, khai báo với chính quyền địa phương, từ năm 2011 đến nay, bà đã cho tiến hành xây dựng khu biệt thự với nhiều hạng mục gồm: căn biệt thự 2 tầng diện tích gần 200m2; khu nhà bếp, nhà khách 91m2; căn nhà chòi 19m2; hồ bơi 153m2; đào một hồ diện tích 80m2 nối vào hồ cá kết hợp dựng nhà chòi diện tích 625m2…

Nếu đúng như thế thì việc xây dựng trái phép, vi phạm pháp luật đã kéo dài và công khai suốt hơn 6 năm nay. Và đó không phải xây dấm dúi cái nhà cấp 3, cấp 4 mà như một đại công trường. Không khác gì dinh, phủ của đại quan ngày xưa. Đố giấu được ai. Cũng có khả năng ông Kỷ là cán bộ to của địa phương nên ỷ vào chức quyền cứ làm liều, “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”. Rồi dân chúng cũng có thể phát hiện ra nhưng thấp cổ bé miệng, nghĩ mình tố ra cũng chả đi đến đâu, có khi còn vạ đến thân. Nếu vậy đã đành một nhẽ, nhưng bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật thì không thể vô can.

Việt Nam - "Kẻ xấu"... lại đúng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Người Việt

Đảng có dám xin lỗi người nói ra sự thật hay không hay vẫn muốn công an tống họ vào tù vì họ đã... nói quá đúng?

Bauxite Việt Nam

clip_image002

Một trong những biệt thự của bà Trần Vũ Quỳnh Anh tại khu đô thị Bình Minh, thành phố Thanh Hóa. (Hình: Tiền Phong)

THANH HÓA, Việt Nam (NV) - Nửa năm sau khi đề nghị “điều tra, xử lý” những “kẻ xấu” phát tán “thông tin bịa đặt”, chính quyền tỉnh Thanh Hóa chính thức thừa nhận việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh có nhiều sai sót.

Hồi Tháng Chín năm ngoái, trên Internet xuất hiện nhiều thông tin, hình ảnh về trường hợp thăng tiến bất thường của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, 29 tuổi.

Năm 2010, bà Quỳnh Anh vào làm tạp vụ ở Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa. Sang năm 2011, bà đột nhiên được Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng làm công chức mà không cần thi tuyển. Từ đó đến 2015, chỉ trong vòng bốn năm, bà Quỳnh Anh vừa được cử đi học cao học, cao cấp chính trị, vừa liên tục được cất nhắc và trở thành Trưởng phòng Quản lý Nhà - Thị trường bất động sản của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa kiêm Đảng ủy viên của cơ quan này. Cũng trong năm 2015, bà Quỳnh Anh được quy hoạch để làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.

Dù lương chỉ có 6 triệu đồng/tháng nhưng bà Quỳnh Anh là chủ hàng chục biệt thự trị giá hàng trăm tỷ đồng và sử dụng một chiếc Cadillac Escalade trị giá khoảng sáu tỷ đồng.

Lúc đó, những người đưa tin cáo giác, sở dĩ bà Quỳnh Anh lên hơn diều vì bà dễ coi và lọt vào mắt xanh của ông Ngô Văn Tuấn, Cựu Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa. Để thăng tiến, ông Tuấn “nhượng” bà Quỳnh Anh cho ông Trịnh Văn Chiến, Cựu Chủ tịch tỉnh.

Ông Ngô Văn Tuấn giờ là Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa và ông Chiến đang là Bí thư Tỉnh ủy. Bà Quỳnh Anh trở thành một hoàng hậu không ngai tại Thanh Hóa vì đã sinh cho ông Chiến một đứa con.

Sau khi những thông tin như vừa kể và hình ảnh minh họa được đưa lên Internet, một số tờ báo của chính quyền Việt Nam có bài điều tra.

Ngay lập tức, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực của Tỉnh ủy Thanh Hóa ký một công văn, gửi cho Ban Tuyên giáo của BCH Trung ương Đảng CSVN, Bộ Thông tin - Truyền thông của Chính phủ Việt Nam, các cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam, khẳng định, những thông tin về bà Quỳnh Anh là “sai sự thật” nhằm “vu khống, bôi nhọ lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa”, nguy hại cho “an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hóa”. Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu “điều tra, xử lý nghiêm minh” những “kẻ xấu”.

Bởi các thông tin, hình ảnh được cho là “bịa đặt” lại rất sát với thực tế, thanh tra của Chính phủ Việt Nam đành tuyên bố sẽ “kiểm tra” nếu thanh tra tỉnh Thanh Hóa không làm gì cả.