Hoài niệm Tết trong thơ xưa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đó là những mùa xuân, những cái Tết mà nỗi u buồn sầu thương vẫn còn giăng mắc, bàng bạc trong hầu hết các thi phẩm bởi đất nước chưa được độc lập tự do, vẫn còn nằm trong sự cai trị của thực dân.Thế nhưng cái tình của con người với Tết, với quê hương, với gia đình luôn là một điều chân thành, gây niềm xúc động mạnh mẽ cho người đọc, không chỉ của thời bấy giờ mà còn tiếp tục chinh phục mỗi chúng ta hôm nay.

HOÀI NIỆM TẾT TRONG THƠ XƯA

ĐỖ ANH VŨ

Đời người, trong tất cả những năm tháng đã qua cũng như những năm tháng của tương lai, Tết bao giờ cũng là một khoảng thời gian thiêng liêng, lắng đọng, mang đến cho mỗi chúng ta thật nhiều xúc cảm. Người thì đến với Tết bằng đoàn tụ sum vầy, người thì đến với Tết bằng lạc quan hy vọng, người thì đến với Tết bởi những khắc khoải nhớ thương… Mở lại hợp tuyển "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh - Hoài Chân, thi phẩm đầu tiên gắn với Tết mang lại cho ta bao cảm xúc bùi ngùi, buồn thương của một lớp người đã tàn phai, đã dần xa những con người của thời hiện tại. Đó là bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là ông đồ cho chữ, đại diện cho một lớp người với thú vui tao nhã thanh cao.
Tác phẩm gián tiếp phản ánh với chúng ta một biến cố quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội của đất nước, đó là sự "thất sủng" của chữ Hán bởi chế độ khoa cử bằng chữ Hán đã lần lượt bị xóa sổ ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Địa vị của chữ Hán thay đổi khiến cho những người tìm đến ông đồ xin chữ, xin câu đối càng ngày càng ít hơn xưa, để rồi: "Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay/ Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay/ Năm nay đào lại nở/ Không thấy ông đồ xưa/ Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ". Thực ra, toàn bài thơ không có một chữ Tết nào, nhưng cái không khí Tết mà thi phẩm gợi ra là một điều có thật. Không khí Tết ấy đến từ hoa đào nở, từ cảnh ông đồ ngồi cho chữ. Và rồi cuối cùng, cũng là một cái Tết nhưng thay vào đông vui nhộn nhịp lại là sự cô đơn lẻ loi của một người ngồi bên lề, đã bị lãng quên…

Cũng viết về Tết nhưng với Đoàn Văn Cừ lại là một cách tiếp cận khác. Bài thơ "Chợ Tết" nổi tiếng của ông gồm 44 câu chính là một trong 4 tác phẩm được Hoài Thanh - Hoài Chân tuyển chọn để đưa vào "Thi nhân Việt Nam". Thi sĩ đã tái hiện sống động quang cảnh của chợ Tết ở một vùng nông thôn Bắc Bộ với đủ các sắc màu, nhân vật, hoạt động vô cùng phong phú, đa dạng. Trong đoạn đầu, ta bắt gặp màu trắng của mây, màu đỏ của đỉnh núi, màu xanh của mép đồi, màu biếc của cỏ, màu đỏ của áo thằng cu, màu trắng của giọt sương, màu xanh của núi.

Tiền phúng điếu thành "TÀI TRỢ KHỦNG BỐ"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Trần Đình Thu

TIỀN PHÚNG ĐIẾU MÀ XẾP VÀO TÀI TRỢ KHỦNG BỐ, CÁC ÔNG ĐÃ ĐẠT ĐẾN TẬN CÙNG CỦA SỰ MAN DI MỌI RỢ 


Với thông cáo của Bộ công an về việc phong tỏa tài khoản cá nhân chị Nguyễn Thị Hạnh với lý do “tài trợ khủng bố”, Việt Nam đã xứng đáng là một đất nước man di mọi rợ nhất quả đất.

Khi các ông đã tấn công xong Đồng Tâm, đã giết người, các ông không hề khởi tố vụ án “khủng bố” và những người bị bắt cũng không ai bị khởi tố tội “khủng bố” mà chỉ có tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”. Sau đó nhân dân góp tiền phúng điếu đám tang, nó rõ ràng là một khoản tiền hoàn toàn không liên quan gì đến những sự kiện xảy ra trước khi các ông tấn công vào Đồng Tâm. Vậy nhưng các ông vẫn chặn khoản tiền này với lý do liên quan đến khủng bố, thì các ông đã chà đạp lên những gì gọi là quy định pháp luật mà các ông đã vẽ ra và thể hiện tính chất luật rừng của các ông.


Thật là trớ trêu khi các ông liên tục khoe khoang Việt Nam đang làm chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, mà các ông hành xử như những tổ chức tệ nhất nằm đâu đó ở Trung Đông chứ không phải là một quốc gia có nền pháp luật đủ để ngồi nói dóc ở Diễn đàn Liên Hợp Quốc. 
_____________

Luân Lê

Ông Kình không thực hiện các hành vi liên quan tới các tội của chương về an ninh quốc gia trong BLHS. Hơn nữa, ông đã chết, và các giao dịch dân sự giữa bà Hạnh và những người gửi tiền phúng điếu đám tang của ông Kình là một giao dịch khác mà thân nhân người đã mất được quyền hưởng.

Ông Kình không nằm trong diện chủ thể bị phong toả vì vấn đề an ninh quốc gia mà ông đang được đặt vào trong các cáo buộc về những tội phạm thông thường, và ông đã chết, nên mọi cáo buộc và các thủ tục tố tụng hình sự đối với ông sẽ được đình chỉ (chấm dứt).

Do vậy, đề nghị ngân hàng Vietcombank phải thực hiện các biện pháp cần thiết để tài khoản của bà Nguyễn Thuý Hạnh được hoạt động trở lại bình thường. Đây là tư duy của một vấn đề thông thường nhất trong xã hội, không chỉ vấn đề nhân đạo, mà là vấn đề giao dịch dân sự thông thường của những công dân đang trong trạng thái được bảo hộ.

Cho dù BCA có thông cáo báo chí nêu cơ sở về vấn đề an ninh quốc gia, nhưng phía Ngân hàng không lên tiếng và cũng không có biện pháp gì là một sự đáng tiếc và nghiêm trọng. Các thủ tục tố tụng hình sự với ông Kình đã chấm dứt. Và càng không thể phong toả tài khoản của một người khác - có tinh thần chia sẻ với thân nhân của người đã chết.

Kết tội "Giết người"?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bộ công an khó có thể trưng bằng chứng để khởi tố 20 người dân Đồng Tâm vào tội “giết người”

Trương Nhân Tuấn
15-1-2020

Người chết ở đây là ba ông công an. Theo lời thứ trưởng bộ công an Lương Tam Quang thì ba ông này “thiệt mạng là do ngã xuống giếng trời giữa hai nhà, và rằng “các đối tượng” sau đó đã phóng hỏa bằng cách ném chai xăng từ tầng hai, tầng ba xuống.”

Theo tôi thì có nhiều điều cần làm rõ. Cái “giếng trời” có độ sâu khoảng 4 mét (dài 2m x rộng 1m). Người ta có thể chết vì bể đầu, gãy xương sống khi bị rớt từ độ cao như vậy. Điều chắc chắn là lửa không thể “thiêu xác” ba ông công an như hình ảnh loan truyền trên mạng. Với một thể tích nhỏ như vậy, oxygen trong giếng không đủ để xăng bùng cháy quá 5 giây.

Một cuộc “dựng lại hiện trường” là cần thiết để khẳng định hay kiểm chứng lại lời khai của các bên.

Việc truy tố những người khác về tội “chống người thi hành công vụ” cũng không dễ.

Bộ công an sẽ khó khăn khi chứng minh rằng việc sử dụng bạo lực trong việc “bảo vệ công trình từ xa” là điều cấp bách và cần thiết.

Công trình xây dựng hàng rào sân bay Miếu môn không nhằm củng cố cho “an ninh quốc gia”. Tranh chấp đất đai thuộc khu vực sân bay Miếu môn giữa dân xã Đồng Tâm và UBND Hà nội đã lưu cữu từ nhiều năm nay và tranh chấp này là một tranh chấp thuần túy “dân sự”.

Hàng ngàn công an tấn công vào nhà ông Lê Đình Kình vào lúc 3 giờ sáng. Lý do ban đầu thấy nại ra là ông Kình là “khủng bố”, là “tàng trữ vũ khí”, là chứa chấp giang hồ xì ke ma túy, HIV…

Lý do “khủng bố” xem ra không vững để đặt cho ông già 84 tuổi đời gần 60 tuổi đảng (ngoại trừ đảng cộng sản bị xếp vào loại khủng bố). Sau vụ “càn quét” nhà ông Kình, không thấy giang hồ xì ke ma túy đâu hết cả.

Không hề có việc “thi hành công vụ”. Đây là hành vi công an lạm dụng quyền lực, “xâm nhập gia cư bất hợp pháp”. Vũ khí mà công an nói là tịch thu ở nhà ông Kình, không thể xem là “bằng chứng” cho việc “tàng trữ vũ khí”. Điều này cũng giống như lời của ông tướng công an, lúc chết ông Kình còn nắm trái lựu đạn trên tay.

Người nhà ông Kình đều có thể nại quyền “tự vệ chính đáng” hay quyền “sử dụng vũ lực” để “bảo vệ an toàn thân thể” trước sự tấn công của phi pháp của công an.

Rõ ràng công an đã lạm dụng quyền lực, sử dụng quyền lực để để phục vụ cho lợi ích phe nhóm. Cốt lõi của vấn đề là “người ta” muốn giết ông Kình để lấy đất Đồng Sênh một cách êm thắm.

Phải đưa kẻ giết cụ Kình ra vành móng ngựa!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CÁI CHẾT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA HIẾN PHÁP VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
Vũ Hữu Sự

Trước khi bị giết, cụ Lê Đình Kình là một công dân. Cụ có đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định tại các điều 14;15;16;17 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. Cụ không có tiền án, tiền sự. Hiện tại, cụ không phải chấp hành bất cứ một bản án nào, do tòa án cấp nào tuyên. Cụ là một đảng viên ĐCS Việt Nam, cho đến lúc chết vẫn chưa bị khai trừ ra khỏi đảng.

Theo thông tin từ cơ quan công an, được các báo quốc doanh đăng tải, thì cụ Lê Đình Kình chế tạo bom xăng, tàng trữ dao, kiếm, lựu đạn...Như vậy, cụ có hành vi có dấu hiệu cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, được quy định tại điều 230 BLHS năm 2015, và tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ, được quy định tại điều 233 BLHS năm 2015.


Muốn kết luận được hành vi của cụ có cấu thành hai tội đó hay không, thì phải khởi tố vu án, tức là khởi tố về hành vi có dấu hiệu phạm tội. Và nếu đủ căn cứ là cụ Lê Đình Kình có dấu hiệu phạm tội, thì phải khởi tố bị can để điều tra. Sau khi khởi tố bị can, nếu thấy cần thiết, thì có thể bắt tạm giam bị can dể điều tra.

Cụ Lê Đình Kình có địa chỉ cư trú rõ ràng là thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Cụ không phạm tội quả tang, cũng không phải tội phạm bị truy nã. Nên theo quy định tại khoản 3, điều 113 bộ luật TTHS năm 2015, thì không được phép bắt cụ vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ). Như vậy, nếu cụ trở thành bị can của vụ án nói trên, và nếu cụ phải chấp hành lệnh bắt tạm giam, thì cơ quan tố tụng chỉ có thể bắt cụ giữa “thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi (truyện Kiều- Nguyễn Du)”. Việc bắt cụ phải được thực hiện theo đúng quy định tại điều 113 bộ luật TTHS năm 2015 : phải đọc quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam cho cụ nghe tại nhà. Phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho cụ biết, phải lập biên bản về việc bắt. Phải giao quyết định và lệnh bắt cho cụ.Tất cả mọi việc phải diễn ra dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương.

Cụ Lê Đình Kình không phải là bị can trongvu án nào, không phải chấp hành lệnh tạm giam. Cụ đang sống bình yên tại nhà mình. Như vậy, chỗ ở của cụ là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Không ai được tự ý vào chỗ ở của cụ nếu không được cụ cho phép, theo quy định tại điều 22 Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam. Tính mạng của cụ được pháp luật bảo hộ và không ai được quyền tước đoạt mạng sống của cụ trái luật, theo quy định tại điều 19 Hiến pháp năm 2013của nước CHXHCN Việt Nam.

Cụ Kình chưa bao giờ bị tòa tuyên là "có tội"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Kình chưa bao giờ bị tòa tuyên án là “có tội”

Trương Nhân Tuấn
13-1-2020

Xử tử ông Kình chưa xong, lại còn thủ tục truy tố ông về tội “giết người; chống người thi hành công vụ; tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép”.

Ở đất Đồng Tâm miệt Hà nội có ông già 84 tuổi đời, 60 tuổi đảng, tên Lê Đình Kình. Một hôm xấu trời, ông trở thành kẻ thù của chế độ. Ông Kình bị các “đồng chí” của ông, những đứa công an có ông nội của chúng tuổi đời còn thua cả tuổi đảng của ông Kình. Những “đồng chí” bé này đã “hành hình” ông với bốn viên đạn, ngay tại nhà của ông, vào lúc 3 giờ sáng, rạng ngày 9 tháng giêng năm 2020.

Nhân chứng là vợ ông Kình. Bà Kình nói là hai viên đạn vào đầu. Một viên vào tim. Viên còn lại bắn nát cái chân trái. Chân phải của ông Kình không bị bắn vì chân này bị què. Chân này bị què cũng là do các đồng chí đánh gẫy. Họ lường gạt ông bằng cách mời ông ra đồng coi lại các cột mốc phân định đất đai. Họ bao vây ông rồi đánh ông cho đến gẫy chân. Vụ việc xảy ra hồi tháng tư năm 2017. Cũng theo lời bà Kình thì các đồng chí bé đã khiêng 3 xác ra khỏi nhà của bà. Tức là gia đình ông Kình có thể bị các đồng chí “tử hình” đến 3 người.

Chuyện khác cũng nên nói, khi công an kêu người nhà ông Kình lên nhận xác thì có yêu cầu ký giấy, nội dung ghi rằng ông Kình chết ở tường rào đang xây của sân bay Miếu môn (chớ không phải chết tại nhà).

Vì đâu ra nông nỗi?

Ngay cả khi ông Kình, gia đình ông Kình, cùng với một số dân Đồng Tâm, đã “sai” trong vấn đề tranh chấp đất. Tức là đất tranh chấp hoàn toàn là đất “quốc phòng” chớ không phải như ý của ông Kình nói. Theo ông Kình, đất đó thuộc quyền sử dụng của dân Đồng Tâm vì dân Đồng Tâm đã khai thác một cách liên tục và hòa bình, không gặp tranh chấp hay phản đối từ bất kỳ đối tượng (tư nhân hay nhà nước), từ năm 1971. Thì cũng không thể điều động hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, lúc 3 giờ sáng, vào đập phá nhà ông Kình, bắn hơi cay, sau đó giết ông Kình (và 2 người khác trong nhà của ông Kình).

Ông Kình đã vi phạm vào tội gì?

Báo công an Hà nội cho biết công an đã ra quyết định “khởi tố vụ án hình sự về tội giết người; chống người thi hành công vụ; tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép”…

Ông Kình (và 2 người khác) chết tại nhà ông. Hiển nhiên hành vi của công an dùng vũ khí xâm nhập nhà ông Kình lúc 3 giờ sáng không phải nhằm “thi hành công vụ” trong nội dung “cưỡng chế đất”.

Đồng Tâm: Bản câu hỏi hỏi Bộ trưởng công an Tô Lâm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Vụ Đồng Tâm: Danh sách câu hỏi Luật Khoa
gửi Bộ Công an

Luật Khoa tạp chí
11.01.2020 


Trong bối cảnh có nhiều luồng thông tin khác nhau về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội rạng sáng ngày 09/01/2020, Luật Khoa tạp chí sẽ gửi một số câu hỏi sau đây tới Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm qua đường bưu điện, đề nghị cung cấp một số thông tin có liên quan.

Chúng tôi công bố các câu hỏi này để quý độc giả biết và thảo luận. Mọi thông tin hoặc ý kiến xin gửi thư về địa chỉ: bbt@luatkhoa.org.

Chúng tôi sẽ cập nhật quý độc giả về việc gửi thư cũng như các diễn biến tiếp theo. 

***

BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TÔ LÂM
XUNG QUANH VỤ TẤN CÔNG Ở ĐỒNG TÂM (09/01/2020)

A. Về sự kiện đêm 09/01/2020

  1. Cuộc tấn công mà cơ quan chức năng gọi là “cưỡng chế” đêm 09/01/2020 bắt đầu và kết thúc vào lúc mấy giờ, ở đâu?

  2. Có những cá nhân/cơ quan nào ký quyết định cưỡng chế?

  3. Thành phần tham gia lực lượng “cưỡng chế” là những đơn vị nào? Tổng số quân tham gia là bao nhiêu?

  4. Lực lượng tấn công sử dụng các phương tiện, trang thiết bị gì, kể cả vũ khí và phương tiện chuyên chở?

  5. Cơ sở pháp lý của việc sử dụng vũ khí là gì?

  6. Phía công an cáo buộc các hộ dân Đồng Tâm “tàng trữ vũ khí, “giết người”. Xin cho biết cụ thể về các công cụ, thiết bị được coi là vũ khí và cách thức tàng trữ? Từ thời điểm nào thì cơ quan chức năng biết việc dân Đồng Tâm “tàng trữ vũ khí”?

  7. Nhiều nhân chứng cho biết khu vực Đồng Tâm đã bị cắt điện và bị phá sóng điện thoại, Internet vào thời điểm trước khi cuộc tấn công diễn ra. Điều này có đúng không? Nếu có thì tại sao lại có hiện tượng đó?

  8. Có hay không việc lực lượng tấn công phá nhà ông Lê Đình Kình? Nếu có, xin nêu rõ lý do và mô tả cụ thể cách thức triển khai.

  9. Phía những hộ dân bị cưỡng chế đất và/hoặc bị xâm nhập gia cư trong đêm 09/01, có phản ứng gì với lực lượng tấn công?

  10. Số lượng người dân địa phương tử vong trong đêm 09/01 là bao nhiêu và là những ai? Nguyên nhân khiến họ tử vong là gì?

Biển Đông: Tàu trung quốc tiếp tục quấy phá Biển Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook




Tin Biển Đông: Tàu TQ vẫn tiếp tục quấy phá
vùng đặc quyền kinh tế của VN
 
11-1-2020

Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, có ít nhất 5 tàu Trung Quốc đang quấy phá lãnh hải Việt Nam ở khu vực Nam Biển Đông, gần Bãi Tư Chính, trong đó có 4 tàu hải cảnh đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN. Hiện tại, các tàu TQ vẫn tiếp tục thách thức chủ quyền VN, thậm chí đang có dấu hiệu tiến vào sâu hơn.

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Sáng hôm nay các tàu hải cảnh TQ vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Cụ thể, 3 tàu hải cảnh TQ gồm Zhongguohaijing, Haijing 35111 và Zhongguohaijing 5403 vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển ở phía Nam Bãi Tư Chính. Trong đó, tàu hoạt động gần bãi Tư Chính nhất là tàu Haijing 35111, chỉ cách mép Bãi Tư chính khoảng 23 hải lý.

Ông Nam lưu ý, Bãi Tư Chính “là một bãi đá ngầm, khá rộng, chạy dài hàng chục km, nên việc xác định khoảng cách từ mép bãi đến con tàu chỉ có độ chính xác giới hạn. Vả lại các tàu hải cảnh TQ liên tục di chuyển trên biển”.

Theo ông Nam, lúc 5h24’ sáng 11/1/2020, tàu Zhongguohaijing cách Côn đảo khoảng 175,6 hải lý, nghĩa là có dấu hiệu lùi xa một chút vì cũng vào giờ đó, ngày 10/1/2020, tàu này cách Côn đảo khoảng 169,6 hải lý. Nhưng đó không phải là tín hiệu đáng mừng vì lúc đó các tàu hải cảnh này vẫn đang quanh quẩn trong khu vực Bãi Tư Chính với tốc độ chậm.

Vị trí các tàu hải cảnh TQ vào thời điểm 5h24’ sáng 11/1/2020. Nhóm 3 tàu TQ ở trông ô chữ nhật màu đỏ, được đánh số gồm: 1. Zhongguohaijing; 2. Zhongguohaijing 5403 và 3. Haijing 35111. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam.

Lúc 15h ngày 11/1, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật diễn biến đáng lưu ý: “Dường như đang có diễn biến xảy ra trên thực địa. Sau những ngày đầu chỉ loanh quanh qua lại với vận tốc thấp, trong ngày vừa qua các tàu hải cảnh Trung Quốc đều đang hoạt động với vận tốc lớn từ 13 - 20 hải lý”.

Nhân chứng nói ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Một người dân ở xã Đồng Tâm nói với BBC rằng ông Lê Đình Kình, và con trai thứ hai, Lê Đình Chức, đã qua đời sau biến cố công an đưa quân vào xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1.

Ông Lê Đình Kình. Bản quyền hình ảnh OTHER

Nhiều nguồn tin khác, trong đó có báo chí ở Việt Nam, nói thêm với BBC rằng họ cũng nghe tin ông Lê Đình Kình đã mất.
Đến cuối ngày 10/1, truyền thông nhà nước ở Việt Nam chưa đưa tin chính thức về tình trạng sức khỏe, còn hay mất, của ông Lê Đình Kình.
Ông Lê Đình Kình, thường được xem là 'thủ lĩnh' của người dân ở xã Đồng Tâm, sinh năm 1936.
Người dân, muốn giấu tên, sống ở xã Đồng Tâm, cho BBC hay một người khác, Bùi Viết Hiểu, 76 tuổi, đang ở trong bệnh viện quân y 103, Hà Nội sau vụ ngày 9/1.
'Chiều hôm 9/1, công an mở cửa vào nhà bác Kình sau khi đã bao vây, niêm phong nhà.
"Một lúc, thấy họ quấn cái gì, khuân xuống. Mình cũng ngửi thấy mùi hương. Ông hàng xóm bên cạnh bảo là bác Kình bị chết ngạt trên tầng hai".
"Con trai thứ hai của bác, Lê Đình Chức, trong lúc bị tấn công, chắc là bị đánh", người dân ở Đồng Tâm nói.
Người dân này cáo buộc công an, vào rạng sáng 9/1, "đánh đập dã man, ai mà chạy được thì họ thả chó đuổi theo".
Người dân này mô tả: "Khi họ về đến đầu làng, người dân đánh kẻng báo động, vì giờ ấy dân còn đang ngủ".
"Họ bắn đạn, hơi cay vào các ngõ xóm, quân họ kéo về đông lắm".
"Nhà tôi phải bế cháu chạy lên xóm trên để trú vì hơi cay mùi hết vào trong xóm".
Người này kể tiếp: "Họ trấn áp, không cho dân ra, trong khi đấy, họ trang bị đầy đủ vũ khí, quần áo, súng, đầy đủ".
"Người dân chống trả, nhưng ai mà ra, là họ đánh, kể cả đàn bà. Có người bị họ bắn đạn cao su vào đùi, giờ vẫn còn tím", người dân này cáo buộc.
Trong khi đó, thông cáo mới nhất của Bộ Công an ngày 10/1 nói:
"Theo báo cáo của Công an thành phố (TP) Hà Nội: Ngày 09/01/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Giết người; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng; Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội theo Điều 123, Điều 304, Điều 330 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và khẩn trương tiến hành các biện pháp điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đến nay, tình hình an ninh, trật tự ở Đồng Tâm cơ bản ổn định; mọi hoạt động của người dân diễn ra bình thường; nhiều người dân tích cực hỗ trợ lực lượng Công an, Quân đội thực hiện nhiệm vụ.
Việc thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.
Ngoài 03 cán bộ, chiến sỹ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ mà Bộ Công an đã thông tin đến báo chí, cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm an ninh, trật tự thi công tường rào Sân bay Miếu Môn và người dân đều an toàn".

Bài hát "Chơi trong thành phố" (An-bom "Trong Gió Trời" - Nhạc Việt Nam 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


CHƠI TRONG THÀNH PHỐ
Nhạc Nga
Lời Việt: Minh Ca

1.
Đi chơi thôi trong thành phố mình.
Đi chơi thôi chúng ta lên cầu...
Gần hơn... đi thêm chút nữa...
Ngay tại đây, — thở dễ hơn!...

2.
Dưới ánh trăng thành phố buồn rầu.
Muốn lên trên ấy xem thế nào...
Mà thôi... Rượu đây, bây giờ hãy uống!
Ngay tại đây! Ngay lập tức!..

3.
Các anh công an dù không khó chịu,
Vẫn hay hốt chúng ta về đồn...
Nhìn xem, — đằng kia, xa hơn nữa...
Ngay tại đây, — chưa bao giờ bị động đến.


An-bom TRONG GIÓ TRỜI

1. Trong gió trời

2. Chơi trong thành phố

3. Hà Nội Trong Lòng Tôi

4. Bang Bang!

5. Chuyện Thành Phố

6. Tự nhiên
7. Bài hát không lời hát
8. Sư tử Phi Châu

Tin mới nhất về Đồng Tâm từ đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hoàng Hưng: "Ông là người bạn chung thủy của dân Đồng Tâm, ông đã hai lần đưa tôi về thăm Cụ Kình. Lâu nay ông bị ốm nặng, nên không giúp được bà con nữa.

Tin từ Đồng Tâm mà bà con vừa báo cho tôi như sau: Rạng sáng hôm nay (9/1/2020) chính quyền tổ chức trấn áp người dân Đồng Tâm rất dã man và có bài bản.

- Từ trước 4 giờ sáng khi mọi người còn đang say giấc thì lực lượng cảnh sát cơ động và quân đội ập vào tập kích. Có từ 2 đến 3 ngàn cảnh sát và quân đội tham gia. 

- Họ chuẩn bị đầy đủ vũ khí, kể cả chó berger, hơi cay, v.v...

- Ai có dấu hiệu chống đối, liền bị họ trấn áp dã man, như vợ chồng gia đình cháu Lê Đình Uy (con trai ông Lê Đình Công, cháu nội cụ Lê Đình Kình).

Khi đập cửa nhà vợ chồng cháu Uy (vợ là Duyên), vợ chồng Uy+Duyên không ra mở, liền bị họ phá cửa, xịt hơi cay vào nhà, khiến mọi người bị ngạt. Có tin cháu nhỏ mới sinh 3 tháng tuổi của vợ chồng trẻ này do sức đề kháng yếu nên đã tử vong! Cháu Uy bị bắn gẫy cánh tay!

Ngoài ra, cháu Lê Đình Quang là một thanh niên nòng cốt, bị lực lượng chính quyền suỵt 4 chó berger nghiệp vụ xông vào cắn trọng thương và còn bị lực lượng này đánh gẫy xương sườn! 

- Họ đã chuẩn bị trước mọi tình huống, như lệnh cho các trường học từ cấp 1 và 2 ở địa phương bắt học sinh phải nghỉ ở nhà ba ngày, kể từ hôm nay! 

- Nhà ở của cụ Kình và con trai là Công cũng bị phong tỏa và đập phá nặng nề! Hiện các thành viên hai gia đình bị bắt đem mất tích đi đâu, không ai rõ! Hai căn nhà của hai gia đình này bị đặt trong tình trạng không cho ai ra vào, ngoài lực lượng của chính quyền. 

Đồng Tâm đất máu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ảnh TTXVN
Thông tin có 5 người của lực lượng đi đàn áp, trong đó có một thượng tá công an, bị chết là đúng thật hay chỉ là tin giả được tung ra để bao biện cho hành vi độc ác của lực lượng sai nha, thì trận đàn áp người dân Đồng Tâm vừa đang diễn ra là vô cùng khốc liệt.

Người dân hiểu rằng đụng đến công cụ bạo lực vũ trang của đảng là tội tày đình. Không bị xử tử hình như Đặng Văn Hiến hay phải tự tử như Đặng Ngọc Viết, thì ít nhất cũng vài chục năm tù, nhà tan cửa nát.

Người dân Đồng Tâm dưới sự lãnh đạo của cụ Kình càng hiểu rõ hơn về điều đó. Nhưng họ không còn con đường nào khác, ngoài con đường phải hy sinh để giữ đất. Ngoài con đường phải tự vệ, chống trả quyết liệt lại lực lượng sai nha cả ngàn người đi đàn áp để cướp đất.

Người dân ở đây đã bị đàn áp khủng khiếp. Ba ngày đêm bị bao vây bởi một lực lượng cả ngàn người trang bị vũ khí đến tận răng. Bị cắt hết các kênh liên lạc ra thế giới bên ngoài, trẻ con cũng không được ra khỏi xã để đi học.

Rồi rạng sáng ngày 9/1, bằng lựu đạn cay, súng đạn, dùi cui, roi điện, lực lượng sai nha hùng hổ đó đã điên dại trút căm hờn vào đầu dân lành, không kể gái trai già trẻ. 

Em bé ba tháng tuổi, cháu đời thứ tư của cụ Kình đã trúng độc hơi cay, tin mới nhất, cháu đã qua đời. Một người dân Đồng Tâm đã bị bắn chết, nghi là anh Lê Đình Công, con của cụ Kình. Có 30 người dân khác đã bị bắt đi.

Đất Đồng Tâm đã thấm máu. Tang thương ngập trời.

Vì cái gì mà gây ra thảm cảnh tàn khốc này? Tại sao lại biến dân lành thành kẻ thù?


(Bài viết của tác giả Thụy My RFI)

Vũ khí đuổi tàu ngoài biển xuất hiện tại điểm nóng Đồng Tâm!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

RFA Tiếng Việt

Cảnh sát cơ động dùng thiết bị phát sóng âm thanh cực lớn để trên xe, khi người dân tập trung ở khu vực ở cổng trường bắn Miếu Môn, Đồng Tâm, hôm 5/1/2020.  Courtesy FB Trịnh Bá Phương

VŨ KHÍ ĐUỔI TÀU NGOÀI BIỂN XUẤT HIỆN TẠI ĐIỂM NÓNG ĐỒNG TÂM!

00:00/00:00

Điều thiết bị chống tàu biển đến điểm nóng biểu tình!

“… Chủ tịch huyện Mỹ Đức đưa các loại về, sẵn sàng đàn áp dân, nhưng nhân dân Đồng Tâm sẵn sàng chết, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất…”

Vừa rồi là tiếng một người dân Đồng Tâm nói trong tiếng hú ‘rợn người’, khi cảnh sát cơ động dùng thiết bị phát sóng âm thanh cực lớn, khi người dân tập trung ở khu vực ở cổng trường bắn Miếu Môn, hôm 5/1/2020. Đoạn video này được đăng tải trên trang FB Đồng Tâm Media.

Để tìm hiểu thêm, hôm 6/1 RFA liên lạc anh Lê Đình Quang, một người dân ở Đồng Tâm, và được anh xác nhận như sau:

Xe này là xe của họ đi tuyên truyền, khi gặp bà con ở cổng trường bắn đông quá, họ bắt đầu phát cái máy có tiếng rú rít rất lớn. Cái máy đấy theo như nhiều nhà hoạt động nói, máy đấy là của tàu biển. Vì họ chỉ phát ở tần suất nhỏ nên bà con chỉ bịt tai bằng bông và chưa ảnh hưởng gì lớn. Ý đồ họ kéo xuống chắc muốn cướp 59 hecta đất nông nghiệp của bà con, nhưng bà con quyết giữ đất đến cùng nên họ mới dùng thiết bị như thế”.

Xe này là xe của họ đi tuyên truyền, khi gặp bà con ở cổng trường bắn đông quá, họ bắt đầu phát cái máy có tiếng rú rít rất lớn. Cái máy đấy theo như nhiều nhà hoạt động nói, máy đấy là của tàu biển.

Lê Đình Quang

Đây không phải là lần đầu tiên công an Việt Nam sử dụng vũ khí âm thanh này để đuổi dân.

Vào tháng 5 năm 2017, Linh mục J.B Nguyễn Đình Thục, khi đó là Quản xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh đã cùng với hàng ngàn giáo dân đi đến trụ sở công an huyện Diễn Châu, Nghệ An để đòi nhà chức trách phải thả anh Hoàng Bình, một giáo dân, một nhà hoạt động xã hội trong phong trào Lao Động Việt bị công an bắt giữ. Lúc bấy giờ lực lượng công an đã dùng thiết bị lạ phát ra âm thanh cực lớn để ngăn cản giáo dân tiếp cận trụ sở công an.