Dê, Người Nghèo, và Bí Thư Huyện Ủy

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Làm đến Bí Thư Huyện Ủy, đéo ai đi ăn con Dê, anh chị ạ! Động não cái đi. Vầng, làm đến Bí Thư Huyện Ủy đéo ai đi ăn con Dê, đã ăn thì phải ô tô biệt thự TP HCM hay Thủ Đô, chứ!

Anh chị đọc link về 12 ông Dê của anh Lao Động đã, nhỉ!


Giờ chịu khó động não chút, nhá!

Nhiều anh chị ngoạc cbn [con bà nó] mõm chửi anh cái đéo Bí Thư Huyện Ủy cắn 12 con Dê của dân nghèo. Tôi là tôi đéo ưng.

Vì anh chị chả biết cái đéo gì về cả Dê lẫn Người Nghèo hết!

Tôi quen một anh Xã Trưởng, anh mời tôi rượu thịt gà nhà trồng được, ngà ngà say, anh ngồi anh khóc tu tu; tôi hỏi sao khóc, anh nói tao mừng quá; tôi hỏi sao mừng, anh nói vì xã anh được liệt vào hạng... xã nghèo!
Không phải bốc phét, nhá: Mừng rơn vì được công nhận nghèo.
Người Nghèo, được phát Dê mà đẩy họ sang thành diện "cận nghèo" thì họ chả ưng tẹo nào, — làm hộ nghèo thích hơn nhiều.

Cán bộ mà muốn cho hộ nghèo Dê, phải nịnh gãy lưỡi hoặc kê phóng lợn vào cổ, may họ mới nhận cho; và lý do hộ nghèo dí cbn buồi vào Dê, thường là chê Dê gầy yếu (sao nhở, gọi là đòi xôi gấc được chứ, hehe...).
Một hộ được liệt hạng nghèo thì được hỗ trợ xây nhà trong chương trình xóa nhà lá, được mua bảo hiểm miễn phí, được học miễn phí, được lĩnh tiền hỗ trợ hộ nghèo hàng tháng, và đứng đầu các danh sách nhận quà tặng khi được vô khối các đoàn từ thiện giàu cbn có mang đến...

Họ ra khỏi hộ nghèo bằng 02 con Dê hay 01 con bò mà làm cái cặc gì, ơ kìa!?

Xong vụ Người Nghèo nhé, giờ đến Dê.

Dê là loại NUÔI THEO ĐÀN, nếu nuôi chỉ 02 con thì vừa phí công chăn, vừa dễ chết vì không được địt, — 01 đực 01 cái thì con cái chịu không nổi, 02 cái thì thiếu đực, 02 đực thì cuồng cái cường dương chết mẹ.
Nên dân có Dê thường gom lại thành đàn, và chăn, thì vừa lợi nhuận, vừa đỡ mất công chăn, — 01 thằng chăn 01 đàn 50 con thì rõ là lợi hơn 25 thằng chăn 25 đàn 02 con.


Tiếp, Dê là loại nhân giống TẠI ĐỊA PHƯƠNG, tức Dê Nông Cống thì PHẢI phát cho bà con Nông Cống, chứ phát cho Bỉm Sơn nó chết mẹ, phần lớn do bệnh đường ruột, — có nhẽ không quen THỔ NHƯỠNG.
Trường hợp anh cái đéo Bí Thư Huyện Ủy nhập 12 con Dê vào đàn anh, tôi không cho rằng anh có ý đớp 12 con Dê, thậm chí tôi tin anh còn không biết mình có đàn Dê, có nhẽ cháu chắt họ hàng nhà anh, chứ cả đời tôi chưa thấy anh Bí Thư Huyện Ủy nào chăn Dê hết, — Bí Thư Huyện Ủy, chăn Dê làm đéo?
Là bọn có Dê gộp với đàn Dê anh thôi. Tôi thì tin, thằng cán bộ nông nghiệp phụ trách việc phát Dê, khi không có hộ nghèo nào thèm đoái hoài, thì nhét bừa vào đàn của anh để nhân giống tại địa phương.

Làm đến Bí Thư Huyện Ủy, đéo ai đi ăn con Dê, anh chị ạ! Động não cái đi.

Địt mẹ thằng Long - phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CHƠI ĐỂ QUÊN ĐI NGHÈO KHÓ
(Nguyễn Văn Tuấn, 28/01/2015)


Thỉnh thoảng các quan chức tuyên giáo cũng có vài câu nói đáng chú ý. Ví dụ như trả lời câu hỏi về bắn pháo bông có lãng phí quá chăng, một vị quan chức tuyên giáo Hà Nội nói rằng bắn pháo bông là một cách phục vụ cho toàn dân chứ không phải chỉ cho người giàu có. Còn đối với người nghèo, vị này nói thêm rằng bắn pháo bông “giúp [người nghèo] quên đi cái nghèo, cái khó”. Bắn pháo bông nói cho cùng là một trò chơi. Câu nói của vị quan chức đó có thể hiểu rằng trò chơi giúp cho người nghèo khó quên đi thực tại của mình. Suy nghĩ của ông làm nhiều người ngạc nhiên.

Không ai có thể phủ nhận rằng ở VN mình có rất nhiều người nghèo. Nếu chỉ quanh quẩn ở Quận I Sài Gòn thì chắc ai cũng thấy VN bây giờ giàu có quá. Nhưng đó là ấn tượng “phồn hoa giả tạo” – mượn chữ của giới tuyên giáo ngày xưa. Thật vậy, chỉ cần 5 phút ra ngoài khu đó thì sẽ thấy một bức tranh hoàn toàn khác, rất Việt Nam và rất thật. Người dân bươn chải để kiếm sống qua ngày. Trong khi có đại gia bỏ ra vài tỉ đồng để mua cái túi xách tay, thì 50% người dân phải sống với thu nhập 40,000 đồng/ngày. Đi về vùng quê sẽ thấy buồn hơn nữa. Những căn chòi xiêu vẹo, những đứa trẻ còi cọc, đen đúa, ở truồng, ánh mắt lơ láo trông thật thắt lòng. Chả thế mà có nhạc sĩ từng thốt lên câu “Bao năm giải phóng như thế này phải không anh”.
Câu hỏi đặt ra là những người nghèo khó đó có quên đi thực tại nếu họ xem bắn pháo bông? Nếu họ ở gần cầu Nhật Tân thì may ra (chỉ “may ra” thôi) họ có thể thấy pháo bông. Nhưng nếu họ ở xa cầu Nhật Tân thì làm sao họ có thể thấy mà quên đi cái nghèo của mình? Nhưng hãy giả định rằng 50% những người nghèo ở Hà Nội nhìn thấy pháo bông, và giả định một cách xa xỉ rằng những màu mè của pháo làm cho họ quên đi nỗi buồn nghèo khổ, thì sau đó là gì? Sau niềm vui khi được thấy pháo bông là gì? Dĩ nhiên, sau vài phút hân hoan, họ sẽ quay về với thực tế của cuộc sống: phải bươn chải kiếm tiền nuôi con và nuôi chính bản thân họ. Pháo bông không làm cho họ giàu hơn đồng nào. Như vậy, bắn pháo bông đâu có giúp gì cho họ về lâu dài; nó chỉ là trò chơi đắt tiền của người có quyền có chức muốn chứng tỏ rằng Hà Nội là thủ đô, là niềm tự hào của cả nước. Xem ra, cách thức thể hiện đó tốn tiền quá. Ai tự hào thì tôi không biết, chứ chắc chắn một điều là 99.9% dân số VN không có dịp xem pháo bông Nhật Tân.

Cái câu nói “ru ngủ” người nghèo của vị quan tuyên giáo làm tôi nhớ đến chuyện xưa. Xưa kia, giới tuyên truyền thường hay lớn tiếng nói chuyện cao đạo rằng bọn Mĩ Ngụy chúng ra sức ru ngủ thanh niên miền Nam bằng cách tạo ra một nền văn hóa ham vui và lai căng. Họ nói rằng mấy phim ảnh và sách báo tràn lan ở miền Nam là chỉ nhằm ru ngủ và dẫn thanh niên đi tìm một lối thoát, lẩn trốn trước thời cuộc.
Xem ra những gì họ lớn tiếng phê phán miền Nam trước kia được lặp lại y chang và với cường độ cao hơn ngày nay. Ngày nay, bật ti-vi lên chúng ta chỉ thấy toàn là những phim tình cảm sướt mướt của Hàn Quốc, thậm chí của Tàu. Vào nhà sách thì thấy rất nhiều sách tử vi, bói toán, phong thủy, sách dịch từ mấy cuốn tiểu thuyết ba xu ở nước ngoài. Sách nghiêm chỉnh của các tác giả VN thì rất khó tìm. Hệ quả là thanh thiếu niên ngày nay chạy theo những cái bóng, cái mốt của Hàn và Tàu. Một Võ Tắc Thiên tàn ác và ghê rợn trở thành thần tượng của thanh niên VN, đến nỗi họ bắt chước cách ăn mặc và nói năng của mụ Võ. Thật khó tin vào mắt mình khi thấy cảnh tượng thiếu niên đứng chờ các ngôi sao nhạc của Hàn Quốc, và khóc như mưa khi được thần tượng họ... cầm tay! Tôi đoán những thanh thiếu niên này chẳng biết đất nước mình đang bị đe dọa bởi cái nước đã sản sinh ra cái mụ mà họ thần tượng. Họ cũng chẳng ý thức rằng VN bây giờ là một trong những nước nghèo trên thế giới và nợ nần chồng chất, và chỉ làm gia công cho người ta làm giàu.

Ai chịu trách nhiệm về sự sao lãng đó, nếu không là những du nhập các giá trị văn hóa lai căng từ ngoài? Đáng lý ra những người có trách nhiệm phải tìm cách để vực dậy tiềm năng của dân tộc, để gieo niềm tự hào văn hoá và lịch sử dân tộc, thì người ta lại đi tìm những biện pháp màu mè và xa hoa để xoa dịu, để làm quên đi thực tại nghèo khó trong vài phút. Phải công nhận rằng đó là một “biện pháp” vừa đắt tiền lại vừa tối dạ.

Anh chàng Long này học trường nào ra, con cái nhà ai, quê quán ở đâu mà nói năng thiếu suy nghĩ và vô cảm thế, vô đạo đức vậy!

Thế mà cũng nhảy lên chức ấy được, thì phải xem lại chạy chọt thế nào mà giỏi vậy!
(Nguồn — xuandienhannom...)

Đảo Chữ Thập - Tấn công TP HCM chỉ mất 1 giờ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trang mạng TQ hô hào tấn công TP.HCM
từ đảo Chữ Thập chỉ mất 1 giờ

VTC News
Thứ Ba, 27/01/2015

(VTC News) - Các trang mạng Trung Quốc tiếp tục đăng tải tin, ảnh về hoạt động mở rộng trái phép của nước này tại đảo Chữ Thập, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

» Trang mạng Trung Quốc: TQ biến đảo Chữ Thập thành đảo tiền tiêu ở Trường Sa
» Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay xây dựng, cải tạo ở Trường Sa

Một số trang mạng Trung Quốc những ngày qua đăng tải chùm ảnh được cho là hoạt động cải tạo, bồi lấp đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Binh lính Trung Quốc tại đảo đá Chữ Thập mà nước này chiếm đóng trái phép 
 của Việt Nam từ năm 1988 đến nay

Trang mạng China.com nói Trung Quốc đã ‘cơ bản hoàn thành việc lấp biển’ để mở rộng diện tích đảo đá Chữ Thập lên 2.2 km2.

Thậm chí, theo trang mạng ChinaIRN, đảo Chữ Thập sẽ trở thành căn cứ quân sự quan trọng của quân đội nước này. ‘Đảo Vĩnh Thử (tức đảo Chữ Thập của Việt Nam) có thể uy hiếp Philippines và Malaysia. Máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ mất một tiếng đồng hồ để tấn công Hà Nội, trong khi máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Vĩnh Thử chỉ cần 1 tiếng để tấn công thành phố Hồ Chí Minh’, trích nội dung đăng tải trên trang mạng ChinaIRN.

Bằng giọng điệu kích động, trang mạng này nói việc mở rộng đảo đá Chữ Thập thành hòn đảo lớn với sân bay quân sự, quân cảng, nơi này sẽ trở thành ‘Định hải thần châm’ ở Biển Đông. (Hàm ý biến đảo đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự có ý nghĩa chiến lược ở Biển Đông).

Những rặng san hô bao quanh đảo Chữ Thập dự kiến sẽ được bồi lắp để thành đảo nhân tạo. Nhưng điều này bị cho là sẽ khiến ưu thế của đảo được bộc lộ rõ, khiến cho Mỹ cảm thấy không yên tâm.

Trang mạng hiếu chiến này của Trung Quốc lập luận, việc mở rộng quá mức đảo đá Chữ Thập sẽ gặp phải sự phản đối của Mỹ và Philippines vì hành động cải tạo nguyên trạng hòn đảo đang có chồng lấn về tuyên bố chủ quyền.

Đảo đá Chữ Thập vốn là một rặng san hô ở Trường Sa của Việt Nam. Tọa độ 9 độ 37 phút độ vĩ Bắc, 112 độ 58 phút độ kinh Đông, cách bờ biển Trung Quốc tới 740 hải lý, cách cảng trên đảo Hải Nam của Trung Quốc 560 hải lý.

CHARLIE HEBDO trào lộng tình hữu nghị Việt-Trung

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Charlie Hebdo là một tờ báo trào phúng nổi tiếng ở Pháp. Những mối quan hệ chính trị của nhiều nước trên thế giới như quan hệ Trung - Mỹ, Việt - Trung, Mỹ - Nga Xô cũng bị họ đưa ra trào lộng.

Việt Nam từng có bài hát suốt ngày đài phát “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông... mối tình hữu nghị thắm như rạng đông”. Nhiều báo chí thế giới đã dịch câu này. Báo nhân đạo Pháp cũng từng đề cập mối quan hệ Việt - Trung.

Năm 1979, quân đội Việt Nam sang giúp Campuchia để dẹp Kmer đỏ. Trung Quốc nhân cớ lợi dụng để tấn công Bắc Việt Nam. Tình hữu nghị biến thành chiến tranh biên giới. Charlie Hebdo đã nhanh nhạy trào lộng mối quan hệ Việt-Trung tan vỡ. Bức tranh chỉ trích mấy nước da vàng tưởng hòa bình rồi lại cắn xé lẫn nhau. Tác giả trào lộng tình hữu nghị môi hở răng lạnh giữa Trung Quốc và Việt Nam vốn được hai nước đề cao trong chiến tranh chống Mỹ, bây giờ lại dùng môi răng để cắn nhau khi Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Bắc Việt Nam.

clip_image002

Cắn nhau đi, hỡi người da vàng!

Trong chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc coi nhau như “anh em”, nhưng thực chất Mao đã bắt tay với Mỹ, trong khi Mỹ tiếp tục ném bom ở Việt Nam. Tình hữu nghị trá hình của Trung Quốc đã được các nhà báo chống chiến tranh ở Việt Nam hí họa đăng trong tạp chí Charlie Hebdo.

clip_image004

Mao và Nixon - Những mối tình lững lẫy

Tháng 2/1972, Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc. Mao và Nixon giao bang. Bom vẫn rơi xuống đầu Việt Nam.

Đúng như Wolinski đã nói rằng báo của họ nói lên trước những điều sẽ xảy ra trong 10 năm tới. Tình hình hữu nghị Việt - Trung càng lộ rõ khi Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan ở Biển Đông và chiếm Hoàng Sa và một số đảo nhỏ thuộc địa phận Việt Nam.

(Trần Thu Dung - Tác giả gửi BVN)


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Ăn mặn chết, ăn chay cũng chết... vì Trung Quốc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Nhóm phóng viên tường trình từ VN)


clip_image001

Nấm có nguồn Trung Quốc được bày bán ở các siêu thị

Hiện tại, với người Việt nói chung và với người Hà Nội, một thành phố lớn, thủ đô Việt Nam có khoảng cách địa lý khá gần với Trung Quốc nói riêng, mối bận tâm lớn nhất của người dân vẫn là ăn gì cho khỏi chết, khỏi bệnh vì Trung Quốc. Có thể nói rằng đó là câu hỏi mang tầm thế kỉ của Việt Nam hiện nay bởi mọi thứ hàng hóa ở đất nước này đã nhuộm màu Trung Quốc và mọi thứ thực phẩm đều có thể là mầm bệnh đến từ Trung Quốc. Những người ăn uống thông thường cũng có thể chết vì Trung Quốc, những người ăn chay cũng có thể chết vì Trung Quốc.


Ăn mặn… chết

Một người dân Hà Nội tên Hữu, ở phố Hàng Buồm, chia sẻ:

“Thịt bò Trung Quốc thì nó không được đỏ bằng thịt bò của mình, thớ thịt to hơn, nó nhợt nhợt, trắng hơn, sờ tay vào thì không dính như kiểu thịt ôi. Trong lúc đó thịt bò mình thì sờ vào nó dính, ăn thì làm sao ngon bằng thịt bò mình được. Đồ Trung Quốc thì có gì ngon, chỉ có cái là nó rẻ. Nguy hiểm thì tùy thuộc vào thời gian nó ướp, năm ngày hay bảy ngày nữa, kiểu như là nó bơm nước, rồi nó như là thịt đông lạnh vậy đó, nguy hiểm. Vậy mà người Việt mình cũng có người học Trung Quốc, cũng bơm nước vào thịt. Chỉ có điều lượng hóa chất để ướp giữ thịt thì mình không bằng Trung Quốc được”.

Ông Hữu nói rằng hiện nay, các món nhậu từ bình dân cho đến sang trọng ở Hà Nội đều mang dấu vết Trung Quốc. Nếu như món sang trọng trong các nhà hàng hạn chế được thực phẩm có nguồn gốc Trung Quốc thì các loại gia vị của Trung Quốc cũng đầy rẫy trong các bếp nhà hàng bởi tính đa màu sắc và nhiều mùi vị nhưng giá thành rẻ của nó. Riêng ở các món nhậu bình dân trên vỉa hè thì miễn bàn.

Từ lòng lợn, thịt lợn cho đến chân gà, da bò, giò thủ, thịt gà… Kể cả lò nướng, chảo nướng và gia vị đều có xuất xứ Trung Quốc. Đặc biệt là món nem nướng, chả nướng, lạp xường nướng bán ở các bến xe, ga tàu, vỉa hè đều có nguồn gốc Trung Quốc, mà đáng sợ hơn cả là những thứ này không ghi nhãn mác rõ ràng, sự rẻ mạt về giá thành cũng như vẻ hấp dẫn bề ngoài của nó đã làm lóa mắt những người buôn bán nhỏ lẻ, mặc dù biết đây là nguy hại cho đồng loại, cộng đồng nhưng họ vẫn bán vì động cơ lợi nhuận.

Ông Hữu lắc đầu than thở rằng sống hơn năm mươi năm ở xứ Bắc này, chưa bao giờ ông thấy bất an như hiện nay. Ngày xưa bất an vì chiến tranh nhưng nỗi bất an đó không triền miên, dai dẳng vì ít ra khi có báo động thì đi núp hầm và không phải lúc nào, tháng nào, năm nào cũng trốn bom, cũng có lúc Hà Nội yên tĩnh và thơ mộng như không hề có chuyện gì xảy ra. Nhưng nỗi bất an vì thực phẩm Trung Quốc thì hoàn toàn khác.

Báo Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích Bộ trưởng Đinh La Thăng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc ngày 10-1 có bài “Quan chức cấp cao của Việt Nam mắng chửi nhà thầu Trung Quốc, nhân viên người Trung Quốc không thể lên tiếng”.

Trong một bài báo khá dài, Thời báo Hoàn Cầu tường thuật lại cuộc họp ngày 4/1 giữa Bộ trưởng giao thông Việt Nam Đinh La Thăng với Tổng thầu Trung Quốc EPC liên quan đến tai nạn sập giàn giáo làm chết một người ngày 28/12/2014, trong dự án đường sắt đô thị Cát Linh — Hà Đông.
Dự án do công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thi công.

Không còn như ban đầu!
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng việc Bộ trưởng Đinh La Thăng "chửi té tát" vào mặt nhà thầu cũng như Cục quản lý chất lượng công trình thuộc Bộ giao thông và dọa đưa Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc vào danh sách đen khiến bản chất của vụ việc không còn như ban đầu.
Bài báo này cho rằng phản ứng của ông Đinh La Thăng cũng như các quan chức Bộ giao thông đang khiến cho mối quan hệ Việt — Trung trở về thời kỳ “có nhiều gút mắc”.
Tờ báo tường thuật trong bản tin tối 6/1, trên truyền hình phát nội dung cuộc họp giữa Bộ giao thông và nhà thầu Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ giao thông Việt Nam Đinh La Thăng giận dữ, chỉ thẳng vào nhóm người Trung Quốc lớn tiếng không hài lòng.
Thời báo Hoàn Cầu báo viết rằng một nhân viên phía Trung Quốc từ đầu đến cuối không có thời gian để gật đầu.
Một nhân viên người Trung Quốc khác cũng không nói được tiếng nào, tùy nghi để ông Đinh La Thăng quở trách.
Thời báo Hoàn Cầu bình luận rằng do nạn nhân là học viên của Học viện an ninh Việt Nam mà nhà thầu xây dựng lại là của Trung Quốc nên mới bị truyền thông Việt Nam soi kỹ.
Thời báo Hoàn cầu còn dẫn nhiều thông tin trên các báo đưa thêm về các động thái xử lý vụ việc của Bộ Giao thông vận tải VN.

Thơ Việt Nam đại nhảy vọt

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"Tiền Nhân đã mượn bút tôi để làm thơ!"(Nhà thơ Nhập Thiền Hoàng Quang Thuận)

Thơ Việt Nam đang vào thời đại nhảy vọt với những tác giả nhà thơ thừa tiền in cả trăm tập thơ dở ẹt để tặng không nhưng chẳng thấy mấy ai đọc, ngoại trừ mấy bà gói xôi có thứ thay lá chuối. Rồi vừa rồi nhà nước tài trợ in một cuốn thơ dày cả gang tay, nặng cả mấy ký lô mà ném người người còn chết chứ đừng nói ném chó mà chó qua khỏi...
Nhưng tất cả đều bị cuốn phăng đi bởi một Thần Đồng U70 thơ chuyên thơ Phật Giáo, nhà thơ nhập thiền Hoàng Quang Thuận với những kỷ lục khó ai lập nổi, khó thời nào lập nổi. Trong khi đa phần những nhà thơ tâm huyết và tài năng nước nhà ước ao in được một hai tập thơ của mình không xong thì ông nhà thơ vừa có chức vừa có quyền này lại chơi ngông. Đó là làm và tặng chùa cuốn thơ đúc giát đồng cao cả mét có tên "Thi Vân Yên Tử" để vang danh bốn biển và lưu truyền hậu thế ở chùa cùng tên cho bá tánh đến chiêm ngưỡng, van vái.


Rồi Kỷ lục một đêm làm hơn 120 bài thơ, bài nào cũng xuất thần theo nhận định khách quan của tác giả, và lại có ông nhà thơ có tên tuổi nhưng không có việc gì làm tên Dương Kỳ Anh lại đi làm chứng có biên nhận chuyện tào lao đó nữa chứ. Các báo, đài TV thì tung hô như chưa từng tung hô, các cuốn phim của em VTV cũng ăn theo sát để không bỏ lỡ xuất nhì khi làm phim nâng bi anh nhà thơ kiêm đại gia đỏ này. Bác chủ tịch hội Hữu Thỉnh cùng các bạn hữu thơ văn tuôn ra các bài tụng ca có cánh, trong các bữa tiệc thơ, ăn nhậu chùa là phụ, cầm phong bì dày mới là chính khi cùng đồng lòng nâng bi Hoàng Quang Thuận tới cổ. Lại có cả anh nhà thơ đỏ chói Hồng Thanh Quang, chưa tới kỳ đèn đỏ cuối tháng mà cũng thấy eo éo cái giọng gà mái để ca Hoàng Quang Thuận lên đỉnh cực sướng. Có thêm cả anh kèn tây Mạnh Tuấn sáng tác ra nhiều bài ca dựa theo thơ Hoàng Quang Thuận và phùng mang phùng mỏ thổi kèn Hoàng Quang Thuận, để cho vợ chồng thần đồng Hoàng Quang Thuận vừa sướng vừa cười ruồi thưởng thức (phim VTV4).
Chỉ tội cho những nhà thơ chuyên hay không chuyên, trong hay ngoài hội không biết nói sao khi thấy cả làng thơ vinh danh quá xá một anh GS, TS giấy bỗng nhảy cỡn sang làm thơ đồng bóng, lại được gọi cho sang là thơ "Nhập Thiền". Các nhà thơ chân chính mặc quần áo ngơ ngẩn không biết ăn nói làm sao khi các tên tuổi chính thống cứ xúm lại khen anh phò mã tốt áo trong khi hắn ở truồng như khi còn bé tắm mưa. Ấy là vì Hoàng Quang Thuận vừa ở cận cửu trùng hùng mạnh lại dựa hơi tam bảo uy nghi, lại có đám ăn theo ăn có đông như quân Nguyên nên Hoàng Quang Thuận nhà ta mới hùng dũng nuy tuốt tuồn tuột như thế.
Và câu nói nổi tiếng không giống ai của đại thi hào không quần áo này là: "Tiền nhân đã mượn ngòi bút của tôi để viết..."
Chưa hết vinh dự cho dân thơ VN, cho dân tộc VN là nhà thơ Hoàng Quang Thuận này đã làm hồ sơ để đăng ký dự giải Nobel Văn Chương. Chắc chắn không đoạt giải rồi nhưng Hoàng Quang Thuận dám làm điều đó cũng là anh hùng lắm rồi vì dây thần kinh mắc cỡ không có. Với lại về quê hương thì thiên hạ lại chả rạp mình xuống kính cẩn tung hô Ông Nobel, chớ có biết đâu ông Nobel thơ xứ ta đậu mãi ngoài vòng giữ xe.
Té ra cái bệnh tự huyễn hoặc, vĩ cuồng muốn nổi tiếng bằng mọi giá đâu phải chỉ có mình anh lừa Đông La đâu. Anh lừa Đông La đầu đất, cù đinh thiên pháo thì chọn cách Chí Phèo để chửi những người nổi tiếng để nổi tiếng. Còn người cao siêu hơn, có tài lực nhiều hơn như Hoàng ca ca nói trên thì chọn cách khó hơn, tốn kém hơn là dựa vào các ông mặc hoàng bào (cà sa), cùng cửa Phật uy nghi.
Cũng theo truyền thống ca ngợi trên, tức là ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi chủ thuyết chẳng qua để ca ngợi mình, để giấu cái bất tài của mình vì bố thằng dân đen nào dám chê mình khi mình đang ca ngợi lãnh tụ... thế nên anh nhà thơ nửa mùa Hoàng Quang Thuận lại làm thơ Phật, để ăn theo nhà Phật... Thật là tài giỏi khi biết đánh đu cửa nào để được hưởng xái cửa nấy.
Nhưng rồi lại có tố cáo nhà thơ vĩ đại Hoàng Quang Thuận này đạo thơ? Chẳng biết có đúng không, nhưng chắc không có đâu, hoặc có thì cũng có chút xíu thôi. Vì thơ của đại thi hào Hoàng Quang Thuận, viện trưởng viện tin học thì quá dở. Loại thơ mà ta quen gọi là thơ sắp chữ, thơ vi tính. (Mà trong Winword cũng có chương trình phần mềm làm thơ tiếng Việt. Tức là ta cứ đưa những câu chữ hay hay, bóng bẩy rồi làm một số thao tác kỹ thuật giống như cho chữ vào lồng cầu để quay sổ xố, hay giống như cho văn vào bát để xóc xóc nó lên như chơi đánh bạc xóc đĩa rồi chương trình sẽ tự động nhả thơ ra. Không được thì lại làm lại, quay số tít mù, hay lại xóc xóc đĩa rồi nhả thơ ra, đều như máy làm phở đùn ra phở máy).
Nhưng chắc thơ ông Hoàng Quang Thuận này chắc cũng không làm bằng vi tính đâu, vì vi tính đâu có dở như thế. Thơ Hoàng Quang Thuận thì nhạt như nước luộc vỏ ốc, trơn tuồn tuột như giật nước bồn cầu. Và câu thơ thì gọt rũa trau truốt như chị em vừa rũa móng chân vừa nhổ lông nách ấy. Câu thơ bóng bẩy chen đẩy với câu thơ kêu kêu toang toáng, giật mình chẳng hiểu chi mô, chỉ thấy hai tay tác giả thành kính nâng bi vô cùng kính cẩn. Còn chất lượng thơ thì thua thơ của các em không chuyên trong facebook... Còn cái vụ Tiền Nhân mượn bút ông để làm thơ như ông nói thì có lẽ đúng. Thơ ông dở như thế thì chắc Tiền nhân của ông là người Trung Quốc...
Chả biết khóc ba tiếng hay cười ba tiếng với đại thi hào Hoàng Quang Thuận, hay với nền thi ca Việt Nam lúc này đây...
Riêng ranh nhân văn hóa Hoàng Quang Thuận thì tuy không phải là người xấu nhưng vì tin những kẻ tung hô nên mới ra nông nỗi này. Thế mới biết câu "Kẻ nào nịnh ta là hại ta" thì thời nào cũng đúng, với kẻ nào cũng không sai.

Mai Tú Ân

Bạn!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hôm đấy trời hết sức là lạnh, tuyết rơi nhẹ, mặt đường có băng, đi đến đèn đỏ mà thắng không cẩn thận thì xe có thể bị văng ra giữa ngã tư. Lúc ấy chiều tối, anh và bạn đang trên đường về nhà; đúng vào một lúc đang chờ đèn đỏ thì bạn như sực nhớ ra, rối rít lục lọi trong ví sách tay — anh thở một cái nhè nhẹ, nhe răng cười, chờ đợi với tinh thần của một thủ môn đang chờ quả pê-nan-ti.
Lần này quả pê-nan-ti có hình thù của một mẩu nốt vàng.
— Anh... lúc trưa hôm nay N. gọi, bảo là ở chỗ này... — (Soi soi trong tờ nốt, chìa chìa về phía anh), anh khỏi chờ bạn nói hết câu, dơ bàn tay phải có những ngón dài kiêu sa lên một chút, khẽ nhịp nhịp mấy cái, mắt dướn dướn, đầu gật gật kiểu "uh uh... biết rồi, oki...".
Thế là bạn rạng rỡ hết cả lên, nhoài hết cả người sang vít cổ thơm anh một phát không thể gọi là không thơm được.
Thế là tự động đi đến cái địa chỉ — đương nhiên. Bạn còn quay lại "Anh có...", thì thấy anh lại cũng đã dơ tay phải, nhưng lần này những ngón dài kiêu sa đang phẩy phẩy ra ngoài... bạn lao đi mất hút ngay vào trong cái địa chỉ. Anh lơ đãng nhìn phố, vẫn để nửa mắt chờ quả pê-nan-ti thứ hai.
Quả này có dạng tất tưởi, đám tóc vàng tung tóe lên, đầu nghiêng ngó, tay vẫy rối rít ở ngoài cửa cái địa chỉ. Thế là tự động theo bạn vào trong cái địa chỉ. Rồi tự động bị lôi đến một chỗ. Ở chỗ đấy tự động có một cái áo lông trông rất là đểu.
Bạn níu lấy anh, sát vào, vít lấy, chĩu hết cả một bên người, tay chỉ chỉ lia lịa, mắt nhòm cái áo, nhòm anh, nhỏ nhẻ:
— Anh... cái áo này...
Anh lại dơ dơ tay nhịp nhịp, mắt dướn dướn đầu gật gật:
— Uh... cái này xịn đấy...
Xong rồi nhìn thẳng vào mắt bạn với một ánh mắt tưng tửng:
— Để anh xem trong túi có đủ tiền không đã...
Anh vừa nói vừa chưa kịp đưa tay thọc vào áo vét thì đã chợt nhận thấy mắt bạn đang háo hức chợt chiển sang lẫn lộn ngơ ngác, thất vọng và tức giận. Rồi thì không nói không rằng, bạn lại lôi anh ngược trở lại đoạn vào ban nãy, ra khỏi cái địa chỉ.
Bạn ngồi co ro, thu người lại như một con mèo, cổ rụt lại, mắt thô lố nhìn thẳng về phía trước, kiểu nhìn mà lại không nhìn gì cả, bảo:
— Cho em về nhà mẹ.
Tối hôm đấy, anh ăn đồ ăn sẵn, xem ti-vi, đi ngủ.
Hôm sau, đồ ăn sẵn — ti-vi — ngủ.
Hôm sau nữa, đồ ăn sẵn... Hôm sau hôm sau nữa đấy, anh đang ngồi ăn bánh mì bơ mứt dâu uống chè đen cùng với mẹ bạn vào cái lúc mà bạn về. Bữa tối và sau bữa tối, anh nói chuyện với mẹ bạn, mẹ bạn nói chuyện với bạn, bạn nói chuyện với mẹ bạn, mẹ bạn nói chuyện với anh. Mẹ bạn cứ tủm tỉm cười suốt, rồi đi đan.
Lúc anh khoác áo chuẩn bị ra về, bạn lại như sực nhớ ra, chạy đi tìm ví sách tay, lục lọi... quả pê-nan-ti lần này lại là một tờ nốt vàng, gập đôi, không thấy chữ, giúi vào tay, đẩy ra hành lang, đóng cửa... — chắc là sẽ còn nhòm cả vào mắt thần.
Trước khi lên giường, anh giở nốt vàng ra: "Buổi sáng em thấy anh găm một cọc ... vào túi!" — với ở dưới là một cái hình vẽ hết sức là buồn cười.

Năm ngoái nữa, anh gặp bạn ở nhà N.. Bạn hơi gầy hơn một chút, nhưng đẹp rạng rỡ. Bạn lấy chồng trước đấy một năm; chồng bạn là quân nhân; bạn sống cùng gia đình chồng trong một căn hộ lắp ghép[*]; họ vẫn sử dụng một chiếc ô tô được sản xuất trong nước. N. cố tình đuổi bạn ra khỏi nhà bếp, một mình chuẩn bị bữa tối. Anh và bạn cùng ngồi cho hết chân lên đi văng. Bạn vui vẻ kể cho anh nghe... không, đúng hơn phải gọi là "giải thích" cho anh nghe về cuộc sống gia đình. Anh ngồi chăm chú, nhìn sâu vào mắt bạn, tìm bắt những tia sáng mà ngày xưa anh vẫn quen bắt được vào những lúc mà bạn vui. Bằng vào những tia sáng long lanh ấy, anh hiểu rằng bây giờ, bạn đang rất hạnh phúc. Và anh biết là bạn đã lớn thật rồi.
Bữa tối vui vẻ, anh liên tục rót rượu vang đỏ cho mình và cho các bạn. Rồi đến lúc các cô gái bắt đầu ngồi nghiêng ngả bá vai bá cổ cùng vung vẩy những cánh tay mà hát một cái bài hát quen cái gì "dòng sông mênh mông... những con sóng đen... em bảo anh đừng đi... anh vẫn đi..." mà một người thì đóng vai nam một người thì đóng vai nữ, thì anh loay hoay tìm cách lựa những cái thế tay bấm hợp âm mà có thể không bị ảnh hưởng trên một cái đàn guitar bị đứt mất dây "rề", rồi thỉnh thoảng nửa hát nửa nói, đệm vào vài câu ngắn, và anh nghĩ là dí dỏm... — những cái bài dân gian người ta vẫn hát kiểu thế. Lúc đấy anh thật sự cảm thấy là đã chẳng có gì bị thay đổi hết cả, hoàn toàn chẳng có gì khác cả.
Lúc N. ở nhà bếp ra thì anh đã đổ nước chè nóng ra đĩa, rồi ngồi húp theo kiểu chó. Bạn khẽ ngồi xuống, im lặng. Anh với tay qua mặt bàn, khẽ kéo lấy bàn tay bạn, ấp ấp vào trong hai bàn tay mình. Một lúc, anh diễn đạt một cách tương đối không được rõ ràng:
— Có lẽ... hôm nay anh phải về... hôm nay anh muốn một mình quá...
Và nhìn vào mắt bạn, chờ đợi một quả pê-nan-ti.
Nhưng ánh mắt bạn lúc đấy bỗng lại dịu dàng hẳn đi và đầy ắp thông cảm; bạn ấp nốt một bàn tay lên trên bàn tay anh, khẽ vỗ nhè nhẹ; anh nhoài người, giụi giụi vào má bạn; bạn bảo:
— Anh cứ về đi... lúc nào hết... thì a-lô để em khỏi về trễ...
Vào lúc ấy, anh biết là bạn cũng đã lớn thật rồi.

Sao mà càng ngày lại càng có nhiều những cái con người đã lớn thật rồi thế không biết nữa?..

[*] Căn hộ lắp ghép là căn hộ trong chung cư được xây dựng bằng kỹ thuật lắp ghép những tấm bê tông đúc sẵn, — những căn hộ ấy ở không dễ chịu bằng những căn hộ ở trong chung cư xây gạch.

Việt Nam - Đất nước của những kẻ lười biếng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Tớ chả lười...
Tớ đang ở
Chế độ Tiết kiệm Năng lượng
Bạn có biết lý do chính dẫn tới việc nước Việt ngày càng sa sút? Câu trả lời là: LƯỜI!

Người ta cứ đang kéo cố gắng đất nước này đi lên. Hàng loạt bài báo được viết nên. Trong đó chỉ ra rằng đất nước này đang bị ô nhiễm hóa, đang bị bóc lột hóa, đang bị bất công hóa, và đang bị căng thẳng hóa... Nhưng rồi các bạn biết được điều gì là quan trọng? Ừ, CHẲNG AI THÈM ĐỌC NHỮNG BÀI BÁO ĐÓ. Nghĩa là người ta không biết chuyện gì đang xảy ra chung quanh họ, không biết được mức độ căng thẳng leo thang của thế giới xung quanh. Tóm lại là, người viết thì cứ viết, người chơi thì cứ chơi, không ai thèm đọc. Dĩ nhiên là ta đang nói đến số đông thôi.
Vậy ra, người ta đang cố gắng thay đổi mọi thứ ở phần ngọn. Nghĩa là kêu gọi những con người đã góp sức gây nên hiện trạng này, hãy thôi đừng phá hủy đất nước nữa, hãy thôi xả rác, hãy thôi chém giết. Đó là một ý tưởng điên rồ. Kêu gọi người từng sát hại đất nước này hãy suy nghĩ lại, rũ chút lòng thương, đừng phá hoại nữa.
Bạn biết vì sao mà đất nước này cứ thụt lùi, thậm chí bây giờ thua cả Lào và Campuchia không? Nếu bạn định trả lời là chính phủ thì hãy tạm gác lại cái ý nghĩ đó. Bởi vì vấn đề là dân chúng ở đây mang một căn bệnh nan y không thể chữa nỗi: LƯỜI!

LƯỜI VẬN ĐỘNG, TẬP THỂ DỤC
So với số người tập thể dục, thì số người không tập chiếm gấp nhiều lần, nếu không muốn nói là áp đảo hoàn toàn. Bạn không tin? Sáng thức dậy 4h sáng chạy bộ. Rất nhiều ông cụ, bà già sẽ chạy cùng bạn. Số trung niên cũng rất nhiều. Còn số thanh niên thì chiếm trên đầu ngón tay thôi nhé.
Mà không tập thể dục thì chẳng đào đâu ra sức khỏe, không có sức khỏe thì làm cái gì cũng mau mệt, mau mệt thì sẽ nhanh chán, mà nhanh chán thì sẽ sớm bỏ cuộc. Những người có sức khỏe yếu thường làm mọi việc qua loa. Tin tôi đi. Họ không chịu đựng nỗi bất cứ chuyện gì hết. Đó là khi chúng ta nên nói tiếp các kiểu lười khác là hệ lụy của lười vận động.

LƯỜI HỌC
Cái này thì khỏi nói rồi. Trừ các học sinh trường chuyên và công lập, đa số những trường khác, học sinh rất chi là lười. Khoan hãy nói đến việc kiến thức có hàn lâm hay không, có khó nuốt hay không, có kém thực tiễn hay không. Mà hãy tự hỏi, tại sao lại như vậy? Không ai chịu đựng nỗi 2 3 tiếng học bài ở nhà. Nói trắng ra là họ quá lười chịu đựng. Alan Phan đã từng nói rằng ông không hiểu tại sao một đất nước dân số vàng như Việt Nam lại có vẻ lù khù như các cụ già đến vậy.
Bạn hỏi tại sao? Hãy tạm trách Internet, Smartphone, Karaoke, Nhậu nhẹt, Lotte, Starbuck và các loại ăn chơi thời hiện đại nhé. Bạn lại hỏi tại sao nữa à? Bởi vì đó là thách thức của thời đại này. Thú vui hưởng thụ bao vây xung quanh, nhan nhãn đông tây nam bắc hướng nào cũng có. Tại sao phải chịu đựng học bài khi tụi bạn đi nhậu, đi hẹn hò, đi Lotte? À, quên nữa, đừng ai nói với tôi một câu mà đứa trẻ trâu nào cũng biết: Cái nào cũng có mặt lợi, quan trọng là đừng dùng quá liều lượng. Bởi vì, không có mấy ai biết kiểm soát chính họ ở cái vùng đất này đâu.

LƯỜI LÀM
Tất cả những người chủ ở Việt Nam đều khó tính, họ thường đốc thúc công nhân của mình. Bởi vì họ biết, không đốc thúc, bọn công nhân chỉ ngồi chơi, và làm kiểu đối phó, chủ tới thì luôn tay luôn chân, chủ đi thì phì phèo điếu thuốc, thậm chí là lướt facebook chat chit nữa là đằng khác. Nếu cha mẹ bạn là người trả tiền cho công nhân, chắc bạn sẽ rõ điều đó hơn cả.
Bạn hỏi vì sao họ lười làm, họ bắt đầu lười từ khi nào? Vì sao? Vì họ chẳng có thích thú gì với công việc. Bởi vì họ từ cái giây phút họ lười học, họ chẳng có kiến thức gì để giải quyết vấn đề nên họ chẳng muốn xảy ra thêm vấn đề gì nữa. Mà đấy, cách hay nhất để không có vấn đề gì để giải quyết là ngồi chơi. Làm việc thì tạo nên vấn đề, giải quyết vấn đề chính là một bước thăng tiến. Nhưng họ lại sợ gặp vấn đề biết bao. Không giải quyết được lại bị chửi, lại bị sỉ nhục, lại quê với người khác. Nên họ thà làm người nhàn rỗi tay chân, áo sạch đồ đẹp, không một vết bẩn còn hơn lấm lem mồ hôi, nhếch nhác không ai thèm dòm.

LƯỜI SUY NGHĨ
Lướt dạo hết vòng facebook là điều bạn có thể làm ngay. Nếu facebook bạn không có gì đáng để xem, không có gì để làm bạn cảm động, làm bạn thấy phải nhìn lại bản thân mình thì bạn chính là một ví dụ. Còn nếu có thông tin gì đó hay, viết về thực trạng của đất nước, về ô nhiễm môi trường, về động vật tuyệt chủng, hay các bài viết học thuật, hãy xem nó được bao nhiêu người like? À, thường thì không có bao nhiêu người like đâu. Không tin lướt ngay facebook là biết.
Chúng ta không có gì để học sao? Hay chúng ta chỉ quan tâm về tự sướng, em nào đẹp, em nào xài camera 360, anh nào GAY, chỗ nào chơi tốt, khu nào ăn ngon, quần áo chỗ nào bán đẹp? Nếu facebook của bạn không có bất cứ cái gì liên quan tới học thuật, kiến thức, thay vào đó là 90% ảnh girl xinh, trai đẹp, hãy yên tâm một cách chắc nịch rằng bạn là một trong những đứa lười suy nghĩ bậc nhất thế giới.

LƯỜI TRANH ĐẤU
Cái này thì khỏi phải nói luôn rồi. Cha chung chả ai khóc mà. Đất nước ngày càng đi xuống thì cũng mặc. Nói thật, chả ai quan tâm cả. Những người có tâm, những người làm báo cứ như những kẻ thui thủi một mình tự kỷ vậy. Bài nào họ viết ra, họ tự đọc, chả mấy ai đọc nói chi đến like và comment. Đi chơi noel xong rác thải đầy đường để phải viết lên báo, cũng chả cần thấy nhục mặt cho bản thân hay cho đất nước này, cứ thế năm nào cũng vậy, cũng lên báo, rồi cũng thôi, vì chẳng ai còn hơi sức để nói nữa.
Thờ ơ là căn bệnh của người Việt. Nếu không tin, search bài báo: “Người Việt vô cảm thứ 13 thế giới” là biết. Họ chẳng muốn tranh đấu. Họ chẳng muốn gì cả ngoài việc hưởng thụ những gì đang có. Tài nguyên chúng ta bán, cây rừng chúng ta cưa, voi rừng chúng ta giết, thú rừng chúng ta ăn, chả còn gì mà chúng ta “tha” cả. Khai thác triệt để cho thế hệ này tận hưởng, có thể đoán là trong vòng 10 năm tới sẽ cạn sạch. Nhưng mọi người thì cứ thờ ơ để mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Miễn là họ không ở những vùng hiểm trở, thiên tai; miễn là họ không bị gì hết. Càng ngày, người ta càng rút về thành thị, co cụm, bạn thấy không? Cả đám ăn chơi phè phỡn với nhau, rồi chuốc độc nhau trong từng thớ thịt, dĩa cơm... Nhưng không ai muốn tranh đấu! Chẳng ai muốn cả, vì họ bận phải hưởng thụ sự hiện đại này.
Đấy là những thế hệ đã được đào tạo. Việt Nam thuộc loại khủng của thế giới trong việc chi ngân sách cho giáo dục. Họ đã làm gì, và chúng ta đã tôi luyện bản thân như thế nào? Có khi nào chúng ta thấy nhục nhã, chẳng cần gì cao siêu, mà chỉ bởi vì chúng ta vừa quăng một cục rác xuống đường. Ai đó nhắc nhở, và chúng ta phản bác: TRƯỚC SAU CŨNG CÓ NGƯỜI QUÉT THÔI. Liệu có bao giờ chúng ta thấy nhục mặt vì cái độ lười nó ghê tởm đến nỗi những con chó thông minh, biết đi ị đúng chỗ cũng phải khinh thường?
Những thế hệ đi qua, và những bài học của các bậc mẹ cha ngày càng thực dụng. Bạn không thấy xã hội này quá co cụm từ khi bạn chuẩn bị cắp đồ lên thành phố học? 99,9% tôi đảm bảo sẽ được nhắc: Giữ tiền cẩn thận nha con, trộm cắp dữ lắm; Ở ký túc xá coi chừng nhà con, trộm cắp phức tạp lắm; ở Sài Gòn cẩn thận nha con, dân tứ xứ chẳng biết ai là ai đâu... Bạn đã từng nghe, chắc chắn như vậy, và hãy thừa nhận là lũ người xung quanh bạn thật gớm ghiếc. Và bạn, tôi chỉ đích danh bạn đó, cũng chưa chắc là một trường hợp đặc biệt gì ngoài lũ gớm ghiếc đó đâu. Một lũ tệ hại, cười với nhau những nụ cười giả tạo, đôi tay vịn chắc túi tiền và trôi vào dòng cuộc sống. Chúng ta chắp vá đất nước này, rách chỗ nào vá chỗ đó, nhưng đúng như Lưu Quang Vũ nói:
“Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá, gượng ép chỉ càng sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc làm đúng khác.”
Nhưng chúng ta chẳng quan tâm lời dạy này. Chúng ta chắp vá nhiều hơn là đằng khác. Ai đó đút lót, chúng ta đút lót nhiều hơn. Ai đó đối phó để được điểm cao, chúng ta quyết tâm biết được đề thầy sắp ra giờ kiểm tra. Ai đó quăng rác bừa bãi, chúng ta quăng rác một cách tinh vi. Ai đó lừa đảo ta, ta học cách đó để lừa đảo lại người khác. Và chúng ta có một xã hội như ngày hôm nay. Chẳng ra một cái gì cả.
Một dân tộc ghê tởm nhau, đề phòng nhau đến những chuyện nhỏ nhặt đến như vậy thì làm sao còn đầu óc để đầu tư vào những thứ tiến bộ khác hơn? Một xã hội co cụm, những ánh mắt đầy hoài nghi, ghê tởm thay cho chúng ta!
Chúng ta lười mọi thứ. Chúng ta lười vận động, rồi thì sức khỏe chúng ta kém, sức chịu đựng không có nên chúng ta nhác học, lười làm, buồn ngủ khi phải nghĩ và chán ngán khi phải chịu đựng. Tất cả những gì chúng ta có là đối phó, từ trong ra ngoài. Không đối phó bằng cách hối lộ tiền, thì đối phó bằng cách mua bằng cấp giả, nếu không được thì học đại cho xong, và trong lúc học cũng đối phó với thầy cô. Vâng, chúng ta đối phó n+1 các loại. Nhưng điều làm tôi ghê tởm hơn cả tật đối phó, chính là không thèm đối phó nữa mà sẵn sàng thải rác ra đường như không giữa ban ngày ban mặt, buông lời tục tĩu, dâm dục giữa thiên hạ. Số đó không hề ít, xin chớ coi thường.
Chịu đựng! Những người đi ra từ chiến tranh với sức chịu đựng ghê gớm lại nuôi dạy con họ một cách đầy nuông chiều. Quá nhiều người đi ra từ chiến tranh, quá nghèo khổ để nói đến đức hạnh, tất cả những gì họ lo lắng là tiền, là mưu sinh. Đó là lý do chúng ta ở đây. Cả một lũ không được giáo dục tốt. Cả một lũ đang làm đất nước này đi xuống. Đó không phải là lỗi của họ, hãy thông cảm vì điều đó. Họ đã cố phải xây dựng lại mọi thứ từ đống tro tàn. Nhưng còn chúng ta thì sao? Được nuông chiều từ nhỏ tới lớn, chẳng phải chịu đựng bất cứ cái gì, và giờ thì sẵn sàng ngồi quán cafe chém gió suốt ngày.
Bạn biết bọn nhậu nhẹt và ngồi quán cafe chém gió thường nói gì khi gặp nhau? Tao mới xin làm chỗ kia, lương 4 triệu mà toàn ngồi chơi. Liền lập tức, thằng đối diện sẽ bảo: NGON VẬY!
Cái tư duy ở xứ này là: Ngồi chơi và “khỏe”! Nhưng yên tâm đi, vũ trụ rất công bằng. Cái chỏm nhỏ ở chỗ này trước sau gì cũng bị trừng phạt nếu tiếp tục tồn tại theo kiểu đó.
Nếu bạn muốn thay đổi đất nước, nếu bạn đã 18 hay 20 tuổi hoặc hơn, hẳn là bạn cũng sẽ sớm trở thành những ông bố, bà mẹ. Thế nên, hãy chuẩn bị cho thay đổi, không cần biết trước đây bạn được giáo dục như thế nào, hãy chắc rằng, bạn sẽ trở thành hình mẫu mà bạn muốn con cái mình trở thành trong tương lai. Đừng uống cạn tài nguyên này, đừng ăn mặn để con cháu khát nước. Đừng để thế hệ nối tiếp thế hệ sống cuộc sống như thế này. Và xin cũng đừng, đừng xấu xa cho đã để rồi sau này bắt con mình trở thành một người tốt. Con nít học qua hình ảnh, nó bắt chước tất cả những gì nó thấy. Đừng bao giờ cho phép bản thân tệ hại, và dạy con bằng cái lối nói rằng bạn dù có xấu xa thế nào cũng là hi sinh cho tương lai của nó. Bởi vì, cách đó nhàm quá rồi, một lời biện hộ không có nghĩa gì hết.
Tôi biết là Việt Nam vẫn chưa đến lúc có một cuộc cách mạng cải tổ lại tư duy người Việt. Nhưng từ giờ cho tới lúc đó, hi vọng tôi có thể giúp ai đó hiểu rằng, hãy luyện tập, hãy chịu đựng để bước đi những ngày tháng trưởng thành. Bạn không thể lớn thêm nếu không chịu đựng. Nếu bạn muốn đi lên, bạn phải chịu đựng, dù xung quanh không có ai hỗ trợ bạn, dù xung quanh mọi người đang say ngủ...

NẾU BẠN MUỐN TRƯỞNG THÀNH, HÃY CHỊU ĐỰNG

Trong nghĩa của từ chịu đựng, không có lười biếng. Trong nghĩa của từ chịu đựng là sức mạnh. Mỗi một cá nhân có sức mạnh, khỏi cần phải bàn tới chuyện đất nước có đi lên hay không, vì đôi tay của họ thậm chí có thể nhấc bổng cả bầu trời...

(Nếu bạn nào đặt một dấu chấm hỏi vì sao bài trước tôi viết là chẳng có ai lười thì bài này tôi lại đỗ lỗi cho việc người ta lười, thì xin hãy hiểu rõ là trong 2 bài tôi đang đề cập đến 2 chuyện khác nhau. Bài trước là cảm thông với những người chưa tìm ra họ là ai trong cuộc đời. Bài này nói về những con người xung quanh tôi mà đầu óc bị mụ mẫm hóa hết rồi, không còn biết gì ngoài những lạc thú tầm thường nữa.)