Một bài Quốc Ca giá bao nhiêu?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Một bài quốc ca giá bao nhiêu?
Tuấn Khanh
29-08-2015
 

Câu chuyện đề nghị thu tiền tác quyền của bài Tiến quốc ca ở Việt Nam hiện nay, gợi lên không ít điều phải bàn, liên quan đến danh dự một quốc gia, cũng như của chính tác giả bài hát đó. Tuy chuyện ông Phó Đức Phương, giám đốc Trung bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), nêu ra có vẻ rất lạ thường, như lại là cơ hội để công chúng được một dịp nhìn thấy mọi góc cạnh của ứng xử, của hiện trạng về bài quốc ca tại Việt Nam.

Có lẽ, trong lịch sử Việt Nam cho đến nay, chưa có bài hát nào được sử dụng nhiều bằng bài Tiến Quân Ca, bởi tính khách quan, đó là bài hát được Quốc hội của miền Bắc Việt Nam, năm 1946, lúc đó còn mang tên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chọn là bài hát chủ đề giới thiệu một chính thể - một national anthem, mà cho tới nay chưa có sự thay đổi chính thức nào. Mặc dù sau khi Việt Nam không còn chiến tranh và chính thức đổi tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bài hát này vẫn được vang lên với tư cách là một bài quốc ca.

Nếu tính thành tiền tác quyền, bằng giá của một ca khúc bình thường mà VCPMC vẫn thu hiện nay, tiền tác quyền của của riêng bài hát này (kể cả truy thu) của nhạc sĩ Văn Cao có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng Việt Nam. Và nếu được như vậy, nhạc sĩ Văn Cao có thể đi vào lịch sử âm nhạc thế giới qua sự kiện 20 năm sau khi mất, vẫn làm ra những số tiền khổng lồ. Hãy thử tưởng tượng, nếu còn sống đến lúc này, có lẽ nhạc sĩ Văn Cao sẽ là một trong những nghệ sĩ - đại gia hàng đầu của Việt Nam.

Tiếc thay lúc sinh thời, đời của ông không được một phần nho nhỏ nào như vậy. Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) ra đi trong sự thanh bạch và nghèo khó. Tháng 2.1993, trong chuyến đi của tổng thống Pháp François Mitterrand đến Hà Nội, Việt Nam, những người cùng thời kể lại rằng ngôi nhà của nhạc sĩ Văn Cao bất ngờ được chọn là một trong những điểm ghé qua, bên cạnh danh sách các điểm đến là chiến trường Điện Biên Phủ xưa, Văn Miếu… Khi ấy, chỉ được biết trước một vài tiếng đồng hồ, nhà nhạc sĩ Văn Cao đã được vội vã tổ chức lại cho tươm tất hơn, cũng như phía chính phủ Việt Nam cũng bất ngờ cho biết sẽ lập khoản trợ cấp vài trăm đồng trong một thời gian, vì nhận ra ông đang có cuộc sống quá chật vật.

Nhưng ngay lúc sinh thời, khi tác phẩm của mình được chọn làm quốc ca, nhạc sĩ Văn Cao lúc đó ắt hẳn cũng mang nhiều tâm trạng khó tả, không thể nào lên tiếng bất cứ điều gì được. Khó mà biết được ông lặng lẽ hay ông im lặng.

Năm 1956, khi tham gia phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm của các trí thức hàng đầu Việt Nam lúc bấy giờ, nhạc sĩ Văn Cao đã phải đối đầu với nhiều đợt phủ nhận tác phẩm của ông. Năm 1958, chính phủ miền Bắc Việt Nam đã dự định dùng bài Bài ca cách mạng tiến quân của Đỗ Nhuận để thay cho Tiến Quân Ca, thế nhưng không hiểu sao, bài hát Tiến Quân Ca cứ in vào tâm trí người dân, không đổi được. Dù vẫn phải sử dụng, nhưng ít ai để ý là nhiều năm liền sau đó, đến tận năm 1980, chính sách dùng quốc thiều để thay cho các buổi hát quốc ca đã được áp dụng khắp nơi.

Địt mẹ thằng Phạm Vũ Luận

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image002

Học sinh, sinh viên không phải là Chuột Bạch!

Chia sẻ nỗi bức xúc của cộng đồng mạng mấy ngày qua về những chính sách gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sáng 24/8/2015, một Facebooker có tên “Hoàng Thành” đã đăng lên Facebook một bức ảnh của mình, trong đó anh cầm trên tay poster hình con chuột bạch đang bị tiêm thuốc, với dòng chữ: “Học sinh, sinh viên không phải là CHUỘT BẠCH”. Hình ảnh đó thu hút được sự quan tâm của người dùng Facebook. Phóng viên (PV) đã nhanh chóng liên lạc với Hoàng Thành để phỏng vấn.

PV: Chào bạn, bạn có thể cho biết vì sao bạn có ý tưởng chụp tấm hình đó?

Hoàng Thành: Gần đây tôi thấy trên mạng nhiều người bức xúc về kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại học làm một - PV), nhìn thấy cảnh nhiều bạn trẻ và gia đình dở khóc dở cười do đây là lần đầu thử nghiệm cách thi này, họ loay hoay vì lạ lẫm. Tôi liền liên tưởng đến những gì bản thân mình đã trải qua thời còn đi học, tôi cũng là “chuột bạch” của nhiều chính sách giáo dục tương tự. Nào là thay sách giáo khoa, nào là thí điểm chương trình dạy và học mới… đúng là dở khóc dở cười thật. Vì thế mà tôi nảy ra ý định chụp bức ảnh này như một cách để biểu đạt ý kiến.

PV: Bạn thực hiện bức ảnh đó như thế nào?

Hoàng Thành: Chiều hôm qua, Chủ nhật ngày 23/8, tôi tự tải hình ảnh chú chuột bạch về máy, sửa sang, thêm chữ và in ra. Sau đó tôi đến trước cổng trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo tại số 49, đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và nhờ một người qua đường chụp giúp. Rất may là bức hình cũng đẹp (cười).

PV: Được cộng đồng mạng ủng hộ, bạn cảm thấy thế nào?

Hoàng Thành: Tôi rất vui vì được nhiều người ủng hộ. Điều đó chứng tỏ có rất nhiều người có nỗi bức xúc giống tôi. Đã có nhiều người chia sẻ tấm hình, tôi mong rằng thông điệp trên tấm hình đó có thể đến được với ông Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo - và những nhà quản lý giáo dục khác.

PV: Có những ý kiến cho rằng chính sách về kỳ thi THPT Quốc gia lần này không sai. Bạn nghĩ sao về những ý kiến đó?

Hoàng Thành: Dường như các chuyên gia tính toán dựa trên các con số và đưa ra quyết định một cách máy móc, mà họ quên mất rằng đối tượng cần được hưởng lợi nhiều nhất từ một chính sách giáo dục là các em học sinh. Nên dù chính sách đó là gì thì cũng cần tìm hiểu ý kiến của các em học sinh, tiến hành nghiên cứu nhu cầu xã hội và cho chạy thử nghiệm trước khi tiến hành ra chính sách.

Tiểu luận về nhậu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cái chõng tre (hoặc cái bàn mộc cũ kĩ) giữa lòng Hà nội, trên đó bày mấy lọ kẹo lạc, kẹo vừng, chai rượi trắng, chiếc điếu cày, ống đóm, ngọn đèn dầu... và một cái ủ tích lúc nào cũng sẵn sàng rót ra những cốc nước trà đặc quánh, nghi ngút hương thơm. Tất nhiên không thể thiếu chiếc ghế băng cũ kĩ, đã lên nước nâu bóng nằm hờ hững phía bên ngoài, dăm chiếc ghế nhựa oắt con, cơ động mà kích thước và sức chịu lực được tính toán vừa đủ với kích cỡ và trọng lượng của giống người mũi tẹt, da vàng... Đấy là vật.

Còn người thì bên trong cái chõng (hoặc cái bàn) cổ kính ấy, thế nào cũng có hoặc một ông già, hoặc một bà lão răn reo phúc hậu, sẵn sàng lặng thinh trước thời cuộc mà cũng sẵn sàng góp vào đôi ba câu chuyện... Khỏi nói thì ai cũng biết đó là một trong vô vàn quán nước trà ở Thủ đô. Và gần đấy, thế nào cũng có một hàng phở, hàng bánh cuốn hay bún ốc, bún riêu gì đó, đại loại là một hàng quà sáng...

Sở dĩ có sự “cộng sinh” muôn đời ấy giữa “ăn” và “uống” bởi quán ăn ở Hà thành thường chỉ phục vụ ăn với lau mồm qua loa bằng những mảnh giấy đủ màu trắng đục, xanh, vàng, tím... (không thể trắng tinh bởi chúng được tái chế bằng giấy loại), cắt vuông vắn mỗi chiều năm xăng ti mét. Còn súc miệng xỉa răng ư? Xin mời bước đi chỗ khác. Người Thủ đô vốn thong thả, đường hoàng, súng bắn đến đít cũng không việc gì phải vội. Còn gì lý tưởng hơn là sáng nào điểm tâm xong cũng lê đến gọi một cốc trà nghi ngút ấy, ngắm phố phường mà thả ra mấy câu chuyện gẫu, lạ quen gì thì cũng sẵn sàng góp mỗi người vài câu, từ chuyện thế sự trên trời đến chuyện bóng đá, chuyện yêu đương, ngoại tình... Nhất là chuyện ăn cắp, ăn trộm của thiên hạ thì có mà “bàn” đến cả trăm năm cũng không hết. Thế rồi hờ hững ngó đồng hồ, thế rồi uể oải đứng lên... thế rồi lừ lừ trôi đến cơ quan có khi lại bắt đầu một câu chuyện gẫu khác...

Cách Thủ đô một ngàn rưởi cây số về phía Nam là Sài gòn thì bói không ra một quán nước trà như thế. Thay vào đó là nhan nhản quán cà phê. Những nơi này với ưu thế đèn mờ, tranh tối tranh sáng lại có âm nhạc xập xình dậm dựt, được sinh ra chủ yếu để phục vụ các cặp tình nhân, hoặc là nơi thả hồn của các thi sĩ giữa lúc nghĩ hai bài thơ không đầu không cuối, không để làm gì, hoặc có khi là nơi định thần, âm u tưởng tượng của những nhà văn đang bị khủng hoảng (thừa) các đề tài ca ngợi, yêu đương, hay thất tình tay ba tay bốn... đến nỗi không thèm viết thì thôi, cứ động viết ra là y như chữ nào, chữ nấy cứ... rối rít cả lên. Ngoài những công dụng cực kì nhân sinh, tràn trề lãng mạn như thế, các quán cà phê kiểu ấy còn là một chốn lý tưởng để cho những hạng con buôn hẹn hò, chụm đầu bàn bạc những áp phe không thể nào minh bạch...

Sài gòn không cần sự “cộng sinh” giữa “ăn” và “uống” như Thủ đô ngàn năm văn vật, bởi các quán ăn sáng phục vụ luôn việc súc miệng, xỉa răng với cả lau mồm. Cũng vẫn cuộn giấy (...) xinh xắn, mềm mại và tròn xoe mua ở chợ hay siêu thị ấy thôi, nhưng dùng để chùi mồm thì nó được đựng trong những chiếc hộp nhựa dựng đứng, khách cứ việc thò ngón tay rút từ giữa lõi ra cho có vẻ ngược lại với quy trình diễn ra trong nhà vệ sinh. Đừng có dại mà liên tưởng, kẻo lại bảo là ghê mồm(!). Người Sài gòn vốn có tác phong công nghiệp, biết thời gian là vàng ngọc nên phải tranh thủ thời gian. Khách ăn xong làm thủ tục vệ sinh mồm mép cho nhanh rồi hối hả đến sở làm. Rất hiếm một câu chuyện gẫu diễn ra trong cái chốn sì soạp húp, chan, đỏ mặt tía tai, cắm đầu cắm cổ ấy... Nhu cầu tán gẫu nếu có thì dành đến chiều tối, lúc hết giờ làm việc. Bấy giờ là thời điểm của nhậu! Phố phường ê hề quán nhậu, cả một thế gian nhậu. Nhậu hoành tráng, nhậu mênh mông, nhậu “mát trời ông Địa”.

Nhưng đã nói đến “nhậu” thì chẳng cứ Sài gòn. Hà thành và... cả nước bây giờ, đâu đâu cũng thế. Từ đây trở xuống xin chỉ bàn về nhậu mà thôi. Phải gọi đây là cả một nền văn hoá nhậu mới xứng. Một nền văn hoá phát triển cao tới mức làm con người ta lúc chưa ra quán thì nhớ nhau như những cặp tình nhân, ra đến quán rồi thì kiên cường bên nhau như một đám biểu tình ngồi. Thật là ồn ã, náo nhiệt, tưng bừng bằng mấy chục cái chợ nhà quê...

Nghĩ kể cũng lạ. ở những chốn “fẹs-ti-van” nhậu ấy, thức nhắm nào có ra gì. Nhưng các biển hiệu thì bao giờ cũng được vẽ to tổ bố, nom vừa sinh động, vừa hấp dẫn như thật. Từ đặc sản dái dê, vú dê, rồi “phụ tùng” (có nơi gọi là súng đạn) bò đực, (không thấy “cái ấy” của bò cái) đến mu ba ba, trôn ốc nhồi... cùng với đủ các kiểu danh xưng đại ngôn, láo toét. Nào là nướng cả phố (phố nướng), nào là nướng cả làng (làng nướng), có khi nướng ráo cả... tổ tông (tổ nướng)... Thực đơn trình bày đến mấy trang ép ni lông lòe loẹt... Song cái sự ngon lành thì hầu hết đều... dở hơi như nhau. Thực khách dễ tính đến không ngờ, bởi nơi đây hấp dẫn chủ yếu là cái không khí chứ có phải vì món ăn đâu. Người ta sở dĩ kéo đến không phải vì nhu cầu thưởng thức mà vì nhu cầu xả. Có bao nhiêu thứ cần xả. Từ xả sì-trét (căng thẳng), xả xui (vận rủi), xả buồn... đến xả bớt một phần cái kiếp người vốn (hình như) chưa bao giờ vô nghĩa lý như cái thời buổi văn minh nhốn nháo này...

Cần phải nói rằng nền “văn hoá nhậu” đang kể ra đây là một thứ nhậu bình dân, hết sức giản dị, dân dã. Nó diễn ra tưng bừng từ trong nhà, ra ngoài sân, từ trong hẻm, ra vỉa hè... Nó không cầu kì từ ăn mặc đến lễ nghi, từ ghế ngồi đến ánh sáng, từ đồ uống đến thức ăn... và nhất là không đòi hỏi mỗi người phải có thật nhiều tiền. Mặc dù cũng không thiếu những chốn nhậu cao cấp, thơm tho diễn ra cùng thời điểm, trong những nhà hàng sang trọng, kín mít như bưng... Nhưng phân biệt hai “thế giới” nhậu song song tồn tại này cũng đơn giản thôi, chỉ bằng cách tên gọi là đủ. Ví dụ chốn người sang được gọi là “tiệc tùng”, thì chốn bình dân phải gọi là “nhậu nhẹt”. Song tiệc tùng, dù có lớn đến đâu cũng chỉ đáng coi là “tiểu nhậu”, cùng lắm là “trung nhậu”. Chỉ có nhậu nhẹt kia, mới thực là đã đạt tới quy mô của “đại nhậu” mà thôi.

Dân “nhậu nhẹt” phần lớn bình dân, tuyệt đại đa số bình dân. Tuy đâu đó cũng có lẫn một vài kẻ sang, nhưng chẳng qua chỉ là... lốm đốm. Bình dân đấy, nhưng cơ mà (em ơi), lại sở hữu tới sáu đức (lục đức) “dễ thương” của người quân tử. Xin được kể ra như sau:

Thứ nhất, dẫu chẳng ngon, chẳng đắt tiền thì cũng cứ là những “miếng giữa đàng”, dù có tối trời thì cũng coi như thanh thiên bạch nhật, bởi chẳng bao giờ phải che mặt với ai. Ấy gọi là nhậu nhẹt mà có đức quang minh chính đại.

Thứ hai, người quân tử vốn không ưa cái sự sát sinh, nên dân nhậu rất ít khi chui đầu vào bếp. Ấy gọi là nhậu nhẹt mà có đức “nhân”.

Thứ ba, một kẻ có gì vui hay buồn thì cả đám chỉ chờ cơ hội đó để kéo nhau đi, buồn cũng uống mà vui cũng uống, kiểu như: “một con ngựa đau, cả tàu... no cỏ”. Ấy gọi là nhậu nhẹt mà có đức “nghĩa”.

Thứ tư, người quân tử ngồi không kén ghế, ăn chẳng cần no, mặc không cần đẹp... dân nhậu vốn đã coi những chuyện ấy nhẹ tựa lông bò. Ấy gọi là nhậu nhẹt mà có đức “lễ”.

Thứ năm, luôn luôn biết chọn bạn hợp mà rủ rê, chọn quán quen mà ngồi lỳ, chọn mồi lạ mà đưa đẩy... Ấy gọi là nhậu nhẹt mà có đức “trí”.

Thứ sáu, chỉ nhậu vào những giờ nhất định trong ngày, đến giờ ấy mà không ra quán thì toàn thân ngứa ngáy, thần trí nhẹ tênh, nhất là đã hẹn rồi thì đố dám sai, lần sau dễ bị “phạt” như chơi. Ấy gọi là nhậu nhẹt mà có đức “tín”.

Vừa “quang minh chính đại”, vừa có đủ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, đạo lý “nhậu” xem ra cũng khối điều ghê. Thế mới có câu: “phi nhậu nhẹt bất thành quân tử” (không nhậu nhẹt không thể thành quân tử), lại có câu: “phi nhậu nhẹt bất trượng phu” (không nhậu nhẹt không phải đấng trượng phu), lại còn có thơ:

Bất thị quan trường, vi đạo tặc.
Bất tri tửu đạo, bất hiền nhân.

(Có thể không làm quan mà vẫn là kẻ cướp. Nhưng nếu không hiểu đạo lý của rượu, thì không phải bậc hiền nhân.)

Thậm chí còn sáng tác cả ca dao, tục, thanh lẫn lộn nói về cái “đạo lý” ấy:

Gặp nhau có chén rượu tăm,
Gọi là một chút hỏi thăm lòng người.

Rồi:

Rượu hay phải biết chửi thề,
Biết đi nửa buổi, biết về... nửa đêm.

Hay:

Đã nhậu là cậu ông Giời,
Nên người quân tử chẳng mời cũng... dzô.

...

Tóm lại là nếu muốn tìm quân tử, ai ơi chẳng cần phải lặn lội tới những chốn cao sang làm gì cho phí công vô ích, thậm chí tới đó mà vô phúc, bị lầm lẫn thì dễ mắc họa như chơi. Xin mời cứ đợi chiều chiều, chỉ việc ra bất kì một nơi “đại nhậu” là khắc gặp đầy.

(Bài của bác Phạm Lưu Vũ, thợ văn kiêm thợ thầu khoán. Xin trân trọng giới thiệu.)
(Bài viết của tác giả Lyhong Tuan)

HOA "LẠ" VÀ GIỌNG LƯỠI CỦA QUAN CHỨC HÀ NỘI

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

“Hoa lạ” trồng bên hồ Hoàn Kiếm 
có nguồn gốc từ Trung Quốc?

Dân trí
Thứ Năm, 13/08/2015 - 15:17

Trước thông tin cho rằng một số giống hoa trang trí bên hồ Hoàn Kiếm hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc, đại diện Ban Quản lý Hồ Gươm và công ty cung cấp hoa khẳng định, tất cả hoa trông bên hồ đều có nguồn gốc từ Đà Lạt (Lâm Đồng) và Hà Nội.
>> Trồng hàng nghìn chậu hoa bên hồ Hoàn Kiếm mừng Ngày Quốc khánh

Những ngày gần đây, Hà Nội gấp rút trang trí lại cảnh quan xung quanh hồ Hoàn Kiếm cũng như một số tuyến phố trung tâm, hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2015) và ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 2/9. Những thảm hoa đủ loại sặc sỡ sắc màu đươc các công nhân tỉa tót, bài trí theo thiết kế bên hồ. Đến nay, mọi công việc “trang điểm” cho Hồ Gươm gần như đã hoàn tất.

Bên ngoài các thùng giấy đựng hoa có nhiều dòng chữ Trung Quốc khiến người dân
cho rằng các giống hoa trồng bên hồ được nhập về từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, qua quan sát có thể thấy các thùng giấy đựng hoa đều in chữ Trung Quốc. Nhiều người dân hoài nghi loài hoa được trang trí bên Hồ Gươm được nhập về từ Trung Quốc? Người dân băn khoăn: Nước ta có biết bao làng hoa, vựa hoa, thành phố hoa nổi tiếng, cớ sao phải nhập hoa Trung Quốc về trồng bên Hồ Gươm?


Trả lời cho băn khoăn này, ông Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, những loại hoa trên đều có nguồn gốc trong nước. “Chúng tôi đã kiểm tra kỹ giống hoa mà người dân phản ánh, đó là hoa hồng môn có nguồn gốc trong nước, cụ thể là Đà Lạt chứ không phải hoa nhập khẩu”, ông Nguyễn Minh Tuấn khẳng định.

Đơn vị cung cấp và trực tiếp trồng một phần hoa bên Hồ Gươm cũng khẳng định tất cả các loại hoa ở đây có nguồn gốc ở trong nước. Với giống hoa hồng môn có màu đỏ rực, được công nhân trồng rất nhiều bên hồ những ngày qua, đại diện đơn vị cung cấp hoa cho biết, loại hoa này được chuyển từ Đà Lạt ra Hà Nội; có giấy tờ, hóa đơn cụ thể để chứng minh cho việc này.

Các bên đều khẳng định đây là hoa hồng môn có nguồn gốc ở Đà Lạt (Lâm Đồng)

Về băn khoăn tại sao hoa có nguồn gốc ở Đà Lạt lại được đóng gói trong thùng giấy in chữ Trung Quốc, đại diện đơn vị cung cấp hoa cho biết, đơn vị này không chuyên trong việc đóng gói nên thường mua các loại thùng có sẵn (phổ biến nhất là thùng của một hãng thuốc lá) về đựng hoa để vận chuyển đi các nơi.

Phố cổ Hà Nội bóng lồn lộn nhất thế giới

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trước sự quan tâm của bạn đọc về việc lát đá mặt đường một số tuyến phố cổ, chúng tôi đã trao đổi với lãnh đạo quận Hoàn Kiếm.

Việc lát đá 11 tuyến phố trong khu phố cổ Hà Nội đã đi đến đâu rồi, thưa ông?
— Hiện nay chúng tôi đang trong quá trình lập dự án, thiết kế, xin tiền để lát loại đá bóng nhất thế giới cho 11 tuyến phố cổ Hà Nội.

Tiền để lát đá phố cổ được lấy từ đâu?
— Giờ quận Hoàn Kiếm sẽ xin được lát đá bằng tiền ngân sách quận.

Phố cổ lát loại đá bóng nhất thế giới thực sự thuận tiện cho việc đi lại hay chỉ có giá trị biểu tượng?
— Khu vực phố cổ lát loại đá bóng nhất thế giới sau này sẽ là đầu tàu kinh tế của Hà Nội và Việt Nam. Trên thế giới cũng vậy, khu vực nào phố có lát đá bóng lộn thì khu đó sẽ thành đầu tàu kinh tế, trung tâm thương mại rất lớn của địa phương đó. Sau khi phố cổ được lát loại đá bóng nhất thế giới, nơi đây sẽ là điểm đến của khách du lịch, đưa kinh tế phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, phố lát đá bóng lộn cũng có vai trò trong việc đi lại và có cả ý nghĩa với an ninh quốc phòng nữa.

Từ khi có chủ trương đến khi lát loại đá bóng nhất thế giới cho phố cổ sẽ phải mất bao nhiêu thời gian?
— Trung bình từ sau khi có sự đồng ý của Chính phủ đến khi lát được đá phải mất năm năm. Riêng khâu chọn đá cũng phải mất 2-3 năm. Khi chọn được đá rồi, sẽ mang ra lấy ý kiến tham khảo của những chuyên gia và người dân. Đơn vị được lựa chọn để chọn đá cũng phải đến từ nước ngoài bởi ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật cho loại đá bóng nhất thế giới như thế này.

Chủ trương lát loại đá bóng nhất thế giới là của quận Hoàn Kiếm?
— Ý tưởng của quận Hoàn Kiếm là như vậy, tuy nhiên ý tưởng tuyệt vời đó có thành hiện thực được không còn phụ thuộc nhiều vấn đề, ví dụ như nền đất ở nơi lát đá có đáp ứng được loại đá bóng nhất thế giới như vậy không. Phố lát đá bóng nhất thế giới giống như biểu tượng để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Khi chúng ta làm marketing cho một đất nước thì mình phải có một cái gì đó để mang ra giới thiệu chứ. Ý tưởng của chúng tôi lát loại đá bóng nhất thế giới là lát phố bóng nhất thế giới để làm biểu tượng của Việt Nam, đồng thời thu hút khách du lịch. Phố cổ Hà Nội có bóng lồn lộn hơn phố của người ta một chút cũng dễ cho chúng ta khi làm marketing cho đất nước. Ví dụ vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng, bánh tét to và dài chính là những cái mình đưa ra để giới thiệu với bạn bè quốc tế trong thời kỳ hội nhập chứ không thể cứ mang mãi chiến tranh ra để quảng bá hình ảnh đất nước được.

Ông nghĩ gì về việc dư luận băn khoăn khi đất nước còn nghèo mà lát đường bằng loại đá bóng nhất thế giới, bóng hơn cả đường ở Tokyo của Nhật Bản — một quốc gia trong nhóm giàu có nhất thế giới?
— Mọi so sánh đều khập khiễng. Tôi cho rằng chúng ta phải nhìn nhận với con mắt tích cực về việc lát đá bóng cho phố cổ. Ý tưởng lát loại đá bóng nhất thế giới cho phố cổ Hà Nội đã có từ những năm chín mươi của thế kỷ trước, nhưng vì không có nguồn tiền nên không lát được, chứ không phải bây giờ mới có. Cũng may là thời đó chưa lát được, chứ nếu lát lúc đó thì loại đá bóng nhất thế giới khi ấy đến bây giờ cũng chỉ là bóng thứ hai, thứ ba,.. thôi.

Phải chăng những thủ đô khác trên thế giới cũng đều phải có phố lát đá bóng lộn?
— Không phải thủ đô nào cũng cần phố lát đá bóng, tùy điều kiện của mỗi thủ đô. Tuy nhiên phố cổ Hà Nội có được lát loại đá bóng nhất thế giới thì cũng hướng tới phục vụ mục đích kinh tế là chính, hơn là phục vụ mục đích đi lại cho người và phương tiện, vì đi lại ngày nay thì đường nhựa là tốt lắm rồi. Ý nghĩa của phố lát đá bóng nhất thế giới sẽ là giá trị biểu tượng, phát triển kinh tế đất nước, thu hút du lịch, đi lại là phụ dù khi lát đá bóng lộn xong nó vẫn sẽ được dùng để đi lại như bình thường.

Mười mấy giây nhạc tàu - Một sơ xuất có hệ thống

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cuối năm 2006, có một ca sĩ từ Hà Nội vào Sài Gòn trong một tâm trạng trầm uất nặng nề, do vướng vào một scandal tình ái ngoài ý muốn, chuyện rất ầm ĩ trên internet. Năm đó, muốn giúp cô quay lại với sân khấu, tôi quyết đưa cô vào danh sách biểu diễn trong một chương trình văn nghệ ngoài trời, diễn ra tại trung tâm thành phố. Dĩ nhiên, đó là một cuộc tranh đấu vật vã muôn phần để vượt qua các hàng rào kiểm duyệt ý thức lẫn thói đạo đức giả của các người có chức phận lúc đó.

Ấy vậy mà, khi đến tiết mục của cô, khi chỉ mới hơn 10 giây nhạc dạo của bài hát mà cô vẫn hay trình diễn, một viên chức mặt còn măng sữa của Thành Đoàn TNCS đã lao đến chỗ tôi và hét lên “ai cho loại người này lên sân khấu?”. Thậm chí, dù cô ca sĩ đó đang hát được gần nửa bài, viên chức đó vẫn loay hoay mưu tìm cách đuổi cô ca sĩ ấy xuống.

Nói đến vậy, để biết, ở Việt Nam, kiểm duyệt là một bàn tay sắt với mọi loại chương trình, đặc biệt chương trình gọi là trực tiếp với công chúng. Bất chấp nội dung là gì, ý thức chính trị và kiểm duyệt len lỏi vào mọi nơi: từng chữ của một bài hát, từng chiếc áo trong phòng hoá trang của nữ diễn viên, thậm chí động tác trên sân khấu cũng được ràng buộc bởi những quy tắc nào đó, để phù hợp với sân khấu xã hội chủ nghĩa. Thậm chí để bảo đảm tính an ninh chính trị, hầu hết các chương trình gọi là trực tiếp, vẫn phát trễ sau 30 phút của giờ diễn thật.

Nên, khi NSND Lê Hùng nói rằng đoạn nhạc quốc ca thứ hai của người Trung Quốc chỉ có mười mấy giây đó, là một việc sơ xuất và có vẻ như không đáng, là điều khó tin được. Mười mấy giây của bài hát ngợi ca Trung Quốc trong chương trình mang tên Khát vọng đoàn tụ - một chương trình diễn ra vào ngày 27/7 vừa rồi để tưởng nhớ đến những người lính Việt Nam đã chết, mà gần nhất trong lịch sử là chết oai hùng, chết tức tưởi... để bảo vệ đất nước trước quân xâm lược Trung Quốc. Sơ xuất là điều đáng để mổ xẻ.

20 năm trước, khi công ước Berne về bản quyền chưa đến Việt Nam thì mọi chuyện thờ ơ ấy, tạm gọi là có thể, nhưng giờ đây, hầu như chương trình nào, tiết mục nào khi có nhạc vang lên, đạo diễn và những người kiểm soát sân khấu vẫn đặt câu hỏi thường nhật là “nhạc ấy ở đâu, dùng được không?”.

Trong mọi câu trả lời trên mặt báo, trong các lời giải thích tạm bợ và vội vã, đều không thấy việc chỉ đích danh ai đã đưa đoạn nhạc kỳ bí ấy vào chương trình ngày 27/7. Theo nguyên tắc tổ chức thì luôn luôn, đoạn nhạc đó phải được duyệt, chấp nhận và được chính thức đưa vào danh sách phát. Có hẳn người phụ trách riêng để làm việc này theo kịch bản. Nếu người phụ trách không thay đổi, thì chỉ có một điều là đoạn nhạc ngợi ca Trung Quốc đã được “nhất trí cao độ” để đưa vào sử dụng.

Trên các trang mạng, tôi thấy nhiều người nói rất nặng ông Lê Hùng là giặc tàu, tên bán nước... tôi không nghĩ ông Hùng dám cam tâm tự mình thực hiện phát nhạc nền Trung Quốc cho chủ tịch Trương Tấn Sang như trong một âm mưu. Gương mặt của ông trên các trang báo khi trả lời phỏng vấn, có một đôi mắt thể hiện một người luôn hãnh tiến nhưng giờ thì hốt hoảng và sợ sệt trong một tai nạn. Nên nhớ vị trí NSND trong lòng các nghệ sĩ miền Bắc là vô cùng lớn lao. Họ luôn tự hào khi viết lá đơn xin danh hiệu đó cùng với tâm trạng thề sẽ cúc cung tận tụy, như một nghệ sĩ cung đình chân thành.

Nếu có trách, hãy trách chuyện mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam nhiều năm bị cưỡng bức tắm và uống trong tình hữu nghị 16 chữ vàng với Trung Quốc. Những lần tránh né gọi thẳng tên kẻ gây ra các vụ xung đột, cướp bóc và giết ngư dân Việt trên biển, thay thế bằng “tàu lạ, kẻ lạ”, khiến khoảng cách của ý thức phân định ta - giặc bị mù mờ. Thậm chí ngay cả sách lịch sử giáo khoa Việt Nam cũng ngại việc gọi tên Trung Quốc là giặc xâm lược, thì âm nhạc ca ngợi ta hay nhạc ca ngợi “nước lạ” cũng mù mờ vậy thôi. Thời gian bào mòn ý thức và sự tỉnh táo về dân tộc và ngoại bang mới đáng sợ làm sao!

Nếu có trách, hãy nhớ và trách ai đó - bí ẩn và khốn nạn - tìm cách xoá đi sự thật. Những kẻ rắp tâm kéo kẻ thù gần với dân tộc hơn bằng thực phẩm, bằng trò vui và tập quên những nỗi đau lịch sử. Nhà báo Huy Đức từng nhắc về chuyện biên giới tháng 2/1979, sau chiến tranh, Bắc Kinh đột nhiên thành bạn răng môi, những ghi nhớ tội ác xâm lược của Trung Quốc đột nhiên mất dần. Tấm bia ghi nhớ ở xã Hưng Đạo, huyện Hoà An về quân xâm lược Trung Quốc dùng búa đập chết 43 phụ nữ và trẻ em như một trò chơi bị giấu đi vào bụi rậm. Mới đây nhà báo Lê Đức Dục cũng cho biết bia tưởng niệm ở đồn biên phòng Phú Mỹ, Kiên Giang cũng bị giấu đi mất dạng. Bia nói về 38 người lính chết anh dũng ở đây để chống lại quân Khmer Đỏ, cánh tay mặt chia lửa của Trung Quốc. Hôm nay, nếu thường dân và NSND Việt Nam có lầm lạc về kẻ thù do cứ bị giấu nhẹm dần, thì đó cũng là lẽ đương nhiên.

Nam Phong tạp chí số 143 (1929) có ghi lại chuyện Mạc Cửu thần phục nhà Nam năm 1714, nhưng vẫn mang theo tâm khí truyền đời của giặc Phương Bắc, nên vẫn tìm cách trấn yểm linh khí đất Nam, nhằm có cơ hội cướp cả triều đình. Trong sách nghiên cứu Thất Sơn Huyền Bí của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu có ghi lại chuyện nhiều đời họ Mạc cũng như các thầy địa lý đi từ Tàu sang, chôn cọc có trấn bùa ở Tịnh Biên, Bảy Núi, để mong huỷ diệt anh linh Việt. Từ năm 1849 cho đến 1856, đức Phật Thầy Tây An từng gửi thư cho Đức Cố Quản Thành để nhắc phòng ngừa chuyện này. Hiện một vài di tích về âm mưu này, trước năm 1975, vẫn còn được để ở dinh thờ tại Láng Linh (Châu Đốc), gồm cọc bùa và thẻ, bùa chú ghi tiếng Tàu, chôn giấu ở núi và sông vùng Bảy Núi, được tìm thấy.

Thế giới hiện đại không thể có tình đại đồng bất phân như trong sách thiếu nhi. Người Trung Quốc vẫn ghi nhớ người Nhật là kẻ thù. Người Do Thái ghi tâm người Đức không thể là bạn. Người Campuchia thì dễ hiềm khích với người Việt, và người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Việt Nam không có cớ gì quên đi lịch sử rằng mình có những lý do phải lo ngại Trung Quốc.

Việc bào mòn ý thức ấy, cũng như những thẻ bùa yểm mà “kẻ lạ” đã từng âm thầm cài đặt trên đất nước Việt nhằm huỷ diệt nguyên khí tổ tiên để lại. Mà hôm nay, đoạn nhạc “mười mấy giây” ngày 27/7 nhắc nhở và thúc đẩy đoàn tụ với tổ quốc xa xôi nào đó, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Điều cần phải tìm và giải quyết là phải nhổ bật mọi cọc nhọn được cài đặt, đang nhằm vào trái tim Việt, mà cay đắng thay, kẻ đóng cọc có thể không phải từ “nước lạ” lén lút đến, mà ngang nhiên là từ những người cùng màu da, tiếng nói nhưng linh hồn đã lạc loài.

Trách phạt một chương trình văn nghệ hay kỷ luật ông Lê Hùng đâu có nghĩa lý gì. Và chúng ta cũng đừng dễ dàng hài lòng với một kết quả quá nhanh và quá nguy hiểm như vậy. Chuyện “chỉ mười mấy giây” ắt đã phải bắt nguồn từ mười mấy năm, hoặc hơn. Đừng nghe những gì họ đang nói, mà có lẽ nên nhìn kỹ hơn những gì họ đã làm.


Tuấn Khanh

Nguồn: https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2015/08/04/nhin-vao-hau-truong/


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Nhiệm vụ cơ mật của Đại tướng Lê Đức Anh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Một bài ca tụng và hàm chứa rằng ông thầy của mình là Đại tướng Lê Đức Anh là người đã tạo cú hích thành công trong việc bình thường hóa quan hê Việt Mỹ, Đại tá Khuất Biên Hòa đã hoặc rất mù thông tin, hoặc vì quá trung thành với chủ nên XHCN (xạo hết chỗ nói).

Tác phẩm "Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm hỏi ông Boby Muller, cựu binh Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam" của tác giả Phạm Cao Phong, đạt giải 3 cuộc thi ảnh "Quan hệ Việt-Mỹ và nước Mỹ qua ống kính của các nhà nhiếp ảnh Việt Nam". Ảnh chụp năm 1995, tại New York. Ảnh: VietnamNet.

Ngồi không lần đọc các báo điện tử gặp bài “Nhiệm vụ cơ mật của Đại tướng Lê Đức Anh” trên VietNamNet [1] do Đại tá Khuất Biên Hòa (nguyên trợ lý – nói theo kiểu miền Nam là “tà lọt” cho ông Lê Đức Anh) viết, trong đó ông “tà lọt” ca tụng thầy mình là người đã tạo dấu mốc thúc đẩy thành công việc bình thường hóa quan hê Việt-Mỹ thông qua việc giao nhiệm vụ “cơ mật” cho Thiếu tướng, Giáo sư, Bác sỹ Nguyễn Huy Phan (mất năm 1998).

Thú thật lâu nay tôi không ưa nếu không muốn nói là căm ghét ông Lê Đức Anh vì hai lý do:

Thứ nhất ông là một trong những người đã thúc đẩy ký Hiệp ước Thành Đô năm 1990 [2] đưa dân tộc vào vòng khống chế của Trung Quốc (“Bắc thuộc lần thứ 5”).

Thứ hai, theo thông tin mà tôi đọc rất nhiều trên mạng thì chính ông Lê Đức Anh, trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra lệnh cấm bộ đội Việt Nam chống trả cho nên 66 người không một tấc sắt trong tay đã bị đạn của Trung Quốc giết chết một cách uất ức ở đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 [3].

Từ hai căm ghét đó, cộng thêm tất cả các thông tin mà tôi đọc từ lâu nay đều cho thấy việc bình thường hóa Việt Mỹ là do ông Nguyễn Cơ Thạch nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gầy dựng, nay lại thấy có một anh đứng ra, nhận vơ thì chưa biết, nhưng ỉm lờ đi công lao của người khác nhất là đồng chí của mình, lại thêm thấy anh “tà lọt” nịnh chủ mất cả lý trí công tâm nên truy cho ra lẽ:

Hai sự kiện mà ông “tà lọt” đưa ra là ông Nguyễn Huy Phan nhận “nhiệm vụ cơ mật” từ ông Lê Đức Anh là hai hội nghị quốc tế về vi phẫu thuật. Tìm hiểu thêm thì hai hội nghị đó có thật:

Một là “Mùa Đông 1979, Nguyễn Huy Phan được Hội Phẫu thuật tạo hình Pháp mời sang tham gia một số cơ sở tạo hình ở Paris, Lyon, Marseille và dự Hội nghị phẫu thuật tạo hình lần thứ 24 của Pháp với sự tham gia của khoảng 500 đại biểu trong và ngoài nước” [4].

Hai là “Tháng 1-1995, Hội Phẫu thuật tạo hình Hoa Kỳ mời Nguyễn Huy Phan dự Hội nghị quốc tế phẫu thuật tạo hình tại Florida

“Mười mấy giây” từ tiềm thức

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Thế là vụ phát thanh bài nhạc “Ca ngợi tổ quốc” trong buổi kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ vừa qua đã có người chịu trách nhiệm. Bài QĐND cho biết sẽ xử lí sai sót trong việc tấu bài ca đó (1). Nhưng điều thú vị là trong bản tin của QĐND, người ta đề cập đến bài nhạc đó là “nhạc nước ngoài” một cách hững hờ. Như các bạn theo dõi thời sự biết, đó là bài Quốc ca thứ hai của Tàu cộng, chứ không chỉ đơn giản là “nhạc nước ngoài”.
Người chịu trách nhiệm trong việc dàn dựng chương trình là người nghệ sĩ tên Lê Hùng, có danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. Lần đầu tiên tôi nghe đến tên của nghệ sĩ này. Ông nói với BBC Vietnamese như là một biện minh rằng “Đoạn nhạc đó chỉ có mười mấy giây, và không có lời, dùng làm nhạc hiệu để Chủ tịch nước đi lên bục phát biểu thôi và đã được chỉnh sửa ở những lần phát lại sau đó” (2). Các bạn có cảm thấy thuyết phục?
Tôi thì thấy chưa thuyết phục mấy. Khó có thể nói chỉ mười mấy giây là bỏ qua được. Nên nhớ rằng có khi các đài truyền hình như VTV chỉ cần quảng cáo 15 giây mà số tiền có thể lên đến 200 triệu đồng. Đằng này, Tàu cộng chẳng tốn xu nào mà vẫn được đài truyền hình quốc gia Việt Nam quảng cáo... miễn phí! Nhưng vấn đề không chỉ là tiền và thời gian, mà là bối cảnh của bài hát đó, là danh dự quốc gia. Bối cảnh là bài ca đó được tấu lên trong ông Chủ tịch Nước Việt Nam bước lên khán đài, làm cho người xem hiểu đó là một bài quốc ca của Việt Nam.
Ông đạo diễn chưa giải thích tại sao sự cố lại xảy ra. Tôi đồ rằng vì lẫn lộn giữa bài “Ca ngợi Tổ quốc” của Tàu và Việt Nam. Nên nhớ là Việt Nam (ngoài Bắc) bắt chước Tàu, và cũng viết bài có tựa đề “Ca ngợi Tổ quốc”. Do đó, khi chọn bài người chọn không chú ý bài của Tàu hay của Việt Nam. Đó là hệ quả thê thảm nhất của sự bắt chước, vì nó làm nhạt nhòa lằn ranh giữa cái của mình và cái của người ta. Đành rằng ai cũng phải bắt chước để học hỏi, nhưng là bắt chước kẻ giỏi hơn mình, cao hơn mình. Chẳng ai bắt chước kẻ thù của mình, hay kẻ mà mình đánh giá thấp. Ấy thế mà Việt Nam, một đất nước tự hào với hàng ngàn năm lịch sử, lại đi bắt chước kẻ thù phương Bắc, một kẻ thù mà tiền nhân chúng ta xem chẳng ra gì. Không còn chữ nào khác hơn là chữ “nhục”.
Chẳng hiểu sao sự cố “Ca ngợi tổ quốc” cứ làm tôi ám ảnh bởi lí thuyết của Sigmund Freud. Có lẽ các bạn còn nhớ hay đã biết, Freud cho rằng những nhầm lẫn và sai sót của chúng ta, từ lời nói đến hành vi và hành động, tiết lộ những cảm nhận và suy nghĩ ở tiềm thức. Các nhà tâm lí học cho một ví dụ rất thú vị là một anh chàng kia tên là Tôm một hôm gọi tên cô bạn gái mới của anh ta bằng cái tên của người bạn gái cũ. Nhìn bề ngoài thì chỉ là một sai sót nhỏ, có thể là ngẫu nhiên. Nhưng đối với giới phân tâm học, nhầm lẫn của Tôm không phải là ngẫu nhiên, mà có một lực trong tiềm thức, ngoài sự nhận thức của Tôm, định hướng cho anh ta. Cũng có thể dùng lí thuyết của Freud để giải thích rằng sự cố “Ca ngợi tổ quốc” không phải là biến cố ngẫu nhiên, mà nó nằm ở trong tiềm thức của những người thân Tàu, và cái tiềm thức đó chi phối đến những hành vi của họ. Do đó, những vụ việc như cờ đỏ có 6 sao, như thề thốt với Tàu là lòng dạ Việt Nam trước sau như một là trung trinh với họ, v.v. tất cả đều do tiềm thức thân Tàu mà ra, chứ không phải sai sót ngẫu nhiên.

Xã hội hóa - Đừng là tống tiền hóa hay hối lộ hóa!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôn trọng tác giả nên chúng tôi giữ nguyên cái tiêu đề chua chát trên đây chứ trong thâm tâm chúng tôi chỉ muốn đổi nó thành một tiêu đề đơn giản mà thiết thực hơn: Những câu hỏi dành để hai ông Phạm Quang Nghị và Nguyễn Thế Thảo trả lời.

Thực thế, trong khoảng thời gian một vài năm nay, hay rộng hơn là kể từ dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long lại đây, nhân dân khắp nước hầu như ai cũng thấy hai ông cầm quyền của mảnh đất “ngàn năm văn vật” làm nhiều chuyện tự tung tự tác không ai hiểu ra sao nữa. Các ông bày ra vô khối việc tốn kém rất nhiều tiền của dân, ích lợi đâu chẳng thấy, chỉ thấy hậu quả nhãn tiền “tiền mất tật mang”, và sẽ là tai họa lâu dài cho Hà Nội, từ cái nhà bảo tàng trống huếch và xuống cấp trầm trọng, ngôi chùa danh tiếng Trăm Gian bị phá, những công viên, hồ nước bị thu hẹp, cắt xén, để bán làm nơi kinh doanh, kể cả đắp nổi thành bán đảo giữa hồ hoặc đào xới dưới lòng đất sâu cho xe đỗ... Sao các ông nỡ đối xử với một vùng “đất thiêng” với tầm trí tuệ “phàm phu” đến vậy? Các ông nỡ coi người dân Hà thành - và rộng ra người dân cả nước - như cỏ rác được sao?

Ấy thế mà đến khi kiểm điểm, xử lý những việc làm sai làm hỏng khiến khắp nơi bất bình thì các ông lại lẩn đâu mất, chẳng thấy tẻo teo trách nhiệm nào dành cho chính mình. Trong vụ chặt phá ồ ạt cây xanh có thể nói là một hành động bạo lực phá hoại môi trường vô văn hóa chưa thấy diễn ra ở đâu trên hành tinh này, trước búa rìu dư luận, rốt cuộc các ông lại “giơ cao đánh sẽ”, chỉ buộc duy nhất một người lao động hợp đồng phải thôi việc, đem anh ta ra làm hình nhân thế mạng, trong khi “chính danh thủ phạm” thì vẫn nhởn nhơ ở ngoài vòng. Vậy thì tương lai của một Thủ đô văn hiến sẽ ra sao khi hầu hết những khuôn mặt mà ai nấy đều đã nhìn rõ qua các “vai tuồng bi hài” họ đóng bấy nay vẫn cứ nhân danh nhân dân để chễm chệ trên đầu nhân dân? Thú thực với các ông, những hạ dân như loại chúng tôi lúc nào cũng lo ngay ngáy, không thể nào yên lòng cho được.

Vì thế, xin các ông hãy chịu khó “bớt chút thì giờ vàng ngọc” đọc kỹ bài viết dưới đây. Chỉ mong rằng đó là những “viên thuốc đắng” có khả năng “dã tật”. Và cũng mong thêm chút nữa, sau khi đọc kỹ, các ông sẽ ngẫm nghĩ để hiểu được rằng dưới gầm trời Nam này, “kính chiếu yêu” tuy vô hình nhưng ở đâu cũng có cả.