“Mười mấy giây” từ tiềm thức


Thế là vụ phát thanh bài nhạc “Ca ngợi tổ quốc” trong buổi kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ vừa qua đã có người chịu trách nhiệm. Bài QĐND cho biết sẽ xử lí sai sót trong việc tấu bài ca đó (1). Nhưng điều thú vị là trong bản tin của QĐND, người ta đề cập đến bài nhạc đó là “nhạc nước ngoài” một cách hững hờ. Như các bạn theo dõi thời sự biết, đó là bài Quốc ca thứ hai của Tàu cộng, chứ không chỉ đơn giản là “nhạc nước ngoài”.
Người chịu trách nhiệm trong việc dàn dựng chương trình là người nghệ sĩ tên Lê Hùng, có danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. Lần đầu tiên tôi nghe đến tên của nghệ sĩ này. Ông nói với BBC Vietnamese như là một biện minh rằng “Đoạn nhạc đó chỉ có mười mấy giây, và không có lời, dùng làm nhạc hiệu để Chủ tịch nước đi lên bục phát biểu thôi và đã được chỉnh sửa ở những lần phát lại sau đó” (2). Các bạn có cảm thấy thuyết phục?
Tôi thì thấy chưa thuyết phục mấy. Khó có thể nói chỉ mười mấy giây là bỏ qua được. Nên nhớ rằng có khi các đài truyền hình như VTV chỉ cần quảng cáo 15 giây mà số tiền có thể lên đến 200 triệu đồng. Đằng này, Tàu cộng chẳng tốn xu nào mà vẫn được đài truyền hình quốc gia Việt Nam quảng cáo... miễn phí! Nhưng vấn đề không chỉ là tiền và thời gian, mà là bối cảnh của bài hát đó, là danh dự quốc gia. Bối cảnh là bài ca đó được tấu lên trong ông Chủ tịch Nước Việt Nam bước lên khán đài, làm cho người xem hiểu đó là một bài quốc ca của Việt Nam.
Ông đạo diễn chưa giải thích tại sao sự cố lại xảy ra. Tôi đồ rằng vì lẫn lộn giữa bài “Ca ngợi Tổ quốc” của Tàu và Việt Nam. Nên nhớ là Việt Nam (ngoài Bắc) bắt chước Tàu, và cũng viết bài có tựa đề “Ca ngợi Tổ quốc”. Do đó, khi chọn bài người chọn không chú ý bài của Tàu hay của Việt Nam. Đó là hệ quả thê thảm nhất của sự bắt chước, vì nó làm nhạt nhòa lằn ranh giữa cái của mình và cái của người ta. Đành rằng ai cũng phải bắt chước để học hỏi, nhưng là bắt chước kẻ giỏi hơn mình, cao hơn mình. Chẳng ai bắt chước kẻ thù của mình, hay kẻ mà mình đánh giá thấp. Ấy thế mà Việt Nam, một đất nước tự hào với hàng ngàn năm lịch sử, lại đi bắt chước kẻ thù phương Bắc, một kẻ thù mà tiền nhân chúng ta xem chẳng ra gì. Không còn chữ nào khác hơn là chữ “nhục”.
Chẳng hiểu sao sự cố “Ca ngợi tổ quốc” cứ làm tôi ám ảnh bởi lí thuyết của Sigmund Freud. Có lẽ các bạn còn nhớ hay đã biết, Freud cho rằng những nhầm lẫn và sai sót của chúng ta, từ lời nói đến hành vi và hành động, tiết lộ những cảm nhận và suy nghĩ ở tiềm thức. Các nhà tâm lí học cho một ví dụ rất thú vị là một anh chàng kia tên là Tôm một hôm gọi tên cô bạn gái mới của anh ta bằng cái tên của người bạn gái cũ. Nhìn bề ngoài thì chỉ là một sai sót nhỏ, có thể là ngẫu nhiên. Nhưng đối với giới phân tâm học, nhầm lẫn của Tôm không phải là ngẫu nhiên, mà có một lực trong tiềm thức, ngoài sự nhận thức của Tôm, định hướng cho anh ta. Cũng có thể dùng lí thuyết của Freud để giải thích rằng sự cố “Ca ngợi tổ quốc” không phải là biến cố ngẫu nhiên, mà nó nằm ở trong tiềm thức của những người thân Tàu, và cái tiềm thức đó chi phối đến những hành vi của họ. Do đó, những vụ việc như cờ đỏ có 6 sao, như thề thốt với Tàu là lòng dạ Việt Nam trước sau như một là trung trinh với họ, v.v. tất cả đều do tiềm thức thân Tàu mà ra, chứ không phải sai sót ngẫu nhiên.


Tên NSND phản động Lê Hùng

Không biết các bạn thì sao, chứ tôi phải thú thật là mỗi khi đọc thấy ai đó có cái danh hiệu “Nhân dân” hay “Ưu tú” là tôi cảm thấy sao mà vừa nghi ngờ, vừa ghê ghê

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn

(Bài viết của tác giả kim thuan Trinh)

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...