Hồ Dzếnh (Vũ Thư Hiên)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



HỒ DZẾNH

Vũ Thư Hiên

Nhà văn Thanh Châu có một giang sơn riêng - một gác xép bằng gỗ ghép giống hệt gác xép của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái”, mà chúng tôi gọi đùa là “ông Giê Su ở phố Hàng Thuốc Bắc”..

Một thời nhiều nhà có thứ gác xép như thế. Nó tăng diện tích ở không nhiều, nhưng tạo ra một mảng riêng tư. Gác xép của Thanh Châu được dành riêng cho ông làm việc và tiếp bạn, người nhà không hề lai vãng. Để lên cái gác xép ấy tôi phải leo một cái thang dựng ngược, bám cứng vào hai thành lung lay của nó mà từng bước nhích lên rồi mới chui qua một lỗ vuông hẹp.

Từ khi nhà nước cách mạng về tiếp quản Hà Nội, Thanh Châu biến mất khỏi văn đàn. Đề tài, bút pháp thuộc dòng lãng mạn nay đã không hợp thời, lại còn nguy hiểm. Nó bị coi là nọc độc. Tác giả Tà Áo Lụa, Bóng Người Ngày Xưa… giờ đây ngồi lặng lẽ nơi mảnh đất tự tạo bên cái bàn trà nhỏ đã lên màu cánh gián và bộ ấm chén gan gà tí tẹo.

Người thường xuyên có mặt trên gác xép của Thanh Châu là Kim Lân, cây bút số một về chuyện nhà quê. Người thứ hai là Bùi Xuân Phái. Gày còm, xanh xao, với gương mặt rất giống Chúa Cứu Thế, tự xưng “nhát gan bậc nhất Hà Thành”, hễ gặp quá ba khách đến trước là anh lịch sự bắt tay mỗi người một cái rồi ù té.

Từ cái lỗ vuông ấy, vào một ngày không còn nhớ, nhô lên một mái đầu chải ngược, đường ngôi rõ ràng, một khuôn mặt xạm đen với nụ cười phô những cái răng dài.
- Hồ Dzếnh đấy! - Thanh Châu nói khẽ với tôi.
Tôi không quên được hình ảnh ấy - nó gắn chết vào trí nhớ.
Con người lộc ngộc, xương to, thịt ít, ngồi xuống bên tôi:
- Vũ Thư Hiên?
Thanh Châu gật.

Chắc hẳn Thanh Châu, hoặc Kim Lân đã nhắc đến tên tôi nhân đụng tới thế sự văn chương. Và còn một lẽ nữa - trong các khách của Thanh Châu tôi ít tuổi nhất.
Chả là hồi ấy dư luận đang ồn lên với bài “Giương cao ngọn cờ tính Đảng, chống chủ nghĩa xét lại hiện đại trong văn nghệ” của Tố Hữu. Nó hứa hẹn một trận đánh, rất có thể sẽ là một vụ "Nhân Văn - Giai Phẩm" thứ hai, Tôi được nêu tên cùng với truyện ngắn Đêm Mất Ngủ. Cùng với tôi còn có Nguyên Ngọc và Ngô Ngọc Bội. Là may. Chứ một mình thì nguy to.

Lời phê phán của nhà thơ lãnh tụ lần này không gây ra đám cháy lớn. Tuy nhiên, sau bài báo đó các ông tổng biên tập, các thư ký toà soạn liền cầm kính lúp soi từng chữ trong mỗi vần thơ, mỗi câu văn. Mấy truyện ngắn hiền lành của tôi gửi đến đều bị trả lại. Hỏi vì sao thì các vị cầm trịch nhe răng cười.

Tiếp tục bảo thủ và ngụy biện

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Trọng Vĩnh

Đôi lời: Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, năm nay đã 104 tuổi, Lão thành cách mạng, nguyên Ủy viên BCHTW ĐCSVN, nguyên Đại sứ VN tại TQ (3 nhiệm kỳ).

Tuy tuổi cao sức yếu, nhưng ông vẫn rất quan tâm và hết sức lo lắng về tình hình đất nước, từng có nhiều bài viết, thư ngỏ đóng góp.

Bài viết này được ông đọc cho con gái là bà Nguyễn Nguyên Bình, cựu trung tá quân đội, viết, ông ký - ghi họ tên ở cuối.

Xin trân trọng gửi tới quý độc giả.

Ba Sàm

https://basamnguyenhuuvinh.files.wordpress.com/2019/10/59653285_879292875745487_8774087808806551552_n.jpg?w=946

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tại tư gia, cùng con gái, và các anh chị em tranh đấu cho chủ quyền biển đảo tới thăm

Hiện nay tôi đã già lắm rồi, nhưng vẫn cố gắng theo dõi những việc chính của đất nước.

Ngày 15/10 (2019) vừa qua, Đài Truyền hình trung ương đưa lên buổi tiếp xúc cử tri của ông Phú Trọng ở Hà Nội.

Trước tình hình nước sôi lửa bỏng do Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển nước ta mấy tháng qua, thế mà ông Trọng và một số cử tri quen mặt vẫn nói một giọng lập lờ như bao nhiêu năm trước.

Tôi thấy quá buồn.

Gần đây tôi cũng đã xem một số hình ảnh của cuộc tọa đàm về bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế, ngày 6/10/2019. Tôi thấy anh chị em nói rất hay, nhiều phát biểu có nghiên cứu, có tính toán, đưa ra ý kiến xây dựng.

Ý kiến của Anh hùng Lê Mã Lương, tuy có chút gây sốc, nhưng cũng là một ý kiến rõ ràng, mạnh mẽ về việc phải kiên quyết giữ được bãi Tư Chính. Trước hết phải kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế.

Tôi cũng nghe ý kiến ông Phú Trọng nói về cuộc tọa đàm vừa qua. Ông có vẻ khó chịu, mỉa mai chì chiết tiếng nói yêu nước của nhiều người dân (mà đó là các công dân đã từng đóng góp công sức trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và chưa hề bị tước quyền công dân). Ông Trọng nói họ là “một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước” (!).

Vậy là ông đã quên lời dạy của CT Hồ Chí Minh, rằng: “Trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước“?

Đã thế, ông cũng lên gân, vỗ ngực: “Vậy còn Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à?“

Cung cách của ông tôi thấy sao mà giống như đôi co giữa chợ, chả giống phong cách chính khách tí nào!

Người Việt Nam không còn biết nhục!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

NHỤC MÀ KHÔNG BIẾT LÀ NHỤC

Luân Lê
 
Những tấm biển cảnh báo bằng tiếng Việt về vấn đề trộm cắp, ăn uống và vứt rác, được ghi ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Gồm: Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào và Singapore.

Việc những quốc gia này cảnh báo “văn hoá” trộm cắp đồ, tham ăn tục uống, xả rác vô tội vạ như thời ăn lông ở lỗ, bằng những tấm bảng ghi bằng tiếng Việt vì họ phát hiện ra những thói hư tật xấu (phạm pháp) này phổ biến ở người Việt.

Và họ cảnh báo chung dành cho người Việt chứ không theo lý luận “người Việt có người thế này người thế kia” để bao biện hoặc bào chữa. Họ thấy các hành vi phổ biến ở cộng đồng người nói tiếng Việt tại nước họ, họ cảnh báo chung như vậy cho người nói tiếng này.

Cũng như vậy, khi tôi nói tới thói hư tật xấu như tham ăn tục uống, thô lỗ, ăn to nói lớn và có tính hung dữ, khéo léo giả tạo...của người miền Bắc là nói tới cái phổ biến chung của cộng đồng người tại vùng địa lý này. Nó nổi bật lên, và nó được nhận thấy. Cái phổ biến là cái được phản ánh chứ không bàn tới những cái riêng biệt hoặc ít ỏi vì nó không có tính đại diện.

Người nước ngoài họ cảnh báo chung cho tình trạng phổ biến của người Việt về các hành vi xấu đó, họ không cần phải biết ai là người này và ai là người kia, họ cảnh báo về hành vi phổ biến được thực hiện ở chủng người Việt trên lãnh thổ quốc gia họ.

Thế nên, nói tới đặc tính người miền Bắc, đừng có phản biện bằng cách lý luận “ở đâu cũng có người này người kia”, nó không phải lập luận của người có tư duy và nhận thức.

Vì nó khác gì mấy tên tham nhũng suốt ngay ra rả nói thể chế chính trị nào mà chẳng có tham nhũng, nhưng cái khác nhau cơ bản là tỷ lệ 99% tham nhũng ở nước này với 1% tham nhũng ở nước khác và quan trọng hơn nữa là cơ chế (cách thức tổ chức quyền lực nhà nước) để không cho phép quan chức thực hiện tham nhũng dễ dàng và khi bị phát hiện thì không một ai có thể trốn chạy hay bị xuê xoa xem nhẹ. Và nó là cách hữu hiệu để phân biệt giữa một nền chính trị là độc tài hay dân chủ, tự do.

Khi biết thói hư tật xấu phổ biến của cộng đồng người mình để sửa thì còn cơ hội tốt hơn lên, nếu không thế giới họ khinh bỉ và ghẻ lạnh vẫn nhơn nhơn không biết nhục, lại còn tự hào vỗ ngực bề dày văn hiến với văn vật. Nền văn hiến nào mà không duy giữ và không biết sửa đổi thì đều có tính tha hoá và hủ bại cả. Tự hào nỗi gì với những dòng chữ tiếng Việt bằng cách an ủi “xã hội nào chả có người này người kia” kiểu AQ như vậy. Lỗ Tấn nói chớ có bao giờ sai về vấn đề này - lụn bại về văn hoá là dẫn tới sụp đổ mọi thứ.