LẬP TRÌNH VIÊN (26)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

— Sợ quái gì?!


— Đã đành, nhưng mà nói chắc thế đ'.. nào được. Lo lo. — Phi Long đánh mắt sang Kốt-xchi-a. — Là Kốt-xchi-a nó lo trước, làm tao lo lây.


— Biết là lần này phải vác máy tính đi đánh xứ người, bọn năm dưới khoa mình nó đang lập đội cổ động viên, may đồng phục, lên gặp thày A-mô-nốp đòi để chúng nó chở máy cho mình, cả đòi đi theo đến đấy để cổ vũ kia kìa. — Kốt-xchi-a nhăn nhó.


Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (26)" đầy đủ (730KB):

http://www.mediafire.com/?j2322dm66s3931m

http://www.megaupload.com/?d=9RLZN2MW


Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN":

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lap-trinh-vien-2.html

— Đ... m... tao đang thích vào cái chỗ nhà "đi săn" trong vườn Ê-ka-tê-rin-na. — Xéc-giô bực bội. — Mà, đèo gì, riêng cái đoạn máy mình chở ù cái đi đánh nhau được ngay, lẽ ra bác Vô-rô-si-lốp phải biếu không mình vài điểm, mới xứng. Trời thì đang lúc rét nhất năm thế này, mình mà đòi không lên đây thì phải chọn chỗ trung gian thì hố hố... cái đống sắt của bọn chã ngọng kia... À, đi xuống đấy thì ở khách sạn ba lô là tiện nhất, nó có cả giường tầng, mười đứa một phòng cũng được. Nhưng mà nó ở gần trung tâm, hơi xa trường kia...


— Bố A-nhi-a biết một cái khách sạn tư nhân ở ngay gần công viên A-lếch-xan-đờ-ri-a, là gần trường kia, mới... — Phi Long cười — chả nhẽ mình bắt đội trưởng Đét-lam ở nhà trọ ba lô?


— A-nhi-a... A-lếch-xan-đờ-ri-a... phải rồi, thêm vài bước nữa là chúng mình sẽ đến "Vườn Cung điện Pi-ốt"... — Xéc-giô nhấm nháy Kốt-xchi-a. — Phi Long ơi, em muốn đi dạo. Trong cái vườn này la liệt các anh cởi truồng phun nước, chúng mình cùng nhau vào xem đi anh, mới cả, em muốn anh đưa em ra vịnh Phần Lan để ngắm hoàng hôn cơ, chả nhẽ mình bắt đội trưởng Đét-lam ở nhà trọ ba lô hả anh... há há...






— "Hăm-lét," — Phi Long tự nhiên quay sang Kốt-xchi-a — "Pô-lô-ni-út đang ở đâu?"


— "Đang dự bữa tối."


— "Bữa tối? Ở đâu?"


— "Không phải ở đâu ông ấy ăn, mà là ở đâu ông ấy bị ăn. Những con giun láu cá đang tổ chức một cuộc hội nghị nào đó trên ông ấy. Con giun là vị hoàng đế duy nhất cho bữa ăn. Chúng ta nuôi béo các con vật khác để nuôi béo chúng ta, và chúng ta nuôi béo chúng ta để nuôi béo những con giòi. Ông vua béo và thằng ăn mày gày cũng đều chỉ là dịch vụ tùy chọn — hai cái đĩa, nhưng cho một bàn ăn. Đấy là sự kết thúc."


— "Ối chao!.."


— "Một người có thể câu cá bằng con giun đã chén ông vua, và chén con cá đã chén con giun..."


Một liệu pháp để tránh căng thẳng. Hai anh chàng dốt tiếng Anh và mê Shakespeare này chắc còn thuộc nhiều nữa, nhưng đúng lúc đấy, từ hệ thống âm thanh đã vút lên một giọng nam cao, đoạn độc diễn tấu từ vở nhạc kịch nổi tiếng của Trai-cốp-xki, phỏng theo nội dung cuốn tiểu thuyết cùng tên của Pút-skin: "Con Đầm Bích"


"Cuộc đời chúng ta là cái quái gì?

Là trò chơi!"


Vừa dứt câu hát thì một người giám trận đã cầm một chiếc dùi trống trông giống hệt như chiếc dùi pê-đan của giàn trống Jazz, có thể nhỉnh hơn một chút, nện nhẹ một phát vào giữa núm của một chiếc cồng bằng đồng...






— Và... hôm nay, trên bàn chơi của chúng ta, đặt cược ít nhất là một nghìn, nhiều nhất là năm mươi nghìn. Với đội “Người Xem”, hôm nay phải một mình chống lại hai đội chơi, thêm một nửa thời gian, cùng với sự hỗ trợ của các hệ thống máy tính, cho nên, tỷ lệ đặt cược sẽ là một ăn ba. Số tiền thắng cược sẽ được nhân ba. Như vậy... Chúng ta chơi “Cái gì? Ở đâu? Lúc nào?”. “Người Xem” truyền hình chống lại các “Nhà Thông Thái”. Chơi đến lúc đội “Người Xem” đạt sáu điểm, hoặc tổng số điểm của cả hai đội “Các Nhà Thông Thái” đạt sáu điểm. Như vậy hai đội chơi ở đây có thể thắng hoặc hòa nhau. Tỷ số đang là không, không, không. Hiệp thứ nhất."


Lại một tiếng cồng trầm hùng vang lên. Ở gian ngoài, một người giám trận thò bàn tay đeo găng tay trắng túm lấy cái núm màu hổ phách trên đỉnh cái cò quay đèn thần A-la-đanh, rút lên rút xuống mấy cái, mũi tên đỏ sọc vàng quay tít thò lò theo chiều kim đồng hồ. Cuộc chơi chính thức bắt đầu.


— Ca-mê-ra, mũi tên của tôi đâu, sao trên màn hình lại toàn máy tính? Bao nhiêu? Hai mươi lăm nghìn, màu đen. Nghiêm túc đây. Công trình sư Na-ta-li-a Kờ-rư-cốp-va, thành phố Rê-nhi, U-cờ-rai-na. Chú ý, người đẹp Nhật Bản.


Người chơi cả hai đội theo phản xạ đều hướng hết về phía màn hình to treo ở cửa khoang của mình, thì trên đấy vẫn chỉ có ba vệt dọc rộng bằng nhau, vệt bên trái màu lam, bên phải màu vàng, giữa màu tím. Vệt lam có số không to tướng màu vàng, vệt vàng có số không to tướng màu lam, vệt tím có số không to tướng màu trắng.


Theo thứ tự, cũng đúng theo chiều nhìn ra màn hình (đội A-nhi-a ngồi bên tay phải): điểm số đội huyết dụ, điểm số "Người Xem", điểm số đội xa-phia.


Đang chờ màn hình thì lại thấy có hai người giám trận cầm hai cái khung hình chữ nhật tiến vào hai khoang.


Hóa ra là một bức tranh.


Chân dung một người phụ nữ, từ vai trở lên, góc nhìn hơi nghiêng từ phía bên phải, hai bàn tay duyên dáng chụm vào nhau ở chỗ trước cổ áo xốc xốc — chắc là ki-mô-nô, — tóc búi cao, cài trâm...


— Họa sĩ Nhật Bản thế kỷ mười tám U-ta-ma-rư Ki-ta-gan-la đã cố vẽ chân dung người đẹp sao cho khuôn mặt tựa như đóa hoa phong lan, vầng trán giống như bầu trời, còn cặp mắt như vầng trăng. Chú ý, câu hỏi: “Kiểu tóc của người đẹp, theo quan điểm của U-ta-ma-rư Ki-ta-gan-la, sẽ phải giống như cái gì?”


"Tút!" — thời gian một phút rưỡi bắt đầu đếm...

Steve Jobs: Chúng tôi chả theo dõi ai cả

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Sự vạch trần ra mới đây là điện thoại iPhone của Apple và Android của Google theo dõi vị trí của người sử dụng đã thu hút nhiều sự chú ý.


Vấn đề này thậm chí đã động tới nghị viện Mĩ với việc quốc hội và Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) cùng xem xét nó. Liên quan đến chuyện này, Giám đốc Điều hành Apple Steve Jobs đã trả lời một độc giả MacRumors theo như tin tức được đưa đã gửi thư điện tử cho ông tìm kiếm những sự làm sáng tỏ về chuyện đang được tranh cãi này và đồng thời làm lời nói bóng gió về việc chuyển sang dùng Android. Ông Jobs theo như đưa tin đã phản hồi lại, xác nhận là Apple không theo dõi những người sử dụng và thông tin này là "sai". Ông Jobs, tuy vậy, đã nói là Android có theo dõi những người sử dụng.


Một đôi nghiên cứu viên bảo mật người Anh mới đây đã nói là phiên bản mới nhất hệ điều hành cho iPhone và iPad của Apple luôn luôn ghi lại vị trí của thiết bị và tích trữ thông tin trong một tệp tin được dấu kín.


Alasdair Allan và Pete Warden đã nói đặc điểm ghi lại vị trí đã được chứa đựng trong iOS 4. "Kể từ khi có iOS 4, thiết bị của bạn đã tích trữ một danh sách dài các vị trí và những dấu vết thời gian," họ đã nói trong một đề mục được bốt trên trang oép radar.oreilly.com.


"Chúng tôi không chắc Apple tập hợp dữ liệu này để làm gì, nhưng cái này rõ ràng là có chủ ý," các nghiên cứu viên đã nói, còn nói thêm là cái đấy gây nên hàng loạt "những sự dính líu đến bảo mật và tính riêng tư."


Hỏi: Steve, anh có thể làm ơn giải thích sự cần thiết của công cụ theo dõi vị trí một cách thụ động đã được nhúng vào iPhone của tôi? Cái đấy là một thứ gì đó bực mình khi biết là địa điểm chính xác của tôi đã được ghi lại trong suốt mọi lúc. Có thể anh sẽ tỏa một chút ánh sáng lên việc này cho tôi trước khi tôi chuyển sang một Droid. Họ không theo dõi tôi.


Đáp: Ồ... họ có đấy. Chúng tôi chả theo dõi ai cả. Thông tin đang lan truyền chung quanh là sai.

Ai đã giết ông Mút-đờ-rốp (XIII)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

— Hôm ấy em lang thang, chán ngán, ở một thị trấn khỉ ho cò gáy... thực ra cũng không hẳn... tóm lại nó ở miền núi. Trời nắng, có một chỗ có một cái ao rộng, gọi là hồ cũng được, ở trong một khu kiểu như khu chợ. Ở đấy cái gì cũng nham nham nhở nhở, nhưng cái ao thì đẹp. Bên bờ ao kê liền mấy cái bàn gỗ dài, cao gần đến ngực, kiểu bàn ăn đứng. Có mấy thanh niên địa phương đội mũ nồi... dân tộc, nó là mũ vải hình vuông bẹt bẹt màu sẫm ấy, đang nướng thịt bán, khói bốc xanh um. Em vừa đi ngang chỗ ấy thì đứng nghệt luôn ra... Tại nhìn thấy hai người rất là kỳ lạ.



— ...



— Người phụ nữ... gọi là cô gái cũng được, chắc chỉ hơi quá tí, mặc cái quần soóc cũ màu ễnh ương... tối hơn chút, bạc phếch, kiểu quần ka-ki có thể đút hai tay vào túi quần rồi phùng ra... với cái áo thun trễ hai dây, vằn vện hoa cà, cũng cũ, cả đều không tinh tươm lắm, dây chiêng trống lộn xộn thoải mái, tóc vàng nửa rơm nửa rạ buộc gấp một túm cẩu thả đằng sau, — y vừa kể vừa vui vẻ làm động tác mô tả, — đi dép tông, đại khái kiểu đang ở nhà hay nhà trọ ngay cạnh đấy, chỗ ấy cũng hay có khách du lịch, muốn ăn quà thì cứ thế chạy luôn ra.



— ...



— Người đàn ông... hì, thằng này trông ngon cực, một thằng nhóc bé tí, trắng trẻo mũm mĩm nhưng không chảy, cởi trần trùng trục, cổ đeo dây chuyền bạc, tí nở, bụng tròn, mặc một quả quần đùi trắng vải vũ ba lê in những hình hoạt họa nhỏ màu xanh lá cây và màu đỏ; mẹ nó để nó ngồi chễm chệ ngay trên mặt bàn, xếp bằng tròn, thò tay tự bốc thịt nướng mải mê gặm, xốt cà chua quệt đầy hai bên mép.



— ...



— Lý thú không tả được, em đang chán nản thế cũng không nhịn được phì cười; cười thật được, nên sảng khoái thật, cao hứng mới sán lại chỗ đấy, chủ yếu muốn ngắm nghía, cả có thể trêu nó chút...



— ...



— Mẹ thằng kia nhìn em cười cười, còn nó đang toàn tâm toàn ý mải ăn thịt, tuyệt không để ý gì đến xung quanh. Đến nỗi em ghé đầu xăm xoi, cu cậu cũng không biết, nhưng vô tình quờ tay vào cái khăn vải em quấn trên đầu, bèn cứ thế chùi lấy chùi để, thậm chí chả nhìn, cứ tiếp tục chăm chú gặm thịt nướng ở tay kia... Thành ra lúc ấy thế này: thằng bé thì vừa lau tay vào đầu em vừa gặm thịt nướng, mẹ nó thì chảy cả nước mắt, cứ nhìn hết em lại nó, một tay bịt mồm, một tay tì vào mặt bàn, còn em thì trố mắt nhìn lên đấy...



— ...



— Miếng thịt nướng to, mẹ nó phải cắt bớt ra, tưới thêm xốt cà chua, rồi bày riêng vào một cái đĩa giấy để trước mặt cu cậu. Và... cô ấy đã cắt thịt đúng bằng con dao ấy.



— ...



— Nhưng em đờ đẫn ra lúc ấy là vì quá bất ngờ, nó là phản xạ bản năng, chứ tuyệt không có một chút cảm giác vui mừng nào hết. Nếu bây giờ bảo em làm sao diễn tả chính xác nhất cái gì là tuyệt vọng, có lẽ em sẽ chọn đúng cảm giác lúc ấy. Khi mà... cái mà mình thật muốn đã sờ sờ ngay trước mắt, nhưng trong tâm trí, không phải là không tin... tin hẳn hoi, tuyệt đối không lăn tăn đấy chính là nó, nhưng có cái gì đấy cứ trơ ra, giống như nó đã có một lý lẽ hoàn toàn chắc chắn khẳng định mặc dù chính là cái đấy rồi đấy, nhưng ngay cả thế cũng sẽ chả thể đem lại một kết quả gì khả dĩ đâu.



— ...



— Thực ra cảm giác ấy không sai, chỉ là hình dung nó lạ lùng. Căn bản... từ việc tình cờ nhìn thấy một vật, cho đến tìm hiểu được xuất phát điểm của một vật giống với vật ấy, rồi lại tiếp cận được xuất phát điểm ấy, và khai thác được thông tin, và trong đó lại phải có thông tin có ích... thực tế cũng không quá khác so với trăng ở dưới nước.



— ...



— Em bơi chắc giỏi hơn cụ Lý Bạch... Nhưng vậy là may không phải bơi lội gì. Con dao ấy được bán ở quán tạp hóa của ông lão Kha-gu-txư-ra ở ngay trong thị trấn. Lúc ấy tay em cứ run bần bật. Cũng không biết đấy là suy nghĩ hay bản năng, nhưng em cứ tự động lóng cóng cởi cái đồng hồ Rô-lếch ra lồng vội vào tay thằng bé, rồi bất giác chắp hai tay vào trước ngực cúi chào mẹ, hay là mẹ con, nó, lúc ấy em đã nghĩ là người Nhật chào như thế; hình như cô ấy đã nói hay làm gì đấy, nhưng đều đã ở đằng sau, cách em một đoạn.



— ...



— Em nhớ lúc bước đi lập cập trên đường, em đã có một mong muốn rất lớn là được trở thành một trong số Bạc Vương. — Y cười, nhưng lại nhăn nhó. — Em biết, mấy người đấy, họ có dự cảm rất tốt, kiểu dự cảm không còn hoàn toàn là bản năng, đối với "dây đỏ", "dây đen". Còn em thì lúc ấy cực kỳ rối ruột... có hy vọng khấp khởi cùng với một cảm giác rất sợ, chắc không phải sợ vỡ mộng mà là sợ không dám hy vọng, hai thứ đấy nó cứ lộn tùng phèo trong người.



— ...



— Và ở cửa hàng không có ông lão Kha-gu-txư-ra. Cũng không có con dao ấy.



— ...



— Đứa cháu ông Kha-gu-txư-ra cho biết cửa hàng của họ đã bán loại dao như vậy trong suốt một thời gian; em cũng tìm thấy nó trong sổ bán hàng. Cậu ta nhăn trán, rồi lắc đầu, gần như quả quyết, khi em đưa ảnh ông Mút-đờ-rốp.



"Ông lão Kha-gu-txư-ra tới chỗ người bà con, còn chưa về ngay. Em xuýt nữa thì đã vội đuổi theo, rồi sợ... Chị biết, đuổi kiểu đấy, mỗi người đi một chiều, rồi phát sinh, có thể ngẫu nhiên lung tung cả, cả lúc ấy em biết em cũng chả có khả năng tính toán thật chặt chẽ được nữa, chỉ có một mường tượng rất lùng bùng, nên em bụng bảo dạ chi bằng cứ ngồi yên ở chỗ mà người kia thế nào cũng sẽ phải tới, cho chắc.



"Nhưng hóa ra việc ngồi đợi ông lão, cho đến khi ông ấy về, thực chất đã không còn nhiều ý nghĩa nữa.



"Chị biết không, càng ngày em càng có cảm giác, là trong những gì em làm, rõ ràng luôn có một cái gì đó, không phải em, và luôn đi trước em.



"Hôm ấy em đang vừa đuổi theo một thằng bé trong một khu phố ngoằn ngoèo... — y cười — chơi chơi thôi, vừa nghĩ đến cảnh Chu Bá Thông đang đuổi theo Cừu Thiên Nhận, thì nhìn thấy từ trong một quán hàng bán đồ lưu niệm ở bên mặt phố có một người khách du lịch đang đi ra, vừa đi vừa chăm chú ghi chép gì đó vào một quyển sổ con. Lúc ấy chỉ nhìn thoáng thế thôi. Nhưng sau đó, có một lúc ngẫu nhiên, việc này chợt trở lại trong đầu, và em ngẩn ngay ra vì sự dốt nát của mình... — Y ngửa bàn tay, hất lên chênh chếch, vẻ bực bội.



"Em vội gọi ngay cho anh Ác-tua, anh Ác-tua cũng vội vàng làm ngay việc em bảo, lại bới hết đống đồ đạc của ông Mút-đờ-rốp lên, cố tìm cho được thứ gì có vẻ giống như sổ ghi chép.



"Tìm được sổ ghi chép thật, thậm chí — nhưng — rất to, phải cỡ... "Chiến tranh và Hòa bình" — ông giáo sư, không hẳn là nhật ký, nhưng hóa ra có thói quen ghi chép rất đều đặn hầu như không ngắt quãng. Anh Ác-tua, — cũng là một cao thủ thuộc loại thể lực thâu đêm suốt sáng nếu cần, không hơn, mà chắc khó hơn, thì cũng không kém em bao nhiêu, — đã ngồi hì hục bới quyển đấy suốt cả đêm...



"Nhưng không tìm được gì hết.



"Em đã tự trách mình ngu và bắt đầu có cảm giác thật sự lo lắng nghĩ là sẽ phải tự xem xét lại tính lô-gích trong cách suy nghĩ của mình suốt cả giai đoạn ấy... thì chợt nghĩ đến một chuyện, lại vội vội vàng vàng gọi cho anh Ác-tua.



"Thằng cu Vô-va con anh Ác-tua là một thằng bé rất "cứng". Nó thích nhất các trò đánh đấm ly kỳ bắt gián điệp, nhưng mẹ nó bắt và kèm bằng được nó vào trường chuyên toán, anh Ác-tua ở nhà thì rất hiền, nhưng lại có uy, ít can thiệp nhưng hay ủng hộ vợ, cho nên cu Vô-va mặc dù đến giờ trông vẫn không giống lắm, nhưng lại chính thị là dân trường chuyên lớp chọn hàng hiệu từ bé; và nó khá máy tính ra phết... — Thấy cô gái cười cười, lấy ngón tay chỉ chỉ, y hơi ngớ ra, rồi cũng cười, nhưng lại nhíu mày. — Không, hoàn cảnh nó đâu có... chị biết em khác mà.



"Em chỉ cách cho nó vào mạng lấy cái chương trình của nhị ca... — Y trao đổi với cô gái một cái nhìn nhanh. — Bản tối thiểu, pót-tây-bần, từ chỗ của em. Em biết bên kỹ thuật chỗ anh Ác-tua họ cũng có chương trình của họ, nhưng theo mức độ bây giờ, thậm chí nếu có nhỉnh hơn so với phần mềm dân dụng, thì với kiểu sổ ghi chép bằng tay, chắc cũng chẳng ăn thua gì. Hơn nữa tâm trạng lúc ấy, em không thể... không có khả năng dừng lại để đặt ra các phương án rồi cân nhắc. Chỉ thấy có cái gì mà vạn nhất hy vọng được... là theo luôn thôi. Nên em hướng dẫn thằng Vô-va cách quét dữ liệu từ quyển "Chiến tranh Hòa bình" của ông Mút-đờ-rốp, quét ngược từ dưới lên, cứ được trang nào thì côn-tờ-rôn "F" tìm ngay theo địa danh chỗ ấy hoặc tên con dao như đã được ghi trong sổ bán hàng, nếu không thấy thì đơn giản tìm thử từ "dao".



"Đêm hôm ấy em đang ngủ thì thằng Vô-va gọi.



"Nhấc máy thì cả em với nó đều nói rất to về cùng một thứ. Nó tìm thấy tên cái thị trấn ấy, và ngay bên cạnh: "dao săn A-kun-la, giá 1,387.00 rúp."



"Vậy là xong, nhưng em dặn nó: "Bảo bố đợi chú về."



"Căn bản em vẫn muốn chờ ông lão Kha-gu-txư-ra.



"Ông lão về, thấy ảnh ông Mút-đờ-rốp thì nhớ ra ngay, còn nhăn nhó... Hóa ra ông Mút-đờ-rốp đã là một vị khách hàng không mấy dễ chịu, có khi có phần giống em, — hồi đi mua dao. Em giải thích lý do rồi xin phép rước ông lão về chơi thủ đô một chuyến; ông lão vui vẻ nhận lời ngay. Vì sao đó mà với chó, với bọn con gái, và với người già, trước giờ em luôn gây được thiện cảm. Với mèo thì lại hoàn toàn ngược lại! Cho nên nhiều người cứ hay ví gái với mèo, em thấy hình như rất ngu... — Thấy cô gái nhìn mình, y cười, lần này thì có vẻ vui vẻ thật. — Không phải mình em thấy thế nhá! Chị cũng thấy, "Con mèo con của anh blah blah..." xuất hiện ở biết bao nhiêu chỗ, rồi cũng chả ai nhớ những chỗ ấy là chỗ nào, đến Trê-khốp, chỉ một phát "Gái và Chó", thì lập tức để đời!..



Đang vui vẻ, giữa hai chân mày y chợt thoáng một nét trầm ngâm, và vẻ trầm ngâm thoảng qua ấy chắc không phải vì y cũng đã nhận ra một biểu hiện tương tự trên nét mặt người ngồi cạnh, nhưng y tiếp tục ngay:



— Nhưng sau đấy nghĩ lại, em nghiêng về giả thiết là ngay cả nếu em không đợi ông lão Kha-gu-txư-ra, mà bỏ về ngay, thì chắc em cũng chưa thể về được.



Y có vẻ chờ đợi, nhưng ở cô gái không có dấu hiệu gì khác ngoài biểu hiện rất chăm chú, nên y đành nói tiếp:



— Vì sẽ có người tìm cách để giữ em lại.



— ...



— Chỉ để nói một câu chuyện.



— ...



— Để giao phó một việc.



— ...



— Và người đó là...



— ...



— Chính là...



— ...



— E-quin Pờ-rao vĩ đại!



— ...



— Chị thậm chí..!



— Kể tỉ mỉ chị nghe, đừng bỏ sót.



Y đã ngửa một bàn tay, hất lên trời, giương mắt ném vào cô gái một cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa tức tối... thì cô gái chống một bàn tay lên trán, cúi xuống, người rung lên, rồi bàn tay bật ra, khuôn mặt xinh đẹp ngẩng lên, rạng rỡ, cùng với một nụ cười khó có thể tươi vui hơn được nữa, và tiếng cười trong trẻo, giòn tan, giống như đã làm cho không chỉ ánh trăng trên mặt nước hồ chung quanh, mà cả ánh trăng khắp trên lòng thuyền, trên hai người, nhất là hai mái tóc, đều không ngừng lấp lánh lay động. Cô gái hỏi với một vẻ sốt ruột trông thấy:



— E-quin Pờ-rao thật á?! Kể đi, kể ngay đi!..



Nhưng suốt cả câu chuyện, cô không giục giã thêm lần nào nữa. Chỉ đến lúc đã nghe hết, cô mới như đang đối thoại với suy nghĩ của chính mình:



— E-quin Pờ-rao vĩ đại... E-quin Pờ-rao... chỉ ngoại trừ một chút nhầm lẫn về phiên bản chương trình... mà... cũng không quan trọng lắm.



— ...



— Em định thế nào?



Y không trả lời, chỉ làm một điệu bộ, cô gật đầu:



— Ừ, phần sau.



— Em... chưa định gì cả. Không định được. Biết là không định được. Cho nên em... bây giờ gặp được chị rồi, mọi thứ... trong người em mọi thứ nó mới yên bình lại.



"Mai em sẽ bắt đầu quyết định!"

Vietnam's Anthem - The Most "HÀO HÙNG" In The World

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

This ridiculous (and caustic) occurrence started with ridiculous (and comic (?)) joke which has appeared here: 6 National Anthems That Will Make You Tremble With Fear, on cracked.com — an America's humor page.


Americans nevertheless got completely not bad tradition of humor. After all it's them, namely, themselves, who has constructed such big wall, and all names of those soldiers who had shamefully died in Vietnam war were written there, — as a big big great monument of the most idiotic death ever over the world.


And that what's caustic in it has begun here, in one of popular Vietnam's newspapers:


The name of this newspaper: "The Youth". It's an official tribune of federation of the youth of Vietnam.



Here come the contents of the article above (in section: Culture and Art):


Website cracked.com has published that Vietnam's anthem — “Song of Advancing Soldiers” of composer Van Cao has won first place among the most "HÀO HÙNG" anthems in the world after a referendum of crowded readers. [*]


This is America's news page, which is qualified to make interesting statistics in the field of culture, art, science and technology, society... in the world, with millions of readers every day.


According to cracked.com, readers chose 6 anthems those were sorted descending. Vietnam's anthem took place champion, the second place was La Marseillaire (France), on the 3rd place — Independence march (Turkey), the 4th place belonged to Himnusz (Hungary), the 5th was Italy's anthem: II canto degli Italiani and the 6th belonged to Algeria's anthem — Qassaman.


[*] "HÀO HÙNG" — The word in vietnamese describes something that's both magnanimous and impetuous

Trịnh Công Sơn: Giật mình ôi...

6 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tạm biệt Hòa Thượng Thích Học Toán

11 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Múa Bướm - Thật là tuyệt vời!

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nàng Thi (02)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đợi hoài đợi mãi lâu ghê,
Một hôm, hàng phố bốn bề lao xao.
Nước Nhật động đất, sóng trào,
Biển cao mười mét, ập vào nhà dân.
Mấy chục ngàn mạng, san bằng.
Là sang hay trọc, cũng không khác gì.
Cho hay nhân định mà chi,
Cao xanh mà nhạt, lấy gì thắng thiên?
Vi sô cẩu dĩ vạn niên,
Hôm nay là Nhật, mai liền là ai?
Nàng nghe, như vịt nghe đài,
Thân mình khắc khoải, chuyện ai lùng bùng,
Còn như có chút vui mừng:
"Ta dù khổ cảnh, hơn chăng ối người?"
Thiên hương mà quẳng giữa đời,
Mưa vùi gió dập đến phai chân tình.
Bảo Thái về thấy, băn khoăn,
Tưởng rằng cơ sự phát sinh thế nào.
Nghe xong rồi mới thở phào,
Gọi nàng ngồi lại đổi trao tình hình.
Rằng: "Gay cho chú cháu mình,
Gạo rau lạm phát giá rinh tận trời.
Tính rằng cầm cự đến nơi,
Giờ qua cuối tháng, tới hồi sạch banh.
Nghĩ quẩn rồi lại nghĩ quanh,
Chắc qua vài bữa chú đành về quê...
Ấy, đừng lo... chú chỉ về
Thân sơ họ mạc đây kia cậy nhờ,
Gom lưng góp vốn phòng hờ,
Có phương đắp đổi, lại ra kinh thành.
Chỉ hiềm khó ước chậm, nhanh,
Lại lo thân gái trông anh từng ngày.
Hôm rồi chú mới gặp đây:
Nói sơ, thì tệ, thân, rày có non,
Cũng nguyên là chỗ bà con,
Họ hàng ba phát bắn dồn vẫn xa.
Nhưng sao thì vẫn người nhà,
Nói gì thì nói, hơn là người dưng.
Ngẫu nhiên gặp được, cũng mừng,
Nhất là đang lúc mông lung thế này.
Bà ấy chồng chết bấy nay,
Không con, ở vậy, một tay đuề huề.
Chuyện nghe, thông cảm tương tri,
Cưu mang sẵn ý đưa về chăm lo.
May thay lạc bước giang hồ,
Bỗng đâu thấy lối, là chưa cùng đường."
(Lần sau còn nữa, rất thương!)

Phim: "Những người khách từ tương lai"

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

NHỮNG NGƯỜI KHÁCH TỪ TƯƠNG LAI

(Tập 1)

Phim Liên Xô (5 tập, 1985)

Bộ phim "Của Một Thế Hệ"


Phần 1/5

Phần 2/5

Phần 3/5

Phần 4/5

Phần 5/5

Bob Dylan với Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Em bốt video này (em tự làm) lên youtube thì bị thông báo:

"Bob Dylan với Việt Nam"
This video contains content from SME and EMI, one or more of whom have blocked it on copyright grounds.

nên đành phải bốt file ".avi" lên đây để ai muốn xem thì download về xem: http://www.mediafire.com/?c4tkk71vxdjdi5e








Ai đã giết ông Mút-đờ-rốp (XII)

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

— Khoan đã, khẩu súng là súng gì?


— Khẩu đấy thì phải gọi là ước mơ của một...


— Súng của ông Mút-đờ-rốp. — Cô gái ngắt lời y.


— À, một khẩu Uyn-chét-xtơ cũ, không có gì đáng lưu ý.


— Còn con dao... — cô gái nhăn mặt — đã đâm vào mắt?


— Một con dao săn bình thường, loại rẻ tiền, cán gỗ. — Y dùng tay mô tả các kích thước. Rồi bàn tay phải y nhanh thoăn thoắt thay đổi tư thế năm sáu lần, cuối cùng nắm lại, cổ tay xoay xoay; y nhăn mũi. — Không phải một lựa chọn đúng, nếu định dùng để đâm.


Y lại dừng lời, nhìn cô gái đang trầm ngâm nghĩ ngợi như đã quên mất có y bên cạnh. Trong dáng vẻ của y lúc này lại cơ hồ có thể nhận ra một chút bồn chồn, dù chỉ là thoáng qua.


Tới lúc cô gái lại lắc lắc đầu, nhìn y, y gần như đã thở phào, mặt mũi hớn hở:


— Con dao ấy là cán gỗ, mà cán gỗ thì cho dù là sản xuất hàng loạt bằng máy, chưa nói làm thủ công, thì cũng không thể cứ roăm roắp cán nào cũng như cán nào được. Có điều nó bị bẩn lem luốc, nên ngay cả em cũng không để ý thấy gì cả. Chỉ đến lúc nó rơi xuống sàn, chỗ ấy là sàn bê tông, đánh "kịch" một cái, chắc nịch, rồi hơi nảy lên, nằm chổng đít vào mặt em, thì mới lộ mặt kẻ sát nhân.


— ...


— Chắc là do lỗi sản xuất, nên cái cán dao bị hở một tí tị ở đít. Cái đầu thép nhọn của lõi kim loại cắm vào cán gỗ bị hở ra một tí tị ở đấy. Chị..?


Cô gái vẫn rất chăm chú, nhưng trên gương mặt thanh tú thoáng một nét cười, nhưng chỉ khẽ gật đầu, làm một động tác mô tả bằng tay, rồi lại im lặng nhìn y.


— Anh Ác-tua liền gọi ngay một số chuyên gia súng ống ở chỗ họ tới, một đội phải nói ác chiến, và bảo: "Nếu viên đạn súng săn Uyn-chét-xtơ bị nở vì ẩm hoặc bị vênh do lỗi chế tạo, nên khi lắp, nó bị kẹt, giở quẻ, không chịu vào nòng, mà ở thắt lưng người đi săn khi đó lại có một con dao săn cán gỗ, thì xác suất sẽ thế nào?" Câu trả lời gần như có ngay: "Lấy cán dao để ấn đạn." Anh Ác-tua mới đưa con dao: "Thế nếu dùng con này để ấn, thì liệu có kích nổ không?" Lại trả lời ngay: "Nổ tốt. Cái này hệt cái kim hỏa." Cái đội súng ống ấy... — Y cười. — Thậm chí có một bác râu quai nón đã nhăm nhăm tìm cách đề-mô luôn. Anh Ác-tua hỏi tiếp: "Nếu trót làm nổ như thế liệu có phản lực lại không? Nếu có, thì mạnh không?" Lần này thì họ phải nghĩ và bàn nhau một tí, rồi bác râu quai nón bảo: "Phản lực mạnh đấy, chắc phải đến bảy, tám át-mốt-phe. Có cần chính xác không, để tớ..." Nhưng anh Ác-tua cười: "Chưa cần ngay đâu."


"Anh Ác-tua lúc đấy phấn khởi quá, bèn gọi điện ngay cho bác pháp y, bác Xê-mi-ôn, để khoe. Nhưng bác Xê-mi-ôn quả đúng là bác Xê-mi-ôn, — bác ấy nghe, rồi chậm rãi bảo: "A-chiu-sa ạ, tất cả những chuyện ấy đúng là đều rất thông minh và dễ thuyết phục, có thể bảo là hoàn toàn giống sự thật cũng được. Nhưng... A-chiu-sa, con dao ấy thực tế đã đâm ngập vào mắt trái nạn nhân. Mà thân thể con người, các kích thước, và tư thế... cháu hiểu đấy, cũng không phải là hoàn toàn tùy tiện được."


"Anh Ác-tua kể lại thế, chứ lúc đấy em chỉ thấy anh ấy ngồi im, môi bặm lại, rồi mắt sáng lên, cười hớn hở, rồi nói vào ống nghe: "Bác Xê-mi-ôn yêu quý, bác còn nhớ hồi cháu mới đi bắt cướp, mọi người đã gọi cháu là... Vâng... Và bác đã nói gì?.. Vâng, phải thế, không thể khác được... Cháu sẽ kiểm tra ngay... Vâng... Thế thì tốt quá, bác xem giúp cháu... Vâng..."


"Hồi mới tân binh, các đồng nghiệp gọi anh Ác-tua là "Gốts"... Gờ a u xê hát e, "vụng về", là một thằng tướng cướp trong phim cao bồi, do A-lanh Đờ-lông thủ vai. Anh Ác-tua hồi ấy, xinh trai, bảnh bao, thích mặc đồ đen, và cũng sớm nổi danh là một thiện xạ tay trái. Bác Xê-mi-ôn lúc đó đã bảo: "Nó sẽ là tay súng dữ nhất lực lượng." Bác ấy tâm đắc lắm, bảo lâu lắm rồi mới có được một tay súng trái xịn, và nếu dùng thước dây mà đo, thì đường dây thần kinh điều khiển tay trái ngắn hẳn hơn đường dây thần kinh điều khiển tay phải.


"Người nhà, đồng nghiệp ở trường, và bác Xê-mi-ôn, đều khẳng định ông Mút-đờ-rốp là người thuận tay trái.


"Vậy là xong!


"Chuyện này hầu như đã có thể chứng minh chính xác bằng công thức toán. Và bác Xê-mi-ôn đã giúp em, có thể ngược lại, chứng minh như vậy. Sau khi em dựa theo số liệu tính toán chính xác làm cho anh Ác-tua thêm một đoạn đề-mô bằng "3ds Max" thì đã có thể viết quyết định đình chỉ điều tra "vì trong vụ án này không có cấu thành tội phạm".


"Em cũng đã tưởng thế... Chị lại..?"


— Ừ...


"Muốn cứu Đim-ma

Thì phải điều tra

Mọi việc đã đủ

Chỉ thiếu: Ở đâu ra?"


— Giờ thì nhất định chị phải để em bái sư! — Y lắc lắc đầu, vẻ cực kỳ thất vọng. — Vậy mà em lúc ấy... em chỉ, may là vẫn có, chỉ mơ hồ có một cảm giác bất an. Đúng ra, toàn bộ, chỉ là một cảm giác thiếu thoải mái sao đó, chỉ thế thôi, — y nhăn nhó, đập bàn tay vào trán, — chứ tuyệt không có một ý nghĩ chi tiết nào cả. Sao có thể thế...


— Người ở ngoài, vả lại còn nhìn lại, lại đã biết kết cuộc, đương nhiên phải đơn giản hơn nhiều chứ em.


— Cũng không hẳn... — Y thở dài. Rồi lại thở dài. — Ông Mút-đờ-rốp có một người em trai, một huấn luyện viên thể dục dụng cụ. Ông ấy đã xem xét rất kỹ các tài liệu trong hồ sơ, và đã tuyên bố dứt khoát: "Tôi sẽ sẵn sàng đồng ý với giả thiết là anh tôi đã chết trong một trường hợp ngẫu nhiên vô cùng không may, vì sự thiếu thận trọng của chính anh ấy, nếu như tôi không phải chính là người đã sắp xếp hành lý cho anh ấy. Tôi có thể khẳng định là từ trước đến nay tôi chưa từng bao giờ thấy anh tôi có một con dao như thế, và trong tất cả những vật dụng mà anh ấy đã mang theo cũng không hề có con dao đó. Tôi cần phải biết thêm về con dao, thì mới có thể thừa nhận được là cuộc điều tra đã hoàn tất.


"Cảm giác của em lúc ấy... — Y nhăn mặt, môi trên hình như run. — Vì thằng Đim-ma nó là người thân, nên lúc ấy em đã có một cảm giác cực kỳ tồi tệ về bản thân... Không, không phải chuyện đầu óc vừa rồi, mà là chuyện đạo đức. Thằng Đim-ma thì vẫn nghĩ là ông giáo sư đã mang con dao đi, nó bảo nó đã nhìn thấy con dao không chỉ một lần. Nhưng em lại nghĩ rằng chuyện này dù sao cũng đơn giản thôi. Họ đi là đi công tác. Những vật dụng công, nếu mang theo, thì sẽ có biên nhận, kê khai. Mua bán dọc đường, thì sẽ phải có chứng từ. Em biết đám này đi công tác bằng tiền chùa thì rất sợ thiếu hóa đơn. Em gần như đã tin chắc. Nhưng rồi đã lục hết, tìm hết, thậm chí tìm đi tìm lại, vẫn hoàn toàn chả thấy dao dựa gì cả.


"Hết cách. Nhục nữa. Cái cảm giác tồi tệ kia càng ngày thì lại càng ám ảnh. Đầu óc em lúc ấy bảo là chả còn khả năng nghĩ ngợi gì nữa cũng không sai. Em vì vậy giống như cứ tự động đưa chân, tức là kiểu trâu bò húc, tự lần theo lộ trình của họ.


"Nếu bây giờ chị hỏi em về dao, đảm bảo chị sẽ bị bất ngờ đấy!


"Dọc đường, cửa hàng to, cửa hàng bé, quán xá, tạp vụ... bất kỳ chỗ nào khả dĩ có thể hỏi mua dao được, mà mắt em nhìn thấy, thì em đều vào hỏi hết; họ có bao nhiêu dao để bán, thì em đòi phải mang ra cho bằng hết, xem hết không thấy thì hỏi và đòi người ta phải trả lời cặn kẽ, đến nỗi ở một số chỗ, em biết họ đã tưởng em là một thằng dở người; số chỗ như thế tăng lên, thì bản thân em cũng mất tự chủ, có lần em đã mua cả một mớ dao để bớt cảm giác sượng sùng. Em đã xem hàng trăm con dao, đắt có, rẻ có, của Phần Lan, của Vô-lốt-gờ-đa, của Cốt-xtơ-rôm-ma, của Vi-át-xcờ, của Páp-lô-vô-pô-xát-xcơ... hì, vẫn còn nữa, nhiều lắm.


"Nhưng vẫn không thấy con kia.


"Chị cũng biết, lúc mà người ta cứ tiếp tục phải làm một việc rất không thú vị, nói là khó chịu cũng được, mà đã không còn hy vọng gì vào kết quả của nó, nhưng vì sao đó lại vẫn cứ phải làm cho hết, — y cười ảo não, như đang có lại đúng cảm giác ấy, — và đấy là em, em không kể... không phải là em kể, thì chị có tin được không?"


Đột nhiên y hỏi, cả cách hỏi lẫn câu hỏi cùng gây nên một cảm giác đầu Ngô mình Sở:


— Chị có nhớ thịt nướng ngoại ô không? — Mũi y hít hít mấy cái thành tiếng, y nuốt nước bọt, liếm môi, đưa tay chùi mép.


— Chị nhớ nhất là tứ ca, Đệ Tam Bạc Vương. — Cô gái nhoẻn cười, nét mặt lộ vẻ hân hoan.


— Hôm ấy em lang thang, chán ngán, ở một thị trấn khỉ ho cò gáy...


(Còn nữa)

Chuyện cười (15)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook





CHUYỆN CƯỜI

(Tập 15)






Một cậu bé con bước vào một hiệu cắt tóc và người thợ cắt tóc thì thầm tới một ông khách:


— Thằng bé này ngu nhất thế giới. Bây giờ tôi sẽ cho anh xem.



"Èo gì, Chuyện cười (15) buồn cười x tả!"

Người thợ cắt tóc một tay cầm tờ 20 nghìn, một tay cầm hai tờ 5 nghìn, gọi cậu bé đến và hỏi:


— Muốn tay nào, con trai?


Cậu bé hớn hở cầm ngay hai tờ 5 nghìn rồi bỏ đi.


— Thấy chưa, tôi đã nói gì nào? — Người thợ cắt tóc cười hể hả. — Nó không bao giờ hiểu!


Lúc ông khách ra khỏi hiệu cắt tóc, ông thấy cậu bé con đang đứng chén một ốc quế to ở cạnh hàng kem ở đầu phố.


— Này, con trai! Cho bác hỏi một câu? Sao cháu lại lấy hai tờ 5 nghìn, mà không lấy tờ 20 nghìn? Hai tờ 5 nghìn thì chỉ...


— Nếu cháu lấy 20 nghìn, trò chơi sẽ kết thúc!



o0o


Cô giáo:


— Nào, em, Vô-va, hãy kể về bộ xương này!


— Vâng, đây... là xương sườn, đây... là xương sống, đây... là xương chậu, và... còn đây... ở đây phải là... ở đây là xương chim.


— Thường hay ở đấy thôi, Vô-va! Đây là bộ xương đàn bà!



o0o


Một người ở tuổi 40 đã mua một chiếc BMW mới và hí hửng lái ra đường. Mui xe đang hạ xuống, làn gió nhẹ đã thổi qua chỗ tóc còn lại của anh và anh quyết định đậy mui lại. Khi kim tốc độ nhảy lên tới 80 dặm một giờ, anh bất ngờ thấy đèn đỏ và đèn xanh nhấp nhoáng ở đằng sau.


"Không kiểu gì họ có thể đuổi kịp một chiếc BMW," bụng bảo dạ, anh tăng tốc. Cái kim nhảy lên 90, 100... Đến lúc đó thực tại của hoàn cảnh mới làm anh giật mình.


"Mình đang làm cái quỷ gì thế này?" Anh nghĩ và một cách vô thức, lại tăng ga.


Nhưng viên cảnh sát đã bắt kịp, đã lấy bằng lái của anh mà không nói một lời, xem xét nó và xem xét chiếc xe.


— Hôm nay đã là một ngày dài, bây giờ sắp hết phiên trực của tôi và hôm nay là Thứ Sáu ngày mười ba. Tôi không cảm thấy hứng thú với vài thứ giấy tờ nữa, cho nên, nếu anh có thể cho tôi một lý do cho việc lái ẩu của anh mà tôi chưa từng nghe trước đây, thì anh có thể đi.


Anh chàng BMW nghĩ ngợi một tích tắc và nói...






Download cả chùm "Chuyện cười (15)": [10 chuyện, 14KB]

http://www.mediafire.com/?nub5c835l8l711f

http://www.megaupload.com/?d=N2HPVB2L


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me():

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lac-giua-am-dieu-hanh.html

Từ Nhật Bản, nghĩ về sức mạnh người Việt Nam

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bài này của anh Thành Nam (CEO cũ, FPT) mới đăng trên vnexpress. Em đọc tự nhiên có một cảm giác chán chán, nhưng hơi khó giải thích.


Khi xem TV đưa cảnh những đoàn người tản cư được dân địa phương chào đón, bố trí ăn ở, tôi đã kể cho Su nghe những ngày sơ tán trong chiến tranh của tôi. Về nhà ông bà chủ có mấy đứa con chỉ suốt ngày ăn cơm với muối, đã nhường cho gia đình tôi một nửa căn nhà của họ. Không phải chỉ 1-2 ngày mà mấy năm trời ròng rã. Tôi kể cho em nghe việc chúng tôi tự tết lấy mũ rơm, tự học cách lăn xuống giao thông hào khi kẻng báo động. Về bố mẹ tôi, hàng tuần đạp xe từ thành phố về thăm các con rồi lại lăn xả vào công việc.



Tác giả trên một phố cờ tại Tendo

Nhiều lắm, những ký ức tuổi thơ, gian nan nhưng đẹp và không gợn một chút hồ nghi về tương lai.


Kìa chân mây xa xôi, nắng hồng đang vẫy gọi

Ta lên đường đây lứa tuổi 20.


Chúng ta đã từng là một xã hội rất có tổ chức, rất có kỷ luật. Một thứ kỷ luật tự nhiên, không cần công an, không cần sếp. Chúng ta đã từng là những con người nhường nhịn, sẵn sàng đặt lợi ích của cộng đồng lên trên.


Ít nhất là tôi từng chứng kiến những điều đó. Sao bây giờ lại thấy mình lúng túng trước những vấn đề đơn giản của phát triển.


Chỉ có thể là chúng tôi đã quên mất hoặc không hiểu rõ quá khứ, hoặc chúng tôi đã quá già và hết nhiệt huyết cho tương lai.


Tendo (một thành phố thuộc tỉnh Yamagata) thật đẹp và bình an! Nắng vàng, se lạnh. Một thành phố nhỏ, mà nếu không có thảm họa này, thì chắc không bao giờ tôi có dịp ghé qua. Vậy mà có đến hơn 95% các loại quân cờ và bàn cờ Shogi được sản xuất ở đây. Bạn có thể nhìn thấy biểu tượng quân cờ khắp nơi: trên những viên gạch lát đường, trước cửa nhà hàng, trên nóc khách sạn, trong các cửa hàng lưu niệm. Quân mã may mắn, quân tốt cần cù và quân tướng uy nghiêm. Người Nhật đã kết hợp cờ vua Ấn Độ với cờ tướng Trung Quốc, thêm một chút đặc sản (cho người chơi dùng lại những quân ăn được của đối phương) trở thành một món ăn tinh thần của dân tộc.


Tạm biệt Tendo, về Tokyo!


(Em bỏ một mẩu ở cuối bài, nội dung không liên quan lắm)

LẬP TRÌNH VIÊN (25)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trăng đúng là sáng thật. Qua cổng vòm tối om ra khỏi mảnh sân trong, ra đến mặt phố, rẽ tay trái, đi trên vỉa hè rộng dưới ánh sáng rắc xuống loang lổ, lốm đốm lẫn lộn của lá cây, ánh trăng, đèn đường; cũng muộn rồi nên vắng; qua đường, tiếp tục đi theo hướng cũ... anh chàng cứ cắm cổ đi ở đằng trước một đoạn, chốc chốc quay lại, nếu thấy khoảng cách không được như ý thì dừng lại một tí, khoát khoát tay, cô cứ lẳng lặng theo sau anh ta.


Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (25)" đầy đủ (700KB):


http://www.mediafire.com/?r13v0110acxjf09


http://www.megaupload.com/?d=Y4SGD4WV


Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN":


http://philong58.blogspot.com/2010/08/lap-trinh-vien-2.html

Thêm khoảng hơn trăm mét, hai người cắt chéo sang phải qua một khoảnh sân, — là sân chơi cho trẻ con có những căn nhà nho nhỏ ghép bằng những khúc gỗ cây tròn theo kiểu nhà nông thôn truyền thống, vài cầu bập bênh, đu quay, cầu trượt con con... Ra khỏi sân chơi, băng qua một con phố nhỏ chạy cắt chéo hướng đang đi, leo lên qua mấy bậc thang rộng, là họ đã vào trong khu tổ hợp thể thao của trường đại học. Lối đi từ cổng dẫn thẳng vào, khoảng gần trăm mét là dẫm chân lên đường chạy nhiều luồng viền quanh sân bóng đá, ngay phía sau một cầu môn. Kẻ trước người sau rẽ trái vòng vòng theo đường chạy này, trước mặt, chếch phía bên tay trái, đã thấy một dãy dài dăm bảy bậc thang gỗ cao dần lên — khán đài A.


Ở đây bát ngát nên trăng dường như sáng ngần hẳn lên. Gió cũng lộng mát hơn. Lẫn lộn trong tiếng gió, lại phảng phất có tiếng sáo. Giai điệu đơn giản, trong trong, thanh thanh, lạ lạ... không phải tiếng sáo sắt.


Đúng là không phải sáo sắt thật. Cây sáo này dài khoảng bằng cánh tay, màu sẫm, có một chùm tua buộc ở đuôi bay lất phất. Lúc "giao liên" đã dừng lại và cô đã đến đứng yên lặng ở ngay sau cậu ta, thì người thổi sáo dường như vẫn không hề hay biết. Anh ta đang vừa thả mình trong điệu sáo vừa chăm chú ngước lên đâu đó phía trên cao ở trong không trung, chếch về hướng cuối sân bãi. Cô bất giác ngước nhìn. Trăng sáng vằng vặc, ánh trăng sóng sánh ở khắp nơi, phía tít trên cao có một hình cánh cong cong, chớp chớp, hình như có đính kèm những dải mỏng mảnh.


"Giao liên" vừa định dợm bước tới thì cô đã đặt một tay lên vai cậu ta. Đến lúc người kia ngân nga xong một hơi thật dài, hơi chua chua lơ lớ mông lung... xong rồi nhả cây sáo ra, thì "giao liên" mới hăng hái nhảy phóc ngay lên bậc thang khán đài, thò tay tóm lấy cái gì đó ở trong không khí, xong rồi tay cứ dứ dứ, dứ dứ liên tục. Bình thường thì cô sẽ tò mò, nhưng lúc này...


— A-nhi-a có hay vào ký túc xá không em? — Anh đang ngồi đầu cúi xuống, hỏi vọng lại.


Cô ngơ ngác nhìn "giao liên", cậu ta đang mải mê chạy dọc theo bậc thang về phía đầu kia của khán đài, tay vẫn liên tục dứ dứ trong không khí, vậy là anh hỏi cô?


Cô lập tức hình dung... anh cũng nhổm ngay dậy...


Hai đứa nhìn nhau. Anh hơi bối rối. Im lặng. Rồi cô thong thả:


— Có, A-nhi-a ngày nào cũng vào ký túc xá, thưa anh.


— ...


"Lộn hàng rồi, há há há..." — "Giao liên" một tay giơ lên quá vai, vẫn liên tục dứ dứ, đang theo bậc thang chạy ngược trở lại.


Cô chợt nghiêng nghiêng đầu: "Tiếng sáo." Anh đưa cây sáo lên, cô đã giơ một ngón tay lắc lắc: "Không... Vẫn còn tiếng sáo." Anh dúi vội cây sáo vào tay cô, quay mình nhảy nhanh qua mấy bậc thang gỗ thì vừa đón đầu "giao liên". Bây giờ đến lượt tay anh dứ dứ trong không khí trong lúc hai anh em bước xuống các bậc thang đi về chỗ cô. Anh lấy lại cây sáo, đưa cho "giao liên", rồi nhón lấy đầu ngón tay cô, làm một động tác như khiêu vũ. Một cánh tay anh đã khoác từ phía sau, đỡ nhẹ lấy bàn tay cô, tay kia đặt vào đấy một cái que nhỏ cưng cứng...


Không phải là cái que, mà là một sợi dây bị kéo căng. Cô đã nhận ra là sợi này liên quan đến cái cánh cung đang bay ở trên kia. Thật sự, cô chưa bao giờ được chơi diều, và diều này có vẻ không giống với diều ở trong phim. Cái dây bị kéo rất nặng. Anh dúi thêm một cái ống bơ cộm cộm vào tay kia cho cô, bảo: "Giữ cho chặt." — Ra là một cuộn dây.


Cái cánh cung nho nhỏ ở trên kia đến lúc "giao liên" hì hục lôi được xuống đất hóa ra phải rộng và dài gần bằng người cô. Cô ngồi lom khom chân cao chân thấp còn anh thì nằm bò ra trên bãi cỏ êm êm mát rượi của sân bóng, chỉ cho cô xem năm cái ống nho nhỏ bịt hai đầu gắn theo chiều ngang chênh vêng ở phía trên lưng cánh diều, thành một hàng song song, nhỏ và ngắn dần theo chiều từ dưới lên trông như hình một cái tháp, bảo: "Tiếng sáo đấy. Đồ, Rê, Pha, Son, Lá. Tự làm."


"Đim-ma người Ý, tìm được đuôi rụng chưa? Về thôi!" — Anh gọi...






— Phi Long, anh phải bảo Mai Phương, trông nó xanh quá.


— Thấy chưa Phương? — Phi Long gại gại lưng ngón tay trỏ vào má cô gái. — Chị A-nhi-a nói đấy nhá. A-nhi-a, em bảo Phương đi, anh nói mãi rồi, nó có nghe đâu. Mà bây giờ có ai chịu nghe anh nữa đâu, — anh cười nhăn nhó, — ngay cả Đim-ma cũng thế...


— Vừa nhắc Tào Tháo kìa... — Cô đặt tay lên cánh tay anh, rồi cười cười, chỉ ra ngoài ô kính.


— Sao giờ này..? Nó... không đi học à?


— Đang nghỉ đông, đi trại Rô-bin Hút một tuần, chắc vừa về.


Đim-ma, — vẫn nguyên bộ A-đi-đát lông chuột, chiếc ba lô đen có quai đeo dày dặn chỉ khoác một bên vai phải, tay trái ôm cái áo phao cũng màu đen to xụ có cổ lông màu nâu nâu be be, — đang đi vào, dọc giữa hàng cột vuông và những dãy bàn ở ngoài phòng đọc.


— Chào tất. — Nó quẳng cả áo phao, cả ba lô lên chỗ còn trống trên mặt bàn "gấp bốn" ở giữa phòng. — Đông đủ nhở, cả Vê-rôn-na, cả chị Linh nữa. Chuẩn bị chiến đấu thế nào rồi, sao không khí đăm chiêu thế?


— Hây, em giai, chuẩn bị đi thi đấu với anh Phi Long nhá, bọn anh chịu thua rồi. — A-li-ô-sa đang ngồi ôm máy tính ở dãy bàn trong cùng quay mặt vào tường, không quay lại, làm một động tác giơ hai tay hàng. Đim-ma chạy đến, kéo ghế lại chỗ anh.


Suốt thời gian này, A-li-ô-sa, Kốt-xchi-a, Xéc-giô và Phi Long lại tiếp tục một chu kỳ ăn, ngủ, thức, ôm máy tính, gần như không tuân thủ quy tắc thông thường nào của đồng hồ sinh học. Một lần đang cùng ngồi bò ra ở chiếc bàn bầu dục, A-li-ô-sa gạt cái cốc thủy tinh rỗng không qua một bên, thò tay qua mặt bàn bẹo má Phi Long:


— Phi Long, sai lầm lớn nhất đời anh là gặp phải em.


— Đâu rồi những tháng năm nhựa sống đời sinh viên hồn nhiên vui tươi thiên nhiên cỏ cây lửa trại thịt nướng của tôi? — Xéc-giô ngồi phía bên này, gần cạnh Phi Long, đưa tay vò đầu bạn, phụ họa. — Đây mà là cuộc sống à? — Anh khoát tay về phía đống máy tính phía đằng sau. — Kốt-xchi-a, bỏ mẹ đấy, đ'.. làm nữa, ra đây họp gia đình. Anh với A-li-ô-sa đã cùng đồng thuận ly dị con Phi Long này.


— Đ'.. cần họp nữa, anh bỏ nó lâu rồi.


— Đ... m... cái thuật toán bầu thứ tự ưu tiên theo chỉ số khai thác này hay vãi hàng, mà chỗ dữ liệu mới nhập lại đ'.. có số liệu khai thác sử dụng, công nhận tiếc... — Phi Long xuýt xoa.


— Này, sao một cái gần như sờ sờ ngay trước mắt như thế mà anh em mình không thằng nào nghĩ đến, lại phải để Mai Phương nó xui, nhở? — Kốt-xchi-a vẫn tiếp tục kì cạch bàn phím.


— Mình ăn ngủ như này, đầu óc không tăm tối mới là lạ, mà Mai Phương nó thông minh bỏ mẹ... — A-li-ô-sa lắc lắc cái chai không — nhìn nó học ngoại ngữ đấy, nhoằng cái nói chuyện như thật, đ'.. ai ú ớ như Phi Long hồi năm thứ nhất, em nhở?


— Ừ, anh lười học ngoại ngữ thật, nhưng mà nếu có học thật nghiêm túc thì cũng đ'.. thể nhanh thế được. Bây giờ tốc độ của mình thế là kịch kim mẹ rồi, nhập liệu thêm nữa cũng dở, mà không nhập cũng dở, các nàng nghĩ tiếp đi, trẫm thua... — Phi Long uể oải đứng lên, với cái áo khoác móc ở sau cánh cửa — để trẫm đi kiếm thêm mỹ tửu về hầu các nàng đú, nhá.


— Phi Long, chờ anh, anh cũng muốn đi thở cái, kẻo lại quên mẹ cả không khí. — Xéc-giô cũng nhỏm dậy.


Thấy A-nhi-a vỗ vỗ vào cánh tay, Phi Long ngoảnh đầu sang, cô chỉ chỉ tay về phía cuối phòng, ở đấy Đim-ma đang ngồi sán lại, tay trái níu vào vai A-li-ô-sa, anh đang ngồi chúi đầu xuống, Đim-ma đang thì thầm nói chuyện gì đó, cả hai gật gật gù gù có vẻ rất là đắc chí.


— Đim-ma, tán được gái ở trại trẻ Rô-bin Hút à? — Phi Long gọi.


— Phi Long, sáu người chỉ để một người dùng máy tính thôi, thì nó mới chạy nhanh nhất. — A-li-ô-sa ngoái cổ lại, bảo.


— Ừ, Kốt-xchi-a... mà... một người không được, phải hai, ít ra... hai phương án khai thác độc lập. Kốt-xchi-a cả A-nhi-a. — Phi Long nhìn về phía Kốt-xchi-a, thấy bạn không quay lại, chỉ giơ cánh tay, chĩa ngón cái lên, anh nói tiếp — Cố gắng làm cái tốt nhất thôi, chứ cũng không ăn thua lắm, căn bản một phút ít quá...


— Một phút rưỡi, đội bạn tự đề xuất, mình có đồng ý không? — A-li-ô-sa lại ngoái cổ lại.


— ...


— Ban nãy em đang nói chuyện với bác Đét-lam ở trên văn phòng khoa thì có điện thoại gọi đến, ông Vô-rô-si-lốp bảo đội bạn đề nghị kéo dài thời gian mỗi câu một phút rưỡi. — Đim-ma kể.


— Hế hế tốt quá... đúng là "ăn mày đòi xôi..." à "buồn ngủ gặp..."


Xéc-giô vừa phấn chấn thì Kốt-xchi-a đã cắt ngang:


— Không, Phi Long, — Kốt-xchi-a đã ngồi xoay hẳn lại, giọng có vẻ dứt khoát, — chương trình của bọn nó bị ị ra rồi, của mình thì ít nhiều...


— Có chứ, Kốt-xchi-a, — Phi Long nhìn bạn chăm chú, gật gù, giọng chậm rãi, — mình muốn họ dùng máy tính mà...






— Anh Phi Long, — một lúc, Đim-ma nhìn anh, rồi nhìn sang cô, rồi lại nhìn anh, — sau này, em, với anh, với chị A-nhi-a sẽ... sẽ luôn...


— Đương nhiên rồi, Đim-ma. — Nó còn đang tìm cách diễn đạt thì Phi Long đã nắm lấy bàn tay nó trên mặt bàn, bảo.


— Ý em còn là... là không phải chỉ là... là lô-gíc, mà là vật lý... — thằng bé lúng túng.


— Ở trường bây giờ đã dạy cả lô-gíc, cả vật lý? — Phi Long nhìn nó chăm chú. — Hẳn rồi, Đim-ma...

Phim: Những cánh buồm đỏ thắm (6, 7 /7)

9 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đã là một thời điểm vào một buổi sớm mù sương; trong khu rừng lớn bốc lên một làn hơi mỏng, trông hoàn toàn kỳ lạ. Một người thợ săn nào đó, vừa mới rời khỏi đống lửa của mình, và đi dọc theo dòng sông; một tia sáng xuyên qua vòm cây làm ngời lên khoảng không trong vòm lá, nhưng người thợ săn cần mẫn đã không tiến lại gần nó, vì đang mải dõi theo dấu vết còn mới của một chú gấu, đang hướng về phía núi.


Một âm thanh đột ngột đưa đến giữa những thân cây cùng với tính bất ngờ của một cuộc đuổi bắt náo động; đấy là tiếng kèn cla-ri-nét. Người nhạc công, bước lên boong, đã chơi một khúc giai điệu, đầy một sự lặp đi lặp lại chậm rãi và buồn bã. Âm thanh run rẩy, như một giọng nói, đang che dấu một nỗi ưu phiền; mạnh lên, mỉm cười chan chứa nỗi buồn rồi đứt đoạn. Dư âm xa xăm còn xao xuyến hát khe khẽ cùng một giai điệu.


Người thợ săn, nhận thấy vết một cành cây gãy, len lỏi tới gần bờ nước. Sương mù vẫn còn chưa tan; trong sương đang tắt dần đi những đường nét của một con tàu lớn, đang chầm chậm chuyển hướng tiến về phía cửa sông. Những cánh buồm quấn lại của nó đã được cởi ra, buông xuống như những dây hoa, duỗi thẳng ra và phủ lấy những cột buồm như những chiếc khiên yếu ớt với những nếp gấp lớn; nghe thấy những giọng nói và tiếng bước chân...


Phần 6/7

Phần 7/7