Từ Nhật Bản, nghĩ về sức mạnh người Việt Nam

Bài này của anh Thành Nam (CEO cũ, FPT) mới đăng trên vnexpress. Em đọc tự nhiên có một cảm giác chán chán, nhưng hơi khó giải thích.


Khi xem TV đưa cảnh những đoàn người tản cư được dân địa phương chào đón, bố trí ăn ở, tôi đã kể cho Su nghe những ngày sơ tán trong chiến tranh của tôi. Về nhà ông bà chủ có mấy đứa con chỉ suốt ngày ăn cơm với muối, đã nhường cho gia đình tôi một nửa căn nhà của họ. Không phải chỉ 1-2 ngày mà mấy năm trời ròng rã. Tôi kể cho em nghe việc chúng tôi tự tết lấy mũ rơm, tự học cách lăn xuống giao thông hào khi kẻng báo động. Về bố mẹ tôi, hàng tuần đạp xe từ thành phố về thăm các con rồi lại lăn xả vào công việc.



Tác giả trên một phố cờ tại Tendo

Nhiều lắm, những ký ức tuổi thơ, gian nan nhưng đẹp và không gợn một chút hồ nghi về tương lai.


Kìa chân mây xa xôi, nắng hồng đang vẫy gọi

Ta lên đường đây lứa tuổi 20.


Chúng ta đã từng là một xã hội rất có tổ chức, rất có kỷ luật. Một thứ kỷ luật tự nhiên, không cần công an, không cần sếp. Chúng ta đã từng là những con người nhường nhịn, sẵn sàng đặt lợi ích của cộng đồng lên trên.


Ít nhất là tôi từng chứng kiến những điều đó. Sao bây giờ lại thấy mình lúng túng trước những vấn đề đơn giản của phát triển.


Chỉ có thể là chúng tôi đã quên mất hoặc không hiểu rõ quá khứ, hoặc chúng tôi đã quá già và hết nhiệt huyết cho tương lai.


Tendo (một thành phố thuộc tỉnh Yamagata) thật đẹp và bình an! Nắng vàng, se lạnh. Một thành phố nhỏ, mà nếu không có thảm họa này, thì chắc không bao giờ tôi có dịp ghé qua. Vậy mà có đến hơn 95% các loại quân cờ và bàn cờ Shogi được sản xuất ở đây. Bạn có thể nhìn thấy biểu tượng quân cờ khắp nơi: trên những viên gạch lát đường, trước cửa nhà hàng, trên nóc khách sạn, trong các cửa hàng lưu niệm. Quân mã may mắn, quân tốt cần cù và quân tướng uy nghiêm. Người Nhật đã kết hợp cờ vua Ấn Độ với cờ tướng Trung Quốc, thêm một chút đặc sản (cho người chơi dùng lại những quân ăn được của đối phương) trở thành một món ăn tinh thần của dân tộc.


Tạm biệt Tendo, về Tokyo!


(Em bỏ một mẩu ở cuối bài, nội dung không liên quan lắm)

Đã có 2 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Unknown bi bô...

Hì, chán chán à em? Anh Nam này trước anh thấy dặn dò các em thế hệ trẻ Việt Nam đại khái cái gì mà "mơ thì phải mơ hoành tráng còn làm thì làm những việc nhỏ nhỏ thôi". Thì bài này thế là nhất quán còn gì em?

Đây nhá:

(1) Mơ hoành tráng: Kìa chân mây xa xôi, nắng hồng đang vẫy gọi

(2) Làm việc nhỏ nhỏ: Sao bây giờ lại thấy blah blah..? có thể là chúng tôi blah blah.., hoặc chúng tôi blah blah...

Đim-ma bi bô...

Lan Cải với Đào Phò làm em bỗng dưng thấy buồn, phải nói là buồn cực kỳ, buồn khủng khiếp cơ ấy!

Việt Nam mình công nhận chán nhỉ, chán quá cơ, eo ơi, cứ thế này thì người lớn Việt Nam như mình biết đến bao giờ mới bằng trẻ con Nhật với trẻ con Tây được đây?

Các vị, như em bây giờ có nên sống cao thượng không? Sống cao thượng liệu có thu hoạch, có vớ bẫm gì không, hay là sẽ toàn là thất thiệt?!!

Mà mỗi mình mình cao thượng, còn chỗ còn lại họ cứ thấp hạ họ chơi, thì cao thượng của mình phỏng có ích lợi gì chứ? Một con én sao làm nổi mùa xuân? Xã hội Việt Nam thì vẫn xấu như cũ, còn mình thì chỉ toàn thua thiệt mà thôi?!!

Guýn góa đi mấc mờ thôi!!!

Em có nên về hẳn Việt Nam để cố hiểu cho được quá khứ của dân tộc mình và suy ngẫm về tương lai của nó và của em hay không?

Hay cứ nhắm mắt đưa chân, xô cửa xông về phát, hả các bác, hả bác Đào Phò?

Cứ về suy ngẫm, rồi nếu suy ngẫm một hồi không ra, thì mình lại té, còn nhỡ nghĩ ra, thì mình sẽ nghĩ tiếp, tính như thế có được không các bác?

Bác nào làm ơn giải thích cho em cái, nếu mà, ví dụ, em nghĩ thông suốt được là có nên sống cao thượng, tức là hoàn toàn không còn lăn tăn gì nữa, em thề em sẽ sống cao thượng! Thề đấy!!!

Ps: Hay là xin tiền của bố đem cho dân nghèo? Em băn khoăn quá!!!

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...