LẬP TRÌNH VIÊN (25)

Trăng đúng là sáng thật. Qua cổng vòm tối om ra khỏi mảnh sân trong, ra đến mặt phố, rẽ tay trái, đi trên vỉa hè rộng dưới ánh sáng rắc xuống loang lổ, lốm đốm lẫn lộn của lá cây, ánh trăng, đèn đường; cũng muộn rồi nên vắng; qua đường, tiếp tục đi theo hướng cũ... anh chàng cứ cắm cổ đi ở đằng trước một đoạn, chốc chốc quay lại, nếu thấy khoảng cách không được như ý thì dừng lại một tí, khoát khoát tay, cô cứ lẳng lặng theo sau anh ta.


Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (25)" đầy đủ (700KB):


http://www.mediafire.com/?r13v0110acxjf09


http://www.megaupload.com/?d=Y4SGD4WV


Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN":


http://philong58.blogspot.com/2010/08/lap-trinh-vien-2.html

Thêm khoảng hơn trăm mét, hai người cắt chéo sang phải qua một khoảnh sân, — là sân chơi cho trẻ con có những căn nhà nho nhỏ ghép bằng những khúc gỗ cây tròn theo kiểu nhà nông thôn truyền thống, vài cầu bập bênh, đu quay, cầu trượt con con... Ra khỏi sân chơi, băng qua một con phố nhỏ chạy cắt chéo hướng đang đi, leo lên qua mấy bậc thang rộng, là họ đã vào trong khu tổ hợp thể thao của trường đại học. Lối đi từ cổng dẫn thẳng vào, khoảng gần trăm mét là dẫm chân lên đường chạy nhiều luồng viền quanh sân bóng đá, ngay phía sau một cầu môn. Kẻ trước người sau rẽ trái vòng vòng theo đường chạy này, trước mặt, chếch phía bên tay trái, đã thấy một dãy dài dăm bảy bậc thang gỗ cao dần lên — khán đài A.


Ở đây bát ngát nên trăng dường như sáng ngần hẳn lên. Gió cũng lộng mát hơn. Lẫn lộn trong tiếng gió, lại phảng phất có tiếng sáo. Giai điệu đơn giản, trong trong, thanh thanh, lạ lạ... không phải tiếng sáo sắt.


Đúng là không phải sáo sắt thật. Cây sáo này dài khoảng bằng cánh tay, màu sẫm, có một chùm tua buộc ở đuôi bay lất phất. Lúc "giao liên" đã dừng lại và cô đã đến đứng yên lặng ở ngay sau cậu ta, thì người thổi sáo dường như vẫn không hề hay biết. Anh ta đang vừa thả mình trong điệu sáo vừa chăm chú ngước lên đâu đó phía trên cao ở trong không trung, chếch về hướng cuối sân bãi. Cô bất giác ngước nhìn. Trăng sáng vằng vặc, ánh trăng sóng sánh ở khắp nơi, phía tít trên cao có một hình cánh cong cong, chớp chớp, hình như có đính kèm những dải mỏng mảnh.


"Giao liên" vừa định dợm bước tới thì cô đã đặt một tay lên vai cậu ta. Đến lúc người kia ngân nga xong một hơi thật dài, hơi chua chua lơ lớ mông lung... xong rồi nhả cây sáo ra, thì "giao liên" mới hăng hái nhảy phóc ngay lên bậc thang khán đài, thò tay tóm lấy cái gì đó ở trong không khí, xong rồi tay cứ dứ dứ, dứ dứ liên tục. Bình thường thì cô sẽ tò mò, nhưng lúc này...


— A-nhi-a có hay vào ký túc xá không em? — Anh đang ngồi đầu cúi xuống, hỏi vọng lại.


Cô ngơ ngác nhìn "giao liên", cậu ta đang mải mê chạy dọc theo bậc thang về phía đầu kia của khán đài, tay vẫn liên tục dứ dứ trong không khí, vậy là anh hỏi cô?


Cô lập tức hình dung... anh cũng nhổm ngay dậy...


Hai đứa nhìn nhau. Anh hơi bối rối. Im lặng. Rồi cô thong thả:


— Có, A-nhi-a ngày nào cũng vào ký túc xá, thưa anh.


— ...


"Lộn hàng rồi, há há há..." — "Giao liên" một tay giơ lên quá vai, vẫn liên tục dứ dứ, đang theo bậc thang chạy ngược trở lại.


Cô chợt nghiêng nghiêng đầu: "Tiếng sáo." Anh đưa cây sáo lên, cô đã giơ một ngón tay lắc lắc: "Không... Vẫn còn tiếng sáo." Anh dúi vội cây sáo vào tay cô, quay mình nhảy nhanh qua mấy bậc thang gỗ thì vừa đón đầu "giao liên". Bây giờ đến lượt tay anh dứ dứ trong không khí trong lúc hai anh em bước xuống các bậc thang đi về chỗ cô. Anh lấy lại cây sáo, đưa cho "giao liên", rồi nhón lấy đầu ngón tay cô, làm một động tác như khiêu vũ. Một cánh tay anh đã khoác từ phía sau, đỡ nhẹ lấy bàn tay cô, tay kia đặt vào đấy một cái que nhỏ cưng cứng...


Không phải là cái que, mà là một sợi dây bị kéo căng. Cô đã nhận ra là sợi này liên quan đến cái cánh cung đang bay ở trên kia. Thật sự, cô chưa bao giờ được chơi diều, và diều này có vẻ không giống với diều ở trong phim. Cái dây bị kéo rất nặng. Anh dúi thêm một cái ống bơ cộm cộm vào tay kia cho cô, bảo: "Giữ cho chặt." — Ra là một cuộn dây.


Cái cánh cung nho nhỏ ở trên kia đến lúc "giao liên" hì hục lôi được xuống đất hóa ra phải rộng và dài gần bằng người cô. Cô ngồi lom khom chân cao chân thấp còn anh thì nằm bò ra trên bãi cỏ êm êm mát rượi của sân bóng, chỉ cho cô xem năm cái ống nho nhỏ bịt hai đầu gắn theo chiều ngang chênh vêng ở phía trên lưng cánh diều, thành một hàng song song, nhỏ và ngắn dần theo chiều từ dưới lên trông như hình một cái tháp, bảo: "Tiếng sáo đấy. Đồ, Rê, Pha, Son, Lá. Tự làm."


"Đim-ma người Ý, tìm được đuôi rụng chưa? Về thôi!" — Anh gọi...






— Phi Long, anh phải bảo Mai Phương, trông nó xanh quá.


— Thấy chưa Phương? — Phi Long gại gại lưng ngón tay trỏ vào má cô gái. — Chị A-nhi-a nói đấy nhá. A-nhi-a, em bảo Phương đi, anh nói mãi rồi, nó có nghe đâu. Mà bây giờ có ai chịu nghe anh nữa đâu, — anh cười nhăn nhó, — ngay cả Đim-ma cũng thế...


— Vừa nhắc Tào Tháo kìa... — Cô đặt tay lên cánh tay anh, rồi cười cười, chỉ ra ngoài ô kính.


— Sao giờ này..? Nó... không đi học à?


— Đang nghỉ đông, đi trại Rô-bin Hút một tuần, chắc vừa về.


Đim-ma, — vẫn nguyên bộ A-đi-đát lông chuột, chiếc ba lô đen có quai đeo dày dặn chỉ khoác một bên vai phải, tay trái ôm cái áo phao cũng màu đen to xụ có cổ lông màu nâu nâu be be, — đang đi vào, dọc giữa hàng cột vuông và những dãy bàn ở ngoài phòng đọc.


— Chào tất. — Nó quẳng cả áo phao, cả ba lô lên chỗ còn trống trên mặt bàn "gấp bốn" ở giữa phòng. — Đông đủ nhở, cả Vê-rôn-na, cả chị Linh nữa. Chuẩn bị chiến đấu thế nào rồi, sao không khí đăm chiêu thế?


— Hây, em giai, chuẩn bị đi thi đấu với anh Phi Long nhá, bọn anh chịu thua rồi. — A-li-ô-sa đang ngồi ôm máy tính ở dãy bàn trong cùng quay mặt vào tường, không quay lại, làm một động tác giơ hai tay hàng. Đim-ma chạy đến, kéo ghế lại chỗ anh.


Suốt thời gian này, A-li-ô-sa, Kốt-xchi-a, Xéc-giô và Phi Long lại tiếp tục một chu kỳ ăn, ngủ, thức, ôm máy tính, gần như không tuân thủ quy tắc thông thường nào của đồng hồ sinh học. Một lần đang cùng ngồi bò ra ở chiếc bàn bầu dục, A-li-ô-sa gạt cái cốc thủy tinh rỗng không qua một bên, thò tay qua mặt bàn bẹo má Phi Long:


— Phi Long, sai lầm lớn nhất đời anh là gặp phải em.


— Đâu rồi những tháng năm nhựa sống đời sinh viên hồn nhiên vui tươi thiên nhiên cỏ cây lửa trại thịt nướng của tôi? — Xéc-giô ngồi phía bên này, gần cạnh Phi Long, đưa tay vò đầu bạn, phụ họa. — Đây mà là cuộc sống à? — Anh khoát tay về phía đống máy tính phía đằng sau. — Kốt-xchi-a, bỏ mẹ đấy, đ'.. làm nữa, ra đây họp gia đình. Anh với A-li-ô-sa đã cùng đồng thuận ly dị con Phi Long này.


— Đ'.. cần họp nữa, anh bỏ nó lâu rồi.


— Đ... m... cái thuật toán bầu thứ tự ưu tiên theo chỉ số khai thác này hay vãi hàng, mà chỗ dữ liệu mới nhập lại đ'.. có số liệu khai thác sử dụng, công nhận tiếc... — Phi Long xuýt xoa.


— Này, sao một cái gần như sờ sờ ngay trước mắt như thế mà anh em mình không thằng nào nghĩ đến, lại phải để Mai Phương nó xui, nhở? — Kốt-xchi-a vẫn tiếp tục kì cạch bàn phím.


— Mình ăn ngủ như này, đầu óc không tăm tối mới là lạ, mà Mai Phương nó thông minh bỏ mẹ... — A-li-ô-sa lắc lắc cái chai không — nhìn nó học ngoại ngữ đấy, nhoằng cái nói chuyện như thật, đ'.. ai ú ớ như Phi Long hồi năm thứ nhất, em nhở?


— Ừ, anh lười học ngoại ngữ thật, nhưng mà nếu có học thật nghiêm túc thì cũng đ'.. thể nhanh thế được. Bây giờ tốc độ của mình thế là kịch kim mẹ rồi, nhập liệu thêm nữa cũng dở, mà không nhập cũng dở, các nàng nghĩ tiếp đi, trẫm thua... — Phi Long uể oải đứng lên, với cái áo khoác móc ở sau cánh cửa — để trẫm đi kiếm thêm mỹ tửu về hầu các nàng đú, nhá.


— Phi Long, chờ anh, anh cũng muốn đi thở cái, kẻo lại quên mẹ cả không khí. — Xéc-giô cũng nhỏm dậy.


Thấy A-nhi-a vỗ vỗ vào cánh tay, Phi Long ngoảnh đầu sang, cô chỉ chỉ tay về phía cuối phòng, ở đấy Đim-ma đang ngồi sán lại, tay trái níu vào vai A-li-ô-sa, anh đang ngồi chúi đầu xuống, Đim-ma đang thì thầm nói chuyện gì đó, cả hai gật gật gù gù có vẻ rất là đắc chí.


— Đim-ma, tán được gái ở trại trẻ Rô-bin Hút à? — Phi Long gọi.


— Phi Long, sáu người chỉ để một người dùng máy tính thôi, thì nó mới chạy nhanh nhất. — A-li-ô-sa ngoái cổ lại, bảo.


— Ừ, Kốt-xchi-a... mà... một người không được, phải hai, ít ra... hai phương án khai thác độc lập. Kốt-xchi-a cả A-nhi-a. — Phi Long nhìn về phía Kốt-xchi-a, thấy bạn không quay lại, chỉ giơ cánh tay, chĩa ngón cái lên, anh nói tiếp — Cố gắng làm cái tốt nhất thôi, chứ cũng không ăn thua lắm, căn bản một phút ít quá...


— Một phút rưỡi, đội bạn tự đề xuất, mình có đồng ý không? — A-li-ô-sa lại ngoái cổ lại.


— ...


— Ban nãy em đang nói chuyện với bác Đét-lam ở trên văn phòng khoa thì có điện thoại gọi đến, ông Vô-rô-si-lốp bảo đội bạn đề nghị kéo dài thời gian mỗi câu một phút rưỡi. — Đim-ma kể.


— Hế hế tốt quá... đúng là "ăn mày đòi xôi..." à "buồn ngủ gặp..."


Xéc-giô vừa phấn chấn thì Kốt-xchi-a đã cắt ngang:


— Không, Phi Long, — Kốt-xchi-a đã ngồi xoay hẳn lại, giọng có vẻ dứt khoát, — chương trình của bọn nó bị ị ra rồi, của mình thì ít nhiều...


— Có chứ, Kốt-xchi-a, — Phi Long nhìn bạn chăm chú, gật gù, giọng chậm rãi, — mình muốn họ dùng máy tính mà...






— Anh Phi Long, — một lúc, Đim-ma nhìn anh, rồi nhìn sang cô, rồi lại nhìn anh, — sau này, em, với anh, với chị A-nhi-a sẽ... sẽ luôn...


— Đương nhiên rồi, Đim-ma. — Nó còn đang tìm cách diễn đạt thì Phi Long đã nắm lấy bàn tay nó trên mặt bàn, bảo.


— Ý em còn là... là không phải chỉ là... là lô-gíc, mà là vật lý... — thằng bé lúng túng.


— Ở trường bây giờ đã dạy cả lô-gíc, cả vật lý? — Phi Long nhìn nó chăm chú. — Hẳn rồi, Đim-ma...

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...