Không có ai ở nhà để xin phép. Chú Ghê-oóc-ghi đêm nay về Mát-xco-va và ngủ lại ở đó. Ti-mua bèn đốt đèn lên, lấy rìu và gọ con chó Ri-ta cùng đi ra vườn. Em dừng lại trước cánh cửa nhà kho đã khóa kỹ. Em hết nhìn cái búa rìu trên tay lại nhìn cái khoá treo trên cửa. Gay go thật! Em hiểu rằng - làm như thế là không nên, nhưng không còn cách nào khác. Em dang mạnh tay chặt băng cái khóa, vào dắt chiếc xe mô tô ra.
- Ri-ta! - em quỳ xuống hôn vào mõm con chó và đau khổ nói với nó. - Mày đừng giận tao nhớ! Tao không còn cách nào khác nữa.
Giê-nhi-a và Cô-li-a đứng bên cổng vườn. Xa xa có ánh đèn đang lao vun vút. Ánh đèn phóng thẳng tới chỗ hai em cùng với tiếng mô tô nổ giòn. Hai em bị lóa mắt vội lùi lại sát hàng rào. Vừa lúc đó ánh đèn phụt tắt, tiếng máy nổ cũng bặt đi. Ti-mua hiện ngay ra trước mắt hai người.
- Cô-li-a, - Ti-mua không chào hỏi, đi ngay vào việc, - cậu sẽ ở lại đây trông đứa bé con đang ngủ. Cậu phải chịu trách nhiệm về em bé ấy trước toàn đội ta. Giê-nhi-a ngồi lên xe! Thẳng hướng Mát-xcơ-va. Tiến lên!
Giê-nhi-a sung sướng kêu lên. Em lấy hết sức ôm chặt lấy Ti-mua mà hôn lên má bạn.
- Ngồi lên, Giê-nhi-a, ngồi lên!- Ti-mua hét to, cố tỏ ra mình vốn là một con người nghiêm khắc. Bám cho chặt vào! Nào, tiến lên! Tiến lên thôi!
Mô tô nổ máy, tiếng còi vang lên. Và chẳng mấy chốc ánh đèn đỏ sau xe đã biến đi trước đôi mắt còn ngơ ngác của Cô-li-a. Em đứng đó, đưa cây gậy lên ngang thắt lưng như thể cầm súng mà bước đi chung quanh ngôi nhà nghỉ rực sáng ánh đèn.
- Đúng thế đấy, - vừa bước những bước ra vẻ quan trọng em vừa lẩm bẩm, - công việc của người chiến sĩ thật là vất vả biết bao! Ngày, đêm chẳng lúc nào được yên tĩnh.
Sắp ba giờ sáng rồi. Đại tá A-léc-xan-đơ-rốp ngồi bên bàn. Ấm trà để bên những mẩu xúc xích, phó mát và những lát bánh mì trên mặt bàn đã nguội từ lâu.
- Nửa tiếng nữa ba sẽ đi, - ông nói với Ôn-ga, - rất tiếc là ba không được gặp em Giê-nhi-a. Ôn-ga, con khóc đấy à?
- Con chả biết tại sao em ấy lại không về. Con thương nó lắm. Em ấy đợi ba suốt ngày. Thế này thì khéo em ấy phát điên lên mất. Cứ nguyên như hiện nay nó cũng đã điên rồi.
- Ôn-ga, - người cha đứng dậy, - ba không rõ lắm, nhưng ba không tin là em Giê-nhi-a lại có thể rơi vào một nhóm trẻ xấu, lại có thể bị chúng làm cho hư hỏng, hoặc có thể bị chúng điều khiển. Không, tính tình của nó không phải vậy đâu!
- Đấy! - Ôn-ga giận hơn. - Ba cứ nói thử với em ấy câu đó xem. Xưa nay nó vẫn tự hào rằng tính nó giống hệt tính ba. Giống cái gì? Nó leo lên mái nhà, ròng dây qua ông khói. Con định lấy bàn là ra là thì tự nhiên cái bàn là bị rút nhảy bật lên. Ba ạ, lúc ba đi ở nhà em ấy có tất cả bốn cái áo. Bây giờ có hai cái đã biến thành giẻ rách rồi. Còn cái thứ ba nó lớn quá, mặc không vừa, cái thứ tư thì con chưa cho mặc. Con đã khâu cho nó ba cái mới. Nhưng nó mặc như phá ấy. Suốt ngày, con chỉ thấy em ấy bị xước, bị bầm tím. Lúc nào bị gọi về môi em ấy cũng bặm im thin thít như cái nơ hồng vậy. Còn đôi mắt xanh biếc thì cứ trố ra. Thật, ai cũng bảo rằng em ấy là hoa chứ không phải là đứa con gái nữa. Cứ đợi đấy rồi xem! Gớm thật! Hoa! Động vào là sầy tay ra cho mà xem. Ba ạ. Ba đừng nghĩ là tính em ấy giống tính ba nữa. Ba cứ thử nói câu ấy với em mà xem! Em ấy sẽ múa suốt ba ngày liền trên ống khói đấy chứ chẳng đùa đâu.
- Thôi được rồi, - người cha ôm lấy Ôn-ga, đồng tình, - ba sẽ bảo em. Ba sẽ viết thư cho em ấy. Còn con, Ôn-ga ạ, con cũng đừng quá khắt khe với em làm gì. Con bảo với em là ba rất yêu và nhớ nó, ba sẽ sớm trở về và đừng có khóc khi nhớ ba, vì em ấy là con gái của một người chỉ huy.
Chị Ôn-ga ôm chặt lấy bố, nói:
- Thế nào em ấy cũng khóc. Con cũng là con gái của người chỉ huy. Nhưng rồi cả con cũng sẽ phải khóc.
Người cha xem đồng hồ, bước lại trước gương, thắt dây lưng và sửa lại áo. Bỗng cánh cửa phía ngoài mở toang, làm chiếc rèm cửa tung lên và Giê-nhi-a xuất hiện với đôi vai nhô cao lên như chuẩn bị lao tới.
Lẽ ra thì em đã kêu ầm lên mà chạy ùa tới gặp bố, nhưng lần này em lại nhẹ nhàng bước đến, im lặng nép đầu vào ngực ông. Trán em nhọ nhem. Chiếc váy liền áo nhàu nát và đầy những vết bẩn. Ôn-ga sợ hãi hỏi em:
- Giê-nhi-a, em ở đâu đến đây? Em làm cách nào mà về đây được?
Giê-nhi-a không ngoái cổ lại, chỉ đưa cánh tay ra khẽ hất hàm làm hiệu như muốn nói rằng: "Khoan đã!... Để yên!... Đừng hỏi gì vội!..."
Người cha cầm lấy tay Giê-nhi-a, ngồi xuống đi-văng và đặt con lên lòng. Ông nhìn thẳng vào mặt con và lấy lòng bàn tay mình lau vết bẩn trên trán con.
- Tốt lắm, thật đấy! Giê-nhi-a! Con là một con người cừ lắm.
- Nhưng người em bẩn thỉu quá, mặt mũi nhem nhuốc đến thế kia kìa! Em về đây bằng cách nào vậy? - Chị Ôn-ga lại hỏi gặng.
Giê-nhi-a chỉ cho chị ra phía rèm cửa. Và thế là chị Ôn-ga nhận ra được ngay người đứng đó là Ti-mua.
Em đang tháo đôi găng da đi mô tô. Trên thái dương em còn vương một vết dầu máy mầu vàng. Mặt em ướt và mệt mỏi như một người công nhân vừa hoàn thành tích cực công việc của mình. Em cúi đầu chào mọi người.
- Ba à! - Giê-nhi-a nhảy ra khỏi lòng bố, chạy lại gần Ti-mua. - Ba đừng có vội tin ai! Họ chẳng biết tí gì đâu. Đây là Ti-mua - người bạn rất tốt của con!
Ông bố đứng dậy và không nghĩ ngơi, nắm chặt tay Ti-mua. Một nụ cười chiến thắng thoáng hiện trên khuôn mặt Giê-nhi-a. Em đưa mắt nhìn sang chị Ôn-ga như thách thức. Chị Ôn-ga bước lại gần Ti-mua mà trong lòng vẫn còn bỡ ngỡ và nghi ngờ:
- Nào... nếu vậy thì chào em...
Lát sau đồng hồ điểm ba tiếng.
- Ba ơi! - Giê-nhi-a hoảng hốt, - ba đã đứng dậy rồi đấy à? Đồng hồ nhà mình chạy nhanh đấy, ba ạ!
- Không, con ạ, nó chạy chính xác đấy!
- Ba ơi, cả đồng hồ của ba cũng nhanh đấy. - Em chạy lại máy điện thoại, quay số hỏi giờ và trong ống nghe vang lên một giọng nói như máy:
- Ba giờ bốn phút!
Giê-nhi-a nhìn lên tường, thở dài nói:
- Đồng hồ nhà mình chạy nhanh, nhưng chỉ có một phút thôi. Ba ơi, ba cho chúng con ra ga với. Chúng con sẽ tiễn ba ra tận tàu.
- Không, Giê-nhi-a ạ. Không cần. Ở ngoài đó ba bận nhiều việc lắm!
- Tại sao thế ạ? Ba ơi, chắc ba đã có vé rồi đấy chứ?
- Có rồi.
- Toa mềm hả ba?
- Toa mềm, con ạ.
- Úi trời ơi, sao con muốn được đi toa mềm với ba đến tận nơi nào xa, thật xa thế không biết!...
Và đây đâu phải là một nhà ga. Nó chỉ là một trạm phụ mới làm để bốc dỡ hàng ở ngoại ô Mát-xco-va. Ở đây chỉ có đường tàu, cột ghi, mũi tên chỉ đường, toa hàng và đầu máy. Không có lấy một bóng người đi lại. Trên đường ray có một đoàn xe bọc thép. Cánh cửa sắt toa đầu hé mở làm rạng lên khuôn mặt hồng ánh lửa của người thợ máy lúc ẩn, lúc hiện. Bố Giê-nhi-a, đại tá A-léc-xan-đơ-rốp, mặc áo da đứng trên bậc thềm trong sân ga. Một thiếu úy quân đội bước tới chào và đề nghị:
- Đồng chí chỉ huy! Xin đồng chí cho lệnh xuất phát.
- Đồng ý! - Đại tá nhìn đồng hồ: ba giờ năm mươi ba phút. - Lệnh xuất phát vào đúng ba giờ năm mươi ba phút.
Đại tá A-léc-xan-đơ-rốp đến toa và thấy trời bắt đầu hửng sáng, nhưng nhiều mây đen. Ông nắm lấy tay vịn ướt sương nơi cửa toa. Cánh cửa từ từ mở ra. Ông đặt chân lên bậc, mỉm cười, và tự hỏi:
- Toa mềm hả ba?
- Ừ, toa mềm!
Cánh cửa sắt lại rầm rầm đóng vào. Cả đoàn tàu bọc thép khổng lồ chuyển bánh. Tàu từ từ tăng tốc độ. Đầu máy lướt qua. Những đại bác lướt qua. Mát-xco-va lùi dần lại phía sau. Sương mù. Những ngôi sao vụt tắt. Trời sáng.
(...)
- Ri-ta! - em quỳ xuống hôn vào mõm con chó và đau khổ nói với nó. - Mày đừng giận tao nhớ! Tao không còn cách nào khác nữa.
Giê-nhi-a và Cô-li-a đứng bên cổng vườn. Xa xa có ánh đèn đang lao vun vút. Ánh đèn phóng thẳng tới chỗ hai em cùng với tiếng mô tô nổ giòn. Hai em bị lóa mắt vội lùi lại sát hàng rào. Vừa lúc đó ánh đèn phụt tắt, tiếng máy nổ cũng bặt đi. Ti-mua hiện ngay ra trước mắt hai người.
- Cô-li-a, - Ti-mua không chào hỏi, đi ngay vào việc, - cậu sẽ ở lại đây trông đứa bé con đang ngủ. Cậu phải chịu trách nhiệm về em bé ấy trước toàn đội ta. Giê-nhi-a ngồi lên xe! Thẳng hướng Mát-xcơ-va. Tiến lên!
Giê-nhi-a sung sướng kêu lên. Em lấy hết sức ôm chặt lấy Ti-mua mà hôn lên má bạn.
- Ngồi lên, Giê-nhi-a, ngồi lên!- Ti-mua hét to, cố tỏ ra mình vốn là một con người nghiêm khắc. Bám cho chặt vào! Nào, tiến lên! Tiến lên thôi!
Mô tô nổ máy, tiếng còi vang lên. Và chẳng mấy chốc ánh đèn đỏ sau xe đã biến đi trước đôi mắt còn ngơ ngác của Cô-li-a. Em đứng đó, đưa cây gậy lên ngang thắt lưng như thể cầm súng mà bước đi chung quanh ngôi nhà nghỉ rực sáng ánh đèn.
- Đúng thế đấy, - vừa bước những bước ra vẻ quan trọng em vừa lẩm bẩm, - công việc của người chiến sĩ thật là vất vả biết bao! Ngày, đêm chẳng lúc nào được yên tĩnh.
Sắp ba giờ sáng rồi. Đại tá A-léc-xan-đơ-rốp ngồi bên bàn. Ấm trà để bên những mẩu xúc xích, phó mát và những lát bánh mì trên mặt bàn đã nguội từ lâu.
- Nửa tiếng nữa ba sẽ đi, - ông nói với Ôn-ga, - rất tiếc là ba không được gặp em Giê-nhi-a. Ôn-ga, con khóc đấy à?
- Con chả biết tại sao em ấy lại không về. Con thương nó lắm. Em ấy đợi ba suốt ngày. Thế này thì khéo em ấy phát điên lên mất. Cứ nguyên như hiện nay nó cũng đã điên rồi.
- Ôn-ga, - người cha đứng dậy, - ba không rõ lắm, nhưng ba không tin là em Giê-nhi-a lại có thể rơi vào một nhóm trẻ xấu, lại có thể bị chúng làm cho hư hỏng, hoặc có thể bị chúng điều khiển. Không, tính tình của nó không phải vậy đâu!
- Đấy! - Ôn-ga giận hơn. - Ba cứ nói thử với em ấy câu đó xem. Xưa nay nó vẫn tự hào rằng tính nó giống hệt tính ba. Giống cái gì? Nó leo lên mái nhà, ròng dây qua ông khói. Con định lấy bàn là ra là thì tự nhiên cái bàn là bị rút nhảy bật lên. Ba ạ, lúc ba đi ở nhà em ấy có tất cả bốn cái áo. Bây giờ có hai cái đã biến thành giẻ rách rồi. Còn cái thứ ba nó lớn quá, mặc không vừa, cái thứ tư thì con chưa cho mặc. Con đã khâu cho nó ba cái mới. Nhưng nó mặc như phá ấy. Suốt ngày, con chỉ thấy em ấy bị xước, bị bầm tím. Lúc nào bị gọi về môi em ấy cũng bặm im thin thít như cái nơ hồng vậy. Còn đôi mắt xanh biếc thì cứ trố ra. Thật, ai cũng bảo rằng em ấy là hoa chứ không phải là đứa con gái nữa. Cứ đợi đấy rồi xem! Gớm thật! Hoa! Động vào là sầy tay ra cho mà xem. Ba ạ. Ba đừng nghĩ là tính em ấy giống tính ba nữa. Ba cứ thử nói câu ấy với em mà xem! Em ấy sẽ múa suốt ba ngày liền trên ống khói đấy chứ chẳng đùa đâu.
- Thôi được rồi, - người cha ôm lấy Ôn-ga, đồng tình, - ba sẽ bảo em. Ba sẽ viết thư cho em ấy. Còn con, Ôn-ga ạ, con cũng đừng quá khắt khe với em làm gì. Con bảo với em là ba rất yêu và nhớ nó, ba sẽ sớm trở về và đừng có khóc khi nhớ ba, vì em ấy là con gái của một người chỉ huy.
Chị Ôn-ga ôm chặt lấy bố, nói:
- Thế nào em ấy cũng khóc. Con cũng là con gái của người chỉ huy. Nhưng rồi cả con cũng sẽ phải khóc.
Người cha xem đồng hồ, bước lại trước gương, thắt dây lưng và sửa lại áo. Bỗng cánh cửa phía ngoài mở toang, làm chiếc rèm cửa tung lên và Giê-nhi-a xuất hiện với đôi vai nhô cao lên như chuẩn bị lao tới.
Lẽ ra thì em đã kêu ầm lên mà chạy ùa tới gặp bố, nhưng lần này em lại nhẹ nhàng bước đến, im lặng nép đầu vào ngực ông. Trán em nhọ nhem. Chiếc váy liền áo nhàu nát và đầy những vết bẩn. Ôn-ga sợ hãi hỏi em:
- Giê-nhi-a, em ở đâu đến đây? Em làm cách nào mà về đây được?
Giê-nhi-a không ngoái cổ lại, chỉ đưa cánh tay ra khẽ hất hàm làm hiệu như muốn nói rằng: "Khoan đã!... Để yên!... Đừng hỏi gì vội!..."
Người cha cầm lấy tay Giê-nhi-a, ngồi xuống đi-văng và đặt con lên lòng. Ông nhìn thẳng vào mặt con và lấy lòng bàn tay mình lau vết bẩn trên trán con.
- Tốt lắm, thật đấy! Giê-nhi-a! Con là một con người cừ lắm.
- Nhưng người em bẩn thỉu quá, mặt mũi nhem nhuốc đến thế kia kìa! Em về đây bằng cách nào vậy? - Chị Ôn-ga lại hỏi gặng.
Giê-nhi-a chỉ cho chị ra phía rèm cửa. Và thế là chị Ôn-ga nhận ra được ngay người đứng đó là Ti-mua.
Em đang tháo đôi găng da đi mô tô. Trên thái dương em còn vương một vết dầu máy mầu vàng. Mặt em ướt và mệt mỏi như một người công nhân vừa hoàn thành tích cực công việc của mình. Em cúi đầu chào mọi người.
- Ba à! - Giê-nhi-a nhảy ra khỏi lòng bố, chạy lại gần Ti-mua. - Ba đừng có vội tin ai! Họ chẳng biết tí gì đâu. Đây là Ti-mua - người bạn rất tốt của con!
Ông bố đứng dậy và không nghĩ ngơi, nắm chặt tay Ti-mua. Một nụ cười chiến thắng thoáng hiện trên khuôn mặt Giê-nhi-a. Em đưa mắt nhìn sang chị Ôn-ga như thách thức. Chị Ôn-ga bước lại gần Ti-mua mà trong lòng vẫn còn bỡ ngỡ và nghi ngờ:
- Nào... nếu vậy thì chào em...
Lát sau đồng hồ điểm ba tiếng.
- Ba ơi! - Giê-nhi-a hoảng hốt, - ba đã đứng dậy rồi đấy à? Đồng hồ nhà mình chạy nhanh đấy, ba ạ!
- Không, con ạ, nó chạy chính xác đấy!
- Ba ơi, cả đồng hồ của ba cũng nhanh đấy. - Em chạy lại máy điện thoại, quay số hỏi giờ và trong ống nghe vang lên một giọng nói như máy:
- Ba giờ bốn phút!
Giê-nhi-a nhìn lên tường, thở dài nói:
- Đồng hồ nhà mình chạy nhanh, nhưng chỉ có một phút thôi. Ba ơi, ba cho chúng con ra ga với. Chúng con sẽ tiễn ba ra tận tàu.
- Không, Giê-nhi-a ạ. Không cần. Ở ngoài đó ba bận nhiều việc lắm!
- Tại sao thế ạ? Ba ơi, chắc ba đã có vé rồi đấy chứ?
- Có rồi.
- Toa mềm hả ba?
- Toa mềm, con ạ.
- Úi trời ơi, sao con muốn được đi toa mềm với ba đến tận nơi nào xa, thật xa thế không biết!...
Và đây đâu phải là một nhà ga. Nó chỉ là một trạm phụ mới làm để bốc dỡ hàng ở ngoại ô Mát-xco-va. Ở đây chỉ có đường tàu, cột ghi, mũi tên chỉ đường, toa hàng và đầu máy. Không có lấy một bóng người đi lại. Trên đường ray có một đoàn xe bọc thép. Cánh cửa sắt toa đầu hé mở làm rạng lên khuôn mặt hồng ánh lửa của người thợ máy lúc ẩn, lúc hiện. Bố Giê-nhi-a, đại tá A-léc-xan-đơ-rốp, mặc áo da đứng trên bậc thềm trong sân ga. Một thiếu úy quân đội bước tới chào và đề nghị:
- Đồng chí chỉ huy! Xin đồng chí cho lệnh xuất phát.
- Đồng ý! - Đại tá nhìn đồng hồ: ba giờ năm mươi ba phút. - Lệnh xuất phát vào đúng ba giờ năm mươi ba phút.
Đại tá A-léc-xan-đơ-rốp đến toa và thấy trời bắt đầu hửng sáng, nhưng nhiều mây đen. Ông nắm lấy tay vịn ướt sương nơi cửa toa. Cánh cửa từ từ mở ra. Ông đặt chân lên bậc, mỉm cười, và tự hỏi:
- Toa mềm hả ba?
- Ừ, toa mềm!
Cánh cửa sắt lại rầm rầm đóng vào. Cả đoàn tàu bọc thép khổng lồ chuyển bánh. Tàu từ từ tăng tốc độ. Đầu máy lướt qua. Những đại bác lướt qua. Mát-xco-va lùi dần lại phía sau. Sương mù. Những ngôi sao vụt tắt. Trời sáng.
(...)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...