Anh bắn bia rất giỏi. Cho nên năm nào anh cũng sống trong tâm trạng hết sức tò mò chờ đợi phát súng bắn vịt tiếp theo.
Hồi nhỏ anh là một đứa bé sắc sảo trong một gia đình sắc sảo, được nuôi dạy theo tinh thần: "Đại trượng phu hành sự, thích làm gì cứ làm". Anh học toán giỏi, tự nhiên bỏ toán chuyển sang học văn, rồi tự nhiên lại quay về học toán. Vào học một trường đại học lớn ở trong nước, tự nhiên anh tìm cách chuyển sang học ở một trường đại học lớn ở nước ngoài. Đang làm nghiên cứu sinh, tự nhiên anh bỏ.
"Thích làm gì cứ làm", anh làm có cái được có cái không, được nhiều hơn không được, nhưng căn bản là dù được hay không được anh cũng chóng quên, không lăn tăn. Được thì cũng vui mừng vừa phải, không được thì cũng không uất ức.
Bây giờ cuộc sống phức tạp hơn xưa (?), nhiều người hễ mở mồm là "áp lực công việc", "giảm stress", "thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng"... và mọi người hay thích dạy nhau "hướng về văn hóa phương đông", "thiền", "zen", "tĩnh tâm", "quẳng gánh"... tựu chung ai ai cũng muốn được vô cảm hơn với công việc của mình.
Thấy bảo nếu có chút bản lãnh đấy thì sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Khỏe để có sức stress, stress để thiền, để tĩnh tâm, để quẳng gánh…
Nhưng đấy là với đa số người khác, chứ còn anh thì vốn đã sẵn có cái tiên thiên "không lăn tăn" đấy, sau lại thêm cái hậu thiên "thích làm gì cứ làm", nó lại càng củng cố thêm cái kia, sức khỏe anh tốt hơn so với nhiều người khác, không biết có phải một phần là nhờ cái đấy thật không, anh cũng chẳng để ý lắm, nhưng lúc kiến thức và nhận thức của anh đạt được đến một cấp độ tương đối, thì anh nhận thấy một chuyện là cái "không lăn tăn" đấy nó có ảnh hưởng rất không tốt đến kiến thức và nhận thức của anh.
Không lăn tăn, thì cũng sẽ ít nghĩ ngợi hơn, ít tò mò hơn. Mà không "Stay hungry, stay foolish" (Steve Jobs), thì, cũng theo kiểu Steve Jobs, sẽ "neo lại".
Bình thường biết được thế thì sẽ tìm cách chữa, nhưng anh lại rất tin là cái này không thể và không nên chữa. Anh thấy anh mơ hồ có ý thức là cái này nó là một cái cơ duyên gì đó. Nên anh kệ.
Và rồi, bắn vịt trượt vài lần, anh chợt thấy mình rất tò mò, rất nghĩ ngợi.
Đến nỗi anh đã lập ra một mớ công thức tương đối phức tạp rồi đưa nó vào máy tính. Cứ mỗi lần vác súng bắn trượt từ ngoại ô về, anh lại ghé vào quán ăn tàu ở cách nhà mấy lần quẹo phố, gọi một con vịt Bắc Kinh, bảo thái hết ra rồi gói xương riêng thịt riêng, rồi mang hai gói về nhà. Ở nhà, anh vừa chén những miếng thịt vịt Bắc Kinh thái mỏng ngậy ngậy miếng nào cũng có dính chút da giòn giòn, vừa nhập thêm dữ liệu của "lần bắn trượt hôm nay" vào cái chương trình ở trên máy tính.
Nó sẽ lại tính ra thời gian cho phát súng mùa thu sang năm.
Thị giác có điểm mù. Không gian đấy và những thời gian này đối với những phát súng bắn vịt của anh dường như cũng giống như thế.
Rồi một lần đã có một giấc mơ... (còn nữa)
Hồi nhỏ anh là một đứa bé sắc sảo trong một gia đình sắc sảo, được nuôi dạy theo tinh thần: "Đại trượng phu hành sự, thích làm gì cứ làm". Anh học toán giỏi, tự nhiên bỏ toán chuyển sang học văn, rồi tự nhiên lại quay về học toán. Vào học một trường đại học lớn ở trong nước, tự nhiên anh tìm cách chuyển sang học ở một trường đại học lớn ở nước ngoài. Đang làm nghiên cứu sinh, tự nhiên anh bỏ.
"Thích làm gì cứ làm", anh làm có cái được có cái không, được nhiều hơn không được, nhưng căn bản là dù được hay không được anh cũng chóng quên, không lăn tăn. Được thì cũng vui mừng vừa phải, không được thì cũng không uất ức.
Bây giờ cuộc sống phức tạp hơn xưa (?), nhiều người hễ mở mồm là "áp lực công việc", "giảm stress", "thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng"... và mọi người hay thích dạy nhau "hướng về văn hóa phương đông", "thiền", "zen", "tĩnh tâm", "quẳng gánh"... tựu chung ai ai cũng muốn được vô cảm hơn với công việc của mình.
Thấy bảo nếu có chút bản lãnh đấy thì sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Khỏe để có sức stress, stress để thiền, để tĩnh tâm, để quẳng gánh…
Nhưng đấy là với đa số người khác, chứ còn anh thì vốn đã sẵn có cái tiên thiên "không lăn tăn" đấy, sau lại thêm cái hậu thiên "thích làm gì cứ làm", nó lại càng củng cố thêm cái kia, sức khỏe anh tốt hơn so với nhiều người khác, không biết có phải một phần là nhờ cái đấy thật không, anh cũng chẳng để ý lắm, nhưng lúc kiến thức và nhận thức của anh đạt được đến một cấp độ tương đối, thì anh nhận thấy một chuyện là cái "không lăn tăn" đấy nó có ảnh hưởng rất không tốt đến kiến thức và nhận thức của anh.
Không lăn tăn, thì cũng sẽ ít nghĩ ngợi hơn, ít tò mò hơn. Mà không "Stay hungry, stay foolish" (Steve Jobs), thì, cũng theo kiểu Steve Jobs, sẽ "neo lại".
Bình thường biết được thế thì sẽ tìm cách chữa, nhưng anh lại rất tin là cái này không thể và không nên chữa. Anh thấy anh mơ hồ có ý thức là cái này nó là một cái cơ duyên gì đó. Nên anh kệ.
Và rồi, bắn vịt trượt vài lần, anh chợt thấy mình rất tò mò, rất nghĩ ngợi.
Đến nỗi anh đã lập ra một mớ công thức tương đối phức tạp rồi đưa nó vào máy tính. Cứ mỗi lần vác súng bắn trượt từ ngoại ô về, anh lại ghé vào quán ăn tàu ở cách nhà mấy lần quẹo phố, gọi một con vịt Bắc Kinh, bảo thái hết ra rồi gói xương riêng thịt riêng, rồi mang hai gói về nhà. Ở nhà, anh vừa chén những miếng thịt vịt Bắc Kinh thái mỏng ngậy ngậy miếng nào cũng có dính chút da giòn giòn, vừa nhập thêm dữ liệu của "lần bắn trượt hôm nay" vào cái chương trình ở trên máy tính.
Nó sẽ lại tính ra thời gian cho phát súng mùa thu sang năm.
Thị giác có điểm mù. Không gian đấy và những thời gian này đối với những phát súng bắn vịt của anh dường như cũng giống như thế.
Rồi một lần đã có một giấc mơ... (còn nữa)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...