Sáng dậy bà cụ bán sữa không thấy ba người khách mua thường xuyên đến lấy sữa. Giờ này ra chợ thì cũng đã muộn mất rồi. Nghĩ vậy nên cụ đành quàng cái bình sữa to tướng lên vai mang đến từng nhà một. Đi mãi, cuối cùng bà cụ dừng lại trước cửa nhà Ti-mua.
Ngay từ lúc còn đứng bên ngoài hàng rào bà cụ đã nghe thấy có tiếng người hát giọng trầm và ấm ở trong nhà. Như vậy là có chủ nhà ở nhà và có thể bán được ít nhiều sữa rồi.
Vừa bước qua cái cổng gỗ bà lão đã cất tiếng rao:
- Mua sữa không nào, trong nhà có mua sữa tươi không?
- Hai ca!- có tiếng trầm trầm trả lời ra.
Bà lão vừa buông cái bình sữa xuống khỏi vai và quay người lại thì chợt nhìn thấy một ông già què quần áo rách rưới, râu tóc bờm xờm đang bước ở bụi cây đi ra. Tay ông ta cầm khư khư một thanh kiếm tuốt trần.
- Cụ già ạ, tôi chỉ hỏi ở đây có cần sữa không thôi mà! - bà bán sữa dè dặt bước lùi lại phía sau, luôn miệng nói. - Gớm sao trông cụ dữ tợn thế? Cụ già định mang kiếm đi phát cỏ hả?
- Hai ca. Cái ca để ở trên bàn kia kìa, - ông già trả lời ngắn gọn rồi cắm phập mũi kiếm xuống đất.
- Sao cụ không đi mua cái lưỡi hái về mà dùng có hơn không? - bà lão tay luống cuống đong sữa, nhưng mắt vẫn sợ hãi nhìn ông già. - Bỏ quách cái kiếm ấy đi cho rảnh. Cứ cầm nó không, cũng đủ làm cho người trần mắt thịt chúng tôi phát khiếp lên rồi.
- Bao nhiêu tiền? - ông già thò tay vào túi quần thụng và cất tiếng hỏi.
- Như mọi người thôi, - bà bán sữa đáp, - một rúp tư một ca, vị chi là hai rúp tám. Tôi chả lấy hơn làm gì.
Ông già nọ lần túi rồi rút ra một khẩu súng lục to sụ đã có nhiều chỗ sây sát.
- Thôi, thế thì để lúc khác vậy, cụ ạ... - bà bán sữa cuống cuồng ôm vội lấy bình sữa vừa lủi ra cổng vừa khẩn khoản van nài. - Này, cụ già ơi, cụ đừng có nhỡ tay đấy! - Thế rồi chân vẫn rảo bước, bà lão còn cố ngoái cổ lại nói thêm. - Tôi chưa vội cần tiền làm gì đâu, cụ già quí hóa ạ.
Bà lão chạy vút ra ngoài đường đóng sập cổng lại và bắt đầu la lối om xòm:
- Đem mà quăng cái con quỷ già ấy vào nhà thương điên đi thôi. Phải cùm chặt chân vào chứ không thể thả rông như thế được đâu.Phải, phải! Cứ đem tống cổ vào nhà thương điên mà nhốt lại.
Ông lão so vai, nhét tờ giấy bạc trở lại túi, rồi vội vàng giấu khẩu súng lục ra sau lưng, vì nhác trông thấy ông già lịch thiệp bác sĩ Cô-lô-côn-tri-cốp đang đi vào vườn.
Ông ta chống gậy bước đi khoan thai trên con đường nhỏ. Dáng đi của ông thật cứng đơ đơ, còn vẻ mặt xem ra vừa có vẻ đăm chiêu, lại vừa nghiêm nghị.
Chợt thấy ông già kỳ quặc, con người lịch thiệp vội hắng giọng và sửa lại gọng kính:
- Cụ già làm ơn mách giúp ai là chủ cái ngôi nhà này.
- Chủ ngôi nhà này là tôi, - ông già kia trả lời.
- Nếu vậy thì, - con người lịch thiệp đưa tay lên nắn nắn vành mũ cói và nói tiếp, - xin cụ cho biết thằng bé Ti-mua có phải là bà con họ hàng với cụ không?
- Phải, nó có họ với tôi, - ông lão trả lời, - nó là cháu gọi tôi bằng chú.
- Tôi rất lấy làm đau xót, - con người lịch thiệp bật ho. Ông vừa đưa mắt e ngại nhìn thanh kiếm trên mặt đất, vừa bắt đầu câu chuyện. - Đứa cháu của cụ sáng tinh mơ hôm qua đã định ăn cướp nhà chúng tôi.
- Sao?! - Ông già kinh ngạc. - Thằng Ti-mua nhà tôi định cướp nhà cụ à?
- Vâng chính thế! - con người lịch thiệp liếc mắt nhìn ra sau lưng ông già nọ, trong lòng bắt đầu thấy lo sợ. Nhưng ông vẫn nói tiếp. - Nó đã lợi dụng lúc tôi còn đang ngủ say để cướp lấy cái chăn chiên mỏng mà tôi đang đắp trên người.
- Ai kia chứ? Thằng Ti-mua cướp của cụ thật à? Nó định đánh cắp cái chăn chiên à? - ông già đâm ra hoang mang. Khẩu súng lục ông vẫn giấu sau lưng bỗng nhiên rơi bộp xuống.
Mối lo sợ càng dội mạnh vào tim con người lịch thiệp đáng kính. Ông ta làm ra vẻ bình thản lủi dần về phía cổng. Rồi ông nói với vào:
- Dĩ nhiên tôi không khẳng định điều đó. Nhưng sự thực thì vẫn là... sự thực! Thưa ngài! Tôi yêu cầu ngài đừng có bước lại gần tôi. Lẽ tất nhiên tôi còn chưa biết nên xử lý thế nào... Nhưng cứ nhìn cái dáng dấp của ngài, cái hành vi kỳ quặc của ngài...
- Nhưng, cụ ạ, - ông lão vừa nói vừa chạy lại gần con người lịch thiệp, - có lẽ chuyện vừa rồi chỉ là một sự nhầm lẫn.
- Thưa ngài! - con người lịch thiệp không rời mắt khỏi khẩu súng lục, vẫn tiếp tục tìm lối rút lui và nói gần như quát lên. - Cuộc tiếp xúc giữa chúng ta đã bắt đầu có chiều hướng không thích hợp với tuổi tác của chúng ta.
Ông ta nhảy ra khỏi cổng vườn rồi co cẳng chạy, vừa la to:
- Không, không, đúng là có chiều hướng không thích hợp; không xứng đáng một tí nào hết...
Ông già què bước lại gần cổng đúng lúc Ôn-ga đang đi ra sông tắm và đang bước tới trước mặt con người lịch thiệp hốt hoảng kia.
Đột nhiên ông lão què trong vườn vung cao tay lên gọi Ôn-ga đứng lại. Nhưng con người lịch thiệp nhanh như con dê, đã nhảy qua rãnh cầm lấy tay Ôn-ga kéo đi. Lập tức cả hai người biến mất sau chỗ ngoặt.
Ông già nọ thấy thế phá lên cười. Vừa say sưa, vừa thú vị, ông lão nện manh cái chân gỗ lên mặt đất mà nhảy, mà hát:
Trên đường bay mê mải
Anh nào thấy được em
Chờ anh, chờ anh mãi
Đến khi trời nắng lên,
Hỡi anh!
Thế là ông ta tháo cái dây da buộc ở đầu gối ra, vứt cái chân gỗ xuống cỏ, vừa chạy vào nhà vừa tháo nốt bộ râu tóc giả đi.
Mười phút sau đồng chí kỹ sư trẻvui tính Ghê-oóc-ghi Ga-ra-ép chạy xuống bậc thềm, dắt chiếc xe mô tô ở nhà kho ra. Anh gọi con chó Ri-ta lại bảo nó giữ nhà rồi dận ga, nhảy lên và phóng thẳng ra bờ sông tìm Ôn-ga vừa bị anh ta làm cho một mẻ sợ hãi.
(...)
Ngay từ lúc còn đứng bên ngoài hàng rào bà cụ đã nghe thấy có tiếng người hát giọng trầm và ấm ở trong nhà. Như vậy là có chủ nhà ở nhà và có thể bán được ít nhiều sữa rồi.
Vừa bước qua cái cổng gỗ bà lão đã cất tiếng rao:
- Mua sữa không nào, trong nhà có mua sữa tươi không?
- Hai ca!- có tiếng trầm trầm trả lời ra.
Bà lão vừa buông cái bình sữa xuống khỏi vai và quay người lại thì chợt nhìn thấy một ông già què quần áo rách rưới, râu tóc bờm xờm đang bước ở bụi cây đi ra. Tay ông ta cầm khư khư một thanh kiếm tuốt trần.
- Cụ già ạ, tôi chỉ hỏi ở đây có cần sữa không thôi mà! - bà bán sữa dè dặt bước lùi lại phía sau, luôn miệng nói. - Gớm sao trông cụ dữ tợn thế? Cụ già định mang kiếm đi phát cỏ hả?
- Hai ca. Cái ca để ở trên bàn kia kìa, - ông già trả lời ngắn gọn rồi cắm phập mũi kiếm xuống đất.
- Sao cụ không đi mua cái lưỡi hái về mà dùng có hơn không? - bà lão tay luống cuống đong sữa, nhưng mắt vẫn sợ hãi nhìn ông già. - Bỏ quách cái kiếm ấy đi cho rảnh. Cứ cầm nó không, cũng đủ làm cho người trần mắt thịt chúng tôi phát khiếp lên rồi.
- Bao nhiêu tiền? - ông già thò tay vào túi quần thụng và cất tiếng hỏi.
- Như mọi người thôi, - bà bán sữa đáp, - một rúp tư một ca, vị chi là hai rúp tám. Tôi chả lấy hơn làm gì.
Ông già nọ lần túi rồi rút ra một khẩu súng lục to sụ đã có nhiều chỗ sây sát.
- Thôi, thế thì để lúc khác vậy, cụ ạ... - bà bán sữa cuống cuồng ôm vội lấy bình sữa vừa lủi ra cổng vừa khẩn khoản van nài. - Này, cụ già ơi, cụ đừng có nhỡ tay đấy! - Thế rồi chân vẫn rảo bước, bà lão còn cố ngoái cổ lại nói thêm. - Tôi chưa vội cần tiền làm gì đâu, cụ già quí hóa ạ.
Bà lão chạy vút ra ngoài đường đóng sập cổng lại và bắt đầu la lối om xòm:
- Đem mà quăng cái con quỷ già ấy vào nhà thương điên đi thôi. Phải cùm chặt chân vào chứ không thể thả rông như thế được đâu.Phải, phải! Cứ đem tống cổ vào nhà thương điên mà nhốt lại.
Ông lão so vai, nhét tờ giấy bạc trở lại túi, rồi vội vàng giấu khẩu súng lục ra sau lưng, vì nhác trông thấy ông già lịch thiệp bác sĩ Cô-lô-côn-tri-cốp đang đi vào vườn.
Ông ta chống gậy bước đi khoan thai trên con đường nhỏ. Dáng đi của ông thật cứng đơ đơ, còn vẻ mặt xem ra vừa có vẻ đăm chiêu, lại vừa nghiêm nghị.
Chợt thấy ông già kỳ quặc, con người lịch thiệp vội hắng giọng và sửa lại gọng kính:
- Cụ già làm ơn mách giúp ai là chủ cái ngôi nhà này.
- Chủ ngôi nhà này là tôi, - ông già kia trả lời.
- Nếu vậy thì, - con người lịch thiệp đưa tay lên nắn nắn vành mũ cói và nói tiếp, - xin cụ cho biết thằng bé Ti-mua có phải là bà con họ hàng với cụ không?
- Phải, nó có họ với tôi, - ông lão trả lời, - nó là cháu gọi tôi bằng chú.
- Tôi rất lấy làm đau xót, - con người lịch thiệp bật ho. Ông vừa đưa mắt e ngại nhìn thanh kiếm trên mặt đất, vừa bắt đầu câu chuyện. - Đứa cháu của cụ sáng tinh mơ hôm qua đã định ăn cướp nhà chúng tôi.
- Sao?! - Ông già kinh ngạc. - Thằng Ti-mua nhà tôi định cướp nhà cụ à?
- Vâng chính thế! - con người lịch thiệp liếc mắt nhìn ra sau lưng ông già nọ, trong lòng bắt đầu thấy lo sợ. Nhưng ông vẫn nói tiếp. - Nó đã lợi dụng lúc tôi còn đang ngủ say để cướp lấy cái chăn chiên mỏng mà tôi đang đắp trên người.
- Ai kia chứ? Thằng Ti-mua cướp của cụ thật à? Nó định đánh cắp cái chăn chiên à? - ông già đâm ra hoang mang. Khẩu súng lục ông vẫn giấu sau lưng bỗng nhiên rơi bộp xuống.
Mối lo sợ càng dội mạnh vào tim con người lịch thiệp đáng kính. Ông ta làm ra vẻ bình thản lủi dần về phía cổng. Rồi ông nói với vào:
- Dĩ nhiên tôi không khẳng định điều đó. Nhưng sự thực thì vẫn là... sự thực! Thưa ngài! Tôi yêu cầu ngài đừng có bước lại gần tôi. Lẽ tất nhiên tôi còn chưa biết nên xử lý thế nào... Nhưng cứ nhìn cái dáng dấp của ngài, cái hành vi kỳ quặc của ngài...
- Nhưng, cụ ạ, - ông lão vừa nói vừa chạy lại gần con người lịch thiệp, - có lẽ chuyện vừa rồi chỉ là một sự nhầm lẫn.
- Thưa ngài! - con người lịch thiệp không rời mắt khỏi khẩu súng lục, vẫn tiếp tục tìm lối rút lui và nói gần như quát lên. - Cuộc tiếp xúc giữa chúng ta đã bắt đầu có chiều hướng không thích hợp với tuổi tác của chúng ta.
Ông ta nhảy ra khỏi cổng vườn rồi co cẳng chạy, vừa la to:
- Không, không, đúng là có chiều hướng không thích hợp; không xứng đáng một tí nào hết...
Ông già què bước lại gần cổng đúng lúc Ôn-ga đang đi ra sông tắm và đang bước tới trước mặt con người lịch thiệp hốt hoảng kia.
Đột nhiên ông lão què trong vườn vung cao tay lên gọi Ôn-ga đứng lại. Nhưng con người lịch thiệp nhanh như con dê, đã nhảy qua rãnh cầm lấy tay Ôn-ga kéo đi. Lập tức cả hai người biến mất sau chỗ ngoặt.
Ông già nọ thấy thế phá lên cười. Vừa say sưa, vừa thú vị, ông lão nện manh cái chân gỗ lên mặt đất mà nhảy, mà hát:
Trên đường bay mê mải
Anh nào thấy được em
Chờ anh, chờ anh mãi
Đến khi trời nắng lên,
Hỡi anh!
Thế là ông ta tháo cái dây da buộc ở đầu gối ra, vứt cái chân gỗ xuống cỏ, vừa chạy vào nhà vừa tháo nốt bộ râu tóc giả đi.
Mười phút sau đồng chí kỹ sư trẻvui tính Ghê-oóc-ghi Ga-ra-ép chạy xuống bậc thềm, dắt chiếc xe mô tô ở nhà kho ra. Anh gọi con chó Ri-ta lại bảo nó giữ nhà rồi dận ga, nhảy lên và phóng thẳng ra bờ sông tìm Ôn-ga vừa bị anh ta làm cho một mẻ sợ hãi.
(...)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...