Hòn đảo của bác sĩ Moreau (21)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"Tôi nói," tôi bảo, "Ở đâu tôi có thể kiếm được cái gì đó để ăn?"

"Ăn!" Nó đã nói. "Ăn thực phẩm của con người, bây giờ." Và con mắt nó đã quay trở lại tới sự đung đưa của những sợi dây thừng. "Ở chỗ những túp lều."

"Nhưng những túp lều ở đâu?"

"Ồ..!"

"Tôi là người mới, cậu biết."

Tại cái đấy nó đã đung đưa xung quanh, và rời đi khỏi bằng những bước đi nhanh. Tất cả những sự chuyển động của nó đã là nhanh chóng một cách lạ kỳ. "Cùng đi," nó nói.

Tôi đã đi cùng với nó để thấy được sự phiêu lưu. Tôi đã đoán những túp lều đã là chỗ ẩn náu thô bạo nào đó ở đâu nó và những Con-Vật-Người nào đó nữa đang sống. Tôi có thể biết đâu sẽ thấy họ thân thiện, tìm được điểm liên hệ nào đó trong trí não của họ để bám víu lấy. Tôi đã không biết họ đã quên tài sản thừa kế phần con người của họ đến mức nào.

Người bạn giống như khỉ của tôi đã làm nước kiệu ngay bên cạnh tôi, cùng với những bàn tay nó treo xuống và quai hàm nó xô đẩy về phía trước. Tôi đã tò mò về trí nhớ nó đã có thể có trong nó. "Cậu đã ở trên hòn đảo này bao lâu?" Tôi hỏi.

"Bao lâu?" nó đã hỏi; và sau khi câu hỏi đã lặp lại, nó đã chìa lên ba ngón tay.

Sinh vật đã là hơi tốt hơn là một cái đứa ngốc. Tôi đã thử đoán ra cái nó đã muốn nói bởi cái đấy, và hóa ra là tôi đã làm nó chán ngán. Sau một hoặc hai câu hỏi khác nữa nó bất ngờ đã bỏ lại chỗ bên cạnh tôi và đã nhảy qua tại thứ quả ngọt nào đó cái đấy đã treo từ một cái cây. Nó đã kéo xuống một ít những chiếc vỏ khô có gai và bắt đầu ăn nội dung bên trong. Tôi đã lưu ý đến cái này cùng với sự thỏa mãn, vì ở đây ít nhất đã là một lời nói ám chỉ về việc cho ăn. Tôi đã thử nó cùng với những câu hỏi khác nào đó, nhưng việc huyên thuyên của nó, gợi ý những câu trả lời thường như là không hoàn toàn tại những mục đích trái ngược cùng với câu hỏi của tôi. Một vài thứ đã là thích hợp, những thứ khác hoàn toàn như vẹt.

Tôi đã rất chủ ý ở trên những nét riêng biệt này mà tôi vừa vặn đã nhận ra đường lối chúng tôi đã đi theo. Ngay lập tức chúng tôi đã đến tới những cái cây, tất cả có màu cá hồi đốm hồng và nâu, và sau đó tới một chỗ trơ trụi đã che phủ cùng với những vết trắng vàng, xuyên qua cái đấy một làn khói trôi dạt, mùi hăng hăng theo từng luồng bay tới mũi và mắt, trôi đi. Ở bên phải chúng tôi, qua một bờ vai đá trần trụi, tôi đã thấy màu xanh thủy triều của biển. Đường đi đã cuộn xuống đột ngột vào một hẽm núi hẹp giữa hai khối lớn bị bổ nhào và có nhiều đầu mấu của xỉ hơi đen đen. Chúng tôi đã tụt xuống chỗ này.

Đã tối một cách cực độ, lối đi này, sau ánh sáng mặt trời lóa mắt đã phản chiếu từ nền lưu huỳnh. Những bức tường của nó đã trở nên dốc đứng, và đã tiếp cận nhau. Những vết xanh lá cây và đỏ thẫm đã trôi qua mắt tôi. Người dẫn đường của tôi đã dừng bất ngờ. “Về nhà rồi!" nó nói, và tôi đã đứng trên sàn của một khoảng trũng lớn cái đấy lúc ban đầu đã tuyệt đối tối đối với tôi. Tôi đã nghe những tiếng ồn xa lạ nào đó, và ấn mạnh những khớp đốt ngón tay trái tôi vào mắt. Tôi đã bắt đầu có thể nhận thức một hương vị khó chịu, như là của một cái chuồng khỉ không sạch sẽ. Phía bên kia, đá đã mở ra một lần nữa ở trên một chỗ dốc thoai thoải đầy cây cỏ ngập nắng, và ở các phía ánh sáng tràn xuống qua những lối hẹp vào chỗ u ám ở trung tâm.

XII. Những Người Nói Luật.

Khi đó một cái gì đó lạnh đã động vào tay tôi. Tôi đã bắt đầu căng thẳng, và đã thấy gần gũi đối với tôi một thứ hơi hồng hồng tối mờ mờ, nhìn như một đứa trẻ bị lột da hơn là bất cứ thứ gì khác trên thế giới. Sinh vật đã có chính xác những nét đặc biệt nhẹ nhàng nhưng đáng ghét của một con lười, cùng một vầng trán thấp và những điệu bộ chậm chạp.

Như cú sốc đầu tiên của việc thay đổi của ánh sáng đã chuyển qua, tôi đã nhìn quanh tôi rành mạch hơn. Sinh vật trông giống như con lười nhỏ đã đứng và nhìn chằm chằm vào tôi. Người dẫn đường của tôi đã biến mất. Chỗ đã là một lối đi qua hẹp giữa những bức tường cao của dung nham, một chỗ nứt vỡ trong đá xương xẩu, và trên những đống dệt lẫn với nhau hoặc phẳng của dong biển, những cây cọ cánh quạt, và những cây sậy dựa vào đá đã định hình những xào huyệt thô bạo và tối tăm không thể hiểu nổi. Lối lộng gió lên hẽm núi giữa những cái này đã là ba thước Anh vừa vặn chiều rộng, và đã bị làm méo mó bởi những cục của quả cây mục rữa và những rác rưởi khác, cái đấy đã giải thích cho mùi hôi thối không vừa ý của chỗ này.

Sinh vật-con lười màu hồng nhỏ nhắn đã vẫn còn nháy mắt với tôi khi chàng người khỉ của tôi đã xuất hiện lại tại kẽ hở của cái gần nhất trong những ngăn hang này, và đã vẫy tay ra hiệu cho tôi trong đó. Khi nó đã làm như vậy một quái vật dáng đi vai thõng xuống đã ngoe nguẩy ở ngoài một trong số những chỗ, xa hơn nữa lên đường phố xa lạ này, và đã đứng lên trong hình bóng không có nét đặc biệt đối diện với màu xanh lá cây sáng sủa tận bên kia, nhìn chằm chằm vào tôi. Tôi đã ngập ngừng, nghĩ một chút để xem xét lối tôi đã đến; và sau đấy, đã xác định đi qua cùng với sự phiêu lưu, tôi đã nắm chặt cây gậy có đinh của tôi ở khoảng giữa và đã lăn lê bò toài vào chái nhà nhỏ bốc mùi tởm lợm phía sau người dẫn đường của tôi.

Cái đấy đã là một không gian xếp thành hình bán nguyệt, đã làm hình dạng như một nửa một cái tổ ong; và đối diện bức tường đá cái đấy đã định hình phía bên trong của nó đã là một đống những quả ngọt, những quả dừa, bị điểm những đốm màu khác nhau giữa những thứ khác. Những thùng to lỗ mãng nào đó bằng dung nham và gỗ đã đứng trên sàn, và một thùng ở trên một cái ghế đẩu lỗ mãng. Đã không có lửa. Trong góc tối nhất của lều đã ngồi một khối lớn không ra hình thù gì của bóng tối cái đấy đã lẩm bẩm "Hây!" Tôi đã bước vào, và chàng người khỉ của tôi đã đứng trong ánh sáng mờ của khung cửa và đã chìa ra một quả dừa tách ra về phía tôi lúc tôi đã lết vào góc khác và ngồi xổm xuống. Tôi đã lấy cái đấy, và đã bắt đầu gặm nó, bình thản như tôi có thể, trong sự khó chịu bối rối chắc chắn và sự chật chội gần như quá quắt của cái hang. Sinh vật-con lười màu hồng nhỏ nhắn đã đứng trong kẽ hở của căn lều, và một con gì đó khác cùng với một gương mặt nâu xám và những con mắt sáng đã đến nhìn chằm chằm qua bờ vai của nó.

"Hây!" khối trì độn ở phía đối diện bí hiểm ấy thốt lên. "Đấy là một con người."

"Nó là một con người," người dẫn đường của tôi đã nói nhanh nghe không rõ, "Một người, một con người, một người-năm, như tao."

"Câm miệng!" Đã nói giọng nói từ bóng tối, và đã lẩm bẩm. Tôi đã gặm quả dừa của tôi giữa một sự yên tĩnh gây ấn tượng sâu sắc.

Tôi đã săm soi nặng nề vào màu đen, nhưng đã không thể phân biệt được gì.

"Nó là một con người," Giọng nói đã lặp lại. "Nó đến để sống cùng với chúng ta? ".

Đấy đã là một giọng nói đày đặn, cùng với một cái gì đó trong đó - một kiểu âm bội huýt gió - cái đấy đã kích động tôi một cách khác thường; nhưng khẩu ngữ Anh đã tốt một cách lạ lùng.

Chàng người-khỉ đã nhìn vào tôi như là nó đã mong đợi một cái gì đó. Tôi đã lĩnh hội sự tạm ngừng tức là đưa ra câu hỏi. "Nó đến để sống cùng với mày," Tôi đã nói.

"Đấy là một người. Nó phải học Luật."

Tôi đã bắt đầu phân biệt bây giờ một bóng tối sâu hơn trong màu đen, một đường nét phác họa mơ hồ của một hình dáng gù gù. Khi đó tôi đã nhận ra khe hở của chỗ đấy đã là tối sầm bởi hai đầu đen hơn. Tay tôi xiết chặt lấy cây gậy của tôi.

Thứ trong bóng tối đã lặp lại bằng một giọng ầm ĩ hơn, "Hãy nói những từ ngữ." Tôi đã bỏ qua nhận xét cuối cùng của nó. "Không đi bằng bốn chân; đấy là Luật," Thứ đấy đã lặp lại trong một kiểu giọng đều đều.

Tôi đã bối rối.

"Hãy nói những từ ngữ," chàng người-khỉ đã nói, lặp lại, và những hình dáng trên khung cửa đã dội lại cái này, cùng với một sự đe dọa bằng âm sắc của những giọng nói của họ.

Tôi đã hình dung là tôi phải lặp lại công thức ngu si này; và sau đấy đã bắt đầu nghi lễ điên khùng nhất. Giọng nói trong bóng tối đã bắt đầu ngâm một bài kinh cầu nguyện mất trí, hết dòng này đến dòng khác, và tôi và phần còn lại lặp lại cái đấy. Lúc chúng làm như vậy, chúng đã lắc lư từ bên này sang bên kia theo lối kỳ quặc nhất, và đập những bàn tay chúng ở trên những đầu gối chúng; và tôi đã làm theo ví dụ của chúng. Tôi đã có thể hình dung là tôi đã chết và đang ở trong một thế giới khác. Căn lều tối đấy, các mẫu hình lờ mờ lố bịch này, chỉ đã điểm xuyết đây đó bằng những tia sáng chập chờn, và tất cả bọn chúng lắc lư trong hợp xướng và hát kinh,

"Không đi bằng bốn chân; đấy là Luật. Chúng ta không phải Người?

"Không mút Thức Uống; đấy là Luật. Chúng ta không phải Người?

"Không ăn Cá hoặc Thịt; đấy là Luật. Chúng ta không phải Người?

"Không cào Vỏ Cây; đấy là Luật. Chúng ta không phải Người?

"Không săn đuổi Người khác; đấy là Luật. Chúng ta không phải Người?"

Và như vậy từ sự ngăn cấm của những hành động dại dột này, lên tới sự ngăn cấm cái tôi nghĩ sau đấy đã là điên rồ nhất, bất khả thi nhất, và những thứ không hợp với khuôn phép nhất mà một người đã có thể hình dung được. Một kiểu nhiệt tình có nhịp điệu đã rơi trên tất cả chúng tôi; chúng tôi đã nói lắp bắp và đã đung đưa ngày càng nhanh hơn, lặp lại cái Luật gây sửng sốt này. Một cách nông cạn ảnh hưởng lây lan của những súc vật này đã là ở trên tôi, nhưng sâu bên trong tôi sự buồng cười và ghê tởm đã vật lộn cùng nhau. Chúng tôi đã chạy qua một danh sách dài của những sự cấm đoán, và sau đấy bài thánh ca đã đu đưa xung quanh tới một công thức mới.

"Của nó là Căn nhà Công sức.

"Của nó là Tay làm việc.

"Của nó là Tay bị thương.

"Của nó là Tay đã lành."

Và tiếp tục như vậy cho một dãy dài khác nữa, chủ yếu hoàn toàn lời nói lắp bắp khó hiểu không thể tả tới tôi về Nó, bất cứ ai nó đã có thể là. Tôi đã có thể mơ tưởng đấy đã là một giấc mơ, nhưng chưa bao giờ trước đây tôi đã nghe hát thánh ca trong một giấc mơ.

"Của nó là lóe sáng chớp nhoáng," Chúng tôi đã hát. "Của nó là biển sâu, mặn."

Một trí tưởng tượng kinh khủng đã đến vào đầu tôi là Moreau, sau khi động vật hoá những người này, đã tiêm nhiễm những bộ não bị còi cọc của họ cùng với một kiểu suy tôn thần thánh chính ông ta. Dù bằng cách nào, tôi đã là quá sắc sảo để có thể nhận thức những cái răng trắng và những móng vuốt mạnh mẽ quanh tôi để dừng việc hát kinh của tôi trên sự lưu tâm đấy.

"Của nó là những ngôi sao trên bầu trời."

Thiên tượng (11)

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

“Cuộc đời là cái xảy ra lúc ta đang bận thực hiện những kế hoạch khác.”
- John Lennon

Lúc đầu người ta cứ tưởng Hang Dơi là một tiểu hỏa sơn. Cho đến lúc đợi mãi, đợi mãi, mà vẫn không thấy lửa phun ra. Chưa bao giờ thấy lửa phun ra. Chỉ có những luồng gió nóng. Có gió trong hang, dù là nóng, mát, hay lạnh, thì lô-gích là hang phải có ít nhất hai lối không khí vào ra khác nhau và liên thông với nhau. Nhưng tìm mãi, tìm mãi, mà vẫn không thấy lối khác. Chưa bao giờ thấy lối khác. Cho nên những luồng gió nóng ấy đến bây giờ hầu như mặc nhiên đã nhận được sự đồng thuận chung coi là gió “thổi”, hay là “bốc lên”, “phả ra”, thế nào đó, từ dưới lòng đất.

Hang Dơi sâu, và rộng lớn. Rộng tới mức có cả rừng cây mọc ở trong đó. Có cây mọc, thì lô-gích là phải có ánh sáng. Nhưng để ý mãi, để ý mãi, mà vẫn không thấy ánh sáng. Chưa bao giờ thấy ánh sáng. Hang Dơi, từ lúc người ta gặp nó, vẫn luôn luôn tăm tối.

Khởi thủy, sự sống có liên quan mật thiết với ánh sáng, ánh sáng là sinh khí. Hang Dơi, có lẽ vì tăm tối quá, cho nên sau một thời gian gây được một niềm tò mò nhất định cho những người đầu tiên, thì dần dần không còn được ai để ý, cũng như không có ai buồn để ý đến tiền đồ của chị Dậu. Nhưng đấy là ngày xưa. Ngày đấy, người ta tăm tối cả về vật lý, cả về tâm sinh lý, cho nên, một cách tự nhiên, thích sáng.

Cho đến khi do một sự, rồi vài sự tình cờ, tức là phải qua một thời gian cũng dài, người ta chợt phát hiện ra rằng những luồng gió nóng trong hang hình như có công dụng bổ dưỡng thế nào đó đối với sức khỏe và tinh thần. Đang oặt oẹo mà vào đấy ngủ nghỉ một hai đêm, đến lúc ra tự nhiên đã cảm thấy phấn khởi hưng phấn vô chừng. Kể từ giờ phút này, bọn suối nóng luộc trứng còn phải gọi Hang Dơi bằng cụ. Hang Dơi bắt đầu có người đến chơi, nhưng cũng như suối nóng, cũng chỉ lác đác thôi. Vì đấy là ngày xưa. Ngày đấy, người yếu thường chết rất nhanh. Còn người khỏe, thì lại rất khỏe. Nên cả suối nóng và Hang Dơi đều ế.

Còn bây giờ là bây giờ.

Bây giờ có nhiều thứ phát sáng hơn, nên phần vì tò mò thật, phần vì đời nhạt nhẽo, phần vì a dua, nhiều người thích đi tìm cái gì đó khác, tăm tối hơn bình thường.

Bây giờ, người yếu cũng khó chết ngay, còn người khỏe, cũng ít người thật sự khỏe, nên Hang Dơi rất bị để ý.

Hang Dơi bây giờ luôn đông đúc những người đến chơi, đến mức đã phải đăng ký, xếp hàng.

Cho đến khi có Hơi Thở Rồng.

Tự nhiên nó xuất hiện. Nó thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. Nó là một dạng tiểu cuồng phong. Dông tố ở trong hang. Lúc đầu chỉ quật nát vài cái lều du lịch. Nên từ sau người ta đã mang vào đấy những cái lều kiên cố hơn. Được một hồi, nó lại quật nát tiếp. Rồi nó còn quật đến nỗi đã có người chết và đi viện.

Đến thế thì đám đông Hang Dơi tự tan. Tất nhiên, lẻ tẻ, cũng vẫn còn những tín đồ kiên cường nhất của trường phái tìm cảm giác mạnh; bọn vô công rồi nghề, dửng mỡ, và lút-dơ mặc định vẫn luôn là một cảnh quan cố hữu trong tổng thể bức pa-nô-ram-ma “loài người”; nhưng giờ đây, một cách toàn cảnh nhất: có lẽ chỉ còn lại một sự tò mò dân gian.

- Khỏe người thật hả anh?

- Ừ, đại khái thế. - Trời hôm nay trong veo, nên đầy sao tỏa sáng, mặc dù ngôi sao to có tên là “trăng” thì mỏng tang một cách không đáng kể. Anh đang nằm chân co chân duỗi ở trên mái nhà, phần mái gần bờ suối, nghiêng về phía sân nhỏ bên trong, đầu gối lên cánh tay gấp chéo, ở gần sống nóc nhà, ngắm sao, cô ngồi cạnh, bên trái, gần giống như lúc họ nằm, ngồi ở ngoài bờ biển, chỉ khác là anh đã cẩn thận gối lên tay trái.

- Nếu mình làm kịp, em sẽ vào đấy với anh. - Giọng cô có vẻ quả quyết.

- Anh xin ngụm. - Cô không quay lại, chỉ dang tay đang cầm chai rượu vang, anh đón lấy, tợp một ngụm nhỏ, rồi khẽ ngân nga -

“Vì sao của tôi không cần suy xét
Mệt mỏi hay là tìm kiếm sự bình yên.
Nó không hề biết bình yên là gì,
Mà có biết hay không thì cũng thế.
Hàng đêm nó sẽ nằm mơ
Thấy ngôi nhà,
Thấy khói cay mắt,
Thấy chè đắng ngắt...”

- Em đang bảo anh là…

- Bài hát hay quá… huýt huýt… huýt huýt…

- Em đang bảo là em sẽ vào trong đấy với anh. - Anh vẫn hí hửng một cách cố tình, huýt sáo theo giai điệu bài hát, thì cô đã ngồi xoay ngược hẳn lại, mái nhà dốc xuống nên bây giờ cô phải cúi người nhiều hơn. Cô đang nhìn thẳng vào mắt anh.

- Em vào làm gì? Anh… em biết, thân thủ anh cũng tàm tạm, mình anh vào là đủ. Có phải đi chơi đâu?

- …

- …

- Đào Phi.

- …

- Thái độ… Tình cảm của anh đối với em như thế nào? - Trừ chỗ chọn từ lúc đầu, thì câu hỏi đã đơn giản, lưu loát, ngắn gọn và dứt khoát.

- Như bình thường thì có thể gọi là tình yêu. - Anh đã ngồi dậy ngay ngắn, giống như cô, hơi “chéo cánh”. Giọng anh đều đều, chăm chú, giống như đang kể chuyện. - Nhưng anh với em thì khác.

- Khác thế nào?

- Anh với em, anh nghĩ chúng mình chả tội gì.

- Chả tội gì?

- Như thế này tốt mà em. Cái đấy… thoái hóa. Ừ… Yêu ấy.

- Thoái hóa?

- Ừ, em cứ nhìn xung quanh, cả nhìn lại những tình cũ ấy. Lúc đầu là “trí tưởng tượng lấn át hiểu biết”, rồi sau đó là “hy vọng lấn át kinh nghiệm”, ai nhở, hình như là Oscar… ừ Oscar Wilde bảo thế. Lúc đầu nồng nhiệt lắm, sau rồi… văn minh thì chịu đựng, phàm phu thì đánh chửi, đưa nhau ra tòa…

- Nhưng đâu phải tất?

- Ừ, nhưng xác suất cũng gần một.

- …

- …

- Như thế này… nhưng… - cô đưa tay, sờ sờ má anh.

- … - anh đưa tay mình ấp lấy bàn tay cô, nghiêng nghiêng thêm má về bên đấy, giụi giụi, rồi hơi xoay mặt, khẽ hôn vào lòng bàn tay ấy. - Em, ừ, em không nên.

- …

- …

- Hồi còn ở biển anh cũng bảo đời người thoái hóa, nhưng anh vẫn theo được cách anh muốn. Chuyện này sao không thế?

- Có khác nhau một tí, ngay từ đầu. Chuyện em với anh có mặt trên đời, mình không chủ động được. Còn chuyện này, có, ngay từ đầu, bây giờ, thì… còn được.

- …

- …

- Nhưng còn chuyện… hậu… còn trẻ con?

- Cái này thì anh rất nhớ, - anh cười, - Bernard Shaw bảo: “Tuổi trẻ là một thứ kỳ diệu. Thật là trọng tội nếu phí phạm nó vào việc trông trẻ.”

- Tuổi trẻ… - cô phì cười - ba sọi rồi còn tuổi trẻ?

- Mới hai tám. - Anh cũng cười vui vẻ, vui vẻ thật. Chiều hướng câu chuyện như thế này, anh thấy ổn. - Ừ, hai người xinh xẻo, tố chất tốt, phát triển cũng tốt… lô-gích thì nên lắm chứ.

- Ùh…

- Mà… anh nghĩ cái đấy thật sự nó chả phụ thuộc vào mình. Nếu như anh đã đủ "nhẹ" để lên trên kia, - anh chỉ lên vòm trời đầy sao ở trên đầu - lên một lần, lên tuốt, hoặc đã đủ "nặng" để xuống dưới kia, - anh đảo chiều ngón tay, nhăn nhăn mặt vẻ khó chịu, - xuống một lần, xuống tuốt, thì người ta - anh lại chỉ lên - sẽ chẳng dùng anh để đầy thêm người xuống, hoặc vớt thêm người lên chỗ này. Còn nếu như người ta muốn, hừ, hai mươi tám trừ đi mười ba, hay mười lăm… anh chả nhớ nữa, đại khái mười lăm, hay mười ba… Trong mười ba, hay mười lăm năm liền, em nghĩ Chúa thực sự không thể làm rách mấy cái bao cao su?

“Ai lôi nhau lên mái nhà làm rách bao cao su thế?!” Cô vừa mới cười thành tiếng, thì đã nghe một giọng nói hơi khê khê. Một cái đầu bờm xờm thò lên ở giữa hai cái đầu càng thang, cái thang tre anh đã bắc ở chỗ ngay cạnh chỗ mái nhà cao bên cạnh để trèo lên đây. Một tí, thằng bé bi-a đã đến ngồi lom khom ngay giữa sống mái nhà, gần chỗ cô đang ngồi, cách ra một tí.

- Sao rồi, Dương Trung? - Anh hỏi. Tên thằng bé là Dương Trung.

- Xong hết rồi. Chú Văn quả nhiên là kỳ tài võ học, hầm máy của chú ấy… - Giọng thằng bé trầm trồ, không dấu được vẻ thán phục. - Chú ấy đã đặt mua trên mạng luôn tất cả những vật liệu cần thiết, thanh các bon với những cái gì, những phần mà chú ấy đã bổ xung thêm… toàn hàng đỉnh, chắc chỉ vài hôm là dựng thử lên được luôn. - Nhị vị… còn định ngồi lâu không? Em tranh thủ ngủ đây luôn một lúc, mát quá. Để ý để em khỏi rơi. Khiếp, chưa bao giờ thức khuya với ôm máy tính liên tùng tục như thế, mà chú Văn mới kinh…

Mát thật, thức lâu quá thật, nhưng sao sáng quá, nên mặc dù sáng sao không chói mắt nhưng lại chiếu sáng thế nào đó về tinh thần khiến cho người ta rất khó ngủ. Chắc vậy. Anh thấy thằng bé nằm dài ra gối đầu lên sống mái nhà, nghiêng qua trái, một tí lại nghiêng qua phải, rồi nằm ngửa ra, lót thêm tay xuống gáy, mở mắt thao láo.

- Em biết hát ru không Linh ơi, - anh cười khúc khích, bảo cô, - ru cu Trung phát.

Cô cười, nhoài người vò tóc nó, bảo “để em thử một đoạn keo-tích xem…”

Nhưng cô còn chưa kịp chọn bài, thì nho nhỏ, nhưng rõ ràng, lẫn trong tiếng cây, tiếng gió nhẹ, đã chợt vẳng có tiếng đàn như gần, như xa.

“Tửng… tưng tưng tưng… từng…”

Không quạt chả, không rải. Không có hợp âm. Không phải dây đàn sắt. Chỉ có những nốt được gảy thong thả, lần lượt, “mềm mềm”, hơi rời rạc. Rồi có tiếng người, vừa giống như hát, vừa giống như ngâm thơ, vừa giống như tự nói tự nghe, vừa buồn buồn, vừa dấm dứt, vừa thoáng vẻ ai oán…

“Người chẳng thấy
Sông Hoàng Hà ngọn nước lưng trời kia
Đổ xuôi ra biển chẳng quay về

Lại chẳng thấy
Tóc bạc trước gương sầu chẳng xiết
Sớm như tơ xanh chiều như tuyết
Đời người thỏa ý nên thật vui
Chớ để chén vàng xuống dưới nguyệt
…”

Thằng bé có vẻ thiu thiu. Cô hơi nhúc nhích, ngồi dịch lên, rồi nhoài người ngả đầu sang vai anh, anh nghe mùi tóc thơm thơm, bất giác hít hít.

“…
Vì người, ta hát một bài
Vì ta, người hãy lắng tai nghe cùng

Quý gì yến ẩm đỉnh chung
Cốt sao đừng tỉnh say đùng mới vui
Thánh hiền xưa vắng lặng rồi
Chỉ chàng say để muôn đời tiếng thơm
…”

Tiếng hát đã dứt, đàn vẫn thong thả, rời rạc, buồn buồn, chơi tiếp, chắc là ngẫu hứng. Đến lúc tiếng đàn cũng tắt hẳn thì anh nghe tiếng cô thì thầm:

- Hay thật, nhưng buồn quá. Chú Văn dường như có nhiều tâm trạng. - Cô đã nhận ra giọng chú Văn, chắc ở ngay chỗ hàng hiên, phía dưới.

- Ừ… - Anh cắn môi, khẽ thở dài. Bất giác, anh đưa tay vuốt nhẹ tóc cô. Thằng bé trở mình, rồi lại nằm im, thở phì phì.

Cô khẽ giụi giụi đầu, rồi tì cằm lên vai anh. Lúc cô nói, anh nhận thấy có một sắc thái khác trong giọng nói của cô, cách cô đang nói bây giờ làm anh hình dung thấy ngay đôi môi kiểu trẻ con tập nghiêm nghị làm người lớn:

- Anh cậy có trí khôn, nên nói cái gì cũng có đầu có đuôi lắm, kiểu như là anh làm gì thì cũng có vẻ hoàn toàn hiểu tại sao mình làm thế.

- …

- Mấy chuyện vừa rồi, chắc em không bắt bẻ được anh. Mà em bắt bẻ làm quái gì. Em chỉ đơn giản là chả tin… Ừ… anh muốn nói thế nào cũng được, em chả tin. Sao em lại phải…

- Cái đàn của chú Văn khó đánh lắm, - Anh thấy mình lẩm bẩm, - anh chưa bao giờ thấy nhạc của nó được chép vào khuông.


(còn nữa)

Bạn Roosvelt tốt của tôi

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chủ tịch Fidel Castro 14 tuổi khi ông viết bức thư sau đây cho tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt.


Santiago de Cuba.

Ngày 6 tháng Mười một năm 1940.

Gửi ngài Franklin Roosvelt, Tổng thống Mỹ.

Bạn Roosvelt tốt của tôi tôi không biết nhiều tiếng anh, nhưng tôi biết nhiều đủ để viết cho ngài. Tôi thích nghe rađiô, và tôi rất hạnh phúc, vì tôi đã nghe trong đấy, là ngài sẽ là Tổng thống cho một (periodo) mới. Tôi mười hai tuổi. Tôi là một cậu bé nhưng tôi nghĩ rất nhiều nhưng tôi không nghĩ là tôi đang viết cho Tổng thống Mỹ. Nếu ngài muốn, hãy đưa tôi một tờ xanh mười đô, gửi bằng thư, vì chưa bao giờ, tôi chưa thấy một tờ xanh mười đô và tôi muốn có một trong số chúng.

Địa chỉ của tôi là:

Sr Fidel Castro.
Colegio de Dolores.
Santiago de Cu ba.
Oriente Cuba.

Tôi không biết nhiều tiếng Anh nhưng tôi biết rất nhiều tiếng Tây-ban-nha và tôi cho là ngài không biết nhiều tiếng Tây-ban-nha nhưng ngài biết nhiều tiếng Anh vì ngài là người Mỹ còn tôi không phải người Mỹ.

(Cảm ơn ngài rất nhiều).

Good by. Bạn của ngài,

Fidel Castro

Nếu ngài muốn có sắt để làm
sheaps những chiếc tàu của ngài tôi sẽ chỉ tới ngài cái (minas) sắt lớn nhất trên đất liền. Chúng ở Mayari Oriente Cuba.

Điêu đứng, mê mẩn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Làm điêu đứng, làm mê mẩn,
Từ lúc nào đó đã kết hôn cùng với gió trên đồng,
Mọi thứ ở nàng như bị giam hãm lại,
Nàng là người đàn bà quý giá của ta.

Chẳng vui, chẳng buồn,
Dường như sa xuống từ bầu trời đêm,
Nàng là bài hát hứa hôn,
Là vì sao mê muội của ta.

Ta cúi mình trên đùi nàng,
Ôm ấp chúng một cách điên cuồng,
Và bằng nước mắt, và bằng thi ca,
Tôn thờ nàng người yêu hiền hậu của ta.

Cái gì không thành sự thực thì sẽ bị quên lãng,
Cái gì không được nhớ đến thì sẽ không hoàn thành,
Thế thì sao mà phải khóc người đẹp ơi?
Hay chỉ là ta tưởng thế?

Làm điêu đứng, làm mê mẩn,
Từ lúc nào đó đã kết hôn cùng với gió trên đồng,
Mọi thứ ở nàng như bị giam hãm lại,
Nàng là người đàn bà quý giá của ta.

Hòn đảo của bác sĩ Moreau (20)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

XI. Cuộc săn người.

Nó đã đến trước trí não của tôi cùng với một hy vọng vô lý của lối thoát là cánh cửa ở phía ngoài của phòng tôi vẫn còn mở cho tôi. Tôi đã bị thuyết phục bây giờ, tuyệt đối quả quyết, là Moreau đã mổ xẻ sống một con người. Tất cả thời gian từ khi tôi đã nghe tên của ông ta, tôi đã cố liên kết trong trí não của tôi theo lối nào đó tính chất động vật kỳ cục của những người dân ở đảo cùng với những hành động ghê tởm của ông ấy; và bây giờ tôi nghĩ tôi đã thấy tất cả cái đấy. Trí nhớ về công việc của ông ấy trong những nghiên cứu truyền máu đã trở lại với tôi. Những sinh vật này tôi thấy đã là các nạn nhân của cuộc thí nghiệm gớm ghiếc nào đó. Những tên vô lại có triệu chứng bệnh hoạn này chỉ đơn thuần đã định giữ tôi lại, để làm tôi ngơ ngáo cùng với vỏ bọc của sự tin tưởng của chúng, và ngay lập tức nhào lên tôi cùng với một số phận kinh khủng hơn là cái chết, - với sự tra tấn; và sau sự tra khảo là sự đê hèn gớm ghiếc nhất cái đó là khả thi để hiểu, - biến tôi thành một linh hồn lạc lối, một con thú vật, thành một phần trong đám Comus của họ.

Tôi đã nhìn xung quanh để tìm một vũ khí nào đó. Không có gì. Khi đó cùng với một nguồn cảm hứng tôi đã quay qua chiếc ghế võng, đưa chân tôi lên mép nó, và đã xé toạc ra chiếc tay vịn phẳng. Cái đấy đã xảy ra là một cái đinh đã bị dứt ra cùng với gỗ, và chĩa ra, tạo nên một thứ nguy hiểm như một vũ khí nhỏ theo một cách nào đấy. Tôi đã nghe một bước chân bên ngoài, và không thể kiềm chế được đã mở tung cánh cửa và đã thấy Montgomery bên trong khoảng sân có hàng rào ngoài đấy. Anh ấy định khóa cánh cửa ở phía ngoài! Tôi đã vung cây gậy có đinh của mình lên và cắt vào gương mặt của anh ấy; nhưng anh ấy đã nhảy lùi trở lại. Tôi đã ngập ngừng một khắc, sau đấy đã quay lại và bỏ chạy, vòng qua góc của căn nhà. "Prendick, anh bạn!" Tôi đã nghe tiếng hét ngạc nhiên của anh ấy, "Đừng làm một con lừa khờ dại, anh bạn!"

Chỉ một phút nữa, tôi nghĩ, và anh ấy sẽ nhốt được tôi, và sẵn sàng như là một con thỏ thí nghiệm với số phận của tôi. Anh ấy đã hiện lên ở đằng sau góc nhà, vì tôi đã nghe anh ấy hét, "Prendick!" Sau đấy anh ấy đã bắt đầu chạy theo tôi, vừa chạy hét các thứ. Lần này chạy một cách mù quáng, tôi đã đi về phía đông bắc trong một phương hướng vuông góc so với cuộc thám hiểm lần trước của tôi. Một lần, lúc tôi đang chạy cắm đầu cắm cổ trên bãi biển, tôi đã liếc qua bờ vai tôi và đã thấy người hầu của anh ấy cùng với anh ấy. Tôi đã chạy một cách hung hăng lên chỗ dốc, chạy qua nó, sau đấy quay về hướng đông dọc theo một thung lũng đá đã viền quanh phía trên cùng một phía với rừng rậm nhiệt đới tôi đã chạy phải đến có lẽ là một dặm cả thảy, lồng ngực của tôi căng thẳng, tim tôi nện trong những vành tai của tôi; và sau đấy không nghe thấy gì từ Montgomery hoặc người của anh ấy, và cảm thấy ở trên bờ của tình trạng kiệt quệ, tôi đã tăng tốc gấp đôi một cách gấp gáp về phía bãi biển như tôi đã xét đoán, và nằm xuống trong chỗ ẩn náu của một bãi lau sậy. Ở đó tôi đã nằm lại trong một thời gian dài, quá khủng khiếp để xê dịch, và quả thực là quá đáng sợ thậm chí để đặt kế hoạch một cua hành động. Hoạt cảnh hoang dã xung quanh tôi nằm ngủ im lặng dưới mặt trời, và tiếng động duy nhất gần tôi đã là tiếng vo ve mỏng mảnh của những loài muỗi mắt nhỏ nào đó cái đấy đã tìm ra tôi. Ngay lập tức tôi đã trở nên có nhận thức về một âm thanh sống động mơ màng, tiếng vi vu của biển ở trên bãi.

Sau khoảng một giờ đồng hồ tôi đã nghe Montgomery gào tên của tôi, xa xa về phía bắc. Cái đấy bố trí tôi nghĩ về kế hoạch hành động của tôi. Như tôi đã giải thích nó lúc đấy, cư trú trên hòn đảo này chỉ có hai người mổ xẻ thú vật sống này và những nạn nhân đã bị động vật hoá của họ. Vài trong số những người này không có nghi ngờ họ đã có thể gây áp lực vào việc của họ chống lại tôi nếu sự cần thiết đã phát sinh. Tôi đã biết cả hai Moreau và Montgomery đã đeo những khẩu súng lục ổ quay; và, vũ trang bằng một thanh gỗ có đinh yếu đuối, sự chế nhạo chíp hôi nhất trước một cái gậy bi-a, tôi coi như là đã bị tước khí giới.

Nên tôi vẫn nằm ở đó, cho đến khi tôi đã bắt đầu nghĩ về thức ăn và nước uống; và tại ý nghĩ đấy sự tuyệt vọng thật sự của hoàn cảnh của tôi đã trở về với tôi. Tôi không biết cách nào để có được bất cứ thứ gì để ăn. Tôi đã là quá ngu dốt về thực vật học để khám phá phương cách bất kỳ của gốc rễ hoặc trái ngọt cái đấy đã có thể nằm quanh tôi; tôi đã không có hình dung về việc bẫy vài con thỏ ở trên đảo. Tôi càng lật đi lật lại viễn cảnh thì cái đấy càng trở nên trống rỗng hơn. Rốt cuộc trong sự liều lĩnh tuyệt vọng của hoàn cảnh của tôi, trí não của tôi đã trở lại tới những Con-Vật-Người tôi đã bắt gặp. Tôi đã cố để tìm được hy vọng nào đó trong những cái tôi đã nhớ về họ. Theo thứ tự tôi đã hồi tưởng về mỗi một người tôi đã thấy, và đã cố gắng rút ra linh cảm nào đó từ sự trợ giúp từ trí nhớ của tôi.

Lúc đó bất ngờ tôi đã nghe một tiếng sủa của chó săn hươu nai, và tại cái đấy đã hình dung một sự nguy hiểm mới. Tôi đã giành một chút thời gian để nghĩ, nếu không họ sẽ bắt tôi sau đấy, nhưng chộp lấy cây gậy đóng đinh của tôi, tôi đã cắm cổ chạy xuống từ nơi trốn tránh của tôi về phía tiếng động của biển. Tôi nhớ một sự gia tăng của những thực vật nhiều gai, cùng với những cái gai cái đấy đã đâm như lưỡi dao díp. Tôi đã hiện lên mất máu và cùng với quần áo bị làm rách ở trên bờ của một con lạch dài mở về hướng bắc. Tôi đã đi thẳng vào nước không có một sự lưỡng lự chút nào, lội trên con lạch, và ngay lập tức thấy mình ngập sâu đến tận đầu gối trong dòng chảy nhỏ. Tôi đã toài ra rốt cuộc lên bờ về hướng tây, và cùng với trái tim của tôi đập inh ỏi trong những vành tai tôi, đã bò trườn vào một búi của những cây dương xỉ để đợi lối thoát. Tôi đã nghe thấy chó (đã chỉ có một con) lại gần hơn, và tiếng kêu ăng ẳng khi nó đã đến chỗ những cây có gai. Rồi tôi đã không nghe thêm gì nữa, và ngay lập tức đã bắt đầu nghĩ là tôi đã trốn thoát.

Những phút đồng hồ đã trôi qua; sự im lặng đã kéo dài ra, và rốt cuộc sau một tiếng đồng hồ được an toàn sự can đảm của tôi đã bắt đầu trở lại với tôi. Đến lúc này tôi đã là không còn khiếp sợ hoặc cảm thấy khốn khổ quá nhiều. Tôi đã, như cái đấy đã là, chuyển qua giới hạn của sự kinh hoàng và thất vọng. Tôi đã cảm thấy bây giờ là cuộc sống của tôi một cách thực tế đã coi như bỏ, và sự thuyết phục đấy khiến tôi có khả năng dám làm bất cứ thứ gì. Tôi đã có thậm chí một mong muốn chắc chắn để bắt gặp gương mặt Moreau để đương đầu; và lúc tôi lội vào nước, tôi đã nhớ là nếu tôi bị ép quá ít nhất là một đường lối của lối thoát khỏi sự hành hạ vẫn còn để mở tới tôi, - họ không thể kiểu gì ngăn cản tôi trẫm mình. Tôi đã hầu như sẵn sàng trẫm mình ngay lúc đó; nhưng một mong muốn kỳ quặc để được nhìn thấy toàn bộ sự mạo hiểm, một sự kỳ quái, không liên quan đến riêng ai, niềm ham thích ngoạn mục trong chính mình, đã kiềm chế tôi. Tôi đã căng thẳng chân tay tôi, những vết thương và sự đau đớn từ những chỗ bị đâm bởi những cái gai, đã chĩa vào quanh tôi từ những cái cây; và, rất bất ngờ đến nỗi cái đấy đã trông như là nhảy ra khỏi mạng lưới xanh lục quanh nó, những con mắt tôi đã sáng lên ở trên một người da đen đang theo dõi tôi. Tôi đã thấy nó đã là sinh vật giống như khỉ đã đón chiếc xuồng lớn ở trên bãi biển. Nó đã bám vào tới cuống xiên của một cây thuộc giống cọ. Tôi đã kẹp chặt cây gậy có đinh của tôi, và đã đứng lên đối mặt nó. Nó đã bắt đầu cất tiếng ríu rít. "Bạn, bạn, bạn," đấy đã là tất cả những gì tôi có thể phân biệt lúc đầu tiên. Bất ngờ nó đã nhảy xuống khỏi cái cây, và ngay sau đó đã giữ những chiếc lá hình răng lược tách rời ra và nhìn chằm chằm một cách hiếu kỳ vào tôi.

Tôi đã không cảm thấy cùng một mối ác cảm đối với sinh vật này như cái tôi đã trải nghiệm lúc gặp những Con-Vật-Người khác. " Bạn," nó đã nói, "trong chiếc thuyền." Nó đã là một con người, lúc đấy, - ít nhất cũng nhiều chất người như là người hầu của Montgomery, - vì nó đã có thể nói.

"Đúng thế," Tôi đã nói, "Tôi đã đến trong chiếc thuyền. Từ con tàu."

"Ồ..!" Nó đã nói, và những con mắt sáng, hiếu động của nó đã du hành trên người tôi, tới những bàn tay tôi, tới cây gậy tôi đang mang, tới chân tôi, tới những chỗ rách trên áo khoác của tôi, tới những chỗ đứt và xây sát tôi đã nhận từ những cái gai. Nó đã hóa ra là đã khó xử tại một cái gì đó. Những con mắt nó đã trở lại tới những bàn tay tôi. Nó đã chìa tay mình ra và đếm những ngón tay của nó một cách chậm chạp, "Một, hai, ba, bốn, năm - tám?"

Tôi đã không nắm bắt được ý nghĩa của nó lúc đấy; sau đó tôi đã tìm ra là một tỷ lệ lớn trong những Con-Vật-Người này đã có những bàn tay xấu xí, thiếu thi thoảng thậm chí ba ngón tay. Nhưng đoán là cái này đã ở theo lối nào đó là một sự đón chào, tôi đã làm cùng một thứ như thế để trả lời. Nó đã cười toét đến tận mang tai cùng với sự thỏa mãn mênh mông. Rồi cái nhìn thoáng qua rong ruổi mau lẹ của nó đã đi xung quanh một lần nữa; nó đã làm một vận động mau lẹ và đã biến mất. Những tấm lá dương xỉ hình răng lược nó đã đứng ở giữa đã chập lại sột soạt cùng nhau.

Tôi đã bất giác bám theo sau nó, và đã ngạc nhiên thấy nó đung đưa một cách phấn khởi bằng một cánh tay gầy từ một sợi dây chão của những loài dây leo cái đấy đã thòng lọng xuống từ tán lá phía trên đầu. Nó quay lưng về phía tôi.

"A lô!" Tôi nói.

Nó đã nhảy xuống cùng với một bước nhảy xoay tít, và đã đứng đối mặt với tôi.

(to be cont.)

Thiên tượng (10)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cô vừa định kéo anh ngồi xuống chiếc bàn còn trống ở ngay cạnh chỗ họ đang đứng, thì anh níu cô lại, chỉ về phía cuối gian. Đúng chỗ họ vừa ngồi hôm qua, có một người mặc một bộ quần áo thể thao màu xanh tím hơi xỉn xỉn đang ngồi lom khom, mắt nhìn xuống mặt bàn, chăm chú làm gì đó.

Có thể là vô tình, có thể là một thói quen, cũng có thể là có chủ ý, nếu có thì có thể là chủ ý chờ họ, thằng bé - đúng là thằng bé đánh bi-a hôm qua - có vẻ mừng rỡ ra mặt lúc ngẩng đầu lên và thấy hai người đang đứng ngay trước mặt nó.

Trên bàn có chai cô-ca đang uống dở, cô bảo nó: “Xôi gà luôn nhá.” Thằng bé cười, phô hai chiếc răng thỏ, vừa gật đầu thì anh bảo: “Ấy, tao ngộ thế này thì phải có rượu,” anh cười cười, liếc nhìn thằng bé, thấy răng thỏ càng phô thêm ra, anh quay sang người phục vụ: “Lợn quay, bánh mì trắng, một chai vang đỏ… Chi Lê đi.”

Anh nhìn sang cô, để xem hưởng ứng, thì thấy cô đang chăm chú nhìn xuống mặt bàn, ở đấy có một tờ đúp vở A4 có dòng kẻ, ở trên có mấy hình vẽ nguệch ngoạc, vài công thức gì đấy. Thằng bé đang duỗi duỗi bên chân phải, kéo phéc-mơ-tuya túi áo thể thao, thì cô hỏi:

- Sao em biết giải cái này?

Thằng bé hơi dừng lại lúc cô hỏi, xong thong thả mở tiếp túi áo, thò tay vào móc ra một mớ tiền có nhiều đồng lẻ, có cả một đồng xu, đặt lên bàn, di về phía anh: “Tiền thừa hôm qua”, anh lúc đấy cũng đang xoay xoay mặt để nhìn cho xuôi vào tờ giấy trên bàn, không ngó qua, chỉ lẳng lặng thò tay vớ lấy tiền đút vào túi, nó mới quay sang cô:

- Em tự xem ở trong sách.

- Tự xem sách?.. - Cô tròn mắt nhìn nó, rồi quay sang anh, anh ngẩng lên, - Anh, đây là hệ…

- Phương trình vi phân mô tả quá trình khí động, hệ như này anh đoán là không có lời giải giải tích. - Anh chậm rãi phát biểu, lại nhìn xuống tờ giấy.

- Sao anh biết?.. - Cô tròn mắt nhìn anh.

- Anh tự xem ở trong sách. - Anh vẫn chậm rãi, còn thằng bé thì cười toe toét.

Anh hơi khom người xuống, một tay cầm mép tờ A4 đúp, nhấc lên, nghiêng nghiêng đầu nhìn mặt giấy bên dưới đấy, rồi đặt mép giấy trở lại, nhìn thằng bé, hỏi:

- Hang Dơi? - Anh khẽ chạm vào tay cô. - Anh sẽ kể sau.

- Vâng, - thằng bé gật đầu, - em đang dự định…

- Làm cái lều?

Thằng bé gật gật, anh quay sang cô:

- Em biết giải mấy cái này?

- Chuyên gia. - Cô giơ một ngón tay cái, rồi chỉ ngược vào mình. Đi chơi lông dông suốt như thế, nhưng anh chả bao giờ để ý hỏi han những chuyện cô ở đâu, làm gì, cô, tinh tướng phết, cũng không tự kể, nhưng giờ có dịp, hình như cô cũng rất phấn khởi. Cô bảo thằng bé. - Cái này phải dùng thuật toán tính, chứng minh được, rồi đưa lên máy tính.

Thằng bé giúi tờ đúp A4 trên mặt bàn vào tay anh, cúi xuống, lúi húi mở phéc-mơ-tuya cái ba lô vẫn để ở chân gốc cây - ghế ngồi - phía bên phải nó. Lúc đấy người phục vụ bưng đồ ăn đến và cô giúp anh ta bày rượu thịt lên bàn, thằng bé ngoái cổ lên, bảo cô: “Chị để gọn qua bên một chút”.

- Tê bốn hai? - Anh tròn mắt nhìn cái thằng bé vừa đặt lên mặt bàn trước mặt nó, hỏi.

- Ai-bi-em hẳn hoi đấy, không phải Lê-nô-vô đâu. - Giọng thằng bé hào hứng, nó đang mở màn hình chiếc máy tính nhỏ, màu đen đen lên.

- Máy tốt, nhưng cấu hình… chắc hơi thấp.

- Vâng, - nó vẫn tiếp tục mở máy, nhưng khóe miệng hơi nhếch lên, bàn tay phải chìa về phía bàn bi-a, ngửa ra, ngón tay cái làm động tác đếm đếm theo đầu các ngón kia, - thế mà cũng phải để dành mãi đấy. - Nó bật cười, chắc nhớ lại chuyện hôm qua. - Chạy hơi chậm, nhưng cũng có kết quả rồi.

- Cái gì?.. Em đã giải cái đấy ở trên này? - Giọng cô gần như thảng thốt. Cả cô cả anh đều tròn mắt ngồi nhìn thằng bé lúc đấy đang nhanh nhẹn gõ bàn phím. Đến lúc nó xòe hai bàn tay, nhìn cô, rồi nhìn anh, cười toét, thì không ai bảo ai, cả hai người đều sà xuống ngồi chân cao chân thấp ở hai bên cạnh nó, châu đầu ngó vào màn hình.

Anh nhìn thằng bé đang vui vẻ đút miếng thịt lợn béo ngậy vào mồm, cắn miếng bánh mì, môi bóng nhẫy, hỏi:

- Em sao tự nhiên lại… mấy cái khó này?

- Em ở ngay gần Hang Dơi, cứ tự nhiên mà thành nghĩ như thế thôi…

- Hang Dơi thì đã đành, ý anh là toán, vi phân… bình thường ngay cả học đại học…

- Hi… - thằng bé cười, - em có người anh họ, tốt nghiệp toán tin học ở trường đại học dân lập, lúc đầu em đã đem mấy cái này hỏi thử, thấy y ngơ ngơ như bò đội nón.

- …

- Sau em còn hỏi thêm mấy người nữa. Cuối cùng, cũng nhân chuyện này, mà em hình dung được là nếu học đại học như ở đây thì tốt nhất là đừng học. Còn nếu đã học đại học thì phải học trường xịn. Muốn học những trường như thế thì phải có tiền. Mà như hoàn… như điều kiện em… - thằng bé nhún vai, - Nhưng mà em vẫn muốn làm những cái này.

- …

- Như anh chị, trông thì biết, chắc hai người đều con nhà khá giả…

- Không phải đâu, - anh chưa nói gì thì đã thấy cô bảo thằng bé, - các cụ bảo “Tầm sư học đạo”, trường mà không có thày giáo giỏi thì đúng là có vào học thì cũng như không, mà… thậm chí còn dốt thêm đi, thày mà dạy kiến thức vớ vẩn, cái này có một người, tinh tướng lắm, đã ví nó… - cô tủm tỉm - giống như là vi-rút máy tính. Chị hồi trước là may gặp được sư phụ tốt.

- Nhưng mà như ở đây… - Thằng bé tần ngần.

- “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.” - Anh bảo nó. - Trò giỏi, thì không thể chịu được thày dốt. Thày giỏi, thì luôn muốn tìm trò giỏi. Đấy là quy luật tự nhiên, cũng giống như nam châm, hút và đẩy. Chuyện này em phải tin. Loại trò mà hút khỏe như em, chuyện gặp được thày giỏi trước sau sẽ xảy ra. Có thể sớm muộn chút. Như hôm nay… Không, không phải thế, không phải anh, anh thì không là thày ai được, chị này chắc có thể, nhưng mà chị ấy đang còn phải đeo bám anh… - mắt thằng bé vừa sáng lên, thấy anh “không, không…” thì nó lại còn tần ngần hơn lúc nãy, bây giờ đã lại nhìn cô, cười nụ, cô ngồi tỉnh bơ, cằm hơi nghếch lên, nhưng ở dưới, đạp nhẹ anh một phát, trúng bàn chân.

Chỉ một lát, thịt quay đã hết sạch, anh nhấp ngụm rượu, bảo cô:

- Em kiểm tra lại công thức, được không?

Cô nhìn anh, nhắm mắt lại, gật đầu chầm chậm, hàng mi như mi búp bê. Anh quay sang thằng bé:

- Tính toán lý thuyết là một chuyện. Còn em định làm để bán, thì buộc phải tét thử mô hình. Như kiểu người ta thổi gió để thử máy bay ấy…

- …

- À, không, mình không phải làm thế, mình có thể làm theo hai cách. Hoặc là tạo môi trường mô phỏng trên máy tính, hoặc là… mình phải tự chui vào đấy.

- …

- Đừng lo, - anh vẫn quan sát nét mặt thằng bé, - từ giờ đến lúc có số liệu Lũng Sâu cũng phải vài tuần, anh sẽ… anh chị sẽ giúp em tét cái đấy ở trên hệ thống máy tính đủ tốt. Mới cả… - anh nhìn cô, rồi nhìn nó - nếu kịp, nếu trong thời gian đấy mà có dự báo Hơi Thở Rồng… thì anh sẽ chui vào đấy.

Thằng bé nhìn anh một cách chăm chú, chân mày nó hơi nhíu lại, có vẻ vừa hơi sửng sốt, vừa hơi khó hiểu, lại vừa có chút lo âu. Anh cũng chú mục nhìn lại nó một tí, rồi ghé đầu nói khẽ:

- Anh chị đang ở nhà chú Văn. Sáng mai em qua đấy được không?

- Ch… - thằng bé vừa xuýt kêu lên thì đã thấy anh đặt ngón tay lên môi, nhướng mày lên, nên nó kịp phanh ngay lại, chỉ tiếp tục xuýt xoa, xong rồi nó trố mắt ra nhìn anh, rồi quay sang cô, rồi lại nhìn anh - thảo nào nhị vị… Sáng mai… - bỗng nó lắc đầu một cách dứt khoát, - sáng mai không được. Sao không đi ngay bây giờ?

- Em… - anh hơi bị bất ngờ - làm sao em đi chơi qua đêm?

- Đi tốt. - Nó cười vẻ khoái chí. - Mấy công ty máy tính nhỏ ở quanh đây, em vẫn xin làm đêm, trực phòng máy cho họ, vừa dành dụm thêm, vừa có môi trường để học. Năng nhặt chặt bị. Chờ em tí, em gọi điện về cho mẹ.

Anh chưa kịp nói gì, nó đã nhổm dậy định đi về phía quầy ba, anh kịp tóm tay nó, dặn: “Bảo họ chuẩn bị luôn cho mình dăm cái hăm-bơ-gơ, dăm cái pít-xa sống, loại to, với một két cô-ca, xong mình khuân về luôn.”


(còn nữa)

Làm gì thì làm, nhưng đừng...

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Vào ngày mùng tám tháng một năm 1957, một cuộc họp báo đã xác nhận nỗi khiếp sợ lớn nhất của hàng triệu người yêu âm nhạc: Elvis Presley sắp nhập ngũ.

Trong 14 tháng tiếp theo, một số lượng không đếm xuể các phan hâm mộ Presley đã trở nên hoang mang và đã tốn nhiều thời gian để suy đoán về tương lai của Vua Nhạc Rốc, một số thậm chí đã gửi thư khẩn tới nhà trắng trong một nỗ lực để giữ Elvis khỏi bị động chạm. Bức thư sau đây, gửi tổng thống Ai-xen-hao vào năm 1958, đã viết bởi ba phan hâm mộ nữ:


Kính gửi tổng thống Ai-xen-hao,

Các bạn gái tôi và tôi viết tới cùng từ Montana, chúng tôi nghĩ việc gửi Elvis Presley vào bộ đội đã là đủ xấu rồi, nhưng nếu ngài cắt mất tóc mai của anh ấy chúng tôi sẽ chỉ còn nước chết! Ngài không biết chúng tôi yêu anh ấy như thế nào, tôi thật sự hoàn toàn không hiểu vì sao ngài lại phải gửi anh ấy vào bộ đội, nhưng chúng tôi xin ngài làm ơn làm ơn đừng bắt anh ấy phải cắt kiểu đầu lính, ôi làm ơn làm ơn đừng! Nếu ngài làm thế chúng tôi sẽ chỉ còn nước chết!

Những người yêu Elvis Presley.

Linda Kelly.
Sherry Bane.
Mickie Mattson.


Presley.
Presley.
Là tiếng khóc của chúng tôi.
P-R-E-S-L-E-Y


Tuổi thơ đi đâu mất?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Tuổi thơ đi đâu mất?
Tới những thành phố nào?
Và chúng ta phải tìm phương tiện ở đâu
Để một lần nữa trở lại đấy?
Nó ra đi một cách lặng lẽ
Trong lúc cả thành phố đang ngủ say
Và không viết thư về
Và chắc sẽ không gọi điện.

Cả mùa đông và mùa hè
Đợi chờ những điều kỳ diệu hiếm khi xảy ra,
Tuổi thơ sẽ ở đâu đó, nhưng không ở đây.
Và trong những tảng băng trôi màu trắng,
Và quanh những vũng nước bên dòng suối,
Có ai đó sẽ chạy chơi
Nhưng không phải tôi.

Tuổi thơ đi đâu mất?
Nó đã đi đâu?
Có lẽ, tới xứ sở kỳ diệu,
Ở đấy ngày nào cũng được đi xem phim,
Ở đấy trong đêm màu xanh
Mặt trăng chiếu sáng,
Nhưng với chúng ta từ giờ trở đi
Không có đường để đi tới đó.

Cả mùa đông và mùa hè
Đợi chờ những điều kỳ diệu hiếm khi xảy ra,
Tuổi thơ sẽ ở đâu đó, nhưng không ở đây.
Và trong những tảng băng trôi màu trắng,
Và quanh những vũng nước bên dòng suối,
Có ai đó sẽ chạy chơi
Nhưng không phải tôi.

Tuổi thơ đi đâu mất?
Tới những xứ sở không xa lắm,
Đến chỗ bạn bè hàng xóm
Cũng giống như tôi?
Nó ra đi một cách lặng lẽ
Trong lúc cả thành phố đang ngủ say
Và không viết thư về
Và chắc sẽ không gọi điện.

Cả mùa đông và mùa hè
Đợi chờ những điều kỳ diệu hiếm khi xảy ra,
Tuổi thơ sẽ ở đâu đó, nhưng không ở đây.
Và trong những tảng băng trôi màu trắng,
Và quanh những vũng nước bên dòng suối,
Có ai đó sẽ chạy chơi
Nhưng không phải tôi.

Hãy làm sạch dầu đổ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngày 24 Tháng ba, năm 1989, tàu chở dầu Exxon Valdez đã đụng nhau với Reef Bligh và làm đổ 40 triệu lít dầu thô xuống biển, dẫn tới một trong số những tai họa tàn phá nhất trong lịch sử do con người gây ra:

- 250,000 chim biển
- 3,000 rái cá
- 300 hải cẩu
- 250 đại bàng trắng
- 22 cá heo

đã chết.

Ngày 13 Tháng tư, 1989 , Kelli Middlestead 8 tuổi đã viết bức thư sau đây gửi Walter Stieglitz, Director Regional of Region Alaska, U. S. Fish and Wildlife Service.



Thưa ngài,

Tôi rất lấy làm tiếc nhưng tôi rất bực bội về việc làm đổ dầu. Nó đang giết chết thiên nhiên. Và nó giết chết những chú rái cá biển.

Cái đấy làm tôi rất buồn rầu vì lớp của tôi đang làm một báo cáo về những con rái cá biển. Và những con rái cá biển là đáng yêu, những con rái cá biển là loài đang gặp nguy hiểm. Làm ơn hãy làm sạch dầu đổ.

Chân thành,

Kelli Middlestead.

Cô giáo Ashley - lớp hai.

Hòn đảo của bác sĩ Moreau (19)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

X. Tiếng khóc của người.

Lúc tôi đã cố gắng tới gần căn nhà tôi thấy ánh sáng tỏa ra từ cánh cửa mở của căn phòng tôi; và sau đấy tôi đã nghe vẳng đến từ ngoài bóng tối ở bên cạnh luồng sáng da cam hình chữ nhật đấy, tiếng của Montgomery hét, "Prendick!" Tôi đã tiếp tục chạy. Ngay lúc này tôi đã nghe thấy anh ấy một lần nữa. Tôi đã trả lời một cách yếu đuối "A lô!" và thêm một khoảnh khắc nữa đã loạng choạng lên tới chỗ anh ấy.

"Anh đã ở đâu?" Anh ấy đã nói, giữ tôi tại chiều dài của cánh tay, như vậy là ánh sáng từ cánh cửa đã rơi trên gương mặt của tôi. "Chúng tôi cả hai đã rất bận đến nỗi chúng tôi đã quên mất anh cho đến khoảng nửa giờ trước." Anh ấy đã dẫn tôi vào phòng và đã ấn tôi ngồi xuống trong chiếc ghế võng. Trong một lát tôi đã bị lóa mắt vì ánh sáng. "Chúng tôi đã không nghĩ anh sẽ bắt đầu thăm dò hòn đảo này của chúng tôi mà không nói với chúng tôi," Anh ấy đã nói; và sau đấy, "Tôi đã sợ..!"

Sức mạnh còn lại cuối cùng của tôi đã rời bỏ tôi, và đầu tôi đã gục về phía trước trên ngực tôi. Tôi nghĩ anh ấy đã tìm được một sự thỏa mãn chắc chắn trong việc đưa cho tôi rượu bờ-ran-đi.

"Vì Chúa," Tôi nói, "Hãy buộc chặt cánh cửa đấy."

"Anh đã gặp vài trong số những sự hiếu kỳ của chúng tôi, hả?" Anh ấy đã nói.

Anh ấy đã khóa cửa và quay lại phía tôi một lần nữa. Anh ấy đã không hỏi gì thêm, chỉ đưa tôi rượu bờ-ran-đi với thêm chút nước và đã ép tôi ăn. Tôi đã ở trong một trạng thái suy sụp. Anh ấy đã nói một cái gì đó lờ mờ về việc anh ấy đã quên cảnh báo tôi, và đã hỏi tôi một cách ngắn gọn lúc nào tôi đã bỏ lại căn nhà và cái gì tôi đã thấy.

Tôi đã trả lời anh ấy một cách ngắn gọn, bằng các câu đứt đoạn. "Nói với tôi tất cả cái đấy nghĩa là gì," tôi nói, trong một trạng thái bên bờ hoảng loạn.

"Nó là không có gì khủng khiếp lắm," Anh ấy nói. "Nhưng tôi nghĩ anh đã có đủ cho một ngày." Báo sư tử bất ngờ đã cất lên một tiếng hét đau đớn sắc nét. Tại cái đấy anh ấy đã chửi thề dưới hơi thở. "Tôi sẽ bị nguyền rủa," Anh ấy nói, "Nếu chỗ này không phải xấu như là Phố Gower, cùng với những con mèo của nó."

"Montgomery," Tôi nói, "Cái gì là thứ đã đuổi theo tôi? Nó đã là một con thú vật hay cái đấy đã là người?"

"Nếu anh không ngủ đêm nay," Anh ấy đã nói, "anh sẽ không suy nghĩ được gì vào ngày mai. ".

Tôi đã đứng lên ở trước mặt anh ấy. "Cái gì đã là thứ đã đuổi theo sau tôi?" Tôi đã hỏi.

Anh ấy đã nhìn tôi thẳng vào mắt tôi, và đã nhếch môi. Những con mắt anh ấy, mới vừa sống động một phút trước đây, đã trở nên trì độn. "Theo cách đánh giá của anh," Anh ấy nói, "Tôi nghĩ cái đấy đã là một con yêu quái."

Tôi đã cảm thấy một cơn cáu kỉnh cực kỳ, cái đấy đã chuyển qua nhanh cũng như cách nó đã đến. Tôi lại ném mình xuống ghế, và đã áp mạnh những bàn tay tôi trên trán. Báo sư tử lại bắt đầu thêm một lần nữa.

Montgomery đã đi vòng vòng ở đằng sau tôi và đặt tay anh ấy lên bờ vai của tôi. "Nhìn đây, Prendick," Anh ấy đã nói, "Không phải việc của tôi là đã để anh trôi ra vào hòn đảo khờ dại này của chúng tôi. Nhưng nó không phải là rất xấu như anh cảm thấy, anh bạn ạ. Các dây thần kinh của anh đã làm việc tới mức mệt mỏi. Để tôi đưa anh một cái gì đó cái đấy sẽ giúp anh ngủ. Cái đấy - sẽ duy trì được trong những giờ đồng hồ. Anh chỉ đơn giản là phải ngủ, nếu không tôi sẽ không trả lời về cái đấy."

Tôi đã không trả lời. Tôi đã cúi mình về phía trước, và đã ôm lấy mặt bằng những bàn tay. Ngay lập tức anh ấy đã trở lại cùng với một lọ thuốc nhỏ chứa một chất lỏng màu sẫm. Cái đấy anh ấy đã đưa cho tôi. Tôi đã uống nó một cách ngoan ngoãn, và anh ấy đã giúp tôi nằm vào võng.

Khi tôi đã tỉnh giấc, ngày đã trải rộng. Tôi đã nằm yên một lát, nhìn chằm chằm vào nóc nhà phía trên. Những cái rui mè, tôi đã quan sát, đã được làm ra từ những cây gỗ của một con tàu. Sau đó tôi ngoảnh đầu, và thấy một bữa ăn đã chuẩn bị cho tôi trên bàn. Tôi đã lĩnh hội được là tôi đói, và đã chuẩn bị trèo ra ngoài võng, cái đấy, rất lịch sự lường trước mục đích của tôi, đã xoắn tròn lại và hất tôi xuống sàn - trên bốn chân.

Tôi đã nhổm dậy và ngồi xuống trước đồ ăn. Tôi đã có một cảm giác nặng trong đầu, và chỉ một ít trí nhớ mập mờ nhất lúc đầu về các thứ đã xảy ra qua đêm. Làn gió nhẹ buổi sáng đã thổi rất vui vẻ qua cửa sổ không có kính, và nó cùng với thực phẩm đã đóng góp tới cảm giác của tiện nghi động vật cái đấy tôi đã trải nghiệm. Ngay lúc này cánh cửa ở đằng sau tôi cánh cửa về phía trong về phía khoảng sân có hàng rào lại đã mở. Tôi ngoảnh lại và đã thấy gương mặt của Montgomery.

"Được rồi," Anh ấy nói. "Tôi bận khủng khiếp." Và anh ấy khép cánh cửa.

Sau đấy tôi đã khám phá ra là anh ấy đã quên khóa lại cái đấy. Rồi tôi đã nhớ lại sự biểu hiện của gương mặt của anh ấy đêm trước, và cùng với nó trí nhớ về tất cả những gì tôi đã trải nghiệm được tự xây dựng lại trước tôi. Và khi sự sợ hãi đã trở lại với tôi đã vẳng đến một tiếng nức nở từ phía bên trong; nhưng lần này cái đấy đã là không phải tiếng nức nở của một con báo sư tử. Tôi đặt xuống miếng đồ ăn đang ngập ngừng ở trên những bờ môi của tôi, và lắng nghe. Sự im lặng, lẫn trong tiếng thì thầm của làn gió nhẹ buổi sáng. Tôi đã bắt đầu nghĩ những vành tai của tôi đã lừa gạt tôi.

Sau một sự tạm ngừng dài tôi đã trở lại với bữa ăn của tôi, nhưng cùng với những vành tai của tôi vẫn còn cẩn mật. Ngay lập tức tôi đã nghe một cái gì đó khác, rất yếu ớt và trầm. Tôi đã ngồi như là đã đóng băng trong tư thế của tôi. Mặc dù nó đã là yếu ớt và trầm, cái đấy đã tác động tới tôi một cách sâu sắc hơn là tất cả những cái tôi cho đến nay đã nghe về những sự kinh tởm ở đằng sau bức tường. Đã không có sai lầm lần này về bản chất của những tiếng động không rõ rệt, đứt quãng; hoàn toàn không còn nghi ngờ về nguồn gốc của chúng. Vì nó đã rên rỉ, đã ngắt quãng vì nức nở và hổn hển vì đau đớn. Cái đấy đã không phải là thú vật lần này; nó đã là một con người bị giày vò!

Khi tôi hình dung cái này tôi đã trở dậy, và chỉ ba bước đã vượt qua phòng, chộp lấy tay cầm của cánh cửa vào khoảng sân có hàng rào, và đã đẩy tung nó mở trước mặt tôi.

"Prendick, anh bạn! Dừng lại!" Montgomery đã hét lên, can thiệp.

Một con chó săn Ê-cốt bị giật mình đã ăng ẳng và gầm gừ. Đã có máu, tôi đã thấy, trong chậu, - nâu, và một ít đỏ tươi - và tôi ngửi thấy mùi đặc trưng của a-xít các-bon-ních. Sau đó qua một khung cửa mở tận phía bên kia, trong ánh sáng nhìn không rõ của bóng tối, tôi đã thấy một cái gì đó nhảy vọt lên đau đớn ở trên một cái khung, đã có sẹo, có màu đỏ, và bị băng bó; và sau đó che lấp hết cái này đã xuất hiện gương mặt của Moreau già nua, trắng nhợt và khủng khiếp. Lập tức ông ta đã kẹp chặt tôi ở bờ vai cùng với một tay cái đấy đã bị làm đốm bẩn đỏ, đã xoắn tôi khỏi chân tôi, và đã vứt tôi về phía sau đâm đầu xuống vào phòng tôi. Ông ta đã nâng tôi lên như là tôi là một đứa trẻ nhỏ. Tôi đã ngã sóng soài ở trên sàn, và cánh cửa đã đóng sầm và che mất cường độ cáu kỉnh của gương mặt ông ta. Sau đó tôi đã nghe chìa khóa quay trong ổ, và giọng nói của Montgomery trong sự phê bình nhận xét.

"Làm hỏng công việc cả đời," Tôi đã nghe Moreau nói.

"Anh ấy không hiểu," Đã nói Montgomery. Và các thứ khác cái đấy đã không thể nghe thấy.

"Tôi không thể có thừa thì giờ," Moreau nói.

Phần còn lại tôi đã không nghe thấy. Tôi đã ngóc dậy và đứng run rẩy, trí óc của tôi là một sự hỗn loạn của những nỗi lo âu kinh khủng nhất. Nó có thể là khả thi, tôi đã nghĩ, là một thứ như vậy như là mổ sống những người đã bị mang tới đây? Câu hỏi đã bắn như chớp nhoáng xuyên qua một bầu trời huyên náo; và bất ngờ sự khủng khiếp mù mịt của trí não tôi đã cô đọng vào một nhận thức sống động về sự nguy hiểm của chính mình.

(to be cont.)

Thiên tượng (9)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bỏ lại bãi biển từ sớm tinh mơ, đi được một chặng, đến lúc con đường bắt đầu cao dần lên, thì anh dừng xe.

- Chụp thêm vài bức, với biển, rồi ngắm bạn từ đây cho đã mắt đi. - Anh thở dài. - Chắc phải còn lâu nữa mới gặp lại nhau đấy. May quá, đây rồi, vừa nghĩ đến Tào công… - anh đã lại cười tươi rói - ây… chờ tí.

Anh nhoài người vớ cái máy ảnh, vừa loay hoay định chui ra thì con dê, nó vừa ló ra ở bụi rậm chỗ khúc quanh phía trước, đã nguẩy đít chui trở lại vào bụi, ném lại một tràng “be he he he…”

Từ chỗ họ vừa đỗ xe, con đường tiếp tục đi lên. Mặc dù vẫn đi lên, nhưng chỉ sau hai khúc quanh thì đúng như anh bảo, nhìn theo hướng nào cũng không còn thấy biển nữa. Đến lúc ổn định độ cao, thì con đường chạy ngoằn ngoèo giữa hai bên là cây, là vách đá, thật ra có thể nói là giữa bốn bên là cây, là vách đá, vì nó ngoằn ngoèo quá. Chạy miết đến lúc trời tối đen, anh chui vào một cái dốc cứu nạn, bảo: “Ngủ đây tốt, trừ phi đang đêm nó lại kích hoạt đúng chức năng.”

Buổi sáng vừa tỉnh ngủ nhưng chưa mở mắt ra thì đã biết là trời mưa to. To nhưng nhẹ nhàng, tại không tối trời tối đất, không sấm sét ầm ầm, không dông gió ào ào, chỉ đơn giản có nhiều hạt nước to cùng rơi xuống thôi. Con đường sạch sẽ như mặc áo mới chúi xuống một ít, rồi tiếp tục bò ngang, mọi thứ đều mát mẻ, tươi mới, nên tâm trạng cũng thật vui vẻ. Đến gần trưa thì mưa tạnh, và mặt trời rực rỡ hớn hở ló ra. Nhưng đúng lúc đấy thì anh làu bàu: “Lẽ ra phải kiếm một con địa hình.”, rồi anh rời khỏi con đường áo mới đang đi, rẽ vào một đường đất heo hút, dốc ngược xuống, hơi chếch về phía tay phải.

Xe chạy chầm chậm, vừa ì ạnh vượt qua một “tay áo” thì anh dừng lại, đúng hơn, anh không đi tiếp được, làu bàu, chui ra. Hai bánh xe sau bị xa lầy, bên trái còn đỡ, bên phải lún tương đối sâu. Anh định quay lại để bảo cô, thì đã thấy cô đứng ngay ở đấy, ngay cạnh chỗ bánh lún sâu, nhòm ngó, mũi nhăn nhăn, rồi ngẩng nhìn anh, hình như định cười nói gì, nhưng nhận thấy biểu tình trên gương mặt anh, anh đang đứng yên, giương mắt nhìn lại, thì nét mặt cô lại chuyển sang lo lắng ngay. Chuyến đi, cho đến giờ, có vẻ như cô đã “khái niệm” là anh luôn có cách xử lý tốt tất cả mọi chuyện. Cô lại đang mặc một bộ quần soóc, anh tần ngần nhìn xuống hai đầu gối đã không còn trắng trẻo như hồi trước, và xương xương hơn. Thấy thế, cô cũng tự nhìn xuống đầu gối xương của mình, rồi dậm dậm chân, ngẩng lên:

- Bây giờ kiếm cành cây to giúi vào đây, xong rồi anh lái, em sẽ đẩy xe. - Cô vừa nói vừa vịn một tay vào thành xe, nhoai người, nhún nhún. Không biết ai đã dạy cô cách chữa sa lầy như thật đấy.

- Đúng rồi, - anh bảo, - một người lái, một người đẩy. Xe Volvo này nhẹ, chắc không cần phải… “giúi cành cây”. Mời tiểu thư cầm vô lăng… ờ, anh nặng hơn, anh ngồi vào nó sẽ khó… vượt cạn. - Hình như cô định ý kiến, nên anh giải thích thêm.

“Đã sẵn sàng?” Anh quan sát tư thế và nét mặt chăm chú của cô, thấy cô gật gật. “Bây giờ nhìn vào gương hậu, thấy anh giơ một, hai, ba,” anh làm động tác bằng tay, “đủ ba ngón tay thì nhấn ga.” Anh dặn, rồi đi về phía đằng sau, đứng sang một bên, tay trái đưa ra phía trước, chuẩn bị làm hiệu, tay phải vịn vào thành xe.

Chiếc xe nhẹ nhàng ra khỏi chỗ sa lầy. Anh đang định bảo cô giả chỗ anh, thì cô đã mở cửa, chui ra, đúng lúc anh vừa đi bộ đến. Anh đang tưởng cô sẽ reo lên vui vẻ, thậm chí có thể sẽ chạy lại bá cổ anh, hoặc đại khái thế, thì cô đã chạy lại chỗ sa lầy, chống hai tay xuống đầu gối, cúi xuống chăm chú quan sát chỗ thụt đấy, quan sát những vệt bánh xe vừa dời đi, rồi lò dò đi bộ trở lại, nhìn anh, tò mò: “Sao nó lên… nhẹ quá.” “Ờ, tại mình phối hợp ăn ý.” Anh vui vẻ.

- Cái bài anh đang huýt sáo là bài gì? - Hình như cô mừng, kiểu như nghe thấy một giai điệu quen, trước đã thích, nhưng chưa biết nó là bài gì, tìm ở đâu để nghe, vẫn ghi nhớ đấy, định có dịp sẽ dò nguồn gốc, giờ chắc sẽ hỏi được.

- “Người mục đồng cô đơn”, - lúc đấy hoàng hôn đang xuống, nắng vàng hắt ngang, óng ả trên những ngọn cây; cả đoạn tiếp theo, xe không bị sa lầy thêm lần nào, đường vẫn là đường đất, nhưng giờ đã khô và dễ đi; anh vừa cho xe tụt dốc một đoạn dài; bây giờ con đường mở ra trước mặt, rộng hơn, bằng phẳng, chạy viền theo bờ bên trái của một dòng suối trong văn vắt; thật sự thì nó chảy im lặng, nhưng nắng vàng và cảnh vật hí hửng tươi rói xung quanh khiến cho người ta phải nghĩ là nó đang reo lên róc rách, không, nó phải reo chứ, không thể khác được; anh phóng mắt nhìn qua bãi cỏ cao xanh tốt rộng rãi ở bên kia suối, rồi nhìn cô - may, xuýt nữa thì anh thật sự phải “mục đồng cô đơn” ở giữa khung cảnh nên thơ này thật. May mà ở hiền gặp gái xinh ham chơi. Công nhận. May quá. - Biết “cơ chế tìm nhạc để nghe” của những người thích nhạc, nên vừa thấy cô định phản ứng, anh nói lấp vào luôn. - Ở trong máy tính có đấy. Bản của Nana Mouskouri. - Thấy cô hớn hở, anh vui vui thử hình dung nét mặt cô lúc sẽ lục trong máy tính và thấy mấy trăm ghi ga kho nhạc kỳ vĩ của anh.

Con đường lượn vòng sang trái, chỗ này ở bờ bên kia suối có nhiều cây cao khuất mất tầm nhìn, cho đến lúc nó vòng lại sang phải, ló ra khỏi trảng cây, phía trước, bên đấy lại mở ra một bãi cỏ rộng trống trải mới, thì ven suối, bên này, còn cách hơi xa một chút về phía đằng trước, chui ra từ rừng thông lá thâm thấp, ghé đến có khi quá cả bờ suối, có hai mái nhà gỗ so le nối liền nhau, cái cao ló ra khỏi lá thông, cái thấp ghé đến bên bờ suối, một căn nhà gỗ thật là xinh xắn.

Vừa nhìn thấy ngôi nhà, anh đã vui mừng ra mặt, vội vàng tăng ga, cho xe chạy nhanh lên. Dòng suối chỗ đấy cua gấp sang phải, anh cho xe vào bãi cỏ rộng rậm rì, một bên là rừng thông thấp, còn phía đối diện, bên tay phải, phía bờ suối có một hàng đá hộc trắng trắng vàng vàng xây xếp thành một đường viền thấp, tạo cảm giác “sân nhà”. Anh phấn khởi nhấn còi “pim pim…”, bên kia, cô đã mở cửa, nhảy ra, vươn vai, duỗi duỗi chân, đá một phát bên này, một phát bên kia để vặn mình, rồi chạy về phía bờ suối.

Ở bên dưới chỗ đường viền đá, thấp xuống khoảng nửa sải, hóa ra có một lối đi bằng đất, tường nhà không mở cửa hay cửa sổ nào về phía sân, nên lối này là lối đi chính vào nhà, kéo dài đến gần tường nhà rồi có mấy bậc thang đi lên một hàng hiên nền đá vững chãi một phần chìa hẳn ra trên mặt suối, có lan can bằng song sắt thưa, thâm thấp, sống mái nhà kéo dài ra hết khoảng lan can, hai mái hai bên làm thành mái hiên khom khom, cửa vào nhà và mấy cửa sổ kính đều mở ra chỗ hàng hiên này.

Một hai ba, cùng nhảy xuống lối đi bằng đất, về phía bờ suối, nó cũng được viền một đường viền đá giống như cái ở trên, và cao hơn mặt nước phải đến hơn nửa sải, mà cũng chưa đến mặt nước ngay. Ở dưới, còn có một mảng bờ hẹp hẹp chỉ cao hơn nước một tí được lát lô mô bằng cùng một loại đá tảng chạy từ đầu kia phía bên tay phải đến gần chỗ hai người đang đứng thì hơi vòng cung ra ngoài, rộng ra một chút, rồi lại chạy vòng vào, khuất vào chỗ góc nhà bờ suối ở đằng đấy. Ngay gần bên phải họ, chạm đầu vào “bến” đá này có một chiếc thuyền buồm thể thao nhỏ màu trắng có viền da cam ở mép, cột buồm cao nhưng buồm đã được cuốn hết xuống, neo dọc quay đầu vào bờ, dọc theo một cầu thuyền bé tí bằng gỗ hơi cao hơn bờ, rộng khoảng nửa mét, nhoai ra trên mặt nước khoảng gần hai mét. Ở chỗ vòng cung rộng nhất của bến này, còn có mấy hòn đá lưa thưa thò lên ở phía nước bên ngoài, ở chỗ đấy có một đám vịt độ hơn chục con, mặc đồng phục bụng trắng, lưng vàng nâu đen lẫn lộn đầm đậm, cổ đen, hai má trắng, mắt tăm tối, mỏ thâm thâm đang nhốn nháo nằm, ngồi, chổng đít, rỉa lông. Ô tô chạy vào sân, bấm còi, rồi họ nhảy xuống đứng ngay đấy thò đầu nhòm xuống, mà chúng cũng chả thèm để ý đến, dù là bằng nửa con mắt. Anh bảo: “Đẹp nhỉ”, rồi vừa giữ hai vai, định xoay người cô rồi gỉn theo lối đi vào nhà, thì đã nghe một giọng nói vui vẻ: “Ai đến thế này? Volvo quen quá!”, ngoảnh lại, thì đã thấy trên hàng hiên, ngay chỗ bên trên bậc thang cao nhất có một người tầm vóc trung bình, tuổi ngoại ngũ tuần, mái tóc và hàm râu quai nón đều hoa râm, để tự nhiên, không dài không ngắn, mặc một cái áo sơ mi bằng vải mềm giống như vải tơ tằm, hoặc đúng là vải tơ tằm, sặc sỡ những hình tàu thủy, cây dừa, mỏ neo, hòm châu báu, ngực phanh ra, áo bỏ ngoài quần, hằn rõ cái bụng hơi tròn tròn, đang cười vui vẻ, tay chống nạnh, nheo nheo mắt nhìn về phía họ.

- Đào Phi!

- Chú Trường Văn. - Anh vừa reo lên, thì chú Trường Văn đã chạy về phía họ, anh vội bước lên một bước, thì vừa gặp chú chạy đến, hai người bá vai bá cổ, chú rất là mừng rỡ. Anh phải vỗ vỗ vào vai chú, nhấm nháy, chú mới nhớ ra là vẫn còn khách nữa. - Chú Trường Văn, đây là Ngọc Linh.

Vào đến cửa nhà, chú Trường Văn mới như chợt nhớ ra:

- Đào Phi, hình như có hơi sớm một chút, phỏng?

- Dạ, vâng, sớm chút.

- May, chú cũng chỉ vừa mới về được mấy hôm.

- Chú đi đâu?

- Các cụ… bây giờ chú ở cố định chỗ này, nên đưa các cụ về đây, để tiện trông nom.

- Vâng.

Ở phía mặt bên kia căn nhà gỗ, có một khoảnh sân đất xinh xắn khép kín hình tam giác vuông nhưng có cạnh huyền không thẳng mà lồi ra, nhỏ hẳn hơn sân cỏ để ô tô bên này, ở trong nhà, từ gian dưới phần mái cao bước ra, thì bên trái khoảnh sân này là những gốc thông bìa rừng, làm thành một cạnh vuông góc với tường nhà, còn cạnh huyền bầu ra thì là bờ suối, có một vệt cỏ xanh rộng gần nửa mép viền theo bờ này. Một lối đi nhỏ bằng đất liền lạc một cách tự nhiên với mặt sân, hơi quá về phía đầu góc nhọn phía tay trái, dẫn vào giữa những gốc thông mọc thưa thưa. Không thấy cô ở ngoài sân, anh lò dò hướng về phía lối đấy, vừa đi vừa gọi: “Linh ơi! Linh!”. Trời đang tối dần, lối đi không kéo dài, một tí thì dẫn đến một khoảng cỏ trống rộng vừa vừa. Bên trái khoảng này, cạnh những gốc thông có hai gốc cây loại khác, to lớn hơn, nhưng không cao lắm và có tán lá rộng phía trên, đứng so le, cách nhau vài mét. Cô đang đứng ở chỗ cỏ trống ở quãng giữa hai cây này, lưng quay về phía anh, trước mặt là hai tấm bia trắng nhờ nhờ trong bóng tối nhập nhoạng. Hình như cô không nghe tiếng anh gọi, nên hơi giật thót mình, né ra một chút, rồi quay phắt lại, lúc anh chạm nhẹ bàn tay vào vai cô: “Đi kiếm cái gì ăn thôi.”

- Chú Văn sao không đi cùng? - Cô hỏi lúc anh đang đánh xe rẽ vào con đường phía bên phải từ chỗ sân rộng đi ra, ánh đèn xe quét loang loáng vào những thân cây.

- Chú ấy ăn chay.

- Ăn chay?

- Ừ, “Sĩ khả sát bất khả nhục”, - anh cười, - “Kẻ sĩ thà bị gày sát tận xương sườn chứ nhất định không chịu ăn thịt”, chú ấy bảo ăn chay cảm thấy đầu óc thông minh hơn hẳn.

- Có phải thế thật không nhỉ? Có khi em sẽ…

- Anh chả tin.

- Em làm được, thật mà.

- Không, là anh chả tin vào chuyện ăn chay. Bộ tiêu hóa của người, phải qua rất nhiều thời gian lịch sử, mới định hình thành bộ tiêu hóa thịt chín. Giờ muốn chay thì phải đi ngược lại, dần dần, thế nào đó, kiểu gì cũng không thể bụp phát thịt thành chay ngay thế được. Làm thế đương nhiên là phản khoa học. Nhưng chú Văn, chú ấy thông minh lắm, mà nói thế cũng chưa thật đúng, phải nói là đầu óc chú ấy thuộc loại đặc biệt, chú ấy luôn có những quan điểm rất riêng. Có nhiều thứ anh cũng không hiểu được.

- Đặc biệt?..

- Ừ. Ví dụ, rất nhiều người ăn cắp phần mềm, anh cũng ăn cắp một ít, chú ấy thì ăn cắp gần như tất. Một số người ăn cắp vì nó thật sự đắt so với túi tiền của họ, với một số khác, ăn cắp phần mềm giống như một thú vui, anh thì ăn cắp nếu thấy làm thế tiện hơn, còn với chú ấy, ăn cắp phần mềm là một nguyên tắc.

- Nguyên tắc?

- Ừ. Thực ra thì chú ấy ăn cắp phần mềm dựa theo xuất sứ. Xuất sứ địa lý. Chú ấy bảo, chỗ này, cha ông chúng nó ngày xưa xâm lược mình, trút bom đạn thuốc độc xuống đất mình, giết người mình. Lũ cha ông súc vật chưa tiến hóa đấy của chúng nó chết đi tất nhiên xuống địa ngục hết. Mà lũ súc vật đấy khi sống đã ngu xuẩn thế, thì chết đi không kiểu gì tự phấn đấu để lên khỏi đấy được. Muốn nó lên được khỏi đấy, phải có người đại lượng lôi nó lên. Mỗi lần chú bẻ khóa một cái phần mềm, là đã giúp một số thằng con cháu trả nợ cho ông cha nó. Ở dưới kia, chắc sẽ có một thằng súc vật bấm nút rải chất độc nào đấy thò thêm được một đốt ngón tay ra khỏi vạc dầu. Đấy là chú làm phúc cho cả nhà nó.

Quán rượu ở bên dòng suối, đầy người, khói thuốc mù mịt. Anh tìm được một chỗ ngồi ở sát bức tường đằng xa, phía đối diện với quầy ba. Cái bàn gỗ mô phỏng một thùng rượu tròn màu nâu đen đặt đứng trên mặt đất, ghế ngồi là những khúc gốc cây, ở ngay cạnh đấy là mấy bàn bi-a có những anh chàng tay cầm cơ tay cầm chai bia, hoặc cầm cục lơ đứng mài mài đầu cơ, hoặc đang bò ra ngắm nghía. Cô nhòm qua thực đơn rồi gọi hai đĩa mì ống xốt cà chua thịt bò to, bia và cô-ca. Anh gật gù tán thưởng.

Anh ăn thong thả, vừa ăn vừa nhìn cô ăn, thấy vui vui. Ở bàn kế đấy, hơi chếch qua phải, theo hướng anh nhìn, có một anh chàng trắng trẻo, béo tốt, đeo kính trắng, đang ngồi phưỡn ra, hỉ hả, một tay xoa xoa cái bụng đã tròn tròn trước tuổi, tay kia cầm chai bia lùn lùn giụi giụi vào cổ chai của cậu bạn ngồi cạnh.

- Lũng Sương. Phải xuống Lũng Sương. - Anh chàng có vẻ hơi líu lưỡi, chắc cũng đã uống tương đối.

- Đúng rồi, phải xuống. Uống đi. - Bạn anh ta, một anh chàng gầy nhẳng, tuổi chắc còn ít hơn anh ta, nhưng bộ dạng trông như một lão nông, cười nhăn nheo, đuôi mắt đầy chân chim, nhưng ánh mắt thì long lanh trẻ trung, háo hức, ánh mắt của kẻ đã chớm say, giơ cái chai, cọ cọ.

Cô nhìn anh, hỏi nhỏ nhỏ:

- Lũng Sương?

- Ừ, chỗ vực đấy gọi là Lũng Sương. - Anh trao đổi cũng nhỏ nhỏ, uốn lưỡi cẩn thận chữ “Sương”, - Đã có một thời gian, rất nhiều người xuống đấy rồi không thấy lên, đến nỗi người ta đã chuyển sang gọi nó là Lũng Xương, “Xương” ích xì. Rồi chú Văn đến đây, dựng lên một hệ thống máy tính và bắt đầu tính toán ra những “thời điểm an toàn”. Nhiều người đã làm theo những tính toán của chú, và tai nạn giảm hẳn. Chú đã lấy lại cho nó cái tên Lũng Sương. Bây giờ, hàng năm, cứ vào khoảng thời gian này, nhiều người, những người chuẩn bị để xuống đấy, lại tụ tập ở quanh đây để chờ đợi số liệu của chú Văn.

- Sao ở gần đấy không thấy ai, thường thì…

- Lúc đầu họ kéo đến hạ trại ở quanh đấy luôn. Và, tất nhiên, ngày ngày hỏi han, giục giã, hối thúc, chả tránh được. Hệ thống của chú Văn, có một số chỗ máy tính không làm được, những chỗ đấy chú Văn phải tự tổng hợp số liệu, phân tích, suy luận, rồi mới tiến hành được bước tiếp theo. Những chỗ đấy chưa lập trình được. Đến một lần, bị “quấy” quá, chú bị phân tâm, nên ở vào một chỗ “tự tính” như vậy, chú loay hoay mãi không xong. Chuyện này, em cũng hiểu, thà không tính được còn hơn tính mà biết là rất nhiều khả năng sẽ sai. Lần đấy, chỉ một số ít nghe lời chú Văn, ở lại, số đông hơn không nghe, và lặp lại tỉ lệ Lũng Xương, “xương” ích xì. Cho nên bây giờ...

Đúng lúc ấy, ở ngay bên cạnh có tiếng “thịch”. Tiếng này rất quen thuộc. Nhiều người, có lẽ tất cả mọi người, đều sẽ có lúc làm như thế sau khi đi hỏng một đường cơ, bi đi trượt lỗ, hay còn tệ hơn, “sẹo”. Lúc đấy người đấy sẽ dộng cán cơ xuống sàn, thường sẽ ngửa mặt lên trời, có người ngồi thụp xuống, hoặc khom người ôm bụng, và thường kèm theo những tiếng xuýt xoa. Một thói quen chung, hay hay, vô hại.

Nhưng lần này, kèm theo tiếng cán cơ dộng xuống đất, đã là một tiếng quát:

- Mày không nghỉ thế được.

Anh ngoảnh lại, người vừa quát, một người dáng đậm đậm, thuộc loại lùn, da ngăm ngăm, cắt đầu đinh, mặc một cái áo phông màu vàng be, cổ bẻ, quần soóc lửng đến đầu gối, màu ka ki đã bạc màu, đi dép rọ không cài quai gót bằng da cũng màu đấy nhưng thẫm hơn một tí, đang trợn mắt, cặp mắt hơi lồi, tay phải nắm ngọn cơ vừa dộng xuống đất, tay trái chỉ thẳng vào mặt một cậu thanh niên đang đứng ngay cạnh lỗ mười, quay lưng về phía bàn bi-a. Phía bên tay phải người thấp đậm này, cách ra một tí, một người khác, chắc là đồng bạn, cũng mặc áo phông có cổ, vằn ngang, vằn trắng vằn xanh công nhân xen kẽ mỗi vằn rộng khoảng hai ngón tay, quần bò xanh chì đã bạc nhiều chỗ, gân hai bên may to, chỉ đôi, da cũng ngăm ngăm, nhưng cao, gày gò, đi dép lê màu đen, tóc cợp tai, cặp môi thâm và tương đối dày đang cười nhếch nhếch, để hở hàm răng trắng, có một chiếc răng cửa ở giữa hàm trên bị sứt van vát một nửa, cũng đang đứng chống cơ, mắt nheo nheo, nhìn cậu kia.

Cậu thanh niên, giờ anh đã nhìn kỹ hơn, đúng ra mới là một cậu bé. Tuổi nó chỉ khoảng chừng mười ba, mười bốn, gày xương xương, mảnh khảnh, nhưng nó thuộc loại cao, còn cao hơn người thấp đậm kia. Mái tóc dài, mềm mềm, cợp tai, cợp gáy, nhưng được chải rẽ đường ngôi một cách không cẩu thả. Nó mặc một bộ quần áo thể thao màu xanh tím hơi xỉn xỉn, lấm nhiều vệt phấn trắng, hai bên tay áo và quần đều có hai đường sọc một màu đỏ bọc đô, một màu xám nhạt, phéc-mơ-tua áo kéo kín cổ, ống quần hơi cộc hở mắt cá, kiểu ống quần của những anh chàng đang tuổi lớn, dép dọ cao su màu đen cài đủ quai gót. Tí tuổi mà vào chơi bi-a ăn tiền ở đây, thường thì không phải con nhà lành, nhưng trông anh chàng này không gây cảm giác là sau khi ra khỏi đây nó sẽ vẫy vài đứa bạn rồi giúi giụi cả đám vào bậc thềm nào đấy chia nhau thuốc lá châm hút phì phèo, rồi vừa nói chuyện vừa nhổ nước bọt, văng tục, hoặc là cả bọn sẽ quây lấy một bàn, ở đây luôn hoặc ở một quán nào đấy, gọi mấy chai bia, rồi gác chân lên ghế, vừa nhả khói vừa nói chuyện ông ổng, ngắm nghía, có thể còn cợt nhả lôm côm kiểu ra dáng người lớn từng trải mấy chị em ở quanh đấy. Thằng bé này trông nó chỉn chu, có nét điềm đạm, dễ làm cho người ta thiên về cảm giác nếu thắng bi-a, nó sẽ cầm tiền về đưa cho mẹ nó để đi chợ. Mặt nó trắng trẻo, hơi xanh, trông lành lành, nó đang xòe hai tay, phân bua:

- Mình em đánh suốt từ chiều đến giờ, bọn anh đã đổi tay mấy lần rồi còn gì?

Người mặc áo vằn xanh trắng đỡ hung hăng hơn bạn mình:

- Mày là thằng cơ gạo ở đâu đến chăn tiền bọn tao?

- Nhà em ở ngay gần đây, em vẫn hay chơi ở đây, mọi người đều biết…

Thằng bé đang đưa mắt về phía gian quán có đông người ngồi, rồi về phía quầy ba, chắc nó hy vọng có ai đó trong những người lớn ở đấy sẽ nói giúp nó vài câu, nhưng chưa thấy ai nói gì thì người mắt lồi đã sấn vào, anh ta đã chuyển cây cơ sang tay trái, tay phải nhanh như cắt thò ra túm lấy cổ thằng bé:

- Mày bảo mày ở ngay gần đây, mày định dọa bọn tao? - Anh ta giúi nó về phía bàn bi-a, thằng bé hơi loạng choạng, tay trái nó vịn vào mép bàn, những ngón tay gầy xương xương đầy bột phấn trắng run run, tay phải nó theo phản xạ chắc đã định đưa lên nắm lấy cánh tay đang tóm cổ nó của anh kia, nhưng lại sợ không dám, thành ra lúng túng trong không khí. Từ đầu, nó đối đáp một cách cũng cứng cỏi, nhưng nó mới là thằng trẻ con. Cánh mũi thằng bé hơi phập phồng…

Bàn tay nắm cứng lấy cổ, rồi đẩy về phía trước, anh thả tay ra thì anh chàng mắt lồi đã đứng đúng trở lại chỗ anh ta vừa đứng trước đấy. Anh đã đứng chắn trước mặt thằng bé.

- Thằng này nó là em tao, tiền nó vặt của mấy thằng ngu chúng mày nó sẽ đưa cho tao. Chúng mày thích đánh nhau thì đánh với tao. - Anh hơi nghếch cằm, đưa mắt nhìn mỗi thằng một cái, rồi dừng lại ở thằng mắt lồi.

Thằng này đưa mắt cho thằng kia, anh không đảo mắt qua nhưng cũng thấy thằng kia cười khẩy. Rồi thằng mắt lồi giương hai bàn tay, kiểu như giơ tay hàng, nhưng thấp thấp ở trước ngực, ngón tay phải nó vẫn còn phải đỡ cây cơ đứng, nên động tác ấy, cộng thêm cái nhún vai, trễ môi của nó, trông giống như phân bua. Rồi cả hai thằng cùng quay lưng rời đi.

Nhưng chúng nó lại nhất loạt quay trở lại ngay. Quay đi thì thong thả, nhưng quay trở lại thì thật nhanh. Cán cơ của thằng lùn vun vút từ hướng chính diện nện thẳng vào hông anh, còn cán cơ thằng vằn xanh cũng từ hướng đấy nhắm thẳng vào mặt vụt tới. Bọn này hóa ra đều là chuyên gia đánh lộn, đánh có bài hẳn hoi. Chúng nó đánh như vậy, làm sao tránh? Còn thằng bé đứng ngay đằng sau, anh làm sao tránh?

Cây cơ đánh bi-a trông thì mảnh mai tao nhã, nhưng nếu dùng làm gậy để đập nhau thì lại sướng tay hơn nhiều so với các loại gậy thông thường. Cây cơ thon nhỏ, phạm vi kéo lại, đẩy tới của một đường cơ cũng chỉ được một khoảng ngắn, nên để có thể chọc vào bi cái và truyền cho nó một gia tốc đủ lớn, thì cây cơ phải đủ nặng. Vì thế, lúc làm cơ, người ta đã độn vào bên trong, phải đến khoảng phân nửa thân cơ, về phía cán, một lõi thép nặng. Cho nên nếu cầm cơ về phía đầu, rồi nện thằng khác bằng cán, thì hết sức sướng tay. Rủi cho thằng đó mà trúng phải cái chày cốt thép ấy vào mặt, thì còn gì là mũi, còn gì là răng.

Hai tay anh đồng loạt vuốt xéo về phía trước. Tay trái ở trên, tay phải ở dưới, trông thì nhẹ nhàng, nhưng tay nhanh hơn gậy nhiều, hai bàn tay đã dính chặt vào hai cán gậy bi-a đang vụt mạnh tới, nương theo đà khẽ giật sang hai bên, một chút về phía sau.

Rồi hai tay anh vừa bắt chéo lại, lại lập tức nhả ra ngay, động tác trái ngược nhưng liền lạc, trông như không có điểm dừng, lúc anh nhả tay về, thì hai bàn tay đều buông hai đầu cán cơ ra, nhưng không phải buông hẳn, mà giống như là ném mạnh đầu cán ra, rồi bàn tay vuốt dọc theo thân cơ, đến gần đầu cơ thì cả hai bàn tay đều nắm lại. Cùng một lúc, hai cú vụt bung ra. Bàn tay nhanh lắm, nên đường cơ đi hầu như không thể nhìn thấy.

“Phựt phựt”, anh đã thả tay, cả hai cây cơ rơi lủng củng xuống đất, cây anh vừa nắm bằng tay phải, táng vào cánh tay phải thằng vằn xanh, bị gãy dở ở khoảng một phần ba về phía đầu cơ, cây kia táng vào cánh tay trái thằng lùn, không gãy. Có những tiếng động vang lên, tiếng cơ rơi, gãy, có thể cả tiếng tay hai thằng kia gãy. Cả hai cánh tay đều xuội xuống.

Bọn ham đánh lộn, có thể vì ngu, cũng có thể vì gan thật, nên ở chúng thường có một điểm đáng trọng, đấy là chúng không biết sợ. Tất nhiên, sau một chiêu đầu tiên như vậy, thì chúng phải bị bất ngờ, nhưng sự bất ngờ đấy những người đứng ngoài xem chắc cũng không thể nhận ra. Chỉ một tích tắc, hai cánh tay vẫn còn đang xuội xuống, thì hai nắm đấm còn lại đã bay đến.

Hai nắm đấm bay đến thì gặp hai nắm đấm bay ra.

Những người đang đứng ngoài xem, hẳn phải lấy làm lạ với kiểu đánh nhau này. Kể từ lúc các nhà làm phim nâng được võ thuật điện ảnh lên một tầm cao mới, nói đúng hơn là đại ca Lý Tử Long đã lên màn ảnh và nâng cái đấy lên một tầm cao mới, rồi sau khi anh mất, thì những cú đá, những quả đấm trung thực, đơn giản, không dùng kỹ xảo, mà sâu sắc về võ thuật, về nghệ thuật, như của anh, không còn ai làm được nữa, và tất cả những người còn lại đã tụt dần từ tầm cao đấy xuống, may là vẫn không đến nỗi bị trở lại chỗ cũ ngày xưa, thì đa phần mọi người đã có cơ hội hiểu biết tốt hơn về chuyện đánh nhau. Nhưng kiểu đánh nhau như thế này thì chắc người ta không biết. Đánh kiểu gì không múa, không sàng, không bay lượn, không tránh né, không đỡ, không triền ti, thậm chí không cả tấn bộ, cứ người ta đập thì mình đập lại, người ta đấm thì mình đấm lại, đánh như bắt chước, như không cần nghĩ.

“Roác roác”, cả bốn nắm tay lúc rời ra đều đỏ lòm lòm. Kêu như thế thì phải có xương gãy, chỉ là xương ai? Hai thằng kia, cả bốn cánh tay đều xuội xuống. Anh tiến lên một bước, vươn hai bàn tay chụp lấy mặt hai thằng kéo giật về phía mình, hơi chếch chếch lên, dở chừng, đè mạnh hai cánh tay xuống, bẻ mạnh cả hai thằng cong về đằng sau. Bình thường bẻ thế mà kịp khuỵu gối xuống thì đỡ, nhưng bẻ nhanh quá, không những gối không gập lại kịp mà theo phản xạ bị đau, chân trái thằng mắt lồi còn hớt lên về phía trước. Tay anh, sao đó, tay trái vẫn không thể khỏe bằng tay phải.

“Hịch hịch”, hai thằng nằm dài dưới sàn, chắc đau nên hơi nhúc nhíc, vật vật. Anh dúi vào tay thằng bé đánh bi-a một tờ mệnh giá to, hất đầu về phía bàn mình, “trả tiền giúp anh”, thằng bé không nói gì, lẳng lặng cầm tiền, nhìn nhìn anh. Anh đưa mắt cho cô, rồi đi về phía cửa.

- Lẽ ra anh không cần đánh họ xuống sàn. - Cô nói trên đường về.

- Linh, - giọng anh lạnh tanh, khô khốc, - đối với chúng ta, thì địa ngục là địa ngục, còn đối với thiên đường, thì chúng ta là địa ngục. Chúa đã làm ra thiên đường và trần gian, thì người không nên dạy nhau về một “thiên đường trần gian”. Nên dạy nhau về đức tin.

- …

- Đối với gái, thì gái xấu là địa ngục, còn đối với giai, thì gái là địa ngục. Chúa đã làm ra giai và gái, thì gái không nên dạy nhau về trí tuệ của gái. Nên dạy nhau về đức tin… - nói đến chỗ đấy thì anh không thể “lạnh tanh, khô khốc” tiếp được nữa, mà lại cố để không cười to, nên thành ra khịt khịt, phị phị…

Cô quay phắt lại, giơ tay, chắc định thụi anh, nhưng anh đang phải lái xe, nên… có tiếng rít, những bánh xe miết trên mặt đường, vệt phanh cũng dài, rồi xe dừng hẳn, anh bảo:

- Đấy, đấm anh đi.

Cô nhoài người sang, nhưng không đấm mà quàng tay qua cổ, tì cằm lên vai anh, bảo:

- Đúng sai không quan trọng đâu anh. Không quan trọng gì hết cả. Nhưng anh đừng lạnh lạnh, hay là cáu. May là anh đùa. Nhưng lúc anh lạnh lạnh, em có cảm giác bất an lắm.

Đêm đen.

Đèn đuốc đã tắt hết, căn nhà gỗ đã ngủ say, rừng cây đã ngủ say, hình như gió cũng không thổi, chỉ có suối vẫn chảy, chắc cũng vừa ngủ vừa chảy, giống như những người lái xe đêm. Có tiếng kẹt cửa khe khẽ, một bóng đen nhẹ nhàng lách qua cánh cửa mở ra khoảng sân hình tam giác vuông cạnh bầu ở sau căn nhà, nhanh nhẹn cắt chéo qua mặt sân, rồi mất hút vào giữa những thân cây chỗ lối đi bằng đất ở phía bên trái.

Ánh lửa lóe lên, hai tấm bia bằng đá trắng nhờ nhờ trong ánh sáng không đáng kể hắt ra từ nguồn sáng yếu ớt. Ngọn lửa vàng vàng xanh xanh leo lét lần lượt ghé lại gần từng tấm bia một.

Phạm Trường Phước
1898 - 1975

Mạc Tú Thanh
1901 - 1974

Lửa phụt tắt. Tích tắc sau thì cả ánh lửa còn lưu trên võng mạc cũng tắt nốt. Màn đêm sền sệt. Không nhìn thấy cả bàn tay trước mặt. Nhưng anh nhìn thấy mặt mình đang tái đi. “Sao em bất cẩn quá thế, Văn ơi?”


(còn nữa)