Phúc Âm


PHÚC ÂM
của Thánh Matthew



Chúa Giê-xu đã chọn một người có vẻ ít triển vọng nhất để làm tông đồ của mình, Matthew - một người thu thuế bị nhiều người ghét, kẻ làm việc cho đế quốc La-mã.

“Lúc chúa Giê-xu đi qua từ chỗ đó, Người trông thấy một người tên là Matthew đang ngồi trong phòng thu thuế. Người bảo anh ta, "Đi theo ta." Anh ta bèn đứng dậy và đi theo Người.” - [Matthew 9:9]

Không như nhiều tông đồ khác (đã là những người đánh cá lành nghề), Thánh Matthew thông thạo với cây bút và với việc kê khai các sự việc và các mẫu hình. Papias, một trong những sử gia tôn giáo đầu tiên, đã ghi chép lại: "Thánh Matthew đã góp nhặt những lời nói của Chúa Giê-xu bằng tiếng Do Thái."

Thánh Matthew tác giả Phúc Âm đã viết khoảng 1068 đoạn. Trong khi Thánh Mark tác giả Phúc Âm đã viết khoảng 661 đoạn để tập trung vào các “sự kiện" trong cuộc đời Chúa Giê-xu và các tông đồ, thì Thánh Matthew tập trung vào nội dung những lời dạy của Người.

Thánh Matthew đã viết Phúc Âm khi nào? Một thời gian nào đó vào một phần tư cuối cùng của thế kỷ đầu tiên, có vẻ như trong khoảng từ năm 85 đến năm 105 sau Công nguyên.

Thánh Matthew chịu trách nhiệm về bộ sưu tập đầu tiên hay cuốn sách kim chỉ nam trong việc truyền giảng của Chúa Giê-xu. Ghi chép của ông về việc truyền giảng của Chúa Giê-xu đã được sắp xếp làm năm phần, tập trung vào Thiên Giới của Chúa Trời:

(1) Thuyết giảng trên Núi hoặc Nguyên tắc Thiên giới gồm các chương 5-7.

(2) Các chỉ dẫn có tính chất truyền giáo của Người cho các môn đồ về những phận sự của những người hướng dẫn của Thiên Giới trong chương 10.

(3) Những ẩn ngôn của Thiên Giới trong chương 13 .

(4) Những chủ đề về “sự vĩ đại” và “sự tha thứ” ở Thiên Giới trong chương 18.

(5) "Việc Vua đến" trong các chương 24-25.

Phúc Âm của Thánh Matthew đã được xếp hàng đầu trong kinh sách của Kinh Tân Ước, không phải vì nó đã được viết đầu tiên, một số những ghi chép của Thánh Paul và Phúc Âm của Thánh Mark đã được viết từ trước đấy, mà vì nó là một chiếc cầu nối giữa Kinh Cựu Ước và Kinh Tân Ước. Tâm điểm và luận cứ trong 28 chương của Thánh Matthew là nhằm làm cho những người Do Thái tin rằng Giê-xu là Chúa Cứu Thế của họ, Đức được xức dầu Thánh, Đức Ki-tô, Con Trai của Chúa Trời và người sáng lập Thiên Giới. Bản ghi của Thánh Matthew dùng từ “Thiên Giới” 50 lần, và “Thiên Đường" 32 lần.

Ghi chép của Thánh Matthew nhấn mạnh quyền lực thần thánh của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu nói với thánh Peter, "Ta sẽ đưa cho anh những chiếc chìa khóa của thiên đường, và bất kỳ thứ gì anh trói buộc trên mặt đất sẽ bị trói buộc trên thiên đường, và bất kỳ thứ gì anh cởi bỏ trên mặt đất sẽ được cởi bỏ trên thiên đường" - [Matthew 16:19]. Những lời cuối cùng của Chúa Giê-xu nói với các tông đồ của Người cũng nói về quyền lực đế vương của Người trên tất cả: "Tất cả quyền lực trên thiên đường và trên mặt đất đã được trao cho ta. Cho nên hãy đi và truyền dạy cho các tông đồ ở tất cả các quốc gia... Hãy dạy họ làm theo tất cả những gì ta đã truyền đạt cho các anh; và hãy nhìn, ta luôn ở bên các anh..." - [Matthew 28:18-19] Thánh Matthew dùng từ ngữ "tất cả" bốn lần trong chỉ một đoạn này. Thánh Matthew cũng thể hiện quyền lực của Chúa Giê-xu đối với thiên nhiên bằng những phép mầu của Người, quyền lực của Người đối với tội ác bằng việc tha thứ cho những tội ác, và quyền lực của Người đối với cái chết bằng sự phục sinh của Người.

Mới có mỗi một bạn phát biểu (không tính facebook),

Linh Hoàng bi bô...

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...