Nicolai Ilich Beliaev, chủ nhà trọ ở Saint Petersburg, là một thanh niên mới ngoài ba mươi, trẻ trung, khỏe mạnh hồng hào và vẫn thường xuyên có mặt trong các buổi đua ngựa sôi nổi. Buổi tối hôm ấy, anh tạt vào thăm cô bạn tình Olga Ivanovna, mà theo cách nói của Beliaev, là người đã cùng anh chia sẻ một mối tình khá buồn tẻ. Giai đoạn yêu đương lãng mạn của hai người đã trôi qua từ lâu và nay không còn điều gì mới mẻ có thể mang lại niềm hứng thú cho anh nữa
Olga đi vắng, trong khi chờ đợi, Beliaev ngả lưng xuống chiếc trường kỷ nhỏ đặt trong phòng khách. Bỗng anh nghe thấy một giọng trẻ con cất lên ở chiếc đi-văng bên cạnh:
- Cháu chào bác Nicolai Ilich. Mẹ cháu và chị Sonia đến nhà cô thợ may cũng sắp về rồi.
Đó chính là Aliosa, đứa con trai mới lên tám của Olga. Cậu bé mặc chiếc áo nhung sậm, mang vớ đen, trông khỏe mạnh xinh xắn như thiên thần trong tranh vẽ. Đầu Aliosa đặt trên chiếc gối, hai chân lần lượt giơ thẳng lên cao bắt chước diễn viên nhào lộn mà cậu vừa được xem trong rạp xiếc cách đó ít lâu. Lát sau, khi chân đã mỏi, cậu bèn đổi sang sử dụng hai tay, rồi tiếp tục dùng cả tay lẫn chân chuyển qua chơi trò phi ngựa nước đại. Aliosa tập trung sức lực chăm chú vào trò chơi, thở hổn hển một cách mệt nhọc hệt như chính cậu cũng chẳng thấy thoải mái chút nào khi trời đã phú cho mình một tính cách hiếu động đến thế. Beliaev lên tiếng:
- A, chào anh bạn nhỏ. Thế mà lúc mớái vào bác không nhìn thấy cháu. Mẹ có khỏe không?
Aliosa đang cúi xuống cổ dùng tay phải nắm lấy bàn chân trái, nghe câu hỏi bèn quay ngoắt lại chồm người ra khỏi chiếc đèn chụp to nhìn sang Beliaev và trả lời một cách nghiêm trang:
- Biết nói thế nào đây, bởi vì mẹ cháu chả bao giờ khỏe mạnh cả. Phụ nữ là thế bác ạ, lúc nào họ cũng yếu đuối.
Nhân lúc rảnh rỗi không biết làm gì, Beliaev quay sang chăm chú quan sát Aliosa. Thật buồn cười, suốt cả thời kỳ dài quan hệ với Olga Ivanovna, anh chưa lao giờ để ý đến cậu bé và gần như hoàn toàn không nhận ra sự tồn tại của nó. Mặc dù Aliosa lúc nào cũng hiện diện bên cạnh người mẹ, nhưng sự kiện nó hiện hữu trên đời hay vai trò của nó thế nào trong ngôi nhà này không hề khiến anh quan tâm.
Nhưng trong buổi tối đó, gương mặt xinh xắn của Aliosa với vầng trán rộng và đôi mắt đen láy bỗng nhiên gợi cho Beliaev hồi tưởng đến Olga Ivanovna thuở ban đầu khi hai người mới yêu nhau. Tự dưng anh cảm thấy muốn âu yếm đứa trẻ:
- Lại đây với bác một chút đi.
Cậu bé vội vã nhảy xuống đất và chạy đến bên Beliaev.
- Cháu sống với mẹ có vui không?
- Biết nói sao bây giờ? Dạo này cháu chán quá bác ạ.
- Sao vậy?
Bởi vì trước đây chị em cháu chỉ phải học nhạc với tập đọc thôi, còn bây giờ mẹ bắt phải học cả thơ bằng tiếng Pháp nữa. À, bác mới cắt tóc phải không?
- Phải.
- Cháu nhận ra ngay bởi vì râu bác ngắn đi mà. Bác cho cháu rờ một chút nhé! Bác có đau không?
- Chả đau gì cả.
- Tại sao khi kéo một sợi râu thì đau mà hễ kéo cả nhúm thì chẳng đau tí nào? Mà tại sao bác không chịu để râu quai nón? Tại sao bác lại để tóc kiểu này?
Không chờ câu trả lời, cậu bé quay sang mân mê sợi dây đồng hồ của Beliaev:
- Mẹ hứa đến khi nào cháu đi học sẽ mua cho chiếc đồng hồ. Cháu sẽ xin mẹ mua cái dây giống hệt thế này. Chà, miếng mề-đay của bác đẹp quá! Bố cháu cũng có một cái y như thế, chỉ khác ở chỗ ngay chính giữa là bức ảnh của mẹ. Bố cũng vừa đổi dây đeo kiểu khác, không phải là mấy khoen móc vào nhau mà liền một sợi...
- Thề nào? Cháu vẫn thường gặp bố à?
Aliosa đỏ bừng mặt:
- Dạ không, không...
Cậu bé nín bặt, gương mặt bối rối như vừa bị bắt quả tang phạm lỗi. Rồi không biết làm gì hơn, cậu cúi xuống chăm chú nhìn vào chiếc mề-đay. Beliaev nhìn thẳng vào mặt cậu nghiêm nghị hỏi:
- Cháu có gặp bố phải không?
- Dạ... kh... ông!
- Nào, phải thành thật chứ, nhìn mặt là biết ngay cháu nói dối. Cháu nói thật đi, có gặp bố hay không? Cháu cứ xem bác như bạn thân của mình.
Aliosa do dự:
- Nhưng bác không mách lại với mẹ chứ?
- Chắc chắn rồi!
- Bác nói thật không?
- Thật chứ.
- Bác hứa với cháu nhé!
- Chà, quả là một chú bé khó tính! Cháu không tin bác à?
Aliosa cẩn thận nhìn quanh, lấy vẻ mặt nghiêm trọng và hạ giọng:
- Đây là chuyện rất bí mật. Bác nhớ đừng kể lại với mẹ, cũng không được nói với ai khác. Mẹ mà biết thì cả cháu, cả Sonia và vú Pelagaya sẽ bị rầy đến chết. Bác biết không - cậu bé thì thào - cứ mỗi thứ ba và thứ sáu cháu và Sonia đều được gặp bố. Buổi sáng, vú đưa hai chị em đi dạo một vòng rồi dẫn chúng cháu vào tiệm Apphen, bố đã ngồi chờ sẵn ở đấy rồi. Bố cháu luôn luôn ngồi trong một phòng riêng nhỏ xíu, ở đó có cái bàn bằng đá với chiếc gạt tàn hình con ngỗng...
- Mấy bố con làm gì ở đó?
- Ồ, chúng cháu được bố cho ăn thỏa thích no nê. Mọi người ngồi quanh chiếc bàn uống nước ngọt và ăn bánh. Bác biết không, Sonia toàn ăn bánh pa-tê, còn cháu chỉ thích bánh nhân trứng. Ăn no là thế nhưng đến bữa trưa chúng cháu vẫn phải cố ăn thật nhiều kẻo mẹ khám phá ra.
- Thế sau khi ăn xong các cháu làm gì?
- Chúng cháu trò chuyện với bố. Bố ôm hai chị em vào lòng và kể đủ thứ chuyện vui. Bố cháu nói rằng khi nào chúng cháu lớn lên sẽ về ở chung với bố. Chị Sonia không chịu nhưng cháu thì đồng ý. Tất nhiên ở xa mẹ có buồn thật, nhưng cháu sẽ viết thư cho mẹ hàng ngày! Rồi đến dịp lễ Tết, cháu sẽ xin phép bố về thăm mẹ. Bác thấy thế có được không? Bố còn hứa mua cho cháu một con ngựa nữa đấy. Ồ, bố là người tốt nhất trần gian! Thế mà không biết sao mẹ lại không cho bố về ở chung, lại còn cấm hai chị em không được gặp nữa. Bố cháu rất yêu mẹ, lần nào cũng hỏi thăm: Mẹ có khỏe không? Mẹ đang làm gì? Hễ nghe nói mẹ bị ốm thì bố buồn lắm, cứ đi tới đi lui mà thở dài thườn thượt. Lúc nào bố cũng dặn chúng cháu phải vâng lời mẹ, phải yêu quý mẹ. Bác ạ, có phải mẹ và cả chị em cháu đều khổ cả phải không?
- Sao cháu lại nói thế?
- Đấy là bố nói chứ không phải cháu. Bố bảo rằng chúng cháu là những đứa trẻ bất hạnh. Bố bảo cháu khổ, chị cháu cũng khổ mà mẹ cháu cũng khổ. Rồi bố bảo chúng cháu hãy thường xuyên cầu nguyện cho cả mấy mẹ con.
Nói đến đó, Aliosa lặng im có vẻ tư lự. Beliaev cáu kỉnh:
- À ra thế! Bố con các người vẫn hội ngộ trong tiệm kem. Mẹ cháu có biết chuyện này không?
- Không đời nào mẹ cháu biết được? Bác biết không, hôm qua bố còn cho cháu ăn lê nữa đấy, cháu ăn đến hai trái.
- Này, bác muốn hỏi cháu một câu, bố cháu có nói gì về bác không?
- Nói gì về bác ấy à?
Aliosa tần ngần ngước nhìn lên khuôn mặt Beliaev:
- Bố cũng chẳng nói gì nhiều.
- Nhưng bố cháu nói thế nào?
- Thế bác không giận chứ?
- Sao lại giận! Nhưng... chẳng lẽ bố cháu lại nói xấu bác à?
- Không đâu, bố cháu không nói xấu, nhưng bác biết không, bố giận bác đấy! Bố nói bác đã làm hại đời mẹ, vì bác mà mẹ phải khổ. Bố lạ thật đấy, cháu đã giải thích rằng bác rất tốt, chẳng bao giờ rầy la mẹ, thế nhưng bố lại lắc đầu không tin.
- Còn thế nữa! Ông ấy nói rằng bác đã làm hại đời mẹ cháu à?
Beliaev đứng phắt dậy, đi đi lại lại trong phòng khách, vừa lầu bầu vừa nhún vai bực tức:
- Buồn cười thật! Lỗi ở bố cháu mà nay lại đổ cho bác làm hại đời mẹ cháu. Có đúng ông ấy nói rằng bác đã làm hại đời mẹ cháu không?
- Dạ đúng. Nhưng bác đã hứa sẽ không giận cơ mà!
- Đây chẳng phải là chuyện của cháu? Lạ lùng thật, mình đang trong thế kẹt không sao dứt ra được và thế rồi chính mình trở thành kẻ có lỗi!
Có tiếng chuông reng, Aliosa nhanh nhẹn chạy ra mở cửa. Olga đi vào cùng với con gái, Aliosa theo sau, vừa nhảy tung tăng vừa la hét mừng rỡ. Beliaev miễn cưỡng gật đầu chào và tiếp tục đi đi lại lại, vẻ cáu kỉnh:
- Tất nhiên là thế rồi, còn có thể buộc tội cho ai ngoài tôi?
- Anh nói gì vậy? - Olga hỏi giọng ngạc nhiên.
- Nói gì à? Không phải tôi, mà là anh chồng yêu quý của cô đã nói. Hóa ra, tôi là một kẻ độc ác, chính tôi đã làm hại đời cô. Làm như thế tôi đang giành giựt hạnh phúc của họ? Ôi chao, hạnh phúc!
- Em chẳng hiểu anh nói gì cả! Anh làm sao thế?
- Nếu muốn hiểu đầu đuôi mọi chuyện thì cô cứ hỏi thằng bé này, nó sẽ kể cho mà nghe.
Beliaev giận dữ chỉ vào mặt Aliosa. Gương mặt cậu bé thoạt tiên đỏ bừng lên, chuyển sang tái mét rồi méo xệch đi vì sợ hãi. Cậu thì thầm qua kẽ răng:
- Đừng... bác Nicolai Ilich!
Beliaev không buông tha:
- Cô không biết gì cả à? Mụ vú ngu độn của nhà này đã dẫn lũ trẻ vào hiệu kem và sắp xếp cho gặp ông bố đáng thương của chúng. Vấn đề không phải ở chỗ bố chúng đang đau khổ mà quan trọng là bỗng dưng tôi biến thành một kẻ đê tiện đã phá hại cuộc đời vợ chồng cô...
Aliosa rên lên:
- Bác Nicolai Ilich! Bác đã thề rồi kia mà.
Beliaev gạt phắt:
- Thôi đi, chuyện này hệ trọng hơn mọi lời thề thốt.
Olga xúc động nói như van lơn:
- Em chẳng thiếu gì cả - rồi quay sang con trai, cô nghiêm giọng - Con gặp bố đấy à?
Aliosa như hóa đá, không trả lời câu hỏi của mẹ mà giương đôi mắt hãi hùng nhìn Beliaev. Mẹ cậu ngạc nhiên:
- Không thể có chuyện ấy. Để em đi hỏi bà vú xem sao.
Nàng vội vã ra khỏi phòng. Lúc bấy giờ Aliosa mới lắp bắp trong khi toàn thân run lên:
- Bác, bác đã thề với cháu rồi kia mà?
Nhưng Beliaev hoàn toàn không để mắt đến mà tiếp tục nện gót đi tới đi lui. Nỗi giận dữ choán hết tâm trí - như xưa nay vẫn vậy và anh không còn để ý gì đến thằng bé con ấy nữa. Vốn là một người nghiêm khắc, anh thấy chẳng hơi đâu mà ngó ngàng đến lũ trẻ con hay mè nheo.
Về phần Aliosa, cậu kinh hãi ngồi co rúm trong một góc và nức nở kể lại cho Sonia nghe chuyện mình vừa bị gạt. Aliosa vừa run rẩy vừa nghẹn ngào khóc: Lần đầu tiên trong đời cậu đối diện với một sự lừa dối thô bạo đến thế.
Cậu chưa hề biết rằng trên thế gian này, ngoài những cái bánh thơm phức, những trái lê ngọt ngào và chiếc đồng hồ đắt tiền, còn có bao nhiêu điều phức tạp khác không hiện diện trong cuộc sống trẻ con.
A. P. Tchekhov
(Phạm Thành Sơn lược dịch)
Olga đi vắng, trong khi chờ đợi, Beliaev ngả lưng xuống chiếc trường kỷ nhỏ đặt trong phòng khách. Bỗng anh nghe thấy một giọng trẻ con cất lên ở chiếc đi-văng bên cạnh:
- Cháu chào bác Nicolai Ilich. Mẹ cháu và chị Sonia đến nhà cô thợ may cũng sắp về rồi.
Đó chính là Aliosa, đứa con trai mới lên tám của Olga. Cậu bé mặc chiếc áo nhung sậm, mang vớ đen, trông khỏe mạnh xinh xắn như thiên thần trong tranh vẽ. Đầu Aliosa đặt trên chiếc gối, hai chân lần lượt giơ thẳng lên cao bắt chước diễn viên nhào lộn mà cậu vừa được xem trong rạp xiếc cách đó ít lâu. Lát sau, khi chân đã mỏi, cậu bèn đổi sang sử dụng hai tay, rồi tiếp tục dùng cả tay lẫn chân chuyển qua chơi trò phi ngựa nước đại. Aliosa tập trung sức lực chăm chú vào trò chơi, thở hổn hển một cách mệt nhọc hệt như chính cậu cũng chẳng thấy thoải mái chút nào khi trời đã phú cho mình một tính cách hiếu động đến thế. Beliaev lên tiếng:
- A, chào anh bạn nhỏ. Thế mà lúc mớái vào bác không nhìn thấy cháu. Mẹ có khỏe không?
Aliosa đang cúi xuống cổ dùng tay phải nắm lấy bàn chân trái, nghe câu hỏi bèn quay ngoắt lại chồm người ra khỏi chiếc đèn chụp to nhìn sang Beliaev và trả lời một cách nghiêm trang:
- Biết nói thế nào đây, bởi vì mẹ cháu chả bao giờ khỏe mạnh cả. Phụ nữ là thế bác ạ, lúc nào họ cũng yếu đuối.
Nhân lúc rảnh rỗi không biết làm gì, Beliaev quay sang chăm chú quan sát Aliosa. Thật buồn cười, suốt cả thời kỳ dài quan hệ với Olga Ivanovna, anh chưa lao giờ để ý đến cậu bé và gần như hoàn toàn không nhận ra sự tồn tại của nó. Mặc dù Aliosa lúc nào cũng hiện diện bên cạnh người mẹ, nhưng sự kiện nó hiện hữu trên đời hay vai trò của nó thế nào trong ngôi nhà này không hề khiến anh quan tâm.
Nhưng trong buổi tối đó, gương mặt xinh xắn của Aliosa với vầng trán rộng và đôi mắt đen láy bỗng nhiên gợi cho Beliaev hồi tưởng đến Olga Ivanovna thuở ban đầu khi hai người mới yêu nhau. Tự dưng anh cảm thấy muốn âu yếm đứa trẻ:
- Lại đây với bác một chút đi.
Cậu bé vội vã nhảy xuống đất và chạy đến bên Beliaev.
- Cháu sống với mẹ có vui không?
- Biết nói sao bây giờ? Dạo này cháu chán quá bác ạ.
- Sao vậy?
Bởi vì trước đây chị em cháu chỉ phải học nhạc với tập đọc thôi, còn bây giờ mẹ bắt phải học cả thơ bằng tiếng Pháp nữa. À, bác mới cắt tóc phải không?
- Phải.
- Cháu nhận ra ngay bởi vì râu bác ngắn đi mà. Bác cho cháu rờ một chút nhé! Bác có đau không?
- Chả đau gì cả.
- Tại sao khi kéo một sợi râu thì đau mà hễ kéo cả nhúm thì chẳng đau tí nào? Mà tại sao bác không chịu để râu quai nón? Tại sao bác lại để tóc kiểu này?
Không chờ câu trả lời, cậu bé quay sang mân mê sợi dây đồng hồ của Beliaev:
- Mẹ hứa đến khi nào cháu đi học sẽ mua cho chiếc đồng hồ. Cháu sẽ xin mẹ mua cái dây giống hệt thế này. Chà, miếng mề-đay của bác đẹp quá! Bố cháu cũng có một cái y như thế, chỉ khác ở chỗ ngay chính giữa là bức ảnh của mẹ. Bố cũng vừa đổi dây đeo kiểu khác, không phải là mấy khoen móc vào nhau mà liền một sợi...
- Thề nào? Cháu vẫn thường gặp bố à?
Aliosa đỏ bừng mặt:
- Dạ không, không...
Cậu bé nín bặt, gương mặt bối rối như vừa bị bắt quả tang phạm lỗi. Rồi không biết làm gì hơn, cậu cúi xuống chăm chú nhìn vào chiếc mề-đay. Beliaev nhìn thẳng vào mặt cậu nghiêm nghị hỏi:
- Cháu có gặp bố phải không?
- Dạ... kh... ông!
- Nào, phải thành thật chứ, nhìn mặt là biết ngay cháu nói dối. Cháu nói thật đi, có gặp bố hay không? Cháu cứ xem bác như bạn thân của mình.
Aliosa do dự:
- Nhưng bác không mách lại với mẹ chứ?
- Chắc chắn rồi!
- Bác nói thật không?
- Thật chứ.
- Bác hứa với cháu nhé!
- Chà, quả là một chú bé khó tính! Cháu không tin bác à?
Aliosa cẩn thận nhìn quanh, lấy vẻ mặt nghiêm trọng và hạ giọng:
- Đây là chuyện rất bí mật. Bác nhớ đừng kể lại với mẹ, cũng không được nói với ai khác. Mẹ mà biết thì cả cháu, cả Sonia và vú Pelagaya sẽ bị rầy đến chết. Bác biết không - cậu bé thì thào - cứ mỗi thứ ba và thứ sáu cháu và Sonia đều được gặp bố. Buổi sáng, vú đưa hai chị em đi dạo một vòng rồi dẫn chúng cháu vào tiệm Apphen, bố đã ngồi chờ sẵn ở đấy rồi. Bố cháu luôn luôn ngồi trong một phòng riêng nhỏ xíu, ở đó có cái bàn bằng đá với chiếc gạt tàn hình con ngỗng...
- Mấy bố con làm gì ở đó?
- Ồ, chúng cháu được bố cho ăn thỏa thích no nê. Mọi người ngồi quanh chiếc bàn uống nước ngọt và ăn bánh. Bác biết không, Sonia toàn ăn bánh pa-tê, còn cháu chỉ thích bánh nhân trứng. Ăn no là thế nhưng đến bữa trưa chúng cháu vẫn phải cố ăn thật nhiều kẻo mẹ khám phá ra.
- Thế sau khi ăn xong các cháu làm gì?
- Chúng cháu trò chuyện với bố. Bố ôm hai chị em vào lòng và kể đủ thứ chuyện vui. Bố cháu nói rằng khi nào chúng cháu lớn lên sẽ về ở chung với bố. Chị Sonia không chịu nhưng cháu thì đồng ý. Tất nhiên ở xa mẹ có buồn thật, nhưng cháu sẽ viết thư cho mẹ hàng ngày! Rồi đến dịp lễ Tết, cháu sẽ xin phép bố về thăm mẹ. Bác thấy thế có được không? Bố còn hứa mua cho cháu một con ngựa nữa đấy. Ồ, bố là người tốt nhất trần gian! Thế mà không biết sao mẹ lại không cho bố về ở chung, lại còn cấm hai chị em không được gặp nữa. Bố cháu rất yêu mẹ, lần nào cũng hỏi thăm: Mẹ có khỏe không? Mẹ đang làm gì? Hễ nghe nói mẹ bị ốm thì bố buồn lắm, cứ đi tới đi lui mà thở dài thườn thượt. Lúc nào bố cũng dặn chúng cháu phải vâng lời mẹ, phải yêu quý mẹ. Bác ạ, có phải mẹ và cả chị em cháu đều khổ cả phải không?
- Sao cháu lại nói thế?
- Đấy là bố nói chứ không phải cháu. Bố bảo rằng chúng cháu là những đứa trẻ bất hạnh. Bố bảo cháu khổ, chị cháu cũng khổ mà mẹ cháu cũng khổ. Rồi bố bảo chúng cháu hãy thường xuyên cầu nguyện cho cả mấy mẹ con.
Nói đến đó, Aliosa lặng im có vẻ tư lự. Beliaev cáu kỉnh:
- À ra thế! Bố con các người vẫn hội ngộ trong tiệm kem. Mẹ cháu có biết chuyện này không?
- Không đời nào mẹ cháu biết được? Bác biết không, hôm qua bố còn cho cháu ăn lê nữa đấy, cháu ăn đến hai trái.
- Này, bác muốn hỏi cháu một câu, bố cháu có nói gì về bác không?
- Nói gì về bác ấy à?
Aliosa tần ngần ngước nhìn lên khuôn mặt Beliaev:
- Bố cũng chẳng nói gì nhiều.
- Nhưng bố cháu nói thế nào?
- Thế bác không giận chứ?
- Sao lại giận! Nhưng... chẳng lẽ bố cháu lại nói xấu bác à?
- Không đâu, bố cháu không nói xấu, nhưng bác biết không, bố giận bác đấy! Bố nói bác đã làm hại đời mẹ, vì bác mà mẹ phải khổ. Bố lạ thật đấy, cháu đã giải thích rằng bác rất tốt, chẳng bao giờ rầy la mẹ, thế nhưng bố lại lắc đầu không tin.
- Còn thế nữa! Ông ấy nói rằng bác đã làm hại đời mẹ cháu à?
Beliaev đứng phắt dậy, đi đi lại lại trong phòng khách, vừa lầu bầu vừa nhún vai bực tức:
- Buồn cười thật! Lỗi ở bố cháu mà nay lại đổ cho bác làm hại đời mẹ cháu. Có đúng ông ấy nói rằng bác đã làm hại đời mẹ cháu không?
- Dạ đúng. Nhưng bác đã hứa sẽ không giận cơ mà!
- Đây chẳng phải là chuyện của cháu? Lạ lùng thật, mình đang trong thế kẹt không sao dứt ra được và thế rồi chính mình trở thành kẻ có lỗi!
Có tiếng chuông reng, Aliosa nhanh nhẹn chạy ra mở cửa. Olga đi vào cùng với con gái, Aliosa theo sau, vừa nhảy tung tăng vừa la hét mừng rỡ. Beliaev miễn cưỡng gật đầu chào và tiếp tục đi đi lại lại, vẻ cáu kỉnh:
- Tất nhiên là thế rồi, còn có thể buộc tội cho ai ngoài tôi?
- Anh nói gì vậy? - Olga hỏi giọng ngạc nhiên.
- Nói gì à? Không phải tôi, mà là anh chồng yêu quý của cô đã nói. Hóa ra, tôi là một kẻ độc ác, chính tôi đã làm hại đời cô. Làm như thế tôi đang giành giựt hạnh phúc của họ? Ôi chao, hạnh phúc!
- Em chẳng hiểu anh nói gì cả! Anh làm sao thế?
- Nếu muốn hiểu đầu đuôi mọi chuyện thì cô cứ hỏi thằng bé này, nó sẽ kể cho mà nghe.
Beliaev giận dữ chỉ vào mặt Aliosa. Gương mặt cậu bé thoạt tiên đỏ bừng lên, chuyển sang tái mét rồi méo xệch đi vì sợ hãi. Cậu thì thầm qua kẽ răng:
- Đừng... bác Nicolai Ilich!
Beliaev không buông tha:
- Cô không biết gì cả à? Mụ vú ngu độn của nhà này đã dẫn lũ trẻ vào hiệu kem và sắp xếp cho gặp ông bố đáng thương của chúng. Vấn đề không phải ở chỗ bố chúng đang đau khổ mà quan trọng là bỗng dưng tôi biến thành một kẻ đê tiện đã phá hại cuộc đời vợ chồng cô...
Aliosa rên lên:
- Bác Nicolai Ilich! Bác đã thề rồi kia mà.
Beliaev gạt phắt:
- Thôi đi, chuyện này hệ trọng hơn mọi lời thề thốt.
Olga xúc động nói như van lơn:
- Em chẳng thiếu gì cả - rồi quay sang con trai, cô nghiêm giọng - Con gặp bố đấy à?
Aliosa như hóa đá, không trả lời câu hỏi của mẹ mà giương đôi mắt hãi hùng nhìn Beliaev. Mẹ cậu ngạc nhiên:
- Không thể có chuyện ấy. Để em đi hỏi bà vú xem sao.
Nàng vội vã ra khỏi phòng. Lúc bấy giờ Aliosa mới lắp bắp trong khi toàn thân run lên:
- Bác, bác đã thề với cháu rồi kia mà?
Nhưng Beliaev hoàn toàn không để mắt đến mà tiếp tục nện gót đi tới đi lui. Nỗi giận dữ choán hết tâm trí - như xưa nay vẫn vậy và anh không còn để ý gì đến thằng bé con ấy nữa. Vốn là một người nghiêm khắc, anh thấy chẳng hơi đâu mà ngó ngàng đến lũ trẻ con hay mè nheo.
Về phần Aliosa, cậu kinh hãi ngồi co rúm trong một góc và nức nở kể lại cho Sonia nghe chuyện mình vừa bị gạt. Aliosa vừa run rẩy vừa nghẹn ngào khóc: Lần đầu tiên trong đời cậu đối diện với một sự lừa dối thô bạo đến thế.
Cậu chưa hề biết rằng trên thế gian này, ngoài những cái bánh thơm phức, những trái lê ngọt ngào và chiếc đồng hồ đắt tiền, còn có bao nhiêu điều phức tạp khác không hiện diện trong cuộc sống trẻ con.
A. P. Tchekhov
(Phạm Thành Sơn lược dịch)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...