Nói về tình yêu

Anh đang bận khoa học, hôm nay rảnh chút định viết tiếp "Thiên tượng" thì đọc thấy Đào phò đang tâm tư ở đây. Anh nhớ có một chuyện anh đã đọc, cùng luồng với những chuyện Nhật Linh đang bốt, hay và hợp với mấy chuyện tâm tư kia. Anh tìm được một bản tiếng Việt, nhưng đọc qua thấy dịch "méo" quá, đến nỗi anh quyết định tự dịch, để 4c đọc không bị hiểu "méo".

Anh dịch thì chẳng qua là đọc, rồi tiện tay type lại bằng tiếng Việt thôi, nhưng, nói gì thì nói, cũng vẫn phải type. Anh chỉ muốn nói là, hình như, anh quý 4c thật.


NÓI VỀ TÌNH YÊU
A. P. Trê-khốp

Hôm sau vào bữa sáng người ta đã bưng ra những chiếc bánh nướng tuyệt ngon, những con tôm và món thịt cừu băm viên; và trong lúc mọi người đang ăn, người đầu bếp Nhi-ka-nor đã đi lên để hỏi cho rõ, xem là những người khách sẽ muốn dùng gì vào bữa trưa. Đấy là một người tầm vóc trung bình, với khuôn mặt béo phị và cặp mắt ti hí, râu cạo nhẵn, và cảm giác là hàm ria của anh ta không phải được cạo, mà được nhổ sạch.

A-lê-khin kể, là nàng Pê-la-gây-a xinh đẹp đã phải lòng người đầu bếp này. Vì anh ta là một thằng say rượu và tính tình thô bạo, nên cô không muốn cưới anh ta, nhưng cô đồng ý cứ sống như vậy. Anh ta thì lại là kẻ tin chúa, và những niềm tin tôn giáo không cho phép anh ta sống như vậy; anh ta đòi hỏi, là cô phải lấy anh ta, ngược lại anh ta không muốn, và nhiếc móc cô, những khi say rượu, và thậm chí đánh cô. Những lúc anh ta say rượu, cô giấu mình trên gác và thổn thức, và những lúc đó A-lê-khin và chị hầu phòng không rời khỏi nhà, để bảo vệ cô nếu cần thiết.

Và họ chuyển sang nói về tình yêu.

- Tình yêu nảy sinh như thế nào, - A-lê-khin nói - vì sao Pê-la-gây-a không yêu ai đó khác, hợp với cô ấy hơn về các phẩm chất tâm hồn cũng như ngoại hình, mà lại yêu chính Nhi-ka-nor, yêu cái thằng đụt này, - ở đây tất cả bọn tôi đều gọi nó là thằng đụt, - bởi vì trong tình yêu những câu hỏi liên quan đến hạnh phúc cá nhân là quan trọng, cho nên tất cả cái đấy còn chưa rõ ràng và về tất cả cái đấy có thể muốn bàn luận thế nào cũng được. Cho đến giờ về tình yêu mới chỉ có một sự thật miễn bàn cãi đã được nói ra, và chính là: "Bí ẩn này là vĩ đại", tất cả những thứ còn lại, những gì đã được viết và nói về tình yêu, dù thế nào cũng đã đều không phải lời giải, mà chỉ là sự đặt lại những câu hỏi, những câu hỏi vậy là vẫn chưa có lời giải đáp. Một lời giải thích, mà tưởng như hợp lý đối với một trường hợp, đã lại không thể phù hợp đối với cả chục trường hợp khác, và cách tốt nhất, theo tôi, - là giải thích riêng từng trường hợp, mà không cố tìm cách tổng quát hóa nó. Cần phải, như các bác sĩ thường nói, cá nhân hóa từng trường hợp riêng.

- Hoàn toàn đúng, - Bu-rkin tán thành.

- Chúng ta, những người Nga, những người có nền nếp, được nuôi dưỡng bằng nỗi ám ảnh đối với những câu hỏi này, cũng không tìm được câu trả lời. Thông thường người ta làm thơ để ca ngợi tình yêu, trang điểm nó bằng những bông hồng, những con chim họa mi, còn chúng ta thì, những người Nga, trang điểm tình yêu của chúng ta bằng những câu hỏi tiền định này, vả lại còn chọn trong số chúng những câu ít hay ho nhất. Ở Mát-xcơ-va, lúc tôi còn là sinh viên, tôi đã có một người bạn gái tri kỷ, một quý cô dễ thương, mà mọi lúc tôi ôm nàng trong tay, nàng đều nghĩ đến việc tôi sẽ đưa cho nàng bao nhiêu hàng tháng và một pao thịt bò đang có giá bao nhiêu. Cũng như chúng ta, khi yêu, thì không ngừng tự hỏi: trung thực hay không trung trực, thông minh hay đần độn, tình yêu này sẽ dẫn đến đâu, v.v... Như thế là tốt hay không tốt, tôi không biết, nhưng chuyện cái đấy làm phiền, không thỏa mãn, gây bực mình - cái đấy tôi biết.

Có vẻ như, anh ta muốn kể gì đó. Những người sống cô độc luôn thường mang trong lòng cái gì đó như thế, cái mà họ rất sẵn lòng kể với người khác. Ở thành phố những người độc thân một cách có chủ định đi đến nhà tắm hơi công cộng và đến nhà hàng, chỉ để nói chuyện một chút, và đôi khi họ còn kể cho những người phục vụ trong nhà tắm hoặc bồi bàn những câu chuyện rất hay, còn ở nhà quê họ thường cởi lòng mình ra với khách khứa. Lúc này trong khung cửa sổ nhìn rõ bầu trời xám xịt và những thân cây ướt sũng vì mưa, trong thời tiết như vậy chả thể đi đâu và chả còn gì khác để làm ngoài việc kể chuyện và lắng nghe.

- Tôi sống ở Xô-phin-nô và làm ruộng đã lâu, - A-lê-khin bắt đầu, - từ khi tốt nghiệp đại học. Theo sự giáo dục được hưởng, tôi không phải người lao động chân tay, theo thiên hướng - là người làm việc văn phòng, nhưng liên quan đến tài sản, khi tôi trở về đây, đã có một khoản nợ lớn, vì bố tôi đã vay mượn một phần, để trả tiền học cho tôi, vì vậy tôi quyết định là sẽ không đi khỏi đây và sẽ làm việc, cho đến khi trả hết nợ. Tôi quyết định thế và bắt đầu làm việc ở đây, tự thừa nhận, là không phải không có những sự uất ức nhất định. Đất đai ở đây không sinh lợi nhiều, và, để sản xuất nông nghiệp không bị lỗ vốn, cần thiết phải sử dụng lao động của nông nô và nông dân thuê mướn, một hình thức cũng gần như thế, hoặc làm nông nghiệp theo kiểu nông dân, tức là tự làm việc trên đồng, cùng với gia đình mình. Không có cách trung gian khác. Nhưng tôi lúc đó đã không quan tâm tới những tiểu tiết đó. Tôi không để cho một mẩu đất đai nào được yên, tôi lùa ra đồng tất cả đàn ông và đàn bà từ những làng lân cận, công việc ở chỗ tôi sôi sùng sục một cách điên cuồng; tôi cũng tự cày, gieo cấy, và gặt hái và cùng lúc đó buồn chán và nhăn nhó uất ức, như một con mèo ở làng, vì đói mà phải ăn những quả dưa chuột trong vườn; thân thể tôi ê ẩm, và tôi nhiều lúc vừa đi vừa ngủ. Trong thời gian đầu tôi cảm thấy, là tôi có thể dễ dàng làm cho cuộc sống lao động này phù hợp được với những thói quen văn hóa của mình; để làm như thế chỉ cần, tôi đã nghĩ, gìn giữ trong đời sống những nền nếp hình thức đã quen. Tôi chuyển lên ở trên gác, trong những phòng lớn, và sắp xếp để sau bữa sáng và bữa trưa tôi phải được phục vụ cà-fê và rượu mùi và, trước khi đi ngủ vào ban đêm, tôi đọc "Bản tin châu Âu". Nhưng thế nào đó mục sư ở làng chúng tôi đã đến chơi, cha Ivan, và uống một lèo hết sạch rượu mùi của tôi; còn "Bản tin châu Âu" thì ra đi đến chỗ con gái ông, vì mùa hè, nhất là đang mùa gặt, tôi còn chưa tới được tới giường mình thì đã ngủ thiếp đi trong kho thóc trong xe ngựa hoặc ở đâu đó trong lán canh rừng - còn đọc gì nữa? Tôi chuyển dần, chuyển dần xuống gác, và bắt đầu ăn trưa trong bếp ăn tập thể, và từ sự xa hoa trước đấy, tôi chỉ còn lại mỗi một chị hầu phòng, người còn phục vụ luôn cả cho bố tôi và là người mà tôi sẽ rất đau lòng nếu phải đuổi đi.

Ngay trong những năm đầu tiên ở đây người ta đã bầu tôi vào tòa án hòa giải danh dự. Có lúc phải đi vào thành phố và tham gia những cuộc họp hành của tòa án khu vực, và việc đó đã làm tôi vui. Khi sống ở đây mà không hề đi đâu trong khoảng hai, ba tháng, đặc biệt là vào mùa đông, thì cuối cùng sẽ cảm thấy buồn chán vì phải nhìn thấy toàn áo khoác màu đen. Còn ở tòa án khu vực đã có cả áo khoác, cả sắc phục, cả áo đuôi tôm, tất cả, luật sư, những người có giáo dục; có người để nói chuyện. Sau phòng ngủ trong xe ngựa, sau bếp ăn tập thể giờ được ngồi trong ghế bành, bọc vải sạch, đi giày nhẹ, với một sợi dây móc trang điểm trên ngực áo - cái đấy mới xa xỉ làm sao!

Ở thành phố mọi người đón tôi rất thân mật, và tôi rất sẵn lòng làm quen với họ. Mối quen biết đậm đà nhất và, nói thật, dễ chịu nhất trong tất cả những mối quen biết, đối với tôi đã là sự quen biết với Lu-ga-nô-vích, phó chủ tịch tòa án khu vực. Cả hai vị đều biết anh ấy: một tính cách dễ thương nhất. Đấy là sau một vụ án hỏa hoạn nổi tiếng; cuộc xử án kéo dài hai ngày, chúng tôi đều mệt bã người. Lu-ga-nô-vích nhìn tôi và bảo:

- Bây giờ sẽ thế nào anh biết không? Về nhà tôi ăn trưa.

Việc này đã bất ngờ, vì với Lu-ga-nô-vích tôi mới quen biết một chút, chỉ một cách hình thức, và chưa đến nhà anh ấy lần nào. Tôi chỉ rẽ về phòng khách sạn một phút, để thay quần áo, và đến ăn trưa. Và ở đấy tôi đã có cơ hội làm quen với An-na A-lếch-xây-ép-na, vợ Lu-ga-nô-vích. Lúc ấy nàng còn rất trẻ, không quá hai mươi hai tuổi, và mới sinh con đầu lòng trước đấy nửa năm. Chuyện đã lâu, và bây giờ tôi cũng thấy khó xác định, cái gì, đặc biệt, ở nàng đã khác thường đến thế, khiến cho tôi thích đến thế ở nàng, trong khi trong bữa ăn trưa tất cả đối với tôi đã rõ ràng đến mức không thể cưỡng lại được; tôi đã thấy một người đàn bà trẻ, tuyệt vời, hiền dịu, trí tuệ, quyến rũ, người đàn bà như thế trước đây tôi chưa từng gặp bao giờ; tôi lập tức cảm thấy ở nàng một sự tồn tại gần gũi, như đã quen rồi, đúng là khuôn mặt ấy, cặp mắt thông minh, niềm nở ấy tôi đã nhìn thấy vào lúc nào đó từ khi còn bé, trong quyển an-bom, nằm trong tủ com-mốt của mẹ tôi.

Trong vụ án hỏa hoạn người ta đã kết tội bốn người Do Thái, người ta đã nhận ra tốp này và, theo tôi, hoàn toàn không có căn cứ. Trong bữa ăn tôi đã rất bồn chồn, tâm trạng tôi nặng nề, và tôi cũng không nhớ, tôi đã nói gì, chỉ nhớ là An-na A-lếch-xây-ép-na luôn lắc đầu và bảo chồng:

- Đờ-mi-tờ-ri, sao lại thế được?

Lu-ga-nô-vích - một người tốt bụng, một trong số những người giản đơn trong suy nghĩ, những người vững vàng giữ quan điểm, là một khi một người đã bị đưa ra tòa, thì, có nghĩa là, anh ta có tội, và việc biểu hiện sự nghi ngờ về tính đúng đắn của lời buộc tội không thể khác được, là phải theo những trình tự luật pháp, bằng giấy tờ, chứ không kiểu gì lại ở trong bữa ăn trưa hay là trong một cuộc nói chuyện riêng tư được.

- Chúng ta không gây hỏa hoạn, - anh ấy nói nhẹ nhàng, - và người ta không xét sử chúng ta, không nhốt chúng ta vào tù.

Và cả hai, chồng và vợ, cố gắng, để tôi ăn và uống được nhiều hơn; dựa vào một số tiểu tiết, dựa vào, ví dụ, như hai người họ cùng pha cà-fê, và dựa vào, cách họ hiểu nhau từ nửa lời nói, tôi có thể kết luận, là họ sống hòa thuận, hài lòng và họ thích có khách. Sau bữa trưa họ chơi dương cầm "bốn tay", rồi trời tối, và tôi trở về khách sạn. Đấy đã là vào đầu mùa xuân. Sau đó cả mùa hè tôi đã ở Xô-phin-nô không đi đâu cả, và đã không có lúc nào để thậm chí nghĩ đến thành phố, nhưng những hình ảnh về người đàn bà xinh đẹp duyên dáng vẫn luôn ở trong tôi trong suốt những ngày đó; tôi không nghĩ đến nàng, nhưng rõ ràng hình bóng nhẹ nhàng của nàng đã ở trong lòng tôi.

Vào cuối mùa thu ở thành phố đã có một buổi biểu diễn kịch với mục đích từ thiện. Tôi bước vào lô ghế của thống đốc (người ta đã mời tôi vào đấy trong giờ giải lao), nhìn thấy - ngồi bên cạnh bà thống đốc là An-na A-lếch-xây-ép-na, và một lần nữa vẫn một ấn tượng dâng trào, không thể cưỡng lại của sắc đẹp và cặp mắt dịu dàng, dễ thương, và một lần nữa vẫn một cảm giác gần gũi.

Chúng tôi ngồi cạnh nhau, rồi cùng đi ra phòng giải lao.

- Anh gầy đi, - nàng nói. - Anh bị ốm?

- Vâng. Vai tôi bị đau khi trời lạnh, và tôi ngủ kém những lúc trời mưa nhiều.

- Anh có bộ dạng đờ đẫn. Lúc đó, vào mùa xuân, lúc anh đến ăn trưa, trông anh trẻ hơn, phấn khởi hơn. Lúc đấy anh tràn đầy sinh lực và anh nói chuyện nhiều, anh rất hay, và, tôi phải thừa nhận, tôi thậm chí đã phải lòng anh ít nhiều. Vì sao đó trong suốt mùa hè anh thường xuất hiện trong trí nhớ của tôi và hôm nay, lúc tôi chuẩn bị đến nhà hát, tôi đã cảm thấy, là tôi sẽ gặp anh.

Và nàng phá lên cười.

- Nhưng hôm nay anh có bộ dạng đờ đẫn, - nàng nhắc lại. - Nó làm anh già đi.

Hôm sau tôi ăn sáng ở nhà Lu-ga-nô-vích; sau bữa sáng họ đi về nhà nghỉ ngoại ô, để thu dọn lại chỗ đấy chuẩn bị cho mùa đông, và tôi đi cùng họ. Cũng cùng với họ tôi đã quay trở lại thành phố và vào lúc nửa đêm tôi đã uống trà ở chỗ họ trong cảnh gia đình yên tĩnh, khi mà lò sưởi cháy sáng và người mẹ trẻ lúc lúc lại chạy đi xem con gái nhỏ của cô đã ngủ chưa. Và từ sau hôm đó mỗi lần đến thành phố tôi nhất định phải đến nhà Lu-ga-nô-vích. Họ đã quen với sự có mặt của tôi, và tôi cũng quen ở chỗ họ. Thường tôi đến không cần báo trước, như người nhà.

- Ai đấy? - nghe thấy giọng nói ngân nga từ một căn phòng ở tít trong nhà, giọng nói mà tôi thấy thật là tuyệt vời.

- Đấy là Pa-ven Kôn-xtan-chin-nức, - chị hầu phòng hoặc bà vú nuôi trả lời.

An-na A-lếch-xây-ép-na ra đón tôi với khuôn mặt lo âu và lần nào cũng hỏi:

- Sao lâu rồi anh không đến? Có chuyện gì không?

Cái nhìn của nàng, bàn tay thanh lịch, tao nhã, nàng chìa cho tôi, chiếc váy nàng mặc ở nhà, kiểu tóc, giọng nói, những bước chân, lần nào cũng gợi lên trong tôi cùng một ấn tượng gì đó mới mẻ, khác thường trong cuộc sống của tôi, và quan trọng. Chúng tôi chuyện trò rất lâu và im lặng cũng lâu, mỗi người với những ý nghĩ của riêng mình, hoặc là nàng chơi dương cầm cho tôi nghe. Còn nếu không có ai ở nhà, thì tôi ở lại và đợi, chuyện trò với bà vú nuôi, chơi với đứa bé hoặc nằm trong phòng nhỏ trên chiếc đi-văng Thổ nhĩ kỳ và đọc báo, và lúc An-na A-lếch-xây-ép-na về, thì tôi đón nàng ở phòng ngoài, đỡ hộ nàng tất cả những thứ nàng đã mua, và vì sao đó lần nào tôi cũng mang những thứ đồ mua sắm này cùng với một tình cảm, một thái độ trọng thể, đúng như một cậu bé.

Có một câu ngạn ngữ: "Người đàn bà mà không buồn phiền, thì sẽ mua lợn." Vợ chồng Lu-ga-nô-vích không buồn phiền, cho nên họ đã kết bạn với tôi. Nếu tôi lâu không tới thành phố, thì, nghĩa là, tôi bị ốm hoặc có chuyện gì đó xảy ra với tôi, và họ cả hai đều rất không yên tâm. Họ không yên tâm, là tôi, một người có giáo dục, biết các ngoại ngữ, thay vì làm khoa học hay văn chương, lại sống ở làng, xoay vần như con sóc trong vòng bánh xe, làm việc nhiều, nhưng luôn không một xu dính túi. Họ cảm thấy, là tôi phải chịu đựng và nếu tôi nói năng, cười, ăn, thì chỉ để dấu đi những sự chịu đựng của mình, và thậm chí trong những phút vui vẻ, khi tâm trạng tôi tốt, tôi đã cảm thấy trên mình những cái nhìn "tìm hiểu" của họ. Họ đã đặc biệt nhậy cảm, khi tôi thật sự cảm thấy nặng nề, khi một người chủ nợ nào đó gây áp lực với tôi hoặc tôi không đủ tiền để trả một món nợ cấp kỳ; cả hai, chồng và vợ, thầm thì cạnh cửa sổ, rồi anh ấy lại gần tôi và với một bộ mặt nghiêm túc, nói:

- Nếu anh, Pa-ven Kôn-xtan-chin-nức, ngay bây giờ cần tiền, thì tôi và vợ mong anh đừng ngại lấy của chúng tôi.

Và tai anh ấy đỏ lên vì bối rối. Và cũng xảy ra, đúng như thế, nói thầm cạnh cửa sổ xong, anh ấy lại gần tôi, tai đỏ lựng, và nói:

- Tôi và vợ nhất định mong anh phải nhận của chúng tôi, đây, món quà này.

Và đưa cho tôi những chiếc cúc áo điểm trang, hộp thuốc lá hay chiếc đèn, và tôi vì những món quà này sẽ gửi cho họ từ làng con chim săn được, bơ và những bông hoa. Nhân tiện cũng nói luôn, cả hai bọn họ đều là những người khá giả. Và trong thời gian đầu tôi thường phải vay nợ và không cần phải quan tâm lắm là vay ai, vay, chỉ cần có thể vay được, nhưng không có áp lực nào ép được tôi phải mượn tiền của Lu-ga-nô-vích. Vâng, có gì để nói về chuyện này!

Tôi đã không hạnh phúc. Cả ở nhà, cả ngoài đồng, cả trong kho thóc tôi đều nghĩ đến nàng, tôi cố gắng để hiểu điều bí ẩn về người đàn bà thông minh, xinh đẹp, trẻ trung, đã lấy một người chồng không thú vị, gần như là lấy một ông già (người chồng đã hơn bốn mươi), có con với anh ta, - cố hiểu điều bí ẩn về người chồng không thú vị này, một người tốt bụng, một người giản đơn, người chuyện trò với một đầu óc buồn tẻ như thế, trong các buổi vũ hội hay dạ hội luôn giữ mình ở bên cạnh những người đạo mạo, đờ đẫn, vô dụng, với biểu hiện thụ động, hờ hững, giống như là người ta mang anh ta đến để bán ở đây, và tin tưởng, mặc dầu vậy, vào quyền được hạnh phúc của mình, có con với nàng; và tôi vẫn cứ cố gắng để hiểu, vì sao nàng lại gặp chính anh ta, mà không phải tôi, và vì cái gì mà lại cần phải, để cho trong cuộc sống của chúng ta xảy ra một sai lầm kinh khiếp như thế.

Và khi đến thành phố, tôi luôn đọc thấy trong mắt nàng, là nàng chờ đợi tôi; và nàng tự thừa nhận với tôi, là ngay từ buổi sáng nàng đã có một cảm giác đặc biệt nào đó, nàng đã đoán, là tôi sẽ đến. Chúng tôi chuyện trò rất lâu, im lặng, nhưng chúng tôi không giãi bày với nhau về tình yêu của mình và che đậy nó một cách nhún nhường, khư khư. Chúng tôi đã sợ tất cả, những gì có thể mở toang bí mật của chúng tôi với chính chúng tôi. Tôi đã yêu một cách dịu dàng, sâu sắc, nhưng tôi tự vấn, tự hỏi mình, là tình yêu của chúng tôi có thể dẫn đến đâu, nếu như chúng tôi không đủ sức để chống lại nó; Tôi cảm thấy không chắc chắn lắm, là tình yêu buồn bã, lặng lẽ này của tôi một cách thô bạo bỗng phá vỡ đời sống hạnh phúc của chồng nàng, của con nàng, của cả căn nhà, ở đấy người ta đã yêu quý và tin tưởng tôi đến thế. Cái đấy có đúng đắn không? Nàng rất có thể đi theo tôi, nhưng đi đâu? Tôi có thể đưa nàng đi đâu đây? Còn nữa, nếu như tôi có một cuộc sống hay ho, đẹp đẽ, nếu như tôi, ví dụ, đã tranh đấu để giải phóng quê hương hoặc là một nhà khoa học, một nghệ sĩ, một họa sĩ nổi tiếng, còn nếu không chẳng qua chỉ từ một bối cảnh thường nhật, tầm thường, tôi buộc phải lôi kéo nàng sang một bối cảnh khác cũng y như thế hoặc còn thường nhật hơn nữa. Và hạnh phúc của chúng tôi liệu có thể kéo dài được bao lâu? Nàng sẽ ra sao nếu tôi ốm đau, chết hoặc đơn giản nếu chúng tôi không còn yêu nhau nữa?

Và nàng, có thể nhận thấy, cũng tự vấn đúng như thế. Nàng nghĩ về chồng, về con, về mẹ mình, người yêu mến chồng nàng, như con trai. Nếu như nàng buông xuôi theo cảm xúc của mình, thì buộc phải nói dối hoặc nói sự thật, mà ở vào hoàn cảnh của nàng thì cả việc này lẫn việc kia đều kinh khủng và bất tiện như nhau. Và nàng còn lo nghĩ với câu hỏi: tình yêu của nàng liệu có đem lại hạnh phúc cho tôi, nàng có làm phức tạp thêm cuộc sống của tôi, mà chưa có cái đấy vốn đã nặng nề, và đủ mọi điều không hạnh phúc rồi? Nàng cảm thấy, là nàng đã không còn trẻ so với tôi, không đủ chăm chỉ và mạnh mẽ, để bắt đầu một cuộc sống mới, và nàng thường nói với chồng, là tôi cần phải cưới một cô gái xứng đáng và thông minh, người có thể là một bà chủ tốt, một người có thể giúp đỡ tôi, - và nàng nói thêm ngay, là trong cả thành phố chắc chả tìm được một cô gái như thế.

Trong lúc đó năm tháng vẫn qua đi. An-na A-lếch-xây-ép-na đã có hai con. Lúc tôi đến nhà Lu-ga-nô-vích, chị hầu phòng mỉm cười niềm nở, lũ trẻ hét lên, là bác Pa-ven Kôn-xtan-chin-nức đến, và đánh đu lên cổ tôi; tất cả đều vui mừng. Không ai hiểu, những gì trong lòng tôi, và tất cả đều nghĩ, là tôi cũng vui mừng. Tất cả đều nhìn thấy ở tôi một người cao thượng. Cả người lớn lẫn trẻ con đều cảm thấy, có một người cao thượng đi lại trong phòng, và việc đó mang đến cho mối quan hệ giữa họ với tôi một sự quyến rũ đặc biệt nào đó, chính xác với sự có mặt của tôi và cuộc sống của họ trở nên trong sáng và đẹp đẽ hơn. Tôi và An-na A-lếch-xây-ép-na cùng đến nhà hát, lúc nào cũng đi bộ; chúng tôi ngồi trong những chiếc ghế bành cạnh nhau, vai chúng tôi chạm vào nhau, tôi im lặng cầm lấy chiếc ống nhòm xem hát từ tay nàng và lúc đó cảm thấy, là nàng thật gần gũi với tôi, nàng là của tôi, là chúng tôi không thể thiếu nhau, nhưng, vì một sự khó hiểu lạ lùng nào đó, ra khỏi nhà hát, chúng tôi lúc nào cũng tạm biệt và chia tay, như những người lạ. Ở trong thành phố đã nói về chúng tôi có trời biết những gì, nhưng từ tất cả, những gì người ta nói, đã chẳng có một từ nào đúng sự thật.

Trong những năm cuối An-na A-lếch-xây-ép-na bắt đầu ngày càng hay đi đến khi thì chỗ mẹ, khi thì chỗ chị; nàng thường có tâm trạng không dễ chịu, vì nhận thấy cuộc sống tồi tệ, không được thỏa ý, những lúc nàng không muốn nhìn thấy chồng, thấy con. Nàng đã phải điều trị chứng rối loạn thần kinh.

Chúng tôi im lặng và vẫn im lặng, và khi có mặt những người khác nàng hay chọc tức tôi một cách lạ lùng thế nào đó; cho dù tôi nói gì, nàng cũng không đồng ý với tôi, và nếu tôi tranh cãi, thì nàng đứng về phía đối thủ của tôi. Lúc tôi đánh rơi thứ gì đó, thì nàng lạnh lùng bảo:

- Chúc mừng anh.

Nếu, cùng nàng đến nhà hát, tôi quên không cầm theo ống nhòm, thì sau đó nàng bảo:

- Tôi đã biết, là anh sẽ quên.

May mắn hay là không may, trong cuộc sống của chúng ta không thường có những thứ, mà không kết thúc hoặc sớm hoặc muộn. Đã tới lúc chia tay, vì Lu-ga-nô-vích được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng một trong những tỉnh ở miền tây. Đã phải bán đồ gỗ, ngựa, nhà nghỉ ngoại ô. Khi chúng tôi đi đến nhà nghỉ, rồi quay trở về và ngoảnh lại, để lần cuối ngắm nhìn khu vườn, mái nhà màu xanh, thì tất cả mọi người đều buồn, và tôi hiểu, là đã đến lúc buộc phải chia tay với không chỉ một ngôi nhà nghỉ. Đã quyết định, là đến cuối tháng tám chúng tôi sẽ tiễn An-na A-lếch-xây-ép-na đi Cờ-rưm, các bác sĩ đã bảo nàng phải đến đấy, và trễ hơn một chút Lu-ga-nô-vích cùng bọn trẻ sẽ rời đến tỉnh lị miền tây của mình.

Chúng tôi, một đám đông, tiễn An-na A-lếch-xây-ép-na. Khi nàng đã từ biệt chồng và bọn trẻ và chỉ còn một khoảnh khắc nữa là đến hồi chuông thứ ba, tôi chạy tới cúp-pây của nàng, để đặt lên giá một trong những cái giỏ của nàng, mà nàng xuýt bỏ quên; và đã cần phải chia tay. Lúc ở đó, trong cúp-pây, ánh mắt chúng tôi gặp nhau, sức mạnh nội tâm đã rời bỏ chúng tôi, tôi ôm lấy nàng, nàng ấp mặt vào ngực tôi, và những giọt nước mắt lã chã rơi; hôn mặt nàng, đôi vai, những bàn tay, ướt nước mắt, - ôi, chúng tôi đã bất hạnh làm sao! - tôi giãi bày tình yêu với nàng, và với nỗi đau bỏng cháy trong tim tôi hiểu, đã không cần thiết, vớ vẩn và dối trá như thế nào tất cả những gì, mà đã cản trở chúng tôi yêu nhau. Tôi hiểu, là khi yêu, thì trong những lý lẽ của mình về tình yêu đó cần phải bắt đầu từ một thứ cao hơn, quan trọng hơn, so với hạnh phúc hay bất hạnh, tội lỗi hay đức hạnh với ý nghĩa thông thường của chúng, hoặc là không cần phải lý lẽ gì hết.

Tôi hôn nàng lần cuối, xiết chặt tay, và chúng tôi chia tay nhau - mãi mãi. Tàu đã chạy. Tôi ngồi vào cúp-pây bên cạnh, - nó đã bỏ trống, - và cho tới ga đầu tiên tôi ngồi đấy và khóc. Rồi tôi cuốc bộ về Xô-phin-nô...

Trong lúc A-lê-khin kể chuyện, mưa đã ngừng và mặt trời ló ra. Bu-rkin và Ivan Ivan-nức bước ra ngoài ban công; từ đó có thể thấy một khung cảnh đẹp đẽ từ khu vườn và cả đồng đất rộng, lúc này lấp lánh dưới ánh mặt trời, như một tấm gương. Họ mê mẩn ngắm nhìn và cùng lúc đó thấy lòng mình trắc ẩn, là con người có cặp mắt thông minh, hiền hậu này, người đã kể chuyện cho họ nghe với một sự cởi mở chân tình như vậy, thật sự đúng là đang xoay vần ở đây, trong cái nông trại rộng lớn này, như một con sóc trong vòng bánh xe, mà không làm khoa học hay một cái gì đó khác, cái có thể làm cho cuộc sống của anh ta dễ chịu hơn; và họ nghĩ về chuyện, gương mặt của người thiếu phụ đã phải đau khổ đến như thế nào lúc anh ta chia tay với nàng ở trong cúp-pây và đã hôn vào mặt vào vai nàng. Bọn họ cả hai đều đã gặp nàng ở thành phố, Bu-rkin thậm chí còn quen nàng và thấy nàng đẹp.

Đã có 12 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Anonymous bi bô...

Bác Phi Long đi công tác về rồi à? Dịch đĩ thật đấy. Em cảm ơn! Đim-ma đọc, và rút ra bài học kinh nghiệm, em nhé!

Bác em bình thường thì hay thích đọc bằng tiếng gì nhất? (Ý em là văn học nghệ thuật í)

Phi Long bi bô...

Tiếng Việt, đương nhiên!

Anonymous bi bô...

Bác đọc kỹ lại câu hỏi, em không hỏi "thích", mà hỏi "hay thích".

Phi Long bi bô...

Ừ, quên mất là đang nói chuyện với Đào phò. Tiếng Việt đúng là không còn gì nhiều để đọc nữa. Làm gì còn Văn học Việt Nam. Đến nỗi, anh muốn đọc, còn phải tự viết lấy để đọc, chú cũng thấy rồi đấy. :)

Thế thì, anh "hay thích" đọc bằng tiếng Nga. Trước anh đọc Tolstoy nhiều, mà lão tiền bối đấy hay táng tiếng Pháp chi chít ở trong chuyện, nên mình cũng chịu khó tra từ điển được một ít tiếng Pháp, đủ hình dung được là tiếng đấy rất hay.

Anh nghĩ Văn học Nghệ thuật mà đáng đọc, chỉ có tiếng Nga và tiếng Pháp.

Anonymous bi bô...

Em cũng rất tiếc là trước đ' chịu học tiếng Pháp, giờ thì lười quá. Mà đúng, đang đọc văn Nga, mà chuyển sang vớ một quyển gì đấy tiếng Anh kiểu bố già bố giếc, đọc văn nó chuội mẹ ra, đ' vào. Tiếng Anh đúng là thứ tiếng dành cho khỉ (tất nhiên, em trừ một ngoại lệ duy nhất là Shakespeare anh em ra).

Phi Long bi bô...

Chú mày lại quá lời. Tiếng Anh chú bảo cho khỉ, thế tiếng Mỹ, tiếng Singlish, tiếng bọn Ấn nói... thì gọi là gì?

Mà người ta vẫn dùng phổ biến đấy thôi.

Anonymous bi bô...

Những tiếng ấy cho lợn!

Bác em ba phải bỏ mẹ. Dễ hiểu, tại nó nôm na mách qué hợp với chã, chã thì lúc đ' chả đông, mà lại ham giao tiếp, nên nó dễ phổ biến.

Chứ như tầm em (hay bác, em cứ tự đánh giá thế :) ), mình có học tiếng, thì là để thưởng thức nghệ thuật, chứ có phải để giao tiếp đ' đâu, phỏng bác? Thậm chí lúc cần giao tiếp, mà tiếng tây nó đ' sướng tai sướng lưỡi mình như là tiếng Việt mình, mình thà thuê mẹ con phiên dịch giọng ngọt ngọt, mà biết thổi còi, còn hơn, bác công nhận không?

Phi Long bi bô...

Giao tiếp là chuyện bình thường, sao lại chã hay không chã? Anh cũng dùng thường xuyên.

Nhưng đúng là để đọc sách hay của tiền bối thì chuyện học ngoại ngữ cũng hoàn toàn không đơn giản lắm. Người dạy không thể chỉ là người đơn thuần dạy ngoại ngữ. Người học cũng thế.

Người Việt có truyền thống hiếu học, nhưng người Việt bây giờ hình như đang đánh mất cái đấy. Người nói là mình ham học, em muốn học cái này cái kia thì nhiều, nhưng người ham học thật, thì anh nghĩ đang ít dần.

Anonymous bi bô...

Thật/Không-thật đấy bác phân biệt kiểu gì?

Phi Long bi bô...

Anh nghĩ người hiếu học thật thì có cái tâm, cái đấy dễ nhận thấy. Các cụ dạy "Tầm sư học đạo", ở những người hiếu học, cái đấy rất dễ nhận ra.

Anonymous bi bô...

Hị hị... chiện học mà bác em làm như là gái ấy.

"Các cụ dạy "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", ở những Gái mà yêu mình, cái đấy rất dễ nhận ra." (@Phi Long)

Mà nói thế thôi, chứ bác không phải là không có lý. Viet-nam, em thấy nhiều thằng, hố hố.., ngồi dạng d' ra ở nhà mình, xong rồi gào lên là em ham học lắm, em muốn học cái lọ cái chai lắm, sư ơi, sư ơi, sư đâu rồi!

Có mà "Tầm ngưu học đạo", buồn cười đ' tả.

Thôi, em cũng phải đi giờ, tranh thủ gặp được bác, đàm đạo tí thôi. Bác để thời gian biên tiếp cái kia, bác nhá.

Yến Lan bi bô...

Bác Đào lợi dụng lúc em không ở đây tranh thủ nói xấu tiếng Anh một cách hùng hồn quá!

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...