Công thức sống của người Việt

"Em có thấy, khi nói về bọn trẻ con, chúng ta hay nói về sự ngây thơ, trong trắng, mộng mơ, còn khi nói về những người lớn, chúng ta lại thích những sự chai sạn, từng trải, lọc lõi? Một cách hầu như tự nhiên, mặc định, chúng ta thích những cái đấy ở trẻ con, và những cái đấy ở người lớn."

"Tức là hầu như tự nhiên, mặc định, chúng ta thích sự thoái hóa. Có thể không chủ định, nhưng hầu như mọi người đều hài lòng với việc cuộc sống, cuộc đời của con người, là một sự thoái hóa. Cứ nghĩ mà xem. Chúng ta sinh ra ngây thơ, trong trắng, mộng mơ, rồi lớn lên chai sạn, từng trải, lọc lõi. Thoái hóa như thế, đời người mà rốt cuộc chỉ để đi đến chỗ đấy, thậm chí là biết trước thế rồi, thì có cái quái gì đáng thiết tha?"

"Những người nghe nhạc đều có thần tượng. Anh đã nghĩ dần đến những chuyện này, vì đã có một thời gian, anh cảm thấy rất thắc mắc về cái chết của những người như Jimi Hendrix, Elvis Presley, John Lennon, Freddy Mercury, Kurt Cobain…"

"Về chuyện chết trẻ, dễ nhận thấy ở đây một sự nhất quán, một tỉ lệ tương đối tập trung. Tai nạn nhiều khi không đơn giản chỉ là tai nạn. Phân tích thêm một chút, thì anh thấy những cái chết giống như tai nạn này như là hệ quả tất yếu của một quá trình sống. Mọi người thì hay nói về nếp sống bừa bãi của nghệ sĩ. Lúc đầu anh cũng nghĩ thế, sau tự anh thấy có gì đấy rất không thoải mái với cách nghĩ này. Có gì đó sâu xa hơn chuyện bừa bãi. Những người này, cách họ sống, hình như họ không thật sự thiết tha nhiều lắm với cuộc sống."

"Mà họ đều rất thông minh, thông minh hơn hẳn chúng ta, hơn hẳn nhiều người khác. Rất thông minh, mà lại không thiết tha lắm. Cái này tưởng mâu thuẫn, nhưng nghĩ kỹ thì anh thấy không."

Bác Phi Long mấy hôm nay mất hút. Em tranh thủ lúc chưa có cái để đọc mở cái Hội thảo khoa học, bác lúc nào online, rảnh, thì mời bác vào đây, anh em đôi co phát.

Theo cái mạch lý luận của bác em em quote ở trên kia, em:

(1) Lý luận thêm

1.1 Chi tiết thì không phải "Chúng ta sinh ra ngây thơ, trong trắng, mộng mơ, rồi lớn lên chai sạn, từng trải, lọc lõi" ngay, mà thể nào cũng phải có một đoạn chúng ta vẫn ngây thơ, trong trắng, mộng mơ không kém gì lúc đầu, và, trong lúc đó, vẫn lớn khôn.

1.2 Cái đấy phát triển đến cực đại, rồi chúng ta mới bắt đầu down từ đấy xuống.

(2) Lập ra một cái công thức

l(t) = sin(t) t=[0, π]

Trong đó: l - đời "người", t - thời gian.
(3) Vẽ một cái đồ thị hoành tráng



Bây giờ em tối ưu hóa bài "làm người" này, tỷ lệ: π ~ 70 năm, thì, khoảng π/2 gì đấy, đại khái thế, mình tìm cách (như các đại ca mà bác nói) "tằng" phát, thì sẽ "làm người" một cách tối ưu.

Toán thì thế, còn cảm giác, em thấy có gì đấy, không được "tối ưu" lắm. Cái "tằng" này, sao sao?

Đã có 43 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Nhật Linh bi bô...

:), em mới gú ra, bác là Đào fò.

Đồ thị của bác là đồ thị vớ vẩn. Chỗ đi xuống không khác gì chỗ đi lên, thế thì có gì phải "tạch"?

Anonymous bi bô...

=)) Sao lại không khác? Rõ ràng một cái đi lên, một cái đi xuống. =))

Đim-ma bi bô...

Bác Đào fò đừng cậy lớn bắt nạt con gái đê. :))

Bạn NL nói đúng rồi. Lên xuống đếch quan trọng, căn bản mọi trạng thái (giá trị hàm) ở chỗ đi xuống, thì lúc đi lên cũng phải trải qua rồi. Lúc lên chịu được, thì xuống cũng chịu được, chó gì phải "tạch"?

Anonymous bi bô...

4c cãi nhau với Đào 4` phải cẩn thận. Nó nhiều thủ đoạn lắm đấy! :24:

Anonymous bi bô...

Hờ hờ... Chú Đim-ma khá đấy, cơ mà biết một mà đ' biết hai. Để cho đơn giản dễ hình dung, thì anh vẽ hàm 01 biến thế, chứ chú thử đọc kỹ lại xem, ở chỗ "đi lên", "ngây thơ, trong trắng..." (những cái mà ngả về phía Thiên Thần ấy) không bị giảm, còn chỗ "đi xuống" thì giảm, thê thảm lắm, không bút nào tả xiết, đồ thị thì lại càng không.

Nhật Linh bi bô...

Hờ hờ... thế thì bác Đào fò phải vẽ đồ thị hai biến chứ?

Anonymous bi bô...

À, em nghĩ theo ý bác Đào là giá trị hàm có thể xem là một đại lượng véc-tơ. Véc-tơ đi lên thì chưa "tạch", đi xuống cái thì "tạch" luôn. Hay nói cách khác khi nào cái đạo hàm của 1(t) nhỏ hơn hoặc bằng không thì "tạch"? Bác Đào nhỉ.

À, mà em chưa tin bác là Natasha Đào thật đâu nhé. Em phải test phát: 1 cộng 1 bằng mấy, bác Đào ơi?

:)

Nickname: Người chỉ gặp 15 lần

Anonymous bi bô...

Không phải đồ thị 02 biến, mà là 02 đồ thị 01 biến.

Mà 4c nhận thức như thế là cũng bắt đầu tiến bộ rồi. Chờ lúc nào bác Phi Long vào, anh vẽ lại cho.

Giờ anh phải đi. bb.

Anonymous bi bô...

Ps: Việc đ' gì phải tét? Anh bảo anh là Đào thật lúc đ' nào?

Anh đi đây, bb 4c.

Anonymous bi bô...

Thật ra, lúc bác Phí Lòng viết cái trên, em đã thao thức trằn trọc trắng cái đêm hôm đấy để suy ngẫm về cuộc đời mình. Em thấy có một nghịch lý, hay mâu thuẫn giữa chất liệu và năng lực của trí tưởng tượng trong cuộc đời một con người. Nghịch lý này dễ hiểu, nếu các bác để ý một điểm là tuy ta thường nói một đứa trẻ là giàu trí tưởng tượng nhưng nói thế không có nghĩa là những tưởng tượng hay suy tưởng của đứa trẻ có chất lượng cao. Cái đồ thị của bác Đào cũng minh hoạ rõ nét cho cái nghịch lý mà em đã nhọc công suy nghĩ và phát lộ. :)

ickname: Người chỉ gặp 16 lần

Anonymous bi bô...

Thôi xong, ấy Nhật Linh ơi, tớ với ấy bị hố rồi. Đau khổ quá đi! hic hic

Anonymous bi bô...

"Để cho đơn giản dễ hình dung, thì anh vẽ hàm 01 biến thế, blah blah..."

"Không phải đồ thị 02 biến, mà là 02 đồ thị 01 biến."

Đá nhau thế này, chắc x phải Đào phó em anh.

nick: tlger.

@xxxlần - Ý nó chắc không phải thế. "Ngây thơ trong trắng..." của thằng Long không phụ thuộc chất liệu.

Nhật Linh bi bô...

@nlần: Tớ cũng nghĩ như bác gì ở trên, là "ngây thơ trong trắng..." của đứa trẻ con thì là nhất. Có thể cần phải tính riêng bằng cách khác.

Anonymous bi bô...

@tlger

Chú nói thế, anh biết chú dốt toán rồi. Đề nghị chú đọc lại bốt 07 của anh. Trong trường hợp chú không biết đếm thì anh chịu thôi.

Về điểm chú phản hồi anh, thì anh nghĩ chú bám víu con chữ chặt quá. Nên nới lỏng chút đi.

nickname: Người chỉ gặp 18 lần

Anonymous bi bô...

@Linh

Vậy sao, Linh để từ từ tớ nghĩ lại xem. :)

nickname: Người chỉ gặp 19 lần

Anonymous bi bô...

Thằng "tlger" là giai khối xa-hoi à mày?

nick: tlgerxịn

Phi Long bi bô...

"Bây giờ em tối ưu hóa bài "làm người" này, tỷ lệ: π ~ 70 năm, thì, khoảng π/2 gì đấy, đại khái thế, mình tìm cách (như các đại ca mà bác nói) "tằng" phát, thì sẽ "làm người" một cách tối ưu.

Toán thì thế, còn cảm giác, em thấy có gì đấy, không được "tối ưu" lắm. Cái "tằng" này, sao sao?"


Toán thì thế, về cơ bản thì không có gì vô lý, nghiệm "π/2 tằng phát" cũng là nghiệm đúng.

Đúng, nhưng vô nghĩa, vô nghĩa, vì impossible.

Phi Long bi bô...

@Đào fò: Lúc đầu anh hoàn toàn không định, nhưng chắc không tránh được, tư vấn cho anh vụ: đ'.. v.v... cái.

Anonymous bi bô...

Halo, bác em đấy à.

Đã đúng, sao lại imppossible?

PS: đ', kặt, mịa - literally are accepted.

Phi Long bi bô...

Là nghiệm tối ưu đúng của bài toán đặt ra ở trên. Nhưng nghiệm này không dùng được.

Thử thực tế một chút nhé:

1/ Một đời người = Một nắm thuốc ngủ

2/ Thuốc này bán đầy đường.

3/ Người vẫn luôn, và luôn tiếp tục, đông.

Hỏi: Sao thế?

Đim-ma bi bô...

Hi, bác em biến đi đâu đấy?

Trả lời: tự "tằng" đ' đơn giản.

Phi Long bi bô...

Đúng. Anh nghĩ tự "tằng" không phải chỉ không đơn giản, mà với đa phần, là không thể.

Cái khả năng tự "tằng" này, theo quan điểm của anh, nó cũng giống như khả năng mắc bệnh ung thư, hay một chứng bệnh gì đó thuộc về gene. Bọn Nhật lùn với Hàn xẻng chẳng hạn, là bọn nhiều gene này. Chứ còn người bình thường, đố thằng nào "quyết định" tằng là tằng được luôn.

Anonymous bi bô...

Ô ki, thế bây giờ bài toán hoành tráng sin(x) của em vô lý, thì cả cái đống tím ngắt, sến vật của bác em em quote trên kia, rốt cuộc, thì định triết lý cái x gì?

Phi Long bi bô...

Hì, Đào fò vẫn quen thói câu bài ở trên diễn đàn nhỉ. :))

Anh chả định triết lý cái quái gì cả. Chẳng qua tính anh hay thích tiếp xúc với người này, người khác, những người hay hay ấy. Một hôm, có một người thông minh, trong lúc chuyện trò, trao đổi với anh một ý, mà bản thân anh thấy rất hay, anh rất thích, nhiều khi cũng chả hiểu tại sao lại thích, thế là anh đưa cái ý đấy vào trong kia.

Nói chung, không nhất thiết phải nghĩ đấy là ý anh, hay là anh định "nói" gì đấy ở đấy, có thể đấy là ý một ai đó khác, anh hiểu cái đấy theo cách của anh, người khác có thể hiểu khác.

Anonymous bi bô...

=)) :24: Bác em cũng bật mí lý sự cùn ra phết, nhở. Em thích.

Okie, bi giờ gạt bài sin(x) lừa đảo của em qua một bên, chủ đề em named dõng dạc là:

"Công thức sống của người Việt"

Bây giờ, mình thử tích phân một cách nghiêm túc xem có ra được cái gì không.

Bắt đầu từ "Người Việt còn bé chưa đi học" đi. Lúc đấy em bé, em thụ động, thế thì bố mẹ em nên làm gì?

Đim-ma bi bô...

Cho nó ăn uống đủ và lớn lên trong môi trường trí thức.

Anonymous bi bô...

Ăn uống thì ok, nhưng "môi trường trí thức" thì không nhất thiết.

Đim-ma bi bô...

Tất nhiên không nhất thiết, nhưng tốt nhất. Trẻ con nó tự học. Và người hơn bò mỗi cái tri thức.

Anonymous bi bô...

Hờ hờ... thế bố mẹ nó không phải trí thức thì sao?

Đim-ma bi bô...

Không cần phải là trí thức thì mới tạo được môi trường trí thức cho con. Tất nhiên sẽ khó hơn, và không hoàn toàn, nhưng khả thi. Cách dễ nhất là đến nhà bọn trí thức rồi cố gắng bắt chước.

Anonymous bi bô...

Bác Phi Long em có ý kiến gì không?

Phi Long bi bô...

Anh phải đi bây giờ, nhưng sẽ ý kiến sau, essay hẳn hoi, swear. bb 4c.

Anonymous bi bô...

Em nghĩ ngoài việc cho các cháu ăn ngủ đỉều độ thì chú ý đến phần phát triển năng lực các giác quan cho các bé, nhất là thính giác, thị giác mí xúc giác. Như cho các bé nghe tiếp xúc sớm với các loại hình âm nhạc đông tây kim cổ từ Mozart, Chopin, Beethoven, Metallica cho tới Hiền Thục, Đàm Vĩnh Hưng, cũng như cho các bé đọc nhiều truyện tranh, xem hoạt hình Walt Disney, hay chơi đồ chơi đồ hàng máy bay tên lửa cung kiếm gì đấy... etc. Ngoài ra, phải tránh dỗ dành các bé thái quá để các bé dần phát triển ý thức tự thân.

Một điểm cuối cùng em muốn đề cập, đấy là phải cai sữa cho các bé đúng thời điểm một cách dứt khoát. Tuy đấy là mẹ của các bé, nhưng còn là vợ của bố của các bé nữa. Nhỉ?!

Nickname: Người chỉ gặp 20 lần

Anonymous bi bô...

Bạn gì xxx20 lần thân mến,

Tất cả những cái đấy, trừ con Đàm, trừ truyện tranh Nhật... ra, anh... à quên, không phải anh mà là thằng Đim-ma, đã gọi là "môi trường trí thức".

Thực ra cái này hóa ra lại là cái khó. Thế nào là "môi trường trí thức"? Nếu bố mẹ cháu không phải trí thức, thì biết làm thế x nào?

PS: Về điểm cuối cùng, anh, trộm vía, mà lấy vợ xinh, anh x cho đẻ. Cần đẻ, anh có thể thuê đứa khác. Còn nếu đã đẻ, thì phải cho nó bú mẹ tẹt ga. Bú thế, không hiểu sao, anh luôn tin là nó lớn mới khôn maximum được. Còn mẹ nó, đằng nào cũng đẻ rồi, thì có tiếc e là đã khí muộn, phỏng ạ?

Anonymous bi bô...

Suy nghĩ tiếp với câu hỏi của bác Đào thì em thấy vấn đề chính lại phải giải quyết ở tầm vĩ mô, liên đới đến nhiều tổ chức ban ngành trong xã hội.

Chả nhẽ bố mẹ các bé không phải trí thức, thì trách nhiệm giáo dưỡng các bé hiện tại và sau này sẽ đẩy hết cho nhà trường và xã hội. Hay không phải trí thức thì không cho đẻ, hoặc đẻ nhưng không cho nuôi? Mà hình như em đã vượt quá phạm vi bác Đào định ra ban đầu thì phải?!

Thôi, em chờ essay của bác Long. :)


Nickname: Người chỉ gặp 20 lần

Anonymous bi bô...

Ý kiến của em là nên để bác Long tập trung viết "Thiên tượng", em xin hết ạ!

Anonymous bi bô...

@xxx20 - Anh không đặt chủ đề là "Công thức sống của người", mà cụ thể là "người Việt". Vĩ mô với ban ngành xã hội nó làm được thì đã chả phải bàn.

Chiện là Vn bi giờ, môi trường nó chuối thế, mà vẫn muốn trẻ con lớn lên trông nó ít nhiều có nét giống người, chứ không thành viet-nam Beast-Folk như trong truyện của thằng Đim-ma trym ngắn, thì mới phải lập công thức ít nhiều có tính khả thi một chút.

"Trí thức" thật ra là khái niệm rất trừu tượng. Anh gặp nhiều thằng/con dạy đại học viet-nam bây giờ, thấy giống khỉ chứ đ' giống trí thức. Mặc dầu vậy, ở mức nào đấy, vẫn phân ra được. Chưa học hết phổ thông chả hạn, nói chung nên cấm đẻ.

Hay là xui bố mẹ các cháu tìm cách tham nhũng, ăn trộm ăn cắp thế nào đấy, lấy tiền cho các cháu sang tây sớm?

Đim-ma bi bô...

Đào fò: "Hay là xui bố mẹ các cháu tìm cách tham nhũng, ăn trộm ăn cắp thế nào đấy, lấy tiền cho các cháu sang tây sớm?"

Em thấy đám này phần lớn trông cũng đ' giống người lắm.

Ps: Ngay cả đẻ ra ở tây, thì cũng thế thôi. =)) =)) =))

Đim-ma bi bô...

Quên, em cũng nhất trí là phải có giới hạn trình độ cho việc cưới, đẻ. Có giới hạn về sinh lý (18 gì đấy) thì cũng phải có giới hạn về "trí lý".

Anonymous bi bô...

Thế x nào hội thảo của anh lại bị ế à?

Anh tranh thủ tóm tắt những kết quả chính:

(1) Trẻ con (mặc định là trước tuổi đến trường) nên được cho ăn uống tốt.

(... Ăn uống thế nào là tốt? Mời các mợ bổ xung ...)

(2) Trẻ con cần phải được lớn lên trong môi trường trí thức.

- Âm nhạc đông tây kim cổ Mozart, Chopin, Beethoven, Hiền Thục... (cấm con đĩ Đàm)

- Truyện tranh (cấm truyện tranh Nhật lùn), hoạt hình Walt Disney...

- Chơi đồ chơi, đồ hàng, máy bay, tên lửa, cung kiếm gì đấy... etc.

- Tránh dỗ dành các bé thái quá để các bé dần phát triển ý thức tự thân.

- Bú mẹ tẹt ga.

(3) Bố mẹ chưa tốt nghiệp phổ thông (tương lai có thể phải cao hơn nữa) thì cấm đẻ.

Mời 4c tiếp tục bổ xung ý kiến.

Ps: Đề nghị bác Phi Long tạm ngừng nghịch website, và viết tham luận nghiêm túc.

Phi Long bi bô...

Anh đang đọc "20 năm sau", lăn tăn quá. Chú có làm như thằng cảnh sát được không?

PS: Tham luận chắc anh phải viết buổi tối. Mai, hoặc kia.

Phi Long bi bô...

Tranh thủ bổ xung:

- Nhạc phải có Tchaikovsky và một ít nhạc trẻ con hay của Việt nam, kiểu "em sẽ là mùa xuân của mẹ...", "hôm qua em tới trường mẹ dắt tay..."

- Truyện phải có truyện cổ tích (bố mẹ phải kể cho nó nghe), truyện chưởng (chỉ Kim Dung thôi, nhất là Thần Điêu, cả Tiếu Ngạo).

- Hoạt hình phải chọn phim hay: Hãy liệu hồn đấy, Tom và Jerry. Không xem thủy thủ pa-pai (hình xấu)

- Đồ chơi phải có "Trí uẩn" (7 khúc gỗ), ô tô điều khiển không dây, với Mario.

Anonymous bi bô...

Về "20 năm sau": Khồng, đ' ai làm thế.

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...