“Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu”
- Đàaaooo Phiii…
- Chị Linh ơiii…
- Linh ơiii…
- Phi ơiii…
Những âm thanh lúc đầu nhỏ, rồi nghe to dần, rồi lại nhỏ đi…
- Sao mọi người dám mò vào đây?
- Chắc chú Văn bảo vào được. - Hơi nóng hầm hập, anh hơi nhăn nhó, lắc lắc, nhúc nhích người, cả quần áo đều ướt sũng. Cô cũng thế, nhưng hình như lại có vẻ rất thích thú. - Ấy đừng, không ra được đâu em!..
- Sao…
- Chắc gì mình đã ở dưới mặt đất. - Anh cố lùa tay sờ soạng, một lúc tìm được một quả nhựa mềm to bằng quả nhót, sờ sờ bấm cái nút nhỏ ở đấy, lập tức có ánh sáng nhờ nhờ yếu ớt ở phía bên ngoài: đèn cứu hộ.
- Anh xịt khói màu đi. - Cô phấn khởi.
- Thôi, xịt làm gì. - Anh cười. Ở bên ngoài, những tiếng người gọi một lần nữa lại đang nghe rõ dần. - Họ sắp thấy mình rồi, có thích thì tìm cái còi ở phía bên đấy mà thổi.
Lúc cả căn lều rung chuyển, rồi bị thổi bốc lên, thì những túi đệm khí nén đã ngay lập tức bung ra, nén chặt cả hai người vào phía trong, rồi thì cả khối tứ diện, xin mời, cứ tha hồ mà “đá bóng” em. Dường như đã không có gì sơ sót so với tính toán. Cả căn lều có vẻ vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ có điều theo cảm giác của anh, thì cái lều hình như đã bị thổi bay đập lung tung, rồi cuối cùng bị mắc vào đâu đó, bây giờ nó hơi bềnh bềnh, tư thế hai người cũng vênh vênh, thế nào đó. Không thể nói chính xác được, nhưng nhiều khả năng nó không ở trên mặt đất. Ngộ nhỡ nó đang ở trên cành cây cao, thì không đơn giản có thể kéo cửa mà chui ra ngay được. “Chắc phải nghĩ cách, bổ xung dây leo núi, sao đó.” Anh lẩm bẩm, rồi bảo cô: “Lại ôm chắc anh nhá.”, rồi anh ngửa người ra sau, lấy đà, rồi đè ép mạnh lên người cô, rồi lắc phải, lắc trái. Chắc cô cũng đã hình dung ra ngay anh định làm gì, có vẻ rất phấn khích với cái trò chơi mới này, cười khúc khích, cùng chuyển động phối hợp, đồng pha với anh. Làm thế một tí thì cả căn lều bắt đầu bị lắc. Lắc mạnh dần. Rồi nghe “sột” một cái, rồi va quệt “phạch phạch…” mấy cái nhẹ hơn, rồi nó bị xoay xoay, rồi thì cảm giác nhẹ bẫng, “Chắc nó rơi…”, anh vừa kịp nghĩ thì đã “ịch” một cái.
- Đau không? - Anh lo lắng. Lúc căn lều đập mạnh rồi dừng lại thì cả người anh đang đè lên cô.
- Không, - cô cười khúc khích, - êm lắm. Cô khẽ ngọ nguậy, rồi giống như kiểu thuận tay thế nào đó, cô vít lấy cổ anh, và hôn anh.
Có những tiếng lao xao ở phía bên ngoài, rồi có mấy tiếng đập đập.
Lúc cửa lều được kéo ra, thằng Trung tóm lấy tay anh lôi, anh nhoai ra trước, mồ hôi te tua, thở phì phì, kêu “Nóng quá”, rồi cẩn thận “moi” cô ra. Cô phấn khởi dậm dậm chân, nhảy nhảy ở trước lều. Anh phải bảo cô đứng yên, nhìn ngắm, rồi nắn tay nắn chân cẩn thận, yên tâm là ổn cả, anh mới quay về phía những người đã vào hang sau: chú Văn, anh Duy, cả phải đến hơn chục người nữa, mọi người đều cầm đèn pin. Anh hơi nhăn mũi bảo chú Văn với anh Duy: “Mấy cái đèn pin này, nặng, cứng, va đập. Mình phải làm đèn riêng, bọc cao su mềm, tròn góc, treo luôn ở trong lều.”
- Người bình thường… người không… khỏe như cháu liệu có chịu được không?
- Người bình thường đây này, - anh chỉ cô, cười vui vẻ, - chịu còn tốt hơn cháu.
- …
- Đùa chứ, còn không xốc bằng đi tàu lượn rôn-lơ hay nhảy buộc chân ở công viên. Ổn rồi chú ạ.
Ở phía sau có người vỗ tay, rồi mọi người đều vỗ tay, anh cũng vỗ tay, bảo: “Bây giờ chắc là quá giấc hết cả rồi, các bác có chở nhiều rượu ở đấy không, về uống mừng, đến sáng ngủ bù.” Tất cả lại vỗ tay hưởng ứng.
Cửa quán mở ra, thì mùi khói thuốc ập vào mặt. Anh đang nghiêng ngó tìm chỗ ngồi cho ba người thì thấy ở trước mặt, tít phía bên trong, gần bức tường đằng phía trái quầy ba có một cánh tay giơ lên. Là anh Duy. Anh vừa định giơ tay chào, thì thấy tay kia vẫy rối rít. Là bảo đến đấy, chứ không phải chỉ chào hỏi.
Anh Duy, đeo cặp kính cận dày cộm, có gọng to, màu dưa muối trong trong, cằm vuông, khuôn mặt đầy đặn, tóc ngắn, nhưng để tương đối tự nhiên, mặc áo phông cá sấu, đang ngồi cùng với hai người nữa. Lúc ban ngày, chắc mọi người đều đã ngủ đẫy.
- Đây là anh Sinh, - anh Duy hơi ngửa bàn tay chỉ về phía người cũng tầm tuổi như mình, có mái tóc đen láy chùm tai, kiểu tóc hơi nghệ sĩ, khuôn mặt trắng trẻo, sống mũi cao, miệng cười hiền hiền, cặp mắt sâu, cái nhìn trong trẻo và thông minh, - còn đây là Kiên, - anh chỉ người ngồi ngay bên phải mình, trạc tuổi hai bảy, hai tám, đầu hơi bù xù, tóc hơi quăn, khuôn mặt có nhiều nét góc, sắc sảo, cặp mắt sáng, hơi lạnh lạnh, cái nhìn như luôn cố đọc cho được thông tin gì đấy, - toàn là viện sĩ cả đấy. Anh Sinh chuyên về ngôn ngữ trung gian, còn Kiên, - anh cười cười, vỗ vai người bên cạnh, - mới hết hạn quản thúc vì tội truy cập trái phép. À, anh cũng kể cho mọi người ít nhiều về bọn em rồi.
Hai người kia nhìn anh, mắt anh Sinh cười cười, còn chàng viện sĩ trẻ thì chăm chú “đọc”. Cô ngồi ngay cạnh, bên trái anh, anh ngó qua thằng Trung, vui vẻ bảo nó:
- Cu Trung đận này xuân, đi đến đâu cũng gặp thày. - Anh quay sang anh Duy. - Anh chàng này vừa được chú Văn nhận làm đệ tử, chú Văn đang muốn giúp nó bán lều Hang Dơi, em đang bảo hai chú cháu mở một cái website… - Tranh thủ hỏi các tiền bối đi, Trung em. À,.. - Anh xòe bàn tay chỉ chỉ mặt bàn, bảo anh Duy - mọi người hình như… cũng chưa dùng bữa?
- Ừ, cũng vừa đến, vả lại… cũng có ý chờ cô cậu.
- Thế thì phải liên hoan thôi, để em la liệt cho. - Anh Duy chưa kịp nói gì thì anh đã ngoảnh lại, người phục vụ chắc đã nhớ mặt anh, giờ thấy họ đã có vẻ “đủ chân”, nên đã có ý quanh quẩn ở gần đấy. - Anh cho… cái gì cũng đủ năm người ăn nhá, sò này, pho mát, bánh mỳ trắng, súp củ cải đỏ, gà quay, sườn cừu nướng, khoai tây rán, khoai tây luộc, thật nóng nhá, với bơ, đến cuối hẵng mang ra. Còn uống… sâm banh, vang trắng, vốt-ka. À mà… mang luôn vốt-ka ra, với ít thịt nguội, để chờ sò.
Anh thấy viện sĩ Kiên nhìn cô, cô vừa cười tươi rói vừa lắc lắc đầu, còn anh ta thì không cười, chỉ đưa hai ngón tay day day chỗ sống mũi. Anh Sinh vỗ vỗ nhẹ vào vai thằng Trung, rồi quay sang hỏi anh ta:
- Không phải môn của anh, nhưng dạo này anh hay thấy nói đến… kỷ nguyên web 2.0 với thế giới siêu phẳng…
- Phị… - Anh mới hơi tủm tỉm thì đã thấy chàng viện sĩ phì một cái, khuôn mặt lúc nào cũng như hỏi người khác điều gì lập tức biểu hiện một nét vừa chán ngán vừa có vẻ khinh bỉ một cách sâu sắc. - Lũ ngu xuẩn! - Anh ta nhìn cô, mặt như kẻ có lỗi, rồi quay sang anh Sinh, nói như phân trần. - Những đứa không hiểu bản chất, chả hiểu quái gì cả, thậm chí còn không phải là dân công nghệ, lại nói quá nhiều, dùng quá nhiều mĩ từ, nhiều hình ảnh ví von nhăng cuội, nên càng nói, thì lại càng mông lung, càng nói thì càng không hiểu mình nói gì, khác gì tung hỏa mù cho người đọc? - Anh ta nhìn lướt khắp lượt mọi người, rồi cúi đầu xuống, mi mắt dướn lên, xòe hai bàn tay, hơi nâng lên, kết luận. - Có mỗi cái cấu trúc vật lý với cấu trúc lô-gích, siêu phẳng cái đ… - Anh ta kịp nín lại, nhưng đà vẫn còn, nên phải hơi mím môi, thở phì ra, rồi quay sang cô - Anh xin lỗi.
- Vậy là..? - Anh Sinh, có vẻ đã rất quen với tất cả những cái này, vừa cười cười, vừa hỏi, nhìn người đối thoại, có vẻ rất quan tâm.
- Hiệu ứng đót-com, xác chết trở lại. Chả có cái kẹc gì… - viện sĩ nhăn nhó, phải nói trẹo đi - cũng nhặng lên. Lại tâm lý bày đàn. - Anh ta chợt chiếu cái nhìn cởi mở vào anh, như để tìm sự đồng cảm, phải công nhận anh ta “đọc” cũng nhanh. - Mấy thằng chã còn đang nhặng lên với “Mạng xã hội”, mịa, rồ dại hết cả lên, cứ như thằng nào thằng nấy sắp sửa cực khoái đến nơi. - Anh ta thấy cô cười vui vẻ, nên cũng chỉ hơi nhăn nhó, nhún vai, không tỏ ý xin lỗi nữa.
- Anh Kiên, nhưng cái Mạng xã hội đấy, rất đông người, mọi người đều có thể tham gia, nó có tiềm năng chứ?.. - Thằng Trung, đang chăm chú theo dõi câu chuyện của những người lớn một cách hào hứng, bỗng hỏi.
- Đông, và tiềm năng… - Anh chàng Kiên quay nhanh sang phía thằng bé, dường như anh ta đã hơi có chút ngạc nhiên, nhưng cái đấy chỉ thoáng qua rất nhanh…
Lúc đấy người phục vụ đem đến chai rượu vốt-ka, một đĩa to thịt nguội và dưa chuột muối, với những chiếc chén thủy tinh thấp, nặng đáy, nhỏ xinh, trong suốt.
- Tiềm năng… - anh chàng Kiên vẫn chưa đụng đến chén rượu, tiếp tục nói với thằng Trung, bằng một giọng khác hẳn, cũng hơi khó hình dung ngay cho phù hợp, nhưng thậm chí có thể nói là ôn tồn. - Đương nhiên. Nhưng để biến được tiềm năng đấy thành cái gì đấy thực sự có giá trị thì không phải cứ nứ… cứ nổi hứng lên là được. Thay bằng phải nghiêm túc học hỏi và đặt vấn đề một cách khoa học và hiểu biết thì các bạn truyền thông đại chúng, bản thân mình còn chưa kịp hiểu ngô khoai gì, đã vội vã bôi bôi trát trát xanh xanh đỏ đỏ bắc loa lảm nhảm không biết mệt mỏi. Đấy là một trong những cách tốt nhất để… bán báo, và làm hỏng những thứ “tiềm năng”, - anh ta ngừng lại một chút, rồi nói thêm, như tự nói với mình, - và gian nan.
- …
- Em nghĩ thế nào, - Thằng Trung có vẻ bị cuốn hút, ngồi chăm chú, nhưng chỉ nhíu mày, không nói gì, người đang đối thoại với nó tất nhiên đã đọc hiểu rất nhanh bộ dạng của nó, nên đã tiếp ngay, - mọi người sẽ trở nên thông minh hơn nếu chăm chỉ học nhạc cổ điển, chính thống, hay kéo nhau đàn đàn lũ lũ đi hát ka-ra-ô-kê?..
Anh thấy đùi mình bị bấu, ngoảnh sang, thấy cô đang chăm chú ngắm nghía người đang ngồi đối diện, mặt mũi có vẻ rất hứng thú.
- Cậu Kiên lại cực đoan. - Anh Duy đang khoan khoái nhâm nhi vốt-ka, có vẻ đã “khởi động” xong, xen vào, gần như ngắt lời. - Đâu phải ai cũng thích học nhạc, đâu phải ai cũng học nhạc cổ điển được?
- Thì thế. Một cách tự nhiên, ta cứ tính là khởi điểm, sẽ có một số thích, và học, một số khác, không thích, không học, và một số, đông nhất, không biết có thích không, không biết có học không, thích gì, học gì, tức là không rõ ràng lắm về chuyện này, ở giữa. Bây giờ theo anh, theo các anh, - viện sĩ ngoảnh sang anh Sinh, - nên thế nào thì hơn?
- Một cách tự nhiên, - anh Sinh nhìn nhanh khắp lượt mọi người, - thì con người sẽ hướng tới chân, thiện, mỹ.
- Thế nếu không tự nhiên, nếu đấy không phải là âm nhạc, một thứ đã tương đối xác định và đã có những chuẩn mực nhất định, mà là một cái gì đấy mới, và có… chỉ mới le lói thôi, một chút tiềm năng. - chàng viện sĩ trẻ nhìn thoáng về phía thằng Trung. - Liệu con người, số đông, sẽ hướng tới chân, thiện, mỹ, hay sẽ hướng tới những gì suốt ngày đêm bị ra rả bên tai? Số đông nhiệt tình, nhưng sự bôi trát lăng nhăng một cách thiếu hiểu biết sẽ biến nhiệt tình đấy thành một thứ vớ vẩn chóng chán. Sự dối trá thật lớn đáng tin hơn dối trá bình thường, ai, ngày nào chả có lúc mệt mỏi, lúc mệt mỏi người ta dễ tin hơn lúc bình thường, nghe ít chưa tin nghe thật nhiều sẽ tin, nói dối đến bao giờ ngay cả thằng nói cũng tin thì người nghe khó mà không tin. Gơ-ben đấy, công thức tuyên truyền kiểu phát xít đấy, ra rả trên thông tin đại chúng suốt ngày đấy. Nói tóm lại, - chàng viện sĩ lại cúi đầu, dướn mi, giương hai bàn tay, - những thằng đ’.. hiểu thì nên nói ít thôi!..
Lúc đấy đồ ăn uống đã bắt đầu được bưng ra, rượu sâm-banh được rót vào những chiếc ly mỏng mảnh và cao chân, không cần tuyên bố lý do, mọi người đều mặc định là ăn mừng vụ thử nghiệm lều thành công.
- Thế sao… - Anh Duy bắt đầu mải miết tách vỏ sò, vừa tiếp tục. - Thế sao những người hiểu, những người giỏi không nói nhiều vào? Bình đẳng mà.
- Họ lấy đâu ra thời gian? Họ còn phải hiểu, còn phải giỏi, họ luôn thiếu thời gian. Mà giỏi rồi thì… giáo sư ai cãi nhau với học sinh tiểu học. Mà… ví dụ này thuộc ngạch giáo dục, mà giáo dục, nói gì thì nói, nó có hệ thống thang bậc mà cả xã hội mặc định đã thừa nhận, sinh viên thì dốt hơn tiến sĩ, còn ở nhiều lĩnh vực khác, vấn đề khác, thì lộn nhào, cãi vã, sâu bọ làm người, tôm đội kít lên đầu…
- Thế thì… hiểu rồi, giỏi rồi, không muốn nói, thì làm đi, làm được thì đấy chắc sẽ thành chuẩn mực đấy. - Giọng anh Duy tưng tửng.
- Thì thế, làm được một cái gì có giá trị, nhưng vào lúc số đông hết cơn “cả thèm”, cả thèm ảo, và đã “chóng chán”, chóng chán thật, mặc dù nếu như có giá trị thật thì trước sau cũng được người ta cả thèm lại thôi, nhưng như thế có phải khó hơn không? Hơn nữa, cái tiến trình như vậy rất không hợp lý. Giá như cả người nghe, người dùng, và người làm đều không bị cơn nhiễu loạn truyền thông đại chúng do bọn không hiểu cái gì đến nơi đến chốn nhưng lại lảm nhảm quá nhiều kia gây ra, thì mọi thứ sẽ theo một cách tốt đẹp, hiểu biết, và đạt được những kết quả ở tầm cao hơn. Tất cả mọi người, lúc đó, vì không bị hưng phấn vô lối, biết cách tìm hiểu, tiếp nhận mọi thứ theo một cách hiểu biết và có học thức hơn, sẽ chóng trở nên thông minh hơn. Đấy là cách đúng đắn để tăng… để nâng…
- Để tiến hóa. - Anh chọn từ hộ anh ta.
- Chính xác. Để tiến hóa. - Viện sĩ nhìn anh, đầy thiện cảm.
- Nhưng làm sao thiếu thông tin đại chúng được? - Anh Duy hỏi.
- Ai phản đối xã hội có thông tin đại chúng? Cũng như ai phản đối chuyện người biết nói? Có điều, người mà nói nhiều quá, vừa nhiều vừa ngu, anh có chơi được không? Xã hội thì cũng thế thôi.
- Nhưng, quay trở lại khởi điểm, với số ít ở hai đầu, tạm gọi là phía khôn và phía dại, và số đông chưa biết khôn dại thế nào ở giữa. - Anh Sinh tay đang cầm cái đùi gà béo mỡ, vàng ngậy, ực nốt chỗ vốt-ka ở trong chén thủy tinh, vừa gọi người phục vụ bảo lấy thêm vốt-ka, mặt mũi tươi tỉnh, hăm hở đặt lại vấn đề. - Nếu theo cách… cứ tạm gọi là cách đúng, thì xu hướng chuyển dịch của số đông sẽ là từ phía dại sang phía khôn, cách không đúng, họ sẽ chuyển ngược lại. Nhưng!.. - Anh dừng lại, đưa mắt nhìn những người khác, rồi thong thả đưa cái đùi gà lên môi, kiểu “nói hết rồi đấy”.
- Vâng, - chàng viện sĩ hách-cơ gật đầu lia lịa, - kiểu gì cũng không chuyển hết, và ngày càng tách dần ra. Khoảng cách giàu nghèo, giàu nghèo về trí tuệ. - Anh ta tròn đôi mắt nhìn khắp lượt mọi người, giọng tưng tửng. - Chấp nhận thôi. Chúa… dường như không yêu quý tất cả mọi người như nhau.
- Bố láo! Chúa yêu tất cả mọi người và muốn chúng ta hạnh phúc. Bia rượu là một bằng chứng sống. - Anh Duy cười hỉ hả, làm mọi người cười theo. - Không đơn giản “chấp nhận thôi” thế được. Phát triển luôn là vấn đề mang tính xã hội. Bọn phía khôn phải có trách nhiệm kéo bọn phía dại lên.
- Sao không phải là ngược lại, bọn phía dại phải có trách nhiệm chạy theo bọn phía khôn? Rốt cuộc thì ai cần hơn? - chàng hách-cơ vặn lại.
- Biết được thế, thì nó đã chả phía dại. - Anh Duy cười khoái chí, thò chén rượu, cụng với anh Sinh.
- Cứ phát triển tiếp thôi, kệ nó, hoặc là theo được, hoặc là sẽ tự đào thải. - Anh tiếp sức cho chàng viện sĩ.
- Nó chả cần theo, cũng sẽ không đào thải, nó cũng như bệnh tật, cũng như mại dâm, cũng như sắc đẹp, cũng như… cũng không khác gì sự thông minh, nó là một thuộc tính cố hữu của con người, nếu mặc kệ nó, nó sẽ tồn tại và cũng sẽ cùng phát triển. Muốn tốt thì chỉ có cách kéo nó theo, và cố hạn chế nó. Nó cũng cần một khoản y hệt như trợ cấp thất nghiệp.
- Về lý thì… có thể thế, nhưng… anh bảo, hạn chế kiểu đ’.. gì? - chàng viện sĩ lại thò tay day day sống mũi. - Cái gì chả theo hình sin? Kéo mãi, kìm mãi sẽ có lúc mỏi, đến lúc mỏi, thì tự hiểu, nhá!
- Chúa muốn hình sin, người phải chấp nhận thôi. - Anh Duy nhún vai.
- Ô kê, thì theo hình của Chúa. Thế thì… - chàng hách-cơ vẫn chưa muốn nhún vai - như các bậc Đờ-vanh-xi, Niu-tơn, Lô-mô-nô-xốp… những lúc đấy mới chính là đỉnh cao, so với lúc đấy, thì bây giờ… vậy là, vậy là chúng ta là lớp người bị thoái hóa?
- Thời đấy còn… nông nô, làm sao mà đỉnh hình sin được? - Cô ăn uống có vẻ rất ngon miệng, giờ hơi ngả đầu vào anh, vừa cười phì, vừa ý kiến.
- Khoa học thì đúng là đỉnh. Có thể… mà đúng, đúng cái ban nãy anh đã nói, - chàng viện sĩ, nổi hứng, cũng đã bắt đầu cầm lên cầm xuống chén rượu, mà vẫn mỗi một chén từ đầu, giờ lại nhấp môi thêm phát nữa, mà mặt cũng bắt đầu hồng hào, bảo cô, - hồi đấy nông nô họ chỉ thích làm ruộng, nấu rượu, ca hát đêm trăng, họ không lên báo lên đài chửi Lô-mô-lô-xốp là ngu, là đáng cười. Họ yêu đồng ruộng, yêu cuộc sống dân dã, yêu các đại nhân của họ, và yêu Lép Tôn-xtôi. Còn bây giờ, anh Cường, anh Trí công khai lên báo chửi Anh-xtanh là ngây ngô, ngộ nhận, chị Thùy Linh, anh Hoàng Linh công khai chê lão Tản Đà, thằng Nguyễn Bính là câu nệ, gò bó trí tuệ, trói buộc tư duy, bảo thủ phong cách, kìm hãm ý tưởng sáng tạo của người nghệ sĩ …
- Em tưởng Thùy Linh là cởi truồng… - Thằng Trung, đang say sưa ăn uống và theo dõi với một sự ngưỡng mộ không giấu giếm câu chuyện trao đổi giữa các bậc tiền bối, bỗng nhe răng thỏ, xen vào.
- Cởi truồng là Linh khác, Linh đấy anh lại quý, - chàng viện sĩ nhìn nó, ánh mắt, thế nào đó, có một vẻ rất trìu mến, - còn con này khác, cũng cởi truồng, mà… - anh ta đưa hai tay, làm động tác như đội mũ len, - đầu nó cởi truồng. À, Linh cái thì thế… anh xin lỗi… - anh ta vẫn kịp nhớ ra, nhìn về phía cô, hai tay lúng túng làm bộ điệu phân trần…
- Ngọc Linh. - Anh nhìn cô, cười mũi, nhắc.
- Ừ, xin lỗi Ngọc linh, còn thằng Linh đực, - anh ta phẩy phẩy tay, khuôn mặt nhăn nhó, hình như đã chuẩn bị thể hiện một nét tởm lợm sâu xa, nhưng kịp nhớ ra là đang ăn, nên lại thôi, quay lại thằng Trung, - bác sĩ bảo đầu nó bị bệnh, mà có một thằng, anh không nhớ tên, cái gì đấy… Bảo Thái, đ’.. phải bác sĩ, bảo bệnh đấy là bệnh “tài năng trời phú”.
- Cậu nói thế nào cũng được, nhưng xã hội có nông nô, dù hợp lý hay không theo ý cậu, thì cũng không thể chấp nhận được. - Anh Duy nhấp ngụm vốt-ka, lắc đầu. - Giỏi dốt về sau là một chuyện, nhưng vừa đẻ ra đã bị đóng cái dấu là cả đời phải làm nông nô, như thế hiển nhiên là bất công. Muốn thế nào thì thế, dù Chúa có yêu người này, ghét người kia đi nữa, nhưng vào cái thời điểm đấy, mọi người phải được như nhau.
- Em không phản đối anh, cũng không hề có ý bảo chế độ nông nô là hơn, nhưng mà dù sao… - viện sĩ lại day day sống mũi, - bây giờ em thử đặt lại bài thế này nhá. Số mà bẩm sinh ở “phía khôn” thì xác suất rơi vào chỗ nông nô nhiều, hay vào quý tộc nhiều?
- Không đặt bài thế được. - Anh Sinh vội vàng xen vào. - Số lượng ở đây khó mà lấy làm tiêu chí được. Bao nhiêu giải Nô-ben cho bằng một Niu-tơn, hay một Lê-ô-na Đờ-vanh-xi?
- Thì thôi, - viện sĩ nhìn anh Sinh, bật cười vui vẻ, - nhưng mà, thế thì, một cách cảm tính thôi nhá, cảm nhận thôi… em thấy, nông nô mà đúng là nông nô, em thấy nó còn có một vẻ đẹp riêng. Chứ… cứ kiểu “nông nô tài năng trời phú”, cái đ’.. gì cũng bụp phát em làm được ngay, nhan nhản như bây giờ, mệt mỏi bỏ con mẹ! - chàng ta kết luận.
- Anh Kiên, - thằng Trung rụt rè xen vào, - lúc đầu mình đang nói dở về Internet, mạng xã hội, anh đang nói cấu trúc vật lý, cấu trúc lô-gích… - Ra nó vẫn nằm lòng mấy vấn đề của nó, giờ thấy câu chuyện “nông nô” đã bắt đầu chùng xuống, nó mới nhắc.
- À, ừ. - Chàng viện sĩ đánh mắt về phía thằng bé, trong ánh mắt nhìn lộ rõ sự vui thích. - Em đã biết về cấu trúc vật lý, cấu trúc lô-gích chưa?
- Vâng, cơ bản, còn cụ thể ở đây…
- Ừ, chỉ cần cơ bản, mà… cũng chỉ có cơ bản thôi. Bây giờ em có làm gì ở trên Internet thì cũng luôn phải hình dung rõ cái cấu trúc này.
- …
- Xem nào… lấy ví dụ diễn đàn nhá, em đã chơi diễn đàn chưa?.. Ừ, như thế, mọi người ở ngoài thì phải đi đến hội trường để hội thảo, còn ở trên mạng thì chỉ việc lốc-gin vào diễn đàn để hội thảo. Thế thì diễn đàn là vật lý hay lô-gích?
- Lô-gích, tất nhiên.
- Ư ừ… - Chàng viện sĩ lắc đầu. - Tất cả các ních đều phải lốc-gin vào một chỗ, lô-gích quái gì đâu?
- Như vậy… - Thằng bé nghĩ ngợi, một cách vô tình cũng đưa hai ngón tay day day sống mũi, chợt mắt nó sáng rỡ. - Bờ-lốc.
- Hì, khá! - Viện sĩ thò tay vò đầu thằng bé, khoái chí ra mặt. - Tiếc là, người chơi bờ-lốc thì nhiều, mà không mấy người hình dung ra cái này, thành thử nhăng nhít thì nhiều, mà ít ai khai thác được những ích lợi thật sự của nó, và căn bản, không tạo được động lực cho nó phát triển. Bọn truyền thông mất dạy thì té nước theo mưa để bán báo, lúc mới, lúc bắt đầu đông thì chúng gào lên là đấy là trào lưu của một thời đại nét mới, hứa hẹn, thậm chí dạy người ta cả cách làm giàu trong thời đại mới này, đến lúc quần chúng viết lăng nhăng một hồi, chán, rồi A-hu 360 giải tán, thì cũng lại là chúng gào lên thoái trào rồi, chúng ta lại chuẩn tinh thần để đón chào một kỷ nguyên sắp sửa mới khác… Mịa, thời đại với kỷ nguyên kiểu đ’.. gì mà lại cứ thích thì mới, hết thích thì cũ, mới cũ liên tục như là cái mặt báo lá cải chúng nó thế?
- Vậy là… - Thằng Trung đang tính tính toán toán. - Bây giờ, giã cái diễn đàn ra, thì mỗi ních… - nó nhìn đại ca viện sĩ.
- Ừ, - viện sĩ khuỳnh hai tay, - mỗi cái ních lớn lên thành một cái bờ-lốc. So với một cái ních trên diễn đàn, thì bờ-lốc là một cái tôi phong phú hẳn hơn, đầy đủ hơn. Nhưng, như bây giờ, như mọi người đang chơi bờ-lốc bây giờ, thì… - chàng viện sĩ dừng lại, nhìn thằng bé, có ý chờ đợi.
- So với diễn đàn… thì… - Thằng bé reo lên. - Trao đổi, giao tiếp lại thua diễn đàn.
- Lại “đang” thua diễn đàn. - Chàng viện sĩ chỉnh lại, có vẻ hài lòng lắm, lại vò đầu thằng bé. - Thảo nào chú Văn chịu nhận đệ tử. Ngày xưa những cái ních phải lốc-gin vào cùng một chỗ để nói chuyện với nhau, bây giờ, có thể tham gia vào một câu chuyện, một vấn đề mà mình quan tâm ở bất kỳ chỗ nào, miễn là các bờ-lốc phải biết những cách liên hệ hiệu quả với nhau, và có cách để cập nhật nóng những gì đang diễn ra trong cộng đồng của mình, không phải chỉ các đề mục đơn, mà cả các trao đổi nóng, tranh luận…
- Hì, quả đúng là cao nhân, em bắt đầu hiểu rồi.
- Hiểu rồi, thì lại phải dựa trên cái hiểu rồi để phát triển tư duy tiếp, quan trọng là phải biết tưởng tượng. Động vật, chó chẳng hạn, hình như cũng còn biết tưởng tượng. Đối với người, trí tưởng tượng là một trong những thứ quan trọng nhất. Một người, đăng ký một cái ních trên diễn đàn, chơi thế nào thì chơi, kiểu gì cũng sẽ ít nhiều bộc lộ một ít cái tôi, một phần của mình ở đấy, Phật dạy: "Mở miệng ra đã là tôi rồi". Một cái ních trên diễn đàn phát triển thành một bờ-lốc, thì phần này to dần ra. Cứ tiếp tục thế, em tưởng tượng tiếp xem…
- Cứ tiếp tục… - Thằng Trung cắn cắn môi bóng mỡ, nhìn chàng hách-cơ, mắt nó long lanh. - Èo… Thế thân.
- Thế thân! - Chàng viện sĩ dang hai cánh tay như muốn ôm lấy thằng bé. - Why not? Sao không? Ai cấm em?
- Nhưng mà nó… nó không thể…
- Ừ, nó “đang” không thể. Nó mới là cái hình nộm, chú tễu, nó tĩnh. Muốn nó động, em vẫn phải lốc-gin, tức là nhập vai. Nhưng, đương nhiên, kiểu gì rồi nó cũng sẽ động dần, nó chắc không thể bằng như thế, nhưng nó sẽ tiệm cận. Ơn chúa, - chàng viện sĩ đưa tay làm dấu, cũng không hiểu là chỉ muốn diễn tả, hay là thành kính thật, - trên đời vẫn còn nhiều những người có khả năng tưởng tượng.
(còn nữa)
- Lão Tử
- Đàaaooo Phiii…
- Chị Linh ơiii…
- Linh ơiii…
- Phi ơiii…
Những âm thanh lúc đầu nhỏ, rồi nghe to dần, rồi lại nhỏ đi…
- Sao mọi người dám mò vào đây?
- Chắc chú Văn bảo vào được. - Hơi nóng hầm hập, anh hơi nhăn nhó, lắc lắc, nhúc nhích người, cả quần áo đều ướt sũng. Cô cũng thế, nhưng hình như lại có vẻ rất thích thú. - Ấy đừng, không ra được đâu em!..
- Sao…
- Chắc gì mình đã ở dưới mặt đất. - Anh cố lùa tay sờ soạng, một lúc tìm được một quả nhựa mềm to bằng quả nhót, sờ sờ bấm cái nút nhỏ ở đấy, lập tức có ánh sáng nhờ nhờ yếu ớt ở phía bên ngoài: đèn cứu hộ.
- Anh xịt khói màu đi. - Cô phấn khởi.
- Thôi, xịt làm gì. - Anh cười. Ở bên ngoài, những tiếng người gọi một lần nữa lại đang nghe rõ dần. - Họ sắp thấy mình rồi, có thích thì tìm cái còi ở phía bên đấy mà thổi.
Lúc cả căn lều rung chuyển, rồi bị thổi bốc lên, thì những túi đệm khí nén đã ngay lập tức bung ra, nén chặt cả hai người vào phía trong, rồi thì cả khối tứ diện, xin mời, cứ tha hồ mà “đá bóng” em. Dường như đã không có gì sơ sót so với tính toán. Cả căn lều có vẻ vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ có điều theo cảm giác của anh, thì cái lều hình như đã bị thổi bay đập lung tung, rồi cuối cùng bị mắc vào đâu đó, bây giờ nó hơi bềnh bềnh, tư thế hai người cũng vênh vênh, thế nào đó. Không thể nói chính xác được, nhưng nhiều khả năng nó không ở trên mặt đất. Ngộ nhỡ nó đang ở trên cành cây cao, thì không đơn giản có thể kéo cửa mà chui ra ngay được. “Chắc phải nghĩ cách, bổ xung dây leo núi, sao đó.” Anh lẩm bẩm, rồi bảo cô: “Lại ôm chắc anh nhá.”, rồi anh ngửa người ra sau, lấy đà, rồi đè ép mạnh lên người cô, rồi lắc phải, lắc trái. Chắc cô cũng đã hình dung ra ngay anh định làm gì, có vẻ rất phấn khích với cái trò chơi mới này, cười khúc khích, cùng chuyển động phối hợp, đồng pha với anh. Làm thế một tí thì cả căn lều bắt đầu bị lắc. Lắc mạnh dần. Rồi nghe “sột” một cái, rồi va quệt “phạch phạch…” mấy cái nhẹ hơn, rồi nó bị xoay xoay, rồi thì cảm giác nhẹ bẫng, “Chắc nó rơi…”, anh vừa kịp nghĩ thì đã “ịch” một cái.
- Đau không? - Anh lo lắng. Lúc căn lều đập mạnh rồi dừng lại thì cả người anh đang đè lên cô.
- Không, - cô cười khúc khích, - êm lắm. Cô khẽ ngọ nguậy, rồi giống như kiểu thuận tay thế nào đó, cô vít lấy cổ anh, và hôn anh.
Có những tiếng lao xao ở phía bên ngoài, rồi có mấy tiếng đập đập.
Lúc cửa lều được kéo ra, thằng Trung tóm lấy tay anh lôi, anh nhoai ra trước, mồ hôi te tua, thở phì phì, kêu “Nóng quá”, rồi cẩn thận “moi” cô ra. Cô phấn khởi dậm dậm chân, nhảy nhảy ở trước lều. Anh phải bảo cô đứng yên, nhìn ngắm, rồi nắn tay nắn chân cẩn thận, yên tâm là ổn cả, anh mới quay về phía những người đã vào hang sau: chú Văn, anh Duy, cả phải đến hơn chục người nữa, mọi người đều cầm đèn pin. Anh hơi nhăn mũi bảo chú Văn với anh Duy: “Mấy cái đèn pin này, nặng, cứng, va đập. Mình phải làm đèn riêng, bọc cao su mềm, tròn góc, treo luôn ở trong lều.”
- Người bình thường… người không… khỏe như cháu liệu có chịu được không?
- Người bình thường đây này, - anh chỉ cô, cười vui vẻ, - chịu còn tốt hơn cháu.
- …
- Đùa chứ, còn không xốc bằng đi tàu lượn rôn-lơ hay nhảy buộc chân ở công viên. Ổn rồi chú ạ.
Ở phía sau có người vỗ tay, rồi mọi người đều vỗ tay, anh cũng vỗ tay, bảo: “Bây giờ chắc là quá giấc hết cả rồi, các bác có chở nhiều rượu ở đấy không, về uống mừng, đến sáng ngủ bù.” Tất cả lại vỗ tay hưởng ứng.
Cửa quán mở ra, thì mùi khói thuốc ập vào mặt. Anh đang nghiêng ngó tìm chỗ ngồi cho ba người thì thấy ở trước mặt, tít phía bên trong, gần bức tường đằng phía trái quầy ba có một cánh tay giơ lên. Là anh Duy. Anh vừa định giơ tay chào, thì thấy tay kia vẫy rối rít. Là bảo đến đấy, chứ không phải chỉ chào hỏi.
Anh Duy, đeo cặp kính cận dày cộm, có gọng to, màu dưa muối trong trong, cằm vuông, khuôn mặt đầy đặn, tóc ngắn, nhưng để tương đối tự nhiên, mặc áo phông cá sấu, đang ngồi cùng với hai người nữa. Lúc ban ngày, chắc mọi người đều đã ngủ đẫy.
- Đây là anh Sinh, - anh Duy hơi ngửa bàn tay chỉ về phía người cũng tầm tuổi như mình, có mái tóc đen láy chùm tai, kiểu tóc hơi nghệ sĩ, khuôn mặt trắng trẻo, sống mũi cao, miệng cười hiền hiền, cặp mắt sâu, cái nhìn trong trẻo và thông minh, - còn đây là Kiên, - anh chỉ người ngồi ngay bên phải mình, trạc tuổi hai bảy, hai tám, đầu hơi bù xù, tóc hơi quăn, khuôn mặt có nhiều nét góc, sắc sảo, cặp mắt sáng, hơi lạnh lạnh, cái nhìn như luôn cố đọc cho được thông tin gì đấy, - toàn là viện sĩ cả đấy. Anh Sinh chuyên về ngôn ngữ trung gian, còn Kiên, - anh cười cười, vỗ vai người bên cạnh, - mới hết hạn quản thúc vì tội truy cập trái phép. À, anh cũng kể cho mọi người ít nhiều về bọn em rồi.
Hai người kia nhìn anh, mắt anh Sinh cười cười, còn chàng viện sĩ trẻ thì chăm chú “đọc”. Cô ngồi ngay cạnh, bên trái anh, anh ngó qua thằng Trung, vui vẻ bảo nó:
- Cu Trung đận này xuân, đi đến đâu cũng gặp thày. - Anh quay sang anh Duy. - Anh chàng này vừa được chú Văn nhận làm đệ tử, chú Văn đang muốn giúp nó bán lều Hang Dơi, em đang bảo hai chú cháu mở một cái website… - Tranh thủ hỏi các tiền bối đi, Trung em. À,.. - Anh xòe bàn tay chỉ chỉ mặt bàn, bảo anh Duy - mọi người hình như… cũng chưa dùng bữa?
- Ừ, cũng vừa đến, vả lại… cũng có ý chờ cô cậu.
- Thế thì phải liên hoan thôi, để em la liệt cho. - Anh Duy chưa kịp nói gì thì anh đã ngoảnh lại, người phục vụ chắc đã nhớ mặt anh, giờ thấy họ đã có vẻ “đủ chân”, nên đã có ý quanh quẩn ở gần đấy. - Anh cho… cái gì cũng đủ năm người ăn nhá, sò này, pho mát, bánh mỳ trắng, súp củ cải đỏ, gà quay, sườn cừu nướng, khoai tây rán, khoai tây luộc, thật nóng nhá, với bơ, đến cuối hẵng mang ra. Còn uống… sâm banh, vang trắng, vốt-ka. À mà… mang luôn vốt-ka ra, với ít thịt nguội, để chờ sò.
Anh thấy viện sĩ Kiên nhìn cô, cô vừa cười tươi rói vừa lắc lắc đầu, còn anh ta thì không cười, chỉ đưa hai ngón tay day day chỗ sống mũi. Anh Sinh vỗ vỗ nhẹ vào vai thằng Trung, rồi quay sang hỏi anh ta:
- Không phải môn của anh, nhưng dạo này anh hay thấy nói đến… kỷ nguyên web 2.0 với thế giới siêu phẳng…
- Phị… - Anh mới hơi tủm tỉm thì đã thấy chàng viện sĩ phì một cái, khuôn mặt lúc nào cũng như hỏi người khác điều gì lập tức biểu hiện một nét vừa chán ngán vừa có vẻ khinh bỉ một cách sâu sắc. - Lũ ngu xuẩn! - Anh ta nhìn cô, mặt như kẻ có lỗi, rồi quay sang anh Sinh, nói như phân trần. - Những đứa không hiểu bản chất, chả hiểu quái gì cả, thậm chí còn không phải là dân công nghệ, lại nói quá nhiều, dùng quá nhiều mĩ từ, nhiều hình ảnh ví von nhăng cuội, nên càng nói, thì lại càng mông lung, càng nói thì càng không hiểu mình nói gì, khác gì tung hỏa mù cho người đọc? - Anh ta nhìn lướt khắp lượt mọi người, rồi cúi đầu xuống, mi mắt dướn lên, xòe hai bàn tay, hơi nâng lên, kết luận. - Có mỗi cái cấu trúc vật lý với cấu trúc lô-gích, siêu phẳng cái đ… - Anh ta kịp nín lại, nhưng đà vẫn còn, nên phải hơi mím môi, thở phì ra, rồi quay sang cô - Anh xin lỗi.
- Vậy là..? - Anh Sinh, có vẻ đã rất quen với tất cả những cái này, vừa cười cười, vừa hỏi, nhìn người đối thoại, có vẻ rất quan tâm.
- Hiệu ứng đót-com, xác chết trở lại. Chả có cái kẹc gì… - viện sĩ nhăn nhó, phải nói trẹo đi - cũng nhặng lên. Lại tâm lý bày đàn. - Anh ta chợt chiếu cái nhìn cởi mở vào anh, như để tìm sự đồng cảm, phải công nhận anh ta “đọc” cũng nhanh. - Mấy thằng chã còn đang nhặng lên với “Mạng xã hội”, mịa, rồ dại hết cả lên, cứ như thằng nào thằng nấy sắp sửa cực khoái đến nơi. - Anh ta thấy cô cười vui vẻ, nên cũng chỉ hơi nhăn nhó, nhún vai, không tỏ ý xin lỗi nữa.
- Anh Kiên, nhưng cái Mạng xã hội đấy, rất đông người, mọi người đều có thể tham gia, nó có tiềm năng chứ?.. - Thằng Trung, đang chăm chú theo dõi câu chuyện của những người lớn một cách hào hứng, bỗng hỏi.
- Đông, và tiềm năng… - Anh chàng Kiên quay nhanh sang phía thằng bé, dường như anh ta đã hơi có chút ngạc nhiên, nhưng cái đấy chỉ thoáng qua rất nhanh…
Lúc đấy người phục vụ đem đến chai rượu vốt-ka, một đĩa to thịt nguội và dưa chuột muối, với những chiếc chén thủy tinh thấp, nặng đáy, nhỏ xinh, trong suốt.
- Tiềm năng… - anh chàng Kiên vẫn chưa đụng đến chén rượu, tiếp tục nói với thằng Trung, bằng một giọng khác hẳn, cũng hơi khó hình dung ngay cho phù hợp, nhưng thậm chí có thể nói là ôn tồn. - Đương nhiên. Nhưng để biến được tiềm năng đấy thành cái gì đấy thực sự có giá trị thì không phải cứ nứ… cứ nổi hứng lên là được. Thay bằng phải nghiêm túc học hỏi và đặt vấn đề một cách khoa học và hiểu biết thì các bạn truyền thông đại chúng, bản thân mình còn chưa kịp hiểu ngô khoai gì, đã vội vã bôi bôi trát trát xanh xanh đỏ đỏ bắc loa lảm nhảm không biết mệt mỏi. Đấy là một trong những cách tốt nhất để… bán báo, và làm hỏng những thứ “tiềm năng”, - anh ta ngừng lại một chút, rồi nói thêm, như tự nói với mình, - và gian nan.
- …
- Em nghĩ thế nào, - Thằng Trung có vẻ bị cuốn hút, ngồi chăm chú, nhưng chỉ nhíu mày, không nói gì, người đang đối thoại với nó tất nhiên đã đọc hiểu rất nhanh bộ dạng của nó, nên đã tiếp ngay, - mọi người sẽ trở nên thông minh hơn nếu chăm chỉ học nhạc cổ điển, chính thống, hay kéo nhau đàn đàn lũ lũ đi hát ka-ra-ô-kê?..
Anh thấy đùi mình bị bấu, ngoảnh sang, thấy cô đang chăm chú ngắm nghía người đang ngồi đối diện, mặt mũi có vẻ rất hứng thú.
- Cậu Kiên lại cực đoan. - Anh Duy đang khoan khoái nhâm nhi vốt-ka, có vẻ đã “khởi động” xong, xen vào, gần như ngắt lời. - Đâu phải ai cũng thích học nhạc, đâu phải ai cũng học nhạc cổ điển được?
- Thì thế. Một cách tự nhiên, ta cứ tính là khởi điểm, sẽ có một số thích, và học, một số khác, không thích, không học, và một số, đông nhất, không biết có thích không, không biết có học không, thích gì, học gì, tức là không rõ ràng lắm về chuyện này, ở giữa. Bây giờ theo anh, theo các anh, - viện sĩ ngoảnh sang anh Sinh, - nên thế nào thì hơn?
- Một cách tự nhiên, - anh Sinh nhìn nhanh khắp lượt mọi người, - thì con người sẽ hướng tới chân, thiện, mỹ.
- Thế nếu không tự nhiên, nếu đấy không phải là âm nhạc, một thứ đã tương đối xác định và đã có những chuẩn mực nhất định, mà là một cái gì đấy mới, và có… chỉ mới le lói thôi, một chút tiềm năng. - chàng viện sĩ trẻ nhìn thoáng về phía thằng Trung. - Liệu con người, số đông, sẽ hướng tới chân, thiện, mỹ, hay sẽ hướng tới những gì suốt ngày đêm bị ra rả bên tai? Số đông nhiệt tình, nhưng sự bôi trát lăng nhăng một cách thiếu hiểu biết sẽ biến nhiệt tình đấy thành một thứ vớ vẩn chóng chán. Sự dối trá thật lớn đáng tin hơn dối trá bình thường, ai, ngày nào chả có lúc mệt mỏi, lúc mệt mỏi người ta dễ tin hơn lúc bình thường, nghe ít chưa tin nghe thật nhiều sẽ tin, nói dối đến bao giờ ngay cả thằng nói cũng tin thì người nghe khó mà không tin. Gơ-ben đấy, công thức tuyên truyền kiểu phát xít đấy, ra rả trên thông tin đại chúng suốt ngày đấy. Nói tóm lại, - chàng viện sĩ lại cúi đầu, dướn mi, giương hai bàn tay, - những thằng đ’.. hiểu thì nên nói ít thôi!..
Lúc đấy đồ ăn uống đã bắt đầu được bưng ra, rượu sâm-banh được rót vào những chiếc ly mỏng mảnh và cao chân, không cần tuyên bố lý do, mọi người đều mặc định là ăn mừng vụ thử nghiệm lều thành công.
- Thế sao… - Anh Duy bắt đầu mải miết tách vỏ sò, vừa tiếp tục. - Thế sao những người hiểu, những người giỏi không nói nhiều vào? Bình đẳng mà.
- Họ lấy đâu ra thời gian? Họ còn phải hiểu, còn phải giỏi, họ luôn thiếu thời gian. Mà giỏi rồi thì… giáo sư ai cãi nhau với học sinh tiểu học. Mà… ví dụ này thuộc ngạch giáo dục, mà giáo dục, nói gì thì nói, nó có hệ thống thang bậc mà cả xã hội mặc định đã thừa nhận, sinh viên thì dốt hơn tiến sĩ, còn ở nhiều lĩnh vực khác, vấn đề khác, thì lộn nhào, cãi vã, sâu bọ làm người, tôm đội kít lên đầu…
- Thế thì… hiểu rồi, giỏi rồi, không muốn nói, thì làm đi, làm được thì đấy chắc sẽ thành chuẩn mực đấy. - Giọng anh Duy tưng tửng.
- Thì thế, làm được một cái gì có giá trị, nhưng vào lúc số đông hết cơn “cả thèm”, cả thèm ảo, và đã “chóng chán”, chóng chán thật, mặc dù nếu như có giá trị thật thì trước sau cũng được người ta cả thèm lại thôi, nhưng như thế có phải khó hơn không? Hơn nữa, cái tiến trình như vậy rất không hợp lý. Giá như cả người nghe, người dùng, và người làm đều không bị cơn nhiễu loạn truyền thông đại chúng do bọn không hiểu cái gì đến nơi đến chốn nhưng lại lảm nhảm quá nhiều kia gây ra, thì mọi thứ sẽ theo một cách tốt đẹp, hiểu biết, và đạt được những kết quả ở tầm cao hơn. Tất cả mọi người, lúc đó, vì không bị hưng phấn vô lối, biết cách tìm hiểu, tiếp nhận mọi thứ theo một cách hiểu biết và có học thức hơn, sẽ chóng trở nên thông minh hơn. Đấy là cách đúng đắn để tăng… để nâng…
- Để tiến hóa. - Anh chọn từ hộ anh ta.
- Chính xác. Để tiến hóa. - Viện sĩ nhìn anh, đầy thiện cảm.
- Nhưng làm sao thiếu thông tin đại chúng được? - Anh Duy hỏi.
- Ai phản đối xã hội có thông tin đại chúng? Cũng như ai phản đối chuyện người biết nói? Có điều, người mà nói nhiều quá, vừa nhiều vừa ngu, anh có chơi được không? Xã hội thì cũng thế thôi.
- Nhưng, quay trở lại khởi điểm, với số ít ở hai đầu, tạm gọi là phía khôn và phía dại, và số đông chưa biết khôn dại thế nào ở giữa. - Anh Sinh tay đang cầm cái đùi gà béo mỡ, vàng ngậy, ực nốt chỗ vốt-ka ở trong chén thủy tinh, vừa gọi người phục vụ bảo lấy thêm vốt-ka, mặt mũi tươi tỉnh, hăm hở đặt lại vấn đề. - Nếu theo cách… cứ tạm gọi là cách đúng, thì xu hướng chuyển dịch của số đông sẽ là từ phía dại sang phía khôn, cách không đúng, họ sẽ chuyển ngược lại. Nhưng!.. - Anh dừng lại, đưa mắt nhìn những người khác, rồi thong thả đưa cái đùi gà lên môi, kiểu “nói hết rồi đấy”.
- Vâng, - chàng viện sĩ hách-cơ gật đầu lia lịa, - kiểu gì cũng không chuyển hết, và ngày càng tách dần ra. Khoảng cách giàu nghèo, giàu nghèo về trí tuệ. - Anh ta tròn đôi mắt nhìn khắp lượt mọi người, giọng tưng tửng. - Chấp nhận thôi. Chúa… dường như không yêu quý tất cả mọi người như nhau.
- Bố láo! Chúa yêu tất cả mọi người và muốn chúng ta hạnh phúc. Bia rượu là một bằng chứng sống. - Anh Duy cười hỉ hả, làm mọi người cười theo. - Không đơn giản “chấp nhận thôi” thế được. Phát triển luôn là vấn đề mang tính xã hội. Bọn phía khôn phải có trách nhiệm kéo bọn phía dại lên.
- Sao không phải là ngược lại, bọn phía dại phải có trách nhiệm chạy theo bọn phía khôn? Rốt cuộc thì ai cần hơn? - chàng hách-cơ vặn lại.
- Biết được thế, thì nó đã chả phía dại. - Anh Duy cười khoái chí, thò chén rượu, cụng với anh Sinh.
- Cứ phát triển tiếp thôi, kệ nó, hoặc là theo được, hoặc là sẽ tự đào thải. - Anh tiếp sức cho chàng viện sĩ.
- Nó chả cần theo, cũng sẽ không đào thải, nó cũng như bệnh tật, cũng như mại dâm, cũng như sắc đẹp, cũng như… cũng không khác gì sự thông minh, nó là một thuộc tính cố hữu của con người, nếu mặc kệ nó, nó sẽ tồn tại và cũng sẽ cùng phát triển. Muốn tốt thì chỉ có cách kéo nó theo, và cố hạn chế nó. Nó cũng cần một khoản y hệt như trợ cấp thất nghiệp.
- Về lý thì… có thể thế, nhưng… anh bảo, hạn chế kiểu đ’.. gì? - chàng viện sĩ lại thò tay day day sống mũi. - Cái gì chả theo hình sin? Kéo mãi, kìm mãi sẽ có lúc mỏi, đến lúc mỏi, thì tự hiểu, nhá!
- Chúa muốn hình sin, người phải chấp nhận thôi. - Anh Duy nhún vai.
- Ô kê, thì theo hình của Chúa. Thế thì… - chàng hách-cơ vẫn chưa muốn nhún vai - như các bậc Đờ-vanh-xi, Niu-tơn, Lô-mô-nô-xốp… những lúc đấy mới chính là đỉnh cao, so với lúc đấy, thì bây giờ… vậy là, vậy là chúng ta là lớp người bị thoái hóa?
- Thời đấy còn… nông nô, làm sao mà đỉnh hình sin được? - Cô ăn uống có vẻ rất ngon miệng, giờ hơi ngả đầu vào anh, vừa cười phì, vừa ý kiến.
- Khoa học thì đúng là đỉnh. Có thể… mà đúng, đúng cái ban nãy anh đã nói, - chàng viện sĩ, nổi hứng, cũng đã bắt đầu cầm lên cầm xuống chén rượu, mà vẫn mỗi một chén từ đầu, giờ lại nhấp môi thêm phát nữa, mà mặt cũng bắt đầu hồng hào, bảo cô, - hồi đấy nông nô họ chỉ thích làm ruộng, nấu rượu, ca hát đêm trăng, họ không lên báo lên đài chửi Lô-mô-lô-xốp là ngu, là đáng cười. Họ yêu đồng ruộng, yêu cuộc sống dân dã, yêu các đại nhân của họ, và yêu Lép Tôn-xtôi. Còn bây giờ, anh Cường, anh Trí công khai lên báo chửi Anh-xtanh là ngây ngô, ngộ nhận, chị Thùy Linh, anh Hoàng Linh công khai chê lão Tản Đà, thằng Nguyễn Bính là câu nệ, gò bó trí tuệ, trói buộc tư duy, bảo thủ phong cách, kìm hãm ý tưởng sáng tạo của người nghệ sĩ …
- Em tưởng Thùy Linh là cởi truồng… - Thằng Trung, đang say sưa ăn uống và theo dõi với một sự ngưỡng mộ không giấu giếm câu chuyện trao đổi giữa các bậc tiền bối, bỗng nhe răng thỏ, xen vào.
- Cởi truồng là Linh khác, Linh đấy anh lại quý, - chàng viện sĩ nhìn nó, ánh mắt, thế nào đó, có một vẻ rất trìu mến, - còn con này khác, cũng cởi truồng, mà… - anh ta đưa hai tay, làm động tác như đội mũ len, - đầu nó cởi truồng. À, Linh cái thì thế… anh xin lỗi… - anh ta vẫn kịp nhớ ra, nhìn về phía cô, hai tay lúng túng làm bộ điệu phân trần…
- Ngọc Linh. - Anh nhìn cô, cười mũi, nhắc.
- Ừ, xin lỗi Ngọc linh, còn thằng Linh đực, - anh ta phẩy phẩy tay, khuôn mặt nhăn nhó, hình như đã chuẩn bị thể hiện một nét tởm lợm sâu xa, nhưng kịp nhớ ra là đang ăn, nên lại thôi, quay lại thằng Trung, - bác sĩ bảo đầu nó bị bệnh, mà có một thằng, anh không nhớ tên, cái gì đấy… Bảo Thái, đ’.. phải bác sĩ, bảo bệnh đấy là bệnh “tài năng trời phú”.
- Cậu nói thế nào cũng được, nhưng xã hội có nông nô, dù hợp lý hay không theo ý cậu, thì cũng không thể chấp nhận được. - Anh Duy nhấp ngụm vốt-ka, lắc đầu. - Giỏi dốt về sau là một chuyện, nhưng vừa đẻ ra đã bị đóng cái dấu là cả đời phải làm nông nô, như thế hiển nhiên là bất công. Muốn thế nào thì thế, dù Chúa có yêu người này, ghét người kia đi nữa, nhưng vào cái thời điểm đấy, mọi người phải được như nhau.
- Em không phản đối anh, cũng không hề có ý bảo chế độ nông nô là hơn, nhưng mà dù sao… - viện sĩ lại day day sống mũi, - bây giờ em thử đặt lại bài thế này nhá. Số mà bẩm sinh ở “phía khôn” thì xác suất rơi vào chỗ nông nô nhiều, hay vào quý tộc nhiều?
- Không đặt bài thế được. - Anh Sinh vội vàng xen vào. - Số lượng ở đây khó mà lấy làm tiêu chí được. Bao nhiêu giải Nô-ben cho bằng một Niu-tơn, hay một Lê-ô-na Đờ-vanh-xi?
- Thì thôi, - viện sĩ nhìn anh Sinh, bật cười vui vẻ, - nhưng mà, thế thì, một cách cảm tính thôi nhá, cảm nhận thôi… em thấy, nông nô mà đúng là nông nô, em thấy nó còn có một vẻ đẹp riêng. Chứ… cứ kiểu “nông nô tài năng trời phú”, cái đ’.. gì cũng bụp phát em làm được ngay, nhan nhản như bây giờ, mệt mỏi bỏ con mẹ! - chàng ta kết luận.
- Anh Kiên, - thằng Trung rụt rè xen vào, - lúc đầu mình đang nói dở về Internet, mạng xã hội, anh đang nói cấu trúc vật lý, cấu trúc lô-gích… - Ra nó vẫn nằm lòng mấy vấn đề của nó, giờ thấy câu chuyện “nông nô” đã bắt đầu chùng xuống, nó mới nhắc.
- À, ừ. - Chàng viện sĩ đánh mắt về phía thằng bé, trong ánh mắt nhìn lộ rõ sự vui thích. - Em đã biết về cấu trúc vật lý, cấu trúc lô-gích chưa?
- Vâng, cơ bản, còn cụ thể ở đây…
- Ừ, chỉ cần cơ bản, mà… cũng chỉ có cơ bản thôi. Bây giờ em có làm gì ở trên Internet thì cũng luôn phải hình dung rõ cái cấu trúc này.
- …
- Xem nào… lấy ví dụ diễn đàn nhá, em đã chơi diễn đàn chưa?.. Ừ, như thế, mọi người ở ngoài thì phải đi đến hội trường để hội thảo, còn ở trên mạng thì chỉ việc lốc-gin vào diễn đàn để hội thảo. Thế thì diễn đàn là vật lý hay lô-gích?
- Lô-gích, tất nhiên.
- Ư ừ… - Chàng viện sĩ lắc đầu. - Tất cả các ních đều phải lốc-gin vào một chỗ, lô-gích quái gì đâu?
- Như vậy… - Thằng bé nghĩ ngợi, một cách vô tình cũng đưa hai ngón tay day day sống mũi, chợt mắt nó sáng rỡ. - Bờ-lốc.
- Hì, khá! - Viện sĩ thò tay vò đầu thằng bé, khoái chí ra mặt. - Tiếc là, người chơi bờ-lốc thì nhiều, mà không mấy người hình dung ra cái này, thành thử nhăng nhít thì nhiều, mà ít ai khai thác được những ích lợi thật sự của nó, và căn bản, không tạo được động lực cho nó phát triển. Bọn truyền thông mất dạy thì té nước theo mưa để bán báo, lúc mới, lúc bắt đầu đông thì chúng gào lên là đấy là trào lưu của một thời đại nét mới, hứa hẹn, thậm chí dạy người ta cả cách làm giàu trong thời đại mới này, đến lúc quần chúng viết lăng nhăng một hồi, chán, rồi A-hu 360 giải tán, thì cũng lại là chúng gào lên thoái trào rồi, chúng ta lại chuẩn tinh thần để đón chào một kỷ nguyên sắp sửa mới khác… Mịa, thời đại với kỷ nguyên kiểu đ’.. gì mà lại cứ thích thì mới, hết thích thì cũ, mới cũ liên tục như là cái mặt báo lá cải chúng nó thế?
- Vậy là… - Thằng Trung đang tính tính toán toán. - Bây giờ, giã cái diễn đàn ra, thì mỗi ních… - nó nhìn đại ca viện sĩ.
- Ừ, - viện sĩ khuỳnh hai tay, - mỗi cái ních lớn lên thành một cái bờ-lốc. So với một cái ních trên diễn đàn, thì bờ-lốc là một cái tôi phong phú hẳn hơn, đầy đủ hơn. Nhưng, như bây giờ, như mọi người đang chơi bờ-lốc bây giờ, thì… - chàng viện sĩ dừng lại, nhìn thằng bé, có ý chờ đợi.
- So với diễn đàn… thì… - Thằng bé reo lên. - Trao đổi, giao tiếp lại thua diễn đàn.
- Lại “đang” thua diễn đàn. - Chàng viện sĩ chỉnh lại, có vẻ hài lòng lắm, lại vò đầu thằng bé. - Thảo nào chú Văn chịu nhận đệ tử. Ngày xưa những cái ních phải lốc-gin vào cùng một chỗ để nói chuyện với nhau, bây giờ, có thể tham gia vào một câu chuyện, một vấn đề mà mình quan tâm ở bất kỳ chỗ nào, miễn là các bờ-lốc phải biết những cách liên hệ hiệu quả với nhau, và có cách để cập nhật nóng những gì đang diễn ra trong cộng đồng của mình, không phải chỉ các đề mục đơn, mà cả các trao đổi nóng, tranh luận…
- Hì, quả đúng là cao nhân, em bắt đầu hiểu rồi.
- Hiểu rồi, thì lại phải dựa trên cái hiểu rồi để phát triển tư duy tiếp, quan trọng là phải biết tưởng tượng. Động vật, chó chẳng hạn, hình như cũng còn biết tưởng tượng. Đối với người, trí tưởng tượng là một trong những thứ quan trọng nhất. Một người, đăng ký một cái ních trên diễn đàn, chơi thế nào thì chơi, kiểu gì cũng sẽ ít nhiều bộc lộ một ít cái tôi, một phần của mình ở đấy, Phật dạy: "Mở miệng ra đã là tôi rồi". Một cái ních trên diễn đàn phát triển thành một bờ-lốc, thì phần này to dần ra. Cứ tiếp tục thế, em tưởng tượng tiếp xem…
- Cứ tiếp tục… - Thằng Trung cắn cắn môi bóng mỡ, nhìn chàng hách-cơ, mắt nó long lanh. - Èo… Thế thân.
- Thế thân! - Chàng viện sĩ dang hai cánh tay như muốn ôm lấy thằng bé. - Why not? Sao không? Ai cấm em?
- Nhưng mà nó… nó không thể…
- Ừ, nó “đang” không thể. Nó mới là cái hình nộm, chú tễu, nó tĩnh. Muốn nó động, em vẫn phải lốc-gin, tức là nhập vai. Nhưng, đương nhiên, kiểu gì rồi nó cũng sẽ động dần, nó chắc không thể bằng như thế, nhưng nó sẽ tiệm cận. Ơn chúa, - chàng viện sĩ đưa tay làm dấu, cũng không hiểu là chỉ muốn diễn tả, hay là thành kính thật, - trên đời vẫn còn nhiều những người có khả năng tưởng tượng.
(còn nữa)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...