Tuổi Mười Bảy (3)

CÁI TÁT

Cánh cửa vừa khép lại sau lưng thầy giáo thì các em đã chạy ra khỏi chỗ và bắt đầu thi nhau nói, người nọ át tiếng người kia.

- Im nào! Im nào! Các bạn ơi! Nghe tôi nói nào! Lớp trưởng kêu to và nhảy lên bàn đứng. – Phải có tổ chức chứ. Nghe tôi nói nào. Tất các các bạn hãy im đi!...

Khó khăn lắm lớp trưởng mới giữ được trật tự, khi trong lớp hoàn toàn im lặng, cô nói:

- Cần phải có tổ chức, nếu không chúng to sẽ không giải quyết được việc gì cả!

- Thế cần phải giải quyết cái gì? – Svetlana hỏi.

- Im nào! Đưng fnói nữa nào! Tôi đề nghị từng người lần lượt nói.

- Trước tiên tôi đặt câu hỏi đã, - Catia chen vào – Valia, Clara, hai bạn đều làm điều đó để làm gì?

- Thế còn Ania nói để làm gì? – Valia hét lên – Để làm gì? Việc gì đến bạn ấy! Ai nắm lưỡi bạn ấy kéo ra cơ chứ?...

- Thế ai cho phéo bạn cái quyền đối xử với thầy giáo mới như vậy? Đây là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy thầy… - Ania nói một cách gay gắt, mặt tái đi vì tức giận.

- Thế còn bạn mách lẻo để làm gì? – Larisa hỏi.

- Đó không phải là sự mách lẻo, - Catia lại chen vào – Bạn ấy đã vạch mặt trước đông đủ mọi người một cách thẳng thắn và trung thực… Tôi cũng định nói!

- Các bạn ơi, đừng cãi nhau nữa… - Lida Versinina định giảng hòa các bạn, nhưng chẳng ai thèm để ý đến lời của cô cả.

Lớp lại bắt đầu ồn ào.

- Định tâng công chứ gì! Đồ nịnh hót! – Valia thét lên.

- Cái gì cơ? Ai cho phép mày!

- Đúng thế! Đúng thế! Đó là sự phản bội bạn bè.

- Đúng thế! Mày là đồ phản bội, đồ mách lẻo!

Nghe những lời sỉ nhục đó mặt Ania trắng nhợt. Cô cắn chặt môi đến đau nhói và không còn tự chủ được nữa, chạy lại gần Valia tát vào mặt cô ta.

- Ania, bình tĩnh lại! Bạn làm gì đó! Điên rồi à? – Jenia chạy vội lại chỗ Ania.

Cô ôm ngang lưng Ania, cùng với Svetlana kéo bạn đến một góc lớp.

Valia đưa mắt nhìn quanh một cách bất lực, những giọt nước mắt vì bị xúc phạm trào ra. Lấy tay che mặt lại, cô ta ngồi xuống bàn khóc nức nở.

- Ania, bạn đã làm một việc thiếu suy nghĩ. Bạn không biết ngượng à! – Jenia trách móc Ania.

- Ania nhìn về phía Valia một cách phẫn nộ và căm thù, lời lẽ của các bạn không lọt vào tai cô. Những ngón tay run run và khuôn mặt tái nhợt nói lên những gì đang xảy ra trong lòng cô.

- Chỉ thiếu mỗi điều đó nữa thôi! Phải đánh nhau mới được à?... Bạn thử nghĩ xem – Jenia tiếp tục. – Thật là nhục nhã! Đánh như vậy, bạn có chứng minh được điều gì không?

- Im đi Jenia! – Ania ngắt lời. – Minh sẽ không bao giờ tha thứ cho nó điều đó… Không bao giờ!

- Đó lại là một việc khác, - Jenia thở phào nhẹ nhõm trả lời và quay lại lớp.

Cả lớp đang tranh luận sôi nổi đến mức không còn nghe được một lời nào của ai nữa. Lớp trưởng vớ được chiếc thước kẻ trên bàn và gõ nhịp. Nhưng vô hiệu quả. Khi thấy không thể làm cho lớp im lặng, cô phẩy tay một cách bất lực.

Catia không tham gia tranh luận, cô đứng cạnh bàn giáo viên và xem xét những gì xảy ra xung quanh. Gần bảng tụ tập mấy bạn: Lida, Tamara, Nina Sarina, Larisa và Krưlova. Các bạn đang tranh luận, người nọ cướp lời người kia, nhưng Catia thấy ba người đầu đứng về phía Ania, còn hai người sau thì phản đối. Gần cửa, mấy bạn: Tania, Nina Cosinscaia và Clara đang túm tụm lại. Rõ ràng là hai bạn kia đang tranh luận với Clara, còn Clara thì lắc đầu lia lịa và ra hiệu không tán thành.

Jenia ngồi lại gần Belova đang nức nở và bắt đầu an ủi cô ta:

- Valia, sao bạn lại khóc ầm lên thế? Thiếu gì việc không hay xảy ra trong cuộc sống! Dĩ nhiên là Ania có lỗi, cô ấy phải xin lỗi bạn… Mình tin là Ania sẽ xin lỗi và nhận lỗi về phần mình và nhất định sẽ … xin lỗi! Còn khóc thì chả nên tí nào, chỉ tỏ ra là mình yếu đuối thôi.

- Thế nó mách lẻo để làm gì cơ chứ? Chẳng lẽ như thế là tỏ tình bạn hữu với nhau ư?

- Đó là vấn đề khác… Đừng có nhầm lẫn những vấn đề khác nhau như thế! Trong trường hợp đầu thì Ania đúng, trong trường hợp sau bạn ấy có lỗi!

Valia ngồi thẳng dậy và ngạc nhiên nhìn cô lớp trưởng:

- Đúng là thế nào? Nghĩa là bạn đồng ý với Ania á?

- Gượm hẵng! Đừng có nổi nóng lên như vậy! Tôi không định tranh cãi với bạn. – Jenia tránh câu trả lời thẳng. _ Hãy bình tĩnh lại đã… Hôm nay là một ngày điên rồi hay sao ấy!

- Không bạn hãy trả lời.. Nó mách lẻo mà là đúng ư?

- Khiếp, bạn dùng từ chả hợp tí nào…

- Từ thì dính dáng gì vào đây! Nói đi – Valia dồn ép – Nói thật xem nào!

- Đúng. Trong vấn đề thứ nhất, Ania đã hành động đúng, nhưng đánh nhau thì cô ấy không có quyền.

- Thế thì cút khỏi đây ngay! - Và Valia lại gục mặt vào đôi bàn tay.

Về cái tát thì các bạn nói ít thôi. Mọi người lo lắng nhất là vấn đề Ania đã vạch mặt Valia có phải Ania đã hành động đúng không? Về vấn đề này thì ý kiến không thống nhất.

Khi sự ồn ào tắt dần, Tamara Krapchenco cố lái câu chuyện sang đề tài khác. Cô nói với giọng đầy tự tin:

- Các bạn ơi, nghe tôi nói đây này, thầy giáo chủ nhiệm của chúng ta sẽ được việc lắm đấy. Chúng mình cũng cần phải khách quan chứ. Thầy sẽ dạy hay đấy. Để rồi các bạn xem!

Valia không thể dằn lòng được thốt lên:

- Bạn đã mê tít rồi à? – Cô kêu lên giọng đầy nước mắt.

- Còn bạn, tố hơn hết là đừng nói gì! Xé to chuyện ra làm lấp cả thế giới đấy! - Tamara cáu kỉnh trả lời.

- Lại cái gì nữa đấy? Thôi đi các bạn, không đwcj cãi vã nữa – Jenia ngăn ngừa một vụ tranh cãi mới có thể xảy ra.

- Tôi không việc gì phải cãi nhau. Cứ làm như tôi cần cô ta lắm ấy!

- Ôi, các bạn ơi! Mình chẳng thích thế này một tí nào! - Lida nói.

- Thì sao? Bọn mình tranh luận! Thầy giáo mới ở đâu đến, bảo không định giáo dục chúng ta, nhưng ngay lập tức ông vội vàng tra hỏi chúng ta về ngành nghề… Tìm thấy được một bọn ngu ngốc mà lại! – Clara nói và phá lên cười.

- Đúng thật, các bạn ơi, cứ nghĩ mà xem! - Larisa vỗ ta kêu. – Từ đầu mình không hiểu gì cả… Ông ấy đã coi chúng mình là một lũ con nít ngốc nghếch.

Câu chuyện trở nên rôm rả.

Catia vẫn đứng gần bàn giáo viên và lặng lẽ nghe các bạn. Cô hiểu rằng lớp đã chia làm hai phe và đa số đứng về phe Ania. Những bạn gái đứng đắn và tốt nhất, điềm tĩnh nhất tán thành hành động của Ania và không chú ý lắm đến cái tát của Ania. Nhưng Catia lại cảm thấy tức là không biết tại sao Ania lại nhảy bổ vào đánh nhau! Thật là chẳng tự kiềm chế một chút nào cả …

- Thầy rất giầu kinh nghiệm, các bạn ạ. Ngay từ đầu đã thấy rõ điều đó, - Lida nói.

- Thầy cho ta một bữa no nê… - Rita giả vờ đồng ý với giọng mỉa mai.

- Thế nào là “no nê” cơ? – Nina Sarina vặn hỏi – Bạn nghĩ là ai cũng như cô Di-nốt-ca sẽ xoa đầu chúng ta khen ngoan ư?

- Thầy nói hay quá! Rất đơn giản và thuyết phục – Svetlana nói.

- Chả hiểu sao các bạn quá lời khen ngợi như vậy! – Clara phản đối. – Ông ấy nói những điều ai cũng biết. Có cái gì mới nào? Thí dụ tớ thì biết hết những điều đó từ lâu!

- Biết, nhưng không hiểu.

- Và bây giờ cũng chẳng hiểu gì hơn!

Trong giờ giải lao, đúng ra mọi người phải ra hành lang đi dạo, nhưng các cô học sinh sắp tốt nghiệp phổ thông này ít khi tôn trọng quy định đó. Các em thường ngồi ở bàn ôn lại bài của giờ học sau, hoặc tụ tập thành nhóm để thảo luận về một cuốn phim hay vở kịch nào đó và có khi những cuộc tranh luận trở nên quá gay gắt, lúc đó lớp trưởng đành túm tóc từng bạn lôi đi.

Vụ cãi nhau giữa Valia và Ania và sau đó cuộc tranh luận về người thầy mới đã hấp dẫn Jenia làm em quên mất nhiệm vụ lớp trưởng. Nhưng rồi em chợt nhớ ra.

- Im nào! Chú ý! – Jenia kêu lên, giọng lanh lảnh – Ai trực nhật mở cửa sổ ra! Không được tranh luận nữa! Muốn thì ra hành lang mà tranh luận.

Cô gái trực nhật leo lện bệ cửa và mở cánh cửa sổ con. Một luồng không khí mùa thu trong lành len vào phòng. Các em vội vàng vơ mấy quyển sách giáo khoa, nhanh nhẹn ra khỏi lớp.

Valia vẫn lấy khăn mùi soa che mặt, bước vội về phía nhà ắm rửa mặt.

Nước mắt ở trường nữ không phải là một hiện tượng hiếm hoi, và không một ai trong số những người đang dạo ở hành lang để ý đến cô ta.

Ania đi ra cùng với Svetlana, Nadia và Catia. Jenia đến nhập bọn với họ.

- Không, mình sẽ không bao giờ tha thứ cho nó. – Ania nói dứt khoát nhưng không còn giận dữ nữa. – Nó phải chịu trách nhiệm về lời nói của nó chứ.

- Ania, hãy cao thượng hơn nữa! Sự bực bội của cá nhân…

- Đó không phải là bực bội cá nhân đâu, Svetlana… Bạn hãy nghĩ kỹ xem… và sẽ tự hiểu. Vấn đề ở đây còn quan trọng hơn nhiều…

- Còn mình nghĩ là không nên việc bé xé ra to. Có đúng không, Catia? Bạn là bí thư chi đoàn, bạn trả lời đi! – Jenia cố ép.

Cạnh Valia Belova tụ tập một nhóm các bạn thông cảm với cô ta.

- Mình như bạn mình sẽ đến gặp cô hiệu trưởng Natalia Zakharovna và kể hết cho cô ấy nghe. Cô ấy sẽ làm sáng tỏ vấn đề và Ania sẽ bị một trận cho xem, - Larisa góp ý kiến.

- Vớ vẩn! – Rita phản đối – chẳng cần đi đâu cả. Cứ để xem, rồi sẽ ra sao.

- Không, về cái tát thì cần nghĩ xem – Clara nói một cách đúng đắn – Bạn có thể khiếu nại lên khu đoàn Komsomol, và nó sẽ bị một vố cho xem. Có thể người ta đuổi ra khỏi Đòan cũng nên chứ lại.

- Đúng rồi! Bạn lại không phải là đoàn viên nữa. Nó có quyền gì… - Larisa bắt đầu.

- Thế nếu là đoàn viên thì cho tha hồ tát vào mặt à? – Clara cắt ngang.

- Không, nhưng dù sao thì…

- Bạn nên nghĩ kỹ rồi hãy nói nhé!

- Gượm đã, các bạn ơi! Không cần thiết phải khiếu nại đi đâu cả, - Rita nói – Bạn phải giữ đúng nguyên tắc. Chúng ta sẽ lên án Ania về tội tố cáo bạn… Còn chúng ta định sẽ làm gì? Việc cái tát sẽ phân xử ở lớp. Gớm chưa, cái tát thì có gì! Ngày nào bọn con trai chả đánh nhau – mà không sao cả… Ania nóng tính thôi!

- Đó không phải là sự biện bạch.

- Đây chẳng ai biện bạch cho ai cả.

Lida, Nina Sarina và Tamara, khoác tay nhau, chậm rãi đi dạo dọc hành lang.

- Các bạn ạ, ở lớp chúng mình xảy ra chuyện mà không thể cứu chữa được… - Lida buồn bã nói.

- Không có gì đáng sợ cả. rồi sẽ đâu vào đấy.

- Tamara, bạn nhầm rồi! - Nina phản đối – Mình tán thành với Lida. Bây giờ thì hết phương cứu chữa, hai bạn ấy sẽ không bao giờ làm lành với nhau đâu!

- Ai không làm lành cơ? – Tamara ngạc nhiên.

- Nếu Valia tha lỗi thì Ania cũng không đời nào làm lành, - Lida nói một cách chắc chắn.

- Các bạn chưa biết Ania đó thôi! Tôi sẽ nhận trách nhiệm bỏa nó!

- Trách nhiệm không quá nặng đấy chứ?

- Rồi sẽ rõ! – Tamara nói một cách tự tin và không gác việc sang hôm khác, cô vội vã đi tìm Ania

Đã có 85 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Yến Lan bi bô...

HỌ KHÔNG LÀM LÀNH VỚI NHAU

Thật khó nhận ra lỗi của mình khi trong lòng chưa nguôi giận và vẫn còn bực vì bị xúc phạm! Và thậm chí có khi nhờ sự thuyết phục chân thành của các bạn, tự bản thân mình cũng thấy là có lỗi, nhưng không thể đủ nghị lực và dũng cảm để nhận lỗi trước mặt mọi người.
Ania không hề cảm thấy hối hận về hành động của mình. Cô sẽ không bao giờ chịu nhân nhượng nếu không có Catia Ivanova, Tamara Krapchenco và Jenia Smirnova - bộ ba được trao trách nhiệm giáo dục lớp - chứng minh cho cô rõ như hai với hai là bốn rằng hành động của cô không những đã làm nhục tập thể Komsomol của lớp và của trường, mà còn làm mất uy tín Đoàn thanh niên Komsomol nói chung. Họ biết tính hay tự ái, nhưng trung thực và kiên nghị của Ania, nên đã đưa ra những thí dụ làm cho Ania có đủ nghị lực nhận lỗi trước lớp.
Sau hồi kẻng, khi các bạn tập truing đầy đủ ở lớp, Ania lên chỗ bàn giáo viên, bằng một giọng xúc động khẽ nói:
- Các bạn ơi, chú ý một phút nào!...Tôi muốn nói là hành động của tôi đã hạ thấp…danh dự của người đoàn viên Komsomol và không còn từ nào để gọi…
Ania im bặt, cô có cảm giác như cô không đủ sức để nói thêm một từ nào nữa. Nhưng bắt gặp cái nhìn khích lệ của Catia, cô thở mạnh và nói một cách rắn rỏi:
- Tôi hiểu lỗi của tôi…rất hối hận …và trước mặt tất cả các bạn, tôi muốn xin lỗi bạn Valia mong bạn ấy tha lỗi cho tôi.
Valia nhìn tòan lớp với nụ cười đắc thắng, cô đứng dậy:
- Có nghĩa là tôi đã làm đúng! Bạn không hành động theo tình bạn hữu!
- Không, tôi nhận vì đã tát bạn…
- Nhưng bạn tát tôi vì tôi gọi bạn là đồ mách lẻo cơ mà!
- Đúng, nhưng tôi chỉ hối hận về việc đã tát bạn! còn thái độ của bạn đối với thầy Constantin Serghevich - đó là một việc đáng xấu hổ…một cách cư xử…
- Bạn định xin lỗi hay cãi nhau đấy? – Valia ngắt lời
Câu chuyện rõ là đã kéo dài, Jenia thập thò ở cửa để báo hiệu khi nào thầy đến. những em khác im lặng nghe.
- Thôi đi, đừng có mà định họp quốc hội ở đây nữa - Jenia kêu lên - Tôi cấm các bạn cãi nhau đấy, hôm nay như vậy là đủ quá rồi!
- Im nào! - Tamara nói như ra lệnh - Để yên cho bạn ấy xin lỗi, đừng có quấy rối nữa!
- Còn xin lỗi gì nữa khi cô ta cho là mình phải! – Valia nói một cách khinh bỉ.

Yến Lan bi bô...

- Thôi đi, đừng có giả vờ đần độn nữa! – Tamara nổi cáu - Bạn ấy xin lỗi vì đã tát vào mặt bạn. chỉ có vậy thôi. Bạn có tha lỗi cho bạn ấy không thì nói!
- Tôi không thể tha lỗi khi cô ta cho rằng mình không có lỗi! - Valia bướng bỉnh trả lời.
- Thế thì giữ lấy cái tát làm kỷ niệm vậy - Tamara gắt - Đấy là việc của bạn!
- Đúng rồi – Xvetlana xen vào - Nếu bạn ấy không muốn tha lỗi thì chúng ta tha lỗi. Ania đã tìm thầy nghị lực nhận lỗi, như vậy là tốt, là đúng phẩm giá người đoàn viên Komsomol! Có đúng không các bạn?
Để trả lời câu hỏi, cả lớp la hét ầm ĩ, nhưng Jenia đã dẹp ngay được.
- Cô giáo đến rồi kìa. Im nào! – Em vừa kêu lên vừa về chỗ
Cô Anna Vaxilievna, giống như mọi khi, nhanh nhẹn bước vào lớp, cô vẫy tay ra hiệu “Các em ngồi xuống”, và ngồi vào bàn. Cô vội vàng mở sổ điểm, nhưng sực nhớ điều gì, cô ngả người tựa vào lưng ghế, chăm chú nhìn các em học sinh. Cả lớp hồi hộp nhìn cô giáo sử chờ đợi. Chắc cô lại sắp nói “Gập sách giáo khoa lại” hoặc “Lấy vở ra”, hoặc lấy ngón tay dò theo danh sách tên học sinh trong sổ điểm, từ trên xuống dưới và ngược lên.
- Thế nào, run à?
- Ôi! Chúng em run quá!...Nina Sarina thú nhận
Mỗi khi ngón tay cô Anna dò theo danh sách, Nadia nắm chặt lấy thành ghế hoặc quay chiếc cặp sách, hoặc bấu chặt lấy áo bạn. Rất tiếc là thủ thuật đó không giúp ích gì cho em và cô Anna thường gọi Nadia lên đọc bài đúng lúc mà em đang bấu chặt một vật gì đó. Dù sợ như vậy nhưng học sinh rất quý cô giáo Anna vì cô chân tình và công bằng, vì cô biết cách giảng bài sinh động và hấp dẫn. Trong giờ học có chăng chỉ có tania là có thể ngủ gật, bới tania có biệt tài là có thể ngủ bất cứ lúc nào và ở đâu.
- Hình như có thể chúc mừng các em thì phải?
- Nhân dịp gì ạ?
- Nhân dịo các em có thầy giáo chủ nhiệm mới và thầy dạy văn.
- Chúng em cũng chưa có gì đáng để mừng lắm ạ - Clara trả lời.
- Tôi cần phải nói với các em rằng tôi biểt thầy Constantin Sergheevich từ lâu. Nếu các em chiếm được lòng tin của thầy thì các em sẽ không phải hối tiếc…Đúng thế…Còn bây giờ - gập sách lại.
Có những lúc Catia khó khăn lắm mới giữ cho khỏi bật cười và đúng vào những giờ phúc trang nghiêm nhất, đôi mắt em lại ánh lên nụ cười không đúng lúc. “Thế nào, con nuốt được cơn buồn cười rồi à?” - bố em thường hỏi như vậy mỗi khi thấy đôi mắt con gái ánh lên vui vẻ và miệng em cố giữ một nụ cười sắp bật ra vô duyên cớ.
Bây giờ cũng vậy. Liếc nhìn các bàn, Catia cố gắng ghìm mình lại mới khỏi phì cười. Kìa, Tania đang ngồi chăm chú nhìn cô giáo không chớp mắt. Thế mà không buồn cười à? Catia vốn biết Tania thường ngủ mắt vẫn mở to như vậy. Còn Nina Cosinscaia nghe bạn trả lời, dẩu môi ra, trông mặt nó như đang ở giây phút quyết định sự sống còn của đời mình. Lida thì lơ đễnh, mơ mộng nhìn đâu đâu ấy. Tamara ngồi tựa lưng vào ghế như sắp húc ai ấy. Xvetlana ngồi thế nào mà bím tóc lại nằm gọn ở bàn sau, giá có bọn con trai thì thế nào chúng cũng buộc chặt vào bàn…

Yến Lan bi bô...

- Rita Crưlova lên bảng! - Giọng cô giáo kéo Catia về với thực tại.
Rita hất đầu một cái, theo thói quen kéo áo cho ngay ngắn, miễn cưỡng lên bảng.
“Biết đâu bạn ấy lại chẳng bắt đầu hát thay cho câu trả lời” - bất thình lình Catia có ý nghĩ đó và em hình dung ra cảnh tượng ấy rất rõ nét. Rita quay mặt về phía cô giáo, cất tiếng đằng hắng rồi tay trái đặt lên ngực, mắt nhìn lên trần nhà và bắt đầu với giọng lanh lảnh; “Chim hải âu dũng cảm bay lượn trên những con sóng bạc đầu…” Sự tưởng tượng của Catia vẽ ra trước mặt đôi mắt mở to đầy kinh ngạc của cô Anna Vaxilievna…và em lấy tay che miệng, gục xuống cho tiếng cười khỏi bật ra.
Mười - mười lăm phút trôi qua, “cơn buồn cười” cũng biến mất, tất cả mọi thứ lại trở nên bình thường và tẻ nhạt.
Catia có một nhược điểm mà em biết rất rõ và lấy hết “sức lực yếu đuối” của mình ra để hkắc phục – em mắc phải bệnh lười biếng. Lẽ ra Catia có thể học xuất sắc, nhưng em chỉ học trung bình thôi. Không có đủ nghị lực để thắng nổi cơn lười. Em chỉ hăng hái làm những công việc mà em thích, còn những cái khác là phải “đem hết sừc bình sinh” mới làm được, giống như bố em vẫn thường nói.
Catia không có bạn thật thân, nhưng em rất quý Anin, Jenia, Xvetlana và Nina Sarina. Còn Valia, Raia và Rita thì em ghét. Đối với các bạn khác, em có quan hệ bạn bè tốt. Năm nay là năm thứ hai em làm bí thư chi đoàn của lớp.
Vụ cãi nhau giữa Ania và Valia không làm cho Catia lo lắng mấy, hơn nữa, Ania đã xin lỗi Valia rồi, có nghĩa là vấn đề đã được giải quyết. Catia tin chắc rằng sẽ không có bạn nào dám “vạch áo cho người xem lưng” cả. Những năm cuối này biết bao là việc xảy ra giữa các học sinh với nhau, mà thậm chí cô giáo chủ nhiệm Zinaiđa Dmitrievna còn không biết, huống chi các thầy cô khác. Các bạn đã biết giữ bí mật…
Cô Anna Vaxilievna ra bài và bắt đầu giảng. Cô giáo nói dõng dạc, rõ ràng, nhấn mạnh từng câu rành rọt, nhưng Catia vẫn không tập trung được. Cô nói về cuộc cải cách Xta-lư-pin sau khi cuộc cách mạng thứ nhất của nước Nga bị thất bại, nhưng không biết sao trong đầu Catia tự nhiên hiện lên con số 70 triệu đê-xa-chin (đê-xa-chin là đơn vị đo lường cổ của Nga, tương đương 1,09 héc-ta). Catia cố hình dung ra khoảng đất đó: “Trên mảnh đất rộng 10 triệu dê-xa-chin người ta xây dựng được bao nhiêu thành phố Leningrad?”. Ngồi chống cằm vào bàn tay nắm lại và mải suy nghĩ miên man, Catia nhìn chằm chằm vào góc lớp.
- Ivanova Ecaterina! Em thả hồn bay đi đâu thế? - Bất thình lình cô Anna hỏi.
- Thưa cô, em chắng thả đi đâu cả ạ - Catia đứng dậy trả lời.
- Tôi thấy hình như em lượn lờ trên chín tầng mây thì phải. Em ngồi xuống và chú ý nghe giảng. Ngày mai tôi sẽ hỏi bài em.

Yến Lan bi bô...

SVETLANA
Suốt chiều ngày hôm ấy, Svetlana Ivanova ở trong tâm trạng không vui. Vụ cãi nhau của các bạn ở lớp đã làm cô buồn chán, chưa bao giờ trong cái tập thể hòa thuận này lại xảy ra chuyện tương tư. Cô tán thành hành động của Ania và bực tức vì cách xử sự của Valia, nhưng dù sao những việc xảy ra sau đó cũng đè nặng tâm hồn cô.
Dù có những việc không vui ở lớp, Svetlana vẫn về nhà với tâm trạng vui vẻ. Thứ nhất, là cô được điểm năm về môn lượng giác. Thứ hai, là hôm nay a Igor sẽ về. Thứ ba, cũng có thể bởi vì những ngày cuối trời ấm áp, có gió bắc và tất cả mọi thứ báo hiệu mùa đông sắp đến. Như một cô gái miền bắc chính cống, Svetlana không sợ lạnh và rất yêu thích mùa đông. Không có nơi nào cô vui vẻ nghịch ngợm như ở sân trượt băng. Đó là môn thể thao duy nhất mà cô yêu thích.
Svetlana sóng với mẹ và em trai ở tầng thứ nhất của một ngôi nhà lớn. Em Pechia ở trường về đang ngồi làm bài, chạy ra mở cửa cho chị
-Em đã ăn trưa chưa, Pechia? – Svetlana hỏi.
-Em biết lấy ở đâu mà ăn! – Pechia trả lời có vẻ bực.
-Được rồi, để chị hâm ngay xúp cho em…
Hai năm gần đây sức khỏe của mẹ bị sút hẳn và Svetlana phải đảm đang hết việc nhà: mua thực phẩm bằng tem phiếu, giặt giũ, lau sàn, vá mạng quần áo và khâu những thứ lặt vặt – tất cả những việc đó trút hết lên vai cô. Svetlana không chán nản, cô vui lòng làm hết mọi việc và cũng chẳng hình dung được một cuộc sống khác thế. Svetlana sống với mẹ như với người bạn gái lớn tuổi, cô yêu quý và thương xót mẹ đến chảy nước mắt. Cô biết rất rõ rằng, mẹ cô đã tàn tạ, suy nhược đi như vậy là vì cố gắng nuôi cho con đến ngày khôn lớn. Ngày đó cũng không còn xa nữa. Anh I-go sắp tốt nghiệp trường cao đẳng quân sự Hàng hải và sẽ giải phóng mẹ khỏi công việc lao động nặng nhọc. Sau anh là Svetlana và tiếp theo là em Pechia cũng sẽ thành người, lúc đó mấy anh em sẽ quây quần bên mẹ, chăm sóc và yêu quí mẹ.
Thay quần áo xong, Svetlana bắt tay ngay vào việc. Cô bắc nồi lên hâm thức ăn, quay vào phòng cô thấy Pechia đang cầm trong tay chiếc áo măng tô.
-Chị Svetlana đính cúc áo hộ em với! Hai chiếc cúc bị đứt làm rách cả vải rồi.
-Em làm đứt ở đâu thế này?
-Thằng Gien-ca túm lấy… mà chỉ lại mục…
-Ôi, em thật chán! – Svetlana nói đầy vẻ trách móc rồi cầm lấy áo vá cho em và đính cúc.
Khi mẹ đi làm về, áo măng tô đã được treo đúng chỗ, hai chị em đang ngồi ở bàn ăn xúp đậu với bánh mì. Bà ngồi xuống với các con, ăn xong bà nằm nghỉ, Pechia đến nhà bạn.
Thu dọn bát đĩa, rửa xong, Svetlana nhìn lên đồng hồ treo tường. Đã sáu giờ tối. Đến giờ làm bài rồi.

Yến Lan bi bô...

-Sveta, có gì mới không con? – Bà Ecaterina Andreevna hỏi
-May quá, suýt nữa con quên! Lớp con có thầy giáo mới. Trong lớp hôm nay xảy ra một chuyện thật là, một chuyện…
Svetlana ngồi ghé lên giường, kể cho mẹ nghe về thầy Constantin Sergheevich, về chuyện bạn Valia và Clara “chơi khăm” thầy, về câu chuyện đã kết thúc như thế nào.
Trời ơi! Sao các con lại trẻ con đến thế, mẹ thở dài – Trong đầu chỉ có gió thổi (Ý nói chưa biết suy nghĩ)
Svetlana ngồi học bài độ hơn một tiếng đồng hồ thì có tiếng gõ vào cửa sổ.
Cô gái chạy ra mở cửa.
Ngòai sân một anh thủy thủ tầm thước mặc quân phục học viên màu đen với những chiếc cúc vàng và mấy đường chỉ bạc hình cánh én ở cửa tay. Đứng cạnh anh là Elecxei Ermolaev cũng trong bộ quân phục như thế.
Cứ mỗi khi Svetlana đợi anh về thì trong bụng cô lại nghĩ về Alecxei. Cô muốn anh ấy đến, nhưng mỗi khi gặp anh không biết sao cô mất tự chủ và không biết nói gì. Có thể, đó là do anh ấy? Giá gì anh bắt đầu một câu chuyện vui đùa nào đó – có phải cô thấy dễ chịu hơn không. Nhưng anh Aliosa ít lời hay ngượng lại chỉ im lặng. Tuy vậy những câu nói hiếm hoi góp vào câu chuyện hoặc những nhận xét của anh đã làm cho người ta hiểu anh là một người thông minh và để tâm tới mọi việc.
-A, em không đợi hả! Thé mà bọn anh về đón em đay! Mẹ ngủ à? – Igor thì thầm hỏi. – Mặc áo đi ngay thôi!
-Đi đâu hả anh?
-Đi xem hát. Cấp trên gửi vé đến cho.
-Chả biết em có đi được không… Em còn phải làm bài…
-Không có lôi thôi gì cả! Nhanh lên! Cho 7 phút rưỡi để mặc quần áo. Hãy hòan thành nhiệm vụ!
Igor rón rén đến gần mẹ trong khi mẹ đang vờ ngủ, cúi xuống hôn vào trán mẹ. Mẹ mở mắt ra và tươi cười ôm lấy cổ con trai.
-Chào con, Igor-riok!
-Hay mẹ đi xem cùng với chúng con nhé?
-Mẹ không đi đâu cả.
-Thế thì mẹ ngủ đi. Mọi việc của con đều tốt đẹp cả mẹ ạ. Không có gì mới
-Chào cháu Aliosa. Bác xin lỗi là nằm trên giường.
-Ôi, bác cứ nằm nghỉ, mặc cháu ạ!
Trong khi đó Svetlana đã kịp vơ vội chiếc áo để mặc vào những ngày lễ và chạy vào bếp thay. Khi quay lại thì mặt cô ửng hồng, chiếc áo của cô may bằng loại vải rẻ tiền nhưng rất hợp với cô.

Yến Lan bi bô...

-Ôi, em Sveta Svechetca! – Igor nói với nụ cười đầy tự hào, - Mẹ trông cô ấy lớn ghê không?...
Khoác tay em gái đi ngoài phố, Igor nói thầm với cô
-Em là con lọ elm của anh… Còn bên cạnh là hoàng tử!
Câu nói ấy làm cho tái tim Svetlana như thắt lại và cô có cảm giác nghẹt thở. Cô liếc nhìn Aliosa đang đi bên cạnh, khi biết anh ấy không nghe thấy gì, cô nghiêm khắc khẽ bảo anh:
-Igor, nếu anh không chấm dứt ngay đi thf em sẽ bỏ về đấy.
Igor đã nhiều lần đùa như thế. Anh thấy thích thú khi làm cho em gái thẹm, còn cô thì chả bao giờ giận anh được lâu.
Ở hành lang sáng choang của câu lạc bộ văn hóa, dòng người ăn mặc lịch sự đang dạo chơi. Dòng người cứ đi vòng quanh theo hành lang này làm cho Svetlana nhớ đến hành lang của trường học trong giờ ra chơi. Chỉ khác ở chỗ là ở đây không ai quy định cả mà vẫn trật tự, không ai chen, đuổi, làm vướng chân ai cả.
Mấy bạn trẻ đứng cạnh một tấm bản đồ lớn, nơi có nhưng bóng đèn nhỏ xíu lấp lánh đáu dấu những khu xây dựng mới của kế hoạch năm năm một vài phút rồi họ cùng nhập vào dòng người đang dạo chơi.
-Sveta, em có thấy người ta đang dán mắt vào em không? – bất thình lình Igor hỏi, hất đầu chỉ về phía người đi lại.
-Anh điên rồi à? Đó là họ nhìn những chiếc cúc vàng của các anh đấy chứ…
-Đừng có khiêm tốn nữa em ạ! Ngẩng cao đầu lên nào.
-Hôm nay anh làm sao ấy anh Igor ạ!
-Đúng rồi! Đúng là có một việc hệ trọng xảy ra… Anh đã yêu, em Sveta ạ!
-Thôi, anh đừng nói nhảm nữa!
-Giá như lúc đó chỉ là những điều nhảm nhí! Tôi bị mất hồn rồi!
-Anh kịp yêu vào lúc nào vậy?
-Để làm điều đó chỉ cần một tích tắc. nhìn thấy, thế là sẵn sàng: Chìm nghỉ xuống đáy.
-Thế bây giờ anh làm thế nào?
-Anh làm gì ấy à? – Igor hỏi lại. – Anh sẽ lang thang dưới các cửa sổ, sẽ đánh đàn ghi ta, rên rỉ và làm thơ.
-Và sẽ bỏ học! – Aliosa tiếp theo với giọng khổ sở như Igor.
-Không, cái đó thì không được! Thế sao anh bạn lại không bỏ học?
Nghe câu cuối cùng tim cô gái đập rộn lên. Nhưng làm ra vẻ không để ý đến những lời đó, cô mỉm cười và hỏi Igor.
-Thế cô ấy là ai? – Nếu anh không giữ bí mật?
-Khổ nhất là anh lại không biết cô ta là ai mới chết chứ. “Tôi không biết tên em là gì” – Igor khẽ hát – và thậm chí không biết cô ta ở khu nào nữa cơ. Ngay trước mũi anh, cô ta ngồi vào xe và biến mất cùng với một cụ già.

Yến Lan bi bô...

Một hồi chuông vang lên lanh lảnh. Cả dòng người kéo nhau vào phòng xem hát.
Svetlana về nhà muộn và ngồi ngay vào làm bài. Nhưng mở quyển sách giáo khoa hóa học ra, cô ngồi thẫn thờ nhìn ra khung cửa sổ.
“Cái xác sống” (vở kịch của Lev Tolstoi) đã đem lại cho Svetlana một ấn tượng sâu sắc. Ở trường người ta dạy phân tích bất cứa tác phẩm văn học nào, nhưng hôm nay cô không muốn làm điều đó. Cô không định phân tích nội dung tư tưởng, hành động của nhân vật, thời đại, ngôn ngữ… Cô chỉ xem người ta đang sống, đau khổ làm phiềm nhau như thế nào thôi. Cô thông cảm với Masa, cô gái Zigan, thương anh Fedia Protaxov và cô Lida, và cả Karenin nữa.
Cảm xúc nặng nề đó vẫn không rời bỏ cô gái cả trong giờ nghỉ. Vở kịch cũng làm cho Igor có tâm trạng như vậy. Sau khi xem hát, anh tiễn em gái về nhà rồi cùng với Aliosa về học viện.
Trong gia đình của Svetlana Ivanova không bao giờ nhắc đến bố, và nếu có ai hỏi, thì họ đều trả lời rằng bố đã chết. Nhưng đó không phải là sự thật. Cách đây mười năm, bố đã bỏ đi và không về nữa. Ông bỏ mặc gia đình con cái cho số phận. Bây giờ ông còn sống không – chả ai biết. Igor cho rằng bố đã hy sinh ở chiến trường. Ít nhất thì anh cũng muốn thế. Còn sv không biết tại sao có cảm giác là bố vẫn còn sống.
… Tiếng kim đồng hồ chạy đều đều kêu tích tắc, nhưng Svetlana vẫn không thoát khỏi tình trạng suy nghĩ miên man. Cô nghĩ đến ngày hôm nay. Cô nhớ lại lời đùa của anh Igor về cô lọ lem và chàng hoàng tử. Trong lòng cô lại thấy giận anh. Sao anh lại có thể đùa những việc như vậy? Thậm chí anh còn không biết rằng anh đã làm cho cô tủi thân và trong trí cô lại vang lên giọng nói của thầy giáo mới: “Thế còn em, đã có quyết định gì chưa, Svetlana?” Nghề nghiệp… Không biết có cần nghĩ đến điều đó không? Mình sẽ làm việc và học hàm thụ vậy.
Trước mắt cô, những hình ảnh không rõ ràng hiện lên, lượn đi lượn lại, những ý nghĩ rối bời, ngổn ngang trong đầu cô.
Ngoài cửa sổ có tiếng còi ô tô vang lên đưa cô về với thực tại. Cô hất mạnh mái tóc và bắt đầu học bài.

Yến Lan bi bô...

TANIA ACXENOVA

- Chị Tania ơi, dậy đi, chị Tania…Chị Tania! Nào, dâỵ ngay đi thôi! chị Tania ơi! - Cậu em trai lên 7 tuổi của Tania gọi cô dậy. Cậu đã mặc xong quần áo và chuẩn bị sẵn sàng để đến trường - Chị Tania ơi! Chị coi chừng chứ bố mắng đấy. Nào, dậy đi!
- Cái gì thế? Em cần gì đấy, Sura?
- Đến giờ dậy rồi kìa.
- Mấy giờ rồi hả em?
- Hơn 8 giờ rồi đấy…
- Ôi chết rồi - Cô gái cáu kỉnh kêu lên nhưng mắt vẫn không mở ra được - Tôi ốm rồi hay sao thế này?
Nhưng thằng bé vào phòng không phải chỉ để đánh thức chị, hình như em có điều gì băn khoăn. Khi nhìn thấy Tania đã mở mắt ra, em vội hỏi:
- Chị Tania ơi, nếu một vị tướng cưỡi bánh xe đi ngoài đường thì chú công an có phạt ông ta không?
- Vị tướng nằo? Cưỡi bánh xe nào?
- Cưỡi bánh xe của tàu điện í mà
- Ôi, sao em lại ngu thế? Vị tướng việc gì phải cưỡi bánh xe?
- Ừ, nhưng nếu ông ấy cứ cưỡi thì chú công an có thể phạt ông ấy không?
- Dĩ nhiên là được chứ. Thôi em để cho chị yên.
- Em cho là chú công an không thể phạt được vì ông ấy là một vị trướng còn chú ấy chỉ là công an thôi – chú bé quả quyết nói.
- Trời ơi, sao em còn dại thế! Bao giờ thì em mới khôn ra? Thôi đi đi để cho chị còn mặc quần áo.
Đuổi cậu em đi xong, Tania còn nằm thêm mấy giây nữa, mắt lơ đãng nhìn hòn bi mạ kền trên đầu giường, rồi tự nhiên vùng dậy như người phải bỏng. Cô vội vàng mặc áo như lính chữa cháy, vừa chạy vừa nhét vội vào mồn phần ăn sáng của cô.
- Tania, con lại dậy muộn à? - Bố cô hỏi, không biết ông đã xuất hiện ở cửa từ bao giờ. Ông mặc chiếc áo choàng sặc sỡ, xù xì và đi đôi giày vải bông mềm mại. Ông vừa cạo râu xong và chính vì vậy mà nhìn bộ râu cằm xén tỉa cẩn thận của ông người ta có cảm giác như râu giả dán vào. Ông bố cố gắng tỏ vẻ nghiêm nghị hỏi cô con gái:

Yến Lan bi bô...

- Tại sao con không đi ngủ đúng giờ?
- Con không thể làm bài trong khi nhà cửa ồn ào như thế được! Đành phải thức đêm vậy.
- Con bảo ồn ào sao?
- Nào máy quay đĩa, nào đài…Còn thằng Sura thì cứ đến quấn lấy hỏi những câu ngớ ngẩn.
Thế là giáo sư Andrei Acxenov không thể phản đối gì con gái được nữa. Cả ông và vợ ông đều là những người làm công tác nghiên cứu của viện và rất mến khách. Vì thế nên trong nhà thường ồn ào đến tận nửa đêm.
- Bố ơi, con đi đây! Chúc bố ngủ ngon nhé…À quên, chúc bố buổi sáng tốt đẹp.
Cô hôn vào má bố và chạy nhanh ra khỏi cửa. Không khí buổi sáng trong lành làm cho tania tỉnh ngủ hẳn và cô vội vàng nhanh bước, chân phải hơi nhảy lên, tay vung vẩy chiếc cặp sách. Cô rất thích những buổi dạo chơi từ nhà đến trường hàng ngày đó. Ngoài phố ít người đi lại, đại đa số là học sinh các lứa tuổi khác nhau đang tấp nập đến trường.
Tania nhớ lại ngày hôm qua, cuộc gặp gỡ đầu tiên với thầy giáo. Thày Constantin Serghevich nói đúng thật. tất cả thanh niên ghen tị với những thanh niên ở đội cận vệ ở Đôn-nét. Một số bạn gái đúng là có thử rèn luyện cơ thể và ý chí. Đốt tay trên ngọn nến, lấy kim chích vào các đầu ngón tay. Chính tania đã chứng kiến cảnh các em học sinh lớp 5 quây quần quanh một “nữ anh hùng” khi cô đưa tay cho bạn lâấ ngòi bút chích.
- Thế nào? Có đau không? - Mấy cô bé hỏi.
- Không, không đau chút nào! Không đau một tí nào cả! – Cô bé nói, cố gắng lắm mới giữ được nước mắt.
- Nói dối, đau nhưng bạn vẫn chịu được. Nào đưa tôi chích thử xem!
- Ứ, có mà bạn chọc thủng da à?
“Bọn ngốc - Tania nghĩ thế khi nhớ lại cảnh tượng trên - Sự đau đớn về thể xác có nghĩa lý gì cơ chứ, nếu người ta không biết họ phải chịu đựng vì mục đích gì?” Tania không biết trong đời cô, cô sẽ phải làm nên chiến công gì, nhưng cô luôn luôn chuẩn bị để làm việc đó

- Chào thầy CS ạ!
- Chào em, nếu tôi không nhầm thì em là Tania Acxenova!
- Vâng, đúng thế đấy ạ, thầy có trí nhớ thật tốt!
- Tôi cũng không phải than phiền về nó
Hai thầy trò lặng lẽ đi bên nhau. Tania liếc nhìn vóc người cao gầy của thầy và thấy khó chịu khi phải đi cạnh thầy. Nhỡ ra có bạn nào trông thấy thì khó mà tránh khỏi những cái nhìn xoi mói và những câu hỏi tò mò của chúng nó.
- Hôm qua em đọc gì Tania?
- Nhưng mà thầy sẽ không cười em chứ ạ? – Sau một phút ngập ngừng, cô hỏi
- Dĩ nhiên là không.
- Em đọc quyển Domino

Yến Lan bi bô...

- Của Seton Tomson à?
- Vâng ạ. Em lấy của em em và thế là mê mải đọc.
- Chẳng có gì là lạ cả, đó là một nhà văn tuyệt diệu, tinh tế!
- Vâng ạ, mọi vật đều được mô tả sinh động…
Dần dà câu chuyện trở nên rôm rả. Thực ra chỉ có mình Tania nói thôi, thầy giáo mới chỉ đặt câu hỏi, thỉnh thoảng nói lên vài nhận xét. CS là người biết nghe khi nói chuyện với người khác. Nói chuyện với những người như vậy rất thú vị. Ngay từ phút đầu bạn cảm thấy rất thoải mái và có cảm giác như người đang gnhe bạn là một người bạn cũ lâu ngày không gặp nhau, vì vậy mà bạn phải vội vàng kể lại cho anh ta nghe hết nữhng gì xảy ra trong thời gian đó.
Hai thầy trò chuyển dần câu chuyện sang đề tài trường học từ lúc nào không biết, và Tania suýt nữa đã lộ chuyện cãi vã giữa Ania và Valia cho thầy biết, nhưng sực nhớ ra, cô vội nín thinh. Về những việc riêng của các bạn cùng lớp không ai có quyền nói ra cho người nghe cả. Và nhất là những chuyện đó cần phải giấu thầy. Ai phá vỡ truyền thống đó bị coi như một tội pjạm không dung thứ được.
CS không hề ngạc nhiên khi thấy Tania đang nói chuyện huyên thuyên bỗng dừng lại giữa câu, lúng túng rồi im bặt.
- Thế là đã đến trường - thầy nói và làm như không để ý đến sự bối rối của Tania.
- Mở cánh cửa ra cho các học sinh nhỏ bước vào trước, thầy giáo và Tania lên cầu thang và chia tay nhau. Tania đi về phía có chỗ gửi áo khoác cho học sinh. Còn thầy giáo đi về phía dành cho các thầy cô giáo.
Còn mấy phút nữa mới đến kẻng, và Tania tưởng các bạn đã ở phòng thí nghiệm hoá rồi, nhưng cô đã nhầm. Trong lớp, mọi người đang tranh luận sôi nổi. Họ thảo luận hành động của Lida Versinina.
Một tuần trước đây, cô gái hẹn gặp gỡ một lúc với ba cậu con trai trong cùng một giờ ở ba góc khác nhau của ngã tư, còn mình thì đến góc thứ tư và khi biết mấy người kia đã đến chỗ hẹn, cô quay gót về nhà.
Tania không biết tại sao lại xảy ra câu chuyện đó, nhưng cô chăm chú lắng nghe.
Lida ngồi sau bàn và nhìn các bạn với cái nhìn giễu cợt. Chuyện hẹn hò tự nó xảy ra như vậy ngoài ý muốn của cô. Có 3 người gọi điện cho cô ta. Người đầu tiên là Volodia Izvecov. Lúc đầu anh ta ấp úng nói về tình bạn, về những sở thích giống nhau và cuối cùng anh ta thông báo là có nhiều điều muốn nói nhng không thể nói hết trong điện thoại. Cô hẹn gặp. Sau đó, Leva cứ như là đã trao đổi trước với Volodia, cũng ấp úng giống thế. Lida buồn cười quá, cô lại hẹn gặp anh ta vào giờ đó ở phố khác. Misa Pronin là người gọi điện cuối cùng. Anh ta cũng bắt đầu nói về tình bạn và kết thúc là đề nghị hẹn gặp. Cô lại hẹn gặp anh ta ở góc phố thứ ba. Việc đó đã xảy ra rất buồn cười. Mỗi người đợi theo một kiểu. Volodia đi đi lại lại luôn ngước mắt nhìn chiếc đồng hồ điện treo trên đầu. Misa giả vờ đang chăm chú đọc tờ báo dán trên tường. Cậu đứng trước tờ báo và thỉnh thoảng đưa mắt nhìn quanh. Leva tì tay trên ống dẫn nước và cứ nhìn cái mồm tròn xoe của anh ta cũng bioết là anh đang huýt sáo. Lida không thấy có gì xấu trong việc đùa như thế nên hôm sau cô vừa cười vừa kể cho các bạn trong lớp nghe.
Nhưng lạ thay, một số bạn không tán thành hành động đó của cô, lại còn cáu với cô nữa. Catia chẳng hạn, nói thẳng là đùa bỡn và nhạo báng tình cảm của người khác là điều đáng xấu hổ của một đoàn viên Komsômol. Chỉ có những tiểu thư được nuông chiều và buồn chán vì vô công rồi nghề mới nghĩ ra trò tiêu khiển lạ lùng đó, trò chơi đó thật xa lạ với một cô gái Xô viết. Thế là cuộc tranh luận nổi lên. Những giờ học tiếp theo và các công việc khác đã không cho phép các cô phân biệt câu chuyện đúng sai ra sao, bởi vậy nên cuộc tranh luận hôm nay lại bùng nổ.

Yến Lan bi bô...

Dĩ nhiên bạn không thể đồng ý với chuíng mình rồi – Xvetlana nói một cách nóng nảy - Thường thường người ta hay đồng ý với những người khen họ chứ ít khi đồng ý với ai phê bình họ…
- Xveta, gượm đã nào! – Jenia vừa kêu lên vừa chạy đến bàn – Tôi vừa nảy ra trong đầu một ý nghĩ tuyệt vời! chúng ta sẽ lập toà án xét xử Lida. Tôi sẽ là chánh án, còn Lida là bị cáo. Còn tất cả các bạn chia thành công tố và luật sư. Không được tranh cãi gì cả. Ai muốn bào chữa thì sang bên phải, ai buộc tội sang bên trái. Nhanh lên nào! Nhanh lên kẻo sắp kẻng rồi!
Ý kiến đó được mọi người ủng hộ và giọng nói đầy quyền lực của lớp trưởng cũng có tác dụng nhất định. Trong khi phân chia thành 2 phe như vậy cũng có sự lộn xộn. Vì một số còn phân vân không biết là mình nên ủng hộ hay nên lên án hành động của Lida, do đó không biết đứng và bên nàoL bên phía công tố viên hay các nhà luật sư bào chữa? Raia Loghinova giống nhưa mọi khi vẫn thờ ơ với mọi việc xung quanh, cô ngồi yên ở bàn.
- Nào, nhanh lên chứ! Cách làm việc như sau: công tố viên buộc tội trước, rồi đến luật sư bào chữa sau, rồi đến công tố viên, rồi đến luật sư, cứ thế, còn Lida sẽ là người phát biểu sau cùng. Nào bắt đầu nhé! Nhưng không được nói dài đấy. Đừng có dài dòng! Đề nghị công tố viên phát biểu. Nào, Svetlana, tiếp tục đi!
- Tôi không biết tại sao xảy ra tất cả mọi việc đó và xảy ra như thế nào – Svetlana hất tóc ra sau và bắt đầu – Tôi chỉ nói về sự việc cụ thể thôi. Việc bạn đã làm thật dã man! Mấy cậu con trai đó cho là có quý bạn …
- Mê chứ - Tamara nhắc.
- Thì cứ cho là mê đi… thì họ càng đau khổ. Có thể nào ta lại nhạp báng sự đau khổ của người khác? Ai có thể làm như vậy? Chỉ có kẻ nào chả bao giờ biết đau khổ là gì mới thế. Chúng ta là đoàn viên Komsomol và chúng ta cần phải nhìn cuộc sống một cách nghiêm túc. Tôi rất tiếc là bạn đã hành động như vậy. Bạn đã làm một việc không hay…
- Ồ… bạn chớ có quá lời. – Lida nói.
- Đúng thế! Chỉ có những người nhìn mối quan hệ giữa người mới người một cách nghiêm túc, dù cho đólà quan hệ gì đi nữa, mới không nhỏ nhen như vậy.
- Xong rồi chứ? Bây giờ đến lượt luật sư phát biểu. Valia, cậu nói đi!
- Tôi hoàn toàn không tán thành ý kiến của Svetlana. Nếu ta nhìn cuộc sống như vậy thì có mà héo hon vì chán. Khi ta còn trẻ, cần phải sống vui vẻ. Lida đẹp. Tất cả mọi người đều nhìn thấy điều đó và chúng ta đều biết rất nhiều cậu con trai mê nó. Thế nó phải làm thế nào? Theo bạn thì nó cũng phải mê lại hết mọi người hay sao? Không, nó chẳng làm điều gì không tốt cả. Giá như tôi cũng được cái hình thức như Lida, tôi còn nghĩ ra nhiều cách thú vị hơn…
- Con bò cái hay húc thì trời không phú cho cái sừng! – Catia Ivanova nhận xét.
- Tiếp theo – công tố viên. Ai muốn nói? Nina Sarina!
- Tôi cho rằng tất cả những công tố viên sẽ nói giống nhau, những người biện hộ sẽ nói giống nhau. Tôi kể một trường hợp mà tôi nghe được, không cần biết là ai kể! Một chàng thanh niên yêu một cô gái cũng giống như Lida. Anh ấy rất yêu cô ta. Một hôm họ đi chơi với nhau và leo lên một mỏm đá. Anh thổ lộ tình cảm mình với cô, cô gái cười và nói không tin. Cô bảo: “Anh hãy nhảy xuống vực này, lúc đó tôi sẽ tin!” Chàng thanh niên nhìn cô vào nói: “Được rồi, tôi sẽ nhảy xuống để cho cô biết là tôi rất yêu cô”. Anh ta nói và nhảy xuống…

Yến Lan bi bô...

- Thế cô ta không ngăn anh ấy lại à? – Nadia Erefeeva thốt lên.
- Không, cô ta láy làm thú vị chứ.
- Thế sao nữa? Anh ấy chết à? – Nadia lại hỏi.
- Điều đó không quan trọng. Nhưng trường hợp đó có khác gì hành động của Lida.
- Xong rồi hả? Ai định phát biểu trông số những người biện hộ? Tamara!
- Tôi cho rằng ai nhảy xuống vựac như vậy là một thằng ngốc. Còn những anh chàng kia đến chỗ hẹn như vậy nếu không phải là lần đầu – cũng là những anh ngu, mà bọn ngu ngốc thì cần cho những bài học đích đáng.
Trong khi đó có tiếng kẻng vang lên. Cô trực nhật hoảng hốt kêu lên:
-Các bạn ơi! Bọn mình điên cả rồi – Giờ đến là giờ hóa cơ mà.
Vơ vội sách vở, cả bọn ùa vào phòng thí nghiệm hóa.

Yến Lan bi bô...

TRONG PHÒNG HÓA HỌC

Nhờ sự chăm nom chu đáo của thầy Vaxili Vaxilievich mà phòng hóa học của trường được trang bị đầy đủ. Bên trái, dọc theo tường kê những chiếc tủ, nơi đựng những dụng cụ làm thí nghiệm. Phần trên của cái tủ sau lớp kính ta thấy vô số lọ to, lọ bé giống như các bình thủy tinh đựng các chất muối hóa học ở hiệu thuốc. Trong góc kê một chiếc tủ đặc biệt, có vòi bên ngoài. Cạnh đó là vòi nước và một cái chậu chứa nước to. Sau bàn giáo viên, cũng như mọi nơi, có treo một cái bảng đen. Trên tường treo đủ các loại sơ đồ, trong đó bảng tuần hoàn của Mendeleev và chân dung của ông chiếm một vị trí quan trọng.
Thầy Vaxili Vaxilievich vóc người không cao, gầy, tóc đã bạc trắng. Thầy làm việc ở trường đã nheìeu năm. Thầy thường mặc bộ quần áo đã cũ nhưng được chải và là cẩn thận. Mỗi lúc đi từ phòng hóa học về phòng giáo viên, lưng thầy hơi gù và chân hơi nhún nhảy mỗi khi bước.
Đó là một người có tấm lòng vô cùng đôn hậu. Không có một học sinh nào có thể nhớ ra là đã có lúc nào đó, thầy có nhận xét gay gắt về ai, hoặc có lúc nào thầy cáu giận.
Nếu trong hi làm thí nghiệm có em nào quên đóng nút bình a xít, thầy vẫy gọi em ấy đến và nhẹ nhàng nói:
-Em đã vi phạm nội…
-Quy! – Có học sinh nói nốt.
-Điều gì nào? Em thử đoán xem.
-Quên đóng bình a xít ạ.
-Hoàn toàn đúng! Đề nghị em hãy ghi nhớ!
Thầy nắm chắc môn học mình dạy, rất yêu nghề và có lẽ cũng vì thế mà các học sinh của thầy cũng rất thích môn hóa. Mỗi khi thầy Vaxili Vaxilievich giảng bài, các em tiếp thu được biết bao điều mới lạ, mà hàng ngày vẫn gặp phải trong sinh hoạt, nhưng không ngờ rằng nó lại có liên quan đến hóa học. Tại sao lại không được chải đồ len bằng chất kiềm? Làm thế nào để tẩy sạch những vết mỡ trên vải? Làm thế nào để rửa sạch cặn đóng trong ấm đun nước.
Mỗi khi gọi một học sinh nào lên bảng hoặc khi hướng dẫn các em kém làm thí nghiệm, thầy thường rất say sưa nên hoàn toàn không để ý gì đến những em khác. Nhưng các em nữ sinh không bao giờ lạm dụng lòng tốt của thầy, và nếu có em nào quên định mở mồm nói chuyện thì cũng bị các bạn giật gấu áo nhắc nhở. Vội vàng đến phòng hóa học, Catia dặn trước:
-Nhớ là bước vào phòng hóa hoạc thì lập tức tống những thứ vừa rồi ra khỏi đầu nhé! Nếu không thì tôi sẽ cho các “ngài luật sư” biết tay! Nghe chưa, Nadia?
-Cái gì cơ?

Yến Lan bi bô...

-Có nghe thấy tôi vừa nói gì không” Trong giờ ra chơi, bạn sẽ nói tiếp nhé.
-Sao bạn lại cứ bám lấy tôi thế này? – Nadia cáu kỉnh. – Mọi gnười đều nói chứ riêng gì tôi đâu.
Thầy Vaxili Vaxilievich ngồi sau bàn giáo viên, mắt đeo đôi kính lão trễ xuống mũi, đang giở sổ điểm.
-Các em ngồi xuống! – Thầy giáo mỉm cười nói. Khi tất cả mọi người ngồi xuống rồi, thầy gọi Clara lên bảng.
-Em hãy viết cho tôi công thức của vòng pa-ra…phin! – Clara tiếp lời thầy.
-Đúng rồi! Trong vòng có chứa 3, 4, 5, 6, 7 phân tử gì?
-Các bon.
-Rất tốt! Và em đừng… vội vàng nhé.
Clara đi lại gần bảng lấy phấn viết công thức.
-Loghinova Raia lên bảng! – Thầy giáo tiếp tục. – Em hãy kể cho tôi nghe những gì em biết về dầu hỏa.
Trong khi Raia và Clara trả ời, Catia cáu kỉnh nhìn các bạn đang tiếp tục cuộc tranh luận đã bắt đầu ban nãy ở lớp. Mấy lần cô ta giơ nắm đấm lên dọa các bạn đang thì thầm. Bằng mọi cách cô muốn bắt các bạn chấm dứt ngay tiếng thì thầm đó đi, nhưng các bạn lại bắt đầu viết cho nhau.
Nadia tò mò viết cho Nina Sarina:
-Nina, hãy viết cho mình nhé, có đúng là anh ta nhảy xuống vực thật không? Và sau đó thế nào nữa. Mình sẽ không nói với ai cả!
Nina Sarina viết trả lời ngay ở tờ giấy đó:
“Có nhảy, nhưng may thay là không bị chết. Sau đó anh ta chăm thù cô kia lắm”
Tờ giấy được truyền tay qua những người khác và ai đó đã gạch dưới chữa “căm thù” và viết thêm vào “Phải thế mới đúng!”
Lại một tờ giấy khác được xé ra khỏi vở và truyền tay nhau.
“Tôi đã đọc ở đâu đó, người ta nói rằng tình yêu và tình bạn đi trên đường đời với đôi môi ngậm kín và chiếc mạng che mặt. Không một người nào nào có thể nói rằng họ yêu như thế nào. Học hỉ có thể cảm giác được nó”.
Người nào đó trong số những người chuyển tờ giấy viết ý mình vào:
“Ai nói thật chí lý! Tình cảm không có lời để nói”.
Nina Cosinscaia với nét chữ li ti viết:
“Các bạn ơi, các bạn viết về tình yêu. Nhưng theo mình đó không phải là điều chính… Tình bạn – đó cũng là tình yêu. Tình cảm nào mãnh liệt hơn? Có thể thân với một bạn trai được không?”.
“Tình bạn và tình yêu – đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có thể yêu nhưng không thân. Có thể thân nhưng lại không yêu”.
“Chỉ nói bậy! Tình bạn – đó cũng là một thứ tình yêu. Có thể thân với một bạn trai cũng được, nhưng phải cùng chung một chí hướng và có quan điểm về cuộc sống giống nhau”.

Yến Lan bi bô...

“Vấn đề tình bạn là một bấn đề rất lý thú. Hãy trả lời xem các bạn gái có thể thân với nhau bao lâu? Theo tôi thì chỉ đến lúc hai người bắt đầu có một cuộc tranh luận đứng đắn”.
“Nếu trong đầu các bạn gái là một khoảng không gian trống rỗng thì họ sẽ chia tay nhau vì một lý do không đâu, nhưng nếu trong đầu họ là khối óc thì họ thân nhau cho đến chết… Theo tôi, có thể thân với ai đó mà không cần coi trọng tuổi tác, - hình thức cũng như khác giới. Để có thể thân nhau một cách thật sự, cần phải nghĩ ít về quyền lợi của bản thân mình. Những kẻ ích kỷ - thườg là những người bạn tồi. Hết!”
Jenia viết dấu chấm than mạnh đến nỗi làm rách cả giấy.
“Tình yêu – đó là tình bạn lớn”
“Tôi tán thành ý kiến Jenia là những kẻ ích kỷ không có bạn thân. Tình bạn đòi hỏi sự hy sinh, để bảo vệ tình bạn, người ta có thể làm bất cứ việc gì”.
“Thử hỏi: Tình bạn giữa hai cô gái có còn đứng vững không nếu hai cô cùng thích một anh thanh niên nào đó?”
“Không!”
“Một tình bạn thật sự vẫn đứng vững. Chính bởi đó là một tình bạn thật sự”.
“Thế hai người sẽ làm gì? Bắt thăm à?”
“Chớ có quên sự ghen tuông đấy!”
“Cần phải lấy thí dụ từ cuộc sống”
“Chấm dứt ngay, không được viết nữa và nghe thầy giảng bài”
Catia viết dòng cuối cùng, suy nghĩ một lúc rồi giữ luôn tờ giấy. Nhưng các bạn vẫn tiếp tục viết cho nhau.
“Ania, bạn là người bạn duy nhất của tôi. Nào, ta hãy cho mọi người biết là con gái cũng biết chơi thân với nhau không kém gì con trai”
Ania Alechxeeva đọc xong, ngoái cổ lại nhìn Nadia Erefeeva, mắt long lanh, cô gật đầu mấy cái liền.
Raia Loghinova và Clara Kholopoeva đã trả lời xong và về chỗ.
Thầy gọi Larisa Trikhonova lên bảng và Ania Alechxeeva lên bàn giáo viên. Catia không biết các bạn đã lấy mất tờ giấy trao đổi ý kiến từ lúc nào và truyền cho Raia và Larisa.
Hai cô này chú ý đọc hết những ý kiến trong tờ giấy và ghi vào đó ý kiến của mình:
“Một tình bạn thực sự, giống như tình yêu thực sự rất hiếm có. Không phải ai cũng có diễm phúc có nó”.
“Có thể có tình bạn giữa con trai và con gái. Rất đáng tiếc là một số các bậc cha mẹ gọi đó là “chàng vệ sỹ và công nương”. Tại sao họ lại có những ý nghĩ xấu như vậy nhỉ?”
Gần cuối giờ học, Catia lại một lần nữa giật lấy tờ giấy và giấu kín vào cặp sách.

Yến Lan bi bô...

BỨC BIẾM HỌA THÂN THIỆN

Cô Marina Leopoldovna hoặc như các học sinh gọi sau lưng là Marina (Gọi người lớn chỉ bằng tên thôi, là khi có quan hệ thât mật trong gđình hoặc có ý coi thường, thiếu lễ độ - ở đây vừa thân mật vừa coi thường) tiến hành bài giảng cơ bản bằng tiếng Đức và đòi hỏi học sinh cũng phải trả lời bằng tiếng Đức. Cô giáo cho rằng những học sinh lớp mười cần phải nắm vững ngoại ngữ và sử dụng thông thạo.
Để trở thành học trò cưng của cô Marina Leopoldovna chỉ cần giả vờ không nhìn thấy cô giáo, và cứ nói chuyện với nhau bằng tiếng Đức. Mánh khóe đó được tất cả học sinh lớp mười áp dụng trong mọi trường hợp và có một hôm đến phiên trực của cô Marina Leopoldovna, cả lớp tổ chức một buổi thảo luận sôi nổi. Cô giáo đến gần lớp xem thử tại sao ồn, thì cô nghe thấy các em tranh luận với nhau bằng tiếng Đức. Vừa ngạc nhiên, vừa sung sướng, cô rón rén rời khỏi nơi đó để các em tiếp tục việc thực tập tiếng được tự nhiên. Từ đó lớp mười trở thành lớp cưng của cô giáo.
Trước kia, cô giáo bàng quan với cuộc sống riêng của từng em học sinh và ít quan tâm đến công việc của lớp. Nhưng sau trường hợp kể trên cô trở nên quá nhiệt tình, theo lời các em học sinh nói “quan tâm quá mức đến mọi việc” ngay cả khi không ai cần hỏi đến cô.
Sau khi cô Zanaida Dmitrievna chuyển đi, cô Marina Leopoldovna không biết vì sao, nhưng tin chắc rằng người ta sẽ trao cho cô làm cô giáo chủ nhiệm lớp mà cô cưng nhất và nóng lòng chờ đợi điều đó.
Sự xuất hiện của thầy Constantin Sergheevich và việc bố trí thầy làm giáo viên chủ nhiệm lớp mười là một đòn đánh mạnh vào lòng tự ái của cô Marina Leopoldovna. Cô cho rằng đây là sự ác cảm riêng của bà hiệu trưởng đối với cô, vì thế mà ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên với thầy giáo mới, cô đã không ưa thầy.
Giờ Đức văn bắt đầu như thường lệ từ khâu hỏi bài. Nina Sarina bị gọi lên bảng. Em đang phân tích sự nghiệp sáng tác của Hainơ – nhà thờ Đức nổi tiếng, người hơi đu đưa qua lại, mắt nhìn xuống sàn nhà.
-Đủ rồi! Ngồi xuống. Tôi cho em điểm bốn, - Cô Marina Leopoldovna nói bằng tiếng Đức.
Nina tròn xoe mắt, tay đặt lên ngực, thở phào nhẹ nhõm.
-Rita Krưlova! – Cô giáo gọi và đi nhanh về phái cuối lớp. Trong nháy mắt, tờ giấy mà các bạn đang cố nhịn cười và chuyền cho nhau xem, vừa đến chỗ Nadia đã nằm gọn trong tay cô giáo.
Cô giáo đi nhanh về bàn, liếc nhìn người học sinh đang đỏ mặt vì xấu hổ, quay sang nói với Rita bằng tiếng Đức.
-Em hãy viết cho tôi câu phức không có liên từ…
Rita quay lưng lại và sau một phút, trong sự im lặng tuyệt đối, tiếng phấn ấn xuống bảng kêu kin kít. Marina Leopoldovna ngồi xuống và đặt trước mặt tờ giấy vừa tịch thu được.

Yến Lan bi bô...

Đó là một bức biếm họa. Một người đàn ông quá gầy gò, cao lênh khênh với khuôn mặt dữ tợn đang vung gậy chỉ vào ba cô gái đang quỳ dưới đất. Trên chiếc gậy có đề: “Tự giáo dục”. Thoạt nhìn cô Marina đã nhận ra ngay thầy giáo mới. Ai đã vẽ thật là giống. Trông ba cô gái rất dễ nhận ra là Catia Ivanova, Jenia Smirnova và Tamara Krapchenco.
-Nadia, thế này nghĩa là thế nào? – Cô Marina Leopoldovna hỏi bằng tiếng Nga.
Nadia đứng dậy, mắt nhìn xuống đất, im lặng.
-Chị trả lời ngay! Thế nghĩa là thế nào?
-Thừa cô … đó là … bực biếm họa thân thiện ạ.
-Thế bức biếm họa này thì có dính dáng gì đến giờ Đức văn?
Nadia nhướn lông mày và nháy mắt lia lịa vì ngạc nhiên.
-Sao lại tiếng Đức ạ? … Thưa cô, em có nói gì dính dáng đến tiếng Đức đâu ạ.
-Thôi đi, chị đừng có giả vờ không hiểu nữa!
Đối với những học sinh cũ, cô Marina Leopoldovna vẫn gọi là “em” và ogị tên để tỏ sự thân mật. Đối với các em mới vào trường học sau chiến tranh thì cô gọi bằng chị và gọi họ. Cô giáo biết Nadia Erefeeva từ hồi học lớp năm. Hôm nay cô lại gọi Nadia bằng “chị”, chứng tỏ là cô giáo bực tức đến tột độ và sẽ có những hậu quả không lấy gì làm thú vị lắm chờ đời Nadia.
Jenia Smirnova không kìm được nữa.
-Thưa cô, bạn Nadia không có lỗi ạ. Bức ký họa để cho báo tường đấy ạ. Em đã đưa cho Nadia xem. Em xin lỗi cô… - Jenia khó khăn lắm mới chọn được từ để nói bằng tiếng Đức.
-Càng không hay cho em. Tiện đây, tôi nghe nói em cùng Catia và Tamara được trao nhiệm vụ giáo dục lớp này có phải không? – Cô giáo nói, - thì cứ giáo dục đi! Nhưng xin các em tránh cho kiểu … dùng quả đấm để đàn áp nhé… Đánh bốc là môn thể thao của nam giới.
Câu cuối cùng làm cho cả lớp ngạc nhiên. Rita giật mình đánh rơi cả phấn. Marina Leopoldovna đưa mắt nhìn Ania Alechxeeva nhưng cô không nói gì thêm.
Khi giờ học kết thúc, Nadia đuổi theo cô giáo ở hành lang để xin lại cô bức vẽ.
-Em sẽ nhận lại bức ký họa nhưng không phải ở tôi! – Cô Marina Leopoldovna trả lời một cách lạnh lùng.
Trong phòng cô giáo chật ních, Constantin Sergheevich có cảm giác sự chật chội đó do đồ đạc và vô số bàn ghế trong phòng gây nên. Từ sáng sớm những chiếc ghế đã đĩnh đạc đứng vây quanh chiếc bàn dài phủ dạ xanh. Khi cô giáo đến thì những chiếc ghế bắt đầu du ngoạn và chắn hết các lối đi. Trên bàn cũng trở nên chật chội vì những chiếc cặp, những túi xách, những đống sách vở ngổn ngang. Cả những chiếc tủ được kê sát vào nhau cũng bị những chiếc bản đồ cuộn tròn nhét xen vào giữa, càng gây cảm giác chật chội. Chỉ có một bên tường tương đối thoáng đãng. Cạnh đó có kê một chiếc đi văng, bên trên là tờ báo tường và một tấm bản với vô số thông báo.
Đại đa số cô giáo sau giờ lên lớp tụ tập về đây. Constantin Sergheevich để ý lắng nghe những câu chuyện họ trao đổi với nhau, tìm hiểu những bạn đồng nghiệp của mình. Hôm qua bà trưởng phòng giáo vụ Varvara Timofeevna đã giới thiệu anh với hội đồng giáo viên. Họ đã tiếp nhận anh vào như một thành viên bình đẳng với mọi người trong tập thể, còn tất cả những cái khác sẽ phụ thuộc ở chính bản thân anh mà thôi.

Yến Lan bi bô...

-Thế còn tôi, tôi biết làm gì với một vị phụ huynh như thế? – Constantin Sergheevich nghe thấy giọng một cô giáo kể, - Tôi mời ông bố đến vì con gái ông đã nhận hàng loạt điểm hai, nhưng ông lại tỏ ra bất lực. “Tôi không hiểu, ông nói – tại sao nó lại không học được? Không có cái gì nó muốn mà không được cả? Cần có xe đạp? Sẵn sàng! Tôi không thể hiểu nổi tại sao nó lại không học được?” – Cô giáo bắt chước người bố đưa hai tay ra, dáng bất lực. Nghe cô kể chuyện, hầu như ai cũng buồn cười.
-Cũng không có gì đáng buồn cười lắm! – Thầy Vaxili Vaxilievich nói với nụ cười như có lỗi.
-Dĩ nhiên là buồn cowfi quá đi chứ! Sao nó lại không học được? Cứ bỏ từ “Không” đi, thì ông ta sẽ có câu trả lời! – Cô Natalia Nicolaevna gần như vui mừng nói.
Thầy Vaxili Vaxilievich nhìn cô giáo trẻ dạy môn tâm lý học mới ra trường khongả một năm nay có vẻ trách móc.
-Riêng tôi nghĩ điều đó thật đáng buồn… Thật đáng buồn, bởi vì thường thường bọn ăn bám và lười biếng còn có tác động xấu đối với các em học sinh yêu lao động nữa, - ông phản đối cũng với nụ cười như có lỗi trên môi.
-Vâng, ở lớp nào cũng có những học sinh như vậy – cô Anna Vaxilievna nhận xét. – Hôm qua tôi cũng có nói chuyện với một bà mẹ. Cả một tiếng đồng hồ bà chứng minh với tôi là con gái bà là một cô bé đặc biệt: rất nóng tính, rất nhạy cảm! VÀ nếu bắt cô ta rèn luyện ý chí thì sẽ ảnh hưởng đến thần kinh…
-Thực ra thì sao?
-Đó là một cô gái bình thường như mọi người. Rất hiếu động, hay gây gổ, còn sức khỏe của cô ta thì ai cũng có thể ghen tị với cô được!
-Các đồng chí! Thế còn chúng ta có thể nói gì được với những bậc cha mẹ, với những gia đình có thói quen đánh giá điểm bằng tiền? – Cô Doia Petrovna hỏi.
-Cô con gái cưng nhận được điểm năm – thưởng cho năm rúp. Điểm bốn – ba rúp. Điểm ba – không thưởng gì. Họ gọi đó là sự khuyến khích tích cực. Họ còn nói với tôi rằng biện pháp đó đã giúp con gái họ học ngày càng tốt hơn, và tôi không tài nào thuyết phục họ, làm cho họ hiểu rằng chính họ đã giáo dục nên một con người tham lam, ích kỷ.

-Cô bé sẽ làm cho họ hiểu khi cô lớn lên, - có người nào đó nói xen vào
-Vâng… nhưng lúc đó thì đã muộn quá rồi!
Cô Marina Leopoldovna bước vào phòng giáo viên. Cô lấy từ trong quyển sổ điểm ra bức biếm họa và phàn nàn khá to để mọi người đều nghe rõ.
-Tôi thật ngạc nhiên vì sự thay đổi đột ngột của lớp học này!
Cho sổ điểm vào chỗ cũ, cô giang rộng tay ra đặt bức biếm hoạ lên bàn.
-Anh Constantin Sergheevich, xin mời anh thưởng thức, - cô bực tức nói.
Anna Vaxilievna ngồi gần đấy, ghé sát bức họa, đôi lông mày của cô nhướn lên ngạc nhiên. Đôi môi cô khẽ giật, cố giữ cho nụ cười khỏi bật lên.

Yến Lan bi bô...

-Đây là tác phẩm của Tamara? – Cô hỏi.
-Tôi lấy được ở Nadia.
Constantin Sergheevich đến cạnh bàn đưa tay cầm bức họa. Trong khoảng khắc nào đó phòng giáo viên trở nên im lặng, chờ đợi. Tất cả những người có mặt đều biết, nếu Marina Leopoldovna đã nổi giận thì ắt là có chuyện, và họ đang nóng lòng chờ đợi xem việc gì sẽ xảy ra.
Thầy giáo đột nhiên bật cười. Cái cười của anh thật chân thành và cởi mở làm cho Marina Leopoldovna rất đỗi ngạc nhiên và cô Anna Vaxilievna không nín được cũng phải bật cười. Anh nói:
-Thật là có tài! Bác thử xem, bác Vaxili Vaxilievich, em ấy đã phác được những nét thật chính xác, giống tôi quá!
Thầy hóa học cầm lấy bức họa, nheo mắt lại và bắt đầu ngắm nghía.
-Anh thấy buồn cười à? – Cô Marina Leopoldovna hỏi với sự ngạc nhiên cố ý. – Tôi không hiểu nổi… Đây là sự xúc phạm đến uy tín của anh! Mà không phải làm hại đến uy tín của chỉ riêng anh.
Constantin Sergheevich nhìn thầy giáo hóa như đang chờ đợi ở ông sự đồng tình, nhưng Vaxili Vaxilievich không muốn dính đến Marina Leopoldovna, lặng thinh đưa bức vẽ cho cô giáo bên cạnh.
-Trong bức biếm họa, các em vẽ tôi, có nghĩa là chỉ phương hại đến uy tín của tôi thôi, - Constantin Sergheevich tỳ hai tay lên chiếc gậy nói. – Tôi tin chắc việc này không ảnh hưởng gì đến những cô giáo khác.
-Nếu học sinh tự cho phép mình làm những trò ngu ngốc này ngay từ những ngày đầu, thì sẽ tiếp tục như thế nào?.. Anh chưa biết đấy! Hôm qua chúng cãi nhau dữ dội và một em đã tát em kia một cái.
-Tát à? – Cô Natalia Nicolaevna sửng sốt hỏi – Không có lẽ nào bọn chúng lại có thể làm việc đó? Đã là những cô gái lớn rồi còn gì.
-Theo tôi nghĩ, đây không phụ thuộc vào ở lứa tuổi mà ở tính tình, - cô Anna Vaxilievna nhận xét rồi quay về phía cô Marina Leopoldovna hỏi: - Thế chị đã quên cái thời mà trường này còn bọn con trai à?
-Con trai là một đằng… - Cô Doia Petrovna dằn giọng. Con trai – đó là chuyện khác. Nếu chúng nó có đánh nhau thì chỉ một lúc là làm lành với nhau rồi. Còn con gái cái đó phức tạp hơn nhiều…
-Thật là một lớp đáng sợ! – Cô Natalia Nicolaevna khẽ thốt lên, nhưng thầy Vaxili Vaxilievich đã nghe thấy tiếng kêu đó. Ông bàng hoàng hỏi:
-Sao lại đáng sợ? Có cái gì ở lớp đó đáng sợ nào?
-Tất cả bọn chúng xa lạ thế nào ấy, bàng quan với mọi việc…
-Không… Chị Natalia Nicolaevna kính mến, tôi không thể đồng ý với chị được, - thầy giáo dạy hóa phản đối. - Ở lớp mười tất cả các em đều say mê học tật, đều thông minh.
-Tất cả à? – Cô Anna Vaxilievna hỏi ông có ý châm chọc.
-Tất cả không trừ một em nào, - ông Vaxili Vaxilievich trả lời một cách dứt khoát.
-Thế còn Raia, Rita thì sao?

Yến Lan bi bô...

-Cả Loghinova là một học sinh tuyệt diệu, cả Krưlova nữa! – ông vẫn bảo vệ ý kiến. – Tất cả các em, tôi có thể nói là, rất thẳng tính, còn quá cứng nhắc. Nhưng bảo là các em xấu, bàng quan… Không, tôi không nhận thấy như vậy.
-Bác Vaxili Vaxilievich ạ, tôi và bác cần đồng ý với nhau ở điểm này, - Anna Vaxilievna nói và nhìn người thầy giáo mới: - Đó là những em gái rất bình thường giống như mọi em khác, nhưng như người ta nói “không buồm, không lái” mà.
-Không, không đúng! – ông Vaxili Vaxilievich phản đối – Các em ấy sáng trí lắm! Có thể chừng mực nào đó kỷ luật trật tự hơi yếu, nhưng đó là sự hiếu động bình thường của bọn trẻ thôi…
-Ở lớp mười không có tập thể! – Cô giáo dạy toán Vaxivia Antonnovna chộp ngay lấy. Lớp không có ai cai quản, bọn trẻ được giao trách nhiệm tự quản lấy.
Constantin Sergheevich không tham gia vào câu chuyện nhưng anh chăm chú lắng nghe. Nghe nói về cái tát, anh nhớ lại ngay đôi mắt nẩy lửa giận dữ của Ania, dáng điệu hấp tấp, giọng nói run lên vì xúc động của cô bé. Trong bụng anh không tán thành ý kiến của Marina Leopoldovna, càng không đồng ý với Natalia Nicolaevna. Anh tin chắc rằng những lớp mà người ta gọi là “khó bảo” thường là có nhiều học sinh thông minh, giàu óc sáng tạo, sinh động và có bản lĩnh. Những tập thể như vậy, nếu có sự hướng dẫn đúng đắn, sẽ đạt được những kết quả xuất sắc và làm việc với các em cũng sẽ rất thú vị.

Yến Lan bi bô...

GIỜ HỌC VĂN

Cônxtanchin Xêmiônôvích bước ra khỏi phòng giáo viên sau cùng và khi anh dừng lại trước cửa lớp thì qua lớp kính mỏng một cảnh tượng hiện ra trước mặt.
Hai cô hoc trò đứng trên bàn đang vung tay múa chân nói gì đó. Một số các em khác im lặng ngồi ở sau bàn, trong số đó có một em là Lôghinôva hai tay bịt chặt tai, đang đọc. Còn những em khác chia ra thành hai nhóm đang tranh cãi rất sôi nổi. Các em say sưa đến nỗi không trông thấy thầy giáo vào lớp.
- Tranh luận sôi nổi là điều tốt nhưng nên nhớ rằng sau bức tường này là lớp của các học sinh nhỏ. Các em đã nêu một tấm gương xấu – thầy giáo nhận vét khi học sinh vọi vàng đi về chỗ mình – Các em ngồi xuống!
Thầy lặng thinh nhìn các em một lúc. Sau đó lấy trong quyển sổ điểm ra một tờ giấy mà cả lớp đều biết.
- Êroophêva!
Trước khi đứng dậy, Nađia đưa mắt hốt hoảng nhìn quanh một lượt và mặt cô đỏ bừng lên vì xấu hổ.
- Cô Mariana Lêôpônđốpna chuyển cho tôi bức họa này. Có phải em vẽ đây không?
- Không ạ! – cô gái khẽ đáp.
- Vậy ai là tác giả của bức biếm họa này?
Nađia càng cúi đầu thấp xuống mà vãn im lặng. Nhưng không phải đợi lâu. Tamara Cráptrencô đứng dậy, cắn môi dưới và dũng cảm nhìn thẳng vào mặt thầy.
- Thưa thầy, đó là tác phẩm nghệ thuật của em ạ - khó khăn lắm cô mới nói ra được – Nhưng em không hề có ý định dùng nó để xúc phạm thầy…
Tất cả mọi người đều cho rằng, một khi thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích đã được giao cho làm giáo viên chủ nhiệm lớp, trng lúc này thầy phải cảnh cáo Tamara vì đã vẽ nên bức biếm họa kia và khiển trách Nađia vì cái tội làm việc khác trong giờ học tiếng Đức. Mọi việc đã, dang và sẽ xảy ra như thé. Mọi người đã quen như vậy rồi và tất cả mọi vấn đề là ở chỗ thầy sẽ dùng lời lẽ như thế nào, với giọng nói như thế nào, thầy sẽ lên lớp tỏng thời gian bao lâu. Nếu là Dinaiđa Đmitriépna thì cô ấy sẽ bắt cả lớp ở lại sau giờ học và sẽ bỏ ra gần một tiếng đồng hồ để thuyết về nghĩa vụ, danh dự, về đạo đức cộng sản chủ nghĩa, kể dodọ vài ba tiểu sử của giáo viên đã cống hiến đời mình cho các em học sinh, dẫn hàng loạt thí dụ trong đời mình cho các em nghe. Không biết người thầy mới này sẽ xử sự ra sao đây?
- Tôi thấy rất vui sướng vì trong lớp học của tôi có một em học sinh có tài như thế, - thầy nói một cách bình tĩnh, nhưng tất cả học sinh trong lớp thì căng tai lên chờ đợi, lo lắng. – Bức biếm họa cho biết, em là một người có đầu có nhận xét, biết để ý đến những đặc điểm tượng trưng nhất và thể hiện lại bằng ngòi bút. Tôi có một đề nghị đối với em: tặng tôi bức biếm họa này để làm kỷ niệm…

Yến Lan bi bô...

Mọi việc xẩy ra thật bất ngờ đến nỗi Tamara bỗng như không còn khả năng nói nên lời, còn cả lớp ồn lên vì không hiểu được thầy giáo.
- Không…, cần phải xé bức vẽ đó đi, thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích, - Tamara nói, mặt đỏ như gấc vì xấu hổ.
- Nghĩ là em không tiếc bức vẽ? Vậy cứ hãy coi là chúng ta đã xé nó rồi – thầy mỉm cười đề nghị - Em ngồi xuống!
Cất bức vẽ vào sổ điểm, thầy đến cạnh cửa sổ và bất giác thầy đưa mắt nhìn lên bảng. Trên mặt tấm bảng đen phẳng lì lấp lánh những chữ viết li ti bằng bút chì.
- Xmianôva! Em có tẩy đó không? – thầy hỏi
- Thưa thầy, tẩy gì ạ?
- Tẩy bình thường vẫn dùng để tẩy bút chì ấy
- Có ạ.
- Em cầm tẩy và lên đây.
Khi cô gái đầy vẻ ngạc nhiên tiến đền gần thầy, thầy lấy ngón tay chỉ góc bảng:
- Em xóa hộ đi.
Trong khi Giênhia xóa những dòng chữ cóppi li ti đó, cả lớp im phăng phắc, im lặng đến nỗi nghe rõ tiếng Liđa Vécsinhia thì thầm:
- Ôi, thật là nhục nhã!
Thầy quay mặt nhìn ra ngoài cửa sổ, quay lưng về phía học sinh và đợi.
Sau khi đã xóa kĩ những chữ số gì đó bằng bút chì, Giênhia quay mặt lại lớp, giơ nắm đấm lên dọa dẫm, khẽ nói:
- Thưa thầy, xong rồi ạ
- Có thật xong không? – thầy hỏi không quay mặt lại. – Xem kĩ lại xem!
Giênhia bước sang phía bên kia góc bảng và lại tìm thấy các công thức viết bằng bút chì. Thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích lại nghe tiếng tẩy kêu kin kít trên mặt bảng, sau mấy giây tiếng Giênhia vang lên:
- Bây giờ thì xong hết rồi ạ.
- Được rồi. Em về chỗ, và đừng bao giờ đặt tôi vào tình trạng khó xử như thế này nữa - thầy nhăn nhó tỏ vẻ kinh tởm nói mà không quay mặt lại lớp: - Hãy tự kiểm tra lấy hành động của mình… - Thầy không nói hết câu và đi về bàn.
- Chúng ta sẽ không để phí thì giờ nữa. Tôi bắt đầu từ chỗ đã dừng lại hôm qua… Để trở thành một con người chân chính nghĩa là một con người có ý thức giác ngộ xây dựng cuộc sống, để trở thành người cộng sản, trước tiên cần phải có kiến thức. Môn học mà chúng ta sẽ học là một môn học hấp dẫn nhưng rất phức tạp. Phức tạp ở chỗ là không có một định nghĩa nào chính xác. Tôi chắc rằng các em thường tranh luận với nhau sau khi đọc những quyển sách mới. Lẽ nào các em không tự đặt cho mình những câu hỏi, không tranh luận với nhau xem tại sao? Vì đâu và để làm gì? Thí dụ, tại sao Tachiana (nhân vật chính trong trường ca Épghiênhia Ơnhêghin của Puskin) lại thấy cái anh chàng điệu bộ ấy hấp dẫn? Tôi chắc các em có tranh luận về Natasa Rôxtôva (nhân vật chính trng tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của Lép Tônxtôi) và điều đó cũng dễ hiểu thôi. Các em cũng trải qua mọi vui sướng, đau khổ với các nhân vật của tác phẩm và bực tức khi thấy họ hành động không đúng, theo quan điểm của các em. Điều đó thường xảy ra bởi vì các em quên rằng nhân vật đó đã sống ở một thời đại khác hẳn… Những nhà văn… - những người nghễ sĩ với sức mạnh của tài năng đã xây dựng cho chúng ta những hình tượng điển hình của thời đại mà họ sống, làm sáng tỏ những quan điểm của họ, hoàn cảnh họ sống và đấu tranh. Nhờ văn học mà chúng ta biết những con người tiên tiến nhất của thời đại họ, biết chí hướng của họ, biết họ mơ ước gì và ta có thể học tập được nhiều điều ở họ. Văn học làm cho tình cảm của chúng ta tinh tế hơn, sâu sắc hơn, và tự nhiên chúng ta tự kiểm tra mình, so sánh những hành động của mình với những hành động các nhân vật ta yêu thích, hoặc căm ghét. Nghiên cứu văn học chúng ta nắm được kinh nghiệm của nhièu thế hệ để lại và có thể tránh được những lỗi lầm…

Yến Lan bi bô...

Từ những lời đầu tiên, Cônxtanchin Xêmiônôvích đã làm các cô gái ngạc nhiên. Từ đâu mà thầy biết được là các em thường xuyên “khám phá ra châu Mỹ” (nghĩa là nói những điều mà ai cũng biết cả, nhưng đối với các em là một sự khám phá), nói lên những điều thật độc đáo về những quyển sách đã đọc? Đúng là về Natasa Rôxtôva thì các em đã tranh luận mấy ngày liền. Có em bảo Natasa Rôxtôva là nhân vật phản diện, nhẽ ra cô ta phải học hành hoặc làm một việc gì đó thì cô lại sang phòng trẻ con để sa đọa cả về hành động bên ngoài lẫn đạo đức. ý kiến đó bị bao nhiêu người kịch liệt phản đối. Tất cả ý kiến chia rẽ làm hai phe. Họ tranh luận với nhau trong giờ nghỉ, ở nhà và có khi trong giờ học còn nghe có tiếng thì thầm: “Không, mình không đồng ý với bạn”, “Bạn phải hiểu rằng cô ta là cô gái thượng lưu… Thế thì cô ấy làm việc để làm gì?”, “Vậy thì còn sống để làm gì nữa?...”
Thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích dần dần chuyển sang thân thế và sự nghiệp sáng tác của Goócki từ bao giờ không biết, và trong sự tưởng tượng của các em hiện lên hình ảnh chói lọi không phải chỉ của nhà văn – nhà cách mạng mà còn là hình ảnh một con người có tấm lòng rộng lớn và trái tim nóng bỏng.
Tất cả lớp có cảm giác như Cônxtanchin Xêmiônôvích đã được biết Goócki và không chỉ có biết mà còn thân với Goócki từ hồi còn nhỏ.
Đó là một giờ học tuyệt diệu và học sinh không bao giờ đoán được là thầy đã chuẩn bị bài giảng hôm nay kĩ như thế nào. Mê say môn mình giảng, Cônxtanchin Xêmiônôvích đã suy nghĩ về nó trong những hầm đất đầy khói, trong các chiến hào ẩm ướt, trong những ngày lạnh buốt và những đêm nóng bức. Trong lúc hành quân, những phút nghỉ ngơi và thậm chí ngay cả lúc chiến đấu, anh luôn luôn mơ ước sẽ có ngày quay về mái trường thân yêu và như trước kia, sẽ bắt gặp những ánh mắt ham hiểu biết của lớp trẻ. Năm năm chiến tranh, anh đã chiến đấu để giành quyền được giảng dạy.
Giờ học đã trôi vụt qua một cách nhanh chóng đến nõi khi kẻng vang lên tất cả mọi người đều thở dài luyến tiếc.
- Các em ạ, đến giờ học sau tôi đề nghi các em đọc vở kịch Dưới đáy và nhớ lại những tác phẩm khác của Goócki mà các em đã đọc và chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong sách – thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích kết thúc và bước ra khỏi lớp.

Yến Lan bi bô...

- Đó mới là giờ học! – Giênhia sung sướng kêu lên
- Thế nào? Thế nào? Bây giờ nghe thấy rồi chứ? – Tanhia nói với Nhina Côxinxcaia một cách đắc thắng, vì cô đã kể hco Nhina về cuộc gặp gỡ vô tình của cô với người thầy khi sáng.
Trong lớp có tiếng ồn ào vui vẻ và nhộn nhịp.
- Các bạn ơi! Trong đầu tôi lộn tùng phèo cả lên. Tôi chẳng nhớ được gì cả, - Cráptrenco phàn nàn.
- Nhẽ ra phải ghi chép tất cả những gì thầy nói,
- Đó là có cảm giác thế thôi, - Xvétlana phản đối – sau sẽ nhớ lại hết.
- Ôi, còn thấy nói mới hay làm sao! – Nhina Côxinxcaia thán phục, - mình như vừa được ngồi trong nhà hát vậy!
Cảm tưởng về giờ học đầu tiên mạnh mẽ đến nỗi làm mọi người quên bẵng bức biếm họa thân thiện, quên những công thức copy trên bảng bị xóa, quên cả việc thầy không “lên lớp” cho một trận. Bây giờ thì các em thấy đó là một việc đương nhiên, thầy chủ nhiệm cần phải xử sự như vậy chứ không có cách xử sự nào khác nữa.
- Các bạn ơi! Thế là có thể chúc mừng chúng mình được! Thầy chủ nhiệm của chúng ta khá hơn cô “Đinốtca” đấy – Cachia Ivanôva reo lên
- Thế mà cũng đòi so sánh! Làm gì có sự so sánh ở đây được!
Nađia tấn công Cachia.
- Các bạn ạ! Khi nói thầy xúc động lắm đấy nhé – Liđa Vécsinhina nói. Lúc thầy đứng cạnh mình, mình cảm thấy thế.
- Nào, bây giờ hãy đứng vững! Rồi thầy sẽ cho về nhà tha hồ mà đọc, không thở ra hơi đấy!
- Không biết sao thầy đoán được về Natasa Rôxtôva nhỉ? – Nađia hỏi.
- Ôi giời! Đoán gì! Trong tất cả các trường học chắc là học sinh đều tranh luận giống như chúng ta – Clara Khơlôpôva trả lời và quay lại phía Bêlôva: - Thế nào, Valia, bạn có thích không?
Valia Bêlôva ngồi nguyên tại chỗ, nhìn ra cửa sổ, dáng tư lự, lúc đó cô đang xào bài, nhớ lại toàn bộ bài giảng và sắp xếp kiến thức vào các ngăn ô có sẵn, theo lời của cô. Trí nhớ hiếm có của cô không bao giờ cần đến sách giáo khoa cả, và cô giữ lại trong đầu tất cả những gì thầy giáo đã giảng. Ngay từ những lời đầu thầy nói, Valia đã cảm thấy xấu hổ về hành động của mình hôm nọ và cô cũng muốn bằng cách nào đó chuộc tội. Nhưng lòng tự ái và sự bướng bỉnh không cho phép cô cùng các bạn thán phục thầy, và khi Clara hỏi lại, cô cáu kỉnh trả lời:
- Cái gì thế? Tôi không hiểu sao các bạn lại quá khen ngợi vậy! Là một giờ học bình thường. Chắc thầy không phải nói lần đầu, thầy đã thuộc lòng từ lâu rồi!
Xvétlana ra khỏi lớp và khoác tay Giênhia lặng lẽ dạo dọc hành lang.
Cả lớp đều vui vẻ như trong ngày hội, tựa hồ họ vừa nhận được một tin vui… Và không một ai muốn nói đến những điều xấu. Không nhắc đến cái tát, đến bức biếm họa, đến những công thức copy trên bảng.

Yến Lan bi bô...

GẶP BÀ HIỆU TRƯỞNG

Ngoài phố trời đã sập tối. Bà Natalia Dakharốpna chuẩn bị ra về, nhưng đồng chí phụ trách quản trị giữ lại. Thế mà phải gọi điện, thỏa thuận về việc chuyển than để đun lò. Vừa mới đặt ống nghe xuống, lại có tiếng chuông vang lên.
- Vâng, tôi nghe đây!
- Có phải trường phổ thông đấy không ạ?
- Vâng
- Ai nói ở máy đấy?
- Hiệu trưởng
- Đang nói chuyện với đồng chí là nguyên soái Côxinxki. Đồng chí làm ơn cho tôi biết vì sao con gái tôi về chậm?
- Thế ra em vẫn chưa về ư? - bà Natalia Dakharốpna ngạc nhiên, nhưng sau nhớ lại là khi trưa Cachia Ivanôva có đề nghị gì đó – Chắc các em có cuộc họp Đoàn Thanh niên Cômxômôn!
- Nhưng bây giờ đã muộn quá rồi! Cháu không báo trước nên chúng tôi đang lo lắng.
- Vâng, đợi tôi xem sao… Natalia Dakharốpna đặt ống nghe xuống và ấn nút chuông. Ở phòng hành chính không có ai cả. Bà phải di xem lấy. Bà gặp các cô học sinh lớp mười ngay ở cầu thang.
- Chào cô Natalia Dakharốpna ạ! – giọng các em vang lên. - Chào các em! Sao các em họp gì mà lâu thế?
- Thưa cô, có nhiều vấn đề tích lại cô ạ
- Côxinxcaia…
- Thưa cô, em đây ạ! - Gọi điện ngay về nhà. Ở nhà đang lo lắng.
- Vâng ạ…
Các lớp buổi chiều học ở tầng một và tầng hai. Bà hiệu trưởng lên tầng ba và nhìn thấy đèn sáng trong một lớp, bà đến gần cửa. hai em học sinh lớp bảy đang làm báo tường.
- Các em ơi! Đến giờ kết thúc rồi đấy. Muộn rồi.
- Thưa cô, chỉ còn một ít nữa… độ nửa giờ nữa thôi ạ.
Bà xem tờ báo, góp vài ý kiến rồi quay về phòng làm việc của mình. Bà không kip ra về vì lại có người gõ cửa…

Yến Lan bi bô...

- Vâng… vâng… Ai đấy?
Ba cô học sinh lớp mười bước vào phòng: Cahia, Giênhia và Tamara.
- Các em muốn gặp tôi ư?
- Thưa cô, vâng ạ, nếu cô không bận lắm, chúng em xin phép được nói chuyện với cô ạ.
- Các em ngồi xuống đây.
Giênhia và Tamara ngồi xuống ghế đi-văng, còn Cachia vẫn đứng. Natalia Dakharốpna đã mặc áo măng-tô. Bà không cởi áo, ngồi vào chiếc ghế bành, lưng ngả ra phía sau, chuẩn bị nghe. Bà đã biết những gì xảy ra ở lớp mười, trong thời gian cuối. Bà có nghe về chuyện cái tát, biết cả về bức biếm họa, nhưng ở cương vị bà, bà không muốn can thiệp vào những việc đó. Cônxtanchin Xêmiônôvích không cần đến sự giúp đỡ của bà. Khi bà trao cho Cônxtanchin Xêmiônôvích lớp đó bà có báo cho anh biết, đó là một lớp khó theo ý kiến mọi người, nhưng chính bà lại nghĩ khác và đối với các em lớp mười, bà vẫn đem lòng quý mến. Và không phải vì các em cùng bà sống ở Lê-nin-grát trong những ngày thành phố bị phong tỏa. Bà Natalia Dakharốpna không ưa loại học sinh “luôn luôn ngoan ngoãn”. Tuy các em đó ít làm phiền lòng, nhưng thường nấp sau cái đạo đức mẫu mực đó là sự vô nguyên tắc, không chân thật, hèn nhát và những ảnh hưởng tiểu tư sản không tốt. Bà hiểu rằng, nếu lớp mười không trở thành một lớp mẫu mực trong trường chẳng qua vì lớp đó không có giáo viên chủ nhiệm tốt.
- Nào, tôi nghe các em.
- Thưa cô, chúng em có làm phiền cô không ạ? – Ghiênhia hỏi.
- Không sao... Nếu không lâu thì cũng được. Nói đi, Cachia!
- Cô Natalia Dakharốpna ạ, việc là thế này... – Cachia bắt đầu, mắt nhìn xuống đất – Cônxtanchin Xêmiônôvích trao cho chúng em... cả ba đứa chúng em!... Thầy cho chúng em là bộ phận tiên tiến của lớp nên có thể tác động đến các bạn. Thầy thì khó rồi. Thầy mới đến, không biết ai cả. Thầy bảo chúng em phải biết tự hành động lấy. Hành động như thế nào? Chúng em có thể làm được điều gì? Cô thử nghĩ xem! Thực chất là chẳng làm được gì cả. Cô biết các bạn ở lớp em như thế nào rồi đấy... Có đóng cọc lên đầu cũng chẳng ăn thua!
- Chúng em thì chả làm được việc gì cả, - Giênhia thở dài
- Nấu chả xong nồi cháo, còn làm gì! – Tamara cáu kỉnh thêm vào.
- Vừa rồi em đưa ra cuộc họp vấn đề kỷ luật đấy... Không ai được giở trò làm xiếc ra đây cả! – Cachia thưa với cô hiệu trưởng.
- Thế các em lại có các tiết mục “xiếc” gì vậy? – bà hiệu trưởng hỏi
- Trong giờ học còn viết cho nhau, còn nói chuyện và dĩ nhiên... là còn một số bạn hay nhắc bài... Chắc cô cũng hiểu đấy... Những chuyện đó chẳng ra sao cả! Mà chúng em hình như cũng đã lớn rồi thì phải!
- Thế rồi các em kết luận thế nào trong cuộc họp?
Cachia nhìn các bạn, sửa lại tóc, rụt rè nói:
- Chúng em đã quyết định như thường làm trong những trường hợp trước đây. Nâng cao ý thức kỷ luật, nâng cao kết quả học tập – Nhưng đó là chỉ trên giấy tờ thôi ạ. Hôm nay quyết định, ngày mai lại quên mất.

Yến Lan bi bô...

- Nói một đằng, làm một nẻo – Tamara thêm vào một cách buồn bã.
- Thưa cô, cho phép em phát biểu được không ạ? – Giênhia nói, theo thói quen giơ tay lên như ở lớp.
- Em nói đi,
- Dĩ nhiên là chúng em sẽ tiến hành công việc thông qua tổ chức của đoàn thanh niên, nhưng em, với cương vị lớp trưởng... chúng em không từ chối ạ. Nhưng chúng em không thể nhận một trách nhiệm lớn như vậy. Công tác giáo dục – đó là một công tác... chắc cô đã hiểu đó là cái gì rồi! Các bạn nhất định sẽ không nghe chúng em. Thế mà thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích lại phải chịu trách nhiệm. Thế và... chúng em nghĩ mãi, nghĩ mãi..., và chả nghĩ được ra cách gì cả!
- Thế còn thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích nói gì? Thầy có dự cuộc họp không? – bà hiệu trưởng tiếp tục hỏi
Các cô gái nhìn nhau. Nhẽ ra thầy chủ nhiệm theo nguyên tắc phải dự những cuộc họp chi đoàn nhưng Cachia đã vi phạm nguyên tắc đó, không mời thầy đến họp.
- Không ạ... Chúng em muốn lúc đầu phải nói với nhau cho hết đã, - Cachia nói như người có lỗi, - Không thì bất tiện thế nào ấy cô ạ. Các bạn sẽ ngượng và không nói đâu.
- Thưa cô, - Giênhia xen vào, - Thầy coi chúng em là người lớn, đứng đắn, thế mà đùng một cái, - xin lỗi! Còn kém hơn lũ trẻ nít. Không ạ, chúng em xin thề với cô.
- Tôi tin các em, - bà hiệu trưởng nói
- Hôm qua và hôm nay ở lớp xảy ra không biết bao nhiêu là chuyện... – Cachia tiếp tục. Trong cuộc họp hôm nay thế là chúng em đã nói hết với nhau rồi...
Tất cả đều im lặng. Các em đang nhìn cô hiệu trưởng và chờ đợi. Trong chín năm qua các em đã có nhiều lần đến căn phòng này, cũng có nhiều lúc bị gọi đến, nhưng mỗi lần sau khi nói chuyện với bà hiệu trưởng Natalia Dakharốpna ra về, các em đều hối hận và quyết tâm sống và làm việc theo kiểu khác.
- Thế đấy, thế đấy... – bà Natalia Dakharốpna vừa ngồi thẳng dậy vừa nói – theo tôi nghĩ, các em đã không hiểu ý thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích . Lý nào thầy ấy lại trao cho các em trách nhiệm giáo dục lớp!
- Thưa cô, chính thế ạ! Thầy nói là chúng em phải đảm nhiệm công tác giáo dục và tự giáo dục lấy cả tập thể cô ạ, - Cachia trình bày. - Về vấn đề này bộ đã có chỉ thị rõ – cô hiệu trưởng vẫn tiếp tục, không nghe Cachia nói – Có những quy chế, những luật lệ mà trong đó có nõi rõ về trách nhiệm và cương vị của giáo viên chủ nhiệm. Lời của thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích cần phải hiểu khác kia. Chúng tôi vẫn đề cao vai trò tự quản của học sinh, ở đây không có gì mới cả. Nói thật nhé, cô chẳng hiểu có điều gì làm các em băn khoăn đến thế. Các em có tập thể Đoàn Thanh niên, có tờ báo tường không tồi... các em còn muốn gì nữa? Đã thảo luận về ý thức tổ chức kỷ luật rồi à? Đúng lắm! Đó là vấn đề mấu chốt. Nếu có kỷ luật là sẽ có kết quả học tập tốt. Bây giờ các em đòi hỏi các bạn phải thi hành quyết nghị... Thật nghiêm túc vào. Có bạn nào cá biệt? Chikhônôva? Khơlôpôva?
- Tất cả... – Ghiênhia nói khẽ
- Sao lại tất cả? – Cô hiệu trưởng cau mày hỏi.
Các em không trả lời được câu hỏi đó. Có tiếng gõ cửa và thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích bước vào.

Yến Lan bi bô...

- Anh còn ở đây à? – Bà Natalia Dakharốpna ngạc nhiên hỏi.
- Vâng! Tôi còn nán lại ở phòng phương pháp một chút
- Thật là đúng lúc! Anh thấy đấy, các em đến để xin ý kiến, - bà nói, hất đầu về phía ba cô học sinh đang thẹn thùng đứng đó. – Các em tưởng tượng ra là anh trao trách nhiệm giáo dục lớp cho chúng và bây giờ không biết phải làm gì. Các em ấy chưa học môn giáo dục học vì vậy mà lúng túng: không biết bắt đầu từ đâu?
- Sao lại bắt đầu? – Thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích hỏi - Không phải bắt đầu mà là tiếp tục.
Natalia Dakharốpna bối rối nhìn thầy rồi lại nhìn trò, và rõ là bà không muốn tranh luận vào lúc này.
- Vâng, thì cứ cho là tiếp tục, nhưng như thế nào. Sao các em lại lặng thinh thế?... Cachia, Giênhia? Tamara? Hỏi thầy chủ nhiệm của các em đi chứ! – bà quay về phía các cô gái hỏi.
- Thưa thầy, hình như chúng em không hiểu đúng ý thầy, phải không ạ? – Cachia nói – Thầy nói với chúng em về việc tự quản mà chúng em lại hiểu là thầy trao cho chúng em trách nhiệm cải tạo...
- Không, cứ theo như “bức biếm họa“, các em không hiểu sai ý tôi – thầy cắt ngang. – Tôi không có ý định giáo dục các em, còn nói chi đến cải tạo các em nữa. Cái từ “cải tạo“ đó tôi không ưa lắm. Tôi có cảm giác đó là khái niệm người ta tự nghĩ ra. Trong cuộc sống, chỉ có một quá trình. Đó là quá trình giáo dục. Và người lãnh đạo cái quá trình đó trong lớp ta là các em, những người được lớp tín nhiệm cử ra.
- Tôi cũng nói với các em những điều gần như vậy, - bà Natalia Dakharốpna nói, - không có gì là mới mẻ ở đây cả.
- Đúng như thế! - Cônxtanchin Xêmiônôvích tán thành. - Ở đây không có gì là mới mẻ cả: giáo dục học Xô Viết là nền giáo dục học do cuộc sống tạo nên. Lãnh đạo không có nghĩa là nắm tay dắt... Các em thử xem Đảng lãnh đạo như thế nào! Đảng đã đặt ra cho cả nước một nhiệm vụ vĩ đại – kế hoạch 5 năm – và lãnh đạo việc phấn đấu thực hiện kế hoạch đó. Công việc tiến hành đều đặn. Như vậy nghĩa là lãnh đạo đấy. Tôi cho rằng, nếu các em đặt ra cho cả lớp một nhiệm vụ thật tốt, thật tiên tiến, thật cụ thể và các em cùng với các bạn phấn đấu thực hiện, hướng dẫn việc đấu tranh để thực hiện nhiệm vụ đó...
- Thưa thầy, nhiệm vụ gì ạ? – Cachia hỏi, vẫn không hiểu thầy giáo định hướng sự suy nghĩ của các em đi đâu.
- Các em hãy tự nghĩ lấy... Nhiệm vụ của các em không thể là chung chung, mà phải cụ thể!
- Phấn đấu học giỏi? – Cachia hỏi
- Đòi hỏi mỗi người theo khả năng! – Tamara thêm vào
- Ừ... nhưng điều đó có vẻ bình thường quá! – Giênhia kéo dài giọng tỏ vẻ không hài lòng, em nhăn mũi. – tất cả trường đều phấn đấu học giỏi cả... Cần phải nghĩ ra một cái gì khác thường... mới lạ một tí!
- Cần phải nghĩ ra hình thức đấu tranh. Thí dụ như: chống trung bình chủ nghĩa, chống màu xám u tối

Yến Lan bi bô...

Mặt Tamara rạng rỡ như có mặt trời chiếu vào. Mắt em long lanh, như cả thân hình em vụt lớn lên.
- Màu xám nghĩa là gì? – Em đứng dậy và hỏi – Màu xám trong tiềm thức của chúng em là điểm ba. Điểm ba – đó là tệ nạn Ốplômốp (nhân vật điển hình cho sự lười biếng trong tác phẩm Ốplômốp của Gôntrarốp), sự trốn tránh trách nhiệm, sự cầu may! – em sôi nổi nói và mọi người đều cười khi nghe em.
- Đúng rồi! – Cachia tán thành. – Đả đảo điểm ba! Phải phấn đấu để học giỏi!
- Đấy... thấy chưa?... – thế là các em đã tìm ra một cái gì đó cụ thể, - bà Natalia Dakharốpna ủng hộ
- Nhưng có điều không được nóng vội, - thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích nhắc nhở - Đừng vội vàng. “Nhanh chóng là cần thiết, nhưng vội vã là có hại“. Các em hãy suy nghĩ cho thật kỹ, tính toán từng chi tiết nhỏ đi! Trong cuộc sống có khi những ý đồ tốt lại hoàn toàn thất bại – nếu ta thực hiện nó một cách hình thức, thiếu nhiệt tâm. Xmianôva đã đúng khi nhăn mũi bảo “cái đó bình thường quá„. Dưới khái niệm “bình thường„ em muốn nói là “chán!„ tôi tán thành ý kiến em. Sự tẻ nhạt có thể làm hỏng một ý đồ tốt. Thậm chí những buổi biểu diễn độc tấu châm biếm và hài hước vẫn có thể trở nên tẻ nhạt.
- Thưa thầy, chúng em sẽ nghĩ ra cách, - Tamara hứa với thầy - Lẽ nào chúng em thuộc loại người... đến nỗi... - em định nói đần độn, nhưng kịp thời dừng lại và nói tiếp – bất lực thế ư?
Các cô gái rời phòng bà hiệu trưởng với quyết tâm sắt đá là sẽ bắt tay vào hành động
- Bọn trẻ hăng hái quá – bà Natalia Dakharốpna vừa cười vừa nói. – Nhưng thú thật với anh là tôi vẫn chưa hiểu ra cái thủ thật sư phạm đó của anh.
- Làm gì có thủ thuật nào, chị Natalia Dakharốpna. Chị trao cho tôi nhiệm vụ giáo dục, thế là tôi bắt tay vào công tác giáo dục
- Nhưng hình như anh quá tin vào các em thì phải, như người ta nói, đánh giá quá cao khả năng của các em
- Còn cách nào khác nữa? Không có lòng tin ở các em làm sao giáo dục cho các em những phẩm chất tốt đẹp được. Chúng ta nói nhiều về giáo dục, nhưng đó cũng chỉ là những lời nói mà thôi. Không thể chỉ giáo dục các em bằng lời nói! Những bài thuyết giáo dài dòng và chán ngấy về đạo đức thường chỉ giáo dục các em thành những đứa giả dối, những kẻ lừa phỉnh.
- Tôi hiểu, nhưng đó mới chỉ là trên lý thuyết, còn tôi vẫn lo lắng cho ý thức kỷ luật của chúng lắm... Anh coi chừng đấy... Thả lỏng chúng rồi sau này hối hận. Dĩ nhiên là tôi không có quyền can thiệp vào công việc của anh, nhưng tôi có trách nhiệm phải nhắc nhở anh: Đừng đánh giá quá cao khả năng tự quản của các em học sinh.
Cônxtanchin Xêmiônôvích ngạc nhiên nhìn bà hiệu trưởng, nhưng anh cũng không phản đối bà.

Yến Lan bi bô...

TAMARA KRAPCHENCO

Tamara Krapchenco từ trường về thẳng nhà Lida Versinina, cùng làm bài với bạn nên thường về nhà muộn.
Đại lộ sáng trưng. Trên đường đầy người đi lại, ô tô và tàu điện chạy tấp nập, thế nhưng một cảm xúc rất khó chịu như nấp ngay phía dưới tim luôn bám chặt lấy Tamara.
Tamara tự biết mình có 1 nhược điểm rất lớn, mà cô tìm mọi cách giấu giếm kể cả người thân – đó là việc cô rất sợ cầu thang không có điện.
Để khỏi sợ, cô bắt đầu nghĩ đến chuyện khác: “Lida là một cô gái thật kỳ lạ! Bao năm cùng học với nhau, thân nhau, thế mà đến giờ mình vẫn không hiểu hết nó. Không biết nó nghĩ gì, nó muốn gì và thích thíc cái gì?”.
Tamara cho mình là bạn gái thân thiết duy nhất của Lida Versinina. Quan hệ giữa hai người không thể gọi là đặc biệt thân thiết vì cả hai đều là những cô gái có bản lĩnh, nhưng dù sao, nếu Lida cần hỏi ý kiến ai, bao giờ cô cũng hỏi Tamara. Lida cho Tamara là một con người dũng cảm, kiên nghị, có ý chí. Ở Tamara không có những giây phút băn khoăn, lưỡng lự, những tâm tư khác thường mà ta thường gặp ở những cô gái khác. Đối với cô, tất cả mọi việc trong đời đều rõ ràng và đã xác định. Chỉ có một vấn đề mà cả hai cùng tránh – đó là vấn đề về bọn con trai. Hai cô đã nhiều lần tranh luận với nhau về vấn đề này và hiểu rằng không bao giờ có thể thống nhất ý kiến với nhau, vì thế tốt hơn hết là không nên nhắc đến chuyện ấy nữa.
Tamara coi các bạn trai là những người bạn, xử sự bình đẳng, không ngượng ngập, chỉ nói chuyuện về công việc và hoàn toàn bác bỏ mọi khả năng có thể “phải lòng” bọn con trai, hoặc “cái gì đó tương tự vậy”.
Lida đối với các bạn trai hoàn toàn khác. Theo quan niệm của Tamara thì đối xử như vậy là ngu ngốc, thấp hèn, bao giờ cũng làm cho người ta phải nhớ mình là con gái. Thật vậy, Lida đẹp, nên bọn con trai lúc nào cũng “trố mắt nhìn cô”. Chính vì vậy nên họ cho phép Lida đối với họ như thế. Giá như Tamara đứng ở địa vị Lida thì cô sẽ “sửa đầu óc các cậu và đưa vào đúng chỗ”.
Nhưng dù sao Tamara vẫn thích chơi với Lida, tuy hai cô có những quan điểm khác nhau. Tamara rất thích thú mỗi khi thấy Lida tự chủ, biết xử sự đúng mức và giản dị trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Nghĩ đến Lida, Tamara nhớ lại câu chuyện giữa cô và ông bố Lida.
Trong bữa ăn chiều, mọi người biết được là Tamara đang học lái ô tô. Ông Xergei Ivanovich – bố Lida – tuyên bố rằng không bao giờ ông ngồi vào xe khi nhìn thấy sau tay lái là phụ nữ.
- Phụ nữ trong những tình huống khó xử thường mất bình tĩnh, đàn ông trong những trường hợp như vậy thích ứng nhanh và xử lý đúng, - ông giải thích. – Thử tưởng tượng xem: xe đang đi nhanh bỗng nhiên trên đường xuất hiện một chướng ngại nào đó: cây cột đèn, một chiếc xe khác trong góc phố phóng ra, một em bé… - lúc đó người phụ nữ sẽ làm gì?

Yến Lan bi bô...

- Làm gì ạ? – Tamara hỏi.
- Trong số một trăm người thì khoảng chín mươi người bỏ tay lái, thét lên và bưng lấy mặt, - Xergei Ivanovich trả lời một cách chắc chắn.
Dĩ nhiên là Tamara không tán thành ý kiến đó và trong bụng cô lấy làm ngạc nhiên, sao một viện sĩ hàn lầm mà lại có quan điểm lạc hậu như vậy về phụ nữ, nhưng cô không muốn tranh cãi. Bây giờ cô lại tiếc là đã kohỏi ông về những nghề khác, nhất là nghề phóng viên.
Tamara tự cho mình là người có đầu óc quan sát và tìm thấy ở mình những phẩm chất cần thiết của một người phóng viên tương lai, tuy cô biết rõ ràng rằng nghề đó đòi hỏi phải có sự phát triển toàn diện, phải có đầu óc quan sát tinh tường và một kho kiến thức rộng.
Mải suy nghĩ miên man suýt nữa cô đụng phải một sĩ quan nào đó và ngay lúc đó cô nghĩ: “Đãng trí, cần phải để ý đến điểm này. Phải rèn luyện tính tập trung. Chú ý đến việc tập trung tư tưởng!”
Đến nhà đây rồi. Cô sống ở tầng năm.
- Quỷ chưa! Lại không có điện ở cầu thang rồi! Cô lần mò tìm ra lan can và đôi chân thoăn thoắt đưa cô lên tầng trên. Tim cô lại nhói lên, ngày càng mạnh: có cảm giác như đang có người vừa thở hổn hển vừa đuổi theo mình. Cô chạy vụt qua tầng bốn và cuối cùng, cánh cửa phòng của cô đây rồi. Biết bao nhiêu lần Tamara đã chạy trong bóng tối dọc theo cầu thang và cứ mỗi lần như thế cô tưởng như là mình sắp chết vf vỡ tim mất.
“Không! Thế này không được! Không biết mình sợ gì cơ chứ! Chẳng có ai cả! Thế mà cũng đòi làm phóng viên! Lẽ nào mình lại không có đủ nghị lực để thắng cái sợ vô lý này? Cần phải rèn luỵện ý chí mới được”.
Quyết định là sẽ rèn luyện ý chí, co thực hiện ngay. Tamara chậm rãi xuống cầu thang. Lưng cô nổi gai ốc, nhưng đời nào cô cho phép mình quay lộn lên… Cô sẽ không ngoái cổ lại dù có xẩy ra chuyện gì đi nữa. Thế là thành công. Phía dwosi tim đỡ nhói hơn.
Xuống dưới nhà, cô ra phố để hít thở, định thần lại rồi lại chậm rãi leo lên tầng năm trên chiếc cầu thang tối mịt. Giữ được cho khỏi ngã thật là khó. Bóng tối dày đặc như quấn chặt lấy cô và cô có cảm giác chỉ cần chìa tay là có thể sờ mó được nó. Cô không chìa tay ra, và cũng không hề dừng lại.
Và cuối cùng là tầng năm đây rồi. Nút ấn chuông đây rồi.
“Từ nay hàng ngày mình sẽ leo lên cầu thang chậm hơn nữa. Mình sẽ rèn luyện ý chí như người ta luyện thép cho xem!” – Cô gái hạ quyết tâm như vậy.
Tamara về đúng lúc bố đang uống trà. Bố vừa đi tắm về xong và đang ngồi uống nước trà, ông mặc chiếc áo ngủ, ngực phanh ra. Mẹ đã lên giường nghỉ.
Bố của Tamara, theo lời cô nói, là một “hiện tượng lạ thường”. Đặc điểm đó thể hiện ở chỗ là chẳng bao giờ có thể xác định được khi nào ông đùa và khi nào ông nói thật. Mặt ông rất nghiêm nghị, nhưng đôi mắt lại ánh lên nụ cười. Có trời mà biết được! Ông thường thích bắt bẻ những lời nói không chính xác của con gái, ông giả vờ như không hiểu, hỏi đi hỏi lại nhiều lần về một vấ đề và thường làm ra vẻ quá đỗi ngạc nhiên, quá đỗi băn khoăn hoặc nhiệt liệt tán thành. Tóm lại là ông thích khích cô con gái nóng tính của ông và “chiêm ngưỡng” sự “sôi sục” đó. Chính ông là một con người vô cùng hiền từ và Tamara chưa bao giờ thấy ông tức giận hoặc quát tháo ai. Bố cô làm việc ở nhà máy gang thép từ thời còn trẻ và cô biết, ở đấy họ rất tự hào vì có những người thợ lành nghề như ông.

Yến Lan bi bô...

- Bố ơi, bố uống cốc thứ mấy rồi đấy? – Tamara vui vẻ hỏi.
- Bố không đếm. Ko có máy tính trong trường hợp này thì chịu thôi… Thế con đi chơi đâu mà lâu vậy?
- Con đến nhà ông viện sĩ chơi và làm bài ở đấy.
- Làm bài cùng với ngài viện sĩ à?
- Với Lida.
- Ồ! Ồ! Nào, rót trà mà uống di! – Bố cô mời.
- Con không muốn uống. Bố ơi, bố nghe nhé. Vừa rồi có một câu chuyện khá lý thú. Bố hãy tưởng tượng xem: Sau tay lái là một phụ nữ…
- Là lái xe à?
- Vâng. Xe đang phóng nhanh, bất thình lình từ bên đường một chiếc xe khác phóng ra… Thế người phụ nữ sẽ làm gì hả bố?
- Làm gì à? Sẽ phanh lại hoặc tránh sang một bên.
- Nhưng nếu chiếc xe kia phóng đến quá gần.
- Thế thì hai xe đâm nhau.
- Người phụ nữ kia có bỏ tay lái không hả bố?
- Bố không biết
- Bác Xergei Ivanovich bảo là phụ nữ trong những trường hợp bất ngờ như vậy thường mất bình tĩnh, bỏ tay lái và ôm lấy mặt. Có đúng không hả bố?
- Thế bác Xergei Ivanovich là ai?
- Là ông viện sĩ ấy mà.
- Thế thì chắc là như vậy. Viện sĩ biết rõ hơn.
- Sao bố lại nói thế? Phụ nữ thì bỏ tay lái, còn đàn ông không bỏ à?
- Cũng có thể là như thế.
- Thế giữa họ có gì khác nhau ạ?
- Bố làm sao mà biết được khác nhau ở chỗ nào. Nếu ông viện sĩ đã nói vậy, nghĩa là ông ấy có cơ sở khoa học.
- Ôi trời ơi! Bố thì bao giờ cũng nghĩ ra lắm chuyện đâu đâu ấy. – Cô gái bực bội.
- Thế con lại bực tức gì đấy? Bỏ hay không bỏ… thì cô này bỏ, cô kia không. Đối với con có quan hệ gì đâu?
- Bố nhầm rồi. Đây là vấn đề nguyên tắc. Thế phụ nữ có thể làm việc bình đẳng với nam giới không?

Yến Lan bi bô...

- Vấn đề đó, con gái yêu của bố ơi, người ta đã giải quyết xong từ năm 1917, thế mà bây giờ các cô còn vung tay múa chân tranh cãi. Ai cấm cô? Cứ làm việc đi, nếu cô muốn.
Câu trả lời làm Tamara tắc tị. “Thế đấy, - cô nghĩ. – Có bao giờ tranh luận được với bố điều gì đâu. Bố nói một câu gì đó – Thế là nhận chìm mình xuống nước”.
- Bố ạ, hay là con uống cùng bố chén trà vậy! – Cô nói một cách lơ đễnh.
- Nhẽ ra phải như thế từ nãy kia!
Tamara đến tủ búp-phê lấy một cái tách rót trà rồi ngồi xuống cạnh bố, giơ tay ra vuốt lưng bố.
- Bố đổ mồ hôi rồi… lưng ướt hết. Bố ạ, chúng con có thầy giáo dạy văn mới – Thật không còn mong gì hơn nữa! Bố biết không, con vẽ một bức biếm họa thân thiện về ông ta, nhưng thầy hoàn toàn không giận gì cả. Thật là một người đúng đắn.
- Đã gọi là thân thiện thì còn giận gì nữa?
- Giá là một cô giáo nào đó xem… Ôi… ôi… ôi! Sẽ làm rùng beng cả lên cho mà xem! – Tamara uống mấy ngụm nước trà. – Nhưng bố thử nghe xem hôm nay thầy Constantin Sergheevich nói gì với chúng con nhé.
- Thế ông Constantin Sergheevich là ai?
- Thầy giáo văn ở lớp chúng con ấy mà. Trí nhớ của bố tồi quá, bố chả nhớ tên ai cả!... Hôm qua con vừa kể cho bố nghe về thầy ấy xong.
- Tên có hàng nghìn, còn bố chỉ có một mình. Làm sao nhớ hết được? – Bố trả lời một cách bình thản. – Thế thầy ấy nói gì?
- Nói gì à? À, nhớ rồi… Thầy đã nói những gì? Tamara vừa suy nghĩ vừa hỏi lại mình. – Tự nhiên lại quên mất. Con cũng có trí nhớ giống như trí nhớ của bố…
- Trí nhớ của con gái! (Ý nói các cô gái hay lơ đễnh)
- Con với bố phải rèn luyện mới được. Phải luyện trí nhớ!
- Dĩ nhiên rồi! Chri có điều bố nhiều việc quá!
- À, con nhớ rồi! Chuyện là thế này bố ạ. Thường khi chúng con đọc những tác phẩm văn học và tự hỏi – cái gì, để làm gì và tại sao? Thế nhưng kết quả thì lại chẳng hiểu gì. Bất cứ một tác phẩm nào cũng phải đọc một cách khách quan, không có ấn tượng trước. Khi đọc xong rồi lúc đó có thể suy nghĩ phân tích: cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì đã làm cho ta xúc động và tại sao? Ta thích nhân vật nào trong truyện và tại sao? Ta biết được thêm điều gì về cuộc sống, về con người, về lý tưởng? – Cô gái nói, vô tình bắt chước giọng thầy giáo. – Vậy mà chúng ta đang làm gì? Thường thường chúng ta không phân thích tác phẩm mà mổ xẻ nó. Ta cắt đầu, cắt cụt chân tay, mổ bụng và …. Sẽ có được cái gì? Tất cả đều vung vãi, và không còn tác phẩm nào nữa. Cả sự thú vị cũng không có!
- Dĩ nhiên rồi, còn thú vị cái nỗi gì nếu chặt cụt chân tay đi.
Tamara đã từ lâu quen với cách giễu cợt của bố, cô thích nói chuyện với bố và bao giờ cũng thấy bố là người rất chịu khó nghe chuyện.

Yến Lan bi bô...

- Chúng ta quen nhìn những hiện tượng trong cuộc sống, trong văn học, trong nghệ thuật một cách tỉnh táo. - Cô tiếp tục diễn thuyết, làm như trước mặt cô là cả một hội trường lớn.
- Thói quen - đó là một việc lớn...
- Khi nào con trở thành phóng viên... Bây giờ thì con biết phải tiến theo hướng nào rồi... Chỉ có điều tất cả mọi việc cần phải suy nghĩ, phát triển và rèn luyện để có được. Ôi bố ơi, con có nhiều việc lắm! - Cô thở dài kết thúc.
- Timosa (tên gọi thân mật của Timophei dùng cho con trai. Người bố này dùng để gọi Tamara), con nghe đây - bố nói và đưa cho xem một bức ảnh nhỏ - Đây, con xem chiếc ảnh này này.
Cô gái cầm lấy chiếc ảnh, trong ảnh là một người đàn ông có râu, tóc chải mượt.
- Con có thể vẽ ông ta giống như thế này nhưng đang diễn thuyết trên diễn đàn được không? Từ mồm ông ta phun ra những tia lửa và ở một cái tranh khác con vẽ ông ta đang ngủ, và từ mũi ông ta phun ra những tia lửa.
- Vẽ để làm gì hả bố?
- Để cho tờ báo tường đấy. Con phải vẽ sao cho thật giống cơ.
- Bao giờ thì bố cần?
- Nhanh nhanh một tý.
- Nhiều bài cho về nhà lắm... Thôi được con sẽ vẽ cho bố.
- Con phải cố làm sao cho thật buồn cười kia!
Tamara vẽ rất đẹp, nhưng không biết sao cô không thích vẽ và chóng mệt. Những kỳ báo tường cô thường khất lần đến sát nút mới chịu làm. Thầy giáo dạy vẽ và nhiều người khác khuyên cô nên vào học vẽ ở viện mỹ thuật, nhưng cô lại không thích nghề đó. Còn bây giờ cô cất tấm ảnh vào chiếc túi rết sĩ quan với vẻ chán ngán, nhưng không thể từ chối giúp bố việc đó được.
- Tamara, hôm nay con có định đi ngủ hay không đấy? - Giọng mẹ cô vang lên.
- Con đi ngủ ngay đây, mẹ ạ!
Cô uống nốt cốc nước chè đã nguội và dọn giường đi ngủ. Cô ngủ trên chiếc giường xếp dùng để đi cắm trại mà bố cô kiếm được ở đâu không biết, theo đề nghị của cô. Cô tập cho mình quen chịu đựng mọi khó khăn. Mỗi một phóng viên, theo cô nghĩ, cần phải đi khắp đất nước mình, phải nhìn thấy tất cả, phải biết và hiểu tất cả... Cô thường tưởng tượng mình ngồi sau tay lái và tự lái chiếc xe của mình, trong xe có đem theo chiếc giường xếp, hai bộ áo quần, một cái ấm và một ít thực phẩm.
- Bố ơi! Bao giờ thì bố định uống xong trà đấy ạ!
- Con cần gì?
- Bố có biết rằng uống nhiều là có hại không? Mỗi người chỉ cần một lít chất lỏng trong một ngày thôi đấy.
- Nếu là chất lỏng 400 thì hơi nhiều.
- Con nói là nước cơ mà.

Yến Lan bi bô...

- Người ốm thì cái gì cũng có hại.
- Đủ rồi, bố ạ! - Cô nghiêm nghị nói và mang ấm Xamovar đi.
Khi cô quay lại thì bố cô đứng cạnh bàn, trong tay cầm chiếc cốc không.
- Giá được uống thêm một cốc nữa thôi... Con đi ngủ đi, bố sẽ không làm phiền con nữa.
Tamara vừa đặt lưng xuống, con mèo đã từ đâu nhảy vào gối, húc cái mõm ướt vào má cô và kêu meo meo.
Bố cô đã quay lại đứng cạnh giường và khẽ hỏi:
- Timosa, con đã ngủ chưa?
- Chưa ạ, bố cần gì đấy?
- Con biết không, có một việc thế này... Ở xưởng bố đang có cuộc đấu tranh để đạt chất lượng sản phẩm tốt. Bố định sẽ lập một bản "Lời hứa danh dự" và cả đội sản xuất sẽ ký tên xuống dưới. Thế này, con biết không... Những quy định đó sẽ được lồng vào kính, đặt trong một cái khung rất đẹp và treo ở xưởng...
Tamara ngồi phắt dậy và như hồi còn nhỏ, vỗ tay reo:
- Bố ơi! Tuyệt quá bố ạ!
- Tamara, mày điên rồi đấy à! - Bà mẹ càu nhàu - Để cho người khác ngủ với chứ!
- Bố ơi, bố biết không?... Đó chính là cái mà chúng con cần đấy! Chúng con cũng sẽ viết bản "Lời hứa danh dự" đả đảo điểm ba!... và cũng sẽ ký tên ở dưới.
- Đả đảo ai cơ?
- Điểm ba! Điểm ba - bố có biết không, đó là một sản phẩm không tốt lắm. Bố đã gợi ý được cho con một sáng kiến tuyệt vời! Hôm nay con và các bạn nghĩ mãi không biết bắt đầu đợt phấn đấu học tập dưới hình thức nào. Con sẽ viết ngay bây giờ đây!... Không. Tốt hơn là sáng mai! Buổi sáng đầu óc minh mẫn hơn.
- Đúng rồi! Sáng tỏ hơn chiều! Thế con vẽ cho bố một cái khung đẹp đẹp chứ?
- Nhất định rồi! Con sẽ làm hết mọi thứ cho bố! Bố thật là cừ.
- Thôi, thôi... Thế con định ngủ trên chiếc giường xếp này bao lâu nữa? - Ông bố hỏi và đi ra cửa.
- Khi nào đến mùa đông, con sẽ may một cái "túi ngủ" như của những người địa chất và sẽ ngủ trên chái nhà. - Tamara trả lời.
- Ôi, con thì nghĩ ra đủ trò!
- Chứ sao? Con phải rèn luyên. - Nhưng bố đã gợi cho con, thật là tuyệt! Lời hứa... Con ngạc nhiên là sao chúng con lại không nghĩ ra điều đó nhỉ?
- Tamara! Mày sắp nói xong chưa đấy? - Mẹ cô hỏi, giọng bực bội.
- Mẹ ơi, con lặng thinh rồi, im mồm rồi...
Tamara nằm mãi không tài nào ngủ được. Cô tự tưởng tượng ra một kiểu trang trí các khung và nghĩ cả nội dung của lời hứa. Sắp ngủ rồi, cô lại nhớ đến cuộc họp hôm nay và trong lòng cảm thấy lo lắng. Trong lớp xuất hiện những hiện tượng không lành mạnh. Thí dụ, ai đã nói cho cô Marina biết về cái tát? Trong cuộc họp không ai nhận cả. Catia nghi cho Valia. Nhưng cô Marina Leopoldovna lại không ưa nó nhất. Cô giáo đã nhiều lần lên lớp con bé vì cái tính tự kiêu, vì những câu trả lời xấc xược và còn nói sẽ hạ điểm nếu nó không chịu sửa chữa.

Yến Lan bi bô...

GIỜ ĐỨC VĂN

Những ngày này trời trở nên ấp áp, thường có nắng khô. Thời gian này gọi là ráo “cuối hè”. Cửa sổ các lớp học vẫn mở. Tiếng máy, tiếng rú ga đứt quãng của ô tô đập vào tai các em học sinh trong lớp. Tự nhiên có tiếng nhạc vang lên. Đâu đây người ta mở máy quay đĩa và những điệu nhạc van-xơ du dương hòa lẫn với tiếng ồn ào ngoài phố lọt vào lớp.
Xvétlana chống tay lên cằm chăm chú nhìn chiếc trâm cài trên ngực của cô Marina Lêôpônđốpna.
Cô giáo không hài lòng câu trả lời của Côxinxcaia Nhina, cáu kỉnh sửa lỗi cho cô gái, nhưng Xvétlana như bị thôi miên không tài nào nhìn đi chỗ khác - em vẫn mê mẩn nhìn chiếc trâm lấp lánh và ngòai tiếng nhạc ra không nghe thấy gì nữa. Trên môi em phảng phất một nụ cười. Tiếng nhạc vanxơ du dương trầm bổng như kêu gọi, như hứa hẹn một điều gì tốt đẹp. Đĩa hát đã ngừng quay nhưng tiếng nhạc không tắt, những âm điệu của nó bay đi, tan ra và nhường chỗ cho tiếng máy rồ lên của một chiếc mô-tô vừa phóng qua.
Thật tiếc, bản vanxơ đã bay đi. Tiếng nhạc vanxơ thật phù hợp với tâm trạng của em và với một ngày đẹp trời như hôm nay… Một vài phút trôi qua. Những ngón tay thoăn thoắt lướt trên những phím đàn dương cầm, sau đó tiếng viôlôngxen hòa lẫn vào nhau. Ngay từ câu đầu Xvétlana đã biết đó là tác phẩm của Glinca(Nhà soạn nhạc Nga thế kỷ 18-19) – ca khúc “Nỗi băn khoăn”. Em rất thích ca khúc đó và đang nóng lòng chờ đợi xem ai sẽ biểu diễn. “Ai sẽ hát? Giọng nam hay nữ? Nếu là giọng nam, thì mọi việc sẽ tốt đẹp” - em suy nghĩ miên man.
- Xvétlana!
Giọng nói nghiêm khắc của cô giáo đưa Xvétlana trở về với thực tại. Cô gái đứng dậy nhìn lên bảng và nhận ngay ra lỗi. Em định chữa lỗi cho bạn, nhưng cô giáo ra hiệu là không cần chữa và hỏi:
- Em đang mơ mộng gì đó?
- Thưa cô, không phải em mơ mộng đâu ạ - Xvétlana nói một cách buồn bã, tay hất bím tóc ra sau lưng. - Em mải xem chiếc trâm cài áo của cô và bỗng nhiên nghĩ sang việc khác.
Cô giáo cúi nhìn chiếc trâm cài áo một cách ngạc nhiên như lần đầu cô nhìn thấy, lấy tay sờ nó và khi thấy không có gì đặc biệt cả cô quay sang nhìn Xvétlana, ngạc nhiên hỏi:
- Chiếc trâm của tôi thì có liên quan gì?
- Thưa cô, cô có chiếc trâm rất đẹp ạ - Xvétlana nói. - Trước kia không biết sao không bao giờ em để ý đến nó cả.
Marina Lêôpônđốpna giơ ngón tay lên dọa và muốn nói: “Đừng có láu cá với tôi. Tôi đi guốc trong bụng các em rồi” – nhưng không biết tại sao cô lại thấy ngượng và nói một cách khó chịu:

Yến Lan bi bô...

- Và đã để ý một cách vô ích. Chiếc trâm của tôi chẳng có gì liên quan đến em cả. Ngồi xuống và trập trung nghe bài.
Vừa ngồi xuống Xvétlana đã nghe thấy tiếng hát ngay. Ca khúc do nghệ sĩ nổi tiếng Salapin biểu diễn. Ban đầu Xvétlana vừa nghe hát vừa cố gắng theo dõi câu trả lời của Nhina, nhưng sau đó em đành chịu. Lời lẽ của thứ tiếng xa lạ kia không còn sức thu hút sự chú ý của em nữa.
Cuối cùng thì cô Marina Lêôpônđốpna bỗng nghe thấy tiếg nhạc và hiểu ra nguyên nhân tại sao những khuôn mặt của các em học sinh kia lại đờ ra, không để ý gì đến môn tiếng Đức nữa.
- Ai trực nhật? Đóng ngay cửa sổ lại! – cô ra lệnh.
- Nhưng thưa cô, trong lớp nóng lắm ạ. Giênhia hơi bĩu môi vẻ không hài lòng, phản đối lại, nhưng cô giáo không thèm nhìn về phía em nữa.
Cửa sổ đóng cả rồi, tiếng nhạc không còn nghe thấy nữa nhưng nó vẫn tiếp tục vang lên trong lòng Xvétlana… “Niềm hi vọng đã đoán ra hạnh phúc của ta một cách vô ích…
Anhia Alêchxêêva hầu như hoàn tòan không biết lời của cac khúc đó, nhưng tiếng nhạc quen thuộc làm em nhớ lại tối hôm qua và tự nhiên một cảm giác lo lắng thắt chặt trái tim em.
Hôm qua, sau khi từ trường về nhà, em thấy mẹ đi vắng và viết giấy để lại cho em: “Anhia, cơm mẹ để trong tủ búp-phê. Ăn đi, đừng đợi mẹ, Mẹ sẽ về muộn. Mẹ”. Trước kia, mẹ vẫn thường hay để lại cho Anhia những mẩu giấy như vậy, mỗi khi mẹ phải ở lại họp, nhưng chưa bao giờ Anhia thấy lo lắng cả. Mẹ Anhia là kỹ sư thiết kế đồ án ở xướng máy mà trước chiến tranh bố em cũng cùng làm. Đọc xong mẩu giấy em thở dài, thay quần áo rồi xuống bếp. Em rất buồn. Muốn gặp mẹ, kể cho mẹ nghe về bài giảng của thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích. Em và mẹ ít khi được ở bên nhau, chỉ có chủ nhật mới gặp và cũng chỉ những hôm mẹ không có việc gì bận mới được ở bên mẹ. Anhia đốt bếp, đặt ấm nước rồi quay về phòng của mẹ, nơi có kê tủ búp-phê. Trong tủ là những chiếc cà-mèn đựng bữa cơm trưa mẹ đã mua ở bếp tập thể của nhà máy đem về. Trước kia, bố sống ở phòng này, Anhia và mẹ ở phòng bên cạnh. Bây giờ ngoài họ ra, trong hộ còn có một người đàn bà góa không con nữa. Chồng bà ta cũng hy sinh trong chiến tranh.
Vào phòng mẹ, Anhia ngửi thấy mùi nước hoa tỏa ra thơm phức. Một loại nước hoa mới không quen. Trên giường cô nhìn thấy bộ quần áo đi làm của mẹ vắt đó. Ở dưới sàn thấy chiếc hộp đựng đôi giầy đẹp của mẹ trống không. Tất cả những cái đó làm Anhia ngạc nhiên và cảm thấy có một cái gì bất thường. Em mở tủ thì thấy chiếc ào dài lụa màu nâu sẫm của mẹ cũng không có. Thế nghĩa là mẹ đã thay quần áo và đi đâu đó… nhưng không phải đi làm. Đi đâu nhỉ?
Ăn xong, Anhia ngồi vào bàn học. Em ngồi hơn hai tiếng đồng hồ nhưng thấy mình không hề nhớ tí gì sau khi đã đọc sách giáo khoa. Làm mấy bài tập lượng giác, xong em mở tập truyện ngắn Goocki ra đọc. Trong khoảnh khắc, tài năng kiệt xuất của nhà văn vĩ đại đã thu hút em và thắng cái cảm giác lo lắng kia. Nhưng khi nghe đồng hồ đã điểm mười hai giờ thì em lại sực nhớ đến mẹ. Mẹ không bao giờ lại nấn ná ở đâu muộn đến thế cả. Mẹ về gần một giờ đêm. Anhia đã đi nằm nhưng vẫn chưa ngủ. Em nghe cả tiếng mở cửa và tiếng bật đèn ở ngoài… Mẹ đã cởi áo măng-tô, bà bước vào phòng ngủ, tiếng gót giày nện xuống sàn gỗ nghe rõ mồn một… Và bỗng nhiên bà ngân nga một điệu nhạc không lời… Đó chính là ca khúc mà hôm nay Salapin đã hát – “Nỗi băn khoăn” của nhạc sĩ Glinca. Khoảng 5 phút sau bà nhẹ nhàng bước vào phòng trong đồi giầy vải bông đi trong nhà và đến cạnh đầu giường con gái.
- Mẹ ơi, mẹ đi đâu về thế?
- Thế mà mẹ tưởng con đã ngủ rồi chứ… Mẹ đi xem hát. Muộn rồi, ngủ đi… Anhétca, con gái yêu của mẹ…

Yến Lan bi bô...

Mẹ vuốt tóc con gái rồi cúi xuống hôn trán em và ra khỏi phòng. Cả cánh tay, cả đôi môi và toàn thân mẹ mát mẻ và tươi tắn lạ thường, mắt bà long lanh, bà đi ra để lại trong phòng mùi nước hoa thoang thoảng. Sự biểu lộ tình cảm của mẹ làm Anhia cảm động suýt chảy nước mắt. Quan hệ giữa hai mẹ con thường chỉ thân mật như bạn bè chứ ít khi “ướt át” thế này.
Sau khi mẹ đi rồi, Anhia nằm, mắt thao láo không ngủ được, lắng nghe tiếng sột soạt ở phòng bên. “Có gì xảy ra vậy? Sao mẹ lại không thể mặc một chiếc áođẹp để đi xem hát? Mẹ đã phải làm việc quá nhiều rồi” – Cô gái tự trấn tĩnh lại, nhưng một sự lo lắng mơ hồ vẫn không buông tha em.
…Một giọng nói cáu kỉnh đã cắt ngang dòng suy nghĩ của Anhia.
- Đủ rồi! - Marina Lêôpônđốpna nói, cô kéo gần sổ điểm lại và cầm bút – Đành phải cho em điểm ba vậy. Rất đáng tiếc…, nhưng em không xứng đáng được điểm cao hơn. Ngồi xuống!
Nhina Côxinxcaia đỏ bừng mặt, nháy lia lịa đôi hàng mi dài, và nhẹ nhành ngồi xuống như người có lỗi. Nhina học giỏi, và điểm ba tiếng Đức đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của em. Nhưng giá chỉ có thế thôi đã phúc… Điểm ba đã làm em khổ sở biết bao khi về nhà. Em biết trước là bố sẽ khó chịu và trong bữa ăn thế nào cũng sẽ nói là ở Bộ Giáo dục tay phải không biết tay trái đang làm gì (nghĩa là việc ai người ấy lo, không liên quan gì tới nhau), là chương trình ở phổ thông nặng quá sức, hai bà nội ngoại và mẹ sẽ đau khổ vì “sự kiện” này độ hai ba ngày. Và tất nhiên, ý kiến của hai bà sẽ thống nhát ở chỗ là cô giáo Marina Lêôpônđốpna là người có lỗi vì cô ấy độc ác, đòi hỏi quá đáng với trẻ con. Nhinốtca có thể vì đãng trí mà nhầm hoặc vô tình quên, nhẽ ra cô giáo phải giúp con bé, thì cô ấy chỉ trực cho nó điểm xấu! Tóm lại là tất cả mọi người đều có lỗi, trừ Nhina ra…
- Có việc gì xẩy ra vậy các em? – Cô Marina Lêôpônđốpna hỏi cả lớp. Tôi để ý thấy thời gian gần đây các em học kém đi. Tại sao? Sao các em không thích môn tiếng Đức nữa hay là tôi có gì thay đổi. Giênhia Xmianôva, em giải thích lý do cho tôi rõ.
- Thưa cô, em phải giải thích gì ạ? – Giênhia đứng dậy, lúng túng đưa mắt nhìn các bạn.
- Tại sao môn tiếng Đức các em lại có nhiều điểm ba thế này?
- Thưa cô, em không biết ạ. Em có phải là người cho điểm đâu ạ.
- Nghĩa là em cho rằng tôi cho điểm thấp hơn điểm các em xứng đáng được cho chứ gì?
Giênhia vẫn chịu được cái nhìn nghiêm khắc của cô giáo và trả lời một cách bình tĩnh:
- Không ạ. Em không có ý nói như vậy. Cô cho điểm như vậy là công bằng ạ.
- Thế thì tại sao nhiều điểm ba?
- Em không biết ạ. Riêng em chẳng hạn không có điểm ba…
- Tôi hỏi điểm của cả lớp! – Cô giáo bực tức cắt ngang. – Em là lớp trưởng và thêm vào đó lại là một trong những người lãnh đạo lớp nữa!
Để trả lời sự “châm chọc” đó, Giênhia lẩm bẩm gì đó không rõ, nhưng vẫn giữ được bình tĩnh, và không tiếp tục tranh luận nữa.
- Các em không nên quên rằng, bằng lớp mười người ta không cấp cho tất cả đâu. Cần phải làm việc. Tanhia lên bảng. Giênhia ngồi xuống.

Yến Lan bi bô...

Giênhia không thể trấn tĩnh được. Giọng nói gay gắt của cô giáo như xúc phạm em, nhất là câu nói châm chọc về “người lãnh đạo lớp” làm cho em khó chịu. “Tại sao cô ấy lại chỉ gầm gừ với mình? – Giênhia nghĩ – Tại sao một mình mình phải chịu trách nhiệm cho cả lớp? Nếu cô ấy gọi mình là “người lãnh đạo lớp” một lần nữa, mình sẽ trả lời cho biết”.
Và Giênhia bắt đầu nghĩ xem lần sau em sẽ trả lời cô giáo như thế nào. Sau một phút em cũng chẳng nghĩ ra được cái gì, em liếc nhìn bí thư chi đoàn xem câu nói độc ác về những “người lãnh đạo lớp” có tác động gì đến Cachia không. Cachia mím chặt môi, giữa hai lông mày có một nếp nhăn hằn sâu như hình dấu phẩy. Thế nghĩa là có động chạm đến lòng tự trọng của bạn ấy. Tamara ngồi bàn đầu, Giênhia không nhìn thấy mặt bạn nên không biết thái độ của Tamara đối với lời nói của cô giáo như thế nào.
Các em học sinh lớp mười thấy rằng ngay từ những ngày đầu, sau khi các em có thầy giáo mới làm chủ nhiệm, cô Marina Lêôpônđốpna thường hay bực bội và đối xử với các em như thể các em có lỗi gì với cô. Các em có lỗi gì cơ chứ? Lẽ nào có cái lỗi là đã yêu môn văn học và nóng lòng chờ đợi giờ học của thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích? Lẽ nào vì các em đọc nhiều và chuẩn bị kỹ cho giờ học của thầy giáo chủ nhiệm? Thật ra, công bằng mà nói, sự trách móc của cô Marina Lêôpônđốpna cũng có phần nào đúng. Sự say mê văn học dĩ nhiên là có làm ảnh hưởng đến kết quả học tập những môn khác. Tranh luận làm gì cho vô ích. Chỉ cần nhìn vào sổ điểm là rõ. Điểm ba hàng loạt, thỉnh thoảng có cả điểm hai. Và chỉ có hai học sinh vẫn học tốt như trước là Valia Bêlôva vàXvétlana Ivanôva.
Sự bực bội của Giênhia qua dần. Cô gái biết cái tính thất thường của cô giáo và đã từ lâu quen với nó rồi. Bây giờ Marina Lêôpônđốpna liếc nhìn em đã có vẻ thiện cảm hơn và có thể là đang hối hận vì việc làm vừa rồi. Giênhia biết rất rõ mình là một trong những học sinh giỏi và được cô giáo “người Đức” cưng, nên cũng thường lạm dụng điều đó. Trong lớp chả có ai dám nói với cô giáo bằng cái giọng như thế, nhưng cô Marina Lêôpônđốpna tha thứ cho Giênhia tất cả.
Gọi Tanhia lên bảng, cô giáo đi dọc giữa hai dãy bàn và ngồi xuống sau bàn giáo viên. Có cảm giác như cô không hề để ý xem Tanhia đang lắp bắng gì cạnh bảng. Cô nhìn lơ đễnh vào một chỗ nào đó trên đầu Liđa Vécsinhina và suy nghĩ miên man. Tanhia nói những câu tiếng Đức vô nghĩa mà cô giáo cũng không muốn nghe và cũng không buồn chữa.
Lớp học im một cách lạ thường. Chỉ có giọng nói đều đều buồn tẻ của Tanhia đang khóc nhọc chọn những động từ “ngoại lệ” của tiếng Đức vang lên. Tất cả mọi người đang chờ đợi xem sẽ kết thúc ra sao. Cuối cùng, Tanhia thở phào rồi im hẳn và nhờ đó mà đã thức tỉnh được cô giáo.
- Thế nào… tiếp tục sao nữa, - cô giáo nói mà không ngóai cổ lại.
- Xong rồi ạ.
- Xong rồi ư? Ai có thể phát biểu thêm? Cô Marina Lêôpônđốpna đưa mắt nhìn cả lớp một lượt, nhưng không có ai giơ tay cả - Giênhia!
Giênhia chậm rãi đứng dậy. Em tin chắc là cô giáo không nghe Tanhia trả lời.
- Em không còn gì để thêm ạ. Bạn Áxênôva đã nói hết rồi.
Marina Lêôpônđốpna nhìn chằm chằm vào mặt cô học trò cưng một cách buồn bã, thở dài rồi cầm lấy bút.
- Được. Thế thì các em đành nhận bốn điểm về chia đôi vậy. Ngồi xuống!

Yến Lan bi bô...

Và tất cả mọi người nhìn thấy cô cho hai con hai một cách không thương tiếc.
Marina Lêôpônđốpna cho rằng các em học sinh lớp mười yêu mến cô, tin tưởng tuyệt đối ở cô, vì thế mà lúc nào cũng cởi mở và trung thực với cô. Cô nghĩ như vậy mãi cho đến những ngày gần đây… Đột nhiên mọi việc thay đổi. Trước kia cô biết cặn kẽ hết mọi việc đã xảy ra ở lớp, còn bây giờ thì chỉ có một mình Bêlôva kể cho cô biết những gì đã xảy ra, và nói một cách lén lút. Gần đây có cuộc họp chi đoàn. Bọn trẻ nói gì ở đó, ra những quyết nghị gì cô không được biết vì Bêlôva không phải là đoàn viên.
Cô giáo hỏi Cachia về cuộc họp chi đoàn nhưng theo bản tính đa nghi của cô, cô cho rằng bí thư chi đoàn đã không trả lời thẳng vào câu hỏi của cô:
- Cũng chả có quyết nghị gì đặc biệt cô ạ. Chúng em nhắc nhở về kỷ luật, về kết quả học tập…
Cô giáo giận và không hỏi thêm nữa, nhưng một lần nữa khẳng định với bản thân mình là quan hệ của các em đối với cô thay đổi đột ngột. Càng nghĩ, cô càng thấy rõ điều đó. Cô còn chắc chắn rằng, các em học sinh bắt đầu lạnh nhạt với cô từ khi thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích xuất hiện. Tuy không có cở sở gì để khẳng định điều đó, cô vẫn chắc chắn là như vậy. Cô Marina Lêôpônđốpnakhông hề biết thầy giáo mới đã dạy môn văn học như thế nào. Thứ nhất, đó là công việc của giáo vụ, thứ hai là một môn như văn học thì, theo ý cô, một người nào biết chữ mà chẳng dạy được. Nhưng làm giáo viên chủ nhiệm thì không phải ai cũng làm được. Cô tin chắc rằng thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích không làm nổi nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm và thế là lớp cưng nhất của cô không có ai để mắt tới. Những việc như cái tát, bức biếm họa ác ý với thầy giáo và việc trao trách nhiệm cho ba cô học sinh giáo dục cả lớp tự nó nói lên điều đó. Nghe thấy chuyện Cônxtanchin Xêmiônôvích xin bức biếm họa làm kỷ niệm và không cảnh cáo một cô học sinh nào, Marina Lêôpônđốpna tức lắm, cô còn định đến gặp cô hiệu trưởng về việc này. Kết quả học tập môn tiếng Đức kém hẳn trong thời gian cuối, cô giải thích là lớp không có ai làm công tác chủ nhiệm.
Cho hai điểm hai rõ đậm, cô Marina Lêôpônđốpna ngước nhìn khuôn mặt đỏ như gấc vì ngượng và vì tức của Giênhia và hỏi một cách mỉa mai:
- Nào, thế còn hai điểm hai này tôi cho có đúng không?
- Thưa cô, cô hỏi em ạ?
- Dĩ nhiên rồi
- Vâng. Đúng ạ. Giá ở địa vị cô, em cho hai điểm để hai người chia nhau – Giênhia trả lời mà không hề nháy mắt.
Cô bạn ngồi cạnh vội kéo áo Giênhia, nhưng em hất mạnh ra, thì thầm: “Đừng động vào tôi!”. Trong những phút như vậy, theo nhận xét của mẹ Giênhia, khi em đã “cắn cương” thì trời cũng chẳng chặn em lại được.
Nghe tiếng kẻng, cả lớp thở phào nhẹ nhõm. Marina Lêôpônđốpna thấy tiếng kẻng đã làm mặt các em học sinh tươi tỉnh hẳn lên – đó là giọt nước làm đầy thêm cốc nước đo sự chịu đựng của cô. Cô không vào phòng giáo viên mà đi thẳng xuống dưới gõ cửa vào phòng bà hiệu trưởng.
Trong phòng Natalia Dakharốpna không phải chỉ có một mình bà. Ngồi đối diện bà là cô giáo thể dục Valenchina Vixenchina, hay như đại đa số giáo viên gọi là Valia, cô mím chặt môi một cách bướng bỉnh. Cô gái tốt nghiệp trường đại học thể thao và đã dạy ở trường được hai năm nay. Cô nắm rất tốt môn cô dạy, nhưng không biết cách làm cho các em học sinh ham thích thể thao vì cô không biết tự kiềm chế, không tìm được sự cảm thông giữa cô và học sinh, và vì vậy mà thường hay va chạm, nhất là ở các lớp sáu, lớp bảy.

Yến Lan bi bô...

- Mời chị vào, chị Marina Lêôpônđốpna – bà hiệu trưởng mời và quay lại phía Valia, bà tiếp tục câu chuyện: - Thôi cứ cho là cô đúng. Cho là cô bé ấy không thích học môn thể dục. Nhưng vì lẽ gì mà cô cho em điểm hai?
- Bác Natalia Dakharốpna ạ, nhưng mà em ấy lại không mang theo quần áo thể thao ạ. Em ấy cố tình làm thế để khỏi phải học giờ thể thao, - cô giáo dạy thể dục nói.
- Cứ cho là như vậy đi. Nhưng mà điểm đúng để đánh giá kiến thức của học sinh chứ đâu phải để đánh giá hành động của các em.
- Điểm còn khuyến khích quá trình học tập, - cô gái bảo vệ ý kiến một cách bướng bỉnh, - Lần sau em ấy sẽ không quên mang theo quần áo thể thao và sẽ cố gắng để không bị điểm hai.
- Không. Tôi không thể đồng ý với cô được. Nếu tất cả giáo viên bắt đầu hạ điểm vì các em nhắc nhau, vì nói chuyện trong giờ học, vì quên mang theo sách vở… lúc đó chúng ta sẽ có gì?
- Sẽ nâng câo ý thức kỷ luật! – cô giáo dạy thể dục nói một cách tự tin và với dáng điệu của một người chiến thăng nhìn sang cô giáo dạy tiếng Đức vừa bước vào và đang ngồi xuống ghế.
Marina Lêôpônđốpna hiểu ngay vấn đề hai người đang tranh luận, nhớ lại hai điểm hai cô vừa cho và suy nghĩ. Tanhia không thuộc bài và trả lời sai thì hai điểm vẫn còn là điểm cao đối với em, còn điểm hai cho Giênhia thì đúng là rơi vào trường hợp giống như trường hợp của cô giáo thể dục vừa bảo vệ lúc nãy.
- Nếu các em vô kỷ luật thì ta hạ điểm hạnh kiểm, ở đây thì có gì liên quan đến môn học? – bà hiệu trưởng tiếp tục tranh luận – Thế chị nghĩ sao về vấn đề này? – bà quay lại hỏi cô Marina Lêôpônđốpna.
- Vâng, nói chung là như vậy, nhưng tôi không biết… tôi không được nghe câu chuyện từ đầu – cô Marina Lêôpônđốpna không trả lời thẳng vào câu hỏi.
Natalia Dakharốpna ngạc nhiên nhìn cô giáo, vì mọi khi cô Marina Lêôpônđốpna thường tỏ ra nhiệt tình và thẳng thắn trao đổi ý kiến của mình về những vấn đề thuộc về lĩnh vực giáo dục học và phương pháp giảng dạy.
- Thôi được. Chúng ta sẽ không tranh cãi bây giờ. Có thể chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này khi họp hội đồng giáo viên – bà hiệu trưởng quyết định thế và vội ghi gì đó vào sổ tay.
- Tôi có thể đi được chứ ạ? – cô giáo thể dục hỏi
- Vâng
Valia đứng dậy, bước những bước chắc nịch ra khỏi phòng.
- Còn chị có việc gì đấy?
Marina Lêôpônđốpna mở sổ điểm ra nhìn bà hiệu trưởng, đóng sổ lại rồi ngồi vào chỗ cô giáo thể dục vừa ngồi.
- Chị Natalia Dakharốpna, tôi muốn báo cáo thật với chị là ở lớp mười đang xảy ra tai họa lớn, - cô giáo hăng hái nói, nhnưg sửa lại ngay – đang có mầm mống tai họa lớn. Lớp này vốn đã là một lớp yếu, thời gian vừa rồi hoàn toàn không chịu làm việc nữa. Các em bỏ cả học hành và chúng ta chẳng có cách gì cứu chữa. Chị xem này, xem thử cái gì đây. Trong sổ điểm… trừ một vài trường hợp ra còn toàn là điểm ba và điểm hai. Nếu cứ tiếp tục thế này mãi thì kỳ thi nghiệp lớp mười sẽ ra sao đây? Thật khủng khiếp! Chúng ta sẽ nhục nhã biết chừng nào khi toàn khu, toàn thành Lê-nin-grát biết kết quả thi đó. Trong thời gian cuối các em ấy trở nên hư đốn… Không chịu học bài, không chú ý nghe giảng bài, vẽ tranh biếm họa giễu thầy… Mà nói chuyện làm gì nữa! Đi đến mức đánh nhau thì còn gì!

Yến Lan bi bô...

Natalia Dakharốpna cứ để cho cô giáo nói hết và khi cô dừng lại để nghỉ thì bà bình tĩnh nói.
- Chị nói hơi quá đấy, chị Marina Lêôpônđốpna ạ
- Tôi nói quá ư? Tôi? Ngược lại! Tôi tự kiềm chế và giảm nhẹ đi đấy… Trong người tôi cứ sôi lên đây này! – Nói ra những lời cô ấy cô lấy tay gõ gõ vào chiếc trâm cài trước ngực – chị hãy nghĩ xem, các em nói với giáo viên bằng giọng như thế nào! Chị thử xem sổ điểm xem! Xem thử kết quả học tập trong thời gian cuối đã sút đi như thé nào!...
- Tôi thấy rồi
- Và chị vẫn thấy hài lòng?
- Không! Nhưng không nên nóng nảy! Ta cứ nói chuyện bình tĩnh với nhau xem sao. Kết quả học tập có sút đi. Đó là điều đúng sự thật. Theo chị thì tại sao lại thế?
- Nói thật chứ?
- Tất nhiên
- Lỗi tại thầy giáo chủ nhiệm mới…Cônxtanchin Xêmiônôvích!
- Vâng, nguyên nhân do ánh ấy. Lý do ở anh ấy – bà Natalia Dakharốpna tán thành – chính anh ấy cũng nghĩ như vậy.
Vì quá ngạc nhiên nên Marina Lêôpônđốpna lặng đi, không nói ra được lời nào
- Tự anh ta cũng nghĩ thế - Nghĩa là thế nào? – cuối cùng cô giáo hỏi
- Chúng tôi cũng có nói chuyện với anh ấy rồi. Anh ấy rất lo lắng về tình hình hiện nay của lớp. Vì chính anh ta là giáo viên chủ nhiệm của lớp đó mà
- Chính là ở chỗ đó! - Marina Lêôpônđốpna kêu lên một cách mừng rỡ - Chị lại tin tưởng giao cho anh ấy giáo dục các cô gái như thế… Cônxtanchin Xêmiônôvích mới về. Anh ấy lại ốm yếu nữa…
Chỉ bây giờ bà hiệu trưởng mới hiểu hết ý đồ của Marina đến đây và bà lạnh lùng cắt ngang:
- Không cần phải cải tạo bọn trẻ đâu, chị Marina Lêôpônđốpna ạ. Đó là những em gái bình thường như những em gái khác, chỉ bị chệch choạc một chút thôi. Nhưng các em cũng đã nghĩ đến điều đó rồi. Trong thời gian ngắn nữa thì đâu lại sẽ vào đấy thôi, tôi hoàn toàn tin như vậy. Tiện đây, chị cũng thử xem lại phương pháp của chị xem thế nào
Natalia Dakharốpna đưa kính lên mắt xem thời khóa biểu, ngừng một lúc, bà nói tiếp.
- Giờ học của chị thường có trước giờ văn học, và điều đó bắt chị phải có trách nhiệm hơn…

Yến Lan bi bô...

- Tôi chẳng hiểu gì cả, tại sao lại phương pháp? Trách nhiệm gì?
- Chị tưởng tượng xem, sau bản báo cáo sẽ có buổi biểu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng. Bản báo cáo dễ trở nên tẻ nhạt nếu ta không chuẩn bị thật cẩn thận, không cố gắng làm cho nó hấp dẫn.
- Chị Natalia Dakharốpna, trường học không phải là nhà hát, còn tôi cũng không phải là nghệ sĩ – cô giáo giận dỗi phản ứng.
- Có thể thí dụ đó không phù hợp lắm, tôi chỉ muốn…
- Một thí dụ thật kỳ quặc, cách đặt vấn đề cũng thật kỳ lạ - Marina Lêôpônđốpna cắt ngang – Tôi đến gặp chị để báo cho chị biết là lớp mười đang trên đà xuống dốc, thế mà chị lại góp ý cho tôi là cần suy nghĩ về phương pháp. Lạ thật… Lạ hơn nữa là chị còn so tôi với nghệ sĩ! - Marina Lêôpônđốpna nói, giọng run lên vì tức giận và oan ức, chị đứng dậy.
- Tôi không so chị mà so Cônxtanchin Xêmiônôvích. Lớp học quả có thay đổi, nhưng tôi tin chắc rằng nó sẽ còn thay đổi nhiều nữa trong thời gian tới… - Bà Natalia Dakharốpna nói và không biết rằng bà đã giáng cho cô giáo một đòn nặng thế nào – đã làm tan vỡ niềm hy vọng cuối cùng của cô là được bảo trợ lớp học đó.

Yến Lan bi bô...

LỜI HỨA DANH DỰ

Hàng ngày khi tiếp xúc với lớp học, Cônxtanchin Xêmiônôvích trong mọi trường hợp luôn cố gắng làm cho các em học sinh lớp mười hiểu là các em không còn bé bỏng gì và cũng đã đến lúc phải suy nghĩ về bản thân, về chỗ đứng của mình trong cuộc sống. Trong giờ học, anh không bao giờ cắt ngang khi học sinh đang trả lời, không nhận xét, và nếu có em nào nói sai, anh không sửa mà đề nghị một em khác sửa cho bạn. Khi xảy ra những cuộc tranh luận thì anh hướng dẫn cẩn thận.
Càng ngày các em càng thấy bị công việc chung thu hút, trong mọi việc họ đều tỏ ra tự lập… Lúc đầu hơi khó khăn vì chưa quen, nhưng lại cảm thấy rất thú vị. Một số em theo lời của Tamara như gặp một hiện tượng thần bí: Nhờ những bài giảng, những buổi nói chuyện của thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích, mà khi đọc lại những tác phẩm đã được nhiều lần “mổ xẻ và phân tích”, các em nhận thấy những quyển sách quen thuộc, buồn tẻ ấy ánh lên những sắc màu diệu kỳ và rực rỡ. Các em có cảm giác như đó là những viên đá quý lạnh lùng, không màu sắc, nhờ bàn tay khéo léo của thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích đã khắc nên nhưng góc cạnh thần tiên mà những viên đá chán ngắt kia bỗng nhiên biến thành những hạt kim cương lóng lánh.
Ba hôm trước đây, bà hiệu trưởng Natalia Dakharốpna đến lớp dự giờ học văn. Bà ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống, nhanh nhẹn đi về phía cuối lớp và ngồi xuống bàn cuối cùng. Việc đến thăm của bà hiệu trưởng đối với các em không phải là điều mới lạ, nhưng tất cả đều có ý chờ đợi xem thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích sẽ xử sự ra sao. Trong chín năm học ở trường này, các em từng chứng kiến nhiều lần sự “xâm phạm lãnh thổ của lớp” như các em thường nói. Đến thăm lớp nào là ban thanh tra của Sở và Phòng giáo dục, các phòng ban khác, những người theo dõi việc thực tập quy chế, những học viên hàm thụ, sinh viên thực tập đã tổ chức nhiều buổi giảng công khai và trong những trường hợp như vậy, khi có mặt các quan khách, thường thường giáo viên xử sự khác hẳn ngày thường. Một số cô giáo vì ngượng nê giảng kém hơn ngày thường. Những người dự lớp tưởng nhầm rằng mình đang dự một giờ học bình thường như những giờ học khác. Không những chỉ có giáo viên, mà chính học sinh cũng xử sự khác khi có mặt người ngoài. Các em không nói chuyện riêng, bằng mọi cách tỏ ra là mình đang chăm chú nghe giảng. Trong lớp tự nhiên hình thành một khối liên minh giữa thầy và trò. Và khối liên minh đó nhằm chống lại những người đến “thăm lớp”.
Natalia Dakharốpna ngồi đến cuối giờ, nhưng sau khi bà vào lớp mấy phút các em đã không còn để ý đến sự có mặt của bà, trừ Anhia Alếcxêêva đang ngồi cạnh bà. Sự có mặt của bà không làm ảnh hưởng gì đến giờ học, và không hiểu tại sao vì thế mà các em cảm thấy rất hài lòng.
Sự say mê văn học đã thể hiện một cách nhanh chóng và bất ngờ. Các em không có đủ thì giờ để học những môn khác. Điều đó bắt đầu làm cho mọi người thấy lo lắng. Cả lớp hy vọng chờ đợi ở “bộ ba” những hành động cương quyết. Thế nào “bộ ba” đó cũng phải nghĩ ra cách gì chứ vì thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích đã trao cho họ công tác giáo dục lớp. Nhưng “bộ ba” chưa có sáng kiến gì, mặc dù giờ nghỉ nào cũng thấy lớp trưởng, bí thư chi đoàn và chủ nhiệm tờ báo tường biến đâu mất, hình như để bàn luận việc gì ấy. Trong khi Cachia biết giữ bí mật, không để ai thấy có điều gì khác thường, thì Tamara và nhất là Giênhia trong suốt thời gian cuối lúc nào cũng tỏ ra lo lắng và có vẻ bí mật.

Yến Lan bi bô...

Cuối cùng thì nội dung của bảng “Lời hứa danh dự” đã được thống nhất và hiện nay Tamara đang cố gắng thể hiện ra giấy. Cô đã nghĩ ra hai phương án mẫu để vẽ ra hai cái khung: một cái cho bố, một cái cho mình. Phía trên vầng dương đang tỏa nắng, trong ánh sáng diệu kỳ đó lấp lánh chữ “CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN”. Phía dưới, ở góc bên trái một công nhân tay cầm quyển sách, nách kẹp một chiếc compa. Đây là khung của bố. Khung cho mình, Tamara vẽ một nữ sinh mặc đồng phục, tay xách cặp. Phía bên phải cô vẽ một cành lá sồi.
Bố cô ngắm nghía cái khung một hồi lâu:
- Được đấy! – Ông nói và nở một nụ cười hài lòng
Chiều hôm ấy, Giênhia và Cachia đến
- Thế nào, Tamara? – Giênhia sốt ruột hỏi từ ngoài cửa.
- Xong rồi! Vào đây.
Vừa vào phòng, các cô nhìn thấy ngay trên bàn “Lời hứa danh dự” và lặng lẽ ngắm nghía.
- Không còn chê vào đâu được! Đẹp quá! – Cachia khen – Có điều phải vẽ thêm lên ngực cô học sinh chiếc huy hiệu thanh niên Cômxômôn nữa.
- Có cảm hứng khích lệ mà lại, - Giênhia thêm vào
- Đúng rồi! Từ trên trời rơi xuống đấy – Tamara làu bàu, có vẻ bình thản đối với những lời trầm trồ khen ngợi của bạn – Còn lời đâu? Cần phải xem lại một lần nữa xem được chưa: có viết hết được vào cái khung này không…
Giênhia vội vã rút từ chiếc cặp ra một tờ giấy gập đội viết kín chữ

Yến Lan bi bô...

LỜI HỨA

“Chỉ có thể trở thành người cộng sản khi ta tự làm giàu trí nhớ của mình bằng những kiến thức mà nhân loại đạt được” - V.I.Lênin

“Để xây dựng cần phải có vốn hiểu biết và nắm vững khoa học, để có vốn hiểu biết – cần phải học tập, học tập một cách bền bỉ, nhẫn nại” - I.V.Stalin

“Tất cả những gì tốt đẹp nhất mà tôi có được là nhờ ơn sách vở…” - M.Goocki

Trong năm nay chúng ta sẽ kết thúc năm học cuối cùng ở bậc Phổ thông. Con đường của chúng ta đã rõ ràng và hạnh phúc mà chúng ta có đợc ngày hôm nay là do cha ông chúng ta đã đổ biết bao xương máu. Sự nghiệp trong tay chúng ta!
Để trở thành những con người xây dựng chủ nghĩa cộng sản toàn năng, chúng ta cần phải học tốt. Học với tất cả sức lực và khả năng chúng ta có. Chúng ta xin hứa điều đó.
Nhiệm vụ của chúng ta là – Không có một điểm ba nào trong năm hoc cuối cùng này.
Điểm ba là sự lười biếng! Điểm hai là nhục nhã!
Chúng ta hứa sẽ giúp các bạn học kém để cho tập thể lớp chúng ta sẽ là một trong những lớp tốt nghiệp dẫn đầu của thành phố Lêningrát. Chúng ta có thể làm điều đó và nhất định sẽ làm được.
Sau đó chừa một quãng trống để các em ký tên ngay dưới lời hứa.
“Người cộng sản khác những người khác bởi họ có một phẩm chất tốt đẹp là lời nói không tách rời việc làm, - và khi đã nói và đã hứa, thì dù cho thân thể có tan nát ra thành từng mảnh, cũng phải làm. Cái đó gọi là làm việc và hành động theo kiểu bônsêvích” - X.M.Kirốp

- Lẽ nào bây giờ công việc của chúng ta lại không tiến triển được? – Cachia nói
- Các bạn ơi. Thế là chúng ta phải ký tên đầu tiên đấy – Giênhia nhắc
- Dĩ nhiên rồi? Đây, bút mực ở đây này, bạn ký trước đi! – Tamara bảo Giênhia
- Sao lại là mình nhỉ? Bạn ký trước đi.
- Đấy… lại kỳ kèo mặc cả! Thôi, đưa đây tôi bắt đầu vậy! – Cachia giành lấy bút – Thế, thế… Nghĩa là những chuyện mang ra và “chắc là” xin gác sang một bên! Đành phải thúc ép vậy. Nghe không? Chúng mình phải gương mẫu không thì mất hết cả uy tín và chẳng được việc gì ngoài sự nhục nhã ra, - cô nói một cách chậm rãi và ký vào.

Yến Lan bi bô...

Giênhia cầm lấy bút và suy nghĩ
- Bạn còn nghĩ gì đấy? Mọi việc đã quyết định cả rồi! – Tamara nói
- Để cho bạn ấy làm quen với nội dung một tí chứ… – Cachia cười khẩy – Bây giờ bạn ấy mới được đọc lần đầu mà lại.
- Tôi còn thuộc lòng là đằng khác – Giênhia ngập ngừng rồi bỗng thở dài – Ôi! Rồi còn phải tuyên truyền, vận động… Các bạn biết không, cần phải gọi từng bạn một đến ký tên chứ không thì lại tranh cãi, bàn ra…
- Bạn cứ ký đi đã! – Cahia cắt ngang. Giênhia thở dài một lần nữa rồi ký
- Đành phải cố gắng vậy – cô rên rỉ
- Thôi đi, đừng có giả vờ nữa – Tamara phát cáu. Bạn hầu như không có con ba nào thì phải
- Nói như thật! Thế hôm nay cô Marina chẳng cho tôi một con hai là gì. Quên rồi à?
- Đó là do cô ấy… bực quá
Tamara ký tên một cách cương quyết, không hề lưỡng lự. Cô học khá và không ngại khó.
- Thế giao Larixa cho ai bây giờ? – cô hỏi các bạn – Bạn này có thể làm hỏng việc của chúng ta đây. Tôi nghĩ, hay là giao cho Xvétlana?
- Không được đâu. Xvétlana nó còn bận nhiều việc nhà lắm, - Giênhia nói đỡ cho bạn – Cứ để Tamara nhận giúp bạn ấy vậy.
- Thôi đi, tôi không muốn dính đến cái bà vừa lười vừa dốt ấy đâu! – Tamara cáu kỉnh trả lời – Hay là ta giao cho Valia?
- Valia thì không ổn đâu! Hay ta đề nghị Nhina vậy? – Cachia gợi ý
- Đúng rồi! - Giê nhia tán thành – Còn Crưlôva Rita thì giao cho Nhina. Hai bạn ấy ở gần nhau.
- Lại cãi nhau cho mà xem! – Tamara phản đối
- Không sao, không sao đâu! Thế chúng ta có phải người lớn không hay là còn bé bỏng quá? Sắp là các cô dâu rồi còn gì – Giênhia nói và giơ tay ra dáng điệu rất khôi hài, làm cả bọn phì cười
- Tôi nhận Liđa – Tamara nói
- Liđa không cần giúp
- Ai bảo thế! Có lúc cần đấy. Lúc nào nổi cơn lên thì vứt cả học hành đấy. Các bạn không biết tính cô ấy đâu.
Sau đó các em lập danh sách cả lớp và chia thành bốn nhóm. Nếu làm việc nghiêm túc, hoặc như Tamara nói, “nếu vắt được khả năng của từng bạn ra” thì ta sẽ có thứ tự sau đây:
Có khả năng được huy chương vàng:
1. Bêlôva Valia
2. Ivanôva Xvétlana

Có khả năng được huy chương bạc:
1. Côxinxcaia Nhina
2. Craptrenco Tamara
3. Alếchxêêva Anhia

Nhóm thứ ba - cần có sự theo dõi
1. Xmianôva Giênhia
2. Sarina Nhina
3. Ácxênôva Tanhia
4. Véc si nhi na Liđa
5. Lôghinôva Raia
6. Êrôphêêva Nadia
7. Ivanôva Cachia
8. Khơlôpôva Clara

Nhóm thứ tư – cần có sự giúp đỡ
1. Crưlôva Rita
2. Chikhônôva Larixa

Yến Lan bi bô...

- Các bạn ơi! – Giênhia vui vẻ kết luận, khi thảo luận xong danh sách – Không có gì đáng sợ cả! Chúng mình muốn là nhất định sẽ làm được. Ôi! Súyt nữa mình quên! – cô kêu lên – Mình biết ai nói với cô Marina về cái tát rồi
- Ai? – Tamara hỏi
- Valia! Con em gái mình học lớp hai ấy mà, nó nghe thấy hai người nói chuyện trong giờ nghỉ.
- Giênhia đừng có lan man chuyện không đâu – Cahia nhắc - Ừ, thì nó nói! Nếu nó bịa chuyện – lúc đó thì khác – cứ để cho nó nói, nếu nó thích. Và nói chung các bạn ạ, chúng mình phải phá vỡ cái việc “đóng cửa bảo nhau” này đi thôi. Phải làm thế nào để chúng mình khỏi phải xấu hổ vì những hành động của chúng mình, mà ngược lại, chỉ có tự hào thôi.
Hôm sau họ hẹn nhau đến trường sớm hơn thường lệ và sẽ lấy chữ ký trước khi bắt đầu vào học
Cachia đến trước tiên. Em lấy khóa ở phòng hóa học và sốt ruột chờ các bạn ở chỗ giữ áo ngoài. Cửa mở ra đóng vào liên hồi và tốp năm sáu người, ba bốn người, từng đôi một hoặc một mình, các em học sinh đủ các lứa tuổi vừa vào trường ríu ra ríu rít như bầy chim non. Những em bé nhất đi cùng với mẹ, với bà hoặc với những người bảo mẫu. Ở phòng giữ áo ngoài của các em mỗi lúc càng thêm ồn ào. Các em học sinh bé chưa biết nói khẽ. Các em chỉ biết hoặc im lặng, hoặc nói to.
Một em bé dáng lanh lợi dừng lại bên cạnh Cachia, tay đung đưa chiếc cặp màu xanh, bỗng nhiên em gọi ầm lên:
- Na…đi…a! Nađia! Bạn làm gì đằng ấy mà lâu thế! Còn phải đợi bạn lâu không đấy! Nađia! Nào, nhanh lên!
- Này, em hét điếc hết cả tai chị đây này! – Cachia bảo em bé
Em bé ngước đôi mắt to lên nhìn chị học sinh lố mười và bất giác nhoẻn miệng cười.
- Chị học lớp mười cùng với chị Xvétlana phải không ạ? – Em vẫn nói to như khi nãy.
- Sao em biết?
- Chị phụ trách đội của chúng em khi còn là thiếu niên tiền phong thì chị Xvétlana hồi ấy còn học ở lớp bảy lại là phụ trách đội của chị ấy. Chính cái chị học cùng với chị đấy. Khi họp Đội chị ấy có kể về chị Xvétlana và định gọi… em bé kể một mạch
- Cái gì? Ai làm phụ trách Đội? Gọi đi đâu? Chị chẳng hiểu gì cả
Em bé trông rất buồn cười. Mải nói chuyện với em bé, Cachia không để ý là Tamara và Giênhia đã đến, cô chỉ nhìn thấy hai bạn khi họ đã gửi áo măngtô và đang lên cầu thang.
- Sao các bạn làm gì mà lâu thế? – Bí thư chi đoàn phàn nàn, và không chờ hai bạn trả lời, cô nói luôn: - Chưa cso bạn nào ở lớp đến cả. Chúng ta sẽ làm thế này nhé. Mình với Giênhia đến phòng hóa học mang theo cả “Lời hứa danh dự” đến đấy. Còn Tamara về lớp và đội. Cứ có ai xuất hiện từ xa thì bạn bảo đến chỗ bọn mình nhé. Rõ chưa? Đi nhé!
Trong lớp vắng ngắt. Không có việc gì làm nên Tamara lấy quyển sách giáo khoa hóa ra, ngồi sau bàn giáo viên định bụng sẽ ôn lại một số công thức
Nhina Sarina đến. Nhina thường là một trong những bạn đến sớm nhất.
- Tamara, bạn đã ở đây rồi cơ à? – cô mừng rỡ và ngạc nhiên reo lên và đặt cặp sách lên chỗ của mình
- Đến ngay phòng hóa họa đi! Ở đấy có người đợi! – Mắt không rời khỏi quyển giáo khoa Tamara nói
- Ai?
- Sẽ biết!
- Lạ thật! Ai có thể đợi mình ở đó nhỉ? Nhina nhún vai, băn khoăn hỏi lại: Bạn không đùa đấy chứ?
- Thật đấy, không đùa đâu! Đến ngay đi. Và đừng có hỏi lôi thôi gì nữa – Tamara cau có trả lời
Nhina không hỏi tiếp nữa. Tính tò mò kích thích, cô vội đi về phía phòng hóa học. Ở đấy đúng là có người đang đợi cô
- A – a! Đến rồi kia! Chúng mình đợi bạn từ lâu rồi. Nào, đến gần đây, con chim bồ câu nhỏ của tôi ơi! – Giênhia âu yếm gọi.

Yến Lan bi bô...

- Ngồi xuống, không có lại ngất đấy, Cachia cười rồi dìu cô gái ngồi vào ghế giáo viên.
Chưa biết đầu đuôi ra sao cả, Nhina nhìn “những nhà lãnh đạo” một cách ngờ vực cho đến khi Cachia trải ra trước mặt cô bảng “Lời hứa danh dự”
- Đọc thật kỹ và ký tên vào đây!
Nhina đọc lướt thật nhanh rồi đứng dậy.
- Này, biết không… - cô sợ hãi nói – các bạn hình như quá hăng đấy… dẫn đầu trong số các lớp mười… Không được đâu!
- Thế bạn muốn chúng mình là những đứa cuối cùng ư? – Cachia hỏi – Thôi, ký đi!
- Đây không phải là chuyện đùa đâu, các bạn ạ
- Thế có ai đùa đâu!
- Mình sợ lắm…
- Thật lạ chưa! Đòan viên Thanh niên Cômxômôn mà lại sợ phải hứa học tốt. Bạn có điên không đấy? – Giênhia nổi cáu
- Thế nhỡ ra mình bị điểm hai thì sao?
- Không được có điểm hai. Bọn mình không cho phép bạn. Nào, ký đi! – Cachia nói dứt khoát, lấy bút chấm mực rồi đưa cho Nhina.
Nhina ngập ngừng cầm lấy bút, đọc lại một lần nữa “Lời hứa danh dự” rồi hồi hộp ký tên.
- Thế nào? Chưa chết chứ? – Giênhia hỏi
- Ký thì ký gì mà chẳng được, nhưng sau rồi làm thế nào? Bây giờ có lẽ mình sẽ không ngủ được mất!
Trong lúc đó, Anhia Alếchxêêva vào. Cô lặng lẽ đến bên bàn, đọc “Lời hứa danh dự”, không nói một lời nào và ký tên.
- Cuối cùng thì các bạn cũng nghĩ được ra! – cô khen các bạn và chấm một dấu chấm sau chỗ ký, có vẻ hài lòng
- Cần phải như thế chứ! Thế mới theo kiểu Cômxômôn– Cachia nói, quay về phía Nhina
- Các bạn tự viết đấy à? – Anhia hỏi
- Thế sao cơ?
- Viết tốt lắm. Có vẻ không giống là các bạn
- Không phải đâu, bọn mình mời nhà văn đến viết đấy chứ - Bí thư chi đoàn nói
- Mình cứ tưởng là Cônxtanchin Xêmiônôvích chứ - Anhia tiếp tục trêu bạn
- Thầy chưa hề biết tí gì nhé
Ba bạn nữa vào, Xvétlana, Liđa và Clara
- Nào, mình cũng không phản đối… Dẫn đầu thì dẫn đầu – Xvétlana mỉm cười nói, ký vào bản “Lời hứa danh dự”

Yến Lan bi bô...

- Các bạn nói huyênh hoang quá đấy! Giá viết khiêm tốn hơn một tí – Liđa nhận xét
- Thế nào là “khiêm tốn hơn một tí”?
- “Là một trong những lớp tốt nghiệp dẫn đầu của thành phố Lêningrát…”. Hơi quá đấy
- Thế bạn muốn chúng mình sẽ là những người xếp thứ 20 à?
- Nói chung là không nên viết những lời lẽ như thế. Chúng tôi hứa sẽ học tốt – Chỉ cần thế!
- Nghĩa là bạn không muốn ký tên chứ gì? – Cachia nói có vẻ dọa
- Không, sao lại thế? Dĩ nhiên là mình sẽ ký – Liđa uể oải nói, tay cầm lấy bút ở Xvétlana
- Đúng là phải làm như vậy!
Clara cầm bảng “Lời hứa danh dự”, thì thầm đọc và suy nghĩ
- Thật đúng là phái yếu! - Giênhia thở dài – Nào sao bạn thần người ra thế?
- Các bạn ơi, cái này phải thảo luận xem đã chứ - Clara nói. Các bạn nghĩ ra việc này là rất tốt, mình không có phản đối gì cả, nhưng mình nghĩ rằng phải đưa ra cuộc họp thảo luận dã
- Chúng ta sẽ bàn cách thực hiện như thế nào cho tốt lời hứa đó. Nào, ký tên đi!
- Gượm đã nào, Cachia…
Nhưng Cachia rất hiểu là nếu bắt đầu tranh cãi, thì hôm nay các em không thể thu thập được hết chữ ký
- Thế bạn không muốn ký tên chứ?
- Sao lại không? Mình chỉ…
- Bạn sợ cho bản thân chứ gì? – Cachia cắt ngang – Sợ làm việc à? Thế bạn ở trong đoàn làm gì? Để cho có số lượng à?
- Cái đó thì nói bậy rồi! - Clara cáu – Theo mình chưa ai phải đỏ mặt vì mình cả… Chưa nói xong, Clara đã nhớ lại cái việc xảy ra hôm thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích vừa đến. Cầm lấy bút, cô ký tên vào “Lời hứa danh dự”.
Những em khác đến phòng hóa học, đọc lời hứa ký vào và ngồi vào chỗ.
Nhina sau khi đọc xong bảng “Lời hứa” mặt đỏ ửng đưa mắt nhìn Cachia, nhưng Cachia không để cho Nhina kịp nói
- Sao đấy? Có việc gì thế? Các bạn thì chỉ thích nói thôi. Cứ ít lời nhiều việc cho!
Nhina xấu hổ, ký tên và vội về chỗ ngồi.
Tanhia Ácxênôva sau khi đọc xong nhăn nhó và không biết bắt chước ai mà lại gãi gãy
- Vâng…! Cái này khó gặm đây!...
- Nào, Tanhétca, chẳng cần phải “gặm” đâu – bỗng nhiên Cachia nói như van lơn – lẽ nào bạn ngại à?
Tanhia không nhịn được phì cười và ký tên. Thay vào Tanhia là Larixa. Các em đang sốt ruột chờ đợi xem Larixa đối với “Lời hứa danh dự” như thế nào?
- Không đâu, Cachia! – Larixa nói quả quyết – Môn toán thì mình có thể hứa được, chứ còn những môn khác thì không được đâu

Yến Lan bi bô...

- Được!
- Tôi còn là ngốc hay sao? – Larixa cáu – Không có điểm ba nào?! Có mà ốm! Tôi không ký tên đâu! Sau này các bạn lại không để cho tôi yên
- Larixa, bạn là đoàn viên Cômxômôn cơ mà – Xvétlana trách móc
- Ừ, bạn thì dễ nói, còn tôi, tôi không muốn sau này phải xấu hổ
Cachia ôm vai bạn và thân mật nói:
- Đừng sợ, Larixa. Chúng mình sẽ móc bạn đằng sau kéo đi như kéo sàlan vậy, bạn còn vượt bao đứa ấy chứ
- Kéo thế nào cơ?
- Giúp đỡ bạn mà – Giênhia giải thích
- Các bạn sẽ học hộ tôi bài hay là nhắc bài
- Đừng có nói bậy nữa! – Cachia cáu – Ký ngay vào nhanh lên!
- Tôi không ký! – Larixa bướng bỉnh nói
- Đừng có mà làm cho tôi nổi khùng nhé!
- Thế bạn sẽ làm gì tôi?
- Tôi hỏi… Bạn có tin bọn tôi không?
- Bọn tôi là ai vậy?
- Tất cả. Cả cái tập thể Đoàn Thanh niên này. Vừa nói Cachia vừa đưa tay chỉ tất cả những người có mặt
- Ừ, thì tin
- Thế thì đừng do dự nữa. Ký ngay đi! Larixa cầm lấy bút lưỡng lự và trước khi ký còn dọa Cachia:
- Coi chừng đấy… Bạn sẽ chịu trách nhiệm
- Đồng ý. Mình sẽ chịu trách nhiệm, còn lại thì chịu khó học nhé
Lúc Rita vào phòng, Giênhia thì thầm với Cachia:
- “Đối tượng” này là khó xơi nhất. Mà lại không phải là đoàn viên Cômxômôn.
Nhưng Rita đã làm mọi người bất ngờ một cách thú vị. Cô đọc xong bảng “Lời hứa” nhìn thấy hầu hết các bạn trong lớp ký, cô không thốt ra lời nào, cầm lấy bút và cúi xuống bàn. Các bạn vỗ tay nhiệt liệt.
Valia xuất hiện ở ngưỡng cửa, lúng túng dừng lại, tưởng mọi người vỗ tay mình
- Valia, vào đây! Giênhia gọi. Khi bạn đến gần, Giênhia chìa bảng “Lời hứa” ra: Nào đọc đi!
- Cái gì thế?
- Thì cứ đọc đi

Yến Lan bi bô...

Trong khi đọc trên khuôn mặt Valia phảng phất một nụ cười giễu cợt. Đọc xong cô nhún vai
- Tôi không cần phải hứa. Ai học kém thì cho họ hứa – cô cắt ngang và về chỗ
- Gượm đã, đợi tí đã nào… Bạn điên rồi à? Đó là việc chung của chúng mình cơ mà! – Giênhia bực tức nói
- Xin mời! Nào tôi có ngăn cản các bạn đâu?
- Nhưng bạn lại đứng ngoài cuộc – Cachia nói
- Ngược lại! Các bạn có thể lấy điểm của tôi để tính phần trăm, nếu mà các bạn cần, chứ ký thì không. Tôi học cho tôi chứ không phải học để khoe khoang…
- Nhầm rồi! Bạn học cho Tổ quốc! – Cachia phản đối
- Toàn những từ chung chung!
- Đó là việc riêng của bạn ấy, - Anhia nói khẽ vửa đủ nghe, nhấn mạnh chữ riêng và tất cả mọi người sực nhớ ra là Valia rấy hay dùng từ đó.
Cachia không định tranh luận ngay lúc ấy với Valia vì Nađia và Raia đã đến. Người tới sau cùng của lớp là Tamara.
- Cái này để làm gì? – Raia hỏi nhún vai và không đợi trả lời, ký tên vào
Nađia vỗ tay reo:
- Ôi các bạn ơi! Thế nàu thì tôi chả bao giờ đoán ra được! Các bạn định gửi đến tòa soạn để đăng báo à?
- Chúng ta sẽ không gửi đi đâu cả. Ký tên vào đây! – Cachia giục bạn
- Gượm đã nào, Cachia… - Nađia nài và đến gần bàn. Tất cả mọi người đều biết là cô muốn hỏi ý kiến Anhia, ai cũng buồn cười
- Ký ngay đi thôi! – Anhia nói từ chỗ ngồi
- Bạn thấy nên thế à?
- Lạ chưa! Thế đầu bạn để trên cái cổ dùng để làm gì đấy? – Tamara cáu
Nađia quay lại bàn giáo viên, cầm lấy bút, nhưng trước khi ký tên còn nói như luyến tiếc:
- Thế là mình ký cuối cùng à…
Cachia đứng trên bục, giơ tay lên và khi cả lớp im lặng rồi, cô bắt đầu với một giọng trang nghiêm và cảm động:
- Các bạn, các đồng chí! Tôi muốn chúc mừng các bạn nhân dịp các bạn đa quyết định một việc hệ trọng. Nhưng phải nhớ rằng “Lời hứa” mà chúng ta đã ký vào hôm nay không phải chỉ là những lời nói hay… Đó là những lời nói mà bao giờ việc làm cũng phải đi đôi với nó. Giống như những đoàn viên Cômxômôn chúng ta sẽ phấn đấu để thực hiện lời hứa. “Phải nhớ rằng bây giờ chúng ta đã bị ràng buộc bởi “Lời hứa” và phải giúp đỡ nhau. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về tất cả chúng ta. Có thể có người cho đây là việc nhỏ mọn, không đáng kể… Tôi cho rằng nghĩ như vậy là sai. Không có việc gì là việc nhỏ mọn cả. Tất cả những việc lớn lao đều do những việc nhỏ gộp lại. Không được có một điểm ba nào trong toàn năm học – đó là nhiệm vụ cụ thể của chúng ta! Các bạn biết đấy, không có hiện tượng nào lại không có nguyên nhân cả. Hãy suy nghĩ xem, các bạn phải công nhận là lớp mình có thể học ở mức điểm bốn và điểm năm. Nếu như chúng ta có điểm ba, thì lý do thường là vì lười… Dĩ nhiên là có thể có những lý do khác, nhưng chúng ta sẽ kịp thời phát hiện, phân tích và khắc phục, các bạn hãy tin rằng điểm năm có đủ cho mọi người và các thầy, cô giáo cũng rất thích cho điểm năm…

Yến Lan bi bô...

- Thí dụ, cô Marina! – có giọng em nào vang lên
- Nếu cô không thích ai, đừng có hòng nhận được điểm năm của cô ấy
- Nhưng trong lớp ta, có ai bị cô ấy không ưa đâu? – Cachia hỏi, nhưng sực nhớ là nếu tiếp tục như thế này thì sẽ lạc đề, em vội im ngay
Nói những chuyện lặt vặt có tính chất cá nhân lúc này không ai muốn cả. Mọi người đều phấn khởi, có cảm giác như đang làm một việc lớn lao, sao em lại cho phép nghĩ đến bản thân như vậy. May sao, ngoài Giênhia ra không có ai có thể phàn nàn gì về cô Marina cả, vì vậy mà các câu hỏi của Cachia không có ai hưởng ứng.
- Nói về “trung bình chủ nghĩa” và “cái đẹp” đi – Tamara nhắc
- Khoan đã - Cachia trả lời – Lúc nào chúng mình nói chuyện với thầy Cônxtanchin Xêmiônôvích sẽ hay
- Nhưng này! Hôm nay không được tính đâu đấy nhé! – Bỗng nhiên Nađia kêu lên làm cho cả lớp bật cười
- Thế các bạn định chuyển “Lời hứa danh dự” đi đâu? – Larixa hỏi
- Chả chuyển đi đâu ca. “Lời hứa danh dự” này bọn mình định treo trong lớp
- Và tất cả các thầy các cô sẽ đọc à? – Nađia sợ hãi kêu lên
- Bạn sợ gì vậy? – Giênhia hỏi
- Cứ mặc cho mọi người đọc. Chúng mình có định ăn cắp điểm năm của họ đâu. Chúng mình sẽ lao động để kiếm những điểm năm
- Tất cả những trò đó thật chẳng thông minh chút nào! – Valia nói rõ to và tất cả quay về phía cô
Vừa lúc đó, thầy Vaxili Vaxiliêvích bước vào phòng, và câu nói của Valia không được ai trả lời. Giờ học bắt đầu.

Yến Lan bi bô...

CÔN-XTAN-TIN XÉC-GHÊ-Ê-VÍCH

Ôlia là một em bé ham hiểu biết, nhanh trí và hay thích tự làm lấy mọi việc. Mặc dù mẹ thường gọi em là Lianca, bố gọi em là Liesca, bà gọi là Aliosa, em vẫn biết rõ tên thật của em là Ôn-ga Côn-xtan-ti-nôv-na Ga-ri-u-nov-na và nhà em ở phố Quy-bư-sev, số 22, phòng 34.
Sáng nay khi em đang ma ực quần áo, mẹ em bảo:
- Lianca, con chóng lớn quá, sắp đầy 5 tuổi rồi đấy!
Câu nói của mẹ làm em bối rối, khó hiểu, nhưng lúc đó vì em không cài được yếm nên không kipk hỏi lại: đầy cái gì cơ ạ, sao lại đầy hả mẹ. trong hki em rửa mặt, chải đầu, mặc quần áo thì mẹ em đi chợ mua thức ăn mất. Thế là vấn đề vẫn chưa tỏ rõ, nhưng bố đang ở nhà, lập tức em mang theo búp bê Natasa chạy sang với bố.
Nhưng em dừng lại ở cửa. Ô-li-a hiểu rằng khi bố hoặc mẹ đang ngồi đọc sách ở bàn thì đừng có mà quấy rầy. Bố mẹ sẽ không chơi với em, không kể chuyện cho em nghe và cũng sẽ không trả lời câu hỏi của em đâu. Nhưng lúc đó mẹ thường đuổi em ra khỏi phòng, bố thì cho phé em ở lại nếu em không làm ồn và tự chơi lấy một mình. Bây giờ em cũng tự chơi như thế: Ô-li-a nín thở, rón rén lại gần chiếc đi văng và đặt búp bê xuống.
Ôlia mới giáp mặt bố từ mùa xuân này, và bố em thực sự là một người tốt. Trước đây khi còn ở xa Leningrad, Olia đã biết em có một người bố. Em đã nhiều lần thấy đồ dùng của bố em: bộ com-lê đang mặc hiện nay, chiếc cặp sách, cà-vạt, mũ lông…thậm chí em được xem cả ảnh nữa, nhưng “thực tế” bố là người thế nào thì em chưa rõ. Có thể đó là một người tốt, cũng có thể là một người nào đó khác. mẹ thường kể cho em nghe, bố em đã chiến đấu chống bọn phát xít thế nào, đưa cho em xem thư của bố và những lúc đó mẹ hay sụt sịt khóc. Sau đó đến ngày chiến thắng. Mẹ và em cùng mọi người trở về Leningrad, meh bảo với em bố bị thương nặng, đang nằm ở quân y viện, nhưng không hiểu sao lại mỉm cười.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên với bố thật đặc biệt. Olia đã từng có dịp đến các quân y viện. Ở lớp mẫu giáo em được tập hát, học thuộc những bài thơ, sau đó đến các quân y viện để biểu diễn. Các bác, các chú thương binh hoan nghênh các em, thưởng kẹo cho các em và nói chung là các em rất thích thú.
Nhưng ở đây mọi việc lại xảy ra hoàn toàn khác. Khi đến viện, mẹ em vừa mặc chiếc áo choàng trắng vào thì Ôlía bỗng sợ hãi và oà lên khóc. Mẹ em cố thuyết phục:
- Lianca, con làm sao thế? Sao con lại khóc? Con ngốc ạ! Mẹ con mình sắp vào thăm bố bây giờ mà. Con sắp gặp bố…hiểu chưa? Bố rất yêu, rất yêu con đất.
Mọi lời khuyên nhủ đều vô ích. Tania Mikhailovna cuống quít không biết phải làm gì để thuyết phục con. Em bé dứt khoát không chịu đi vào phòng bệnh nhân. Phải đợi để cho em dịu bớt đi. Mươi phút sau, khi đã khô nước mắt, Ôlia bắt đầu trả lời câu hỏi của các chị hộ lý thì mẹ em mới nói:

Yến Lan bi bô...

- Thôi được rồi. Con chờ mẹ ở đây vậy. Mẹ sẽ vào thăm bố và sẽ nói với bố là con không muốn đến gặp bố.
Olia vội nắm lấy vạt áo mẹ, lắc đầu nguây nguẩy.
- Thế thì làm thế nào bây giờ? Vì bố đang chờ chúng ta mà. Hay con nghĩ lại đi, con đồng ý vào nhé?
Em bé ngượng nghịu nhìn mẹ, gật đầu đồng ý. Dọc hành lang hai mẹ con gặp các đồng chí thương binh. Một vài người nói chuyện với em, chào em, xoa đầu và cúi xuống hỏi em điều gì đó, và cứ mỗi lần như vậy, Olia lại sợ hãi nghĩ rằng người đó chính là bố mình. Cuối cùng hai mẹ con vào một phòng, trong đó có kê nhiều giường. Olia rụt rè đưa mắt nhìn tứ phía, mẹ em không do dự gì kéo em về cuối phòng. Rồi họ dừng lại bên một chiếc giường, trên đó có một người lạ mặt đang nằm, chiếc chăn đơn màu xám đắp ngang ngực. Như trong một giấc mơ, em nghe thấy tiểng mẹ vẳng trên đầu:
- Đấy, nó đấy, con bé nhát quá…chả hiểu hôm nay làm sao nó lại thế…..
Em bé đứng đấy, nắm lấy váy mẹ, mắt không rời người thương binh. Cả ba im lặng một lúc khá lâu. Cuối cùng, chú thương binh khó nhọc nuốt một cái gì đó đang nghẹn ở cổ rồi nói khe khẽ:
- Chào con, mặt trời bé nhỏ của bố!
Olia rất quen với các tên gọi của mình. Bà thường gọi em là “giọt sương nhỏ”, “con én nhỏ”, “con bé út ít của bà”…và những tên gọi đó hoàn toàn không làm cho em phải quan tâm. Còn cái tên “mặt trời bé nhỏ” do chú thương binh này gọi đã lập tức chiếm được lòng tin tuyệt đối của em đối với chú, Olia vẫn chưa thể tin người lạ mặt này chính là bố em, chính là người mà em hằng suy nghĩ tới trong thời gian gần đây. Em cứ tưởng tượng bố em là một người nào khác cơ…
Sau lời chào của bố, em bé rụt rè buông vạt áo mẹ ra, tiến một bước lại gần giường, đặt tay mình vào trong lòng bàn tay của bố.
cuộc gặp gỡ đầu tiên này đã để lại trong em một ấn tượng mạnh mẽ. ở nhà em thường kể về bố cho bà, cho hai con búp bê và chú gấu Miska sứt tai nghe. Từ ngày ấy bố đã thực sự trở thành người tham gia vô hình vào các cuộc chơi của bé. Trước khi ngủ, thay vào các câu chuyện cổ tích trước đây, bé thường bắt mẹ kể một câu chuyện về bố.
Sau một ngày, trong khi hai mẹ con lại chuẩn bị đi thăm bố, Olia mang búp bê đi theo và luôn miệng giục mẹ. Với tất cả mọi người trên tầu điện, Olía đều nói ngay là mình đi thăm bố, là bố Olia đã đánh thắng hết bọn phát xít, bố em sắp bình phục và bố sẽ về trường dạy học.
lần này Olia chỉ ngượng nghịu vài phút đầu thôi. Sau khi đã quen, em bắt đầu liên hồi kể em đi tàu điện như thế nào, em thấy những gì trên đường phố, đồ chơi của em có những gì…C.X mỉm cười nghe con kể, xoa đầu con và thở dài…
Nửa năm đã trôi qua. Bố Olia ra viện và trở thành người bố như mọi người bố khác. Bé Olia có cảm giác em biết bố từ lâu và mãi mãi yêu bố. Và bố em lúc nào cũng vậy, luôn phải chống gậy y như bây giờ….
Ngồi lên đi văng, em bé bắt tay ngay vào việc của mình. Búp bê Natasa đến lúc này vẫn chưa mặc quần áo, chưa chải đầu, chưa rửa mặt.
- Úi dào! – Olia thì thào và cởi váy của búp bê ra – Con gái lớn thế rồi mà vẫn chưa biết mặc quần áo. Xấu hổ chưa? Soi gương xem giống ai nào? Đồ lọ lem, lôi thôi lếch thếch…

Yến Lan bi bô...

Chiếc áo vừa cởi ra, em giũ mấy cái, lấy bàn tay là cho phẳng trên đi văng, bỗng dừng lại với vẻ phân vân: “Có đúng như thế không? Có phải đúng như thế không?” – Em nghĩ
Đặt áo xuống, Olia rời đi văng lại phía chiếc tủ con ở đầu giường lấy cái kéo và trở lại tiếp tục công việc. Trước hết phải cắt hai lỗ cho áo búp bê đã. Việc này cũng không đơn giản đâu. Cái kéo to này hoàn toàn không tuân theo bàn tay nhỏ bé của Olia.
C.X ngồi soạn bài, anh hoàn toàn không biết sau lưng anh con gái đang làm gì.
Khi đã cắt xong hai lỗ và Olia đang cân nhắc xem phải làm gì tiếp thì mẹ em vào.
- Lianca, con làm gì đấy? Ai đưa kéo cho con thế? Con làm hỏng áo rồi! Sao con lại cắt áo ra?
Em bé hết nhìn mẹ lại nhìn bố và ngạc nhiên vì sự chậm hiểu của người lớn, em thản nhiên trả lời:
- Mẹ ạ, tự nó rách đấy chứ!
Bố mẹ em cười.
- Chứ sao, Liesca nói đúng, - CX tán thành - Quần áo của mọi người thì cũ dần, rồi rách, còn áo của búp bê thì lúc nào cũng mới…Thế bây giờ con định làm gì nữa?
- Bố lại không biết sao? Phải vá lại!
- Tất cả đều đúng như thế - bố em mỉm cười – logic thật là chặt chẽ.
- Không hoàn toàn đúng như vậy, - mẹ em phản đối - đầu tiên là cắt áo búp bê, sau đó đến cắt áo của mình. Đưa kéo đây….Đi sang với bà. Không được nghịch khi bố đang làm việc. bố sắp đến giờ dạy học rồi.
- Ơ mẹ ơi, con sẽ ngồi chơi ngoan mà…
- Không! Không! Sang với bà ngay, không lôi thôi gì hết.
Olia khẩn khoản nhìn bố, nhưng anh im lặng. Phải phục tùng thôi. Bố với mẹ bao giờ cũng thống nhất với nhau. Với bà đấy lại là chuyện khác. Có thể không nghe lời bà, thậm chí ngúng nguẩy nữa nếu không có bố mẹ ở đó.
- Costia, anh mệt à?
Tania Mikhailovna lại gần ôm đầu chồng. Đến nay chị vẫn chưa quen với hạnh phúc của mình. Người chồng thân yêu và là người bạn, anh sẽ mãi mãi không xa rời chị nữa.
Chị trẻ hơn CX, và bây giờ khi trên khuôn mặt anh còn in hằn dấu vết của chiến tranh thì sự chênh lệch về tuổi tác càng đặc biệt rõ nét.
Lần đầu anh gặp chị trong một giờ lên lớp của anh vào năm 1940. Khi đó anh 30 tuổi. Chị ngồi hiền từ ở dãy bàn phía sau với quyển vở dày để mở trước mặt và cây bút trong tay như sẵn sàng ghi chép bất kỳ điều gì. Mấy năm đó trong các giờ lên lớp của anh thường có thực tập sinh của trường cao đẳng sư phạm đến dự, và phần lớn họ không để lại những ấn tượng gì, kể cả tên họ. Nhưng Tania thì anh nhớ ngay và không bao giờ quên được. Suốt ngày, anh có cảm giác như chị ở ngay gần đâu đây. Buổi tối khi anh chấm bài ở nhà, anh cũng lại bắt gặp ánh mắt nâu có cái gì hơi sợ hãi của chị. Nhưng ngày này, CX giảng bài rất hay, và Tania hiểu rằng sự có mặt của chị rõ ràng đã khích lệ anh.

Yến Lan bi bô...

Mỗi buổi học của anh ngày càng mở ra trước mắt Tania những chân trời rộng lớn của nghề dạy học. Nếu trước đây đã có lúc chị còn đôi chút nghi ngờ trong việc chọn nghề thì giờ đây những sự nghi ngờ đó đã tiêu tan hết. Chị đã chọn một con đường đúng đắn. Chị mong sớm tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm một cách tốt đẹp và bước vào cuộc đời độc lập. Rõ ràng là việc làm của một người có chuyên môn lành nghề bao giờ cũng có sức thu hút người khác.
Ít lâu sau Tania hiểu rằng chị đã yêu anh giáo viên có dáng người cao cao, thông minh và tài năng này. Như thế có gì đặc biệt đâu! Đó là điều có thể đến với mọi người. Trước đây chị cũng đã mơ ước đến tình yêu, khi thấy các bạn có người yêu, chị ngạc nhiên là sao đến nay mình vẫn chưa yêu lần nào.
Sau đó, khi mọi việc giữa hai người đã quyết định xong xuôi và đến lúc phải nói với mẹ thì chị mới sực nhớ ra CX hơn chị đến 10 tuổi. Chị nghĩ chắc mẹ sẽ không tán thành. Nhưng khi Tania kể cho mẹ nghe những tình cảm của mình và thú nhận rằng người yêu đã 30 tuổi, mẹ chị trả lời như trong một câu ngạn ngữ:
- Tania ạ, đối với thanh niên còn non nớt thì tình yêu chỉ là một thứ trò chơi thôi, còn đối với những người đã trưởng thành thì đó là một ngôi nhà vững chắc. Thanh niên không biết quý trọng những gì đạt được một cách dễ dàng, không biết bảo vệ giữ gìn tình yêu….
Thế rồi họ cưới nhau, và đến nay, Tania vẫn tin rằng không có người phụ nữ nào hạnh phúc hơn chị
- Anh mệt à? – Chị ngồi lên thành ghế và lấy tay xoa xoa những nếp nhăn trên sống mũi chồng.
- Không, anh không mệt đâu Tania ạ.
- Thế sao anh lại nhăn mặt thế?
- Anh có nhăn mặt đâu, anh đang bận suy nghĩ đấy chứ. Phải làm gì đây với các em học sinh của lớp anh. Các em đó ham thích văn học đấy, nhưng hay lơ là, đại khái, kêu là không có thì giờ…
- hế anh có thấy các em đó nói đúng không? Chương trình thật là quá nặng, anh ạ. Hôm qua chúng em kiểm điểm lại và thấy là ở các lớp dưới học sinh làm việc tám, chín giờ, còn các học sinh lớp trên thì mười giờ, thậm chí mười hai giờ trong một ngày, nghỉ rất ít. Đó là điều không bình thường.
- Anh biết
- Với các học sinh có khả năng thì không sao, còn với những em trung bình thì thật tội nghiệp… Anh này, em hỏi ý kiến anh nhé. Ở lớp em có hai học sinh gái học thì không kém, nhưng cứ tách mình khỏi tập thể, không chịu hòa mình với các bạn. Không hề quan tậm đến sinh hoạt chung của nhà trường, cái gì cũng chê bai, đặt tên lóng, tên tục, chọc tức bạn bè… Cả hai em đều có khả năng, phải nói là có tài ấy. Một em vẽ giỏi, em kia thi flàm thơ, đọc rất nhiều…
- Thế rồi sao nữa?
- Em đã cố hết sứng nhưng không thể lôi cuốn các em vào hoạt động của tập thể được. Không hiểu vì sao hai em lại có thái độ kiêu căng nhưngạo nghễ, và hoài nghi như vậy!
- Nguyên nhân có thể tại gia đình đấy, Tania ạ. Em thử vận dụng sở trường của các em ấy xem sao. Em vừa nói cả hai em đều thích nhại lại, thích đặt tên lóng… thế họ làm những điều đó có đạt không? – Constantin Sergheevich hỏi và giải thích thêm – tức là trong việc này họ nói có trúng không, có độc ác, có hóm hỉnh, sắc sảo không?

Yến Lan bi bô...

- Sắc thì có sắc đấy, nhưng không phải lúc nào cũng đúng cả.
- Thế thì e hãy lái cái khả năng đó sang hướng có ích lợi đi… Báo tường thì chắc không phải dành cho họ. Nhạt nhẽo quá! Phải có một cái gì mới, lãng mạn cơ… Và phải để tự các e khởi xướng. Ví dụ như một tờ tạp chí trào phúng của trường. Anh cũng đã nghĩ đến chuyện này. Trào lộng châm biếm cũng là một trong những hình thức giáo dục tốt.
- Đúng. Như thế có thể các em cũng thích … Tania Mikhailovna đồng tình nhưng còn lưỡng lự, chị vẫn chưa hình dung được mình có thể tổ chức được một tờ tạp chí như thế không.
- Nhưng có điều cần tìm một hình tượng làm mọi người phải chú ý, Tania ạ. Một cái gì giống như tạp chí “Cá sấu” chẳng hạn, song nó gần gũi với các em học sinh hơn. Em có hiểu không? Tên gọi của nó phải nói đến các công việc của nhà trường.
Ý nghĩ đó làm Tania Mikhailovna thích thú và chị say sưa lắng nghe mọi ý kiến của anh. Về một tờ tạp chí của nhà trường hay việc ra một tập bài tuyển chọn những sáng tác của các em, chính chị trước đây cũng đã nghĩ đến, còn về một tờ tạp chí trào phúng thì chị chưa hề nghĩ tới. Trong số các học sinh gái của chị, có nhiều em làm thơ, viết truyện, nhưng sáng tác của các em có tính chất bắt chước, rập khuôn và các chủ đề thường không có liên hệ gì đến sinh hoạt nhà trường cả. Bây giờ chỉ cần hướng dẫn các em chú ý đến những chủ đề quen thuộc, gần gũi các em hơn thì sẽ rất đạt yêu cầu. Nếu tất cả những sự kiện quan trọng, những hoạt động giáo dục của năm học được mô tả, giữ lại dưới một hình thức văn nghệ thì tờ tạp chí này cuối cùng có thể sẽ trở thành một cuốn biên niên sử của nhà trường.
- Không hiểu vì sao anh vẫn thấy rằng việc tìm một cái tên gọi thật đạt cho tờ tạp chí như thế này là rất quan trọng, - Constantin Sergheevich nói tiếp. – Anh cho rằng đây là một việc không đơn giản. Sẽ phải suy nghĩ kỹ việc này…
Lúc này ngoài hành lang vang lên tiếng lanh lảnh của con gái:
“Tôi từ bàn lăn ra,
Tôi từ bố lăn ra
Tôi từ mẹ lăn ra
Tôi từ Lianca lăn ra…”
(Kalaboc tự xưng là “tôi”)
Tania Mikhailovna nhìn chồng và cả hai cùng mỉm cười. Bài hát của con là câu trả lời trực tiếp và thật là tình cờ, song lại như một lời đề nghị rất phù hợp.
Constantin Sergheevich nghĩ: “Kalaboc” – Đúng, đây chính là cái chúng ta đang cần. Không một em bé Xô viết nào lại không biết đến câu chuyện cổ tích Nga hấp dẫn này! Kalaboc tròn, có đặc điểm dịu hiền, nghịch ngợm và hay chế nhạo, chê bai. Kalaboc có thể xuất hiện bất kỳ nơi đâu. Nó nghe được, thấy được và thấu hiểu mọi điều. Nó lăn từ lớp này qua lớp khác còn trong giờ học nó nằm lặng lẽ ở nơi nào đó trong ngăn bàn hoặc trên cửa sổ. Nó có thể có mặt ở mọi nơi: trong phòng giáo viên, trong gia đình học sinh, trong rạp chiếu bóng, trên đường phố, trong các buổi họp, trong hội đồng giáo viên. Từ cái tên của nó có thể đặt thành những câu ngạn ngữ, những bài ca, ra những bài tập nhạo báng những kẻ phạm lỗi, bóc trần, phê bình những hiện tượng tiêu cực. Kalaboc sẽ bênh vực những bạn bị bắt nạt, tấn công những kẻ lười nhác, tự cao tự đại, những kẻ khoác lác, ba hoa. Vẽ Kalaboc cũng dễ dàng.”

Yến Lan bi bô...

- Chính vì vậy, có lẽ nó phù hợp, - anh đăm chiêu nói.
- “Kalaboc”! Phải rồi, “Kalaboc” – không thể nghĩ ra tên hay hơn thế đâu! - Tania Mikhailovna kêu lên.
Nghe đến tên một câu chuyện cổ tích ưa thích, Olia vội chạy vào phòng.
- Ơ mẹ-e-e! – Em giận dỗi dẩu môi ra, giọng kéo dài. – Sao mẹ lại bỏ con?
- Sao lại bỏ con, Lianca? – Chị hỏi, không hiểu vì lý do gì con gái giận dỗi.
- Còn sao nữa! Con không phải điếc đâu. Mẹ vừa kể cho bố nghe chuyện Kalaboc, thế mà không gọi con.
- À à à! Thế là không nên, - Constantin Sergheevich nói. – Tất cả các chuyện cổ tích trên đời này đều là của con, của con hết… Nào, lại đây con gái của bố.
Đôi môi vừa dẩu ra đó bây giờ đã kéo dài ra và biến thành nụ cười. Ném búp bê lên đi văng, Olia chạy lại phía bố và nhanh chóng trèo lên đùi.
- Kể chuyện gì cho con bây giờ? Chuyện chó sói và những chú dê con nhé?
- Không. Tốt nhất là bố hãy kể… hãy kể chuyện cái cọng rơm, chiếc giầy và bong bóng.
Constantin Sergheevich biết rất nhiều chuyện cổ tích và hầu như tất cả những chuyện đó anh đã lần lượt kể cho con gái nghe. Olia thường nghe bố kể với niềm thích thú, mặc dù em chỉ thích một số ít chuyện trong số đó. Đó là một câu đối đối với các bậc cha mẹ là giáo viên. Những chuyện em thích, em đã thuộc lòng có thể tự kể lại được, nhưng e vẫn sẵn sàng nghe lại chúng hàng ngày. Và cứ mỗi lần khi “bong bóng nổ tung vì tiếng cười” thì Olia lại vỗ tay cười vang y như thể em mới nghe lần đầu vậy.
Tania Mikhailovna không nghe chuyện, chị vào bếp giúp mẹ.
Một phút sau Olia đã ngồi gọn vào trong lòng bố, im lặng. Nghe hết một chuyện, em lại bảo với bố kể tiếp những chuyện khác, nhưng Constantin Sergheevich liếc nhìn đồng hồ vội vã nói:
- Thôi con ạ. Bố phải đi dạy học bây giờ. Bố sắp có giờ lên lớp ồi. Tối bố về sẽ kể cho con hai chuyện…
- Chuyện những con gấu, bố nhé?
- Ừ. Bố sẽ kể chuyện những con gấu.
- Chuyện Kalaboc nữa, bố nhé?
- Ừ. Cả chuyện Kalaboc nữa.
- Nhưng đừng cho con cáo ăn thịt nó thì hơn…
- Không, không. Bây giờ bố sẽ mang Kalaboc đến trường và để nó ở đấy.
- Bố ơi, thế Kalaboc mấy tuổi hả bố?
- Kalaboc mấy tuổi ấy à? Ờ - ờ - ờ! Kalaboc rất nhiều tuổi! Hơn một trăm năm, cũng có thể đến hai trăm ấy!

Yến Lan bi bô...

Con số này không giúp ích gì cho trí tưởng tượng của Olia và em đành xếp chuyện Kalaboc sang một bên.
- Bố ơi, tối bố sẽ kể cho con nghe nhé, chuyện gì nữa hả bố?
- Chuyện hoàng tử Ivan và con soi xám!
- Không… chuyện cái mũ đỏ.
- Thôi, được rồi, con gái yêu ạ, bây giờ bố phải đi. Tối bố con mình sẽ kể với nhau nhiều. Nào, thơm bố đi, Liesca.
Biết bố cúi xuống sẽ khó khăn, Olia vội nhảy lên ôm lấy cổ bố.
- Bố sẽ về ngay. Bố chỉ có hai tiết thôi, - anh nói – Con ở nhà phải ngoan đấy. Phải nghe lời bà và không được nghịch.
- Không được nghịch tí gì hả bố?
- Có thể vừa vừa thôi, nhưng không được nhiều.
- Ít ít thôi, bố nhé!
- Được, được… một ít thôi… Liesca của bố, Liesca nhé! Thôi, tạm biệt mặt trời bé nhỏ của bố…
Bước chân trên đường phố anh vẫn giữ ấn tượng này và nghĩ về những chuyện cổ tích của trẻ em. Là một thầy giáo, anh muốn biết xem vì sao con gái anh lại thích những chuyện này, không thích những chuyện kia. Những chuyện em thích cũng không nhiều: “Ba con gấu”, “Cọng rơm, chiếc gậy và bong bóng”, “Kalaboc”, “Con gà mái hoa”, “Chó sói và bảy con dê”, “Chiếc mũ đỏ”… Có lẽ chỉ thế thôi. Thế nghĩ là thế nào? Bí mật của thành công là ở đâu? Trẻ em thích gì trong những chuyện này? Đã nhiều lần bằng những câu hỏi gợi ý, anh đã định làm rõ câu đố này nhưng không thể nào đoán ra được. Olia không thể tự giải thích vì sao em thích các chuyện này hơn các chuyện kia.

Yến Lan bi bô...

ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO

Giờ nghỉ giữa buổi, Catia, Jenia và Tamara chờ thầy giáo chủ nhiệm ở đầu cầu thang. Giờ sau là giờ văn nên Constantin Sergheevich thế nào cũng đến trước vài phút. Bản “Lời hứa danh dự” Catia cuộn lại cầm trong tay.
- Thú vị thật! Thầy sẽ nghĩ sao nhỉ?
Tamara trả lời một cách diễu cợt:
- Thầy sẽ nói đây là một sự ngu ngốc, kết quả của những bộ óc còn non nớt. Thầy sẽ bảo việc này chỉ phù hợp với học sinh lớp năm, lớp sáu thôi, còn đối với các học sinh sắp tốt nghiệp thì có phần không thích hợp…
- Đừng có nói bậy, - Jenia bực tức nói – Công nhân cũng còn hứa quyết tâm cơ mà.
- Thế mà cũng đòi so sánh! Học tập giỏi là nghĩa vụ của chúng ta. Đó là tiêu chuẩn. Nếu chúng ta vượt tiêu chuẩn thì hứa hẹn gì hãy hứa hẹn…
Catia giận dỗi cắt ngang Tamara:
- Ba hoa thế đủ rồi đấy! Chỉ có Valia là làm mình băn khoăn…
- Ép buộc cũng không giải quyết được gì, - Tamara nhún vai nói.
- Nó nói với mình là “lời hứa danh dự” thậm chí còn làm nhục nó. Nó bảo là nó không cần có “động cơ thúc đẩy” kiểu đó nữa, - Jenia cho biết, cô định một lần nữa thuyết phục Valia ký vào bản “Lời hứa” đó.
- Chả nhẽ nó lại nói thế! – Tamara ngạc nhiên.
- Đúng thế.
- Con bé bướng bỉnh.
Catia phản đối:
- Đây không phải là bướng bỉnh. Theo mình thì bạn ấy vẫn còn giận cả lớp vì chuyện với Ania. Bạn ấy vẫn chưa quên cái tát đâu, các bạn ạ.
- Sao lại cái tát ở đây?! Chả nhẽ suốt đời nó cứ bận tâm mãi với cái chuyện ngu ngốc đấy hay sao?! Không muốn ký thì thôi, không cần!
Jenia sôi nổi phản đối:
- Không, mình không đồng ý với bạn thế đâu, Tamara. Đặt vấn đề như thế không được. Làm như vậy không đúng với tinh thần của Đoàn. Với Valia cần phải tìm phương pháp khác.
- Cậu bảo sao? Phương pháp khác à? Rất cần đấy! Bạn đúng là người luôn sẵn sàng che chở cho mọi người. Bạn thiếu tự trọng đấy, Grenexca ạ (Tên gọi thân mật của Jenia nhưng ở đây dùng ý mỉa mai)

Yến Lan bi bô...

- Thôi đừng cãi nhau nữa, - Catia chen vào. Phương pháp hay không phương pháp thì với Valia cũng còn phải bận tâm nhiều đấy. Các bạn ơi, thầy đến kìa!
Thầy giáo Constantin Sergheevich xuất hiện ở cầu thang.
- Chào thầy Constantin Sergheevich ạ! – từ xa các em học sinh đã cất lời chào.
- Chào các em!
- Thưa thầy, chúng em có việc cần báo cáo với thầy.
- Các em nói đi! Hay chúng ta vào thư viện vậy.
- Thưa thầy, chúng em có chìa khóa phòng hóa, - Tamara đề nghị.
Thầy giáo liếc nhìn vẻ mặt lo lắng của các em học sinh, lặng lẽ bước lên cầu thang trước.
- Thưa thầy, chúng em có một việc thế này, - Catia nói vẻ do dự khi họ mở cửa bước vào phòng.
Catia mở tờ giấy ra, cuộn ngược lại cho khỏi cong rồi đặt lên chiếc bàn gần đó. Thầy giáo từ từ ngồi xuống và chăm chú đọc.
- À, ra thế! Trông mặt các em tôi biết các em có âm mưu mà. Tamara vẽ phải không? – Thầy bỗng hỏi hình như việc ấy có ý nghĩa gì đó.
- Vâng, em ạ.
- Em có năng khiếu đấy! Trang trí cũng không đến nỗi xoàng đâu.
- Thế còn viết thế nào ạ? – Tamara hỏi, mặt ửng đỏ vì lời khen của thầy.
- Viết thế nào điều đó không quan trọng. Quan trọng là trong đó viết cái gì. Tôi muốn biết các em có hiểu rõ lời đồng chí Kirov buộc các em phải làm gì không. Các em có nghĩ đến điều này không?
Chán nản vì vỡ mộng, các em quay sang phía Tamara và bắt gặp trong ánh mắt cái nhìn giễu cợt.
- Mình đã bảo các bạn mà… - cô ta nói khẽ, - kết quả của những bộ óc còn non nớt.
Thật bực mình. Trong thâm tâm tất cả các em đều tin rằng “Lời hứa danh dự” sẽ làm thầy giáo chủ nhiệm vui lòng, rằng thầy giáo sẽ chúc mừng các em, khen ngợi sáng kiến của các em, chúc các em thành công… Nhưng thay vào đó – vẫn là cái giọng thường ngày. Thầy giáo chăm chú nhìn các em và hỏi:
- Thế các em cần đề nghị gì với tôi? Các em đã bày ra một việc lớn, nhưng khó nói nó sẽ đưa đến cái gì. Các em đã bắt đầu tốt, nhưng hứa thì ta có thể hứa cái gì mà chẳng được. Tất cả vấn đề là ở chỗ có thể thực hiện được đến đâu… và các em có đủ nghị lực và quyết tâm tiến hành công việc đến thắng lời không…
Thầy đứng dậy, không chống gậy, đi ra phía trước bàn. Trong các giờ học, thầy thường hay đứng, - có lẽ đấy là một thói quen của thầy.
- Thôi, bây giờ chúng ta nói chuyện với nhau nhé. Các em ngồi xuống.

Yến Lan bi bô...

Các em rầu rĩ ngồi vào phía sau bàn, chú ý lắng nghe. Thầy bắt đầu:
- Tôi không nhớ chính xác đồng chí Xta-lin đã nói vấn đề này như thế nào. Nhưng nội dung đại thể như sau.. Thắng lợi không tự nó đến. Những nghị quyết, những bản tuyên ngôn đặc sắc – đáy chỉ là bước đầu và nó chỉ là nguyện vọng, mong muốn đối với thắng lợi. Đối với các em cũng thế. “Lời hứa danh dự” chỉ là bước đầu… À, thế mọi người đều ký cả chứ?
- Thưa thầy, Valia không chịu ký. – Catia trả lời.
- Sao thế?
Tamara trả lời không do dự:
- Thưa thầy, vì bướng nên bạn ấy không ký ạ. Quả là kênh kiệu. Bạn ấy lúc nào cũng cá nhân chủ nghĩa.
- Thật đáng buồn nếu em ấy cứ thế mãi. Các em định làm gì tiếp?
- Với Valia ấy ạ?
- Trước hết với các bạn đã ký.
- Chúng em muốn xin ý kiến thầy trước đã.
- Tôi sẵn sàng, nhưng chắc các em không chỉ nghĩ đơn thuần về lời văn trong bản lời hứa danh dự chứ?
- Tất nhiên không ạ. – Catia vội khẳng định. – Chúng em nghĩ đến nhiều thứ. Trước hết chúng em muốn mỗi điểm ba phải được đưa ra thảo luận, làm rõ nguyên nhân…
- Mỗi tuần chúng em sẽ ra một tờ báo tường chiến đấu. – Tamara báo để thầy biết.
- Những bạn kém sẽ được giúp đỡ kèm cặp để tiến bộ. – Jenia bổ sung thêm.
- Đúng, đấy mới là cái chính… thế mới tốt, - thầy Constantin Sergheevich vừa gật đầu vừa nói và nghe với một vẻ thú vị làm cho các em càng thêm hăng hái.
Các em muốn kể tỉ mỉ kế hoạch phấn đấu đã dự kiến của mình cho thầy nghe. Tamara bắt đầu:
- Tờ báo chiến đấu đó chúng em muốn gọi là “Chúng ungsex phấn đấu học tập cho đẹp”. Như chúng em đã nói … chống lại cái xấu, vì cái đẹp, nhưng với nghĩa rộng. Tất cả đều tán thành cái đẹp, có thể là trong đạo đức, trong sự hiểu biết, trong bản lĩnh, trong tính các, trong hành động…
- Điểm ba là xoàng! – Jenia nói chen vào, - Điểm ba là thể hiện sự lười nhác. Đấy là điều đáng buồn, là sự mệt mỏi. Còn điểm năm đấy là cái đẹp vì nó biểu hiện phẩm chất tốt đẹp của con người. Nếu em được điểm năm có nghĩa là em không dốt nát, em cố gắng, em lao động cần cù. Thậm chí em còn coi điểm năm là niềm vui, là sự sảng khoái, là trạng thái tốt đẹp của tâm hồn. Và không chỉ đối với em mà còn đối với tất cả mọi người. Là vì tâm trạng con người có tính lây truyền từ người này sang người khác, thừa thầy thế có đúng không ạ?
- Đúng thế.
- Thừa thầy, thầy biết kọa, rõ ràn khái niệm về cái đẹp có một ý nghĩa lớn đối với chúng em đấy. – Catia nói.
Thầy Constantin Sergheevich nhận xét:
- Rất đúng! Như vậy các em đã suy nghĩ kỹ hết cả rồi, thế các em có biết các em đang nhận trách nhiệm gì không? – thầy hỏi và lấy trong cặp ra một quyển vở mới. – Phải ghi một tí chứ. Nào chúng ta hãy phác họa một kế hoạch. Đúng hơn là chúng ta hãy sắp xếp lại những gì chúng ta đã dự định. Tờ báo chiến đấu – thế cũng tốt, nhưng có lẽ tốt hơn nên gọi là bản tin hàng tuần. Còn tính chiến đấu là linh hồn của nó. Các em không phản đối chứ?

Yến Lan bi bô...

- Vâng. Thế còn tên gọi “Chúng ta sẽ phấn đấu học tập cho đẹp” vãn giữ chứ ạ?
- Theo tôi cứ để thế.
- Như thế nghe có … xuôi tai không ạ?
Tamara vui vẻ hẳn lên. Trong suy nghĩ em đã hình dung ra bản tin sẽ như thế nào và vội vã bắt tay vào công việc. Bây giờ trước mắt em đã có một mục đích rõ ràng, lý thú, nhưng khó khăn… Nó không phải như tờ báo tường! Em chăm chú hỏi thầy:
- Thưa thầy, thế còn tờ báo tường thì sao ạ?
Thầy giáo hiểu rõ tâm trạng của Tamara. Công tác biên tập đối với em quả là một nhiệm vụ bắt buộc. Em đã chán ngấy cái việc phải thuyết phục, kêu van đề nghị các bạn nộp bài, chữa bài và thật ra một mình em đã xuất bản tờ báo. Bản tin vừa dự định này cũng không khác gì mấy so với tờ báo tường, nhưng em vẫn cho rằng đấy là một cái gì mới, khác hơn, cần thiết và đặc biệt. Quan trọng là bản tin do họ nghĩ ra và đoể cho nó có hiệu lực, sắc bén, có tính chiến đấu là phụ thuộc vào chính họ.
- Chúng ta sẽ đóng cửa báo tường chứ? – Thầy giáo vừa hỏi vừa nheo mắt trêu các em.
- Vâng, thế là phải! – Tamara vui vẻ đáp. – Nó làm em mệt lắm.
Thầy giáo nói tiếp
- Về bản tin chúng ta sẽ nói sau. Bây giờ chúng ta bàn về cuộc họp. Theo tôi, vấn đề thời gian biểu hàng ngày cần đưa lên hàng đâu. Không thể để sau được. Các em kêu ca không có thời gian chuẩn bị bài. Phải tìm hiểu xem các bạn sử dụng thời gian như thế nào.
- Em xin có ý kiến ạ. – Catia giơ tay đề nghị, khi thầy gật đầu, cô đứng dậy. – Chúng em sẽ làm như sau… Lấy ba bạn làm điển hình để phân tích nguyên nhân. Chúng em sẽ tính từng phút tất cả thời gian từ lúc ở trường về nhà tới trước khi đi ngủ. Như thế sẽ có tác dụng và kết quả tốt…
Tamara hỏi:
- Nói cụ thể đi! Lấy ai để tính? Đề nghị lấy các bạn Larisa, Tania và Lida.
- Sao lại lấy Tania? – Catia hỏi.
- Vì bạn ấy hay ngủ trong giờ học. Cần tìm xem nguyên nhân vì sao/
- Thế Lida thì vì sao?
- Đấy là vấn đề đặc biệt, Catia ạ. Nói chung Lida không biết sử dụng thì giờ để làm gì, đi đâu và vì sao lại dùng thế, Tamara trả lời để bảo vệ ý kiến của mình. – Thưa thầy, thầy có đến dự họp không ạ? – Em hỏi.
- Nếu các em mời…
- Chúng em rất mong thầy đến… À! Còn một việc nữa. Thế có báo cho Valia đi họp không ạ?
Catia liếc nhìn Jenia, nhưng cô bạn chỉ nhún vai.
- Thầy cho ý kiến thế nào ạ?
- Các em tự quyết định lấy.

Yến Lan bi bô...

Họ suy nghĩ. Làm thế nào bây giờ? Vailia không ký vào bản “Lời hứa danh dự” nhưng bạn ấy là thành viên của lớp, mà cuộc họp này là họp chung. Nếu không báo cho bạn ấy biết thì sẽ là một sự trừng phạt đặc biệt. Nhưng “Lời hứa danh dự” là việc tự nguyện cơ mà… Các em biết rằng thầy Constantin Sergheevich chỉ tham gia ý kiến khi nào vấn đề không được giải quyết rõ ràng. Catia liếc nhìn thầy và đề nghị:
- Tôi đề nghị sẽ nói lại với bạn ấy một lần nữa và nếu bạn ấy vẫn từ chối thì chúng ta thôi không mời đi họp nữa.
Tamara không tán thành ý kiến nói lại với Valia, nhưng em cố kiềm chế để không phản đối. Em không muốn khơi lên sự tranh cãi, hơn nữa, hình như thầy Constantin Sergheevich có vẻ tán thành ý kiến của Catia.
- Tôi sẽ nói lại với bạn ấy - Jenia đề nghị.
Các em quyết định cuộc họp sẽ tiến hành vào ngày mai; sau đó thầy Constantin Sergheevich góp một số ý kiến về việc chuẩn bị cho cuộc họp đó.
Sau khi ký vào bản "Lời hứa danh dự", các học sinh lớp mười thấy rằng họ đã làm một việc tốt đẹp và hệ trọng, chừng mực nào đó đã thay đổi sinh hoạt hàng ngày của họ. Họ vui sướng trong lòng, nhưng đồng thời cũng lo âu. Một trách nhiệm lớn lao đã đặt trước từng người. Họ có khả năng thực hiện lời hứa của mình không, có xứng đáng với sự tín nhiệm của lớp không, có lừa dối bè bạn không? Các bạn học giỏi đã có những lo lắng, quan tâm đến các bạn học yếu. Trước đây họ thường thờ ơ, bàng quan với những câu trả lời sai, nhưng bây giờ họ đã suy nghĩ khác. "Sao thế? Nó nói lảm nhảm gì trên bảng thế?! Tại sao bạn ấy lại chuẩn bị bài không tốt?".
Cho đến trước giờ giải lao của buổi học, họ đã được cả thảy tám điểm. Một điểm năm, hai điểm bốn và năm điểm ba. Catia sơ kết kết quả chung và sau khi đã hội ý với thầy giáo, em tin cho các bạn biết hôm nay tổng số điểm có thể đạt được là bốn mươi, nhưng lại chỉ được có hai mươi tám. Nadia phản đối:
- Catia, chúng ta quyết định hôm nay không tính cơ mà.
- Ai quyết định? Bạn quyết định à? Ngược lại thì có. Chúng ta sẽ coi hôm nay là ngày mở đầu.
- Thế không đúng đâu! - Chara kêu lên, - tôi không đồng ý thế! Hôm nay không phải là ngày điển hình, các bạn ạ. Hôm nay không có điểm hai nào cả. Xem sổ điểm chọn ngày khác đi...
- Một ngày kém ấy! - Jenia gợi ý.
- Đúng đấy, một ngày kém kém hơn, - Clara khẳng định.
- Một ngày kém nhất à? - Tamara hỏi lại với giọng giễu cợt.
- Không, không phải ngày kém nhất... Kém vừa thôi. Như thế mới so sánh được. Sao? Thế không đúng à? Clara quay về phía cả lớp - thế mới rõ ràng hơn.
- So sánh gì? - Catia hét lên để cắt đứt cuộc tranh cãi đang bắt đầu kịch liệt - Chả có gì đáng so sánh cả. Bây giờ còn một việc nữa. Ngày mai sau giờ học chúng ta sẽ có cuộc họp những người đã ký bản "Lời hứa danh dự". Hiểu chưa? - Em đưa mắt nhìn một cách có hàm ý về phía Valia nhưng thấy bạn ấy hoàn toàn không để ý đến lời nói của mình, bèn nhắc thêm: - Valia, chú ý nhé.

Yến Lan bi bô...

Valia nhún vai coi thường và quay mặt nhìn ra cửa sổ. Catia bèn nói tiếp:
- Trong chương trình họp có một vấn đề cần thảo luận. Đó là vấn đề thời gian biểu. Các bạn suy nghĩ rồi ngày mai chúng ta sẽ trao đổi ý kiến. Đề nghị ba bạn: Larisa Trikhonova, Lida Versinia và Acxenova Tania hôm nay về ghi lại thời gian biểu của mình. Bắt đầu từ sau giờ học cho đến lúc đi ngủ.
- Để làm gì cơ? - Lida hỏi.
- Để trên cơ sở đó xem thử chúng ta đã tự tổ chức mình như thế nào và nói chung...
- Thế có thể thay bạn khác vào chỗ tôi được không?
- Không, không được. Chúng tôi đề nghị đồng chí làm việc đó như một công tác của Đoàn!
Lida tức giận nói:
- Các bạn ạ, tôi không hiểu được! Tôi làm sao có thể tính toán cho mình được. Các bạn có biết thế nào là thời gian biểu không? Cần phải tính từng giây, từng hành động...
- Đừng có phóng đại nữa! - Catia không để bạn nói hết - chúng tôi chẳng đòi hỏi từng giây. Cứ tính cho từng giờ thôi...
- Thầy Constantin Sergheevich đến! - Bạn trực nhật báo tin.
- Xong! Chấm hết! Quyết định rồi! Và xin đừng tranh luận nữa. Nói ít và làm nhiều lên chứ. - Catia vội vã kết thúc và đi về chỗ.
Thầy Constantin Sergheevich vào lớp chào các em như thường lệ: "Chào các em" và đặt sổ điểm xuống bàn, nhưng thầy không ngồi xuống ghế mà đến cạnh cửa sổ. Thầy thường làm thế mỗi khi muốn nói điều gì. Tất cả nóng lòng chờ đợi. Thầy bắt đầu bằng một giọng xúc động và nghiêm trang.
- Các em! - Hôm nay tôi rất sung sướng và tự hào vì đã làm quen với bản "Lời hứa danh dự" tuyệt vời của các em...
Catia liếc nhìn Jenia và hai cô ngồi thẳng dậy. Tamara ngoái cổ lại và vui vẻ nháy các bạn.
- Đối với các em đó là một hành động bình thường. Chẳng có gì mới lạ, chẳng có gì đặc biệt cả. Nhưng thực ra không phải thế! Nguyện vọng trở thành một người có học thức, hiểu biết rộng, nghĩa là một người có ích cho Tổ quốc, nguyện vọng trở thành con người tốt hơn, phong phú về tâm hồn hơn, đẹp đẽ hơn - lẽ nào đó không phải là một nguyện vọng bình thường của từng thanh niên Xô Viết - người xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tương lai? Các em đã tự nguyện, không chịu sự bắt buộc nào cả, làm theo tiếng gọi của trái tim mình là đã hứa với nhau học cho thật tốt và phấn đấu cả lớp sẽ tốt nghiệp cấp ba một cách xuất sắc...
Thầy Constantin Sergheevich ngừng lại, nhìn ra cửa sổ: "Bằng lời lẽ nào đây, bằng thí dụ nào để có thể giải thích cho các em gái mười bảy tuổi này hiểu được cái điều cơ bản đang làm anh xúc động lúc này? Ngay chính thầy cũng nhớ rất lờ mờ ngôi trường cũ mà có những việc ta chỉ có thể hiểu được khi ta đã trải qua". Thầy đưa mắt nhìn sang bức tường có treo chân dung Usinki mỉm cười với ông như với người quen cũ, và tiếp tục:

Yến Lan bi bô...

- Nếu các em thử mặc những chiếc áo cũ mà các em đã mặc hai ba năm trước, các em sẽ nhìn thấy các em sẽ lớn lên như thế nào và thậm chí các em sẽ tự thấy ngạc nhiên. Bởi vì chính các em không để ý là các em đã lớn lên như thế nào... Đối với tôi cũng tương tự như vậy. Chiến tranh đã đẩy tôi ra khỏi ghế nhà trường. Tôi đã từng qua Đức, Hung và Tiệp, được tiếp xúc với những thầy giáo ở đấy và tự nhiên tôi hiểu là, chúng ta đã trưởng thành như thế nào. Tôi không muốn nói ở nước ta mọi cái đều đã tốt đẹp, còn ở các nước đó mọi cái đều không tốt. Không phải thế. Chúng ta hãy còn nhiều thiếu sót, và "Lời hứa danh dự" của các em có thể biến thành một tờ giấy rỗng tuếch, hình thức và khoe khoang, nếu những lời hứa đó không đi đôi với việc làm. Cả trước kia các em cũng đều biết là không có kiến thức thì không thể trở thành người cộng sản được, và để trở thành những người xây dựng tương lai thành thạo như các em đã viết trong bản "Lời hứa", cần phải học tập hết khả năng của mình. Nhưng tại sao từ trước đến nay các em không học như thế! Cái gì đã cản trở các em? Tôi có cảm giác là vì các em biết thế nhưng không hoàn toàn hiểu... không nhận thức hết. Mà biết và hiểu đó là hai vấn đề rất khác nhau. Tôi tin rằng, "Lời hứa" đã giúp từng người trong các em cảm thấy được trách nhiệm của mình trước tập thể, giúp các em hiểu được giá trị của mình đối với tập thể, giúp các em rèn luyện cho mình có sự kiên trì, bền bỉ, có ý chí... và giúp các em "biết cách học tập" như Vla-đi-mia I-lích Lenin đã dạy. Biết cách học tập - đã, đang và sẽ mãi mãi là một trong những nhiệm vụ cơ bản của con người Xô Viết... Và, khi nào các em nắm được môn khoa học đó, không có khó khăn nào có thể làm các em chùn bước được. - Thầy giáo kết thúc, đi lại bàn và giở sổ điểm ra.

Yến Lan bi bô...

VALIA BELOVA VÀ CLARA KHOLOPOEVA

Valia Belova sống trong một căn phòng rộng sáng sủa cùng bố mẹ và ông nội. Bố cô làm thanh tra công tác cứu hoả. Ông là người tốt bụng, hiền lành và nhu nhược. Thường thường ông về nhà trong tình trạng say mềm vì thế thường kiếm chuyện cãi nhau với vợ. Ông nội thì không bao giờ tham gia ý kiến vào một việc gì và cả ngày đọc tất cả những gì rơi vào tay ông: có thể đó là tờ báo từ năm ngoái, quyển sách giáo khoa hình học, sơ đồ thanh tra công tác cứu hoả của thành phố hoặc một mẩu của bản tin nào đó mà người ta dùng gói lạp xường. Quan tâm đến việc giáo dục đứa con gái duy nhất trong gia đình chỉ có một mình người mẹ. Phương pháp giáo dục của bà chỉ gói ghém trong việc chiều mọi ý thích của Valia và thán phục kết quả mà em đạt được. Khó khăn lắm bà mới dành dụm được tiền để mua chiếc đàn dương cầm cho con gái khi em lên tám tuổi. Nhưng Valia không thể trở thành một nhạc công. Học được hai ba tháng em cương quyết không chịu học những bài tập chán ngấy đó nữa. Bây giờ chiếc đàn dương cầm đó trở thành của để dành phòng lúc khó khăn, nó chiếm gần một phần ba căn phòng. Không ai chơi đàn cả, nó đã làm cho mọi người chán ngấy và khoảng tám năm nay nó được sử dụng như một cái bàn, một cái giá mà người ta chất lên đấy tất cả những đồ thừa.
Valia từ khi còn nhỏ đã biết đòi hỏi mọi người phải thực hiện ý định của mình. Em có thể khóc khoảng hai hoặc ba tiếng đồng hồ liền, nói đúng hơn, là rên rỉ cho đến khi mẹ em không còn sức chịu đựng được nữa và lúc đó em sẽ nhận được cái mà mình muốn.
Bản tính Valia là hay mê say nhưng sự say mê của em dù đó là thể thao hay làm vườn, thêu thùa hay đục đẽo, đều bị bỏ dở. Chắc cũng vì thế mà trong phòng, ta thấy những chậu hoa khô héo, những cái giá làm dở dang đang vứt lăn lóc dưới chiếc đàn dương cầm, thay vào những chiếc khăn mùi soa hay khăn mặt là những mẩu vải thêu chưa xong.
Valia không công nhận bất cứ ai hơn mình. Trong bất cứ việc gì cũng muốn là người thứ nhất, nhưng nếu việc đó đòi hỏi phải có sự lao động kiên trì thì cô bỏ ngay khi mới bắt tay vào.
Hôm nay Valia thấy khó chịu lắm: tất cả cái trò ký tên vào... "Lời hứa" đó làm cô rất bực mình. Valia cho đó chẳng qua là việc đi hầu mấy đứa học kém. "Lẽ nào tất cả học sinh đều có thể học xuất sắc ư? Chỉ có nguời ngốc mới không hiểu điều đó" – Cô nghĩ thế trong khi thu dọn sách vở.
Bà mẹ bảo:
- Valia, đặt ấm nước lên bếp tý con.
- Đặt làm gì? Con uống nước chè rồi mà.
- Ông chưa uống, mà mẹ cũng chưa uống...
- Con không có thì giờ đâu. Con đi học muộn rồi đây này!

Yến Lan bi bô...

Cô cho hết sách vở vào cặp, lấy từ mắc áo xuống chiếc áo khoác của bố đã được sửa lại cho và ra đứng giữa phòng, mặc ngay trước mặt mẹ.
- Sao con không mặc măng tô?
- Con không thích.
- Sao mày không biết ngượng thế, Valia? Chiếc áo măng tô mới! Hoá ra tao đã vứt tiền đi à.
- Nếu mẹ thích thì để mẹ mặc.
- Tôi không có tiền để mua áo măng tô đúng mốt.
- Con chẳng thiết, - cô gái nói với vẻ mặt giận dỗi và đi ra khỏi phòng.
Valia không tôn trọng mẹ vì cho là bà thiếu hiểu biết và hay cáu kỉnh. Cô đối với bố tốt hơn vì bố ít khi rầy la và không bao giờ làm phật ý cô. Ông nội đối với cô hầu như không còn tồn tại trong nhà. Valia chỉ yêu có bản thân mình, nhưng cứ hễ đứng trước gương là cô phải công nhận trên khuôn mặt mình toàn nhược điểm và tự gọi mình là con "xấu gái". Nhưng lại không phải như vậy. Valia tự gọi mình là xấu gái chẳng qua là để làm điệu đó thôi, thực ra thì cô lại nghĩ khác. Khuôn mặt dễ thương có chiếc mũi nhỏ nhắn hơi hếch và đôi mắt sáng, cái trán rộng và cao, những chiếc răng hơi to và trắng muốt, thân hình nhỏ nhắn gọn gàng, đối với cô đâu có xấu.
Bước trên đại lộ thênh thang, cô nhìn những phụ nữ ăn mặc đẹp qua lại một cách ghen tỵ và nghĩ đến Lida Versinina, sao số phận đã dành cho nó lắm ân huệ thế, vừa đẹp lại vừa có ông bố là viện sỹ. Sao mà Valia muốn hơn cô gái mà theo ý em là "kiêu kỳ" đó thế. Nhưng hơn bằng cách nào? Muốn hơn nó, trước hết phải mặc cho thật đẹp, mà Valia thì chỉ có thể mặc bằng tiền của mẹ. Và cô bắt ép mẹ phải bán chiếc đàn dương cầm mà mẹ rất quý.
Valia từ lâu đã có cách đối xử riêng với mẹ. Cô không bao giờ nói thẳng là mình cần gì, mẹ phải tự đoán lấy. Cô biết là mẹ luôn luôn run sợ vì con, nên cô thường hay sa sầm mặt cáu gắt, kêu nhức đầu và bằng mọi cách tỏ ra cho mẹ biết là mình khổ sở như thế nào, cuối cùng nguyên nhân của mọi khổ sở đó chính là bà mẹ. Người mẹ không muốn làm u ám cái "thời thơ ấu hạnh phúc" của đứa con gái độc nhất nên bà nhanh chóng đoán ra nguyên nhân của "tâm trạng bực bội" đó của con gái và vội vàng thực hiện ý muốn của cô.
Cô con gái càng lớn bao nhiêu thì càng đối xử với mẹ tệ bấy nhiêu. Trí nhớ tuyệt vời của Valia đã giúp cô học giỏi nhưng sự tự phụ, ngang bướng và tính ích kỷ được gia đình khuyến khích đã làm cô càng khó tính và kênh kiệu. Cô thường hoài nghi tất cả, có định kiến sẵn với tất cả những gì mà cô vấp phải. Tất cả đều không đúng! Tất cả đều là trò ngu ngốc! Tất cả đều xấu.
Dĩ nhiên là Valia nhận thấy sau khi không chịu ký tên vào bản "Lời hứa danh dự", giữa mình và tập thể có một sự ngăn cách. Điều đó càng làm cô bực tức và mọi sự cô đều cho là tại Catia, vì Catia cố tình lôi kéo cả lớp chống lại cô để bắt ép cô phải ký tên vào bản "Lời hứa". "Cứ mặc cho mọi người quỳ gối trước mặt cô ta, tôi không thèm!" - Valia nghĩ thế, tuy trong bụng hiểu rằng, không phải như vậy và hối hận là đã không ký tên ngay từ đầu vào "Lời hứa". Bây giờ thì muộn rồi. Sự kiêu căng không cho phép Valia nhận khuyết điểm nên cô tỏ vẻ khiêu khích đối với cả lớp. Tình hình trong lớp còn làm cho cô thích thú nữa. Valia thấy "bộ ba chịu trách nhiệm giáo dục" - em vẫn gọi những người nghĩ ra "Lời hứa" như vậy - hình như băn khoăn vì sự ngang bướng của mình. Tamara, người mà cô hơi nể sợ, nhìn cô như chó sói. Jenia hôm qua đã hai lần dụ dỗ cô ký vào "Lời hứa" nhưng cuối cùng chửi cô là "con vật khó tính dài tai" rồi bỏ đi.

Yến Lan bi bô...

Clara từ góc phố bước ra. Cô nhìn thấy Valia, đợi bạn, rồi cùng đến trưởng. Clara nói:
- Hôm nay không có văn...
- Được thở chứ sao.
- Bạn nói gì vậy! Lẽ nào bạn không thích những giờ học văn?
- Không, sao lại không thích... Thầy dạy không đến nỗi tồi, có điều về nhà phải đọc nhiều quá, - Valia thú nhận.
Sự xuất hiện của thầy Constantin Sergheevich bắt Valia phải đọc sách. Thực ra, Valia đọc sách một cách thú vị, cô đọc đi đọc lại những tác phẩm văn học, trong giờ học cô luôn bảo vệ quan điểm của mình, sự đánh giá của mình đối với các nhân vật và cách xử sự của họ, nhưng cô vốn không ưa làm việc và cô vẫn giữ một thói thờ ơ như trước.
- Hôm nay cô Anna Vaxilievna sẽ hỏi bài đấy, - Clara báo trước.
- Hỏi thì hỏi chứ!
- Mình thấy lo lo thế nào ấy.
- Chính các bạn có lỗi chứ ai. Tự mua vạ vào thân, bỗng dưng ký tên vào "Lời hứa" mà chả ai cần đến ấy... Mình chẳng hiểu nổi! Bắt chước nhau như đàn súc vật. Một con đi đâu, cả đàn theo đấy. Valia cho rằng tất cả các bạn, ai đã nhẹ dạ ký tên vào bản "Lời hứa", bây giờ đều hối hận và ghen tỵ với mình.
- Tiếc là bạn không ký...
- Lại có điều mới lạ thế nữa! Các bạn cần phải đuổi theo cho kịp mình, chứ đâu có phải mình đuổi theo cho bằng các bạn! Dù sao thì mình cũng là học sinh xuất sắc và cho đến bây giờ chưa hề cầu xin ai giúp đỡ! - Valia cáu.
- Việc đâ phải ở chỗ ai bằng ai.
- Thế ở chỗ nào?
- Ở chỗ tinh thần tập thể. Bây giờ thì mình hiểu rõ điều đó. Thầy Constantin Sergheevich đã nói rất đúng. Bây giờ chúng mình quan tâm đến nhau nhiều hơn và tinh thần trách nhiệm cũng cao hơn.
- Mình xin mừng cho các bạn.
- Dĩ nhiên là ban đầu cũng có khó khăn. Mình nghiệm bản thân cũng biết. Hôm qua học bài đến một giờ đêm đấy. Chúng mình đã buông lỏng quá nhiều rồi...
Hai cô bạn có nhiều nét giống nhau trong cá tính. Hai cô đều hay thích đối lập với mọi người, phê phán tất cả cái gì thấy được, nghe được và đọc được.
Nếu xảy ra tranh luận trong lớp, hoặc trong một nhóm học sinh, thì thường ý kiến của hai cô bạn này giống nhau và họ ủng hộ lẫn nhau. Cả hai đều mê say một việc gì đó trong thời gian ngắn, nhưng chỉ có trồng hoa, thêu thùa, cưa đục không làm thoả mãn tính ưa hoạt động của Clara. Vào Đoàn thanh niên Komsomol, Clara say mê hoạt động công tác xã hội và trong khoảng hai năm em được coi là một trong những học sinh tích cực nhất của trường. Nhưng rồi em nguội lạnh dần và biến thành anh "lính trơn" từ lúc nào em cũng không để ý nữa. Không biết những ước mơ, nghị lực của Clara biến đi đâu mất mà chính là uy tín - uy tín của em đã biến đi đâu? Bây giờ không còn ai giới thiệu em, đề cử em giữ chức vụ gì cả, cũng không ai trao cho em nhiệm vụ gì. Clara đã nhiều lần suy nghĩ về sự "đổi thay của số phận" đó và cố gắng tìm nguyên nhân xem tại sao mình lại trở nên nguội lạnh như vậy. Trước kia các bạn thường hay trách em vì ít chịu lắng nghe ý kiến người khác, ít gần gũi "quần chúng", hay tự ái và tự phụ. Dĩ nhiên là Clara không thể tán thành những ý kiến đó và luôn tìm nguyên nhân bất cứ ở đâu, miễn không phải ở chính bản thân mình. Em thân với Valia từ hồi học lớp chín, nhưng không lâu, chỉ đến lần cãi nhau đầu tiên. Valia không thấy cần thiết phải có người bạn thật thân nên việc cãi nhau với Clara cũng không làm cô buồn khổ mấy. Clara, thì ngược lại rất đau khổ vì đã mất bạn nên nhiều lần cố gắng làm lành để nối lại tình bạn. Sự khao khát những lời âu yếm, sự thông cảm hoặc những ý kiến đóng góp chân tình của Clara còn có thể giải thích là vì em mồ côi cả bố mẹ. Bố mẹ em đã hy sinh trong thời gian thành phố bị phong toả. Em có một căn phòng tương đối tốt, nhưng lại ở cùng với hết bà cô này đến bà cô khác.

Yến Lan bi bô...

- Bây giờ bạn sống với cô Lida Marimovna à? - Valia hỏi.
- Ừ.
Valia biết là chỉ có cô Lida Marimovna mới cho Clara ngồi học đến một giờ đêm. Đó là một người đàn bà hay thương người và mến khách, bà vẫn thích an ủi đứa cháu mồ côi và khóc cho nỗi khổ của cháu mãi đến tận bây giờ. Cô để cho cháu hoàn toàn tự do, chỉ thường hỏi han đến sức khoẻ và việc học tập ở trường của cháu. Nhưng sự tốt bụng đó chỉ là bên ngoài. Cứ hễ động đến việc mua áo hoặc mua giày cho cháu là bà không có tiền. Hết thời hạn, Clara lại về ở với bà cô thứ hai. Cô Anastaasia Marximovna thẳng tính và nghiêm nghị, cô hay thích dạy bảo và bắt cháu phải hoàn toàn phục tùng cô. Cô không bao giờ an ủi, tỏ ra thông cảm với cháu nhưng lại dè xẻn số tiền lương ít ỏi của mình để mua áo, mua giày cho cháu. Cô Anastaasia hơi thô bạo và cổ lỗ, nhưng Clara quý cô hơn là cô Lida. Sau một lúc suy nghĩ Clara hỏi:
- Này Valia, có phải bạn viết là con gái không thể thân với nhau lâu được không?
- Bao giờ?
- Lúc mà chúng mình viết về tình bạn trong giờ học hoá đấy.
- À à! Mình cũng chẳng nhớ là đã viết cái gì nữa, - Valia nói với vẻ không quan tâm.
- Thế còn mình thì lại nhớ rất rõ. Bạn viết là con gái chỉ có thể thân nhau đến lần tranh luận nghiêm túc đầu tiên là kết thúc.
- Thế thì sao?
- Có phải bạn định nói đến tình bạn của chúng mình không?
- Không phải chỉ của chúng mình. Cứ thử xem, ai cũng vậy... Valia bắt đầu và chợt im bặt. Cô biết Clara định nói gì nhưng cô không muốn đề cập đến việc đó nữa.
- Không, mình không đồng ý với bạn. Bạn xem, Nadia và Ania hoặc Jenia và Svetlana thân nhau lắm đấy thôi...
- Nói thêm nữa đi - Còn Lida với Tamara nữa, - Valia cười khẩy.
- Thì sao? Bọn nó cũng thân nhau. Có thể không được bền chặt lắm nhưng thân. Dù sao mình vẫn nghĩ, nếu có một người bạn thân thật sự, thì cuộc sống sẽ thú vị hơn nhiều... Mình nghĩ, cứ cho là tranh luận với nhau đi nữa thì vẫn có thể đi đến chỗ thoả thuận cơ mà. Thí dụ, như hồi bạn lừa mình rồi đi với Lida...
- Ồ sao bạn cứ hay thích nhắc lại chuyện cũ thế nhỉ, - Valia cắt ngang bạn với giọng khó chịu.

Yến Lan bi bô...

- Không, mình muốn nói là giá gì hồi đó chúng ta cởi mở hết được tâm tình cho nhau thấu thì có phải đã hiểu nhau không. Dĩ nhiên là mình đã giận bạn một cách vô lý, nhưng lúc đó bạn cũng không phải với mình... cũng có lúc phải biết nhượng bộ chứ. Nhất là nhượng bộ bạn...
- Thế thì bạn đi mà nhượng bộ. Mình có cấm bạn đâu, - Valia cáu kỉnh nói.
- Thấy chưa, bạn thật là... Mình là đứa làm lành trước, thế mà bạn lại...
Trong giọng nói của Clara có sự hờn giận nên Valia cũng cảm thấy thiếu lịch sự đối với người bạn cũ. Dù sao thì Clara đối với cô vẫn còn tốt hơn tất cả những người khác.
Khoác lấy tay bạn cô nói:
- Đừng giận mình, Clara. Hôm nay mình đang bực mình, nhưng bạn thì không dính dáng gì đến đâu.
- Có chuyện gì thế?
- Thế hôm qua bạn không để ý là Catia nó trêu mình à? "Valia chú ý nhé!" - Cô nhại lại bí thư chi đoàn và liếc nhìn Clara. - Bạn không nghe thấy à? Lúc nói trong cuộc họp đó! - Cô nhắc.
- Mình không để ý...
- Bạn không để ý thì có tất cả mọi người để ý đến.
- Nhưng chỉ có những người đã hứa mới họp cơ mà...
- Ừ, thì sao? Thế còn nhấn mạnh làm gì! Nói thế là đủ rồi. Lại còn nhắc: "Valia nhớ đấy!". Làm như mình cần nó lắm ấy!
- Không. Bạn giận không đúng đâu. Catia đối với mọi người như nhau cả.
- Với tất cả? Phải không? Cả với bạn và mình nữa à? Nhầm rồi, Clara. Bạn cho rằng việc chúng mình trêu thầy Constantin Sergheevich họ để cho ta yên đấy?
Một ý nghĩ đến với Valia một cách đột ngột. "Hay là quay lại chơi thân với Clara? - Valia nghĩ - chính nó chả van xin là gì? Lúc đó mình sẽ biết được tất cả những việc thảo luận ở các cuộc họp và bọn nó nghĩ gì về mình"... Nghĩ thế cô thấy vui hẳn lên và Valia nói tiếp với một giọng khác:
- Không phải lo. Họ còn nhắc cho ta nhớ đến chuyện đó. Để rồi xem! Họ nhắc cả bạn nữa.
- Tất cả các bạn đã quên chuyện ấy từ lâu rồi, - Clara trả lời một cách bình thản.
- Bạn nghĩ vậy à? Nhầm rồi! Bạn thật là ngây thơ Clara ạ. Catia rất hay nhớ dai và kín đáo. Tamara thì khinh mình ra mặt. Chính nó bảo với mình thế. Còn về Ania mình không nói cũng biết...
Clara nghe những điều đó và rất ngạc nhiên. Em hoàn toàn không ngờ là trong thời gian ngắn như vậy mà Valia đã kịp tích lại từng ấy sự căm ghét và bực bội đối với các bạn cùng lớp, những người không hề có lỗi gì với Valia cả. Nếu trước kia có những va chạm không đáng kể giữa Valia và các bạn, thì rất chóng quên đi. "Có điều gì xảy ra với nó thế nhỉ?" - Clara nghĩ ngợi. - Chính bạn ấy bướng, không chịu ký tên vào "Lời hứa", thế mà bây giờ lại đổ lỗi cho mọi người. Nhưng Clara không nói ra những suy nghĩ đó của mình vì biết không thể làm cho Valia lay chuyển, còn cãi nhau với bạn thì cô không muốn. Clara chưa từ bỏ hy vọng sẽ nối lại tình bạn cũ.
Câu chuyện dừng lại ở đó và đôi bạn im lặng đi đến trường, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ.

Yến Lan bi bô...

LIDA VERSININA

Một làn ánh sáng dịu tỏa từ chiếc đèn bàn, soi sáng 1 vòng tròn nhỏ, nơi Lida để bút mực và sách vở. Còn phải làm mấy bài tập lượng giác nữa, nhưng Lida từ lâu đã ngồi im lặng, ngả lưng tựa vào thành ghế, mắt đăm đắm nhìn vào chiếc chụp đèn màu xanh. Trên đùi 1 bức thư để mở.
“Lida mình thật là tệ! Bắt đầu bức thư như vậy không khiến Lida ngạc nhiên chứ? Lương tâm của mình bắt đầu bị cắn rứt – thật quá muộn màng nhưng dù sao cũng còn hơn không bao giờ. Có đúng không?
Hôm qua mình lật lại những trang nhật ký, thấy có chiếc ảnh của Lida với dòng chữ nhỏ li ti như những hạt cườm: “Đừng quên người bạn của những ngày vui đã qua” và mình thấy ngượng quá vì đến nay vẫn chưa viết cho Lida 1 lá thư nào. Đó là thời gian đẹp đẽ nhất của tuổi thơ và tiếc thay là nó không bao giờ trở lại nữa! Lida còn nhớ không chiếc ghế đá ở trong sân, nhớ những buổi đánh bóng chuyền và những tiếng cười không ngớt... Tất cả những cái đó sao gần gũi thân thương và đồng thời lại xa xôi đến thế.
Chắc Lida biết là mình đã thi đỗ và trường Đại học Điện rồi nhỉ. Đành phải suốt ngày chúi mũi vào các bản vẽ, ngoài ra làm công tác xã hội và chơi thể thao! Về công tác xã hội thì mình làm chủ nhiệm tờ báo tường của khối, còn thể thao – thì vẫn đánh bóng chuyền.
Mình vẫn liên hệ thư từ luôn với các bạn cũ: Vaxia, Andrai và Nicolai. Những năm tháng cùng ngồi ở ghế nhà trường đâu có dễ quên. Chúng mình còn gắn bó suốt cả đời.
Về Vaxia thì ngoài những con ếch, con chuột và thỏ ra, cậu ta không còn thích thú cái gì khác. Andrai thì bị sa lầy mà không tài nào thoát ra được (bãy lầy là tình yêu), hơn nữa cậu ta cũng không muốn bò ra khỏi bãi lầy đó (đúng là chả có luật lệ nào dành riêng cho những thằng ngốc cả). Còn Nicolai thì kiếm được 1 chiếc máy ảnh và suốt ngày chụp ảnh – chụp bất cứ cái gì lọt vào mắt cậu ấy.
Hình như lần đầu thế này cũng đủ rồi nhỉ. Mình rất muốn nhận được thư Lida và nếu được cả 1 tấm ảnh nữa. Chắc Lida đã khác xưa lắm rồi nhỉ?
Viết thư cho mình nhé, kể xem Lida sống ra sao? Thích những gì (Mình không dám hỏi – thích ai?)
Mình rất nóng lòng chờ đợi thư trả lời. Viết nhiều vào nhé.
Thôi tạm biệt

MICA.
Tái bút: Mình xin lỗi vì viết vội quá. Viết trong giờ nghe giảng bài, giáo sư hơi làm phiền mình. Không biết đến bao giờ thì các ngài giáo sư mới hiểu được là các bài giảng của họ đã làm phiền không cho sinh viên thực hiện những việc hệ trọng!”

Yến Lan bi bô...

Lida nhận được bức thư cách đây 2 tuần, nhưng đến nay vẫn chưa chịu khó trả lời. Không có thì giờ và cũng chẳng có tâm trạng nào. Lúc này, khi 1 nỗi buồn vô cớ len vào tâm hồn cô, cô mới lấy bức thư ra đọc lại và chợt muốn trao đổi với các bạn thời thơ ấu, nhưng bức thư không làm cô cảm động chút nào. Lẽ nào 3 năm là 1 thời hạn dài như vậy? Lẽ nào thời gian có thể xóa nhòa trong trí nhớ tất cả những gì mà mới đây tưởng như còn gần gũi và êm ái? Sau khi đi tản cư về lại Leningrad, Lida ốm và học chậm hơn các bạn cùng lớp 1 năm. Bây giờ họ đã lên đại học, thế mà cô vẫn là học sinh phổ thông. Ở phòng bên, đồng hồ chậm rãi điểm 10h và đưa cô gái về với thực tại, cô ngổi thẳng dậy, uể oải vươn vai và cúi xuống bàn.
Bài tập lượng giác không khó lắm nhuưng để làm được phải lấy hết nghị lực xua đuổi những ý nghĩa bâng quơ và tập trung tư tưởng...
Hôm nay trong cuộc họp đã nói nhiều về vấn đề đó. Ý chí! Không hiểu cô có cái đó không? Cô có thể làm ngược lại với tâm trạng của mình không, ngược lại với ý muốn của mình không? Có thể không làm được không? Và nếu như cô không biết cách thì phải học vậy. Không thể để 1 lần nữa phải trải qua cái cảm giác khó chịu như hôm nay được. Lần đầu tiên Lida rơi vào tình trạng buồn cười như thế. Thực ra thì không phải mình cô như vậy. Acxenova Tania cũng không thể trả lời được là hàng ngày sau giờ học ở trường ra, cô không biết mất đi đâu ba bốn tiếng đồng hồ. Nhưng Tania đã nhìn sự việc 1 cách hài hước và cười xòa cũng các bạn, còn Lida thì lại thấy xấu hổ. Đó là 1 cảm giác khó chịu kinh khủng! Đứng trước cả lớp với vẻ mặt đần độn ngơ ngác như có lỗi và lặng thinh – còn cái gì đáng sợ hơn nữa? Nhưng khó chịu nhất là trong cuộc họp lại có cả thầy Constantin Sergheevich dự nữa.
Thực tế không biết cô đã làm gì sau 7h tối? Uống chè, không có lẽ cô ngồi uống nước chè cho đến 10h tối ư? Như vậy là việc mất đi đâu ba bốn tiếng đồng hồ vẫn là câu đố đối với cô.
Đối với nhiệm vụ của Đoàn thanh niên Komsomol giao cho, Larisa Trikhonova thực hiện nghiêm túc nhất. Cô ghi chép đầy đủ những gì cô đã làm sau khi về đến nhà cho đến lúc đi ngủ.
“Đến 4.30: Không làm gì cả. Từ 4.30 đến 5h: ăn cơm. Từ 5h đến 5.40: nói chuyện với bà. Từ 5h40 đến 6h thay quần áo dọn dẹp và rửa ráy mặt mũi. Từ 6h đến 7h30: có khách. Nói chuyện với khách. Từ 7h30 đến 8h: học bài. Từ 8h-9h40: nghe sân khấu truyền thanh trên đài. Từ 9h40 đến 10h30: học bài. Từ 10h30 đến 11h30: ăn tối và đi gọi điện hỏi về bài học. Từ 11h30 đến 12h40: học bài. Từ 12h40 đến 1h30: nằm xuống và thiếp đi”
Khi Tamara hỏi là Larisa đã nói chuyện những gì với bà từ 5h đén 5h40, cô trả lời 1 cách thành thật là đã nói về việc ai phải rửa bát sau khi ăn cơm. Cuộc họp đã vui vẻ chộp lấy sự giải trí bất ngờ và thế là bao nhiêu câu hỏi từ tứ phía dồn dập đến.Larisa tiếp tục trả lời các câu hỏi với khả năng có thể và các cô gái lại được dịp cười thoải mái. Catia không tài nào điều khiển được cuộc họp như vậy nếu không nhờ thầy Constantin Sergheevich can thiệp.
- Các em cười ai thế? Tự cười mình à?
Giọng nói quen thuộc đó đã lái cuộc họp sang hướng khác. Tất cả đều nhận thấy là họ đã cười chính bản thân họ. Bất cứ 1 cô gái nào đứng vào địa vị của Larisa đều không thể trả lời cho cô, vì vậy mà có thể nêu cô làm gương. Các cô đều thấy rõ là họ đã phí thời gian vào các việc không đâu, đã sống không theo 1 nền nếp nào cả, khi học bài thường bị các câu chuyện trong gia đình, việc tán gẫu với bạn bè và tiếp khách bất ngờ đến quấy rầy... Bây giờ thì ai cũng thấy rõ là không thể tiếp tục sống như thế được. Cần phải có thời gian biểu thật nghiêm ngặt. Cuộc họp đã xoay chiều thật lý thú. Tưởng là sự có mặt của thấy Constantin Sergheevich sẽ làm các em rụt rè không dám phát biểu tự nhiên, không ngờ cuộc họp lại xẩy ra hoàn toàn trái ngược. Tất cả các em đã phát biểu 1 cách tự do, thoải mái, không có sự trách móc nặng lời và những cuộc cãi lý vô ích về những chuyện không đâu...

Yến Lan bi bô...

Giữa ông Xergei Ivanovich Versinin và con gái đã từ lâu có quan hệ thân thiết như bạn bè. Việc Lida đến phòng làm việc của ông để thăm ông hàng ngày vào buổi chiều đã biến thành thói quen không thể thiếu được đối với cả 2 người. Bây giờ khi nghe thấy tiếng gõ cửa quen thuộc ông vội đặt tờ báo xuống và ngoảnh mặt ra phía cửa.
- Ba ơi, ba có bận không đây?
- Vào đi con, Lida vào đi con!
Ông Xergei Ivanovich nheo đôi mắt cận thị lại chăm chú nhìn con 1 cách lo lắng. “Con bé có vẻ xanh thế. Hay là nó ốm rồi?” – Ông nghĩ vậy và cầm tay con gái áp vào má. Cảm giác được sự ấm áp quen thuộc từ bàn tay đó, ông mới thấy yên tâm.
Lida rất yêu và kính trọng bố. Cô tin chắc rằng ông là người thông minh nhất, tế nhị nhất, có học thức rộng nhất và có văn hóa nhất trong số tất cả những người mà cô biết. Cứ mỗi chiều đến thăm bố, Lida chuẩn bị sẵn 1 câu hỏi nào đó dù là câu hỏi không đáng kể. Không biết tại sao cô cứ nghĩ chỉ đến thăm không thôi, không có cớ gì thì hơi bất tiện. Và ngay lúc này đây, cô đang trong tình trạng khó xử. Cô rất muốn tâm sự cùng bố. Noi chuyện với bố 1 cách cởi mở, như với 1 người bạn nhưng cô lại không biết bắt đầu bằng cách nào.
- Con đã làm xong bài chưa?
- Chưa ba ạ, còn 2 bài tập nữa.
- Năm nay con tha hồ vất vả nhé... không phải tự nhiên người ta cấp bằng tốt nghiệp lớp 10 cho đâu.
- Ba đừng dọa con nhé. Chúng nó còn làm khổ con vì cái “Lời hứa” đó. Nhất là Tamara, nó sẽ ra tay đấy. Nó được phân công kèm cặp con mà. Hôm nay ở lớp chúng con còn tranh luận với nhau “hạnh phúc ở đâu” nữa ba ạ. Theo ba thì người ta có thể tìm ra hạnh phúc ở đâu?
Ông Xergei Ivanovich chăm chú nhìn con gái để lựa lời trả lời con. Ông suy nghĩ 1 lúc rồi nói 1 cách tin tưởng:
- Lida, hạnh phúc chính ở trong lao động con ạ. Người ta rất vui sướng và hài lòng khi thấy công việc của mình đem lại lợi ích và niềm vui cho người khác.
Lida hơi thất vọng vì câu trả lời của bố, cô xoay sang chuyện khác.
- À ba ơi, ba cho con xem an – bom của ba với, con tìm thử xem có thầy Constantin Sergheevich không?
Cô gái không đợi bố trả lời, với lấy quyển an – bom lần lượt giở từng trang và đến bức ảnh thứ 4 cô mới tìm thấy người thầy của mình.
- Thầy đây rồi.
- Đâu? Đây à? Xem nào, xem thử là ai nào. Đây là cậu “Costia cao kều”. À, thế ra bây giờ cậu đang làm việc ở đây đấy.

Yến Lan bi bô...

- Thầy ở đây trông buồn cười quá ba ạ.
- Đúng rồi...đúng thế... là 1 chàng trai vụng về, lóng ngóng nhưng rất được việc, ba có thể nói là thông minh nữa!... Thấy chưa con Lida, trong đời cũng có những vòng quay thế đấy. Lúc đó ba đâu có nghĩ là chàng trai này sẽ dạy và giáo dục con gái mình?... Thật lý thú! Được đấy...ba sẽ rất vui mừng được gặp anh ta.
- Ba viết cho thầy mấy chữ đi.
Ông Xergei Ivanovich xoay chiếc ghế tựa quay về phía bàn, đeo kính vào, lấy ra tờ giấy, phong bì, suy nghĩ 1 lúc rồi viết thư mời thầy Constantin Sergheevich đến nhà chơi.
- Nói chung là...mời thầy giáo đến không có công việc gì liệu có tiện không? Ông Xergei Ivanovich hỏi và đưa chiếc phong bì cho con gái.
- Sao lại không tiện ạ?
- Ba cũng chẳng biết nữa, con gái ạ...Giáo viên là những người hay nguyên tắc lắm.
- Nhưng thầy lại là học trò của ba cơ mà...
- Trong chừng mực nào đó là như thế thật. Lida gượm nào...hôm nay con có vẻ khác thế nào ấy. Con có điều gì lo lắng phải không?
- Có môn lượng giác... Con đi làm bài đây!
Về phòng Lida lại ngồi vào học bài. Sau khi nói chuyện với bố cô cảm thấy nỗi buồn biến đâu mất và thay vào đó là 1 tâm trạng ngược lại – phấn chấn và hơi bực tức. Trong những phút thế này cô muốn đạp đổ 1 cái gì đó, hoặc nói những lời gay gắt, xúc phạm người khác, hoặc “cho ra 1 tiết mục nào đo”. Chán 1 nỗi là bố cô không hiểu tâm trạng của con gái. Cô đợi chờ ở ông những lời nói khác thường và cô muốn nói chuyện với ông về tình yêu.
Tình yêu – đó là 1 tình cảm lớn lao nhất. Tình yêu mãnh liệt hơn cái chết. Tình yêu cai quản cả thế giới. Và tự nhiên...ai cũng cho rằng “hạnh phúc chỉ tìm thấy trong lao động”.
Dĩ nhiên là bố cô giống như tất cả các nhà giáo dục khác, thường trốn tránh những câu chuyện đứng đắn. Vì đến nay bố vẫn cho cô còn bé dại...
Lida cười khẩy...
Còn bé dại! Đến chủ nhật này cô đã tròn 18 tuổi rồi! Các bạn sinh viên đã để mắt đến cô từ lâu. Những chàng trai mà cô có dịp làm quen, ban đầu ngượng ngùng đỏ mặt tía tai không biết nói gì với cô,liền sau đó đã vội cầu cạnh để đượclàm bạn với cô. Những bức thư, những chuông điện thoại liên hồi đã làm cho cô phát chán. Tuy trong bụng cô thấy thích sự theo đuổi đó nhưng bên ngoài cô luôn tỏ ra xa cách, lạnh lùng.
Lida mất mẹ từ hồi nhỏ. Có 1 bà họ hàng xa xa dạy nhạc cho Lida, theo lời đề nghị của cố cô, đã lĩnh trách nhiệm giáo dục con bé. Tuy bà sống trong gia đình đã lâu, nhưng dù cố gắng đến đâu bà cũng không thể thay thế mẹ đẻ cô được.
Nỗi buồn hôm nay không biết từ đâu đến đã lén lút xâm chiếm tâm hồn cô gái. Tự nhiên cô cảm thấy nghẹn ngào như muốn khóc.
“Mình làm sao thế này? Mình cần cái gì nhỉ? – Lida suy nghĩ – Thật sung sướng biết bao nếu chia sẻ được với 1 con người thông minhg, tế nhị và có thể tin cậy, nói hết cho họ những điều đã tích lại từ lâu trong lòng...”

Yến Lan bi bô...

20/11 em để cái này lên đây để đọc dần.

Rất tiếc, em chỉ tìm thấy bấy nhiêu. Lúc nào có tiếp, em sẽ đưa lên sau.

Hoặc ai đấy có phần sau thì ủng hộ em. Tnx.

Phi Long bi bô...

Cuốn này hay thật, xem lại vẫn thích.

Anh có bộ đầy đủ, cả sách in, cả file, nhưng toàn tiếng Nga, em đọc được không?

Yến Lan bi bô...

Em chịu, không biết tiếng đấy. Tiếc nhỉ... nhỉ... (???)

Phi Long bi bô...

... ... (???) - Dài lắm!

Ps: Để anh gửi file cho thằng Đim-ma, rồi em bảo nó, thử xem. :)

Đim-ma bi bô...

Khỏi gửi, em cũng có.

Anh đã tách phần còn lại thành 1001 mẩu rồi, Lan chịu khó qua nhà anh, anh kể dần cho nghe.

Cái văn hóa này nhân văn thật, bác Long nhỉ, bây giờ chẳng có.

Thôi, mọi người đọc tiếp, em lấy véc-pa cổ đến nhà bạn em đọc "Phải lấy người như anh" đây.

Nhật Linh bi bô...

Đọc bằng Gú-gờ translate có tệ quá không hả bác Phi Long?

Anonymous bi bô...

Gú-gờ sẽ dịch thế này:

GÌ HẠNH PHÚC?

Xem rustling lá trên các đường nhựa, Konstantin Semenovich nhàn nhã paced hình vuông.

"Tháng Mười đã bắt đầu để chuẩn bị. Tearing xuống màu vàng từ lá cây, ông liberally rắc lên đất của họ, cẩn thận che giấu các cỏ mùa đông. Do nhầm lẫn lá rơi xuống đường nhựa, và gió đẩy chúng trên đường phố, không biết làm thế nào để lắp đặt nơi "- tinh thần sáng tác nó.

Nó có thể viết nhiều về các cô gái: Aksenova, Smirnova, Ivanova, Alekseeva.

"Những ngày cuối cùng đứng trong một cây ăn mặc sang trọng. Một khi khác, thất vọng, và với lá rung đang rơi xuống. Thời gian qua chơi với gió. Ông flips họ, khâm phục ngắm nhìn những màu sắc tươi sáng, và sau đó chọn lên và kéo đi trên đường nhựa này. Sad rustling lá, đấu thầu chia tay với tinh nghịch-gió ".

Vì vậy, có thể viết Sharina, Erofeev, Kosinskaya. Vâng, làm thế nào để viết Kravchenko?

Tháng mười gió thổi giận dữ giả, quần áo. Những màu sắc tươi sáng của lá chỉ có thể đánh lừa các gullible. Lá không có gì khác: không có mặt trời, không có không khí, không có mưa. Họ không có compunction nản lòng với cây trung tính và nằm trên mặt đất. Lá chết. "

Trong trường Konstantin Semenovich đến nửa giờ trước khi bài học. Sau khi tăng trong lớp học của mình, ông tìm thấy ngay tại chỗ, nhưng Loginova, Aksenova và Tikhonova. Đối với bàn làm việc của giáo viên là Nina đỏ ửng Sharina và bằng cách nào đó thuyết phục khán giả. Khi một giáo viên, cô đã im lặng.

Anonymous bi bô...

Thằng Đim-ma sẽ dịch thế này:

Trong hạnh phúc nào?

Thấy khỏi những con mắt những chiếc lá làm tiếng sột soạt trên nhựa đường, Konstantin Semenovich một cách chầm chậm đã đi bộ trên quảng trường.

"Tháng mười đã bắt đầu sự dự bị. Làm gãy vỡ lá vàng từ những cái cây, cái đấy rộng rãi đã rải họ mặt đất, cẩn thận bao bọc trên mùa đông một bãi cỏ. Bởi những cái lá sai lầm đã rơi trên nhựa đường, và gió đã lái họ dọc theo đường phố, không biết cách để đặt vào chỗ ", - anh một cách tinh thần đã sáng tác.

Như vậy có thể viết nhiều trong số những cô gái: Aксенова, Cмирнова, Ivanova, Aлексеева.

"Những ngày trước đứng những cái cây trên một kiểu quần áo tráng lệ. Một ở đằng sau khác nữa những chiếc lá rách và cùng với rung động rơi xuống dưới. Lần cuối chơi cùng với chúng một cơn gió. Cái đấy lật nhào chúng, khâm phục một việc làm màu sắc sáng, sau đấy tỉa lên và lôi kéo ở một nơi nào đó trên nhựa đường. Bỏ lại một cách buồn rầu tiếng kêu xào xạc, nói tạm biệt cùng với cơn gió - kẻ bất lương".

Như vậy có thể viết Шарина, Yerofeev, Kosinsky. Còn... và như thế nào sẽ viết Kravchenko?

" Gió Tháng mười cùng với sự giận dữ đã phá vỡ sự ăn mặc sai. Việc làm màu sắc sáng sủa của những cái lá đã có thể lừa dối chỉ những người cả tin. Nó là cần thiết không có gì cho những cái lá: không mặt trời, hoặc không không khí, một cơn mưa. Họ không có một sự gián đoạn hối tiếc từ một cái cây và hờ hững nằm xuống trên quả đất. Những chiếc lá là chết ".

Konstantin Semenovich đã đến tới trường trong nửa giờ đồng hồ cho tới những bài giảng. Lên lớp, anh đã tìm được trên một chỗ của mọi thứ, không kể Логиновой, Аксеновой và Тихоновой. Ở đằng sau một cái bàn của giáo viên đã có đã làm đỏ Nina Sharina và trong một cái gì đó đã thuyết phục đã tập hợp. Tại chuyện xảy ra của giáo viên cô đã trở thành im lặng.

Anonymous bi bô...

Còn anh, một con người đẹp trai thông minh anh tuấn nhàn nhã chắp tay sau đít sẽ dịch thế này:

Bản chất của hạnh phúc?

Tiễn đưa bằng mắt những chiếc lá sột soạt trên mặt đường nhựa, Kônxtanchin Xêmionôvích thong thả bước đi trên quảng trường.

"Tháng mười đã bắt đầu. Bứt những chiếc lá vàng từ những cành cây, nó hào phóng gửi chúng cho đất, một cách chăm chút kéo mền đắp cho thảm cỏ trong mùa đông. Do sai lầm những chiếc lá đã rơi lên đường nhựa, và gió đã đuổi chúng theo đường phố, không biết, làm thế nào để xếp chúng vào chỗ", - anh đã sáng tác trong đầu.

Nhiều cô gái có thể viết như thế: Ácxenốpva, Xmiarờnốpva, Ivanốpna, Alếcxâyevna.

"Đây đã là những ngày cuối cùng cây cối diện những bộ đồ lộng lẫy. Những chiếc lá theo nhau rời cành và run run rơi xuống. Lần cuối gió chơi đùa với chúng. Nó lật chúng lên, ngưỡng mộ màu sắc rạng rỡ, rồi tóm lấy và tha lôi đi đâu đó trên mặt đường nhựa. Những chiếc lá xào xạc buồn rầu, vĩnh biệt tên gió xỏ lá".

Sarina, Erophêépva, Koxinxkaia có thể viết như thế. Thế còn, còn Kráptrenkô sẽ viết thế nào?

"Trận gió tháng mười tức giận lột bỏ những bộ quần áo lởm. Màu sắc sáng sủa của lá chỉ có thể lừa dối những người cả tin. Những chiếc lá chẳng cần gì cả sất: không mặt trời, không không khí, không mưa. Chúng không nuối tiếc rời khỏi cành cây và vô cảm nằm xuống trên mặt đất. Lá chết."

Kônxtanchin Xemiônnôvích đã đến trường sớm nửa giờ trước khi giờ học bắt đầu. Lên lớp của mình, anh thấy tất cả đều có mặt, trừ Lôginôva, Akxenôva và Chixonôva. Ở sau bàn giáo viên Nhina Sarina đang đứng mặt đỏ bừng và thuyết phục những người đã tụ tập một chuyện gì đấy. Thấy thày giáo xuất hiện cô gái im bặt.

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...