“Thưa ngài, xin hãy rủ lòng thương một người nghèo khổ. Tôi không có cả năm kopech để tìm chỗ ngủ qua đêm. Xin thề có Chúa! Tôi là một thầy giáo làng trong năm năm và bị mất việc làm vì những âm mưu của hội đồng khu vực. Tôi là nạn nhân của những bằng chứng giả. Tôi bị mất việc làm đã một năm nay”.
Ông luật sư Petersburg Skvortsov nhìn chiếc áo khoác màu xanh dương rách tả tơi của người đang nói, đôi mắt say sưa màu bùn đất, những nốt đỏ trên má y và có cảm giác đã nhìn thấy y trước đây.
“Và bây giờ người ta cho tôi một việc làm ở vùng Kaluga” người ăn mày nói tiếp “nhưng tôi không có tiền để đi tới đó. Xin hãy rộng lòng cứu giúp tôi! Tôi rất xấu hổ phải xin, nhưng... tôi bị hoàn cảnh bắt buộc.”
Skvortsov nhìn đôi giày của y, một chiếc có hình dáng chiếc giày bình thường, trong khi chiếc kia cao đến gần đầu gối như một chiếc ủng và sực nhớ ra.
“Này, ngày hôm kia tôi gặp anh ở đường Sadovoy” ông nói “ và lúc đó anh nói với tôi anh là một sinh viên bị đuổi chứ không phải là thầy giáo làng. Anh còn nhớ không?”
“Không, không thể được!” người ăn mày lẩm bẩm. “Tôi là thầy giáo làng, nếu ông muốn tôi có thể đưa giấy tờ cho ông xem.”
“Nói dối đủ rồi! Anh xưng mình là sinh viên và còn kể tôi nghe lý do bị đuổi nữa. Anh nhớ ra chưa?” Skvortsov đỏ bừng mặt vì giận và quay đi không nhìn người kia. “Thật đê tiện!” ông giận dữ quát “Đồ lừa đảo! Tôi sẽ giao anh cho cảnh sát, đồ chết tiệt! Anh nghèo đói, nhưng không có nghiã là anh được quyền nói dối trâng tráo như vậy!”
Người kia níu lấy quả đấm cửa và tuyệt vọng nhìn quanh phòng như chim bị sập bẫy. “Tôi... tôi không nói dối” anh ta lẩm bẩm “tôi có thể chứng minh bằng giấy tờ”.
“Ai tin anh được?” Skvortsov vẫn giận dữ nói tiếp “lợi dụng sự thương mến của mọi người với thầy giáo làng và sinh viên- thật thấp hèn, thật bỉ ổi, thật bẩn thỉu! Thật ghê tởm!”
Skvortsov càng lúc càng giận dữ hơn, ông mắng chửi người ăn mày không chút xót thương. Sự dối trá láo xược của con người rách rưới này đã làm ông căm ghét và phẫn nộ, là một sự xúc phạm đến những điều ông, Skvortsov, yêu thích và tự hào về chính mình: lòng tốt, một trái tim nhạy cảm, sự thông cảm với những người bất hạnh. Bằng những lời dối trá, bằng sự phản bội lại những điều đó, y đã làm ô uế lòng từ thiện ông thích ban cho người nghèo không chút nghi ngại. Lúc đầu người ăn mày còn thề thốt để tự bảo vệ, rồi y im lặng và xấu hổ cúi đầu.
“Thưa ông” y nói, tay đặt trên ngực,” quả thật tôi đã... nói dối! Tôi không phải là sinh viên cũng không là thầy giáo làng. Tôi đã bịa đặt ra tất cả! Trước đây tôi ở trong đội đồng ca Nga và đã bị đuổi việc vì tội uống rượu. Nhưng tôi có thể làm gì được? Vì Chúa, xin hãy tin tôi, tôi không thể sống nếu không nói dối. Khi tôi nói thật sẽ không ai cho tôi chút gì. Nếu nói thật người ta có thể chết vì đói rét khi không có nơi ngủ qua đêm! Ông nói rất đúng, tôi hiểu như vậy, nhưng... tôi phải làm gì?”
“Anh phải làm gì? Anh hỏi anh phải làm gì à?” Skvortsov vừa quát, vừa bước lại gần y. “Làm việc!... đó là điều anh phải làm! Anh phải làm việc!”
“Làm việc... tôi cũng biết như vậy, nhưng tôi biết kiếm việc làm ở đâu?”
“Vô lý. Anh còn trẻ, khỏe, có sức lực, anh có thể kiếm việc làm được ngay nếu muốn. Nhưng anh biết mình lười biếng, quen hưởng thụ, say sưa! Anh sặc mùi rượu Vodka như một quán rượu! Anh đã trở thành dối trá và hư hỏng đến tận xương tủy, chỉ biết xin xỏ và nói dối! Nếu anh chịu khó làm việc, anh có thể làm ở văn phòng, trong một dàn đồng ca Nga, hoặc người ghi điểm ở tiệm bida, ở đó anh sẽ có lương và không phải làm việc! Nhưng làm gì anh chịu lao động chân tay được? Tôi dám chắc anh sẽ không chịu làm người gác cửa hay thợ trong xí nghiệp. Anh quý phái quá mà!”
“Những điều ông nói, quả thật...” người ăn mày nói với nụ cười cay đắng “làm sao tôi kiếm được công việc lao động chân tay? Đi buôn bán thì đã trễ rồi, muốn buôn bán người ta phải bắt đầu từ khi còn nhỏ; không ai mướn tôi làm người gác cửa vì tôi không thuộc tầng lớp đó... Và tôi không thể làm việc trong xí nghiệp vì phải có tay nghề mà tôi lại không có”.
“Vô lý! Anh luôn luôn biện hộ! Anh có muốn chẻ củi không?”
“Tôi không từ chối, nhưng hiện giờ những người chẻ củi chuyên nghiệp cũng đang thất nghiệp.”
“Ồ, những người lười biếng lúc nào cũng nói vậy! Người ta đề nghị việc gì là anh từ chối liền. Anh có muốn chẻ củi cho tôi không?”
“Chắc chắn là có..."
“Tốt lắm, để xem... Tuyệt. Để rồi xem!” Skvortsov vội vã nói, hơi bị khích động và không phải không có một niềm vui thích ác ý, xoa tay, gọi bà đầu bếp đang ở trong bếp. “Này, Olga” ông bảo bà. “Hãy dẫn ông này vào nhà kho và giao cho ông ấy chẻ ít củi.”
Người ăn mày nhún vai như đang bối rối miễn cưỡng đi theo bà đầu bếp. Thái độ của y tỏ ra rằng y bằng lòng chẻ củi không phải vì đói và muốn kiếm tiền mà chỉ vì xấu hổ và tự hào vì phải giữ lời. Rõ ràng là y đang say rượu Vodka, y không khỏe và không hề muốn làm việc chút nào.
Skvortsov vội vàng đi vào phòng ăn. Từ cửa sổ nhìn ra sân ông có thể thấy nhà chứa củi và mọi chuyện trong sân. Ông đứng ở cửa sổ, nhìn bà bếp và người ăn mày đi lối sau vào sân, đạp lên lớp tuyết lẫn bùn tới nhà chứa củi. Olga giận dữ nhìn người đi bên bà từ đầu đến chân rồi dùng khuỷu tay đẩy bật chốt cửa kho chứa củi làm cánh cửa mở bung ra kêu đánh rầm.
“Có lẽ mình đã gọi khi bà ấy đang uống cà phê” Skvortsov nghĩ.“Trông bà ấy giận dữ quá!” Rồi ông thấy người thầy giáo làng và sinh viên giả hiệu ngồi xuồng một khúc củi lớn, tựa hai bên má đỏ ửng vào hai nắm tay, đăm chiêu suy nghĩ . Bà bếp quẳng chiếc rìu xuống kế chân y, giận dữ nhổ xuống đất và, theo cử động của đôi môi, ông đoán bà bắt đầu chửi rủa y.
Người ăn mày uể oải kéo một khúc củi lại, đặt nó đứng giữa hai chân và thận trọng đưa lưỡi rìu chẻ dọc nó. Khúc củi tách đôi và ngã xuống. Y kéo nó lại, thổi vào hai bàn tay lạnh cóng và lại thận trọng đưa lưỡi rìu chẻ dọc nó như sợ đụng vào đôi giày hay chặt mất mấy ngón tay. Khúc củi lại ngã xuống. Cơn giận của Skvortsov đã tan, ông cảm thấy ái ngại và xấu hổ vì đã bắt một người không quen làm việc, say rượu và có lẽ đang bệnh làm việc vất vả trong giá lạnh.
“Mặc kệ, cứ để y làm...” ông nghĩ trong khi đi sang phòng làm việc. “Mình làm như vậy để cho y được tốt!”
Một giờ sau Olga xuất hiện và báo là củi đã chẻ xong. “Đây, đưa cho y nửa rúp” Skvortsov nói. “Nếu y muốn, y có thể đến chẻ củi vào đầu mỗi tháng... sẽ luôn luôn có việc cho y làm.”
Vào ngày đầu tháng người ăn mày lại đến và kiếm được nửa rúp mặc dù y đứng không vững. Từ đó y đến thường xuyên và luôn luôn có việc làm: có lúc y gom tuyết thành đống, hay dọn nhà kho, có lúc y đập và giũ những tấm thảm, những tấm nệm. Mỗi lần như vậy y được nhận ba đến bốn kopech và có lần còn được cho một cái quần cũ. Khi dọn nhà, Skvortsov sai y đóng gói và khiêng đồ đạc, lúc này y tỉnh táo, buồn rầu và im lặng; hầu như không đụng vào đồ đạc, cúi đầu đi sau những chiếc xe chở đồ, không cần làm ra vẻ tất bật; y chỉ rung lên vì lạnh và rất bối rối khi bị người khác cười nhạo sự chậm chạp, yếu ớt và chiếc áo trước kia sang trọng giờ rách tả tơi.
Sau khi dọn nhà xong Skvortsov cho gọi y đến. “À, tôi thấy anh có làm theo lời tôi.” Ông nói và đưa y một rúp “Đây là tiền công của anh. Tôi thấy anh không còn say sưa và không phải không muốn làm việc. Tên anh là gì?”
“Lushkov”
“Tôi có thể tìm cho anh công việc tốt hơn và không quá vất vả. Anh có biết viết không?”
“Thưa ông, có”. “Vậy anh cầm giấy này, ngày mai đến gặp bạn đồng nghiệp của tôi và ông ấy sẽ cho anh làm việc giấy tờ... hãy làm việc, đừng uống rượu và nhớ những điều tôi dặn anh. Tạm biệt.”
Hài lòng vì đã đưa một người vào con đường ngay thẳng, Skvortsov vỗ nhẹ vai Lushkov và còn bắt tay anh ta trước khi chia tay. Lushkov nhận lá thư ra đi và từ đó không trở lại làm việc nữa. Hai năm trôi qua. Một ngày kia khi Skvortsov đang đứng mua vé trước quầy bán vé nhà hát, ông thấy một người đàn ông nhỏ bé mặc áo khoác cổ lông cừu và đội mũ da mèo cũ kỹ. Y rụt rè hỏi mua một vé loại rẻ tiền nhất và trả bằng tiền lẻ.
“Lushkov, phải anh đó không?” Skvortsov hỏi khi nhận ra người chẻ củi trước đây của ông. “Ồ, lúc này anh làm gì? Sống có ổn không?”
“Cũng khá... tôi đang làm ở văn phòng công chứng viên. Tôi kiếm được ba mươi lăm rúp”.
“Ồ, nhờ trời, như vậy là ngon lành quá rồi. Tôi mừng cho anh. Tôi thật tình rất vui, Lushkov. Anh biết không, ở một mức độ, anh là con đỡ đầu của tôi. Chính tôi đã đưa anh vào con đường ngay thẳng. Anh còn nhớ tôi đã chửi mắng anh thế nào không? Lúc đó anh gần như ở tận đáy. Ồ,cám ơn anh vì đã nhớ lời tôi, anh bạn thân mến ạ.”
“Tôi cũng phải cám ơn ông” Lushkov nói “Nếu tôi không gặp ông ngày hôm đó, có lẽ tôi vẫn còn tự coi mình là thầy giáo làng hay sinh viên. Vâng, trong ngôi nhà của ông tôi đã được cứu và thoát khỏi cái hố đó”.
“Tôi rất vui mừng.”
“Cám ơn ông về những lời nói và hành đông tử tế của ông. Những lời ông nói ngày đó rất tuyệt vời. Tôi biết ơn ông và bà bếp của ông. Xin Chúa phù hộ cho người phụ nữ có tấm lòng vàng đó. Những lời ông nói ngày đó rất tuyệt vời; dĩ nhiên là ngày nào còn sống là tôi còn chịu ơn ông, nhưng chính bà bếp của ông, Olga, mới là người cứu vớt tôi thật sự.”
“Như vậy nghĩa là sao?”
“Ồ, chuyện là như thế này. Trước đây tôi đến chẻ củi cho ông và bà ấy bắt đầu nói: “Ôi, anh chàng say rượu! Con người bị Chúa ruồng bỏ! Và anh còn chưa bị cái chết bắt đi!” rồi bà ngồi trước mặt tôi, nhìn mặt tôi và than khóc “Con người bất hạnh! Anh không có niềm vui nào trong thế giới này, còn trong kiếp sau anh sẽ bị thiêu trong địa ngục, con người say sưa đáng thương! Sinh vật buồn rầu khốn khổ!” bà cứ tiếp tục than van như vậy, ông biết không. Tôi không thể kể hết bao nhiêu lần bà ấy đau khổ và đã đổ bao nhiêu nước mắt vì tôi. Nhưng điều làm tôi xúc động nhất - bà đã chẻ củi cho tôi! Thưa ông, ông có biết không, tôi chưa bao giờ chẻ một khúc củi nào cho ông - bà đã làm lấy tất cả! Tôi không thể giải thích bà đã cứu tôi bằng cách nào, tại sao tôi thay đổi khi nhìn bà và bỏ rượu. Tôi chỉ biết là những lời bà nói và cách cư xử cao quý của bà đã làm tâm hồn tôi thay đổi và tôi sẽ không bao giờ quên. Nhưng đã đến giờ tôi phải đi, người ta sắp rung chuông báo hiệu mở màn”.
Lushkov cúi chào và đi đến khu khán giả hạng vé rẻ tiền.
An-tôn Páp-lô-vích Trê-khốp
Ông luật sư Petersburg Skvortsov nhìn chiếc áo khoác màu xanh dương rách tả tơi của người đang nói, đôi mắt say sưa màu bùn đất, những nốt đỏ trên má y và có cảm giác đã nhìn thấy y trước đây.
“Và bây giờ người ta cho tôi một việc làm ở vùng Kaluga” người ăn mày nói tiếp “nhưng tôi không có tiền để đi tới đó. Xin hãy rộng lòng cứu giúp tôi! Tôi rất xấu hổ phải xin, nhưng... tôi bị hoàn cảnh bắt buộc.”
Skvortsov nhìn đôi giày của y, một chiếc có hình dáng chiếc giày bình thường, trong khi chiếc kia cao đến gần đầu gối như một chiếc ủng và sực nhớ ra.
“Này, ngày hôm kia tôi gặp anh ở đường Sadovoy” ông nói “ và lúc đó anh nói với tôi anh là một sinh viên bị đuổi chứ không phải là thầy giáo làng. Anh còn nhớ không?”
“Không, không thể được!” người ăn mày lẩm bẩm. “Tôi là thầy giáo làng, nếu ông muốn tôi có thể đưa giấy tờ cho ông xem.”
“Nói dối đủ rồi! Anh xưng mình là sinh viên và còn kể tôi nghe lý do bị đuổi nữa. Anh nhớ ra chưa?” Skvortsov đỏ bừng mặt vì giận và quay đi không nhìn người kia. “Thật đê tiện!” ông giận dữ quát “Đồ lừa đảo! Tôi sẽ giao anh cho cảnh sát, đồ chết tiệt! Anh nghèo đói, nhưng không có nghiã là anh được quyền nói dối trâng tráo như vậy!”
Người kia níu lấy quả đấm cửa và tuyệt vọng nhìn quanh phòng như chim bị sập bẫy. “Tôi... tôi không nói dối” anh ta lẩm bẩm “tôi có thể chứng minh bằng giấy tờ”.
“Ai tin anh được?” Skvortsov vẫn giận dữ nói tiếp “lợi dụng sự thương mến của mọi người với thầy giáo làng và sinh viên- thật thấp hèn, thật bỉ ổi, thật bẩn thỉu! Thật ghê tởm!”
Skvortsov càng lúc càng giận dữ hơn, ông mắng chửi người ăn mày không chút xót thương. Sự dối trá láo xược của con người rách rưới này đã làm ông căm ghét và phẫn nộ, là một sự xúc phạm đến những điều ông, Skvortsov, yêu thích và tự hào về chính mình: lòng tốt, một trái tim nhạy cảm, sự thông cảm với những người bất hạnh. Bằng những lời dối trá, bằng sự phản bội lại những điều đó, y đã làm ô uế lòng từ thiện ông thích ban cho người nghèo không chút nghi ngại. Lúc đầu người ăn mày còn thề thốt để tự bảo vệ, rồi y im lặng và xấu hổ cúi đầu.
“Thưa ông” y nói, tay đặt trên ngực,” quả thật tôi đã... nói dối! Tôi không phải là sinh viên cũng không là thầy giáo làng. Tôi đã bịa đặt ra tất cả! Trước đây tôi ở trong đội đồng ca Nga và đã bị đuổi việc vì tội uống rượu. Nhưng tôi có thể làm gì được? Vì Chúa, xin hãy tin tôi, tôi không thể sống nếu không nói dối. Khi tôi nói thật sẽ không ai cho tôi chút gì. Nếu nói thật người ta có thể chết vì đói rét khi không có nơi ngủ qua đêm! Ông nói rất đúng, tôi hiểu như vậy, nhưng... tôi phải làm gì?”
“Anh phải làm gì? Anh hỏi anh phải làm gì à?” Skvortsov vừa quát, vừa bước lại gần y. “Làm việc!... đó là điều anh phải làm! Anh phải làm việc!”
“Làm việc... tôi cũng biết như vậy, nhưng tôi biết kiếm việc làm ở đâu?”
“Vô lý. Anh còn trẻ, khỏe, có sức lực, anh có thể kiếm việc làm được ngay nếu muốn. Nhưng anh biết mình lười biếng, quen hưởng thụ, say sưa! Anh sặc mùi rượu Vodka như một quán rượu! Anh đã trở thành dối trá và hư hỏng đến tận xương tủy, chỉ biết xin xỏ và nói dối! Nếu anh chịu khó làm việc, anh có thể làm ở văn phòng, trong một dàn đồng ca Nga, hoặc người ghi điểm ở tiệm bida, ở đó anh sẽ có lương và không phải làm việc! Nhưng làm gì anh chịu lao động chân tay được? Tôi dám chắc anh sẽ không chịu làm người gác cửa hay thợ trong xí nghiệp. Anh quý phái quá mà!”
“Những điều ông nói, quả thật...” người ăn mày nói với nụ cười cay đắng “làm sao tôi kiếm được công việc lao động chân tay? Đi buôn bán thì đã trễ rồi, muốn buôn bán người ta phải bắt đầu từ khi còn nhỏ; không ai mướn tôi làm người gác cửa vì tôi không thuộc tầng lớp đó... Và tôi không thể làm việc trong xí nghiệp vì phải có tay nghề mà tôi lại không có”.
“Vô lý! Anh luôn luôn biện hộ! Anh có muốn chẻ củi không?”
“Tôi không từ chối, nhưng hiện giờ những người chẻ củi chuyên nghiệp cũng đang thất nghiệp.”
“Ồ, những người lười biếng lúc nào cũng nói vậy! Người ta đề nghị việc gì là anh từ chối liền. Anh có muốn chẻ củi cho tôi không?”
“Chắc chắn là có..."
“Tốt lắm, để xem... Tuyệt. Để rồi xem!” Skvortsov vội vã nói, hơi bị khích động và không phải không có một niềm vui thích ác ý, xoa tay, gọi bà đầu bếp đang ở trong bếp. “Này, Olga” ông bảo bà. “Hãy dẫn ông này vào nhà kho và giao cho ông ấy chẻ ít củi.”
Người ăn mày nhún vai như đang bối rối miễn cưỡng đi theo bà đầu bếp. Thái độ của y tỏ ra rằng y bằng lòng chẻ củi không phải vì đói và muốn kiếm tiền mà chỉ vì xấu hổ và tự hào vì phải giữ lời. Rõ ràng là y đang say rượu Vodka, y không khỏe và không hề muốn làm việc chút nào.
Skvortsov vội vàng đi vào phòng ăn. Từ cửa sổ nhìn ra sân ông có thể thấy nhà chứa củi và mọi chuyện trong sân. Ông đứng ở cửa sổ, nhìn bà bếp và người ăn mày đi lối sau vào sân, đạp lên lớp tuyết lẫn bùn tới nhà chứa củi. Olga giận dữ nhìn người đi bên bà từ đầu đến chân rồi dùng khuỷu tay đẩy bật chốt cửa kho chứa củi làm cánh cửa mở bung ra kêu đánh rầm.
“Có lẽ mình đã gọi khi bà ấy đang uống cà phê” Skvortsov nghĩ.“Trông bà ấy giận dữ quá!” Rồi ông thấy người thầy giáo làng và sinh viên giả hiệu ngồi xuồng một khúc củi lớn, tựa hai bên má đỏ ửng vào hai nắm tay, đăm chiêu suy nghĩ . Bà bếp quẳng chiếc rìu xuống kế chân y, giận dữ nhổ xuống đất và, theo cử động của đôi môi, ông đoán bà bắt đầu chửi rủa y.
Người ăn mày uể oải kéo một khúc củi lại, đặt nó đứng giữa hai chân và thận trọng đưa lưỡi rìu chẻ dọc nó. Khúc củi tách đôi và ngã xuống. Y kéo nó lại, thổi vào hai bàn tay lạnh cóng và lại thận trọng đưa lưỡi rìu chẻ dọc nó như sợ đụng vào đôi giày hay chặt mất mấy ngón tay. Khúc củi lại ngã xuống. Cơn giận của Skvortsov đã tan, ông cảm thấy ái ngại và xấu hổ vì đã bắt một người không quen làm việc, say rượu và có lẽ đang bệnh làm việc vất vả trong giá lạnh.
“Mặc kệ, cứ để y làm...” ông nghĩ trong khi đi sang phòng làm việc. “Mình làm như vậy để cho y được tốt!”
Một giờ sau Olga xuất hiện và báo là củi đã chẻ xong. “Đây, đưa cho y nửa rúp” Skvortsov nói. “Nếu y muốn, y có thể đến chẻ củi vào đầu mỗi tháng... sẽ luôn luôn có việc cho y làm.”
Vào ngày đầu tháng người ăn mày lại đến và kiếm được nửa rúp mặc dù y đứng không vững. Từ đó y đến thường xuyên và luôn luôn có việc làm: có lúc y gom tuyết thành đống, hay dọn nhà kho, có lúc y đập và giũ những tấm thảm, những tấm nệm. Mỗi lần như vậy y được nhận ba đến bốn kopech và có lần còn được cho một cái quần cũ. Khi dọn nhà, Skvortsov sai y đóng gói và khiêng đồ đạc, lúc này y tỉnh táo, buồn rầu và im lặng; hầu như không đụng vào đồ đạc, cúi đầu đi sau những chiếc xe chở đồ, không cần làm ra vẻ tất bật; y chỉ rung lên vì lạnh và rất bối rối khi bị người khác cười nhạo sự chậm chạp, yếu ớt và chiếc áo trước kia sang trọng giờ rách tả tơi.
Sau khi dọn nhà xong Skvortsov cho gọi y đến. “À, tôi thấy anh có làm theo lời tôi.” Ông nói và đưa y một rúp “Đây là tiền công của anh. Tôi thấy anh không còn say sưa và không phải không muốn làm việc. Tên anh là gì?”
“Lushkov”
“Tôi có thể tìm cho anh công việc tốt hơn và không quá vất vả. Anh có biết viết không?”
“Thưa ông, có”. “Vậy anh cầm giấy này, ngày mai đến gặp bạn đồng nghiệp của tôi và ông ấy sẽ cho anh làm việc giấy tờ... hãy làm việc, đừng uống rượu và nhớ những điều tôi dặn anh. Tạm biệt.”
Hài lòng vì đã đưa một người vào con đường ngay thẳng, Skvortsov vỗ nhẹ vai Lushkov và còn bắt tay anh ta trước khi chia tay. Lushkov nhận lá thư ra đi và từ đó không trở lại làm việc nữa. Hai năm trôi qua. Một ngày kia khi Skvortsov đang đứng mua vé trước quầy bán vé nhà hát, ông thấy một người đàn ông nhỏ bé mặc áo khoác cổ lông cừu và đội mũ da mèo cũ kỹ. Y rụt rè hỏi mua một vé loại rẻ tiền nhất và trả bằng tiền lẻ.
“Lushkov, phải anh đó không?” Skvortsov hỏi khi nhận ra người chẻ củi trước đây của ông. “Ồ, lúc này anh làm gì? Sống có ổn không?”
“Cũng khá... tôi đang làm ở văn phòng công chứng viên. Tôi kiếm được ba mươi lăm rúp”.
“Ồ, nhờ trời, như vậy là ngon lành quá rồi. Tôi mừng cho anh. Tôi thật tình rất vui, Lushkov. Anh biết không, ở một mức độ, anh là con đỡ đầu của tôi. Chính tôi đã đưa anh vào con đường ngay thẳng. Anh còn nhớ tôi đã chửi mắng anh thế nào không? Lúc đó anh gần như ở tận đáy. Ồ,cám ơn anh vì đã nhớ lời tôi, anh bạn thân mến ạ.”
“Tôi cũng phải cám ơn ông” Lushkov nói “Nếu tôi không gặp ông ngày hôm đó, có lẽ tôi vẫn còn tự coi mình là thầy giáo làng hay sinh viên. Vâng, trong ngôi nhà của ông tôi đã được cứu và thoát khỏi cái hố đó”.
“Tôi rất vui mừng.”
“Cám ơn ông về những lời nói và hành đông tử tế của ông. Những lời ông nói ngày đó rất tuyệt vời. Tôi biết ơn ông và bà bếp của ông. Xin Chúa phù hộ cho người phụ nữ có tấm lòng vàng đó. Những lời ông nói ngày đó rất tuyệt vời; dĩ nhiên là ngày nào còn sống là tôi còn chịu ơn ông, nhưng chính bà bếp của ông, Olga, mới là người cứu vớt tôi thật sự.”
“Như vậy nghĩa là sao?”
“Ồ, chuyện là như thế này. Trước đây tôi đến chẻ củi cho ông và bà ấy bắt đầu nói: “Ôi, anh chàng say rượu! Con người bị Chúa ruồng bỏ! Và anh còn chưa bị cái chết bắt đi!” rồi bà ngồi trước mặt tôi, nhìn mặt tôi và than khóc “Con người bất hạnh! Anh không có niềm vui nào trong thế giới này, còn trong kiếp sau anh sẽ bị thiêu trong địa ngục, con người say sưa đáng thương! Sinh vật buồn rầu khốn khổ!” bà cứ tiếp tục than van như vậy, ông biết không. Tôi không thể kể hết bao nhiêu lần bà ấy đau khổ và đã đổ bao nhiêu nước mắt vì tôi. Nhưng điều làm tôi xúc động nhất - bà đã chẻ củi cho tôi! Thưa ông, ông có biết không, tôi chưa bao giờ chẻ một khúc củi nào cho ông - bà đã làm lấy tất cả! Tôi không thể giải thích bà đã cứu tôi bằng cách nào, tại sao tôi thay đổi khi nhìn bà và bỏ rượu. Tôi chỉ biết là những lời bà nói và cách cư xử cao quý của bà đã làm tâm hồn tôi thay đổi và tôi sẽ không bao giờ quên. Nhưng đã đến giờ tôi phải đi, người ta sắp rung chuông báo hiệu mở màn”.
Lushkov cúi chào và đi đến khu khán giả hạng vé rẻ tiền.
An-tôn Páp-lô-vích Trê-khốp
Đã có 10 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Антон Чехов
— Милостивый государь! Будьте добры, обратите внимание на несчастного, голодного человека. Три дня не ел... не имею пятака на ночлег... клянусь богом! Восемь лет служил сельским учителем и потерял место по интригам земства. Пал жертвою доноса. Вот уж год, как хожу без места.
Присяжный поверенный Скворцов поглядел на сизое, дырявое пальто просителя, на его мутные, пьяные глаза, красные пятна на щеках, и ему показалось, что он раньше уже видел где-то этого человека.
— Теперь мне предлагают место в Калужской губернии, — продолжал проситель, — но у меня нет средств, чтобы поехать туда. Помогите, сделайте милость! Стыдно просить, но... вынуждают обстоятельства.
Скворцов поглядел на калоши, из которых одна была глубокая, а другая мелкая, и вдруг вспомнил.
— Послушайте, третьего дня, кажется, я встретил вас на Садовой, — сказал он, — но тогда вы говорили мне, что вы не сельский учитель, а студент, которого исключили. Помните?
— Не... нет, не может быть! — пробормотал проситель, смущаясь. — Я сельский учитель и, ежели желаете, могу документы показать.
— Будет вам лгать! Вы называли себя студентом и даже рассказали мне, за что вас исключили. Помните?
Скворцов покраснел и с выражением гадливости на лице отошел от оборвыша.
— Это подло, милостивый государь! — крикнул он сердито. — Это мошенничество! Я вас в полицию отправлю, чёрт бы вас взял! Вы бедны, голодны, но это не дает вам права так нагло, бессовестно лгать!
Оборвыш взялся за ручку двери и растерянно, как пойманный вор, оглядел переднюю.
— Я... я не лгу-с... — пробормотал он. — Я могу документы показать.
— Кто вам поверит? — продолжал возмущаться Скворцов. — Эксплуатировать симпатии общества к сельским учителям и студентам — ведь это так низко, подло, грязно! Возмутительно!
Скворцов разошелся и самым безжалостным образом распек просителя. Своею наглою ложью оборвыш возбудил в нем гадливость и отвращение, оскорбил то, что он, Скворцов, так любил и ценил в себе самом: доброту, чувствительное сердце, сострадание к несчастным людям; своею ложью, покушением на милосердие «субъект» точно осквернил ту милостыню, которую он от чистого сердца любил подавать беднякам. Оборвыш сначала оправдывался, божился, но потом умолк и, пристыженный, поник головой.
— Что делать? Вы спрашиваете, что вам делать? — крикнул Скворцов, подходя к нему близко. — Работайте, вот что делать! Работать нужно!
— Работать... Я и сам это понимаю, но где же работы взять?
— Вздор! Вы молоды, здоровы, сильны и всегда найдете работу, была бы лишь охота. Но ведь вы ленивы, избалованы, пьяны! От вас, как из кабака, разит водкой! Вы изолгались и истрепались до мозга костей и способны только на попрошайничество и ложь! Если вы и соблаговолите когда-нибудь снизойти до работы, то подавай вам канцелярию, русский хор, маркерство, где бы вы ничего не делали и получали бы деньги! А не угодно ли вам заняться физическим трудом? Небось не пойдете в дворники или фабричные! Вы ведь с претензиями!
— Как вы рассуждаете, ей-богу... — проговорил проситель и горько усмехнулся. — Где же мне взять физического труда? В приказчики мне уже поздно, потому что в торговле с мальчиков начинать надо, в дворники никто меня не возьмет, потому что на меня тыкать нельзя... а на фабрику не примут, надо ремесло знать, а я ничего не знаю.
— Вздор! Вы всегда найдете оправдание! А не угодно ли вам дрова колоть?
— Я не отказываюсь, но нынче и настоящие дровоколы сидят без хлеба.
— Ну, все тунеядцы так рассуждают. Предложи вам, так откажетесь. Не хотите ли у меня поколоть дрова?
— Извольте, поколю...
— Хорошо, посмотрим... Отлично... Увидим!
Скворцов заторопился и, не без злорадства, потирая руки, вызвал из кухни кухарку.
— Вот, Ольга, — обратился он к ней, — поведи этого господина в сарай, и пусть он дрова поколет.
Скворцов поспешил в столовую. Там из окон, выходивших на двор, виден был дровяной сарай и всё, что происходило на дворе. Стоя у окна, Скворцов видел, как кухарка и оборвыш вышли черным ходом на двор и по грязному снегу направились к сараю. Ольга, сердито оглядывая своего спутника и тыча в стороны локтями, отперла сарай и со злобой хлопнула дверью.
«Вероятно, мы помешали бабе кофе пить, — подумал Скворцов. — Экое злое создание!»
Далее он видел, как лжеучитель и лжестудент уселся на колоду и, подперев кулаками свои красные щеки, о чем-то задумался. Баба швырнула к его ногам топор, со злобой плюнула и, судя по выражению губ, стала браниться. Оборвыш нерешительно потянул к себе одно полено, поставил его между ног и несмело тяпнул по нем топором. Полено закачалось и упало. Оборвыш потянул его к себе, подул на свои озябшие руки и опять тяпнул топором с такою осторожностью, как будто боялся хватить себя по калоше или обрубить пальцы. Полено опять упало.
Гнев Скворцова уже прошел, и ему стало немножко больно и стыдно за то, что он заставил человека избалованного, пьяного и, быть может, больного заниматься на холоде черной работой.
«Ну, ничего, пусть... — подумал он, идя из столовой в кабинет. — Это я для его же пользы».
Через час явилась Ольга и доложила, что дрова уже порублены.
— На, отдай ему полтинник, — сказал Скворцов. — Если он хочет, то пусть приходит колоть дрова каждое первое число... Работа всегда найдется.
Перебираясь на другую квартиру, Скворцов нанял его помогать при укладке и перевозке мебели. В этот раз оборвыш был трезв, угрюм и молчалив; он едва прикасался к мебели, ходил понуря голову за возами и даже не старался казаться деятельным, а только пожимался от холода и конфузился, когда извозчики смеялись над его праздностью, бессилием и рваным благородным пальто. После перевозки Скворцов велел позвать его к себе.
— Ну, я вижу, мои слова на вас подействовали, — сказал он, подавая ему рубль. — Вот вам за труды. Я вижу, вы трезвы и не прочь поработать. Как вас зовут?
— Лушков.
— Я, Лушков, могу теперь предложить вам другую работу, почище. Вы можете писать?
— Могу-с.
— Так вот с этим письмом вы завтра отправитесь к моему товарищу и получите от него переписку. Работайте, не пьянствуйте, не забывайте того, что я говорил вам. Прощайте!
Скворцов, довольный тем, что поставил человека на путь истины, ласково потрепал Лушкова по плечу и даже подал ему на прощанье руку. Лушков взял письмо, ушел и уж больше не приходил на двор за работой.
Прошло два года. Однажды, стоя у театральной кассы и расплачиваясь за билет, Скворцов увидел рядом с собой маленького человечка с барашковым воротником и в поношенной котиковой шапке. Человечек робко попросил у кассира билет на галерку и заплатил медными пятаками.
— Ничего... Служу теперь у нотариуса, получаю 35 рублей-с.
— Ну, и слава богу. И отлично! Радуюсь за вас. Очень, очень рад, Лушков! Ведь вы некоторым образом мой крестник. Ведь это я вас на настоящую дорогу толкнул. Помните, как я вас распекал, а? Чуть вы у меня тогда сквозь землю не провалились. Ну, спасибо, голубчик, что моих слов не забывали.
— Спасибо и вам, — сказал Лушков. — Не приди я к вам тогда, пожалуй, до сих пор назывался бы учителем или студентом. Да, у вас спасся, выскочил из ямы.
— Очень, очень рад.
— Спасибо за ваши добрые слова и за дела. Вы отлично тогда говорили. Я благодарен и вам, и вашей кухарке, дай бог здоровья этой доброй, благородной женщине. Вы отлично говорили тогда, я вам обязан, конечно, по гроб жизни, но спасла-то меня, собственно, ваша кухарка Ольга.
— Каким это образом?
— А таким образом. Бывало, придешь к вам дрова колоть, она и начнет: «Ах ты, пьяница! Окаянный ты человек! И нет на тебя погибели!» А потом сядет против, пригорюнится, глядит мне в лицо и плачется: «Несчастный ты человек! Нет тебе радости на этом свете, да и на том свете, пьяница, в аду гореть будешь! Горемычный ты!» И всё в таком роде, знаете. Сколько она себе крови испортила и слез пролила ради меня, я вам и сказать не могу. Но главное — вместо меня дрова колола! Ведь я, сударь, у вас ни одного полена не расколол, а всё она! Почему она меня спасла, почему я изменился, глядя на нее, и пить перестал, не могу вам объяснить. Знаю только, что от ее слов и благородных поступков в душе моей произошла перемена, она меня исправила, и никогда я этого не забуду. Одначе пора, уже звонок подают.
Лушков поклонился и отправился на галерку.
Anton Chekhov
"KIND sir, be so good as to notice a poor, hungry man. I have not tasted food for three days. I have not a five-kopeck piece for a night's lodging. I swear by God! For five years I was a village schoolmaster and lost my post through the intrigues of the Zemstvo. I was the victim of false witness. I have been out of a place for a year now."
Skvortsov, a Petersburg lawyer, looked at the speaker's tattered dark blue overcoat, at his muddy, drunken eyes, at the red patches on his cheeks, and it seemed to him that he had seen the man before.
"And now I am offered a post in the Kaluga province," the beggar continued, "but I have not the means for the journey there. Graciously help me! I am ashamed to ask, but . . . I am compelled by circumstances."
Skvortsov looked at his goloshes, of which one was shallow like a shoe, while the other came high up the leg like a boot, and suddenly remembered.
"Listen, the day before yesterday I met you in Sadovoy Street," he said, "and then you told me, not that you were a village schoolmaster, but that you were a student who had been expelled. Do you remember?"
"N-o. No, that cannot be so!" the beggar muttered in confusion. "I am a village schoolmaster, and if you wish it I can show you documents to prove it."
"That's enough lies! You called yourself a student, and even told me what you were expelled for. Do you remember?"
Skvortsov flushed, and with a look of disgust on his face turned away from the ragged figure.
"It's contemptible, sir!" he cried angrily. "It's a swindle! I'll hand you over to the police, damn you! You are poor and hungry, but that does not give you the right to lie so shamelessly!"
The ragged figure took hold of the door-handle and, like a bird in a snare, looked round the hall desperately.
"I . . . I am not lying," he muttered. "I can show documents."
Skvortsov flew into a rage and gave the beggar a merciless scolding. The ragged fellow's insolent lying aroused his disgust and aversion, was an offence against what he, Skvortsov, loved and prized in himself: kindliness, a feeling heart, sympathy for the unhappy. By his lying, by his treacherous assault upon compassion, the individual had, as it were, defiled the charity which he liked to give to the poor with no misgivings in his heart. The beggar at first defended himself, protested with oaths, then he sank into silence and hung his head, overcome with shame.
"Sir!" he said, laying his hand on his heart, "I really was . . . lying! I am not a student and not a village schoolmaster. All that's mere invention! I used to be in the Russian choir, and I was turned out of it for drunkenness. But what can I do? Believe me, in God's name, I can't get on without lying -- when I tell the truth no one will give me anything. With the truth one may die of hunger and freeze without a night's lodging! What you say is true, I understand that, but . . . what am I to do?"
"What are you to do? You ask what are you to do?" cried Skvortsov, going close up to him. "Work -- that's what you must do! You must work!"
"Work. . . . I know that myself, but where can I get work?"
"Nonsense. You are young, strong, and healthy, and could always find work if you wanted to. But you know you are lazy, pampered, drunken! You reek of vodka like a pothouse! You have become false and corrupt to the marrow of your bones and fit for nothing but begging and lying! If you do graciously condescend to take work, you must have a job in an office, in the Russian choir, or as a billiard-marker, where you will have a salary and have nothing to do! But how would you like to undertake manual labour? I'll be bound, you wouldn't be a house porter or a factory hand! You are too genteel for that!"
"Nonsense! You always find some justification! Wouldn't you like to chop wood?"
"I would not refuse to, but the regular woodchoppers are out of work now."
"Oh, all idlers argue like that! As soon as you are offered anything you refuse it. Would you care to chop wood for me?"
"Certainly I will. . ."
"Very good, we shall see. . . . Excellent. We'll see!" Skvortsov, in nervous haste; and not without malignant pleasure, rubbing his hands, summoned his cook from the kitchen.
"Here, Olga," he said to her, "take this gentleman to the shed and let him chop some wood."
The beggar shrugged his shoulders as though puzzled, and irresolutely followed the cook. It was evident from his demeanour that he had consented to go and chop wood, not because he was hungry and wanted to earn money, but simply from shame and amour propre, because he had been taken at his word. It was clear, too, that he was suffering from the effects of vodka, that he was unwell, and felt not the faintest inclination to work.
Skvortsov hurried into the dining-room. There from the window which looked out into the yard he could see the woodshed and everything that happened in the yard. Standing at the window, Skvortsov saw the cook and the beggar come by the back way into the yard and go through the muddy snow to the woodshed. Olga scrutinized her companion angrily, and jerking her elbow unlocked the woodshed and angrily banged the door open.
"Most likely we interrupted the woman drinking her coffee," thought Skvortsov. "What a cross creature she is! "
Then he saw the pseudo-schoolmaster and pseudo-student seat himself on a block of wood, and, leaning his red cheeks upon his fists, sink into thought. The cook flung an axe at his feet, spat angrily on the ground, and, judging by the expression of her lips, began abusing him. The beggar drew a log of wood towards him irresolutely, set it up between his feet, and diffidently drew the axe across it. The log toppled and fell over. The beggar drew it towards him, breathed on his frozen hands, and again drew the axe along it as cautiously as though he were afraid of its hitting his golosh or chopping off his fingers. The log fell over again.
"Never mind, let him go on . . ." he thought, going from the dining-room into his study. "I am doing it for his good!"
An hour later Olga appeared and announced that the wood had been chopped up.
"Here, give him half a rouble," said Skvortsov. "If he likes, let him come and chop wood on the first of every month. . . . There will always be work for him."
On the first of the month the beggar turned up and again earned half a rouble, though he could hardly stand. From that time forward he took to turning up frequently, and work was always found for him: sometimes he would sweep the snow into heaps, or clear up the shed, at another he used to beat the rugs and the mattresses. He always received thirty to forty kopecks for his work, and on one occasion an old pair of trousers was sent out to him.
When he moved, Skvortsov engaged him to assist in packing and moving the furniture. On this occasion the beggar was sober, gloomy, and silent; he scarcely touched the furniture, walked with hanging head behind the furniture vans, and did not even try to appear busy; he merely shivered with the cold, and was overcome with confusion when the men with the vans laughed at his idleness, feebleness, and ragged coat that had once been a gentleman's. After the removal Skvortsov sent for him.
"Well, I see my words have had an effect upon you," he said, giving him a rouble. "This is for your work. I see that you are sober and not disinclined to work. What is your name?"
"Lushkov."
"I can offer you better work, not so rough, Lushkov. Can you write?"
"Yes, sir."
"Then go with this note to-morrow to my colleague and he will give you some copying to do. Work, don't drink, and don't forget what I said to you. Good-bye."
Skvortsov, pleased that he had put a man in the path of rectitude, patted Lushkov genially on the shoulder, and even shook hands with him at parting.
Lushkov took the letter, departed, and from that time forward did not come to the back-yard for work.
Two years passed. One day as Skvortsov was standing at the ticket-office of a theatre, paying for his ticket, he saw beside him a little man with a lambskin collar and a shabby cat's-skin cap. The man timidly asked the clerk for a gallery ticket and paid for it with kopecks.
"Lushkov, is it you?" asked Skvortsov, recognizing in the little man his former woodchopper. "Well, what are you doing? Are you getting on all right?"
"Pretty well. . . . I am in a notary's office now. I earn thirty-five roubles."
"Thank you too," said Lushkov. "If I had not come to you that day, maybe I should be calling myself a schoolmaster or a student still. Yes, in your house I was saved, and climbed out of the pit."
"I am very, very glad."
"Thank you for your kind words and deeds. What you said that day was excellent. I am grateful to you and to your cook, God bless that kind, noble-hearted woman. What you said that day was excellent; I am indebted to you as long as I live, of course, but it was your cook, Olga, who really saved me."
"How was that?"
"Why, it was like this. I used to come to you to chop wood and she would begin: 'Ah, you drunkard! You God-forsaken man! And yet death does not take you!' and then she would sit opposite me, lamenting, looking into my face and wailing: 'You unlucky fellow! You have no gladness in this world, and in the next you will burn in hell, poor drunkard! You poor sorrowful creature!' and she always went on in that style, you know. How often she upset herself, and how many tears she shed over me I can't tell you. But what affected me most -- she chopped the wood for me! Do you know, sir, I never chopped a single log for you -- she did it all! How it was she saved me, how it was I changed, looking at her, and gave up drinking, I can't explain. I only know that what she said and the noble way she behaved brought about a change in my soul, and I shall never forget it. It's time to go up, though, they are just going to ring the bell."
Lushkov bowed and went off to the gallery.
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...