* Cách sử dụng Chỉ dẫn
---------------------------------------
Mỗi ngụy biện được mô tả theo định dạng duới đây:
Tên: Đây là cái tên của ngụy biện được chấp nhận chung.
Định nghĩa: Ngụy biện được định nghĩa.
Ví dụ: Những ví dụ về ngụy biện được đưa ra.
Chứng minh: Những bước cần có để chứng minh rằng ngụy biện bị phạm vào.
Các ngụy biện được xếp nhóm thành từng loại gồm bốn đến sáu ngụy biện cho mỗi loại. Sự xếp nhóm này khá tạm thời và chỉ dành cho lợi ích tiện dụng.
Tìm hiểu các Ngụy biện
Cách tốt nhất để tìm hiểu các ngụy biện chỉ đơn giản là khởi sự ngay từ trang đầu tiên và bắt đầu đọc chúng. Sau khi đọc mỗi trang, hãy nhấn vào nút “tới”. Bổ sung cho định nghĩa của chính các ngụy biện, bạn sẽ có thể đọc thông tin nền, ví dụ, và thảo luận về các ngụy biện khác nhau.
Sau khi bạn cảm thấy mình đã nắm vững định nghĩa của một ngụy biện, hãy kiểm tra tri thức của bạn bằng cách tìm lấy một ví dụ và trình nó lên địa chỉ này. Mọi sự đệ trình được xem xét, và nếu ví dụ của bạn tốt, nó sẽ được thêm vào danh mục các ví dụ cho ngụy biện riêng biệt đó.
Sau cùng, hãy tham gia vào các thảo luận. Có một đề mục thảo luận cho mỗi ngụy biện cũng như nhiều phạm vi thảo luận rộng hơn (Nếu bạn không thích lựa chọn, hãy bắt đầu một đề mục thảo luận của riêng mình).
Sử dụng Tri thức của bạn
Trong cuộc sống hàng ngày của mình, bạn sẽ bắt gặp nhiều ví dụ của lý luận ngụy biện. Và nó là vui – và đôi khi còn hữu ích – như khi chỉ ra một lập luận và nói, “Á à, lập luận này phạm vào ngụy biện Song đề giả.”
Nó có lẽ là vui, nhưng nó không thật hữu ích. Nó cũng không thật thấu suốt.
Tên của các ngụy biện là chỉ dành cho mục đích nhận dạng. Chúng không được giả định là được quăng ra như các vũ khí tranh luận. Nó là không đủ để phát ngôn rằng một đối thủ đã phạm vào một ngụy biện như thế lọ thế chai. Và nó không thật tao nhã.
Cái Chỉ dẫn này có ý giúp bạn trong tư duy của riêng bạn, chứ không giúp bạn phá đổ lập luận của ai khác. Khi bạn đang tạo lập các ý tưởng và niềm tin của riêng mình, hãy đánh giá chúng trong ánh sáng của các ngụy biện được mô tả tại đây.
Khi đánh giá các ý tưởng và lập luận được đề xuất tới bạn bởi người khác, hãy ghi tâm rằng bạn cần phải chứng minh lý luận của người ta là ngụy biện. Cái đó là lý do vì sao có một mục “chứng minh” trong sự mô tả mỗi ngụy biện. Mục “chứng minh” có ý định mang đến cho bạn một cơ chế chỉ ra rằng lý luận là sai. Áp dụng phương pháp được mô tả trong mục chứng minh” vào hành lang tranh luận. Xây dựng lập luận của riêng bạn. Dùng lập luận đấy - không phải tên của ngụy biện - để phản hồi.
Logic và Chân lý
Cuối cùng - một quan điểm về logic và chân lý.
Ý tưởng về logic là sự bảo tồn chân lý. Cái đó có nghĩa rằng nếu như bạn bắt đầu với các niềm tin đúng, lý luận của bạn sẽ không dẫn bạn tới các kết luận sai.
Nhưng logic không phát sinh các niềm tin đúng. Không có cách dễ dàng nào để làm điều đó.
Hầu hết người ta dùng những bằng cớ cảm giác của họ để phát sinh các niềm tin đúng. Họ thấy rằng những quả táo mọc trên cây, rằng vài quả chuối màu vàng, v.v…
Với nhiều chân lý khác, chúng ta phải dựa vào đức tin. Như Chúa tồn tại, như lẽ phải tốt hơn lẽ trái, như chân lý là một đức tính: Đấy là các niềm tin mà không thể được xác nhận bởi cảm giác, và theo lẽ đó mà phản ánh một thế giới quan nhất định.
Khi gặp mâu thuẫn giữa các nguyên tắc cơ bản như thế, logic thất bại. Nó không thể chỉ ra rằng một thế giới quan là phải lẽ và thứ khác là trái lẽ. Nếu một người tin vào Chúa, chẳng hạn, logic hầu như không thay đổi được tâm trí người đó, bởi niềm tin đó chính yếu được dựa trên đức tin.
Và hãy nhớ là - hầu hết người ta có các lý lẽ phi logic để tin tưởng những thứ họ làm. Họ có lẽ có các quan điểm chính trị bởi bố mẹ họ đã có chúng, họ có lẽ có cái nhìn nặng tính chất công việc bởi họ e sợ bị sa thải, họ có lẽ nghĩ một bộ phim là tốt bởi tất cả bạn bè họ nghĩ thế.
---------------------------------------
Mỗi ngụy biện được mô tả theo định dạng duới đây:
Tên: Đây là cái tên của ngụy biện được chấp nhận chung.
Định nghĩa: Ngụy biện được định nghĩa.
Ví dụ: Những ví dụ về ngụy biện được đưa ra.
Chứng minh: Những bước cần có để chứng minh rằng ngụy biện bị phạm vào.
Các ngụy biện được xếp nhóm thành từng loại gồm bốn đến sáu ngụy biện cho mỗi loại. Sự xếp nhóm này khá tạm thời và chỉ dành cho lợi ích tiện dụng.
Tìm hiểu các Ngụy biện
Cách tốt nhất để tìm hiểu các ngụy biện chỉ đơn giản là khởi sự ngay từ trang đầu tiên và bắt đầu đọc chúng. Sau khi đọc mỗi trang, hãy nhấn vào nút “tới”. Bổ sung cho định nghĩa của chính các ngụy biện, bạn sẽ có thể đọc thông tin nền, ví dụ, và thảo luận về các ngụy biện khác nhau.
Sau khi bạn cảm thấy mình đã nắm vững định nghĩa của một ngụy biện, hãy kiểm tra tri thức của bạn bằng cách tìm lấy một ví dụ và trình nó lên địa chỉ này. Mọi sự đệ trình được xem xét, và nếu ví dụ của bạn tốt, nó sẽ được thêm vào danh mục các ví dụ cho ngụy biện riêng biệt đó.
Sau cùng, hãy tham gia vào các thảo luận. Có một đề mục thảo luận cho mỗi ngụy biện cũng như nhiều phạm vi thảo luận rộng hơn (Nếu bạn không thích lựa chọn, hãy bắt đầu một đề mục thảo luận của riêng mình).
Sử dụng Tri thức của bạn
Trong cuộc sống hàng ngày của mình, bạn sẽ bắt gặp nhiều ví dụ của lý luận ngụy biện. Và nó là vui – và đôi khi còn hữu ích – như khi chỉ ra một lập luận và nói, “Á à, lập luận này phạm vào ngụy biện Song đề giả.”
Nó có lẽ là vui, nhưng nó không thật hữu ích. Nó cũng không thật thấu suốt.
Tên của các ngụy biện là chỉ dành cho mục đích nhận dạng. Chúng không được giả định là được quăng ra như các vũ khí tranh luận. Nó là không đủ để phát ngôn rằng một đối thủ đã phạm vào một ngụy biện như thế lọ thế chai. Và nó không thật tao nhã.
Cái Chỉ dẫn này có ý giúp bạn trong tư duy của riêng bạn, chứ không giúp bạn phá đổ lập luận của ai khác. Khi bạn đang tạo lập các ý tưởng và niềm tin của riêng mình, hãy đánh giá chúng trong ánh sáng của các ngụy biện được mô tả tại đây.
Khi đánh giá các ý tưởng và lập luận được đề xuất tới bạn bởi người khác, hãy ghi tâm rằng bạn cần phải chứng minh lý luận của người ta là ngụy biện. Cái đó là lý do vì sao có một mục “chứng minh” trong sự mô tả mỗi ngụy biện. Mục “chứng minh” có ý định mang đến cho bạn một cơ chế chỉ ra rằng lý luận là sai. Áp dụng phương pháp được mô tả trong mục chứng minh” vào hành lang tranh luận. Xây dựng lập luận của riêng bạn. Dùng lập luận đấy - không phải tên của ngụy biện - để phản hồi.
Logic và Chân lý
Cuối cùng - một quan điểm về logic và chân lý.
Ý tưởng về logic là sự bảo tồn chân lý. Cái đó có nghĩa rằng nếu như bạn bắt đầu với các niềm tin đúng, lý luận của bạn sẽ không dẫn bạn tới các kết luận sai.
Nhưng logic không phát sinh các niềm tin đúng. Không có cách dễ dàng nào để làm điều đó.
Hầu hết người ta dùng những bằng cớ cảm giác của họ để phát sinh các niềm tin đúng. Họ thấy rằng những quả táo mọc trên cây, rằng vài quả chuối màu vàng, v.v…
Với nhiều chân lý khác, chúng ta phải dựa vào đức tin. Như Chúa tồn tại, như lẽ phải tốt hơn lẽ trái, như chân lý là một đức tính: Đấy là các niềm tin mà không thể được xác nhận bởi cảm giác, và theo lẽ đó mà phản ánh một thế giới quan nhất định.
Khi gặp mâu thuẫn giữa các nguyên tắc cơ bản như thế, logic thất bại. Nó không thể chỉ ra rằng một thế giới quan là phải lẽ và thứ khác là trái lẽ. Nếu một người tin vào Chúa, chẳng hạn, logic hầu như không thay đổi được tâm trí người đó, bởi niềm tin đó chính yếu được dựa trên đức tin.
Và hãy nhớ là - hầu hết người ta có các lý lẽ phi logic để tin tưởng những thứ họ làm. Họ có lẽ có các quan điểm chính trị bởi bố mẹ họ đã có chúng, họ có lẽ có cái nhìn nặng tính chất công việc bởi họ e sợ bị sa thải, họ có lẽ nghĩ một bộ phim là tốt bởi tất cả bạn bè họ nghĩ thế.
Các cái đấy cũng xem như các thành phần trong thế giới quan của một người. Không có lý do để bạn giữ các niềm tin đấy, bởi bạn không lệ thuộc vào cùng các yếu tố phi logic đấy. Nhưng bạn nên biết rằng chỉ lý lẽ không thôi sẽ không đủ khiến người ta thay đổi tâm trí của mình.
Do đó hãy lý luận cùng với sự thận trọng, và nếu như bạn thật sự muốn thuyết phục ai tin vào điều gì đó, hãy nhớ rằng lòng trắc ẩn, tính chân thành và sự tế nhị cũng quan trọng như là logic.
Chúc bạn yêu thích cái Chỉ dẫn này.
Đã có 23 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Anh ấy cười cười, cũng không rõ lắm là bẽn lẽn, là vui thế thôi, hay là giễu cợt, là khinh miệt nữa, loại người đấy, mình cũng chả hiểu hết được, rồi bảo: "Có cái c.c gì, mỗi phép cộng, với phép trừ."
Cái bài trên anh thấy hơi lan man theo kiểu zai khối xa-hoi.
"Nhưng bạn nên biết rằng chỉ lý lẽ không thôi sẽ không đủ khiến người ta thay đổi tâm trí của mình.
Do đó hãy lý luận cùng với sự thận trọng, và nếu như bạn thật sự muốn thuyết phục ai tin vào điều gì đó, hãy nhớ rằng lòng trắc ẩn, tính chân thành và sự tế nhị cũng quan trọng như là logic."
Dùng cách này cách kia để rồi cuối cùng thuyết phục được một đứa dốt đến mức không có khả năng hiểu lý lẽ, thì để làm gì? =))
Em thấy cái lập luận, tạm gọi thế, của bác Đào mong manh quá, cảm tưởng như em ho phát là nó bay về nơi xa lắm.
Thứ nhất, không có giả định là cái người mình muốn thuyết phục là không có khả năng hiểu lý lẽ. Khả năng thông hiểu lý lẽ của mỗi người có mức độ. Mức độ còn ít mà được chỉ dẫn đúng cách thì sẽ tăng đến mức độ nhiều. Cứ nhiều dần về lượng sẽ dẫn tới biến đổi về chất. Logic là thế, Mác xít là thế.
Thứ hai, thuyết phục người ta nhận ra điều gì đấy là sai không có nghĩa sẽ thuyết phục họ hành động một cách đúng đắn. Bởi nhiều người hay hành động theo cảm tính, họ để cảm tính lấn át lý trí, chứ không phải họ không hề hiểu lý lẽ, không biết hành vi của mình là sai trái. Khổng Khâu, anh em, có nói "Tri chi giả bất như hiếu chi giả, hiếu chi giả bất như lạc chi giả", tức là "Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học." Các bạn vietnam em cũng có câu "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói gái mau cởi... lòng." Những cái "thích", "vui say" hay cởi tụt đấy được khơi gợi lên thế đ' nào nếu chỉ bằng lý lẽ, bằng logic không thôi? Do đó, em thấy phải kể đến những góc độ tâm sinh lý khác nữa.
Nhưng như bác em, không phải gái cũng không phải trẻ nhỏ, thì em sẽ chỉ nói chuyện bằng lý lẽ không thôi, chứ không có sắc màu yêu thương nhân ái hay tâm sinh lý nào ở đây hết. (.)(.)
"Thì để làm gì?" - Hỏi triết quá nhỉ, Đào nhỉ?
@Chim Xanh: Về chuyện "Dạy - Học" em thấy có điểm gì khác nhau lớn nhất giữa một người Việt điển hình (bây giờ) và một người châu Âu điển hình không?
Còn em trả lời thế thì chắc không chuẩn.
Tại vì anh đoán là tĩnh thì anh em mình nói giống nhau, nhưng động thì chắc là ngược nhau (neither 66 nor 99).
Ý em chắc là: "Tây học đi đôi với hành còn viet-nam thì không."
Còn ý anh là: "Viet-nam máu học đi đôi với hành quá còn tây thì không."
Thực chất, thày anh, viện sĩ hàn lâm, giáo sư đầu ngành (tầm thế giới í), bảo bọn anh: "Xã hội trả tiền cho thày là để thày nghiên cứu khoa học và truyền đạt lại kiến thức của thày cho các anh (lớp anh gái thi vào trượt hết). Chừng nào xã hội còn thấy kiến thức của thày có giá trị, thì thày còn được trả tiền. Còn việc các anh sau này có sử dụng kiến thức của thày dạy hay không, sử dụng kiến thức của thày dạy như thế nào, đấy không phải việc của thày."
Còn ở viet-nam bây giờ, anh thấy các giáo sư đại học của chúng ta, không hiểu bị ai xui, đang ra sức biến trường đại học thành trường dạy nghề.
Ps: Vậy là vẫn còn câu hỏi "điểm gì khác nhau lớn nhất".
"Đ' có tiền là gốc rễ của mọi tội lỗi." - Phi Long gọi bằng cụ
Trường đại học ở viet-nam là "đại học" theo định nghĩa riêng của viet-nam âm thầm với nhau thôi, chứ có trường đ' nào được quốc tế công nhận đâu.
Cho nên người tốt nghiệp ở đấy ra tất nhiên cũng không có trình độ đại học, mà thành một dạng quái nhân bị dạy dỗ bóp méo thế nào đấy theo một kiểu dai-hoc-viet-nam riêng.
Tốt nhất là nếu không dạy được thì giải tán mẹ hết đại học đi, cùng lắm chắt lọc giữ lại vài trường thôi, cho bọn giáo không xứng làm giáo còn lại đi săn bắt hái lượm. Còn kinh phí nuôi bọn đấy hàng năm, quy về số lượng xuất học bổng ở tây (không cần xịn lắm). Cắt ngọn học sinh tốt nghiệp phổ thông theo số lượng ấy, rồi cho sang tây học.
Đấy là cách duy nhất khả thi bây giờ để viet-nam có thêm những người có trình độ đại học (on a large scale).
Ti nhiên, từ cái đấy mà dẫn tới những khác biệt như thế nào thì em chưa nói cho rõ ràng và phân minh được.
Hồi còn ở ĐH, em vẫn quý nhất thầy dạy Toán cao cấp bởi thầy có nhiều lời khuyên em thấy là bổ ích. Thầy là thầy đầu tiên và hiếm hoi hay khuyên sv lên thư viện trường và thư viện quốc gia để đọc sách. Thầy biết chơi pi-a-nô, còn vẽ nhái cả một bức hoạ Mô-na-li-sa treo ở trong phòng khách. Thầy còn có cô con gái rất xinh đang học cấp II... Em xin lỗi là hơi lan man lạc đề chút! =))
Mục đích của trường đại học là đào tạo ra người có trình độ đại học, chứ không phải để có chỗ ngồi học.
Mục đích của đào tạo là nâng cao kiến thức chứ không phải để tính thời gian được đào tạo.
Khả năng làm được đến đâu, thì nên để đến đấy thôi.
Thực ra chuyện dạy-học nó là một quan hệ tương tác hai chiều. Giáo dục xuống cấp cũng không thể hoàn toàn đổ lỗi cho người dạy được. Bản thân người học ở viet-nam cũng có lỗi.
Người học ở viet-nam cũng thiếu sự tôn trọng chính bản thân mình. Biết là nó dạy toàn cái vớ vẩn, mà vẫn cứ tranh nhau vào học.
Thế thì việc gì nó phải cố?
PS: Con gái thày giáo giờ bi tuổi rồi, chân dài không?
Khác lớn nhất là tây khôn viet-nam ngu.
Thực ra ấy mà, Linh ạ, mấy lão mà có một số thứ khá khá, chính ra, lại hay có biểu hiện hâm, ở một số bối cảnh phi chuyên môn khác.
Số người mà thực sự đẹp trai thông minh anh tuấn nhàn nhã chắp tay sau đít hiểu rộng biết nhiều toàn diện đa lĩnh vực thực ra không nhiều, nếu không muốn nói là rất ít, nếu không muốn nói là chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Bố của gái thì bẩu gái đã cao bằng mình, còn em thấy bố của gái cao chừng 1m7. Vietnam thế là chân dài phết!
Nhưng em chỉ được cho xem ảnh thôi. Em gái đang học bên Pháp. Không biết bên đấy thế nào, chứ bên vietnam là còn chưa đủ tuổi... đấy! =)
PS: Anh phải đi "hậu giáng sinh" đây, cô có thương thì gửi ảnh con giáo sư cho anh, để anh photoshop lùa thêm cái chổi vào, in A0 ra rồi treo lên tường, để chuẩn bị dần Halloween sang năm. Thanks in advance.
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...