Đi ngược theo hữu ngạn dòng suối nhỏ lên đến chỗ này thì gặp một khoảng trống bằng phẳng tương đối rộng. Trên bờ thì thế, còn dòng suối thì như bị chấm dứt ở đây, hay nói chính xác hơn, nó bị đứt. “Suối đứt”, giống như là một nghịch lý. Nhưng đúng là nó đứt thật. Từ phía ngược dòng, suối đổ về đây từ phía bên tay trái, quá chỗ này ngược lên một quãng là đúng chỗ gấp khúc; thực ra từ chỗ gấp khúc, dòng suối tương đối dốc xuống đây, nhưng chưa dốc đủ để có thể gọi là thác.
Tôi mở ngoặc một chút ở đây: lúc tôi mới viết câu chuyện dài “Thiên tượng”, tôi vẫn quen dùng những câu rất dài, và chỉ ngắt trong câu bằng những dấu phẩy; chính dao_hoa_daochu đã chát với tôi một phiên rất dài, sử dụng rất nhiều lý lẽ cũng như ví dụ, nhiều nhất là của Giyn Véc-nơ, và đã thuyết phục được tôi về cách dùng dấu chấm phẩy, như tôi đang dùng ở đây. Ngoài lề, thì y còn rất phản đối việc dùng dấu ngoặc đơn khi viết văn. Tôi cũng ít dùng dấu này, nên cũng chưa tranh luận kỹ, nhưng sơ bộ thì ý kiến của y là: “Có ngoặc đơn trông nó đ’.. giống câu văn.”
Trở lại với dòng suối, lẽ ra thì nó dốc dần xuống, nhưng ở khoảng giữa đoạn dốc tính từ chỗ tôi đang đứng, hơi quá về phía trên một chút, ở chỗ lòng suối rộng nhất, người ta đã đắp một cái đập đá dựng lên chắn ngang; cho nên nước dồn về chỗ ấy thành một cái hồ nhỏ, và khi đã dồn đầy hồ, thì nó són từ trên cao xuống. Người ta đã cố tình làm đứt dòng suối, chắc muốn tìm cách thỏa mãn cảm giác của một trong những loại phổ biến nhất trong những loại người vô công rồi nghề, vẫn được gọi là khách du lịch.
Đang là sáng sớm, một buổi sáng mùa hè điển hình, mặt trời mới lên, vẫn còn sương, có gió thổi, nhẹ thôi, vừa ấm vừa mát - ấm nhờ nhợ thôi và hơi mát quá một chút, tương tự như đắp chăn bật quạt. Con người hay thế này: đều đều, thuần thuần, thì không thích lắm; xáo trộn, mà một tí thôi, thì thích; nhưng quá đi một chút, thì hoảng hốt ngay. Mùi cây cỏ và mùi nước trên lá, nước dưới suối, lại thêm có gió, tạo nên một cảm giác thiên nhiên, dễ làm cho người ta thấy vô cùng sảng khoái, ngay cả là lúc trong bụng đang đói; tất nhiên, phải là không đói quá, như đã nói ở trên.
Tôi có mấy củ khoai luộc mới mua ban nãy ở trong ba lô. Đã chọn được một phiến đá phẳng vẫn ở gần mà không bị nước rơi xuống bắn phải, ngồi xuống, và định giở khoai ra ăn, thì tôi chợt nảy ra một ý khác. Buổi sáng thế này, và khoai lang, dù là khoai luộc, và nhất là những dấu vết cũ trên nền đất ở ngay gần phiến đá của tôi, làm tôi lập tức nhớ đến mùi lửa. Và chuyện này lại rất khả thi. Nhanh chóng, tôi đã vơ được cả bó cành khô và nhen lên một đống lửa nhỏ, ngay trên dấu vết tro than còn bám trên mặt đất của đống lửa cũ khi nào đó kia. Lửa cháy được một lát, lách tách, khói xanh thật thơm, hơi cay mắt, tôi đang vừa sụt sịt vừa loay hoay lấy những củ khoai luộc ra tìm cách vùi vào đống lửa, thì giật mình.
- Hờ… khoai luộc rồi còn nướng!
Ngửng đầu lên, tôi thấy một thằng bé đang đứng ngay cạnh đấy. Tôi không giỏi ước lượng tuổi bọn trẻ con, chỉ thấy là nó gày gày, quần áo xộc xệch, hơi bẩn, mặt cũng bẩn, dưới mũi và sang phía hai má có những đường quệt ngang, trông nó cứng cáp nhưng tóm lại là còn bé tí. Nó đội chiếc mũ lưỡi trai mềm cũng tĩ tã giống như quần áo, hơi lệch qua một bên.
- Sao đâu? - Tôi bảo. - Vẫn thơm hơn chứ. Muốn cùng ăn không?
Nó là trẻ con, chắc thấy có người loay hoay đốt lửa nướng khoai ở đây, tự nhiên sẽ thích sán lại chơi… nhưng tôi chợt nhớ đến dấu vết đống lửa.
- Có phải… đống lửa của cháu?
Thằng bé chắc lúc đầu thấy có người chiếm mất đống lửa, nó vừa hơi lạ vừa khó chịu và ấm ức lắm, giờ thấy kẻ cướp trên giàn mướp này chỉ có vẻ là vô ý không biết thôi, và mặc dầu lớn tướng nhưng cũng có vẻ hữu nghị, nó lại phấn khởi lại ngay. Nó cười, mặc dầu vậy, có vẻ vẫn chưa thật hết ngại, gật gật đầu, bỏ cánh tay vẫn giấu phía sau, chìa ra một củ khoai sống to phải bằng cẳng tay người lớn; bất giác tôi thấy mặt mình nóng ran; cảm giác bẽ bàng này hết sức tự nhiên và hợp lô-gích, nhưng đồng thời lại thật vô lý thế nào đó, và tôi lại tự phì cười về chuyện này.
- Bác đi du lịch à? - Mẹ thằng này chắc trẻ, thông thường bọn trẻ con vẫn gọi tôi bằng chú. Vì đống lửa vốn danh chính ngôn thuận là của nó, nên rất nhanh nó đã lấy lại vị thế chủ nhà, được cái nó nướng khoai rất thạo, tôi chả bao giờ làm được thế; có điều nó vừa mời tôi ăn khoai của tôi, rồi thấy mặt tôi hơi tần ngần, nó cũng tần ngần, rồi bẻ khoảng một phần ba củ của nó, đưa cho tôi. Tôi chưa kịp trả lời thì thằng bé đã nhìn tôi bằng ánh mắt hoài nghi và đánh giá như mắt người lớn, rồi tiếp luôn. - Trông bác giống thám hiểm hơn. Du lịch thường béo và trắng, còn bác gày, và đen, và rậm râu. - Nó có vẻ phấn khởi và trịnh trọng về khả năng trinh thám của mình. Đắc ý. - Và bác còn tự nhóm lửa nướng khoai.
- …
- Bác đã đến đảo giấu vàng chưa?
- Chưa…
- Thế thì kém. Cháu biết có một người đã đến đấy. Ông ấy đi tàu buồm, một loại tàu rất to, nhưng gần đến nơi thì bị bão. Bão biển không vớ vẩn như bão ở đây đâu, nó thừa sức làm chìm cả chiếc tàu to. Nhưng người ấy khỏe lắm nên vẫn bơi được vào bờ. Ở đấy có rất nhiều vàng. Đã gọi là đảo giấu vàng mà. Nhưng không đem vàng về được. Mà người cũng không về được. Người ấy nghĩ mãi, và nghĩ ra cách viết thư và bỏ vào trong chai, rồi gắn kín lại, rồi vứt xuống biển. Rồi có người nhận được thư, cho tàu đến đón, rồi hai người chia nhau số vàng. Bao giờ lớn, cháu cũng sẽ làm nhà thám hiểm. Nhưng cháu sẽ bơi thuyền buồm ra biển, chứ không loanh quanh ở đây đâu, - nó nhìn tôi vẻ ái ngại, - ở đây thì làm gì có gì đâu?
- …
- Nhưng phải đủ lớn đã. Còn bây giờ cháu còn phải đi chăn bò. Bố mẹ cháu đều làm ruộng ở đây. Ít thứ chơi lắm. Chỉ thỉnh thoảng buổi tối bố cháu ra quán nét chơi và cho cháu đi theo. Cháu thấy bố cháu hùng dũng ra trận, dẫn theo một con ngựa bờm đỏ và một con rồng sặc sỡ. Hễ bố đi đâu là hai con đấy đi theo. Lính mà. Con ngựa tuy không đẹp bằng nhưng lại được bố cháu lại yêu quý hơn, bố cháu hay chỉ vào nó bảo: “Hoàn mỹ đấy.” Bố cháu thì không biết thám hiểm, nhưng mẹ cháu đã bảo rồi, mẹ cháu có một bác bạn quen là một nhà thám hiểm tài giỏi, lúc nào lớn mẹ sẽ cho cháu đi cùng với bác ấy.
- …
- Một lần tết bố cháu bưng về một cây đào, không to lắm, cong queo, nhưng cái chậu thì to, trên thành chậu có in hình những con chim bay nối đuôi theo chiều ngang, những con chim cũng to. Mẹ bảo bác thám hiểm bạn mẹ tên là Đào, từ lúc có cây này, cháu liền gọi bác là Đào chim to. Như thế để dễ nhớ, khỏi sau này gặp, nhỡ cháu lại quên tên. Chuyện này quan trọng lắm.
Khi Bai-rơn bước vào xưởng của Tor-van-đxen, Tor-van-đxen đã quá vui mừng, không khác gì trẻ con thấy mẹ về chợ. Ông đã vừa hát vừa tạc tượng Bai-rơn, mặc dù Bai-rơn là một người mẫu kinh khủng: nét mặt ông luôn luôn thay đổi, nó không thể yên lặng lại dù chỉ trong một khoảnh khắc. Hàng ngàn biểu hiện toát ra từ gương mặt tuyệt đẹp của Bai-rơn, cũng giống như từ bờ môi ông đã từng phát ra hàng ngàn những lời nào vui vẻ, nào sắc sảo, nào u buồn. Tor-van-đxen đã lưu ý Bai-rơn về chuyện này, nhưng không ăn thua gì. Khi Tor-van-đxen làm xong bức tượng bán thân, Bai-rơn liếc nhìn nó và bảo:
- Anh đã tạc không phải tôi, mà là một người sung túc. Tôi không giống như cái tượng của anh.
- Có gì là tồi tệ đâu, nếu như một người hạnh phúc?
- Tor-van-đxen, - Bai-rơn nói, mặt tái đi vì tức giận, - hạnh phúc và sự sung túc cũng khác nhau như đá hoa và đất sét. Chỉ có lũ ngu xuẩn hoặc những người có tâm hồn thấp kém mới có thể tìm kiếm sự sung túc trong thời đại của chúng ta. Chẳng lẽ trên khuôn mặt tôi không hề có một nét nào nói về sự cay đắng, về lòng can đảm và những nỗi đau trí tuệ?
Lúc đấy Tor-van-đxen đã cúi mình trước Bai-rơn, và nói: “Anh đã đúng. Cái đục của tôi đã phản bội tôi. Tôi đã vừa mừng rỡ, vừa quan sát anh, và niềm vui đã làm mờ mắt tôi.”
“Chúng ta sẽ còn gặp nhau.” Bai-rơn nói, nắm tay Tor-van-đxen và bước ra.
Sau đó có một người giàu có muốn trả một nghìn đồng xê-quyn để mua bức tượng Bai-rơn, nhưng Tor-van-đxen bảo: “Giá như ngài, thưa ngài, muốn trả tiền tôi để đập bức tượng, thì tôi sẽ vui vẻ mà nhận. Còn sai lầm của tôi thì tôi không bán.”
Tôi chưa bao giờ tạc tượng, còn thằng bé chắc là không phải thi sĩ, nhưng trong lúc ngồi ăn khoai “luộc nướng” - chúng tôi đã ăn hết củ khoai nướng xịn của nó và chuyển sang khoai của tôi - và nghe thằng bé kể những chuyện này, chuyện kia của nó, ý nghĩ của tôi theo một cơ chế lô-gích tự động nào đó đã dẫn dắt đến chuyện Tor-van-đxen tạc tượng Bai-rơn. Ví thử lúc này, ngồi ở chỗ thằng bé không phải nó mà là một người lớn nào đó trong số rất nhiều những người lớn mà chỉ một lúc nữa chắc sẽ tràn ngập chỗ này, thì có lẽ, tôi đang được nghe một câu chuyện khác, chắc sẽ là về những sự khôn ngoan, giỏi giang, biết người biết mình, và sung túc nào đó.
“Ở đây thì làm gì có gì đâu?”
Nó đã bảo tôi như vậy. Nhưng buổi chiều, lúc quay về, đi theo dòng suối xuống phía dưới, đến một chỗ không có bờ đất, mà phải vừa đi vừa nhảy trên những tảng đá to tướng có màu trắng mốc như là có muối bám, nằm lô mô nối liền nhau; ở bờ bên kia cũng tương tự như vậy nhưng những tảng đá không xếp thẳng hàng mà mở rộng ra và quanh lại thành một cái vũng to; cấu trúc như vậy làm cho rác và lá cây đang trôi theo dòng suối dễ bị đọng lại vào mép chỗ khoanh ấy; và, lẫn vào những thứ đang bị đọng lại ở đấy, có một vật đã làm tôi chú ý, mặc dù bình thường thì chắc tôi sẽ chẳng chú ý, mặc dù nó vẫn thế.
Lúc ra khỏi vũng khoanh, dòng suối thắt lại, nông, và có mấy hòn đá lô mô vô tổ chức thò lên ở giữa, và tôi không mấy khó khăn đã có thể đến gần chỗ cái vật đã gây chú ý kia, nằm bò ra trên mặt đá, nhoài tay xuống và tóm lấy nó.
Một cái chai cổ ngẳng, thủy tinh xấu nhiều bọt, nút lá chuối khô và có cái gì đấy đã được đun chảy và đổ lên miệng và nút chai; hơi trong trong, không phải si, chắc là nhựa thông. Thực ra dù cũng đã có một tí tị tò mò thật, nhưng chủ yếu tôi chỉ qua đây và vớt cái chai một cách hú họa, với một cảm giác đùa nghịch vui vui, nhưng lúc này nó đã đến hơn nửa phần ăn khớp với ý nghĩ hơi trẻ con chợt thoáng qua của tôi lúc vừa thoạt nhìn thấy nó. Bây giờ tôi lại trở nên sốt ruột thật sự, và vội vàng hấp tấp đập vỡ cổ và phần trên của cái chai.
Trong chai có một mảnh giấy, giấy vở ô-li xé ra, gấp đôi và cuộn tròn lại theo lòng chai, chữ viết hơi to và không thật đều đặn.
“Bác Đào! Đây là thư của con trai mẹ … gửi cho bác. Trong khi bác đang đi thám hiểm, cháu ở nhà và hàng ngày đi chăn bò cho mẹ. Nhưng cháu cũng muốn trở thành một nhà thám hiểm. Tại vì nếu đi chăn bò thì lúc nào cũng phải loanh quanh với nó, và sẽ không thể được xem nhiều thứ. Mà cháu thì lại muốn đi đây đó và xem mọi thứ cho đã mắt. Nếu mẹ cho thì cháu sẽ bỏ đi tìm bác ngay bây giờ, nhưng mẹ lại không cho. Mẹ bảo là nếu không có chứng minh nhân dân thì không thể đi đâu xa được. Mà muốn có chứng minh nhân dân thì phải chờ đến lúc lớn bằng anh Cường hàng xóm. Nhưng mà cháu thấy anh Cường hình như cũng chả đi đâu bao giờ. Thực ra dù cháu còn bé nhưng nếu bây giờ cháu có thể đi đây đi đó cùng với bác thì cháu có thể mang giúp đồ hoặc làm hộ bác nhiều việc khác. Và vào những lúc nghỉ ngơi, bác có thể kể dần những chuyện thám hiểm cho cháu nghe. Đi thám hiểm thì cũng có những lúc nghỉ ngơi chứ, phải không bác? Cháu có thể xin mẹ địa chỉ để gửi thư bưu điện cho bác, thể nào mẹ chả cho. Nhưng thế thì không giống những nhà thám hiểm. Và nếu xin địa chỉ, cháu sợ mẹ sẽ muốn xem thư. Mẹ hay giụi mắt và sụt sịt khóc khi nói nhiều đến bác, và không muốn để cháu thấy mẹ khóc. Cháu dừng ở đây. Lúc nào bác nhận được thư, thì trả lời cháu ngay bác nhé.”
Tôi mở ngoặc một chút ở đây: lúc tôi mới viết câu chuyện dài “Thiên tượng”, tôi vẫn quen dùng những câu rất dài, và chỉ ngắt trong câu bằng những dấu phẩy; chính dao_hoa_daochu đã chát với tôi một phiên rất dài, sử dụng rất nhiều lý lẽ cũng như ví dụ, nhiều nhất là của Giyn Véc-nơ, và đã thuyết phục được tôi về cách dùng dấu chấm phẩy, như tôi đang dùng ở đây. Ngoài lề, thì y còn rất phản đối việc dùng dấu ngoặc đơn khi viết văn. Tôi cũng ít dùng dấu này, nên cũng chưa tranh luận kỹ, nhưng sơ bộ thì ý kiến của y là: “Có ngoặc đơn trông nó đ’.. giống câu văn.”
Trở lại với dòng suối, lẽ ra thì nó dốc dần xuống, nhưng ở khoảng giữa đoạn dốc tính từ chỗ tôi đang đứng, hơi quá về phía trên một chút, ở chỗ lòng suối rộng nhất, người ta đã đắp một cái đập đá dựng lên chắn ngang; cho nên nước dồn về chỗ ấy thành một cái hồ nhỏ, và khi đã dồn đầy hồ, thì nó són từ trên cao xuống. Người ta đã cố tình làm đứt dòng suối, chắc muốn tìm cách thỏa mãn cảm giác của một trong những loại phổ biến nhất trong những loại người vô công rồi nghề, vẫn được gọi là khách du lịch.
Đang là sáng sớm, một buổi sáng mùa hè điển hình, mặt trời mới lên, vẫn còn sương, có gió thổi, nhẹ thôi, vừa ấm vừa mát - ấm nhờ nhợ thôi và hơi mát quá một chút, tương tự như đắp chăn bật quạt. Con người hay thế này: đều đều, thuần thuần, thì không thích lắm; xáo trộn, mà một tí thôi, thì thích; nhưng quá đi một chút, thì hoảng hốt ngay. Mùi cây cỏ và mùi nước trên lá, nước dưới suối, lại thêm có gió, tạo nên một cảm giác thiên nhiên, dễ làm cho người ta thấy vô cùng sảng khoái, ngay cả là lúc trong bụng đang đói; tất nhiên, phải là không đói quá, như đã nói ở trên.
Tôi có mấy củ khoai luộc mới mua ban nãy ở trong ba lô. Đã chọn được một phiến đá phẳng vẫn ở gần mà không bị nước rơi xuống bắn phải, ngồi xuống, và định giở khoai ra ăn, thì tôi chợt nảy ra một ý khác. Buổi sáng thế này, và khoai lang, dù là khoai luộc, và nhất là những dấu vết cũ trên nền đất ở ngay gần phiến đá của tôi, làm tôi lập tức nhớ đến mùi lửa. Và chuyện này lại rất khả thi. Nhanh chóng, tôi đã vơ được cả bó cành khô và nhen lên một đống lửa nhỏ, ngay trên dấu vết tro than còn bám trên mặt đất của đống lửa cũ khi nào đó kia. Lửa cháy được một lát, lách tách, khói xanh thật thơm, hơi cay mắt, tôi đang vừa sụt sịt vừa loay hoay lấy những củ khoai luộc ra tìm cách vùi vào đống lửa, thì giật mình.
- Hờ… khoai luộc rồi còn nướng!
Ngửng đầu lên, tôi thấy một thằng bé đang đứng ngay cạnh đấy. Tôi không giỏi ước lượng tuổi bọn trẻ con, chỉ thấy là nó gày gày, quần áo xộc xệch, hơi bẩn, mặt cũng bẩn, dưới mũi và sang phía hai má có những đường quệt ngang, trông nó cứng cáp nhưng tóm lại là còn bé tí. Nó đội chiếc mũ lưỡi trai mềm cũng tĩ tã giống như quần áo, hơi lệch qua một bên.
- Sao đâu? - Tôi bảo. - Vẫn thơm hơn chứ. Muốn cùng ăn không?
Nó là trẻ con, chắc thấy có người loay hoay đốt lửa nướng khoai ở đây, tự nhiên sẽ thích sán lại chơi… nhưng tôi chợt nhớ đến dấu vết đống lửa.
- Có phải… đống lửa của cháu?
Thằng bé chắc lúc đầu thấy có người chiếm mất đống lửa, nó vừa hơi lạ vừa khó chịu và ấm ức lắm, giờ thấy kẻ cướp trên giàn mướp này chỉ có vẻ là vô ý không biết thôi, và mặc dầu lớn tướng nhưng cũng có vẻ hữu nghị, nó lại phấn khởi lại ngay. Nó cười, mặc dầu vậy, có vẻ vẫn chưa thật hết ngại, gật gật đầu, bỏ cánh tay vẫn giấu phía sau, chìa ra một củ khoai sống to phải bằng cẳng tay người lớn; bất giác tôi thấy mặt mình nóng ran; cảm giác bẽ bàng này hết sức tự nhiên và hợp lô-gích, nhưng đồng thời lại thật vô lý thế nào đó, và tôi lại tự phì cười về chuyện này.
- Bác đi du lịch à? - Mẹ thằng này chắc trẻ, thông thường bọn trẻ con vẫn gọi tôi bằng chú. Vì đống lửa vốn danh chính ngôn thuận là của nó, nên rất nhanh nó đã lấy lại vị thế chủ nhà, được cái nó nướng khoai rất thạo, tôi chả bao giờ làm được thế; có điều nó vừa mời tôi ăn khoai của tôi, rồi thấy mặt tôi hơi tần ngần, nó cũng tần ngần, rồi bẻ khoảng một phần ba củ của nó, đưa cho tôi. Tôi chưa kịp trả lời thì thằng bé đã nhìn tôi bằng ánh mắt hoài nghi và đánh giá như mắt người lớn, rồi tiếp luôn. - Trông bác giống thám hiểm hơn. Du lịch thường béo và trắng, còn bác gày, và đen, và rậm râu. - Nó có vẻ phấn khởi và trịnh trọng về khả năng trinh thám của mình. Đắc ý. - Và bác còn tự nhóm lửa nướng khoai.
- …
- Bác đã đến đảo giấu vàng chưa?
- Chưa…
- Thế thì kém. Cháu biết có một người đã đến đấy. Ông ấy đi tàu buồm, một loại tàu rất to, nhưng gần đến nơi thì bị bão. Bão biển không vớ vẩn như bão ở đây đâu, nó thừa sức làm chìm cả chiếc tàu to. Nhưng người ấy khỏe lắm nên vẫn bơi được vào bờ. Ở đấy có rất nhiều vàng. Đã gọi là đảo giấu vàng mà. Nhưng không đem vàng về được. Mà người cũng không về được. Người ấy nghĩ mãi, và nghĩ ra cách viết thư và bỏ vào trong chai, rồi gắn kín lại, rồi vứt xuống biển. Rồi có người nhận được thư, cho tàu đến đón, rồi hai người chia nhau số vàng. Bao giờ lớn, cháu cũng sẽ làm nhà thám hiểm. Nhưng cháu sẽ bơi thuyền buồm ra biển, chứ không loanh quanh ở đây đâu, - nó nhìn tôi vẻ ái ngại, - ở đây thì làm gì có gì đâu?
- …
- Nhưng phải đủ lớn đã. Còn bây giờ cháu còn phải đi chăn bò. Bố mẹ cháu đều làm ruộng ở đây. Ít thứ chơi lắm. Chỉ thỉnh thoảng buổi tối bố cháu ra quán nét chơi và cho cháu đi theo. Cháu thấy bố cháu hùng dũng ra trận, dẫn theo một con ngựa bờm đỏ và một con rồng sặc sỡ. Hễ bố đi đâu là hai con đấy đi theo. Lính mà. Con ngựa tuy không đẹp bằng nhưng lại được bố cháu lại yêu quý hơn, bố cháu hay chỉ vào nó bảo: “Hoàn mỹ đấy.” Bố cháu thì không biết thám hiểm, nhưng mẹ cháu đã bảo rồi, mẹ cháu có một bác bạn quen là một nhà thám hiểm tài giỏi, lúc nào lớn mẹ sẽ cho cháu đi cùng với bác ấy.
- …
- Một lần tết bố cháu bưng về một cây đào, không to lắm, cong queo, nhưng cái chậu thì to, trên thành chậu có in hình những con chim bay nối đuôi theo chiều ngang, những con chim cũng to. Mẹ bảo bác thám hiểm bạn mẹ tên là Đào, từ lúc có cây này, cháu liền gọi bác là Đào chim to. Như thế để dễ nhớ, khỏi sau này gặp, nhỡ cháu lại quên tên. Chuyện này quan trọng lắm.
Khi Bai-rơn bước vào xưởng của Tor-van-đxen, Tor-van-đxen đã quá vui mừng, không khác gì trẻ con thấy mẹ về chợ. Ông đã vừa hát vừa tạc tượng Bai-rơn, mặc dù Bai-rơn là một người mẫu kinh khủng: nét mặt ông luôn luôn thay đổi, nó không thể yên lặng lại dù chỉ trong một khoảnh khắc. Hàng ngàn biểu hiện toát ra từ gương mặt tuyệt đẹp của Bai-rơn, cũng giống như từ bờ môi ông đã từng phát ra hàng ngàn những lời nào vui vẻ, nào sắc sảo, nào u buồn. Tor-van-đxen đã lưu ý Bai-rơn về chuyện này, nhưng không ăn thua gì. Khi Tor-van-đxen làm xong bức tượng bán thân, Bai-rơn liếc nhìn nó và bảo:
- Anh đã tạc không phải tôi, mà là một người sung túc. Tôi không giống như cái tượng của anh.
- Có gì là tồi tệ đâu, nếu như một người hạnh phúc?
- Tor-van-đxen, - Bai-rơn nói, mặt tái đi vì tức giận, - hạnh phúc và sự sung túc cũng khác nhau như đá hoa và đất sét. Chỉ có lũ ngu xuẩn hoặc những người có tâm hồn thấp kém mới có thể tìm kiếm sự sung túc trong thời đại của chúng ta. Chẳng lẽ trên khuôn mặt tôi không hề có một nét nào nói về sự cay đắng, về lòng can đảm và những nỗi đau trí tuệ?
Lúc đấy Tor-van-đxen đã cúi mình trước Bai-rơn, và nói: “Anh đã đúng. Cái đục của tôi đã phản bội tôi. Tôi đã vừa mừng rỡ, vừa quan sát anh, và niềm vui đã làm mờ mắt tôi.”
“Chúng ta sẽ còn gặp nhau.” Bai-rơn nói, nắm tay Tor-van-đxen và bước ra.
Sau đó có một người giàu có muốn trả một nghìn đồng xê-quyn để mua bức tượng Bai-rơn, nhưng Tor-van-đxen bảo: “Giá như ngài, thưa ngài, muốn trả tiền tôi để đập bức tượng, thì tôi sẽ vui vẻ mà nhận. Còn sai lầm của tôi thì tôi không bán.”
Tôi chưa bao giờ tạc tượng, còn thằng bé chắc là không phải thi sĩ, nhưng trong lúc ngồi ăn khoai “luộc nướng” - chúng tôi đã ăn hết củ khoai nướng xịn của nó và chuyển sang khoai của tôi - và nghe thằng bé kể những chuyện này, chuyện kia của nó, ý nghĩ của tôi theo một cơ chế lô-gích tự động nào đó đã dẫn dắt đến chuyện Tor-van-đxen tạc tượng Bai-rơn. Ví thử lúc này, ngồi ở chỗ thằng bé không phải nó mà là một người lớn nào đó trong số rất nhiều những người lớn mà chỉ một lúc nữa chắc sẽ tràn ngập chỗ này, thì có lẽ, tôi đang được nghe một câu chuyện khác, chắc sẽ là về những sự khôn ngoan, giỏi giang, biết người biết mình, và sung túc nào đó.
“Ở đây thì làm gì có gì đâu?”
Nó đã bảo tôi như vậy. Nhưng buổi chiều, lúc quay về, đi theo dòng suối xuống phía dưới, đến một chỗ không có bờ đất, mà phải vừa đi vừa nhảy trên những tảng đá to tướng có màu trắng mốc như là có muối bám, nằm lô mô nối liền nhau; ở bờ bên kia cũng tương tự như vậy nhưng những tảng đá không xếp thẳng hàng mà mở rộng ra và quanh lại thành một cái vũng to; cấu trúc như vậy làm cho rác và lá cây đang trôi theo dòng suối dễ bị đọng lại vào mép chỗ khoanh ấy; và, lẫn vào những thứ đang bị đọng lại ở đấy, có một vật đã làm tôi chú ý, mặc dù bình thường thì chắc tôi sẽ chẳng chú ý, mặc dù nó vẫn thế.
Lúc ra khỏi vũng khoanh, dòng suối thắt lại, nông, và có mấy hòn đá lô mô vô tổ chức thò lên ở giữa, và tôi không mấy khó khăn đã có thể đến gần chỗ cái vật đã gây chú ý kia, nằm bò ra trên mặt đá, nhoài tay xuống và tóm lấy nó.
Một cái chai cổ ngẳng, thủy tinh xấu nhiều bọt, nút lá chuối khô và có cái gì đấy đã được đun chảy và đổ lên miệng và nút chai; hơi trong trong, không phải si, chắc là nhựa thông. Thực ra dù cũng đã có một tí tị tò mò thật, nhưng chủ yếu tôi chỉ qua đây và vớt cái chai một cách hú họa, với một cảm giác đùa nghịch vui vui, nhưng lúc này nó đã đến hơn nửa phần ăn khớp với ý nghĩ hơi trẻ con chợt thoáng qua của tôi lúc vừa thoạt nhìn thấy nó. Bây giờ tôi lại trở nên sốt ruột thật sự, và vội vàng hấp tấp đập vỡ cổ và phần trên của cái chai.
Trong chai có một mảnh giấy, giấy vở ô-li xé ra, gấp đôi và cuộn tròn lại theo lòng chai, chữ viết hơi to và không thật đều đặn.
“Bác Đào! Đây là thư của con trai mẹ … gửi cho bác. Trong khi bác đang đi thám hiểm, cháu ở nhà và hàng ngày đi chăn bò cho mẹ. Nhưng cháu cũng muốn trở thành một nhà thám hiểm. Tại vì nếu đi chăn bò thì lúc nào cũng phải loanh quanh với nó, và sẽ không thể được xem nhiều thứ. Mà cháu thì lại muốn đi đây đó và xem mọi thứ cho đã mắt. Nếu mẹ cho thì cháu sẽ bỏ đi tìm bác ngay bây giờ, nhưng mẹ lại không cho. Mẹ bảo là nếu không có chứng minh nhân dân thì không thể đi đâu xa được. Mà muốn có chứng minh nhân dân thì phải chờ đến lúc lớn bằng anh Cường hàng xóm. Nhưng mà cháu thấy anh Cường hình như cũng chả đi đâu bao giờ. Thực ra dù cháu còn bé nhưng nếu bây giờ cháu có thể đi đây đi đó cùng với bác thì cháu có thể mang giúp đồ hoặc làm hộ bác nhiều việc khác. Và vào những lúc nghỉ ngơi, bác có thể kể dần những chuyện thám hiểm cho cháu nghe. Đi thám hiểm thì cũng có những lúc nghỉ ngơi chứ, phải không bác? Cháu có thể xin mẹ địa chỉ để gửi thư bưu điện cho bác, thể nào mẹ chả cho. Nhưng thế thì không giống những nhà thám hiểm. Và nếu xin địa chỉ, cháu sợ mẹ sẽ muốn xem thư. Mẹ hay giụi mắt và sụt sịt khóc khi nói nhiều đến bác, và không muốn để cháu thấy mẹ khóc. Cháu dừng ở đây. Lúc nào bác nhận được thư, thì trả lời cháu ngay bác nhé.”
Đã có 2 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
PS: Pushkin hẳn hoi mà, chứ có phải thường đâu? Đang cố.
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...