Trái tim của tôi, hãy lặng yên
Mi có thể chơi cả lửa nhưng mi sẽ nhận về hoá đơn
Đừng để Linh biết
Đừng để Linh biết là mi yêu nàng
Đừng thành kẻ ngốc, đừng ra mù loà
Trái tim của tôi.
Trái tim của tôi, hãy lại nhà
Mi không có cớ để lang thang
Mi không có cớ để tha thẩn
Đừng để Lan thấy
Đừng để Lan thấy là mi cần nàng
Đừng để mình vượt quá đường ranh
Trái tim của tôi.
Trái tim của tôi, hãy lại nơi mi từng ở
Sẽ chỉ là phiền hà cho mi nếu mi để Chim Xanh vào
Đừng để Chim Xanh nghe thấy
Đừng để Chim Xanh nghe thấy mi cần anh ấy
Đừng để Chim Xanh biết anh ấy quá bảnh trai
Trái tim của tôi.
Trái tim của tôi, mi biết Đim-ma sẽ không bao giờ thành thật
Đim-ma sẽ chỉ mang cho Phi Long tình yêu anh ấy được nhận từ mi
Đừng để Đim-ma biết
Đừng để Đim-ma biết nơi mi sắp đến
Đừng tháo những sợi dây trói buộc
Trái tim của tôi.
Trái tim của tôi, quá hiểm ác và đầy xảo trá
Cho mi một inch và mi sẽ lấy đi một dặm
Đừng để mình đổ ngã, đừng để mình bước trượt
Nếu mi không thể chịu án, đừng gây tội ác
Trái tim của tôi.
Đã có 11 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Sâu xa, theo nội dung chính mà người nói muốn diễn đạt, nói "my heart" thì "heart" là chính, "my" là phụ; nói "heart of mine" thì "heart" là phụ, "mine" là chính.
Cũng như Nhật Linh bảo Đào Phò: "I love you", thì "love" là nội dung chính. Còn Nhật Linh bảo Đào Phò: "I do love you", thì "do" (muốn nhấn mạnh khía cạnh có/không) là chính.
Nhật Linh, "anh… thật tình anh không thể."
Anh trở thành một người rụt rè, ít nhiều tự ti, suốt từ đận đấy - chuyện này thì anh nhớ rất rõ.
Cái bác nói làm em nhớ lại một chiện em từng được nghe là về cái câu nói thời danh của Đốt "Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới". Ở nguyên bản bằng tiếng Nga thì bằng cách nào đấy Đốt để bổ ngữ "thế giới" lên đầu câu, chủ ngữ "cái đẹp" xuống cuối câu, tức là Đốt thể hiện một cái hết sức là ý nhị, vi tế ở trong câu nói đấy. Em thấy cái đấy thật là hay, tuy là trong một chốc lát mà bảo là mình hoàn toàn hiểu cái đấy thì em e là mình tự tin quá.
Cái này chắc không "vi tế" quá như Chim "được nghe". Căn bản nó cũng không phải là "câu nói" hay phát biểu gì của Đôxtôievxky, mà là lời của nhân vật trong truyện "Thằng ngốc":
Правда, князь, что вы раз говорили, что мир спасет "красота"?
Có đúng là, ngài quận công, là ngài đã có lần nói, là "cái đẹp" sẽ cứu thế giới?
Căn bản tiếng Nga ngữ pháp đẹp long lanh, nên nhiều lúc có thể sắp xếp các bộ phận trong câu một cách tương đối thoải mái mà câu vẫn đơn nghĩa. Ở đây đơn giản thì chỉ cần dịch như trên là đúng và đủ. Nhưng nếu đặt vào ngữ cảnh hội thoại, thì lại chưa thật đạt. Hãy hình dung khi người nói lúc diễn đạt cố tình để cái từ quan trọng đến cuối câu mới thả ra, thì cảm giác ở người nghe sẽ "chờ đợi" và "suy đoán" hơn, và cái từ "để dành" như vậy cũng được nhấn mạnh hơn. Nhưng tiếng Việt thì không đảo chỗ lung tung chủ/vị được, cho nên nếu muốn dịch "ngữ cảnh" thì chắc phải chuyển câu chủ động thành câu bị động.
Có đúng là, ngài quận công, là ngài đã có lần nói, là thế giới sẽ được cứu nhờ "cái đẹp"?
Tóm lại, được cái này thì lại mất cái kia. Giỏi tiếng đọc bản gốc thì hiểu. Chứ còn dịch, hai ngôn ngữ khác nhau (ở đây là khác rất nhiều), thì chuyện này không thể tránh được. Những người dịch có trình và có tâm thì mới có thể hiểu, và trên cơ sở hiểu, thì sẽ cố gắng lựa chọn phương án được/mất. Còn những người vừa dốt vừa sáng tạo thì... cũng như bọn làm thơ phá cách ở Việt nam bây giờ. Mà nói sang chuyện này thì mình đại khái cũng không thạo môn phê phán lắm. Không "sở trường" như Đào Phò.
Правда, Дàо Фò, что вы раз говорили, что перевод спасет "красота"?
SRS: Science Resources Statistics blah blah...
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...