Thư dài tới Đê-rôn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



"Hãy tới đây, bầy sao biển sáng như sao
Sống ở trong biển xanh sâu thẳm.
Trườn tới tôi, tôi có một đề nghị làm cho bạn.
Bạn sẽ đi bộ trên đáy biển Bắc
Tới nước Bỉ từ nước Anh
Mang lại cho tôi tin của người chơi ban-jô
Có một hình săm trên tay."

Người phát ngôn của bầy sao biển
Đã nói như một người phát ngôn cần nói,
"Nếu có khi nào bạn trả lộ phí cho chúng tôi
Thì tất nhiên chúng tôi sẽ làm,
Nếu bạn đúc một tấm gương soi
Trên bờ cát hình vỏ sò,
Bạn sẽ có tin của người chơi ban-jô
Có một hình săm trên tay."

"Ôi, hãy tới đây, bầy sao biển.
Tôi biết những con đường của bạn được chào đón,
Có lẽ vì bạn được định hướng bởi các ngôi sao,
Hãy trò chuyện với những bầy cá trích,
Như tôi biết rằng các bạn có thể.
Mang lại cho tôi tin của người chơi ban-jô
Có một hình săm trên tay."

Con già nhất trong bầy sao biển
Đã nói, sau một tiếng thở dài,
"Trẻ trung như bạn, chàng thanh niên,
Bạn có một 'Con Mắt Khôn Ngoan';
Chắc bạn phải biết một tấm gương soi
Được làm từ cát?
Những con cá trẻ này đang lừa gạt bạn
Về người chơi ban-jô của bạn."

"Ôi, hãy tới đây, sao biển già cả
Đừng bắt bẻ tôi thêm nữa
Để có tin mới tôi đâm mệt mỏi
Và trái tim của tôi đau buồn;
Mọi vật trên bờ biển yên lặng
Hãy giúp tôi nếu bạn có thể
Hãy kể cho tôi nếu bạn biết
Về người chơi ban-jô của tôi."

"Bây giờ, khắp cả bảy đại dương,
Tôi là một ngôi sao, danh tiếng nhất,
Nhiều cái 'chân dài' tôi đã để mất
Và nhiều cái tôi đã giành được.
Kỳ lạ để nói khá gần đây
Tôi đã đến xứ Flê-mít,
Và nếu bạn lịch thiệp
Tôi sẽ kể cho bạn mọi điều có thể."

"Ôi, bạn có trọn sự chú tâm của tôi."
Tôi đã đáp lời nó với niềm phấn khích,
Những ngôi sao anh em của nó đã nhấp nháy
Trên bầu trời phía trên biển cả.
Nơi đấy, tôi đã ngồi đấy
Với sự chú tâm mê mải trên bãi cát,
Quá khát khao để nghe thấy
Về người chơi ban-jô.

"Tôi đã thấy bàn tay săm hình này
Qua một cửa sổ mạn tàu,
Hơi nước bốc lên trên biển khơi
Qua những con sóng quá lạnh giá,
Đã nghe thấy ban-jô ngân vang của anh ta
Và giọng của anh ấy thật to,
Nhưng bạn phải tới nước Bỉ
Để bắt bàn tay săm hình của anh ta."

"Ôi, vui sướng sao tôi sẽ đến,
Vui sướng sao tôi sẽ đi,
Tôi đã không có việc để làm
Và khuôn mặt để phô bày.
Tôi mừng để nghe thấy anh ta ổn,
Nhưng tôi phải đi trong đất liền.
Cảm ơn bạn vì tin bạn đã mang lại
Về người chơi ban-jô."

Tôi đã đi bộ dọc bãi cát đêm
Ngay khi những đám mây màu chì di chuyển
Để lộ ánh trăng
Đang chiếu sáng lên bãi bồi sỏi cuội,
Ngẫm nghĩ từng lời khác
Con sao biển đã nói.
Những cơn gió rít, chúng đã choán lấy những giấc mơ của tôi
Trên giường mộng của tôi.

Donovan Leitch

Mồ chim nhạn

10 ý kiến, và ý kiến từ facebook

MỒ CHIM NHẠN
(dao_hoa_daochu dịch)

Thế gian hỡi chữ tình khó biết,
Hứa một lời, sống chết không phai.
Trời nam đất bắc sánh vai,
Hẹn khi cánh mỏi về nơi mặn nồng.

Khi hoan lạc thì cùng vui thú,
Lúc biệt ly lại khổ vì xa.
Nam nhi rốt cuộc vẫn là
Bởi vì nhớ nguyệt thương hoa mà sầu.

Lời người nói giờ đâu gió thoảng,
Đã bay xa lên vạn tầng mây,
Thiên Sơn chiều tuyết phủ dày,
Về đâu chiếc bóng lắt lay một mình?

Sông Phần đó lặng yên tịch mịch,
Vẳng trống khua giết địch năm xưa.
Khói loang nhuộm bạc sắc cờ.
Chiêu hồn nước Sở bây giờ kịp không?

Quỷ trong núi khóc ròng, mưa gió.
Trời hờn ghen, cũng đổ châu sa.
Là hư là thực, khách qua?
Bụi hoang một nấm trước là yến oanh.

Sầu muôn thuở tơ dăng ngàn mối
Vẫn còn lưu mãi đợi tao nhân
Rượu đau, câu hát cuồng ngân
Bên mồ chim nhạn sông Phần ngày xưa.
Mô ngư nhi
(Phiên âm Hán Việt)

Vấn thế gian tình thị hà vật
Trực giao sinh tử tương hứa
Thiên nam địa bắc song phi khách
Lão sí kỷ hồi hàn thử

Hoan lạc thú
Ly biệt khổ
Tựu trung cánh hữu si nhi nữ


Quân ưng hữu ngữ
Diểu vạn lý tằng vân
Thiên sơn mộ tuyết
Chích ảnh hướng thùy khứ.

Hoành Phần lộ
Tịch mịch đương niên tiêu cổ
Hoang yên y cựu bình Sở
Chiêu hồn Sở ta hà ta cập

Sơn quỷ ám đề phong vũ
Thiên dã đố
Vị tín dữ
Oanh nhi yến tử câu hoàng thổ

Thiên sầu vạn cổ
Vi lưu đãi tao nhân
Cuồng ca thống ẩm
Lai phóng nhạn khâu xứ.
Bản dịch cũ
(dao_hoa_daochu dịch)[*]

Thế gian hỡi chữ tình khó biết,
Hứa một lời, sống chết không phai.
Trời nam đất bắc chia hai,
Chân mây cánh mỏi lại hoài những xưa.

Khi hoan lạc cùng đùa vui thú,
Lúc biệt ly lại khổ vì xa.
Nam nhi rốt cuộc cũng
Vì chưng tiếc nguyệt thương hoa mà sầu.

Lời người nói giờ đâu gió thoảng,
Đã bay xa lên vạn tầng mây,
Tháng năm núi tuyết phủ dày,
Về đâu chiếc bóng lắt lay dặm trường?

Sông Phần đó u buồn tịch mịch,
Vẳng trống khua giết địch năm xưa.
Khói loang nhuộm bạc sắc cờ.
Chiêu hồn nước Sở bây giờ kịp không?

Quỷ trong núi khóc ròng, mưa gió.
Trời hờn ghen, cũng đổ châu sa.
Là hư là thực, khách qua?
Bụi hoang một nấm trước là yến oanh.

Sầu muôn thuở tơ dăng ngàn mối
Vẫn còn lưu mãi đợi tao nhân
Rượu đau, câu hát cuồng ngân
Bên mồ chim nhạn sông Phần ngày xưa.

[*] Bản này bị anh Lãn chê: "Có chỗ hiểu sai, và vẫn còn 'văn thắng chất'."

Bầu Trời To

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Bầu Trời To coi rẻ tất cả mọi người đang ngước nhìn Bầu Trời To,
Mọi người đang đối xử thô bạo với nhau,
Bầu Trời To cảm thấy buồn khi ông ta thấy đám trẻ khóc la,
Nhưng Bầu Trời To là quá to để cho cái đấy khiến ông ta chán nản.

Bầu Trời To quá to để khóc.
Bầu Trời To quá cao để thấy
Mọi người như 4c và anh.

Một ngày nào, ta sẽ tự do, ta sẽ không lo nghĩ, chỉ là 4c thấy.
Đến khi ngày đó có thể đến, đừng để cái đấy khiến 4c chán nản.
Khi anh cảm thấy thế giới là quá sức chịu với anh,
Anh nghĩ về Bầu Trời To, và chẳng điều gì quan trọng lắm với anh.

Bầu Trời To coi rẻ tất cả mọi người mà họ nghĩ họ đã có những vấn đề.
Họ chán nản, và họ ôm đầu mình trong tay và khóc,
Họ giơ cao đôi tay mình và họ tôn kính Bầu Trời To,
Nhưng Bầu Trời To quá to để đồng cảm.

Bầu Trời To quá bận rộn,
Dù ông ta muốn thử.
Và ông ta cảm thấy tệ tự trong lòng,
Bầu Trời To quá to để khóc.

Một ngày nào, ta sẽ tự do, ta sẽ không lo nghĩ, chỉ là 4c đợi và thấy.
Đến khi ngày đó có thể đến, đừng để cái đấy khiến 4c chán nản.

The Kinks

* 4c = Các cô các chú.

Thiên tượng (21)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






III





Nếu nhắm mắt đi đến và ngồi xuống như thế này, rồi mới mở mắt ra, thì có thể bị bật ngửa về phía sau theo phản xạ tự nhiên. Từ chỗ anh đang ngồi nhìn về phía trước, cảm giác giống như đang ngồi trong lòng cống ngầm Pa-ri: như Giăng-van-giăng; nhìn hút tầm mắt về tít đầu cống đằng kia thấy một khoảng sáng màu tím nhờ nhờ viền lấy những hình thù đen đen nhấp nhô, giống như là một chỗ cửa cống mở ra sông Sen; nhưng sông Sen lúc này phải đang trong trận lũ lịch sử năm 1910, vì nhìn thấy rõ ràng ngọn nước đang ầm ập đổ ngược từ cửa cống đổ vào, tung bọt sủi trắng, ngọn nước chỉ còn cách chân anh một đoạn. Nếu như đây là trong phim và anh là nhân vật chính, thì đúng là đang đến đoạn mà khán giả hồi hộp chờ đợi một hành động quyết liệt đỉnh điểm, giống như Xin-vét-xtơ Xta-lôn, hay là Bờ-rútx Uyn-lítx đã từng làm ở trong các đường cống ngập nước.

Nhưng đây không phải là đường cống, cũng không phải trong phim, mà là đang ở trong một chiếc máy bay vận tải quân sự to: cửa cống đằng kia là chỗ hai cánh cửa sắt mở gập cheo chéo vào phía trong bụng máy bay, đang được mở để chất hàng vào; những bóng đen ở đấy đều là quân nhân; và đống hàng được chất thế nào đấy trông giống hệt như một cơn nước lũ đang ùa vào đây.

Anh ngồi trên một chiếc hòm gỗ ở trên sàn, chếch phía bên phải anh có một anh lính đội mũ lưỡi trai mềm áo bu dông bỏ ngoài quần đang đứng lom khom nhòm qua lỗ cửa kính tròn ở trên sườn máy bay. Cùng ngồi ghé lên chiếc hòm, cũng phía bên đấy, ngay cạnh anh, theo tư thế thì quay mặt vào tường máy bay nhưng cũng đang ngả người, ngoái cổ nhìn về phía anh đang nhìn, lưng tì vào người anh là một anh lính khác mặc quân phục nguyên bộ rằn ri; còn cô đang ngồi, chắc là ủ rũ, trên một chiếc hòm gỗ khác kê sát chân tường cũng bên đấy, cách một đoạn ở phía sau lưng anh.

- Ờ, hôm nay giống như chưa bao giờ, - người ngồi cạnh anh, chắc hơn anh vài tuổi, có mái tóc ngắn quăn tít, để một chút ria mép, vừa nói vừa thở dài giống như kể với anh, nhưng thực ra đây là một kiểu nói một mình: anh ngồi đấy, hay là bất kỳ một ai khác thì cũng hoàn toàn không có gì khác biệt, - gần bảy mươi người. Mà ô tô vẫn tiếp tục đến. Đã xếp thành ba, bốn tầng rồi. Chắc là bom, vào đêm hôm qua. Chỗ này chỉ cách đấy khoảng sáu mươi cây số, ngày mai liệu sẽ thế nào, cũng chẳng biết nữa. Bọn anh ở đây nói chung không thiếu việc…

Anh ngoái cổ nhìn về phía cô đang ngồi. Đúng là cô đang ngồi ủ rũ. Hơi tối nên không thể nhìn rõ nét mặt, nhưng anh biết là nặng nề…

- Vỏ bọc bị rách, - anh lính tóc quăn lại tiếp, - những vết thương lớn, máu vẫn tiếp tục chảy xuống sàn, mùi không thể chịu được. Bọn anh cũng không thể hình dung được sao lại có thể quen được với cái mùi này. Cậu hiểu rồi chứ, sao đêm hôm qua anh em mình lại phải ngủ ở trên đường băng, dưới cánh máy bay, ở bên ngoài? - Anh lính vỗ vai anh, chỉ qua cánh cửa mở bên thân máy bay: chỗ ấy trong bóng tối nhập nhoạng có một tốp khoảng hơn chục người mặc quân phục đang đứng lố nhố, ba lô để lăn lóc dưới chân trên nền bê tông. - Những anh chàng kia đều đang hi vọng có thể được bay cùng. Bọn anh tất nhiên cũng muốn lắm, nhưng không thể, không làm thế nào được cả. Cô cậu là chỉ huy đã giao phó và dặn dò cẩn thận, nhưng cậu thông cảm, bây giờ phải ngồi đây cố chịu đựng cái mùi này. Đến lúc bay, sẽ đỡ hơn. Chứ chui ra chui vào lúc này, lính họ nhìn thấy, cậu thấy đấy… cả bọn anh, cả cậu… thật sự là…

- Anh, em hiểu mà, cũng là… - anh đã định nói là “bất đắc dĩ” hay một cái gì đó tương tự, nhưng thấy ngay là dù có nói gì thì cũng đều trơ tráo như nhau, nên đành cắn răng, ngồi im, trong lòng như có cả khối đá nặng.

- Anh cũng biết là cậu hiểu chuyện. - Anh lính dường như hiểu tâm trạng của anh, có thể còn nghĩ là tại mình đã vô tình làm cho anh bẽ bàng thêm, nên chắc có ý an ủi. - Cô cậu dù sao… anh hiểu, cô cậu là những người tử tế, có cái gì đấy, rất người, ở bên trong. Anh cũng phục cô cậu, nhất là cô ấy, không hiểu hai người làm thế nào để có thể không… nôn ngay ra đây?

“Em cũng không hiểu, em cũng thật sự khó khăn, còn Linh…” Anh nghĩ. “Có thể nôn không phải do cơ chế thần kinh thực vật, hoặc trong những hoàn cảnh nhất định, như hoàn cảnh này, có một kiểu lý trí nào đó đã chuyển được thành một cơ chế thần kinh thực vật khác, và có thể lấn át cơ chế nôn. Nhưng mà quả thực là khó tưởng tượng.”

- Tối rồi, máy bay sắp đầy, mà… vẫn còn ba xe nữa. Mỗi xe này trung bình khoảng tám người, vậy là khoảng hai mươi tư người nữa.

Hơn trăm người, cái trông như ngọn nước sông Sen đang lùa vào cửa cống thực ra là một đống sắp sửa là hơn một trăm người, toàn những người chết: những người lính chết trận được lồng ở tư thế nằm thẳng đơ trong những chiếc túi như túi bằng giấy bạc dài, với ba vòng đai thắt chặt xung quanh: ở cổ, ở đùi, và ở cổ chân; đã được xếp thành đống ở đấy, và vẫn đang tiếp tục được đưa lên.

Chợt có tiếng gì đó giống như ai đó đang chúm miệng thổi hơi ra, nhưng không phải là huýt sáo, mà nghe hơi giống như tiếng máy bay bổ nhào, khe khẽ thôi nhưng rõ ràng.

“Ồ, cô làm gì ở đây thế này, thưa tiểu thư?”

Cả anh, cả người ngồi cạnh đều quay lại. Người ngồi cạnh vỗ vai anh, nói nho nhỏ, giọng vui vui:

- Yên tâm, “Công tước” của chúng tôi đấy.

- Công tước? - Anh bất giác khẽ giật mình. Đằng kia, anh lính, vóc người như vậy nếu đứng thẳng dậy thì chắc sẽ dong dỏng cao, mặc bộ quân phục đã bạc phếch nhưng trông rất tinh tươm: vẻ tinh tươm đấy có thể do quần áo được giữ gìn sạch sẽ và không xộc xệch, cũng có thể chỉ là do tư thế, dáng dấp người mặc, có thể là cả mấy thứ đấy cộng lại; đang ngồi lom khom chân thấp chân cao trước mặt cô; không mũ, đầu tóc chỉn chu gọn gàng như vừa ở hiệu bước ra; anh lính này tạo nên một cảm giác gì đó rất tương phản ở đây. Hình như cảm thấy có người đang quan sát mình, anh ta quay lại, đã hơi nhoẻn cười sẵn, mấy ngón tay làm một dấu hiệu chào hỏi; gương mặt cởi mở nhưng theo một cách “lắng nghe”, chứ không xuề xòa, đường nét đẹp đẽ, quý phái, sống mũi cao, thanh tú, hốc mắt sâu, và đôi mắt ánh lên; hình như anh đang ngậm một chiếc kẹo mút, có cái cán nhỏ trăng trắng thò ra bên mép bên trái, và anh cũng vừa đưa cho cô một cái kẹo giống như thế.

- Ừ, anh chàng quý tộc, cậu bé vàng của chúng tôi, mọi người đều gọi cậu ấy là “Công tước”. Lính bắn tỉa, kỷ lục hơn hai ngàn mét hạ yếu nhân, cả trận chiến này chưa có ai làm được như thế. Ở chỗ đánh nhau, ngoài bãi chiến trường ngoài kia, chúng tôi đã thấy đủ cả: dằn vặt, bộc phát, hỉ, nộ, gào khóc, thậm chí nhiều người gần như phát điên; chỉ riêng cậu ta, lúc nào cũng nhẹ nhàng… không phải lạnh lùng, lì lợm đâu: loại đấy cũng có, nhưng rồi cũng đều có lúc bùng nổ cả; còn cậu ta lúc nào cũng nhẹ nhàng như không. Một lần đã bị bắt, hôm sau tự trốn thoát, để lại bảy cái xác trong trại địch: đấy là thông tin từ trinh sát, còn cậu ta thì chả kể lại gì hết…

Có mùi dâu đất thơm nhè nhẹ và một bàn tay mềm mại đặt lên vai anh, anh quay lại, cô đang nhìn anh, nét mặt tươi tỉnh, chìa cho anh một cái kẹo mút đã bóc sẵn. “Cũng là đầu mình chân tay,” anh nắm lấy tay cô trên vai mình, cắn cái kẹo, nghĩ ngợi, “nhưng chất liệu vẫn khác nhau, khác nhiều. Quý tộc quả nhiên là quý tộc.”

Cho nên, anh đã có một cảm giác trái ngược lạ lùng thế nào đó, lúc bất ngờ bị đánh thức, còn chưa tỉnh hẳn, và nghe thấy ngay bên tai một giọng nói nhỏ, nhẹ nhàng, nhưng rõ ràng, có thể nói - dù không chắc lắm, là ít nhiều còn có một vẻ vui vui, hay là hài hước: “Dậy thôi, máy bay trúng đạn, bị bắn từ trên núi.”

Chàng thiện xạ chỉ nói vậy, và - không biết anh có nhầm không - hình như đã có một chút lẫn lộn ngạc nhiên và thích thú khi thấy anh đã lập tức tỉnh táo và không hốt hoảng, đặt nhẹ bàn tay lên vai anh - nhưng thấy nặng nặng, làm một dấu hiệu chỉ về phía đầu máy bay, rồi bỏ đi về phía đấy. Anh thấy cô cũng đã tỉnh táo, nét mặt lo lắng, nhưng ngồi yên lặng, thấy anh nhìn, chỉ gật gật đầu: em ổn. Anh đi theo chàng thiện xạ về phía đầu máy bay. Thân máy bay lúc này rung rất mạnh.

Tiếng động ù ù ầm ĩ. Ở bên ngoài trời sáng mờ mờ: còn sớm lắm, máy bay đang bay rất thấp - không hiểu có phải là chủ ý của phi công hay không, và đương nhiên cũng không phải lúc để hỏi - cho nên có thể nhìn thấy cảnh vật bên dưới: chỗ ở gần là đất đai, cỏ xanh nhờ nhờ, có những ô vuông chắp vá hơi đen đen, cũng nhờ nhờ, có thể là ruộng, cảnh vật như thế kéo dài đến lúc mờ đi trong… thấp thế này thì chắc là sương chứ không phải mây ở phía đằng trước, thì trộn đều vào trong một màu nâu nhàn nhạt trắng dần lên phía trên, hình như là mờ mờ có một rặng núi nhấp nhô, cũng có thể chỉ là một ảo giác thói quen “phía xa là núi”.

Không hiểu sao lúc nhìn ra khung kính hình khung vòm vòm phía trên và có hai cái vệt đen đen trông như hai cái râu con sến tóc bẻ ngang ra ở phía dưới, anh lại không nghĩ gì đến chuyện chiếc máy bay này đã bị trúng đạn và lúc này cánh bên phải của nó đang phun khói đen mù mịt, và đang phải hết sức cố gắng tìm một chỗ hạ cánh khẩn cấp “Sắp đến rồi” theo lời phi công; mà trí não anh lại tự động lôi lên trong thị giác những hình ảnh thời sinh viên, khi anh và mấy thằng bạn thân cùng nhau tập lái máy bay mô hình.

Nhiều người đã phải bắt đầu từ việc tập lái ô tô - cũng ô tô mô hình. Lý do thì đơn giản: lái ô tô nếu bị lỗi thì ô tô cũng không hư hỏng nhiều, tức là có thể lỗi nhiều lần cho đến khi có thể lái tàm tạm. Còn máy bay, nhất là máy bay trực thăng, thì là một vấn đề khác hẳn.

Có thể đặt mãi mới mua được một hộp máy bay về, màu sắc rực rỡ đẹp lắm, cả một món xa xỉ ở tầm nhịn ăn nhịn mặc so với thu nhập của sinh viên; mở ra, trầm trồ, ngắm nghía tổng thể, ngắm nghía linh kiện chi tiết, ôi, mới long lanh làm sao, hà hít, bố trí các kiểu; rồi xạc pin: pin cho máy bay và pin cho bộ điều khiển, cũng phải mất vài tiếng đồng hồ - trong lúc đó thì tiếp tục hà hít; rồi lắp pin vào, cẩn thận làm đúng theo hướng dẫn: kéo ăng ten, bật điều khiển rồi mới nối nguồn pin máy bay; như vậy là sẵn sàng, chỉ còn mỗi việc bay lên.

Nhưng vừa hí hửng chấp chới cất lên thì “bẹp” phát.

Một lần và mãi mãi. Máy bay mô hình rơi hoặc phang vào đâu đấy thì hoàn toàn không giống như ô tô mô hình húc vào tường.

“Qua được núi thì thoát.”

Đằng trước như vậy đúng là núi, rặng núi kéo dài với những mỏm nhấp nhô, lởm chởm, và rõ nét lên rất nhanh: tốc độ máy bay thì không giống như tốc độ ô tô. Lúc đến gần thì cảm giác giống như chiếc máy bay đang sắp bay ra từ trong mồm của một con gì đó vô cùng to và đang nhìn thấy rõ hàm răng dưới của nó. Và đây cũng chính là phút quyết định.

Qua được núi thì thoát.

Có một hàng bốn cái trông nửa giống như đèn hiệu nửa giống như nút bấm, chính xác mỗi cái là một khoanh nhựa tròn màu đỏ, nổi, có gờ tù tù, ở chính giữa khoanh nhựa lại có một cái hạt tròn cũng màu đỏ nhưng hình như trong suốt, sát trên hàng khoanh nhựa tròn này có đánh số từ trái qua phải: 1 2 3 4; hàng chữ ngay phía trên hàng chữ số này với anh là ngôn ngữ quen nhưng tiếc lại là từ mới. Anh thấy ngón tay cái đi găng da đen của người phi công ấn vào cái hạt tròn ở bên dưới số “3”, lúc ngón tay bỏ ra thì đã thấy cái hạt tròn sáng lên. Rồi cả hai bàn tay của người phi công trông không vội vàng nhưng có vẻ nặng nề và căng thẳng - cũng có thể chính là anh đang nặng nề và căng thẳng - vít cần lái về phía sau.

Qua được núi thì thoát.

Hoặc sẽ có hơn một trăm người sẽ bị chết thêm một lần nữa. Như thế là thông thường, thông thường với gia súc gia cầm, chứ không phải với người. Ngay cả giữa tiếng ù ù, giữa cơn rung mạnh bần bật - chắc là cả bị động và chủ động, anh vẫn cảm thấy rất rõ là tim mình có đến hai quả, và mỗi quả nằm ngay ở trong một tai. Bất giác, hoàn toàn không liên quan đến tinh thần, ý chí, suy nghĩ, cảm xúc, hay bất cứ cái gì như thế, anh thấy hai mắt mình đã nhắm chặt lại. Nhắm mắt trong bối cảnh như lúc này thì thật sự rất khó xác định là mình đã nhắm mắt bao lâu; chắc là ngay lập tức thôi, nhưng tưởng như lâu, cho đến lúc anh nghe rõ tiếng máy bay bổ nhào.

Lại là tiếng người chúm miệng thổi hơi ra, nhưng không phải huýt sáo.

Người ấy cũng không thấy nói gì thêm, chỉ lẳng lặng nheo nheo mắt nhìn về phía trước. Không còn núi nữa ở trong khung kính vòm đang rung rung. Xa xa phía trước, trong không khí vẫn mờ mờ, bây giờ nhìn thấy hình dáng của một cái cột to màu trắng nhờ nhờ.

“Đường băng đây rồi.”

Hóa ra cái cột không phải là cái cột: lúc đầu nó nằm lệch qua bên trái vòm kính, rồi dần dần, nó được chỉnh, tức là vòm kính được chỉnh, để cho nó ở vào giữa vòm kính, và càng lại gần, thì càng thấy nó thoải ra và đầu bé đít to hơn. Chiếc máy bay đang hạ độ cao, phía dưới đã nhìn rõ một rặng cây dày chạy cắt ngang hướng bay, rồi đến một vùng cỏ rộng, rồi lại đến một rặng cây không dày bằng rặng trước, sau rặng cây này có nhiều căn nhà lúp xúp, tập trung ở đầu một bãi cỏ rộng nữa kéo dài đến đầu đường băng; một con đường đất màu nâu đỏ nhợt nhạt chạy dọc bãi cỏ rộng này, song song với đường băng, nhưng lệch hẳn về phía bên trái, ở chỗ gần đến giữa bãi cỏ, nó còn rẽ thêm một nhánh đường nho nhỏ, trăng trắng, chạy chéo qua phía bên kia đường băng. Máy bay chúi xuống đúng ngay đầu đường băng, chỗ này có những vạch trắng song song theo chiều dọc chạy cắt ngang đường giống như chỗ qua đường trên đường phố thông thường, rồi đến một chữ số không kịp nhìn rõ là “06” hay “08” viết bằng phông chữ vuông vuông ở ngay giữa đường, trắng đậm rõ nét hơn hẳn những vạch kia, và ở giữa đường băng cũng có một đường trắng đứt nét chạy dọc suốt như ở trên xa lộ, còn ở tít đằng xa phía trước thấp thoáng những chiếc ô tô màu đỏ đỏ đang chạy ngang chạy dọc rối rít như kiến đen - vì tuy đỏ nhưng chạy nhanh.

“Thượng đài!”

Thân máy bay lắc mạnh, khung kính vòm như nảy lên, hai cái râu sến tóc rung bần bật, nhòe đi. Rồi bớt rung, tiếng động từ “ù ù” chuyển thành “ì ì”, có một bàn tay đặt lên vai anh, vừa nhẹ vừa nặng. Chàng xạ thủ đang bỏ đi.





Rời khỏi Lũng Sương, sau nhiều ngày nói theo kiểu vui vẻ trẻ khỏe thì là “dã ngoại”, còn nói theo thực chất thì là “vô gia cư”, hai người họ mới tới được sân bay quân sự này... (Còn nữa)

iPad

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Rồi, vậy là nó tồn tại. Nói gì về tác phẩm mới nhất của Apple đây?

Đào Remarkable: Một cái iPod to. Con này công nhận trông long lanh của nó, nhưng muốn nói gì nói, đ' phải máy tính bảng. Mặc dù đương nhiên, một cái iPod to thì cũng có nhiều ưu điểm: chếch meo dễ hơn, xem phim tốt (dù không full HD)... à mới cả đọc e-book ngon phết.

Điểm phò nhất mà anh 4c không thích là Apple lần này hình như tìm cách hạn chế anh 4c theo tất cả những cách mà họ có thể. Con này nó có mọi thứ hạn chế ở iPhone và còn không có lỗ cắm thẻ nhớ và USB. Trừ phi anh có thể hack nó để chạy Chrome OS, còn không thì anh phải chuẩn bị chỉ dùng những gì Apple cho dùng. Dùng kiểu đấy cũng tốt thôi nếu 4c là chã. Anh thì đ' phải. Con này tóm lại không phải cái con mà anh muốn múc.

Nhật Linh: Tiếc nhở. Em đang định bảo bố mua thì thấy Đào Phò bảo không cắm được thẻ nhớ. Steve Jobs ơi, anh đã phụ lòng em!

Chim Xanh: Kiểu gì em cũng phải có một con, nhưng em hơi lo là nó sẽ chỉ là thêm một "phụ tùng" nữa để xách theo. Còn chưa chắc em đã cần dùng.

Lan Cải: Trông nó cool thật, "vô cùng là hết sức" thẩm mỹ, nhưng pin và màn hình thì không bằng cái Kindle của em, còn không có USB với thẻ nhớ thì không thể tiện bằng cái Mini 311 của em, mà em còn đang dùng cái iPhone 3GS nữa. Như vậy sẽ chỉ là khoảng 500 đô cho một màn hình rộng hơn, một CPU nhanh hơn một tí, và một bàn phím rời mà chắc em sẽ không bao giờ xách theo. Chắc em cứ kệ cho mọi người dùng và chỉnh sửa một hai năm, rồi mới nghĩ đến chuyện dùng.

Đim-ma: Bọn chã truyền thông nói về nó nhiều quá, nhất là bọn CNN. Bây giờ như thế này thì cái này không thay thế iPhone được vì nó không phải điện thoại; cũng không thay được iPod vì nó không "portable"; còn... thì em đang có, rất đủ các máy tính "thật", nên là em không cần một cái bảng. Em dĩ nhiên không phải một người dùng "average", nhưng cái iPad này em không thấy sẽ dùng thêm được vào việc gì. Dùng như sách điện tử có thể tốt, nhưng mọi người đã biết tủ sách da dê ở nhà em, với em sách điện tử có phải là SÁCH quái đâu.

Phi Long: Anh vốn không hay đọc quảng cáo những sản phẩm mới kiểu này, cả cái bảng này cũng thế. Không phải anh không quan tâm đến những cái nhỏ xinh này, ngược lại, anh rất quan tâm, từ khía cạnh công nghệ. Không phải anh chê Apple, ngược lại đấy luôn là một trong những gì anh yêu mến nhất. Cũng không phải anh thật sự chê cái iPad này, anh vẫn hoàn toàn tin là trước sau gì nó cũng sẽ không phụ lòng Nhật Linh. Đơn giản anh chỉ muốn nhìn nhận mọi chuyện đúng với bản chất của nó.

Quả thật anh đã bỏ ra ngoài và giơ hai tay lên trời. Nói như Đào Phò thì "Cái này đ'.. ổn!"

Như một người yêu công nghệ, anh vẫn tiếp tục bị kích động, thậm chí rất kích động. Nhưng nếu là người dùng, thì anh thấy vô cảm.

Loài chim không bay

10 ý kiến, và ý kiến từ facebook


- Chúng ta sẽ nhảy chứ? - Đào Phò hỏi.

- Anh nghiêm túc? - Nhật Linh nhìn chàng.

- Ờ... sao không?

- ...

- Thấy không, em đang khiêu vũ!

- Tại vũ hội.

- ...

- Đào Phò, sao anh lại... tránh em?

- ...

- Nếu lúc đấy anh đừng tự kiềm chế, thì bây giờ em cũng... như anh rồi?

- Em không hiểu em đang nói gì. Em không muốn chuyện đấy.

- Em muốn.

- ...

- Lúc nào cũng muốn.

- Anh không định bôi nhọ em hộ em.

- Nhọ hay không nhọ, đằng nào rồi chả chết? Tất cả đều đang chết. Em đang già đi, đang chết dần, từng phút, từng giây.

- Đấy là cái cách mà nó cần phải như thế.

- Nhưng... đằng nào rồi mà chả phải..?

- Mọi thứ đều có thể khác.

- Nếu... cái đấy dựa vào quyết định của con người, thì em đã quyết định rồi đấy.

- Vậy đấy chính là điều em mong ước?

- Em muốn thế.

- Và em đã sẵn sàng ngay bây giờ?

- Vâng.

- Có thể... chỉ... một cái hôn, cũng đủ để em cảm thấy hạnh phúc cùng với anh?

Tâm sự

6 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tất nhiên là bãi biển.

Cảm giác như là bãi biển duy nhất mà em từng tới, nếu xét từ góc độ những bức ảnh mà em đã chụp, so sánh với số lượng mọi thứ khác đã được (hay là bị) em chụp ở khắp nơi. Liệu có bao nhiêu bức ảnh anh có thể thật sự chụp trong khoảng 2 hay 3 giờ? Vài cái là cùng! Buổi tối, em đã mất vài tiếng để xem lại cả đống ảnh của lần đi chơi này, và đã vứt đi rất nhiều "rác", bị mờ và chiếu sáng kém, và bức ảnh này đã còn lại.


Không thể giải thích vì sao, nhưng đôi khi mọi thứ tự nhiên rất đâu vào đấy. Ví dụ như hôm nay, có người mời em đi ăn trưa. Thơm ngon.

Phúc Âm - Chương 6

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

PHÚC ÂM

Chương 6

1 Hãy chú ý là các người đừng làm việc bố thí của các người trước mắt mọi người, để được họ nhìn thấy: nếu không các người không có phần thưởng của Cha các người, Người ở trên thiên đường.
2 Cho nên khi các người làm việc bố thí của các người, đừng thổi kèn tờ-rom-pét trước mặt mình, giống như những kẻ đạo đức giả làm trong những giáo đường Do thái và trên các đường phố, để họ có thể có danh tiếng với mọi người. Một cách đích thực ta nói với các người, Họ có phần thưởng của họ.
3 Mà khi các người làm việc bố thí, đừng để cho tay trái của các người biết việc mà tay phải của các người làm:
4 Để việc bố thí của các người có thể ở trong thầm lặng: và Cha của các người Người tự nhìn thấy ở trong thầm lặng sẽ thưởng cho các người một cách công khai.
5 ¶ Và khi các người cầu nguyện, các người hãy đừng làm giống như những kẻ đạo đức giả làm: vì họ thích cầu nguyện mà đứng trong những giáo đường Do thái và ở những góc phố, để họ có thể được mọi người nhìn thấy. Một cách đích thực ta nói với các người, Họ có phần thưởng của họ.
6 Mà các người, khi các người cầu nguyện, hãy bước vào căn buồng nhỏ của các người, và khi các người đã khép cánh cửa của các người lại, hãy cầu nguyện với Cha của các người Người ở trong thầm lặng; và Cha của các người Người nhìn thấy ở trong thầm lặng sẽ thưởng cho các người một cách công khai.
7 Mà khi các người cầu nguyện, đừng dùng những điều lặp đi lặp lại rỗng tuếch, giống như người ngoại đạo làm: vì họ nghĩ là họ sẽ được nghe vì sự nói nhiều của họ.
8 Cho nên các người đừng giống như họ: vì Cha của các người biết những thứ gì các người cần, từ trước khi các người hỏi Người.
9 Cho nên các người hãy cầu nguyện theo cách như thế này: Cha của chúng tôi Người ngự trên thiên đường, Thiêng Liêng là tên của Người.
10 Vương quốc của Người đến. Của Người sẽ được làm xong trên mặt đất, giống như nó là ở trên thiên đường.
11 Hãy cho chúng tôi ngày này thức ăn hàng ngày của chúng tôi.
12 Và hãy miễn cho chúng tôi những món nợ của chúng tôi, giống như chúng tôi miễn cho những người mắc nợ chúng tôi.
13 Và đừng dẫn dắt chúng tôi vào sự cám dỗ, mà hãy giải thoát chúng tôi khỏi sự xấu xa: vì vương quốc là của Người, và quyền năng, và vinh quang, đến mãi mãi. A-men.
14 Vì nếu các người tha thứ cho mọi người những lỗi lầm của họ, Cha ở trên trời của các người cũng sẽ tha thứ cho các người:
15 Còn nếu các người không tha thứ cho mọi người những lỗi lầm của họ, Cha của các người cũng sẽ không tha thứ cho những lỗi lầm của các người.
16 ¶ Còn nữa khi các người ăn chay, đừng, giống như những kẻ đạo đức giả, với một vẻ mặt buồn bã: vì họ làm xấu xí những gương mặt của họ, để họ có thể thể hiện với mọi người là đang ăn chay. Một cách đích thực ta nói với các người, Họ có phần thưởng của họ.
17 Còn các người, khi các người ăn chay, hãy xức dầu đầu các người, và rửa mặt các người;
18 Để các người không thể hiện với mọi người là đang ăn chay, mà với Cha của các người Người ở trong thầm lặng: và Cha của các người, Người nhìn thấy ở trong thầm lặng, sẽ thưởng cho các người một cách công khai.
19 ¶ Đừng tích cóp cho mình những báu vật ở trên mặt đất, nơi mối mọt và rỉ sét làm cho mục nát, và nơi kẻ trộm khoét vách và ăn trộm:
20 Mà hãy tích cóp cho mình những báu vật ở trên thiên đường, nơi không có mối mọt và rỉ sét làm cho mục nát, và nơi kẻ trộm không khoét vách và không ăn trộm:
21 Vì báu vật của các người ở đâu, thì tấm lòng của các người cũng sẽ ở đó.
22 Ngọn đèn của thân thể là con mắt: cho nên nếu con mắt của các người chân thật, thì toàn bộ thân thể của các người sẽ đầy ánh sáng.
23 Nhưng nếu con mắt của các người là xấu xa, toàn bộ thân thể của các người sẽ đầy bóng tối. Cho nên nếu ngọn đèn ở trong các người là bóng tối, thì bóng tối ấy mới ghê gớm làm sao!
24 ¶ Không ai có thể phụng sự hai chủ: vì hoặc anh ta sẽ ghét một người, và yêu người kia; nếu không anh ta sẽ theo một người, và xem thường người khác. Các người không thể phụng sự Chúa Trời và tiền tài.
25 Cho nên ta nói với các người, Đừng lo nghĩ về sinh mệnh của các người, cái các người sẽ ăn, hoặc cái các người sẽ uống; mà cũng đừng lo nghĩ về thể xác của các người, cái các người sẽ mặc. Sinh mệnh không phải là hơn thức ăn, và thể xác không phải là hơn quần áo?
26 Hãy nhìn xem những chim muông ở trong không trung: vì chúng không gieo, chúng không gặt, cũng không thu hoạch về kho; song Cha ở trên trời của các người vẫn nuôi chúng. Các người không phải là tốt hơn chúng nhiều?
27 Ai trong các người bằng việc lo nghĩ có thể thêm một cu-bít [*] vào vóc dáng của mình?
28 Và tại sao các người lo nghĩ về quần áo? Hãy xem những bông hoa loa kèn ở trên đồng, chúng mọc lên như thế nào; chúng không làm việc vất vả, chúng cũng không quay tơ:
29 Và mặc dầu vậy ta vẫn nói với các người, Là ngay cả Xa-lô-mông với tất cả sự lộng lẫy của mình cũng không được mặc đẹp như một trong số những bông hoa này.
30 Do đó, nếu Chúa Trời ăn mặc cho cỏ trên đồng - thứ hôm nay còn, và mai đã bị quăng vào lò - như thế, Người sẽ không ăn mặc cho các người hơn nhiều, Ôi các người những kẻ thiếu lòng tin?
31 Cho nên đừng lo nghĩ, nói là, Chúng ta sẽ ăn gì? hoặc, Chúng ta sẽ uống gì? Hoặc, Chúng ta sẽ được mặc bằng gì?
32 (Vì tất cả những thứ này Dân ngoại đạo cố kiếm tìm:) vì Cha ở trên trời của các người biết là các người cần tất cả những thứ này.
33 Mà các người trước hết hãy tìm vương quốc của Chúa Trời, và sự công bằng của Người; và tất cả những thứ này sẽ được thêm vào cho các người.
34 Cho nên đừng lo nghĩ vì ngày mai: vì ngày mai sẽ lo nghĩ vì những chuyện của nó. Là đủ cho một ngày cái xấu của nó.

[*] cu-bít: 45 cm 72 mm

Đôi bờ

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Два берега

Ночь была с ливнями,
И трава в росе.
Про меня "счастливая"
Говорили все.
И сама я верила,
Сердцу вопреки:
Мы с тобой два берега
У одной реки.

Утки все парами,
Как с волной волна,
Все девчата с парнями,
Только я одна.
Я ждала и верила,
Сердцу вопреки:
Мы с тобой два берега
У одной реки.

Ночь была, был рассвет,
Словно тень крыла.
У меня другого нет,
Я тебя ждала.
Всё ждала и верила,
Сердцу вопреки:
Мы с тобой два берега
У одной реки.


ĐÔI BỜ
(dao_hoa_daochu dịch)

Đêm đã trôi dưới làn mưa như trút

Những ngọn cỏ mềm sũng ướt trong đêm
Tất cả mọi người đều nói rằng em
"Cô gái ấy là một người hạnh phúc!"
Và em cũng tin đấy là sự thực
Mặc trái tim chốc chốc lại thì thầm:
"Hai người - đôi bờ của một dòng sông."

Những chú vịt từng đôi lội chơi với sóng
Sóng cũng tung bọt rắc... cùng nhau
Những cô gái những chàng trai, chụm đầu
Chỉ riêng em là một mình đơn lẻ
Em vẫn tin, vẫn đợi chờ như thế
Mặc trái tim luôn khe khẽ thì thầm:
"Hai người - đôi bờ của một dòng sông."

Đêm đã qua và bình minh trải rộng
Nhưng dường như vẫn tối sẫm đâu đây
Một mình em, một nỗi nhớ dâng đầy
Em chẳng có ai, chỉ một mình đơn lẻ
Em vẫn tin, vẫn đợi chờ như thế
Mặc trái tim luôn khe khẽ thì thầm:
"Hai người - đôi bờ của một dòng sông."

Đào chim to (2)

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đi ngược theo hữu ngạn dòng suối nhỏ lên đến chỗ này thì gặp một khoảng trống bằng phẳng tương đối rộng. Trên bờ thì thế, còn dòng suối thì như bị chấm dứt ở đây, hay nói chính xác hơn, nó bị đứt. “Suối đứt”, giống như là một nghịch lý. Nhưng đúng là nó đứt thật. Từ phía ngược dòng, suối đổ về đây từ phía bên tay trái, quá chỗ này ngược lên một quãng là đúng chỗ gấp khúc; thực ra từ chỗ gấp khúc, dòng suối tương đối dốc xuống đây, nhưng chưa dốc đủ để có thể gọi là thác.

Tôi mở ngoặc một chút ở đây: lúc tôi mới viết câu chuyện dài “Thiên tượng”, tôi vẫn quen dùng những câu rất dài, và chỉ ngắt trong câu bằng những dấu phẩy; chính dao_hoa_daochu đã chát với tôi một phiên rất dài, sử dụng rất nhiều lý lẽ cũng như ví dụ, nhiều nhất là của Giyn Véc-nơ, và đã thuyết phục được tôi về cách dùng dấu chấm phẩy, như tôi đang dùng ở đây. Ngoài lề, thì y còn rất phản đối việc dùng dấu ngoặc đơn khi viết văn. Tôi cũng ít dùng dấu này, nên cũng chưa tranh luận kỹ, nhưng sơ bộ thì ý kiến của y là: “Có ngoặc đơn trông nó đ’.. giống câu văn.”

Trở lại với dòng suối, lẽ ra thì nó dốc dần xuống, nhưng ở khoảng giữa đoạn dốc tính từ chỗ tôi đang đứng, hơi quá về phía trên một chút, ở chỗ lòng suối rộng nhất, người ta đã đắp một cái đập đá dựng lên chắn ngang; cho nên nước dồn về chỗ ấy thành một cái hồ nhỏ, và khi đã dồn đầy hồ, thì nó són từ trên cao xuống. Người ta đã cố tình làm đứt dòng suối, chắc muốn tìm cách thỏa mãn cảm giác của một trong những loại phổ biến nhất trong những loại người vô công rồi nghề, vẫn được gọi là khách du lịch.

Đang là sáng sớm, một buổi sáng mùa hè điển hình, mặt trời mới lên, vẫn còn sương, có gió thổi, nhẹ thôi, vừa ấm vừa mát - ấm nhờ nhợ thôi và hơi mát quá một chút, tương tự như đắp chăn bật quạt. Con người hay thế này: đều đều, thuần thuần, thì không thích lắm; xáo trộn, mà một tí thôi, thì thích; nhưng quá đi một chút, thì hoảng hốt ngay. Mùi cây cỏ và mùi nước trên lá, nước dưới suối, lại thêm có gió, tạo nên một cảm giác thiên nhiên, dễ làm cho người ta thấy vô cùng sảng khoái, ngay cả là lúc trong bụng đang đói; tất nhiên, phải là không đói quá, như đã nói ở trên.

Tôi có mấy củ khoai luộc mới mua ban nãy ở trong ba lô. Đã chọn được một phiến đá phẳng vẫn ở gần mà không bị nước rơi xuống bắn phải, ngồi xuống, và định giở khoai ra ăn, thì tôi chợt nảy ra một ý khác. Buổi sáng thế này, và khoai lang, dù là khoai luộc, và nhất là những dấu vết cũ trên nền đất ở ngay gần phiến đá của tôi, làm tôi lập tức nhớ đến mùi lửa. Và chuyện này lại rất khả thi. Nhanh chóng, tôi đã vơ được cả bó cành khô và nhen lên một đống lửa nhỏ, ngay trên dấu vết tro than còn bám trên mặt đất của đống lửa cũ khi nào đó kia. Lửa cháy được một lát, lách tách, khói xanh thật thơm, hơi cay mắt, tôi đang vừa sụt sịt vừa loay hoay lấy những củ khoai luộc ra tìm cách vùi vào đống lửa, thì giật mình.

- Hờ… khoai luộc rồi còn nướng!

Ngửng đầu lên, tôi thấy một thằng bé đang đứng ngay cạnh đấy. Tôi không giỏi ước lượng tuổi bọn trẻ con, chỉ thấy là nó gày gày, quần áo xộc xệch, hơi bẩn, mặt cũng bẩn, dưới mũi và sang phía hai má có những đường quệt ngang, trông nó cứng cáp nhưng tóm lại là còn bé tí. Nó đội chiếc mũ lưỡi trai mềm cũng tĩ tã giống như quần áo, hơi lệch qua một bên.

- Sao đâu? - Tôi bảo. - Vẫn thơm hơn chứ. Muốn cùng ăn không?

Nó là trẻ con, chắc thấy có người loay hoay đốt lửa nướng khoai ở đây, tự nhiên sẽ thích sán lại chơi… nhưng tôi chợt nhớ đến dấu vết đống lửa.

- Có phải… đống lửa của cháu?

Thằng bé chắc lúc đầu thấy có người chiếm mất đống lửa, nó vừa hơi lạ vừa khó chịu và ấm ức lắm, giờ thấy kẻ cướp trên giàn mướp này chỉ có vẻ là vô ý không biết thôi, và mặc dầu lớn tướng nhưng cũng có vẻ hữu nghị, nó lại phấn khởi lại ngay. Nó cười, mặc dầu vậy, có vẻ vẫn chưa thật hết ngại, gật gật đầu, bỏ cánh tay vẫn giấu phía sau, chìa ra một củ khoai sống to phải bằng cẳng tay người lớn; bất giác tôi thấy mặt mình nóng ran; cảm giác bẽ bàng này hết sức tự nhiên và hợp lô-gích, nhưng đồng thời lại thật vô lý thế nào đó, và tôi lại tự phì cười về chuyện này.

- Bác đi du lịch à? - Mẹ thằng này chắc trẻ, thông thường bọn trẻ con vẫn gọi tôi bằng chú. Vì đống lửa vốn danh chính ngôn thuận là của nó, nên rất nhanh nó đã lấy lại vị thế chủ nhà, được cái nó nướng khoai rất thạo, tôi chả bao giờ làm được thế; có điều nó vừa mời tôi ăn khoai của tôi, rồi thấy mặt tôi hơi tần ngần, nó cũng tần ngần, rồi bẻ khoảng một phần ba củ của nó, đưa cho tôi. Tôi chưa kịp trả lời thì thằng bé đã nhìn tôi bằng ánh mắt hoài nghi và đánh giá như mắt người lớn, rồi tiếp luôn. - Trông bác giống thám hiểm hơn. Du lịch thường béo và trắng, còn bác gày, và đen, và rậm râu. - Nó có vẻ phấn khởi và trịnh trọng về khả năng trinh thám của mình. Đắc ý. - Và bác còn tự nhóm lửa nướng khoai.

- …

- Bác đã đến đảo giấu vàng chưa?

- Chưa…

- Thế thì kém. Cháu biết có một người đã đến đấy. Ông ấy đi tàu buồm, một loại tàu rất to, nhưng gần đến nơi thì bị bão. Bão biển không vớ vẩn như bão ở đây đâu, nó thừa sức làm chìm cả chiếc tàu to. Nhưng người ấy khỏe lắm nên vẫn bơi được vào bờ. Ở đấy có rất nhiều vàng. Đã gọi là đảo giấu vàng mà. Nhưng không đem vàng về được. Mà người cũng không về được. Người ấy nghĩ mãi, và nghĩ ra cách viết thư và bỏ vào trong chai, rồi gắn kín lại, rồi vứt xuống biển. Rồi có người nhận được thư, cho tàu đến đón, rồi hai người chia nhau số vàng. Bao giờ lớn, cháu cũng sẽ làm nhà thám hiểm. Nhưng cháu sẽ bơi thuyền buồm ra biển, chứ không loanh quanh ở đây đâu, - nó nhìn tôi vẻ ái ngại, - ở đây thì làm gì có gì đâu?

- …

- Nhưng phải đủ lớn đã. Còn bây giờ cháu còn phải đi chăn bò. Bố mẹ cháu đều làm ruộng ở đây. Ít thứ chơi lắm. Chỉ thỉnh thoảng buổi tối bố cháu ra quán nét chơi và cho cháu đi theo. Cháu thấy bố cháu hùng dũng ra trận, dẫn theo một con ngựa bờm đỏ và một con rồng sặc sỡ. Hễ bố đi đâu là hai con đấy đi theo. Lính mà. Con ngựa tuy không đẹp bằng nhưng lại được bố cháu lại yêu quý hơn, bố cháu hay chỉ vào nó bảo: “Hoàn mỹ đấy.” Bố cháu thì không biết thám hiểm, nhưng mẹ cháu đã bảo rồi, mẹ cháu có một bác bạn quen là một nhà thám hiểm tài giỏi, lúc nào lớn mẹ sẽ cho cháu đi cùng với bác ấy.

- …

- Một lần tết bố cháu bưng về một cây đào, không to lắm, cong queo, nhưng cái chậu thì to, trên thành chậu có in hình những con chim bay nối đuôi theo chiều ngang, những con chim cũng to. Mẹ bảo bác thám hiểm bạn mẹ tên là Đào, từ lúc có cây này, cháu liền gọi bác là Đào chim to. Như thế để dễ nhớ, khỏi sau này gặp, nhỡ cháu lại quên tên. Chuyện này quan trọng lắm.

Khi Bai-rơn bước vào xưởng của Tor-van-đxen, Tor-van-đxen đã quá vui mừng, không khác gì trẻ con thấy mẹ về chợ. Ông đã vừa hát vừa tạc tượng Bai-rơn, mặc dù Bai-rơn là một người mẫu kinh khủng: nét mặt ông luôn luôn thay đổi, nó không thể yên lặng lại dù chỉ trong một khoảnh khắc. Hàng ngàn biểu hiện toát ra từ gương mặt tuyệt đẹp của Bai-rơn, cũng giống như từ bờ môi ông đã từng phát ra hàng ngàn những lời nào vui vẻ, nào sắc sảo, nào u buồn. Tor-van-đxen đã lưu ý Bai-rơn về chuyện này, nhưng không ăn thua gì. Khi Tor-van-đxen làm xong bức tượng bán thân, Bai-rơn liếc nhìn nó và bảo:

- Anh đã tạc không phải tôi, mà là một người sung túc. Tôi không giống như cái tượng của anh.

- Có gì là tồi tệ đâu, nếu như một người hạnh phúc?

- Tor-van-đxen, - Bai-rơn nói, mặt tái đi vì tức giận, - hạnh phúc và sự sung túc cũng khác nhau như đá hoa và đất sét. Chỉ có lũ ngu xuẩn hoặc những người có tâm hồn thấp kém mới có thể tìm kiếm sự sung túc trong thời đại của chúng ta. Chẳng lẽ trên khuôn mặt tôi không hề có một nét nào nói về sự cay đắng, về lòng can đảm và những nỗi đau trí tuệ?

Lúc đấy Tor-van-đxen đã cúi mình trước Bai-rơn, và nói: “Anh đã đúng. Cái đục của tôi đã phản bội tôi. Tôi đã vừa mừng rỡ, vừa quan sát anh, và niềm vui đã làm mờ mắt tôi.”

“Chúng ta sẽ còn gặp nhau.” Bai-rơn nói, nắm tay Tor-van-đxen và bước ra.

Sau đó có một người giàu có muốn trả một nghìn đồng xê-quyn để mua bức tượng Bai-rơn, nhưng Tor-van-đxen bảo: “Giá như ngài, thưa ngài, muốn trả tiền tôi để đập bức tượng, thì tôi sẽ vui vẻ mà nhận. Còn sai lầm của tôi thì tôi không bán.”

Tôi chưa bao giờ tạc tượng, còn thằng bé chắc là không phải thi sĩ, nhưng trong lúc ngồi ăn khoai “luộc nướng” - chúng tôi đã ăn hết củ khoai nướng xịn của nó và chuyển sang khoai của tôi - và nghe thằng bé kể những chuyện này, chuyện kia của nó, ý nghĩ của tôi theo một cơ chế lô-gích tự động nào đó đã dẫn dắt đến chuyện Tor-van-đxen tạc tượng Bai-rơn. Ví thử lúc này, ngồi ở chỗ thằng bé không phải nó mà là một người lớn nào đó trong số rất nhiều những người lớn mà chỉ một lúc nữa chắc sẽ tràn ngập chỗ này, thì có lẽ, tôi đang được nghe một câu chuyện khác, chắc sẽ là về những sự khôn ngoan, giỏi giang, biết người biết mình, và sung túc nào đó.

“Ở đây thì làm gì có gì đâu?”

Nó đã bảo tôi như vậy. Nhưng buổi chiều, lúc quay về, đi theo dòng suối xuống phía dưới, đến một chỗ không có bờ đất, mà phải vừa đi vừa nhảy trên những tảng đá to tướng có màu trắng mốc như là có muối bám, nằm lô mô nối liền nhau; ở bờ bên kia cũng tương tự như vậy nhưng những tảng đá không xếp thẳng hàng mà mở rộng ra và quanh lại thành một cái vũng to; cấu trúc như vậy làm cho rác và lá cây đang trôi theo dòng suối dễ bị đọng lại vào mép chỗ khoanh ấy; và, lẫn vào những thứ đang bị đọng lại ở đấy, có một vật đã làm tôi chú ý, mặc dù bình thường thì chắc tôi sẽ chẳng chú ý, mặc dù nó vẫn thế.

Lúc ra khỏi vũng khoanh, dòng suối thắt lại, nông, và có mấy hòn đá lô mô vô tổ chức thò lên ở giữa, và tôi không mấy khó khăn đã có thể đến gần chỗ cái vật đã gây chú ý kia, nằm bò ra trên mặt đá, nhoài tay xuống và tóm lấy nó.

Một cái chai cổ ngẳng, thủy tinh xấu nhiều bọt, nút lá chuối khô và có cái gì đấy đã được đun chảy và đổ lên miệng và nút chai; hơi trong trong, không phải si, chắc là nhựa thông. Thực ra dù cũng đã có một tí tị tò mò thật, nhưng chủ yếu tôi chỉ qua đây và vớt cái chai một cách hú họa, với một cảm giác đùa nghịch vui vui, nhưng lúc này nó đã đến hơn nửa phần ăn khớp với ý nghĩ hơi trẻ con chợt thoáng qua của tôi lúc vừa thoạt nhìn thấy nó. Bây giờ tôi lại trở nên sốt ruột thật sự, và vội vàng hấp tấp đập vỡ cổ và phần trên của cái chai.

Trong chai có một mảnh giấy, giấy vở ô-li xé ra, gấp đôi và cuộn tròn lại theo lòng chai, chữ viết hơi to và không thật đều đặn.

“Bác Đào! Đây là thư của con trai mẹ … gửi cho bác. Trong khi bác đang đi thám hiểm, cháu ở nhà và hàng ngày đi chăn bò cho mẹ. Nhưng cháu cũng muốn trở thành một nhà thám hiểm. Tại vì nếu đi chăn bò thì lúc nào cũng phải loanh quanh với nó, và sẽ không thể được xem nhiều thứ. Mà cháu thì lại muốn đi đây đó và xem mọi thứ cho đã mắt. Nếu mẹ cho thì cháu sẽ bỏ đi tìm bác ngay bây giờ, nhưng mẹ lại không cho. Mẹ bảo là nếu không có chứng minh nhân dân thì không thể đi đâu xa được. Mà muốn có chứng minh nhân dân thì phải chờ đến lúc lớn bằng anh Cường hàng xóm. Nhưng mà cháu thấy anh Cường hình như cũng chả đi đâu bao giờ. Thực ra dù cháu còn bé nhưng nếu bây giờ cháu có thể đi đây đi đó cùng với bác thì cháu có thể mang giúp đồ hoặc làm hộ bác nhiều việc khác. Và vào những lúc nghỉ ngơi, bác có thể kể dần những chuyện thám hiểm cho cháu nghe. Đi thám hiểm thì cũng có những lúc nghỉ ngơi chứ, phải không bác? Cháu có thể xin mẹ địa chỉ để gửi thư bưu điện cho bác, thể nào mẹ chả cho. Nhưng thế thì không giống những nhà thám hiểm. Và nếu xin địa chỉ, cháu sợ mẹ sẽ muốn xem thư. Mẹ hay giụi mắt và sụt sịt khóc khi nói nhiều đến bác, và không muốn để cháu thấy mẹ khóc. Cháu dừng ở đây. Lúc nào bác nhận được thư, thì trả lời cháu ngay bác nhé.”

Hòn đảo của bác sĩ Moreau (36)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôi không biết bao nhiêu lâu tôi đã ngồi ở đó làm kế hoạch. Nó phải là một giờ gì đó. Rồi việc đặt kế hoạch của tôi đã bị gián đoạn bởi sự trở lại của Montgomery tới khu vực lân cận chỗ tôi. Tôi đã nghe một sự la hét từ nhiều cổ họng, một sự ồn ào của những tiếng kêu hoan hỉ đi ngang qua xuống phía bãi biển, vừa hò reo và vừa rú lên, và những tiếng kêu thét đầy kích động cái đấy có vẻ đến điểm dừng ở gần mép nước. Sự náo loạn đã nổi lên và đã trùng xuống; tôi đã nghe những tiếng đập nặng nề và tiếng vỡ ra từng mảnh vụn của gỗ, nhưng nó đã không làm phiền toái tôi lúc đấy. Một việc tụng kinh một cách không hòa hợp đã bắt đầu.

Những ý nghĩ của tôi đã quay trở lại tới phương tiện của tôi để thoát khỏi đây. Tôi đứng dậy, mang cái đèn, và đi vào một căn lán để nhìn vào những thùng chứa nào đó tôi đã thấy ở đó. Rồi tôi đã trở nên chú ý tới những nội dung của mấy chiếc hộp bánh quy bằng sắt tây, và đã mở một hộp. Tôi đã thấy một cái gì đó ở ngoài khóe mắt tôi, - một hình dáng màu đỏ, - và đã quay phắt lại.

Ở đằng sau tôi là khoảng sân có hàng rào, bức vẽ đen trắng sống động trong ánh trăng, và một đống gỗ và củi trên đó Moreau và các nạn nhân đã bị cắt xén của ông ấy đang nằm, chồng chéo lên nhau. Họ trông như là đã kẹp chặt lấy nhau trong một cuộc vật lộn thù hằn cuối cùng. Những vết thương của ông ấy đã mở ngoác ra, đen như đêm, và máu cái đấy đã nhỏ giọt nằm thành những mảnh vá đen ở trên cát. Rồi tôi đã thấy, mà không hiểu, nguyên nhân của bóng ma của tôi, - một ánh sáng rực rỡ hồng hào cái đấy đã đến và đã nhảy nhót và đã đi ở trên bức tường đối diện. Tôi đã hiểu sai cái này, đã cho rằng nó đã là một sự phản chiếu của cái đèn lung linh của tôi, và đã quay trở lại lần nữa tới những đồ tích trữ trong căn lán. Tôi đã tiếp tục lục soát trong chúng, cố gắng nhất như là một người chỉ có một tay có thể, tìm được thứ này thứ kia thích hợp, và đưa chúng sang một bên để cho chiếc xuồng lớn ngày mai. Những sự vận động của tôi đã là chậm chạp, và thời gian đã trôi qua nhanh. Một cách lãnh đạm ánh sáng ban ngày đã bò trườn lên tôi.

Tiếng tụng kinh đã chết lặng, giành chỗ cho một tiếng hét vang; rồi cái đấy đã bắt đầu một lần nữa, và bất ngờ đã phá vỡ vào một sự ồn ào. Tôi đã nghe những tiếng hét, "Nữa đi! Nữa đi!" một tiếng động như cãi nhau, và một tiếng kêu thét hoang dã đột ngột. Đặc tính của những tiếng động đã thay đổi rất hoành tráng đến mức nó đã tóm giữ sự chú ý của tôi. Tôi đã đi ra vào khoảng sân có hàng rào và lắng nghe. Lúc đó cắt như một con dao xuyên qua sự rối loạn đã vẳng đến tiếng lên đạn súng lục.

Tôi đã ngay lập tức lao qua phòng của tôi tới khung cửa nhỏ. Lúc tôi làm như vậy tôi đã nghe thấy mấy chiếc thùng đóng hàng ở đằng sau tôi trôi tuột xuống và vỡ ra từng mảnh cùng với một tiếng loảng xoảng của thủy tinh trên sàn căn lán. Nhưng tôi đã không lưu ý những cái này. Tôi hất cánh cửa mở tung và nhìn ra.

Trên bãi biển cạnh nhà thuyền một ngọn lửa đốt rác đã cháy lên, trút như mưa các tia lửa vào sự phảng phất của bình minh. Chung quanh cái này đã vật lộn một khối lớn những hình dáng màu đen. Tôi đã nghe Montgomery gọi tên tôi. Tôi bắt đầu chạy ngay lập tức về phía ngọn lửa này, súng cầm trong tay. Tôi đã thấy cái lưỡi hồng của khẩu súng lục của Montgomery liếm ra một lần, gần mặt đất. Anh ấy đã ngã xuống. Tôi đã hét lên cùng với tất cả sức lực của tôi và đã bắn vào không khí. Tôi nghe một ai đó kêu, "Chủ nhân!" Đám vật lộn màu đen đang vo viên lại đã vỡ thành những khối phân tán, ngọn lửa bùng lên và lụi xuống. Đám đông những Người-Thú đã bỏ chạy trong sự hoảng sợ bất ngờ trước mặt tôi, trên bãi biển. Trong sự kích động của tôi tôi đã bắn vào những cái lưng đang rút chạy của chúng lúc chúng đã biến mất giữa những bụi rậm. Lúc đó tôi đã quay lại tới những đống màu đen ở trên mặt đất. Montgomery nằm trên lưng anh ấy, cùng với Người-Thú có lông màu xám nằm ườn vắt ngang qua thân thể anh ấy. Thú vật đã chết, nhưng vẫn còn tóm chặt cổ họng của Montgomery bằng những móng vuốt cong của nó. Ngay bên cạnh M'ling nằm úp mặt xuống và hoàn toàn bất động, cổ của nó đã bị cắn toác ra và phần trên của chai rượu bờ-ran-đi đã vỡ thành từng mảnh trong tay nó. Hai hình dáng khác nằm gần ngọn lửa, - một im lìm, cái kia rên rỉ chập chờn, mỗi lúc này lúc khác lại nhấc đầu của nó lên chầm chậm, rồi lại bỏ nó xuống.

Tôi đã tóm lấy người màu xám và đã kéo nó ra khỏi thân thể của Montgomery; những móng vuốt của nó đã vạch xuống chiếc áo khoác rách một cách bất đắc dĩ khi tôi đã lôi kéo nó xa ra. Montgomery đã rầu rĩ trong gương mặt và thở vừa vặn thoi thóp. Tôi đã tóe nước biển lên mặt anh ấy và đã kê đầu anh ấy lên chiếc áo khoác đã được cuộn lại của tôi. M'ling đã chết. Sinh vật đã bị thương vì ngọn lửa - nó đã là một Súc-vật-chó-sói cùng với một gương mặt xám có râu - đang nằm, tôi đã tìm thấy, cùng với phần phía trước của thân thể nó ở phía trên vẫn còn cây gỗ rực sáng. Thứ khốn khổ đã là bị làm hại một cách rất khiếp sợ đến mức vì lòng khoan dung tôi đã nổ bay sọ nó ngay lập tức. Súc vật khác là một trong số những Người-Bò quấn trong vải trắng. Nó cũng đã chết. Những Người-Thú còn lại đã biến mất khỏi bãi biển.

Tôi đã tới chỗ Montgomery một lần nữa và quỳ xuống ở bên cạnh anh ấy, nguyền rủa sự kém hiểu biết của tôi về y học. Ngọn lửa ở bên cạnh tôi đã lụi đi, và chỉ những quầng than cháy của thanh gỗ rực sáng ở những đầu mấu và được trộn lẫn cùng với tro tàn màu xám của cành vụn là còn lại. Tôi đã tò mò một cách tình cờ ở đâu Montgomery đã kiếm được gỗ của anh ấy. Rồi tôi thấy là rạng đông đã ở trên đầu chúng tôi. Bầu trời đã trở nên sáng hơn, mặt trăng đang lặn đã trở nên nhợt nhạt đi và mờ đục trong màu xanh dạ quang của ngày. Bầu trời về hướng đông đã bị viền cùng với màu đỏ.

Bất ngờ tôi đã nghe một tiếng uỵch và một tiếng huýt gió ở đằng sau tôi, và, nhìn lại, tôi đã nhảy dựng lên cùng với một tiếng hét khủng khiếp. Tương phản với bình minh ấm áp những mảng khói đen lớn xáo động mạnh đang sôi lên ở ngoài khu hàng rào, và qua bóng tối ào ạt của chúng đã bắn lên những tia rung rinh của ngọn lửa đỏ màu máu. Lúc đó nóc nhà lợp tranh đã bắt lửa. Tôi đã thấy cuộc công kích vòng vèo của những ngọn lửa xuyên qua mái tranh dốc. Một vòi phun của ngọn lửa đã bắn thành tia từ cửa sổ phòng tôi.

Tôi đã biết ngay lập tức cái gì đã xảy ra. Tôi nhớ lại tiếng đổ vỡ tôi đã nghe. Khi tôi lao ra để hỗ trợ Montgomery, tôi đã lật nhào cái đèn.

Sự tuyệt vọng về việc vớt vát bất kỳ thứ gì trong những thứ ở trong khu vực hàng rào đã nhìn chằm chằm vào tôi trên gương mặt. Trí não của tôi đã trở lại tới kế hoạch của tôi về việc bỏ chạy, và quay lại một cách mau lẹ tôi đã nhìn để xem hai chiếc thuyền nằm ở đâu trên bãi biển. Chúng đã biến mất! Hai cái rìu nằm ở trên cát ở bên cạnh tôi; vỏ bào và những mảnh vụn đã bị vung vãi ra khắp nơi, và những đám tro tàn của đống lửa đã sẫm lại và bốc khói dưới bình minh. Montgomery đã đốt cháy những chiếc thuyền để tự trả thù tôi và ngăn cản sự trở lại của chúng tôi tới với loài người!

Một cơn chấn động đột ngột của sự cuồng nhiệt đã rung động tôi. Tôi hầu như đã bị kích động để đập vỡ cái đầu ngốc nghếch của anh ấy, khi anh ấy nằm ở đó bất lực dưới chân tôi. Lúc đó bất ngờ tay anh ấy đã xê dịch, rất yếu đuối, một cách rất đáng thương, đến nỗi sự tức giận của tôi đã biến mất. Anh ấy đã rên rỉ, và mở mắt ra trong một phút. Tôi đã quỳ xuống ở bên cạnh anh ấy và đã nâng đầu anh ấy lên. Anh ấy đã mở những con mắt mình một lần nữa, nhìn chằm chằm im lặng vào bình minh, và rồi chúng đã gặp mắt tôi. Những mí mắt đã khép lại.

"Xin lỗi," anh ấy đã nói ngay lập tức, cùng với một nỗ lực. Anh ấy có vẻ cố gắng suy nghĩ. "Cái cuối cùng," anh ấy thì thầm, "Cái cuối cùng của vũ trụ xuẩn ngốc này. Bừa bộn quá - "

Tôi đã lắng nghe. Đầu anh ấy đã ngoẹo xuống bất lực sang một bên. Tôi đã nghĩ một chút đồ uống có thể làm anh ấy tỉnh lại; nhưng đã không có cả đồ uống cả đồ để đựng trong cái đấy phải mang đồ uống trên tay. Anh ấy có vẻ nặng hơn một cách bất ngờ. Tim tôi lạnh đi. Tôi cúi xuống tới gương mặt của anh ấy, đưa tay tôi qua kẽ hở trên áo bờ-lus của anh ấy. Anh ấy đã chết; và vừa vặn đúng lúc anh ấy chết một đường thẳng của hơi nóng màu trắng, tia sáng của mặt trời, đã mọc lên ở hướng đông phía bên kia chỗ nhô ra của vịnh, bắn toé ánh sáng rực rỡ của nó xuyên qua bầu trời và xoay chuyển biển tối vào một sự náo động lớn lao của ánh sáng làm lóa mắt. Nó đã rơi xuống như một vầng hào quang ở trên gương mặt co rúm lại vì cái chết của anh ấy.

Tôi để đầu anh ấy ngả xuống dịu dàng ở trên cái gối thô tháp tôi đã làm cho anh ấy, và đứng lên. Trước mặt tôi đã là cảnh hiu quạnh lấp lánh của biển, sự tịch mịch uy nghi ở trên nó tôi sẵn đã phải chịu đựng rất nhiều; ở đằng sau tôi hòn đảo, đã im lặng dưới bình minh, những Người-Thú của nó lặng im và vô hình. Khoảng sân có hàng rào, cùng với tất cả những đồ dự trữ và đạn dược của nó, đã cháy một cách ồn ào, cùng với những cơn bất ngờ của ngọn lửa, một tiếng kêu lốp bốp chập chờn, và tiếng đổ vỡ lúc này lúc khác. Khói dày đặc đã cuộn lên trên bãi biển ở đằng xa tôi, trườn thâm thấp qua những ngọn cây xa cách về phía những căn lều tạm trên hẻm núi. Ở bên cạnh tôi đã là những vết tích bị cháy thành than của những chiếc thuyền và năm thân thể đã chết này.

Lúc đó chui ra khỏi những bụi rậm, ba Người-Thú đang đi đến, với những bờ vai khom xuống, những cái đầu lồi ra, những bàn tay méo mó vụng về đã nắm lại, và những con mắt tò mò, không thân mật và đã tiến lên về phía tôi cùng với những điệu bộ lưỡng lự.

(to be cont.)

Khi hoa hồng lại nở

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Họ đã dạo bước trong lúc trời nhập nhoạng
Ở một nơi hoa hồng đang nở,
Một người lính với người yêu của anh, dũng cảm và thành thật.
Và trái tim họ đã bị phủ đầy nỗi buồn,
Vì suy nghĩ của họ về ngày mai,
Ngay khi cô cài lên áo choàng xanh của anh một bông hồng.

"Đừng nài anh nán lại, em yêu,
Khi em không biết điều gì để nói,
Vì nghĩa vụ gọi tên người yêu của em lần nữa.
Và trái tim em không cần phải thở dài,
Dù anh có trong cơn hấp hối,
Anh sẽ ở bên em khi hoa hồng lại nở.

Khi hoa hồng lại nở
Ở bên dòng sông,
Và con chim nhại đã hát xong điệp khúc dịu dàng của nó.
Trong những ngày của thưở xa xưa,
Anh sẽ ở bên em, người yêu của anh,
Anh sẽ ở bên em khi hoa hồng lại nở."

Giữa tiếng rầm vang của chiến trận,
Đã tới một tiếng thì thào yếu ớt,
Một người lính đã gục ngã trong trận đánh.
"Tôi đang hấp hối, tôi đang hấp hối,
Và tôi biết tôi sẽ phải ra đi.
Tôi muốn kể với anh
Trước khi tôi mất.

Có một dòng sông xa xôi và cách trở
Ở một nơi hoa hồng đang nở,
Một người yêu đang ở đấy chờ tôi.
Và đấy là nơi tôi cầu xin anh mang tôi tới,
Tôi đã trung thành, đừng rời bỏ tôi,
Tôi sẽ ở bên cô ấy khi hoa hồng lại nở."

Một cuộc gặp gỡ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Efrème Denissov mơ màng nhìn vùng đất trơ trụi chung quanh. Cái khát quằn quại, anh khổ sở vì đau đớn khắp châu thân. Con ngựa cũng có vẻ mệt lả, kiệt sức dưới cái nóng thiêu đốt và không được ăn uống từ lâu, rũ đầu buồn bã. Con đường dốc lài lài xuống khu rừng thông mênh mông. Những ngọn cây tan loãng tới tận xa tít, cùng màu xanh với bầu trời. Người ta chỉ thấy chim uể oải bay và bầu không khí run rẩy trong những ngày hè oi bức nhất. Khu rừng nổi lên như những ụ đất, càng lúc càng cao và cái thảm xanh qủy quái kinh dị này dường như vô tận.

Efrème tới từ làng sinh quán, thuộc tổng trấn Koursk, để quyên tiền cho ngôi nhà thờ bị cháy. Trong xe (1) đặt một tranh thánh vẽ trên gỗ, Đức Mẹ Kazan, mà nắng mưa đã làm phồng hở và dộp vảy. Trước bức tranh là hộp quyên tiền bằng sắt trắng, thành vách lồi u lên hé một khe khá rộng có thể nhét cái bánh bích qui vào không khó khăn gì.

Một tấm biển trắng đóng đinh sau xe, viết lớn bằng chữ in ngày tháng năm, ở làng Malinovstsy, "Vì thánh ý Chúa, lửa của cơn hoả hoạn đã thiêu hủy nhà thờ", rằng với sự cho phép và ban ơn của những vị có thẩm quyền, cộng đồng đã quyết định phái "những người tình nguyện" đi quyên tiền về xây lại thánh đường. Bên cạnh xe treo cái chuông buộc vào một thanh ngang, nặng khoảng mười kí lô.

Efrème không định được mình đang ở đâu và khu rừng mênh mông không hứa hẹn có cư dân nào ở gần. Anh dừng một lát, sửa lại đai mông ngựa và cẩn trọng đi xuống con đường dốc. Chiếc xe rung rinh, chuông phát ra những âm thanh làm gián đoạn cái im vắng chết người của một ngày nóng thiêu nóng đốt.

Trong rừng, bầu không khí ngột ngạt mùi nhựa gai thông, mùi rêu và mùi lá mục rực lên đón khách. Người ta chỉ nghe tiếng vo ve nhè nhẹ vang vang quấy rầy của muỗi và bước chân Efrème đinh tai nhức óc. Xuyên qua rừng xanh, các tia nắng lướt mình dọc thân cây và những nhánh chồi bên dưới rồi tạo nhiều vòng tròn nhỏ trên nền đất râm chồng chất gai thông. Đó đây một cây dương xỉ hay cây mận còi chỉa lên bên cạnh thân cây; chung quanh chẳng có gì khác.

Efrème vừa bước bên cạnh xe vừa khuyến khích ngựa. Đôi khi bánh xe vấp vào rắn rễ cây bò ngang qua đường, cái chuông kêu leng keng phàn nàn như thể ngay cả nó cũng mệt bở hơi.
Một giọng cứng ngắt chói tai bỗng vang lên cạnh Efrème:

- Chào ông nội! Chúc đi đường bình an!

Một nông dân khoảng ba mươi, cặp giò dài, đang nằm cạnh đường, đầu gối lên tổ kiến. Gã bận chiếc sơ mi vải và chiếc quần bó không phải kiểu nhà quê, hai gấu nhét vào ủng đỏ, thấp. Cạnh đầu gã là cái mũ cát-két của nhân viên nhà nước, dơ tới nỗi chỉ một cái dấu nhỏ của chiếc phù hiệu mới cho phép đoán được màu nguyên thủy. Giấc nghỉ ngơi của gã nông dân có vẻ không yên tĩnh: trong khi Efrème quan sát thì tay chân gã quơ quậy không ngừng như thể bị muỗi xé xác hoặc bị bịnh ghẻ hành hạ. Nhưng mặt mày gã thì coi còn dị hợm hơn quần áo hay cử chỉ nữa. Cả đời, Efrème chưa gặp ai như vậy bao giờ. Xanh xao, tóc thưa thớt, cằm vểnh ra, một nhúm lông điểm phía trên trán, nhìn nghiêng trông mặt gã như vầng trăng lưỡi liềm. Mũi và hai tai nhỏ dị kỳ, mắt không linh động và nhìn chằm chặp vào một điểm trong không như mắt kẻ đần hay người bị điều gì làm kinh ngạc. Và để cho sự kỳ dị được trọn vẹn, cái đầu gã bẹp dí xuống hai bên làm lộ nửa vòng tròn bên dưới của sọ. Efrème hỏi:

- Nè con chiên, nói nghe, từ đây tới làng có xa không?

- Không, không xa lắm. Tới thị trấn Maloié chừng hơn năm cây số thôi. (2)

- Tớ khát không chịu nổi.

Gã nông dân lạ lùng nói với một nụ cười:

- Làm sao không khát được. Trời nóng khủng khiếp! Nóng tới năm mươi độ hay hơn... Người ta tên gì nhỉ?

- Efrème, anh bạn ạ.

- Còn tớ tên là Kouzma. Đằng ấy có biết câu ngạn ngữ của mấy bà mai không: "Tôi có Kouzma trong tay, ngày mai sẽ là ngày cưới".

Đặt chân trên bánh xe, gã leo lên, chu môi hôn bức tranh thánh, hỏi:

- Đằng ấy đi xa hả?

- Xa, anh bạn ạ!... Tôi ở tổng trấn Koursk, tận Moscou, mà bây giờ thì vội vàng tới Nijni cho kịp bữa hội chợ.

- Đằng ấy đi quyên cho nhà thờ hả?

- Cho nhà thờ, anh bạn ạ. Cho bà hoàng của các thượng đế Kazan... Nhà thờ chúng tôi bị cháy rồi!

- Sao mà bị cháy?

Lưỡi dày cộm lên vì mệt, Efrème bắt đầu kể hôm trước ngày thánh Elie, sấm sét đã rớt xuống nhà thờ Malinovstsy như thế nào. Như một sự cố tình, hôm đó cả dân làng và các tu sĩ đều ở ngoài đồng.

- Những người còn ở trong làng thấy khói, muốn đánh chuông báo động, nhưng phải tin là nhà tiên tri Elie phẫn nộ chúng tôi: nhà thờ khoá cửa, và như vậy là cả gác chuông làm mồi cho lửa, không cách nào tới chỗ cái chuông được... Chúng tôi từ đồng trở về thấy toàn thể nhà thờ bị thiêu hủy. Chúa ơi, thấy mà sợ không dám tới gần!

Kouzma vừa nghe vừa đi theo người khách. Gã chưa ăn uống gì mà bước chân thì như người say: hai cánh tay đong đưa, khi thì bước bên cạnh xe, khi thì đi phía trước... Gã dò hỏi:

- Vậy thì họ trả lương cho đằng ấy hay sao?

- Lương gì? Chính vì cho linh hồn mà tôi làm. Cộng đồng gửi tôi đi...

- Vậy thì đằng ấy làm miễn phí à?

- Bạn muốn ai trả công tôi? Tôi không đi tự nguyện, cộng đồng cử tôi đi, rồi chính cộng đồng sẽ gặt hái, sẽ gieo mạ và sẽ trả thuế cho tôi... Như vậy thì đâu có miễn phí!

- Đằng ấy sống bằng cái gì?

- Tôi nhân danh Chúa xin của bố thí.

- Và con ngựa thiến này, nó thuộc về cộng đồng à?

- Thì chớ sao...

- Này, này... Đằng ấy có thuốc lá chứ?

- Tôi không hút thuốc bạn ạ.

- Nếu con ngựa kiệt sức thì đằng ấy làm sao? Làm sao đằng ấy di chuyển?

- Sao lại kiệt sức? Nó không kiệt sức đâu...

Kouzma còn ba hoa đặt cả lố câu hỏi nữa: tiền và con ngựa sẽ ra sao nếu Efrème chết? Nếu cái hộp đầy tới miệng thì người ta bỏ tiền vào đâu? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cái đáy hộp sút ra? Efrème không trả lời được và chỉ vừa thở vừa nhìn người bạn đồng hành, rất đỗi ngạc nhiên.

Kouzma nắm tay đẩy cái hộp và liến thoắng:

- Ê, nó đầy quá nè! Nó nặng cách gì! Chắc chắn là nó có cả khối tiền bằng bạc trong đó, nhỉ? Và nếu chỉ toàn những đồng bằng bạc? Này, đằng ấy gom góp được nhiều chớ hả?

- Tôi không đếm, tôi không biết. Người cho tiền đồng, người cho tiền bạc. Nhưng bao nhiêu thì tôi không thấy.

- Còn bạc giấy, có chứ hả?

- Người giàu và nhà buôn có cho bạc giấy.

- Những tờ giấy bạc đó, đằng ấy cũng để trong hộp à?

- A không! Bạc giấy mỏng manh dễ rách... Tôi bọc trong túi trước ngực.

- Và đằng ấy có được bao nhiêu?

- Khoảng hai mươi sáu rúp. (3)

- Hai mươi sáu rúp, Kouzma vừa nói vừa so vai, quê tớ ở Katchabrov - muốn hỏi ai thì cứ hỏi - nội mấy cái cây trồng ở nhà thờ mà người ta đã cho ba ngàn rúp rồi! Tiền của đằng ấy không đủ để mua đinh! Thời buổi này, hai mươi sáu rúp không hơn cái khạc! Bạn già ơi, nội giá trà, đã là một rúp rưỡi nửa kí lô rồi, mà người ta còn không muốn bán... Đằng ấy thấy thuốc tớ hút đây không? Với tớ thì được, vì tớ chỉ là nông dân, một người giản dị. Nhưng nếu một sĩ quan hay sinh viên...

Kouzma thình lình chặp hai tay lại và luôn luôn tươi cười:

- Tại bót cảnh sát, cùng lúc với tớ có một người Đức làm việc ở sở hoả xa. Cái gã ấy, ô bạn già ơi, gã hút xì gà mỗi điếu giá mười kô-pếch (3). Hả? Mười kô-pếch! Họ đốt dễ dàng cả trăm rúp mỗi tháng như không. Ông nội nghĩ sao về chuyện đó?

Gã suýt nghẹt thở vì kỷ niệm dễ chịu này, và cặp mắt bất động bắt đầu nhấp nháy. Efrème hỏi:

- Vậy là bạn đã trải qua bót cảnh sát à?

- Gì mà họ chỉ mới thả tớ ra hôm qua thôi - Kouzma vừa nói vừa nhìn lên trời - Tớ ở đó một tháng tròn.

Chiều xuống. Mặt trời đã lặn rồi mà cái nóng ngộp thở vẫn không giảm. Kiệt sức, Efrème ơ hờ nghe người bạn đường. Họ gặp một nông dân và biết là thị trấn Maloié chỉ còn cách xa chừng hơn cây số. Lại thêm một đoạn đường nữa rồi chiếc xe ra khỏi rừng; một khoảng rừng trống hiện ra, và như được tạo nên bởi quyền năng ảo thuật, một bức tranh sống động tràn ngập ánh sáng và tiếng ồn xuất hiện trước mắt hai người bộ hành. Chiếc xe đụng một đàn bò, cừu và ngựa bị xích chân. Bên kia đàn thú vật là đồng cỏ, lúa mì và đại mạch xanh ngắt, hoa mạch ba góc nở trắng toát. Xa hơn, thị trấn Maloié và ngôi nhà thờ thấp như sát xuống đất. Sau làng là một khu rừng khác hầu như đen kịt, trải dài ra xa. Kouzma nói:

- Moloié đây rồi. Nông dân ở đây được nuông chiều sung sướng, nhưng toàn là một bọn cướp đấy.

Efrème bỏ mũ ra và rung chuông. Hai nông dân ở gần giếng bìa làng bước tới cạnh xe. Họ hôn tranh thánh và hỏi những câu quen thuộc như bạn đi đâu, bạn từ đâu tới...

- Này bà con ơi, phải cho người của Chúa uống cái đã - Kouzma bắt đầu liến thoắng vừa vỗ vai hai người - nhanh lên!

- Làm sao mà tao có họ hàng với mày được? Từ bao giờ?

- Giáp trưởng của anh với của tui là bà con cô cậu. Bà ngoại anh đã kéo râu ông nội tui từ làng Krasnoié!

Suốt thời gian chiếc xe tới làng, Kouzma không ngừng tía lia và níu kéo người qua kẻ lại. Gã lấy cái mũ của người này, nện nắm tay vào bụng người khác, kéo râu người kia. Gã gọi các bà các cô nông dân là cưng, là nhỏ, là mẹ thương yêu của gã. Đối với các ông thì tùy theo điểm đặc biệt bên ngoài của họ, hoặc là anh tóc hung, chàng ngựa hồng, anh mũi lõ, anh chột... Cách pha trò này gợi được tiếng cười vui nhộn thẳng thắn. Chẳng bao lâu gã gặp mấy người quen. Nhiều tiếng kêu nổ ran: "A, bồ đấy hả Kouzma Chkvorenn! Chào anh bị treo cổ! Được ra tù bao giờ vậy?"

- Cho người của Chúa uống cái đã, các bồ ơi, Kouzma vừa lặp đi lặp lại vừa đong đưa hai tay, nhanh lên! Nhanh hơn nữa!

Gã làm vẻ quan trọng và hét thật to, tự cho mình vai trò che chở hay hướng dẫn "người của Chúa".

Người ta chỉ định Efrème qua đêm trong căn nhà gỗ của bà cụ Avdotia, dân hành hương hay bộ hành thường trú ngụ ở đấy. Efrème thong thả tháo ngựa rồi dẫn tới máng nước gần giếng và tán gẫu với mấy người nông dân cả nửa tiếng đồng hồ. Rồi anh đi nghỉ. Kouzma đã đợi anh trong căn nhà gỗ.

- A ông bạn đây rồi! - gã nông dân kỳ dị kêu lên vui vẻ - Tới quán uống trà không?

- Trà hả? Tốt quá - Efrème vừa nói vừa gãi - tốt quá, hẳn rồi, nhưng tôi không có gì cả bạn ạ. Bạn mời tôi hay sao?

- Mời đằng ấy à... tiền đâu?

Thất vọng, Kouzma dậm chân tại chỗ, rồi ngồi xuống nghĩ ngợi. Về phân Efrème thì vừa thở dài vừa gãi gãi với cử chỉ vụng về, anh đặt bức tranh thánh và hộp quyên tiền dưới bàn thờ của căn nhà (4), rồi cởi bỏ quần áo giày vớ, ngồi xuống. Một lát, anh đứng lên, đặt hộp quyên tiền lên ghế dài, ngồi xuống lại và bắt đầu dùng bữa. Anh nhai chậm chạp như bò cái và uống nước ồn ào.

- Mình nghèo quá! - Kouzma thở ra. Bây giờ mà uống được miếng vodka hay miếng trà thì tuyệt...

Hai cửa sổ nhìn ra đường chỉ để lọt vào chút ánh sáng dè xẻn. Bóng tối bao trùm cả làng, những căn nhà gỗ trở nên tối tăm, đường biên của ngôi nhà thờ đã mờ nhạt, trải rộng ra và dường như chui vào lòng đất... Một ánh đỏ yếu ớt của mặt trời lặn phản chiếu lại, lấp lánh nhẹ nhàng trên chiếc thập giá gác chuông.

Xong bữa, Efrème ngồi bất động hồi lâu, tay đan trên gối, dán mắt vào cửa sổ. Anh đang nghĩ ngợi gì? Trong cái im lặng của chiều, khi người ta chỉ thấy trước mặt mình một cái cửa sổ mờ đục và phía sau nó thiên nhiên từ từ dịu xuống, khi người ta nghe tiếng sủa khàn khàn của những con chó lạ và tiếng đàn ắc-co-đê-ông the thé, thì khó lòng mà không tưởng nhớ tới gia đình. Những kẻ sống lang thang, kẻ mà cái khốn cùng, điều bất đắt dĩ hay chỉ vì do gàn dỡ khiến họ phải cách xa người thân - mới hiểu thấm thía là buổi tối yên tĩnh ở một vùng quê xa lạ mới dài dằng dặc và kinh khủng cỡ nào.

Rồi thì, Efrème, đứng trước tượng thánh, ân cần đọc kinh thật lâu. Vừa ngã lưng lên băng ghế để ngủ, anh thở hắt ra một hơi dài và ngay là anh, cũng phải thốt lên:

- Cậu rõ là một người buồn cười... Chỉ trời mới biết cậu được tạo ra như thế nào!

- Tại sao vậy?

- Tại vì... Cậu không giống người ta. Cậu thường cười ngớ ngẩn, cậu nói không lý do, cậu vừa từ bót cảnh sát ra ...

- Đằng ấy chỉ chực có vậy thôi! Nhiều khi có nhiều ông rất bảnh ở bót cảnh sát đấy! Đằng ấy này, bót cảnh sát chẳng là cái quái gì cả, tớ muốn ở đó cả năm, nhưng mà nhà tù thì hoàn toàn khác hẳn. Thiệt tình là tớ đã vào tù ra khám ba lần rồi, và không tuần nào mà ở toà án nông dân, người ta không quết cho tớ một trận... Tụi nó đều chống lại tớ, mấy thằng khốn ấy... Cộng đồng muốn đày tớ đi Sibérie. Họ đã tuyên bố bản án rồi.

- Chắc cậu cũng xứng với hình phạt đó chớ?

- Tớ cóc cần! Người ta có thể sống ở Sibérie như ở mọi nơi khác.

- Còn bố mẹ cậu, còn sống chứ?

- Ổng bả rầy rà tớ quá. Ừ, ổng bả còn sống, chưa ngoẻo...

- Cậu đã làm gì cho bố mẹ mở mày mở mặt chưa?

- Tớ cóc cần... Đối với tớ thì bố mẹ tớ là kẻ thù ghê gớm nhất của tớ, chính ổng bả đánh mất tớ! Ai đã khiến cho cộng đồng chống lại tớ? Ông bả chớ ai, và cái ông chú Stéphane của tớ nữa... Không ai khác cả...

- Làm sao cậu biết được, hả chàng ngốc? Cộng đồng không cần tới ông chú Stéphane mới biết cậu là người thế nào... Và còn tại sao mấy người nông dân ở đây lại gọi cậu là "anh bị treo cổ"?

- Tại vì, khi tớ còn bé, thiếu chút nữa là mấy cha nông dân giết tớ rồi. Họ treo cổ tớ lên cây, mấy thằng chết tiệt đó. Tạ ơn Chúa, mấy người nông dân Ermolinsk đi ngang qua thấy, đã cứu tớ...

- Một phần tử vô ích của xã hội!

Efrème vừa nói vừa thở ra. Rồi anh quay mặt vào tường, chẳng bao lâu đã ngáy.

Giữa đêm anh thức dậy ra thăm ngựa thì Kouzma không có đó. Một con bò cái trắng đứng trước cửa mở toang, êm ả nhìn vào lối đi và cạ sừng vào khung cửa. Mấy con chó đang ngủ say. Bầu không khí bình yên tĩnh lặng. Xa xa trong bóng tối, giữa cái im vắng ban đêm, một con gà nước gáy to lên và con chim cú nức nở từng tràng dài.

Tới bình minh, khi Efrème tỉnh dậy lần thứ hai thì Kouzma đang ngồi ở bàn, trên chiếc băng dài, vẻ trầm ngâm. Một nụ cười ngây ngô của người say rượu đông cứng lại trên khuôn mặt xanh xao của gã. Những ý nghĩ hân hoan kích động chắc đang chao lượn trong cái đầu bẹp dí; gã hổn hển như thể vừa leo núi.

- A, người của Chúa! - Gã nói khi thấy Efrème thức dậy, rồi tiếp theo với nụ cười ngượng nghịu.

- Đằng ấy muốn bánh mì trắng không?
- Cậu đi đâu vậy? - Efrème hỏi.

- Hi-i-i, hi-i-i.

Kouzma làm như vậy cả chục lần và không bỏ nụ cười đông cứng trên mặt, rồi cuối cùng người lảo đảo vì cái cười co giật:

- Tớ uống... trà... trà... và rượu vodka.

Rồi gã bắt đầu dông dài kể trong quán rượu, gã đã uống trà và vodka với những người chạy xe hàng ghé qua như thế nào. Vừa nói, gã vừa rút trong túi ra mấy que diêm, một phần tư gói thuốc và vài cái bánh mì trắng nhỏ...

- Đây là diêm Thụi Điểng, cầm này! Pxi... - vừa nói gã vừa lần lượt đốt mấy que diêm và châm điếu thuốc - diêm Thụi Điểng chính cống! Xem này!

Efrème vừa ngáp vừa gãi, rồi thình lình như bị chích, anh nhảy dựng, vén sơ mi lên và sờ mó chiếc ngực trần. Rồi cứ dậm chân tại chỗ như gấu, anh cầm từng cái quần cái áo cũ mèm lên khám xét, nhìn dưới chiếc ghế dài, mằn mò vào ngực...

- Tiền biến mất rồi! - anh nói.

Anh bất động trong nửa phút nhìn sững cái ghế với vẻ ngơ ngác rồi bắt đầu tìm kiếm.

- Thánh Nữ Đồng Trinh, tiền biến mất rồi! Cậu nghe không? - anh nói với Kouzma - Tiền biến mất rồi!

Kouzma chăm chú ngắm nghía hình vẽ trên hộp diêm, im lặng.

- Tiền đâu? - Efrème vừa hỏi vừa bước tới phía Kouzma.

- Tiền gì? - Kouzma hờ hững hỏi giữa hai kẻ răng, không rời mắt khỏi hộp diêm.

- Thì tiền... mà tôi giữ trên ngực đấy!

- Tại sao đằng ấy quấy rầy tớ vậy? Nếu mất tiền thì tìm đi!

- Tìm ở đâu? Tiền đâu?

Kouzma nhìn khuôn mặt đỏ rựng của Efrème và bất giác mặt gã đỏ theo:

- Tiền gì? - Gã vừa la to vừa đứng lên.

- Tiền! hai mươi sáu rúp ấy!

- Chắc là tao lấy hả? Mày làm phiền tao quá, thằng khốn!

- Chẳng có gì là khốn nạn cả. Chỉ cần nói cho tôi biết tiền đâu?

- Chính tao lấy hả? Tao? Nói nghe đi: tao lấy hả? Tao sẽ làm cho mày thấy tiền, đồ chết tiệt, sau đó thì mày sẽ không còn nhận ra cha mẹ mày nữa!

- Nếu không phải mày thì tại sao mày câm mồm? Chắc chắn là mày thôi! Chớ tiền nào mà mày tiệc tùng suốt đêm ở quán, rồi còn mua thuốc lá bằng cách nào? Mày chỉ là một thằng ngốc, một thằng buồn cười! Có phải mày gây thiệt hại cho tao đâu. Không, mày gây thiệt hại cho Chúa đấy!

- Tao... tao lấy tiền hả? Bao giờ vậy? - Kouzma la lên với giọng chát chúa. Gã đưa tay lên và giáng quả đấm vào ngay mặt Efrème.

- Này, cho mày đây! Muốn nữa không? Tao đếch cần mày là người của Chúa hay không.

Efrème đành lắc đầu và không nói không rằng, bắt đầu mang giày.

- Đồ bịp bợm - Kouzma la càng lúc càng kích động - nó lấy tiền uống rồi bây giờ buộc tội người khác, cái con chó già này! Tao, tao sẽ đi kiện! Mày sẽ nếm mùi lao tù vì tội vu khống và không được thả ra ngay đâu!

- Nếu mày không lấy tiền, thì thôi im đi - Efrème bình tĩnh nói.

- Này, mày cứ soát tao đi.

- Tại sao mày lại muốn tao lục soát mày, nếu mày không lấy gì cả? Không phải là mày thì thôi được rồi... La lối vô ích: mày không la to bằng Chúa đâu.

Efrème mang giày xong và ra khỏi nhà. Khi anh trở lại, Kouzma mặt vẫn còn đỏ rực, đang ngồi bên cửa sổ, châm một điếu thuốc với hai tay run run. Gã gầm gừ:

- Quỷ già à, bọn chúng rất đông la cà ở đây và đánh lừa thiên hạ. Chỉ với tao, mày vô phước, bạn già à. Mày không đánh lừa được tao đâu. Tao biết rõ mấy trò này quá rồi. Đi tìm người đại diện đi. (4)

- Để làm gì?

- Để lập bản án. Để người ta xử tụi mình trước toà án nông dân!

- Xét xử chúng ta vô ích. Tiền không phải của tao, nó là của Chúa. Để Chúa phán xét chúng ta.

Efrème đọc kinh và mang tranh thánh cùng hộp quyên tiền, ra khỏi căn nhà gỗ.

Một giờ sau xe anh vào rừng. Làng Maloié, ngôi nhà thờ thấp, khu rừng thưa cùng ruộng đồng đã lùi xa và biến mất trong sương mù buổi sáng. Mặt trời đã lên nhưng còn ẩn mình sau khu rừng, chỉ ửng vàng các bià mây hướng về phía đông.

Kouzma lẽo đẽo theo xe cách một quãng. Gã có vẻ như người bị xúc phạm nặng nề và bất công. Bị cái háo hức muốn nói gặm nhấm nhưng gã làm thinh, cố chờ chính Efrème phá tan bầu im lặng.

- Gây chuyện với đằng ấy chẳng thú vị gì cho tớ, nếu không tớ sẽ cho đằng ấy nếm đủ mùi - gã nói như nói với chính mình - tớ sẽ dạy đằng ấy vu khống người khác, đồ qủy sói...

Nửa giờ trôi qua trong im lặng. Người của Chúa vừa đọc kinh vừa bước, làm dấu thánh vội vàng, thở ra thật sâu và bắt đầu tìm bánh mì trong xe.

- Tụi mình sắp tới Telibéievo rồi - Kouzma bắt đầu - toà hoà giải của tụi tớ ở đó. Đằng ấy cứ việc kiện đi.

- Cậu nói để chẳng nói gì cả. Chuyện đó ăn nhằm gì tới ông toà? Có phải tiền của ổng đâu? Tiền của Chúa. Cậu sẽ biện minh trước Chúa thôi.

- Thằng chả chỉ biết lải nhải: Chúa! Chúa! Cứ như con quạ. Như vầy nè: nếu tớ ăn cắp, phải xét xử tớ. Nếu không thì đằng ấy phải trả lời về tội vu khống của mình.

- Làm như thể tôi có thì giờ chạy theo mấy cái toà án!

- Vậy thì đằng ấy không tiếc tiền à?

- Tại sao tôi lại tiếc? Không phải tiền của tôi, tiền của Chúa mà...

Efrème miễn cưỡng trả lời, không xao động, và mặt anh lạnh lùng thản nhiên như thể không tiếc tiền hay đã quên sự mất mát rồi. Vẻ lạnh lùng này làm Kouzma bối rối và kích động bởi đối với gã đó là điều khó hiểu.

Đáp lại sự tội lỗi bằng mưu mẹo hay hung bạo là chuyện bình thường, chớ lăng nhục bằng sự thản nhiên như vậy gây nên một nỗi dày vò làm kẻ gây hấn trở thành bị tấn công. Nếu Efrème phản ứng như mọi người, tức nếu anh giận dữ, nếu anh gây gỗ với kẻ tấn công, nếu anh đâm đơn kiện và quan toà kết án tù Kouzma hay xếp vụ án lại vì "thiếu bằng cớ", thì hẳn Kouzma đã được yên lòng; còn bây giờ, bước theo chiếc xe, gã có vẻ như người thiếu thốn một cái gì.

- Tớ không lấy tiền của đằng ấy! - gã nói.

- Cậu không lấy thì thôi, đừng nói tới chuyện đó nữa.

- Khi tới Télibéievo, tớ sẽ kêu cứu người đại diện. Ông ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề!

- Không có gì phải làm sáng tỏ cả. Tiền không phải của ông ta. Còn cậu, anh bạn ạ, tốt hơn là cậu để tôi yên. Hãy đi đường của cậu đi! Tôi đã chán nhìn thấy cậu rồi.

Kouzma nhìn trộm hồi lâu, bối rối, cố tìm hiểu những ý nghĩ trong đầu bạn đồng hành và ý đồ khủng khiếp chắc phải che dấu trong lòng; cuối cùng gã quyết định đổi giọng:

- Đồ láu cá, ngay cả cười với thằng chả cũng không được nữa - gã chợt nổi nóng ... Ê đây này, tiền của ông đây này! Chỉ là đùa chơi ấy mà!

Gã rút ra khỏi túi mấy tờ bạc một rúp và chìa cho Efrème.

Như đã chờ đợi chuyện này, không biểu lộ ngạc nhiên, cũng không vui, người này cầm tiền và im lặng nhét vào túi.

- Tớ chỉ muốn đùa một tí - Kouzma vừa tiếp lời vừa dò xét nét mặt dửng dưng của người kia - tớ muốn làm cho đằng ấy sợ. Tớ tự nhủ ê, mình sẽ làm cho anh chàng hoảng lên, rồi sáng hôm sau thì trả lại. Có hai mươi sáu rúp tất cả, còn lại chín hay mười... Mấy thằng cha xe hàng lấy hết của tớ... Đừng giận nghe, ông nội! Không phải tớ uống đâu, mấy thằng ôn dịch xe hàng đấy... Tớ thề trước Chúa!

- Tại sao tôi phải giận? Tiền của Chúa mà. Không phải cậu tấn công tôi đâu, mà là tấn công bà Hoàng của các Thượng đế đấy...

- Tớ chỉ uống có một rúp thôi, chính cống...

- Ăn thua gì tới tôi cơ chứ? Cậu có thể xài hết cho việc nhậu nhẹt, tôi cũng cóc cần. Là một rúp hay một kô-pếch, đối với Chúa cũng như nhau. Cũng cùng một giá.

- Thôi đừng giận mà, ông nội! Thiệt tình, đừng giận. Thiệt mà!

Efrème giữ im lặng. Kouzma nhấp nhấp mí mắt, khuôn mặt gã diễn tả vẻ trẻ thơ và thảm hại.

- Tha lỗi cho tớ, vì tình yêu của Chúa - gã nói và nhìn vào gáy Efrème với vẻ van nài. Đừng giận, ông nội à. Chỉ là đùa chơi thôi mà!

- A, cuối cùng thì cậu quấy rầy tôi quá - Efrème nói, bực dọc - tôi đã nói với cậu rồi, không phải tiền của tôi - Cậu hãy xin Chúa tha tội cho, còn tôi thì chẳng liên can gì vào đó cả.

Kouzma nhìn bức tranh thánh, bầu trời, cây cối, như thể tìm kiếm Chúa, rồi mặt gã co lại trong nỗi khiếp hãi. Trước sự im vắng của khu rừng, vẻ nghiêm nghị của bức tranh, sự thản nhiên khác thường và vô nhân đạo của Efrème, gã cảm thấy lẻ loi, vô phương tự vệ, như bị giao cho một Thượng đế hung ác và giận dữ phán xét.

Gã chạy lên đến trước mặt Efrème nhìn thẳng vào mắt anh như để tin chắc là gã không phải một mình:

- Tha lỗi cho con, nhân danh Chúa - gã nói, run rẩy cả người - tha lỗi cho con, ông nội ơi!

- Để tôi yên nào!

Kouzma nhìn một lần nữa lên trời, cây cối, chiếc xe, bức tranh thánh, rồi sụp xuống chân Efrème. Trong cơn hãi hùng, gã bập bẹ cái gì không đầu đuôi, đập trán xuống đất, ôm ghì lấy chân Efrème và oà khóc như một đứa bé.

- Ông nội thân yêu! Bạn thân yêu! Người của Chúa!

Trước tiên là lúng túng, Efrème lùi lại đẩy người van nài, rồi tới phiên anh lại chiêm ngưỡng bầu trời với lòng sợ hãi. Cảm thấy nỗi lo âu và tội nghiệp đứa ăn cắp, anh thuyết giáo:

- Khoan đã nào, anh bạn, nghe tôi này! Nghe những điều tôi sắp nói đây này, anh ngốc ạ! Ê, gì mà tỉ tê như đàn bà vậy! Này, nếu cậu muốn Chúa tha tội cho, thì ngay khi về tới làng cậu, hãy đi tìm ông giáp trưởng... Cậu nghe không đấy?

Và anh bắt đầu giải thích cho Kouzma nghe làm thế nào để xoá bỏ tội lỗi: trước hết là phải thú tội với ông giáp trưởng, làm phép giải tội, rồi thì thu góp và gửi tới Malinovsty số tiền đánh cắp uống rượu; và trong tương lai thì phải cư xử ngay lành chân thật, phải nhã nhặn đúng tư cách một người có đạo. Nghe mấy lời đó, Kouzma dịu dần; chẳng bao lâu gã có vẻ như quên mất nỗi buồn; gã chọc phá Efrème, gã liến thoắng... Không một phút ngừng nói, gã kể chuyện của những người sống sung sướng được nuông chiều, chuyện ở bót cảnh sát, chuyện người Đức, chuyện trong tù - tóm lại, gã lặp lại những gì đã kể hôm trước. Rồi gã cười dòn tan, chập tay lại, bước lùi vẻ nghiêm trọng như thể kể điều gì mới mẻ lắm. Gã diễn tả một cách thoải mái với cung cách của người mài nhẵn gót giày khắp nơi, điểm câu chuyện bằng những câu khôi hài hay châm ngôn; coi vậy chớ nghe thì khiếp lắm, bởi vì gã lặp đi lặp lại, thường ngừng giữa chừng để nắm bắt ý nghĩ lạc lối, rồi nhíu mày, xoay vòng, vung vẩy cánh tay... Và toàn là những điều huênh hoang láo lếu!

Đến trưa, khi xe dừng lại ở Télibéievo, Kouzma vào quán rượu. Efrème nghỉ ngơi hai tiếng đồng hồ mà người kia cũng chưa rời khỏi quán. Người ta nghe tiếng gã thề thốt, khoe khoang và đập tay lên quầy, trong khi những nông dân say sưa thì chế diễu gã. Và khi Efrème rời làng, một trận xô xát bắt đầu xảy ra trong quán: Kouzma hăm dọa ai đó với giọng chói tai và la to lên là gã sẽ đi tìm cảnh sát.

A. P. Tchekhov

Dịch theo bản Pháp văn
"Une Rencontre", của Génia CANAC
MIENG
Paris, Mai 1998-Aout 2000

Chú thích của người dịch:
(1) Bản tiếng Pháp: la télègue: xe ngựa 4 bánh ở Nga.
(2) Năm verstes; 1 verste = 1067 mét.
(3) 1 rouble ăn 100 kopecks, tiền Nga vào thế kỷ 17.
(4) Trong một góc, người ta đặt tranh thánh và ngọn đèn nhỏ, gọi là "góc đỏ", nơi thiên liêng của căn nhà. Ăn cắp đồ đạc để chỗ này là nghịch đạo.
(5) Tiếng Nga: Starosta, là người đại diện nông dân, làm trung gian giữa chủ đất và tá điền.