Việt Nam có một lợi thế hơn hẳn so với các nước láng giềng là có khoảng gần 4 triệu người đang sinh sống khắp năm châu mà trong đó khoảng 300,000 người đã tốt nghiệp đại học và sau đại học. Trong số những trí thức Việt Nam này, có nhiều người là những nhà khoa học tên tuổi, chuyên gia đầu ngành hiện đang làm việc tại các đại học, viện nghiên cứu và công ty nổi tiếng ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Hà Lan, Nhật như các đại học Harvard, Standford, Yale, Tokyo, Sydney… các công ty Microsoft, Monsanto, Mitsubishi...
Tuy nhiên vì nền kinh tế Việt Nam được thoát thai từ chế độ bao cấp, doanh nghiệp tư nhân chưa phải là chủ lực, tính cạnh tranh trong thương mại chưa cao nên mối liên hệ giữa viện nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp chưa được quan tâm. Vai trò của trí thức, nhất là ở đại học và viện nghiên cứu rất mờ nhạt. Chính vì vậy “kho tàng kiến thức” của những nhà khoa học tên tuổi, những chuyên gia đầu ngành Việt kiều ở nước ngoài không được thực sự quan tâm (thậm chí hầu như bị lãng quên).
Có thể khẳng định, nếu có sự hợp tác về giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu của trí thức Việt kiều, dưới bất cứ hình thức nào, cũng sẽ rất có lợi cho công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hoá đất nước.
Nhưng tại sao cho đến nay vẫn có rất ít trí thức Việt kiều trở về nước phục vụ? Qua thực tiễn 2 năm trở về nước được làm việc, tôi thấy có những nguyên nhân chính sau đây...
(Nguyễn Quốc Vọng — Đại học RMIT, Melbourne Vic 3001, Australia)
Nguồn: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=3296
Thể theo nguyện vọng của Đào Phò, em chuyển cái topic này về đây, mấy lão gạo cội... có ý kiến thẳng thắn nào không?
Đã có 50 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Để thực sự có hướng mở cho việc thu hút trí thức kiều bào về phục vụ đất nước, tôi xin kiến nghị hai vấn đề sau:
Thứ nhất, phải có một môi trường thật sự cởi mở. Chất xám quý hơn vàng nhưng cũng “mong manh, dễ vỡ” lắm. Vì vậy phải có biện pháp tế nhị và trí thức mới hút được nguồn chất xám cao cấp. Điều này đòi hỏi cần phải tạo dựng một không khí thoải mái, thân thiện, dân chủ, tự do trong phát biểu, góp ý và đề xuất khoa học. Đây là cái tiên quyết để trí thức người Việt ở nước ngoài về hoạt động và đóng góp hết mình.
Thứ hai, phải chú trọng chính sách đối với trí thức trong nước vì đây như là cái gương để trí thức kiều bào soi thấy và quyết định hành động của mình. Phải tạo điều kiện cho trí thức trong nước phát biểu, phản biện thẳng thắn, vô tư. Nếu trí thức trong nước còn phải e dè, lo ngại thì trí thức nước ngoài cũng sẽ cảm thấy băn khoăn, do dự...
GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ)
Hờ hờ... thế này thì không về được rồi:
"Theo tin của một đài truyền hình Mỹ, nghi can điệp viên Nga thứ 12 – vừa bị trục xuất khỏi nước Mỹ hôm thứ Ba 13-7 vì có liên hệ tới mạng lưới gián điệp Nga - trước đó sống tại Seattle và làm việc cho tập đoàn điện toán Microsoft..." (Nguồn ở đây)
"Chất xám quý hơn vàng nhưng cũng “mong manh, dễ vỡ” lắm."
Dme, (anh xin lỗi Lan), GS-TSKH Việt kiều Bỉ mà nói ngu như chó!
GS-TSKH mà ví von ngu như thế, nên tự úp mặt vào mông.
PS: 07 lần.
Bác Đào, trí thức trong nước rõ ràng chưa được sử dụng đúng. Bác có ý kiến gì không? Bớt chửi bậy đi.
Lan Cải, chuyện đấy đúng, nhưng từ đấy không "thì" và "vì" như thế này được. Thằng này tự nhận là trí thức mà viết lách quá ngu!
"Khi vợ không được sử dụng đúng mức thì việc trở về của bạn gái cũ là không bao giờ xảy ra vì cô ấy đang được làm việc trong điều kiện tốt nhất của gia đình sở tại;" - Lý luận ngu quá.
Ps: Đừng lấy bản thân ra nhá, em buồn cười.
Trí Thức đé0 gì hạng đấy?
Em thì chịu!
Các vị, nhất là bác Phi Long, có ý kiến gì về trường hợp bác Trịnh Công Sơn? Cũng là Sơn đấy.
Nhưng nếu Đào Phò cứ nhất thiết là phải như thế, thì sẽ cực đoan.
Tôi hôn nàng lần cuối, xiết chặt tay, và chúng tôi chia tay nhau - mãi mãi. Tàu đã chạy. Tôi ngồi vào cúp-pây bên cạnh, - nó đã bỏ trống, - và cho tới ga đầu tiên tôi ngồi đấy và khóc. Rồi tôi cuốc bộ về Xô-phin-nô..." (nguồn)
Cái này là bác Phi Long bốt đấy, bác nhá!
Hai vị, anh ĐTS, anh Beethoven, anh Trai-kốp-xki nếu sống lưu vong đều có thể nói "có một phần..." ở đấy được. Chủ đề này có thể đặt tên lại, mở rộng hẳn ra: "Tại sao các trí thức ở nước ngoài không về quê hương mình..?"
Cái hai người đang nói đơn thuần chỉ là chuyện đánh đàn, không nhất thiết liên quan đến "Trí Thức", và "Việt Nam".
Hoặc là yêu! Hoặc là không yêu!
Tênh hênh đi, đừng có yêu, nhưng, vì blah blah... - thế tức là đ' yêu, phỏng ạ!
Về nước mà không có điều kiện để làm việc, thì làm thế nào để đóng góp?
Ps: Trả lời "tênh hênh" vào, đừng ví von đánh trống lảng.
PS: (anh không nói Lan) Tự vỗ ngực là Trí Thức mà đến bài "con vịt - quả trứng" còn đé0 hiểu, thì nên tự ăn 10 bát cứt!
Sống ở trên đời nên biết mình là ai
Trước hết, các bạn lưu học sinh nên xác định xem mình là ai, mình muốn làm gì, mình muốn trở thành người như thế nào? Chỉ khi những điều này đã rõ ràng rồi, thì các bạn mới có thể quyết định được việc ở hay về cho bản thân.
Du học sinh, các bạn là ai? Thế nào cũng có người bảo: "Hỏi gì mà lạ thế?". Du học sinh là những người đi học nước ngoài, theo nhiều cách: được mời đi do tài năng, do có "cách" xin học bổng, do cơ quan nhà nước hay trường Đại học có suất cử đi, hoặc do hoàn cảnh gia đình khá giả.
Nhưng dù đi theo bất kỳ dạng nào, học bất kỳ ngành gì, và lấy bất kỳ bằng cấp nào, các bạn cũng nên xác định một cách rõ ràng, rằng mình chỉ là người đi học. Học ở trường là bước đầu tiên nhằm cung cấp kiến thức, khả năng tư duy và phương pháp luận để sau này các bạn ra trường đi làm. Chứ không phải cứ tốt nghiệp, có cái bằng là các bạn đã thành nhân tài xuất chúng, phải được yêu thương, kính trọng và lễ phép.
Giữa học ở trường và thực tế là... khoảng cách
Giữa việc học hành ở trong trường với nghiên cứu khoa học trong thực tế và làm việc trong công nghiệp là cả khoảng cách... một trời một vực.
Để nhận xét đó có trọng lượng hơn, tôi sẽ đưa ra một ví dụ "trực quan sinh động". H., ông anh quen biết của tôi, được giải Toán quốc tế 1 năm nào đó (cũng lâu lắm rồi nên tôi không nhớ chính xác). Sau khi đoạt giải, anh được mời đi học Toán tại trường Lomonosov ở Nga, rồi được Harvard mời sang Mỹ học Ph.D Kinh tế. Ngày đặt chân vào Harvard, anh tuyên bố một câu xanh rờn "H. đi học ở Harvard là vinh dự cho Harvard, chứ không phải vinh dự cho H.". Quả thật kết quả học tập của anh "trên mức tuyệt vời". Luận văn ra trường của anh làm cho không chỉ giáo sư Harvard mà giáo sư nhiều trường khác nữa thán phục. Rất tự tin, anh ôm hồ sơ lên một công ty Thị trường chứng khoán của người Do thái ở New York để xin việc. Hôm phỏng vấn, anh được đưa một model - mà hàng ngày công ty vẫn dùng dự báo Chứng khoán - để phân tích. Lúc đó anh chưa nghĩ ra, ba ngày sau lên gặp họ lại vẫn nghĩ chưa ra. Tuy thế, công ty vẫn nhận với lý do "Dù anh nghĩ không ra, nhưng thấy anh có khả năng tư duy, nên chúng tôi tuyển vào làm". Làm một vài năm, thấy không lại được với những người kinh doanh trong thực tế, anh bỏ về Việt Nam kinh doanh, bây giờ là một triệu phú tiền "đôla" khá nổi tiếng.
"Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc"
Ngay cả giáo sư đi làm dự án (project) cho Bộ quốc phòng hay các công ty công nghiệp để lấy "tiền tươi, thóc thật" cũng chưa phải ai cũng thành công. Như có một giáo sư làm hợp đồng nghiên cứu phần mềm điều khiển tên lửa để bắn máy bay chiến đấu. Kết quả, phần mềm làm chưa tốt, tốc độ quá chậm, nên hôm nghiệm thu chính ông đã bảo "Thôi, tên lửa này dùng để bắn... máy bay hành khách".
Vì thế, đừng nên tự nghĩ mình là nhân tài khi mới học được ít chữ trong trường, được tấm bằng. Tại sao chưa làm gì được cho bản thân và gia đình, chưa nói là cho Tổ quốc, mới được các công ty nước ngoài chào mời công việc với lương mấy chục ngàn một năm, mà đã ra điều kiện về nước phải có chỗ làm thật tốt, được làm "lãnh đạo", đòi được đãi ngộ. Trong khi đất nước còn khó khăn, nhân dân còn nghèo... Phải chăng, chúng ta nên học theo cố Tổng thống Mỹ Kennedy "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc."
Nếu học ở Tây về mà không thể tìm được việc gì "xứng đáng" để làm rồi phàn nàn là không có ai trọng dụng nhân tài, thì nên... ở lại Tây.
Tất nhiên, du học có năm bảy đường, nên Về hay Ở cũng do quyết định của từng người, chứ không có câu trả lời duy nhất đúng cho ai cả. Tôi xin nêu một số ví dụ về các trường hợp nên ở hay nên về để các bạn tham khảo:
Những người vay mượn để đi du học tự túc: Có một số bạn không phải gia đình khá giả, vì lý do này khác không xin được học bổng, nhưng có ý chí phấn đấu, nên vay tiền đi du học tự túc. Số tiền có thể khá lớn, nếu về ngay mà không có việc làm tốt để trả nợ thì cũng... kẹt. Các bạn này nên ở lại đi làm kiếm tiền trả nợ, tích lũy lấy một số vốn rồi hãy về.
Những người học những ngành quá "cao siêu": Những ngành như Vật lý nguyên tử hay Vật lý lý thuyết, PLM/PDM software for enterprise, Super Computing, Robotics... thì có lẽ chưa nên về vội. Hiện nay máy móc ở Việt nam chưa có, chưa biết bao giờ mới có, những người này về sẽ không có đất để "dụng võ". Chưa kể, về một thời gian thì kiến thức sẽ bị mai một. Nếu đến lúc Việt Nam có nhu cầu phóng tên lửa, hoặc muốn làm máy bay... thì kiến thức của các bạn đã lạc hậu, sẽ không cống hiến được nữa.
Những người không đủ khả năng: Nhiều người "kém cỏi" mà do may mắn, hoặc có "bí quyết riêng" nên được cử đi học thì nếu không thích có thể... ở lại, vì có về cũng chưa chắc đã đóng góp được gì cho đất nước.
Những người "chưa thật biết rõ mình": Có những người đi du học, thậm chí tại những trường top của thế giới, nhưng thật ra năng lực chưa đủ, mà vì "Quỹ học bổng tài trợ cho họ xin + Điểm ưu tiên cho các quốc gia nghèo đói, kém phát triển + điểm khu vực. Ra nước ngoài, họ đã học rất chật vật, hết năm này qua năm khác. Để lâu quá sẽ tốn tiền học bổng nên rồi họ cũng được tốt nghiệp, dù có nhiều điểm phải "vớt". Nhưng họ lại không biết điều đó, vẫn nghĩ mình thật sự giỏi, vẫn đòi phải được "đãi ngộ" xứng đáng. Họ còn thích nói những chuyện "đao to búa lớn", chuyện quốc gia đại sự. Như thế, có về cũng thật khó tìm được chỗ làm... tương xứng.
Học ngành kinh tế: Đất nước đang thật sự phát triển kinh tế, và cần những chuyên gia giỏi. Đừng lo học kinh tế bên nước ngoài rồi về nhà không áp dụng được. Không áp dụng một cách máy móc, nhưng những nguyên tắc, quy luật, quy trình đều có những nét chung, đều có thể cải biến và ứng dụng một cách sáng tạo được.
Học ngành Văn hóa: Các bạn nên về để giúp đồng bào trong nước có thói quen dừng xe trước đèn đỏ, ra chỗ đông biết xếp hàng, không chen lấn xô đẩy và không xả rác ra đường... Chỉ như thế đã là đóng góp to lớn cho đất nước rồi.
Học ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị: Các bạn nhất định nên về để cùng góp phần quy hoạch đất nước ta cho thật sự xứng đáng là "Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ". Thật buồn khi quê ta có những kiến trúc kiểu "Em ơi Hà Nội chóp", dự án trùng tu bằng cách thay cột gỗ của Hoàng cung Huế bằng cột bê tông, hay có những ý kiến đòi thay nước Hồ Gươm, đòi đập khu phố cổ Hà Nội...
Các bạn khá giả và có sẵn cơ sở kinh doanh hay những quan hệ tốt ở nhà: Bây giờ đang giai đoạn phát triển kinh tế, ai có cơ sở và quan hệ sẵn thì có thể kiếm tiền triệu (USD), nên về mà "tiếp bước bố mẹ", chứ ở lại làm gì?
Việc về hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, tùy theo trình độ, khả năng, hoàn cảnh và mục đích của từng người. Không ai có thể quyết định thay cho ai được. Còn những người cứ hô hào yêu nước thương nòi, hô hào hy sinh - cống hiến đi, có khi cũng nên bình tĩnh xem xét lại xem mình đã đóng góp được gì chưa? Bởi, giữa nói và làm vẫn còn nhiều khoảng cách.
Còn bọn "đã thành danh" thì sao?
Mà cứ "vòng ngoài" mãi, hị hị... Em hỏi tênh hênh luôn: Như bác Phi Long thì sao?
Dân sinh thôi, trí thức hay không, là ai thì anh nghĩ anh cũng sẽ thế.
Còn ngộ độc thức ăn, bác em ra đường đi xe gì, có bị tắc, bị mưa ngập... không?
Anh cố không ăn bám tổ quốc, tức là bước đầu có đóng góp rồi (ít ra còn hơn bọn sư sãi), còn có góp được nhiều hay không, thì còn tùy khả năng, anh hứa là sẽ cố hết sức - nhưng chỉ sức anh thôi.
Những thứ kia, như đã nói, anh sống đơn giản, nên ở đâu cũng không cảm thấy bất tiện lắm, sáng anh vào cà fê Trung Nguyên ở cạnh nhà gọi số 8, bảo ốp la 2 quả trứng, ăn với bánh mì, trưa hoặc không ăn, hoặc ăn hăm bơ gơ, hoặc làm bát phở với mấy cái quảy, tối trèo lên pác-sơn hoặc chỗ nào na ná như thế rồi tiện gì ăn nấy, có thể uống chút rượu vang.
Đi gần thì xe ôm, xa thì tắc xi, chủ yếu không phải tự đi, không đi vào các giờ mà đường đông, mưa quá thì ở nhà, nên nói chung cũng không bị tắc, bị ngập.
Sườn cừu
Stolichnaya
Hix...
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...