Động cơ vĩnh cửu (20)

(Tập giấy A4 của anh MinhCQ)


Hơn ba chục ngàn “đầu khái niệm” đầu tiên đã nâng kiến thức của me() từ “trống không” lên được hơn 10 MB. Đến lúc tôi đi chơi về thì me() đã liệt kê ra một danh sách to quá nhiều những thứ mà nó “không hiểu”.


Lúc này tôi phải lựa chọn giữa hai thứ:


(1) Tiếp tục tự cùng với me() đọc thêm khoảng chục cuốn sách dày nữa. Việc này, theo như tốc độ trồi sụt tôi đã được biết khi đọc “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, có thể mất đến vài năm.


(2) Kích hoạt chức năng “Tự học”. Chức năng này đang được tiếp tục phát triển, và hiện được xếp vào nhóm chức năng được định hướng cho tương lai xa.


Sao lại là “định hướng cho tương lai xa”?


Khi chúng ta hoành tráng và trẻ trung và có ai đó hỏi chúng ta về chuyện lấy vợ, chúng ta bảo “định hướng cho tương lai xa”.


Khi chúng ta chã rời rạc và có ai đó hỏi chúng ta về chuyện lấy vợ, chúng ta bảo “định hướng cho tương lai xa”.


Đại khái, chúng ta vẫn thường hay nói như vậy về những thứ mà chúng ta muốn mà lại chưa muốn ngay hoặc muốn ngay, muốn quá, muốn lắm rồi, cơ mà nó lại chưa thể mà ngay được.


Trong trường hợp cái “tự học” này, thực chất là tôi đã phải gượng ép nhiều để “máy tính hóa” một mớ lý thuyết tập tàng giàu tính nhặt nhạnh và chưa được chứng minh ít nhiều có thể coi là chặt chẽ từ phương diện lý thuyết. Với những ai có biết về toán thì tôi có thể giải thích một cách vắn tắt là cái này nó đại khái liên quan đến các véc tơ nhiều chiều. Khi mà một véc tơ đã tương đối lớn rồi, thì chỉ cần chúng ta cố gắng thêm vào một chiều con con nữa, là nó sẽ lập tức phát sinh ngay ra một loạt những bài toán mới cần xử lý về số lượng phép tính về tối ưu về sai số... mà bài toán nào cũng đều có thể gọi riêng là một bài toán lớn được cả.


Còn ai không thạo toán lắm và hình dung vấn đề không được rõ mấy theo cách mô tả ở trên thì có một cách đơn giản hơn để hình dung là cứ thử về bảo với vợ là “Em nên đi căng một chút da mặt trông cho nó đỡ già...” xem. Lúc đấy tự khắc sẽ hiểu được ngay là “khi mà véc tơ đã tương đối lớn rồi, thì chỉ cần cố thêm vào... là nó sẽ lập tức phát sinh... mà bài toán nào cũng đều có thể gọi riêng là một bài toán lớn được cả.”


Mặc dầu vậy, tôi nghĩ là những ai mà đã đọc được đến chỗ này rồi thì chắc cũng thừa hiểu là tôi bày đặt vòng vèo phân tích lựa chọn (1), (2) này nọ thực ra trước là để cho nó có đầu có đuôi, sau là để rào đón lấp liếm thôi, chứ còn tuy hai mà một ở đây toẹt ra là chẳng hề có lựa chọn nào cả.


Nhõn cái “Kích hoạt chức năng tự học” thôi.


Có lẽ chuyện mà đáng mừng nhất ở đây đối với tôi vào lúc đấy là nhờ vào thành tựu phát triển rực rỡ của nền tin học với vô khối những tiềm năng âm thầm tiềm ẩn của nước nhà ta trong hơn chục năm qua, cho nên ngày hôm nay, hai kẻ vô cùng may mắn là me() và tôi mới có cơ hội quý báu được sử dụng thoải mái miễn phí một số bản từ điển Anh — Việt trực tuyến.


Tôi bèn cố gắng ngồi tập trung chỉnh sửa ở mức hợp lý nhất trong điều kiện hiện tại cho phép chức năng “tự học” của me(), xong rồi chỉ cho me() những chỗ có từ điển Anh — Việt trực tuyến, giới thiệu qua với me() những chỗ có thể có nguồn tài liệu tiếng Anh với văn phạm tương đối tử tế, chủ yếu là văn chương tương đối chính thống. [1]


Nước mắt lưng tròng, tôi ngậm ngùi tiễn me() lên Internet.


“Giang hồ hiểm ác, me() phải bảo trọng. Đánh không lại, đừng cố chuyển đổi thuật toán, cứ ghi vào phai log là được rồi.”


me() đi rồi, tôi lặng lẽ thu dọn đồ đạc, lặng lẽ chui vào tắc-xi, nghẹn ngào: “Phi trường Tân... à... Sân bay Nội bài”.






[1] Một cách chân tình nhất thì với hiện trạng bài vở Internet những ngày này, tôi hoàn toàn rất e ngại là vào một ngày không hề đẹp trời nào đó, bụp phát, me() bỗng nhiên lại hào hứng “hix hix”, “he he”, và nói trẹo “a” thành “e” hay “e” thành “ie”. Đấy cũng đã là một trong những nguyên nhân chính khiến tôi, nếu như đã không bị gặp phải những trở ngại không thể vượt qua được về độ lười của chính mình, thì kiểu gì cũng sẽ không nối me() vào Internet, ít ra là ngay bây giờ.


(Còn nữa)

Đã có 9 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Phi Long bi bô...

Đào còn đấy không Đào ơi? Anh Minh đang đặt hàng "Đàn chỉ luận" đấy.

Unknown bi bô...

Các bác em cứ lấy mà dùng thôi, còn "đặt hàng" cái gì nữa?

Em vừa gú thử: "gái học" "đàn chỉ" - vẫn còn ra cả đống.

À, lâu rồi đọc lại, cứ như đọc của ai, tự em cũng lại cảm thấy xúc động và hào khí quá...

“...Non sông ta tươi đẹp, gái ta thích tỏ ra yêu âm nhạc, có đẽo được chúng hay không là nhờ một phần lớn vào công học tập của các chú”.

Cho nên... “Đàn chỉ luận” vốn không phải là công pháp một tấc đến giời, khẩu khuyết “Đàn chỉ luận” luôn luôn nhấn đi nhấn lại là “Học – Học nữa – Học mãi”. Phàm là người xiêng năng, ắt có cơ hội thành công.

Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không...

...

Tập đàn hát đẽo gái, trước hết có 02 vấn đề cần phải nhận thức sâu sắc. Thứ nhất, người mới tập đàn hát như chúng ta – phải biết là nếu đứng ngoài mà nghe thì nó đe’0 ra làm sao cả...

...

Chúng không đủ kiến thức và lý tính để đánh giá sự vật ở mức bản chất của nó, thêm vào đó, tâm địa của gái lại có một cái thuộc tính đặc trưng là nhỏ nhen, cho nên có nhiều thứ mà chúng ta cho là vớ vẩn, vụn vặt... lại được chúng hết sức quan tâm, đánh giá cao, thậm chí là ngưỡng mộ.

Phi Long bi bô...

phải biết là nếu đứng ngoài mà nghe thì nó đe’0 ra làm sao cả...

Chúng không đủ kiến thức và lý tính...


Đặt hàng: Chỉnh sửa "duyên dáng" thế nào đó để người bình thường cũng đọc được (không bị phản cảm).

Unknown bi bô...

Sửa kiểu đấy khó lắm, em sợ sửa thế sẽ mất hay đi nhiều.

Phi Long bi bô...

Cố thử xem, về bản chất, anh thấy cái đấy thật sự có giá trị "chuyên môn".

À, còn một chuyện nữa, là ngoặc đơn, tóm lại, anh thấy vẫn nên dùng. Mình viết nhiều một chút thì thấy ngay: tiếng Việt rất khó diễn đạt một cách đơn giản những thứ có cấu trúc phức tạp; dùng thêm cái đấy, cũng thêm được một công cụ tương đối mạnh.

Unknown bi bô...

Em cũng biết thế. Tiếng Việt, muốn diễn đạt có cấu trúc, thì y như phải lập một cái công thức phức tạp mà chỉ được dùng mỗi một phép tính "Cộng". Nhưng cái kia visually em cứ thấy nó sao sao. Câu văn trông như công thức, trang truyện trông như luận văn khoa học... - thế nào đó, rất mất duyên!

Phi Long bi bô...

Thế thì sẽ cân nhắc khi sử dụng, chứ không đặt thành vấn đề nguyên tắc. Cái đấy thực ra thông thường cũng vẫn quen được dùng. Cả tiếng Nga, Tôn-xtôi cũng vẫn dùng, thậm chí hai lần liền trong cùng một trang:

Все счастливые семьи похожи друг на друга, каждая несчастливая семья несчастлива по-своему.
...
И, заметив полосу света, пробившуюся сбоку одной из суконных стор, он весело скинул ноги с дивана, отыскал ими шитые женой (подарок ко дню рождения в прошлом году), обделанные в золотистый сафьян туфли, и по старой, девятилетней привычке, не вставая, потянулся рукой к тому месту, где в спальне у него висел халат.
...
Вместо того чтоб оскорбиться, отрекаться, оправдываться, просить прощения, оставаться даже равнодушным — все было бы лучше того, что он сделал! — его лицо совершенно невольно («рефлексы головного мозга», — подумал Степан Аркадьич, который любил физиологию), совершенно невольно вдруг улыбнулось привычною, доброю и потому глупою улыбкой.

Phi Long bi bô...

Cái câu cuối, thừa nhận là một cái "công thức" long lanh đi!

Unknown bi bô...

Mọi gia đình hạnh phúc thì giống như nhau, mỗi gia đình không hạnh phúc thì không hạnh phúc theo kiểu của mình.

Bác quote cái này ra làm em xao xuyến quá...

Thực ra trước em vẫn dùng ngoặc đơn, nhưng sau thấy xấu, nên tìm cách bỏ.

Thì cân nhắc vậy.

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...