Chết

CHẾT



"No one wants to die, even people who want to go to Heaven don't want to die to get there, and yet, death is the destination we all share..."


"Không ai muốn chết, ngay cả những người muốn lên Thiên Đàng cũng không muốn phải chết để lên được đó, và dù thế nào, cái chết là đích đến mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ..."


Đấy là lời tâm sự của Steve Jobs — công nghệ gia hàng đầu của thời đại chúng ta — cùng với các sinh viên trong một buổi lễ phát bằng tốt nghiệp.


Chết, thì sẽ như thế nào nhỉ?


Gần đây có một cuốn truyện được làm thành phim, cả truyện và phim đều được nhiều người thích: "Twilight". Một cô gái yêu một chàng ma cà rồng bất tử, trẻ mãi không già, rất đẹp trai, và có nhiều công năng đặc dị. Cô gái, chủ yếu là vì sợ già hơn người yêu, nên muốn trở thành ma cà rồng, còn chàng ma cà rồng thì không muốn cô trở thành như vậy.


Mong muốn chung của người đọc, người xem, — cả tôi, — là cũng muốn cô gái trở thành ma cà rồng.


Công năng đặc dị cũng hay, nhưng có lẽ một trong những tác động lớn nhất đến mong muốn này liên quan đến chuyện bất tử. Và mong muốn ấy đến với tôi, với mỗi người đọc, người xem, một cách đơn giản, như là tự nhiên phải thế, không liên quan gì đến chuyện ma cà rồng không phải người, cũng không liên quan gì đến những thứ như nghịch lý "người bất tử vẫn chết".


Trong tâm thức có một cái gì đó luôn phản đối cái chết. Sâu xa, rất có khả năng cái đấy liên quan đến cái lý do bí hiểm đã khiến cho mỗi chúng ta có mặt trên đời.


Và đấy mới là cái chết tự nhiên, cái mà chúng ta đều biết là có, là trực tiếp liên quan đến mình, nhưng lại không có một ai biết cụ thể về nó, và chủ yếu là chúng ta cứ mặc kệ nó, bình thường hầu như chúng ta chả bao giờ nghĩ đến nó.


Còn sẽ thế nào nếu một người biết chắc (có thể coi là 100%) một thời hạn ngắn (ví dụ: một tháng) cho cái chết của chính mình?


Lúc đầu nỗi đau khổ sẽ trùm lên tất cả những cảm xúc và suy nghĩ khác, đương nhiên, vì không ai muốn chết, và nếu không thể không, thì càng lâu càng tốt, — cái chết được báo trước và báo chắc như thế kiểu gì cũng sẽ là một sự bất ngờ với tất cả mọi người.


Nhưng nỗi đau khổ trước sau gì cũng sẽ lắng xuống (trừ phi thời hạn quá ngắn, — tương đối, khác nhau với từng người, — và chưa lắng đã chết), và người sẽ buộc phải hiểu là có đau khổ thì cũng chết, — tức là đã chấp nhận nó.


Lúc đấy mới bắt đầu suy nghĩ thật sự được.


Và những suy nghĩ thật sự lại có thể gây nên một cơn đau khổ khác. Có thể không chỉ một cơn. Nhưng đến một lúc, — lại tương đối, với từng người, — tất cả các cơn có thể tạm coi là lắng xuống. Lúc đấy mới bắt đầu suy nghĩ thật sự thật sự được.


Trước hết, đừng có nói những cái gì "coi chết như về". Về đâu? Có biết về đâu không? Thiên đàng, Địa ngục, — nghe đồn à? Đừng có nói là không lưu luyến. Còn trí nhớ, thì sẽ còn lưu luyến.


Tiếp theo, tất nhiên sẽ có rất nhiều kiểu suy nghĩ khác nhau, những suy nghĩ này sẽ dẫn đến những mong muốn khác nhau, và những hành động khác nhau, — trong cái thời hạn ngắn biết chắc ấy.


Có người sẽ mong muốn, sẽ làm những thứ hầu như ngược lại với những nét cơ bản của cả cuộc đời mình. Cả đời tằn tiện, bỗng ăn chơi. Cả đời khúm núm, bỗng ngỏng dậy, lưng thẳng tưng. Cả đời mất dạy, bỗng ngoan.


Có người hầu như sẽ không mong muốn, không làm gì cả, chỉ yên lặng, đợi chờ.


Có người sẽ mong muốn, sẽ làm — giống như làm tiếp — những gì mình vẫn làm trong suốt cuộc đời.


Có người...


Y Moan đã muốn một buổi biểu diễn, một buổi hát cho mọi người nghe. Chúng ta có lẽ không ai có cảm giác bất ngờ hay ít nhiều ngạc nhiên về chuyện này. Người như Y Moan sẽ muốn gì nhất trong tình huống như vậy? — Hình như chúng ta đều biết.



Y Moan - Giac mo Chapi - The last concert

Trịnh Công Sơn nếu cũng biết chắc một thời hạn ngắn như vậy, sẽ muốn gì? — Hình như chúng ta đều "biết" là ông sẽ muốn viết thêm được một vài bài hát hay. Có thể chúng ta biết sai, nhưng khó phủ nhận là cảm giác này rất rõ.


Steve Jobs nếu cũng biết chắc một thời hạn ngắn như vậy, sẽ muốn gì? — Hình như chúng ta đều "biết" là ông sẽ muốn chế thêm được một "cục" gì đó mới. Cảm giác này cũng rất rõ.


Bill Gates nếu cũng biết chắc một thời hạn ngắn như vậy, sẽ muốn gì? — Hình như chúng ta đều... không biết ông sẽ muốn gì. Hồi trước thì biết. Hồi ấy ông sẽ muốn làm được một hệ điều hành trước phải tốt hơn Windows XP, sau, đến một lúc nào đó, phải tốt hơn Mac OS. Lúc đấy cảm giác này cũng rất rõ. Còn bây giờ, hình như chúng ta không biết. Không có cảm giác gì rõ ràng cả. Cuốn "The road ahead" hồi trước chỉ nói về khoa học điện toán, về máy tính, về chương trình phần mềm; không hề đả động gì đến muỗi Châu Phi cả; sao bây giờ tự nhiên lại muỗi Châu Phi?


Chết, thì sẽ như thế nào nhỉ?


Chúng ta ai cũng từng nói đến, và nghĩ về, và từng có lúc sợ "Ma".


Trong hình dung của chúng ta, Ma là một cái gì đó không phải chúng ta, nhưng có nhiều nét hơi giống chúng ta, và có một số những khả năng đặc biệt — chủ yếu là "giỏi", và ít nhiều đáng sợ — hơn chúng ta.


Thực ra như vậy thì mỗi chúng ta đang sống, ăn, uống, đi lại, nói cười... đây, vẫn luôn có một phần là "Ma". Phần đấy, thực ra chúng ta vẫn hình dung được một ít ở mình, và ít hơn nhiều ở người khác.


Từ lâu tôi đã hình dung về chúng ta như thế, và kể từ lúc bắt đầu hình dung như thế thì khi tiếp xúc với người khác, kể cả người rất quen, tôi luôn hết sức tò mò, luôn cố "nhìn" con "Ma" trước mặt mình. Một số đứa con gái mà gần với tôi nhất lúc đấy thậm chí còn rụt rè nhận xét được là dạo này mắt tôi đẹp hẳn lên, trong hơn, và cái nhìn của tôi dường như sâu hơn; tôi không phản đối, vì trước hết đấy không phải lời chê, và sau nữa, tôi thấy nó hoàn toàn lô-gích.


Đã phải có một lực — loại lực mà chúng ta chưa biết — phát sinh và liên kết các vật chất khác nhau thành mỗi chúng ta: cả phần Người Vật Lý và phần Con Ma. — Phật gọi lý do phát sinh lực này là "Duyên".


Lúc chết, chúng ta (những người chưa chết khác) một cách vật lý nhận biết được sự thay đổi trạng thái của phần Người Vật Lý, — nó bất động và tự phân hủy, tự (hoặc không tự) chuyển hóa, về sau chỉ còn một thứ vẫn tiếp tục liên kết, là xương, cũng gần như một loại đá vô cơ.


Đấy gần như là tất cả những gì chúng ta biết về cái chết.


Chúng ta vẫn hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra với phần Con Ma — là phần thực ra chúng ta đều biết là có tồn tại, nhưng không hiểu gì về nó cả — của một người, lúc người đó chết.


Những chuyện xảy ra với phần Người Vật Lý chứng tỏ lực liên kết đã thay đổi tác dụng đối với phần này, còn với Con Ma thì sao?


Có thể lực đấy sẽ tiêu tan, và Con Ma cũng sẽ phân rã hoàn toàn giống như phần này, — lúc nó tồn tại chúng ta không "thấy" nó, giờ nó tiêu tan cũng vậy?


Có thể lực đấy với Con Ma vẫn y nguyên, và Con Ma vẫn nguyên như thế, chỉ khác là không còn liên kết với Người Vật Lý nữa?


Có thể lực đấy với Con Ma sẽ thay đổi — khả năng này có vẻ thuyết phục nhất, vì mất (có thể là mất dần) liên kết, nói chung sẽ là một tác động lớn — và làm cho Con Ma thay đổi?



Y Moan - Giac mo Chapi - Ngay xua

Nó sẽ thay đổi như thế nào? Giữa hai trạng thái trước lúc thay đổi và sau lúc thay đổi — mà ranh giới là cái chết — liệu có còn giữ lại mối liên hệ nào không?

Đã có 20 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Phi Long bi bô...

"Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ."

Unknown bi bô...

A philosopher once had the following dream.

First Aristotle appeared, and the philosopher said to him, "Could you give me a fifteen-minute capsule sketch of your entire philosophy?" To the philosopher's surprise, Aristotle gave him an excellent exposition in which he compressed an enormous amount of material into a mere fifteen minutes. But then the philosopher raised a certain objection which Aristotle couldn't answer. Confounded, Aristotle disappeared.

Then Plato appeared. The same thing happened again, and the philosophers' objection to Plato was the same as his objection to Aristotle. Plato also couldn't answer it and disappeared.

Then all the famous philosophers of history appeared one-by-one and our philosopher refuted every one with the same objection.

After the last philosopher vanished, our philosopher said to himself, "I know I'm asleep and dreaming all this. Yet I've found a universal refutation for all philosophical systems! Tomorrow when I wake up, I will probably have forgotten it, and the world will really miss something!" With an iron effort, the philosopher forced himself to wake up, rush over to his desk, and write down his universal refutation. Then he jumped back into bed with a sigh of relief.

The next morning when he awoke, he went over to the desk to see what he had written. It was, "That's what you say."

Unknown bi bô...

Đây không phải "dị", vì có "chính" đâu? Chính là "chết là hết" à?

Unknown bi bô...

Không chứng minh được, không tin được!

Unknown bi bô...

"Anh yêu em!" có chứng minh được không? Sao vẫn tin sái cổ vậy? :^D

Phi Long bi bô...

Hint: Làm theo kiểu Bổ đề cơ bản Langlands của anh Ngô Bảo Châu ấy. Cứ giả thiết là nó đúng, rồi làm tiếp các việc khác...

Unknown bi bô...

Đúng òi, xong rồi chờ anh Châu đến chứng minh! 0_O

Unknown bi bô...

PS: Xin thưa, bám theo chứng minh là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do!

Unknown bi bô...

Em hỏi nghiêm túc: Có những cái đã chứng minh được thì tin. Còn những cái không chứng minh được thì tin cái gì, không tin cái gì?

Unknown bi bô...

Cái gì mà mình thấy thích (Ví dụ: Anh yêu em!), thì tin. Cái gì mà mình thấy ghét (Ví dụ: Con lác, vổ, mũi tẹt, hở lợi!), thì không tin.

PS: Mở rộng: Kể cả những cái mà chứng minh được cũng thế!

Phi Long bi bô...

Anh nghĩ là phải tùy người thôi. Công thức là mặc dù không chứng minh được nhưng nếu theo suy luận của mình mình thấy có lý, thì tin.

"Đã chứng minh được" chẳng qua cũng chỉ là "gần như tuyệt đối có lý" và hiện vẫn chưa bị bác bỏ.

Còn suy luận thế nào, thì tùy theo kiến thức và khả năng tư duy của từng người, - đương nhiên.

Phi Long bi bô...

Ps: Hồi trước anh Đào nhà mình có viết, anh nhớ là hẳn một cái tiểu luận về chuyện "tin - không tin" này, xong được các bạn gọi là Đào Lìn Tin đấy. Anh hơi vội, Thư gú thử xem còn trên mạng không.

Nhật Linh bi bô...
This comment has been removed by the author.
Nhật Linh bi bô...

Thuyết Lìn Tin - Đào Phò

Ps: Bác Đào Phò có tin Người là do Chúa làm ra không? (Nghiêm túc)

Unknown bi bô...

Anh á? Nghiêm túc á? Nhá,

Hồi bé anh hầu như đã thành lêu lổng đầu đường xó chợ, - người, còn bé, đẹp trai thông minh đĩnh ngộ tài hoa hiếu động học gì cũng nhanh, nhà có nhiều tiền, con một, được chiều chuộng hết mực.., thì rất dễ bị thành như thế, - thì may có một người dạy anh đọc Phúc Âm.

Việc này đã ảnh hưởng rất lớn, - người, còn bé, đẹp trai thông minh đĩnh ngộ.., thì rất dễ được ảnh hưởng như thế, - và anh lớn lên thành một người có học thức.

Nhưng ở trong trường họ lại dạy lý thuyết của Darwin.

Anh, tất nhiên học Darwin cũng rất giỏi, - để lấy điểm với gái, - nhưng trong bụng hoàn toàn không tin.

Nhưng dần dần, về sau, anh nhận thấy mình cũng có thay đổi: bây giờ anh tin là có người thì do Chúa làm ra, có người thì có nguồn gốc từ khỉ.

Yến Lan bi bô...

"bây giờ anh tin là có người thì do Chúa làm ra, có người thì có nguồn gốc từ khỉ."

Bác Đào nghiêm túc đấy chứ? (Nghiêm túc)


Một cô bé hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, loài người xuất hiện như thế nào?

- Chúa đã làm ra A-đam và E-va, và họ đẻ con, và theo cách ấy loài người xuất hiện.

Hai ngày sau cô bé hỏi bố, bố cô bảo:

- Rất nhiều năm trước đã có những con khỉ đặc biệt, và chúng đã tiến hóa thành người.

Cô bé lại chạy tới hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ bảo loài người là do Chúa tạo ra, còn bố lại bảo loài người đã tiến hóa từ khỉ, vậy thế nào mới đúng?

- À, con yêu, chuyện đấy rất đơn giản. Mẹ đã nói với con về gia đình bên ngoại, còn bố nói về gia đình bên nội.

Unknown bi bô...

Hoàn toàn nghiêm túc đấy em, không thì làm sao giải thích được những trường hợp như thế này: http://philong58.blogspot.com/2010/10/au-roi-niem-tu-hao-dan-toc.html

Nhật Linh bi bô...

Bác Đào, giả sử như biết rõ được chuyện này, thì cũng khác gì đâu, đằng nào bây giờ chả thế rồi?

Ps: Nói thế không phải là không lăn tăn, mà là có những thứ lăn tăn, mà không hiểu sao lại lăn tăn.

Unknown bi bô...

Khác nhiều chứ em.

Sách Trung Dung viết: "Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo." - "Thiên mệnh gọi là TÍNH, thuận theo TÍNH gọi là ĐẠO, tu chỉnh ĐẠO gọi là GIÁO."

Nên anh nghĩ muốn sống đích thực là sống, thì quan trọng nhất là phải cố hiểu càng rõ càng tốt được TÍNH (Thiên mệnh liên quan cụ thể vào một cá nhân, - tức là cái bản chất Trời phú của một cá nhân) của mình. Không ít nhiều hiểu được TÍNH của mình, thì làm gì mà chả là vô minh? Cả đời vô minh, thì coi như là mất không lần này.

Linh dã! Nhĩ ái kỳ mĩ mục, ngã ái kỳ sinh mệnh.

"Tứ thập nhi bất hoặc" - Đến Khổng Tử, là Thánh Nhân, còn thế.

Unknown bi bô...

PS: Cái TÍNH nó lăn tăn, - thế tốt!

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...