(Tập giấy A4 của anh MinhCQ)
Nhưng cho đến giai đoạn này, vấn đề “Sống ở đời phải biết mình là ai” đối với me() như vậy là vẫn còn nguyên.
Đối với bộ nhớ của chúng ta, có những thứ dễ nhớ và có những thứ khó nhớ. Thấy các nhà não học bảo là về cơ chế, nó liên quan gì đó đến những đường rãnh trên vỏ não, vệt nhớ, hay là những cái gì đại loại kiểu thế... — cái này tôi cũng chỉ hiểu mang máng. Cái mà theo tôi thì tôi hiểu rõ hơn là hình như những thứ mà bản thân tôi dễ nhớ thường thì đều là những thứ nó phải hơi thái quá về một thái cực nào đó. Những thứ “ở giữa” thường thì tôi khó nhớ hơn. Tôi thường nhớ lâu hơn mặt và tên của những bạn gái hoặc là thật xinh hoặc là thật xấu. Những bạn “nền nền” thì tôi thường chóng quên. Có lẽ bên cạnh chuyện “Cái gì thái quá cũng không tốt” thì còn có chuyện “Cái gì thái quá cũng dễ nhớ”. Cũng có thể một phần là vì dễ nhớ nên là không tốt cũng nên.
Chuyện “dễ nhớ — khó nhớ” này tôi không chứng minh được nhưng luôn có cảm giác rất rõ ràng là nó cũng sẽ hoàn toàn tương tự đối với me() và vì vậy nó cũng là một trong những thứ rất quan trọng rất cần phải chú tâm.
Những thứ theo tiêu chí “dễ nhớ — khó nhớ” kiểu “thái quá” này mà tôi nên chọn để dạy cho me() xét trên quan hệ “tôi — me()” như vậy có lẽ sẽ có thể là một trong hai thứ: thứ mà tôi hiểu rõ nhất và thứ mà tôi không hiểu rõ nhất.
Thứ mà tôi nghĩ là tôi hiểu rõ nhất là “chính mình” thì vì lý do mà tôi đã từng vòng vo giải thích ở phía trên đây, “em đi về nơi ấy, nơi đâu nơi đâu?..” — tôi đã phải xót xa mà âm thầm loại bỏ.
Còn thứ mà tôi không hiểu rõ nhất?
Hồi nhỏ lúc đầu tôi rất thích làm phi công, xong rồi rất thích làm du hành vũ trụ. Tuy nhiên đấy là giai đoạn mà khi chơi đùa cùng với các bạn giai hay là các bạn gái, tôi đều không thấy có gì khác nhau cả. Cho đến một hôm, không hiểu đã có chuyện gì xảy ra, đang trong tiết học Vật lý, tôi chợt nhìn chung quanh mình và bỗng nhận thấy giai ra giai, gái ra gái, rất là phân biệt, rất là rõ ràng. Kể từ đấy tôi nhìn đâu cũng thấy các bạn gái cứ lồ lộ ra.
Lúc đấy tôi vẫn còn thích làm du hành vũ trụ, nhưng sau tôi có tìm hiểu một số tài liệu và ít nhiều xác định được là trong vũ trụ không có các bạn gái, kể từ đó tôi không còn quan tâm đến vũ trụ nữa.
Thời gian đấy tôi còn dốt ngoại ngữ. Được cái tôi học cái này cũng nhanh, khá hơn một chút thì tôi bắt đầu tìm đọc một số tài liệu của giáo sư Stephen Hawking. Vị giáo sư tàn tật này quả nhiên là cả một bầu trời trí tuệ. Sau khi đọc hết cuốn “A Brief History of Time”, cộng thêm với việc lúc đấy tôi đã tìm hiểu được kha khá về các bạn gái, một lần nữa tôi lại trở nên quan tâm tới vũ trụ hơn.
Chu kỳ “Gái — Vũ trụ” này cứ thi thoảng lại lặp lại.
Không lẽ tôi sẽ dạy me() về “Gái”? [1]
[1] Tôi thành thật xin lỗi nếu như có ai đó thấy cách xưng hô thiếu mạo từ của tôi ở đây là khiếm nhã. Căn bản tôi đang cố gắng trình bày theo một cách nó hơi văn phong khoa học một chút, mà tiếng Việt của chúng ta, nói gì nói, khía cạnh “văn phong khoa học” này, phải thẳng thắn thừa nhận là nó không phải mặt mạnh.
(Còn nữa)
Đã có 37 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Hiệu ứng Ngô Bảo Châu ở nhà ta thế nào, bác Phi Long ơi?
Có bằng Văn Quyến với Công Vinh không?
Đầu tiên là chính phủ.
Nhà nước mời anh Châu về nước để tham gia ngay vào một chương trình gì đấy, góp phần thúc đẩy nền toán học Việt nam, sẵn sàng tạo mọi điều kiện để anh Châu có thể yên tâm phát huy tài năng.
Anh Châu sang tháng sau thì chắc vào khoa toán đại học Chicago thôi; nhưng anh Châu có đề nghị chính phủ lập ra một viện nghiên cứu cao cấp để các nhà nghiên cứu cao cấp có thể vào đấy và toàn tâm toàn ý tập trung vào khoa học mà không phải lo lắng gì các vấn đề cơm áo gạo tiền khác.
Báo đài hỏi ý kiến, cảm tưởng của sinh viên học sinh nhiều; các em vui mừng và thể hiện cảm xúc giống như đá bóng thắng Thái Lan.
Nói theo kiểu Đào Phò là "dìm hàng", một cách tế nhị, "hiểu biết", "tỉnh táo", nhưng lộ liễu.
Ừ, giải Fields à, ngon quá, nhưng toán học là thứ xa rời thực tế, trong khi đất nước ta cần blah...
Ừ, Nobel toán à, ngon quá, nhưng gọi thế cho vui thôi, trước giờ Việt Nam vốn vẫn giỏi toán rồi, thi quốc tế toàn được giải, nhưng có vị gì đâu...
Anh Châu vốn là từ trong số những người tử tế mà ra đấy. Cho nên những người tử tế cũng có mong muốn giông giống như thế. Họ không tham, chỉ mong có đủ điều kiện (không cần tuyệt vời lắm) để làm khoa học, nên là hy vọng nhân dịp này, có thể sẽ dễ xin được nhiều tiền ngân sách hơn để làm khoa học.
Đấy, lẫn đấy.
À, bi giờ, hị hị... bác Phi Long ơi, riêng tư nhá, một tí thôi, chỉ một tí tị thôi...
Bác em thì sao?
PS: Hoàn toàn nghiêm túc.
Hồi còn học phổ thông, thấy có nhiều đàn anh được giải toán quốc tế, anh rất tự tin vào khả năng trí tuệ của người Việt Nam.
Đến lúc hiểu là giải toán đấy thực ra chỉ kiểu "ô lim píc thiếu nhi", thì bị mất hẳn tự tin.
Đến lúc cặm cụi học được nhiều nhiều, rồi âm thầm so sánh với bọn tây học cùng, thì đỡ được phần nào; nhưng tựu chung thì vẫn có cảm giác hoang mang.
Nhưng Fields Medal thì là chuyện khác. Hôm qua anh ngủ đặc biệt ngon.
Cái Fields Medal ấy, công nhận chân dài, có phỏng? =))
Bác Đào Phò có những lúc tự nhiên, ... , bụp phát, xuất thần rất kinh nhá!
Thêm một cái viện, chứ vài cái nữa, thì cũng thế thôi. Từ trước đến giờ, có bao giờ thiếu viện nghiên cứu đâu; Việt Nam bây giờ muốn tìm cách giải thể bớt viện nghiên cứu ăn ngân sách đi còn chả được, lại còn mong lập thêm ra, không khéo lại như chuyện mở cả trăm trường đại học ấy; phổ cập đại học, giờ phổ cập nốt cả viện nghiên cứu nữa là vừa.
Bác Phi Long, chú Đim-ma, có khi phải nghĩ tiếp cái này cho nó thông. Ai nghĩ được cái gì rõ ràng thì viết tử tế, ok.
Em out đây, vẫn đang khoái cái giải Fields, có khi phải đi đệ qui phát.
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...