Giải Fields bị từ chối

Nhân chuyện giải Fields lần này, lại nhớ chuyện giải Fields lần trước.


Tháng Tám, 2006


Một cách ngắn gọn: Giáo sư thất nghiệp, mới 40 tuổi, người đã giải được một trong bảy bài toán phức tạp nhất của loài người, sống trong căn hộ lắp ghép ở ngoại ô thành phố với mẹ, và thay vì nhận giải thưởng mà tất cả các nhà toán học trên thế giới đều mơ ước, và, thêm vào đó, là một triệu đô, thì đã bỏ đi hái nấm và yêu cầu đừng quấy rầy mình.


Gờ-ri-go-ri Pe-rel-man, người đã chứng minh Giả thuyết Poincaré, đã từ chối những phần thưởng, và tiền thưởng, vì thành tựu này. Sau sự kiểm tra trên quy mô lớn về cách chứng minh, — việc kiểm tra đã kéo dài gần bốn năm, — cộng đồng khoa học đã đi đến kết luận là lời giải của Pe-rel-man là đúng.


Giả thuyết Poincaré nằm trong số bảy "Bài toán Thiên niên kỷ" quan trọng nhất; cho lời giải mỗi bài trong số ấy, Clay Mathematics Institute đã ấn định một phần thưởng một triệu đô. Như vậy, Pe-rel-man phải nhận được phần thưởng. Nhà bác học không tiếp xúc với báo chí, nhưng các tờ báo cũng được biết, là Pe-rel-man không muốn nhận tiền này. Theo lời nhà toán học, hội đồng xét thưởng không đủ chuyên môn để đánh giá công việc của anh.


Tuần kế tiếp, theo tin đồn, sẽ có công bố, là Pe-rel-man sẽ được nhận giải thưởng có uy tín nhất trong lĩnh vực toán học: giải Fields. Giải Fields vẫn được coi là "Nobel toán học", được trao bốn năm một lần, cho bốn (hoặc ít hơn) nhà toán học có tuổi đời không quá bốn mươi. Pe-rel-man, — năm 2006 vừa chạm bốn mươi và đây sẽ là cơ hội cuối cùng để nhận được phần thưởng này, — cũng không muốn nhận cả phần thưởng này.


Về Pe-rel-man, từ lâu đã được biết, là anh tránh những hoạt động trọng thể và không thoải mái khi được hâm mộ. Nhưng trong tình huống đang được đặt ra, thái độ của nhà khoa học đã vượt ra khỏi tính lập dị thông thường của các nhà bác học. Pe-rel-man cũng đã bỏ công việc nghiên cứu khoa học và từ chối thực hiện công việc giảng dạy. Bây giờ anh muốn dấu mình khỏi sự ngưỡng mộ đối với đóng góp lớn lao của anh cho toán học — công việc cả đời của anh.



Tháng Ba, 2010


Ti-vi: "Hôm nay, mọi người đều đã biết, là nhà toán học đầy bí ẩn Gờ-ri-go-ri Pe-rel-man đã phá vỡ những ngày "ẩn dật" của mình và ra khỏi nhà đi dạo. Trong những ngày vừa qua, anh đã là tâm điểm săn tìm của tất tần tật các phương tiện thông tin đại chúng.


Vào ngày thứ Ba, ở Pa-ri, Gờ-ri-go-ri Pe-rel-man phải được trao giải thưởng một triệu đô; nhưng người được trao giải đơn giản là không để ý gì đến nó và từ chối không bình luận gì cả.


Điều gì đã khiến "ẩn sĩ" ra khỏi nhà hôm nay, mời các bạn xem phóng sự từ "hiện trường", phóng viên I-li-a Phê-đô-xốp."


I-li-a Phê-đô-xốp: "Việc một người đi ra khỏi nhà hiếm khi trở thành sự kiện đối với cả nước, nhưng đây là trường hợp mà người ấy là nhà toán học Gờ-ri-go-ri Pe-rel-man. Suốt cả tháng vừa rồi, ở chỗ khoảng sân tôi đang đứng này đã diễn ra một cuộc săn ảnh trên quy mô lớn. Báo chí có tin và ảnh của anh trở thành báo được săn tìm để đọc. Cuối cùng, mẹ của Gờ-ri-go-ri Pe-rel-man không chịu được sự phong tỏa này, và đã bảo con trai cứ ra ngoài đi dạo cùng với mình. Cuộc đi dạo đã được chọn thời điểm vào lúc mà hàng xóm ít ở nhà. Gờ-ri-go-ri Pe-rel-man cùng với mẹ đã đi dạo vài vòng theo những lối đi ở quanh khu nhà, rồi trở về nhà. Theo lời hàng xóm, nhà bác học thỉnh thoảng vẫn đi dạo như vậy, thường vào các buổi chiều, và nói chung ít giao tiếp với mọi người.


Việc Gờ-ri-go-ri Pe-rel-man chứng minh được Giả thuyết Poincaré bây giờ có lẽ lại không gây xôn xao nhiều bằng việc anh không nhận giải thưởng. Các nhà bác học nước ngoài ở chỗ trao thưởng đã phải bận bịu tính cách làm thế nào để trao phần thưởng cho một người không muốn nhận. Cuối cùng họ đã thống nhất cách giải quyết là dù sao phần thưởng cũng được trao, với chú thích "bị từ chối", qua một nhà toán học người Nga khác, — ông Mi-khai-in Gờ-rô-mốp, sống ở Pháp, nhưng thường hay về Nga, — lần sau về Nga, ông Gờ-rô-mốp cần phải tìm gặp cho được anh Gờ-ri-go-ri Pe-rel-man và tìm cách để đưa được giấy tờ cho anh."


Giả thuyết Poincaré


Nói theo ngôn ngữ thông thường thì Giả thuyết Poincaré bảo là một khối ba chiều đặc và không bị thủng lỗ xuyên qua thì có thể bóp nặn, — không được cắt, dán, dính, — thành một quả cầu.


(Chuyện đơn giản này từ năm 1904 chưa có ai chứng minh được)

Đã có 26 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Phi Long bi bô...

Hôm qua anh nói chuyện với Đim-ma với Đào Phò, xong đến tối tự nhiên rất muốn tìm xem lại cái này, xem xong rồi tự nhiên có cảm giác rất lăn tăn. Mà cũng chưa hình dung rõ là lăn tăn cái gì nữa.

Thôi cứ bốt lên đây.

Unknown bi bô...

Hờ hờ... lại đệ qui cbn roài!

PS: Nghiêm túc đấy.

Nhật Linh bi bô...

Bác Đào Phò bạ cái gì cũng mang ra đùa được. :-(

Unknown bi bô...

Anh đang nghiêm túc, hoàn toàn nghiêm túc đấy, sweet heart.

Phi Long bi bô...

Đào Phò giải thích chi tiết, anh đang nghe.

Unknown bi bô...

Nghiêm túc á, hí hí... Đơn giản lắm. Người thường những lúc lăn tăn thì hay nhìn vào gương vĩ nhân. Nhưng nếu lại là lăn tăn về vĩ nhân thì...

Cũng giống như chúng mình, những lúc bị mất tiền, lúc không làm được việc gì đó, lúc nghĩ mãi mà vẫn không thể hiểu được một thứ gì đó... thì đi tìm gái để giải sầu, cho nó đỡ buồn. Cho nên khổ nhất là những lúc mà thất tình, mà buồn vì gái...

Một cái vòng lặp mà không có điều kiện để thoát ra.

Nhật Linh bi bô...

Em thấy bác Grisha cứ nhận giải, cứ nhận tiền, rồi nếu không thích dùng cho bản thân thì để làm việc khác, cũng tốt, mà lại bình thường hơn.

Phi Long bi bô...

Cũng không hẳn đơn giản thế Linh ạ. Em có nhớ ngày xưa có cụ nếu anh nhớ không nhầm thì là cụ Lân Dũng, hồi chiến tranh, bom bỏ, mà hầm ghi biển là "hầm chú ẩn", mà nhất định cụ không xuống.

Nhiều người bảo và vẫn sẽ bảo cụ hành động không thật bình thường, đại khái tốt nhất là cứ xuống hầm rồi cần thì sẽ phê phán sau, nhỡ chết thì sao, phải sống thì mới phê phán được chứ blah blah...

Anh nghĩ chuyện không đơn giản như thế.

Nhật Linh bi bô...

Các bác cứ "không đơn giản thế", "không hẳn đơn giản thế"... rốt cục thì... ???

:-/

Nhật Linh bi bô...

Hơn nữa, ngay cả "thế", thì chuyện xuống hầm cũng không giống chuyện giải thưởng Field.

Phi Long bi bô...

Ok, "bình thường", thì cụ giáo xuống hầm, hết bom thì lên, rồi viết bài lên báo, rồi mang đến trường dạy học trò...

Đến bây giờ, đến thế hệ anh, nói chung sẽ không biết đến những bài báo và bài giảng ấy. Tức là việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt của cụ giáo không ảnh hưởng gì tới anh. Nhiều thứ không ảnh hưởng như thế cộng lại, bây giờ anh hoàn toàn có thể đang híc híc, he he, wa' đi chứ, còn j`, bít hok?

Nhưng "không bình thường" như thế, thì khác, thì ảnh hưởng lắm! (Trường hợp xấu, nếu cụ giáo có vì thế mà mệnh hệ gì, anh nghĩ là sẽ còn ảnh hưởng nữa, lắm lắm.)

Đim-ma bi bô...

Anh Gri-sa một hồi sang Mỹ dạy, rồi thấy hollywood, rap, hip-hop... không thích bằng đi dạo ở ngoại ô Xanh Pê-téc-bua, thì về đi dạo; đi dạy ở trường không thấy thích nữa, thì nghỉ; giải được toán, thì bốt hết lên Internet; mấy thằng tàu mặt l.. (@Đào Phò) nhảy vào tranh công, cũng kệ chúng mày; được giải triệu đô, cũng kệ chúng mày; được giải Fields, cũng kệ chúng mày...

Em thấy hoàn toàn ổn, rất ổn, rất bình thường, bình thường theo đúng nghĩa "bình thường" nhất; không hiểu sao những người khác lại phê phán như thế là lập dị?

Unknown bi bô...

Nhật Linh, nhận tiền, không dùng cho mình mà dùng vào việc khác; và không nhận tiền; hai việc này về bản chất không hoàn toàn giống nhau.

Cũng như em bảo "Em yêu anh", còn anh không yêu em, nhưng vẫn nhận, rồi dùng vào việc khác; hoặc anh bảo "Không, anh hoàn toàn không yêu em"; hai việc này hoàn toàn khác nhau.

"Lỗi chính tả" và "Giải Fields" trong so sánh này thì giống nhau ở chỗ "anh không yêu em" đấy.

Nhật Linh bi bô...

Ý bác Đào Phò là anh Grisha chê giải Field?

Đim-ma bi bô...

Bác Đào, anh Gri-sa không thích nhận giải, nên không nhận, chuyện đấy không có nghĩa là anh ấy phản đối giải Fields (tương tự - phản đối lỗi chính tả).

Unknown bi bô...

Chú Đim-ma đưa được cả "trích ngang" của anh Gờ-ri-sa ra, sao không thử tích phân xem?

Anh Gờ-ri-sa anh theo biểu hiện thì rõ là một con người có Phật tính cao, đúng là một người không tham, sân, si.

Chuyện mấy thằng trung hoa mặt l`n chẳng hạn, là một chuyện đáng phỉ nhổ. Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến chuyện này chính là "Giải Fields là một giải thưởng danh giá". Đấy, trong chuyện này có đủ cả tham, sân, si, - những thứ mà Phật coi là đáng tởm nhất.

Anh hoàn toàn nhất trí với chú Đim-ma, anh Gờ-ri-sa thật sự nhất quán và bình thường - theo nghĩa chân chính nhất của từ này.

Unknown bi bô...

Anh nghĩ đúng ra bọn viện cái đ' gì clay trong trường hợp này mới chính là bọn ngu xuẩn.

Đúng ra qua chuyện anh Gờ-ri-sa - một người có trí tuệ hơn tất cả chúng nó, - chúng nó nếu còn biết suy nghĩ thì nên phải bỏ ngay lập tức cái việc "sáu bài thiên niên kỷ, ai giải được một bài thì được viện clay thưởng 1 triệu đô đi".

Tầm như anh Gờ-ri-sa thì chắc không chủ ý (người như thế thì không chủ ý những thứ như thế), nhưng những gì anh ấy làm anh nghĩ là thừa đủ để khiến cho những người biết suy nghĩ nhận ra khía cạnh nhố nhăng và lố bịch của cái việc kia.

Dme, những thằng vì hám triệu đô - và giải Fields danh giá, như mấy thằng tàu mặt l`n - mà ham hố lăn vào giải toán đấy, tầm đấy thì giải thế đ' nào được toán đấy?!

Còn những người mà trí tuệ ở tầm giải được toán đấy? Triệu đô? Dme, có lố bịch không?

Phi Long bi bô...

Đào Phò hình như lại đang yêu à em?

Unknown bi bô...

Có cô gì, hình như Edith Wharton bảo: "If only we'd stop trying to be happy we could have a pretty good time."

Em đang rất nghĩ về chuyện này.

Phi Long bi bô...

Đào Phò, đấy là vấn đề Ngôn Ngữ.

Unknown bi bô...

Ngôn ngữ có vấn đề gì đâu bác, rõ đấy chứ?

Đim-ma bi bô...

Câu đấy, ở nhà (Việt Nam), sẽ được rất nhiều bạn hưởng ứng (giống như sách của Dale Carnegie, kiểu "quẳng gánh lo đi mà vui sống..."), ồ, đúng rồi, hãy đơn giản là sống thôi, không cần phải mục đích, phải cố gắng gì đâu...

Phi Long bi bô...

Đào Phò chưa hiểu ý anh.

Ngôn Ngữ - Tư Duy - Hành Vi, - những thứ này có quan hệ rất đáng tìm hiểu kỹ.

Cụ thể ở đây: Để giao tiếp, chúng ta đặt tên cho thứ này, thứ kia (ví dụ ở đây là "happy"); ngay từ lúc đặt tên, giữa bản chất và tên đã có sai số; rồi càng ngày sai số càng lớn dần.

Đến đời chúng ta, thực ra chúng ta đang tư duy và hành sử trong thế giới "tên" với nhiều sai số, - bề mặt không chính xác của một thế giới "chân thực" khác.

Anh nghĩ tất cả thì bất khả thi, nhưng với những thứ quan trọng, có chuyện rất quan trọng là phải cố gắng tìm hiểu lại bản chất.

Phi Long bi bô...

Chuyện này hay và dài, lúc nào có thời gian, anh sẽ bàn thêm. Anh phải out đây.

Unknown bi bô...

=)) Đim-ma, chã viet-nam thì nói làm đ' gì, trước anh chơi diễn đàn, thấy có thằng, anh nhớ là kiến trúc sư, còn rút ra bài học từ chuyện "Bố già", rồi mang dạy con.

Dme, nói lại vẫn còn buồn cười đ' tả!

Anonymous bi bô...

test phat

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...