Đọc "Luận Ngữ"

論語


Luận Ngữ






学而第一

Học nhi đệ nhất

THỨ NHẤT — HỌC NHI






『⒈1』子曰:“学而时习之,不亦说乎?有朋自远方来,不亦乐乎?人不知而不愠,不亦君子乎?”

Tử viết: "Học nhi thì tập chi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ?"


Khổng Tử nói: "Học mà thường ôn luyện, chẳng phải cũng vui lòng ư? Có bạn bè từ phương xa tới, chẳng phải cũng vui vẻ ư? Người không biết mà chẳng oán giận, chẳng phải cũng là quân tử ư?






『⒈3』子曰:“巧言令色,鲜矣仁!”

Tử viết:“Xảo ngôn lệnh sắc, tiển hĩ nhân!”


Khổng Tử nói: "Lời nói khéo léo vẻ mặt gây thiện cảm, ít lòng nhân lắm thay!






『⒈5』子曰:“道千乘之国,敬事而信,节用而爱人,使民以时。”

Tử viết "Đạo thiên thặng chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời."


Khổng Tử nói: "Cai trị nước có ngàn cỗ xe, cẩn trọng trong công việc mà đáng tin cậy, tiết kiệm chi dùng mà thương người, sai khiến dân phải hợp lúc.






『⒈6』子曰:“弟子,入则孝,出则弟,谨而信,凡爱众,而亲仁。行有余力,则以学文。”

Tử viết: “Đệ tử, nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phàm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.”


Khổng Tử nói: "Là con em, vào thì hiếu thảo với cha mẹ, ra thì lễ phép với anh chị, cẩn thận mà đáng tin cậy, yêu khắp mọi người, mà thân gần với người có lòng nhân. Làm đầy đủ như thế mà vẫn còn sức, thì dùng để học văn hóa."






『⒈8』子曰:“君子不重,则不威;学则不固。主忠信。无友不如己者。过,则勿惮改。”

Tử viết: “Quân tử bất trọng, tắc bất uy; học tắc bất cố. Chủ trung tín. Vô hữu bất như kỷ giả. Quá, tắc vật đạn cải.”


Khổng Tử nói: "Người quân tử mà không trang trọng, thời không tôn nghiêm; học thời không bền. Lấy việc dốc lòng làm tròn bổn phận, lấy sự đáng tin cậy làm trọng. Không có bè bạn không như mình. Có lỗi, thì chớ ngại sửa đổi."






『⒈11』子曰:“父在,观其志;父没,观其行;三年无改於父之道,可谓孝矣。”

Tử viết: "Phụ tại, quan kì chí; phụ một, quan kì hành; tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hĩ."


Khổng Tử nói: "Cha còn, xem ý chí ấy; cha mất, xem việc làm ấy; ba năm không thay đổi đường lối của cha, có thể gọi là có hiếu vậy."






『⒈14』子曰:“君子食无求饱,居无求安,敏於事而慎於言,就有道而正焉,可谓好学也已。”

Tử viết: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chánh yên, khả vị hiếu học dã dĩ.”


Khổng Tử nói: "Người quân tử ăn không mong tìm no, ở không mong tìm yên ổn, cố gắng trong công việc mà cẩn thận trong lời nói, theo người có đạo lý mà uốn nắn mình, có thể gọi là hiếu học vậy."






『⒈15』子贡曰:“贫而无谄,富而无骄,何如?”

子曰:“可也;未若贫而乐,富而好礼者也。”

子贡曰:“诗云:‘如切如磋,如琢如磨’,其斯之谓与?”

子曰:“赐也,始可与言诗已矣,告诸往而知来者。”

Tử Cống viết: "Bần nhi vô siểm, phú nhi vô kiêu, hà như?"

Tử viết: "Khả dã, vị nhược bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã."

Tử Cống viết: "Thi vân: "như thiết như tha, như trác như ma." kì tư chi vị dư?"

Tử viết: "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ, cáo chư vãng nhi tri lai giả."


Tử Cống nói: "Nghèo mà không nịnh nọt, giàu mà không kiêu căng, như thế nào?

Khổng Tử nói: "Khá vậy, nhưng chưa bằng nghèo mà vui vẻ, giàu mà lại tôn trọng phép tắc vậy."

Tử Cống nói: "Kinh Thi nói rằng: "Như khắc như mài, như giũa như chuốt." Ấy là nói vậy ru?"

Khổng Tử nói: "Trò Tứ, mới có thể cùng nói chuyện Kinh Thi được vậy, bảo việc trước mà biết cái về sau."






『⒈16』子曰:“不患人之不己之,患不知人也。”

Tử viết:“Bất hoạn nhân chi bất kỷ tri, hoạn bất tri nhân dã.”


Khổng Tử nói: "Chẳng lo mình không được người biết, lo mình không biết người vậy."

Đã có 16 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Đim-ma bi bô...

Hì, em nghe lời Đào Phò xúi giục, dạo này đang nghiền ngẫm môn này bằng tiếng Tàu, đúng là hay thật, nhưng hơi chật vật, công nhận khó.

Em không lười, cũng không hề tiếc công, thậm chí bỏ nhiều công ra để nghiền môn này, em còn thích.

Nhưng môn này khó, em sợ nhất là hiểu sai, nên không dám lọ mọ một mình.

"Du tai du tai, triển chuyển phản trắc."

Ps: Ai làm "Những bài có liên quan" xinh thế?

Phi Long bi bô...

Trước anh đọc "Luận Ngữ" bằng tiếng Nga, cũng kỹ. Sau nói chuyện với Đào Phò, y vứt luôn ra mấy cái icon cười lăn lộn, bảo: "Bác em hâm đ' tả, hố hố... đ' ai lại đi đọc Luận Ngữ bằng tiếng Nga trong khi mình là người Việt?!!"

Anh bảo: "Anh nghĩ họ (người Nga) dịch cẩn thận hơn."

Y bảo: "Tất nhiên, nhưng đ' ai nói chiện dịch? "Chiến tranh Hòa bình" bác em thậm chí vẫn có thể đọc sách dịch, nhưng Luận Ngữ là sách Thánh Hiền, tầm như em với bác, hoặc là đọc bản gốc, hoặc là đ' nên đọc. Thánh Hiền nói ra một từ ý tứ cũng sâu xa khôn lường, đọc bản gốc may còn có cơ hội hiểu, mà không hiểu, mà cố gắng, mà có duyên, thì dần dần may ra sẽ hiểu. Chứ đọc bản dịch, xác xuất hiểu sai tóm lại là cao. Mà môn này, hiểu sai thì bách nhục. Có phải truyện đ' đâu, nó ảnh hưởng đến mình đấy, bọn hiểu sai sống sai làm sai em gặp nhiều rồi. Thà đ' hiểu còn hơn."

Phi Long bi bô...

Anh thắc mắc: "Nhưng đọc bằng bản gốc, bây giờ mình lọ mọ tiếng Tàu, bao giờ mới bằng các bác dịch giả được?"

Y bảo: "Bác tin em đi, đọc sách này, ngoại ngữ chỉ là vấn đề vớ vẩn, khó nhất là tri thức của mình đã đủ để hiểu được sách này chưa. Bọn Tàu đọc sách này, đa phần cũng có hiểu k.k gì đâu. Như bác em nghĩ là đọc được rồi. Vụ này có cái may mình là người Việt, tiếng mình gần với tiếng Tàu, mình có cơ hội hiểu tốt hơn hẳn các bạn Nga, Anh... Mà, thực ra, muốn đọc sách này thật, thì cũng chả còn cách nào khác. Trừ phi là... hờ hờ... em dịch."

Phi Long bi bô...

Anh vẫn ngại, nhưng nể nó cũng "uy tín", nên cố, đến lúc qua được đoạn đầu, thì thấy nó nói đúng. Bây giờ đúng là cũng suy nghĩ thông suốt được nhiều thứ hơn.

Phi Long bi bô...

Bản tiếng Nga trước anh đọc, đại khái họ dịch như thế này:

1.1 Конфуций говорил: “Не приятно ли учиться и постоянно применять на деле свои познания? Несчастье ли когда друзья приходят к тебе издалека? Не благородно ли без горечи принимать отсутствие признания у людей?”

1.3 Конфуций говорил: “Умничанье и претенциозность редко сочетаются с человечностью”

1.6 Конфуций говорил: “У себя дома молодые должны проявлять почтительность к родителям, а вне дома любовь к ближним. Они должны быть благоразумны и честны. Они должны любить всех людей и искать общества человечных. Выполнив все ети требования, остаток сил им надлежит употреблять на достижение книжной учености.

Sách i tử tế hẳn hoi đấy, mà thua hẳn bản tiếng Việt chú đang dịch. Môn này hay, chú đã bắt đầu rồi cố làm cho hết đi, lúc nào oải, anh với Đào Phò trợ sức cho. "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?"

Đim-ma bi bô...

Hì, thảo nào!

Bác Phi Long, Đim-ma vấn Luận Ngữ viết:

(1.8) "Có lỗi, thì chớ ngại sửa đổi."
(1.11) "ba năm không thay đổi đường lối của cha, có thể gọi là có hiếu vậy."

Nếu "đường lối của cha" "lỗi", thì thành mâu thuẫn?

Phi Long bi bô...

Sự việc thì có mâu thuẫn, nhưng cách xử sự của người quân tử thì không. Cha sai, nhưng người con vì thương cha mà không nỡ "cải ư phụ chi đạo" ngay.

Sâu sắc. Anh nói chung cũng được coi là người từ tốn và lễ phép, nhưng đọc cái này rồi suy ngẫm, mới thấy cách nói chuyện, tranh luận với ngưới lớn của mình từ trước tới đấy nó hết sức kệch cỡm và bố láo.

Đim-ma bi bô...

Èo, kiểu này chắc em phải nghiền kỹ, mất công hơn nữa mới được.

À, Đào Phò bảo chỉ nên đọc những gì của Khổng Tử thôi, của học trò thì không cần?

Phi Long bi bô...

Ừ, thà chậm còn hơn. Anh đọc kỹ, dịch như trên này rất ổn, anh tuyệt không có ý kiến gì. (Đào Phò mà vào, thể nào cũng vẫn chê đấy :-D)

Anh vẫn đọc hết, nhưng đúng là Khổng Tử sâu sắc hẳn hơn.

Unknown bi bô...

Hí hí, cái này mà đọc tiếng Anh thì còn bách lởm!

À quên, chúc mừng chú Đim-ma cái. Dịch được như thế này, coi như là con người trình độ cũng có điểm phân biệt, anh khen.

Nhận xét chi tiết, thì "Chủ trung tín" không dịch đơn giản là "Lấy trung tín làm đầu.", mà cẩn thận dịch được thành "Lấy việc dốc lòng làm tròn bổn phận, lấy sự đáng tin cậy làm đầu.", thì anh đoán là chú bắt đầu hình dung thấy một chuyện liên quan đến việc đọc dịch mà chỉ cần bắt đầu học môn này một phát là nó lồ lộ ra ngay.

Nhận xét chi tiết nữa, thì "tắc dĩ học văn." dịch thành "thì dùng để học văn hóa." cũng tạm coi là phương án dịch khả dĩ nhất rồi. Nhưng đấy là dịch, còn hiểu thì phải thêm một tí, chú có hiểu thêm gì không?

PS: "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri", đề nghị không ngại nhá.

Unknown bi bô...

Anh Đim-ma hình như không online, anh Đào có thể giải thích giúp em phần nhận xét chi tiết và chi tiết nữa của anh không?

Unknown bi bô...

Hi hi, sure, giải thích cho em nghe anh còn thích hơn nhiều, chứ thằng kia vừa xấu vừa vô cảm như ngói, báu bở gì đâu! Đây:

Tiếng Việt mình có đến hai phần ba là từ Hán - Việt, bình thường nói viết mình vẫn nghĩ là bình thường, nhưng đọc môn này phát, mới lòi ngay ra là có nhiều từ bình thường mình dùng như vẹt, mà thực ra nghĩa của nó mình chỉ hiểu mang máng, hoặc không hiểu gì cả, hoặc hiểu sai. Ví dụ như "trung tín" ở đây, có phải bình thường em vẫn có thể dùng bình thường, nhưng không hiểu nghĩa như thằng Đim-ma nó dịch, đúng không? Cá nhân anh hồi trước, từ "tín" thì không có vấn đề, còn từ "trung" thì mình thấy ngay là mình hiểu hoàn toàn mang máng.

Tạm thế đã, từ "văn" rắc rối hơn chút, thư thả, anh sẽ giải thích sau, nhá.

Đim-ma bi bô...

Dịch là "học văn hóa", và hiểu là khái niệm "học văn hóa" lúc ấy có khác với "học văn hóa" bây giờ. "Học văn hóa" thời Khổng Tử là học Kinh Thi, Kinh Thư, và Lục Nghệ.

Unknown bi bô...

Học "văn hóa" thì thế là chuẩn, nhưng căn bản cái "văn" này nó không hẳn là văn hóa. Còn nhớ... à quên, đọc đến cái này chưa:

子曰‘質勝文則野,文勝質則史,文質彬彬,然後桃弟.’ - Tử viết: "Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu Đào đệ."

"văn" ở đây là "văn" này. Nó là khi mình mà thật sự học được nhiều những kiến thức thật hay, thì đến một lúc nào đó, ở mình nó sẽ toát ra những nét đẹp của học vấn, - chính cái đó gọi là "văn".

Giống như Lép Tôn-xtôi từng nói về Trê-khốp: "Trông anh ấy mới đẹp làm sao!.."

Hay như Khổng Tử nói rồi đấy: "nhiên hậu Đào đệ" - thì giống Đào em giai ta.

Unknown bi bô...

À, đã nhắc đến thì nhân thể nói thêm về Kinh Thi, anh lại nhắc lại với chú, không thừa đâu: "Đấy cũng là một trong những thứ mà không thể không đọc!"

Lúc đầu anh cố đọc chỉ vì muốn tìm hiểu về khía cạnh "Thơ". Đọc được một hồi, thì dường như có cái gì đó nó cứ vỡ dần ra. Lúc đầu mình không hình dung được là cái gì, chỉ thấy trong lòng có cảm giác rất là thoải mái.

Rồi đến một lúc, mình bỗng hiểu được, nó cũng như một thứ tâm pháp. Đọc thơ đấy, lòng dạ mình nó trở nên thật thà, ngay thẳng, chân tình dần lên.

Linh Hoàng bi bô...

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...