Mong manh áo vải hồn muôn trượng


Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
(Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng)

"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu"

Bác mong các cháu “cho ngoan”
Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng
Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng
Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam
(Thơ tặng các cháu nhi đồng, ngày 10/4/1946)

“Tuổi các cháu còn nhỏ, thì các cháu làm những công việc nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to. Bác mong các cháu làm việc và học hành, cho xứng đáng là nhi đồng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thống nhất và độc lập.”
(Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân kỷ niệm cách mạng tháng Tám, tháng 8/1947)


“Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được...”
(Thư gửi các bạn thanh niên, tháng 8/1947)

“Thanh niên cần phải có chí tự động, tự cường, tự lập.
Phải có khí khái ham làm việc, chứ không ham địa vị.
Phải có quyết tâm, đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến chốn, làm cho kỳ được.
Phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn, học mãi.
Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp.
Phải có lòng kiên quyết tham gia kháng chiến để tranh cho kỳ được thống nhất và độc lập, dân chủ và tự do.
Như thế, mới xứng đáng thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà.”
("Thanh niên phải làm gì?" Tháng 2/1948)


“Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.
Nhưng cháu và anh em thanh niên khác đã dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn sống với non sông Việt Nam...”
(Gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng, tháng 1/1947)

Đã có 2 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Nhật Linh bi bô...

Bác Đào có nhầm nhà không bác Đào ơi?

Trước em về, đã thăm rất kỹ, cái ảnh dưới cùng của bác, không kiểu gì giống cái nhà này được.

Anonymous bi bô...

Đúng là nhầm, nhưng là Nhật Linh nhầm.

Bác sinh ở quê ngoại và sống ở đấy trước, rồi sau mới về ở cái nhà có vườn khoai lang (lúc đấy mới được cất) ở làng Sen.

Ảnh của anh là nhà ở Hoàng Trù, quê ngoại.

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...