Chuyện cười (13)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






CHUYỆN CƯỜI

(Tập 13)





Hai người Ai-len câu cá. Một người giật lên một cái chai, trong chai có một vị thần, vị thần hứa thả ra sẽ cho một điều ước.


— Hãy biến cả cái hồ này thành bia! — Anh hớn hở.


Thần hô "Biến!", lập tức hồ biến thành bia. Anh mừng rỡ bảo bạn:


— Thế nào, hoành tráng chứ?


Người kia tần ngần:


— Chết cha, bây giờ phải đái vào thuyền à?!



o0o



"Mịa... Chuyện của Đim-ma buồn cười x tả!.."


Một chàng đang ngồi trong nhà thì nghe có tiếng gõ cửa. Chàng mở cửa và nhìn thấy một con ốc sên ở bên ngưỡng cửa. Chàng làu bàu, nhặt con ốc lên và lấy đà, lấy hết sức ném nó đi thật xa.


Ba năm sau, chàng đang ngồi trong nhà thì nghe có tiếng gõ cửa. Chàng mở cửa và thấy con ốc sên. Con ốc sên gắt:


— Làm như thế là nghĩa thế đ' nào?!



o0o


Một chàng bước vào một quán ba, mang theo một con cá sấu, và vui vẻ thông báo với những người khách quen:


— Cá cược đê cá cược đê! Em sẽ mở miệng con cá sấu này và cho chim vào, để nó ngậm miệng lại trong một phút, rồi lại mở miệng nó, và lấy chim ra, mà không hề bị làm sao cả. Nếu em làm được đúng như thế, các bác mỗi người sẽ nợ em một vại bia.


Tất cả đều đồng ý. Chàng tụt quần xuống, và cho chim vào mồm con cá sấu. Con cá sấu ngậm mồm lại. Sau một phút, chàng vớ lấy một chai bia và đập mạnh lên đầu con cá sấu. Con cá sấu bèn ngoác mồm, và chàng rút chim ra, chim không bị làm sao cả.


Chàng bèn "đòi nợ" ngay mấy vại bia, rồi bảo:


— Có bác nào dám thử không? Làm được như em, em sẽ mất 100 đô...


Ngay lập tức có một cánh tay giơ lên...






Cả chùm "Chuyện cười (13)":

http://www.mediafire.com/?646q9q06mxji01h

http://www.megaupload.com/?d=CLL15GXM


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của em me():

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lac-giua-am-dieu-hanh.html

Chuyện cười (9)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CHUYỆN CƯỜI

(Tập 09)



Một đôi thiện nam tín nữ đi tuần trăng mật và cuối cùng cũng được cởi quần áo trước mặt nhau. Người chồng cởi giày và tất ra, và những ngón chân của anh đều bị cong queo và có màu đỏ nhợt nhạt thiếu tự nhiên.


— Chân anh làm sao vậy?! — Vợ giật mình, hỏi.


— Hồi bé anh bị một bệnh, gọi là bệnh "ngón xinh".


— Ý anh là... không phải bại liệt đấy chứ?!


— Không, là "ngón xinh", nó chỉ ảnh hưởng đến ngón chân.


Người chồng cởi quần dài, để lộ hai đầu gối tong teo và mất cân đối.


— Đầu gối anh... thì sao vậy?!


— Ờ... cũng là hồi bé, anh bị một bệnh, gọi là bệnh "gối duyên".


— Ý anh là... đúng là không phải bại liệt đấy chứ?!


— Không, là "gối duyên", nó chỉ ảnh hưởng đến đầu gối.


Người chồng sắp sửa tụt quần đùi, thì người vợ thở hổn hển:


— Đừng bảo em là hồi bé anh bị... gọi là bệnh "chim điệu"!



o0o


Một nhà thôi miên nổi tiếng biểu diễn tại một trung tâm an dưỡng dành cho người cao tuổi. Ông tuyên bố:


— Hôm nay tôi sẽ đưa các vị vào một trạng thái xuất thần; tôi sẽ thôi miên tất tần tật mọi người, bất cứ ai đang có mặt ở trong đại sảnh này.


Mọi người đều bị kích động và hồi hộp. Nhà thôi miên rút từ trong túi áo ra một chiếc đồng hồ bỏ túi cổ, lấp lánh tuyệt đẹp.


— Bây giờ, tôi muốn mọi người đều chăm chú nhìn vào chiếc đồng hồ cổ này. Đây là chiếc đồng hồ vô cùng đặc biệt. Nó đã ở trong gia đình tôi suốt sáu thế hệ.


Ông nhẹ nhàng đung đưa chiếc đồng hồ từ trước ra sau, từ sau ra trước... và cất giọng du dương:


— Dõi theo chiếc đồng hồ, dõi theo chiếc đồng hồ...


Đám đông dường như đã bắt đầu bị thôi miên và cũng đang bắt đầu lắc lư về phía trước, về phía sau... giống như chiếc đồng hồ, theo ánh sáng lập lòe phản chiếu từ bề mặt bóng loáng của nó. Hàng trăm cặp mắt đang dõi theo chiếc đồng hồ đung đưa... bất ngờ, nó trượt ra khỏi những ngón tay của nhà thôi miên và rơi xuống sàn, vỡ tan tành...






Cả chùm "Chuyện cười (9)":

http://www.mediafire.com/?frbxhavfnau59a0

http://www.megaupload.com/?d=Z0ML4JYM

Hão! Hão!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Con dâu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
(Nói Tiếng Việt không chuẩn, làm Phát thanh viên Thời Sự,
- Đài Truyền hình Trung Ương)


Cái này không phải "Hão!", mà là "BỐ ĐỜI!"
Chiều chiều mình vẫn hay ngồi ở cửa sổ tầng 12 trông ra Thành phố, hai chữ Hảo! Hảo! của hãng mì tôm to đùng vẫn thường đập vào mắt. Nhìn mãi chữ nhòe đi, bỗng hiện ra hai chữ “Hão! Hão!” nhảy lên nhảy xuống lúc la lúc lắc rất tức cười. Tự nhiên các gương mặt hão hão của giới nghệ sĩ chân dài bỗng hiện ra nhấp nha nhấp nháy lúng la lúng liếng, vui lắm.

Hão cũng có năm bảy đường, ở đây chỉ muốn nói về cái hão của sự háo danh của mấy em chân dài nghệ… sĩ diện mà thôi. Mấy em này vui cực, mỗi em một kiểu hão mười phân vẹn mười một, hi hi.

Đường lập danh bằng mồ hôi nước mắt của chính mình thì xa vạn dặm, trong khi các em thuộc trường phái mì ăn liền, tài chỉ một mẩu danh muốn cả mớ, danh này chưa kịp lập đã muốn vơ ngay danh khác, một tài chưa xong đã muốn thiên hạ xuýt xoa nghệ sĩ đa tài, thành ra mới có lắm chuyện oái oăm cười ra nước mắt.

Danh kém tiền ít lại học làm sang chơi trò chảnh. Nàng A hát hỏng chẳng ra sao, một thời véo von được hơn chục lần, lần nào cũng bị huýt sáo la ó. Bây giờ không ai mời hát nữa, ai hỏi thì thở vô thở ra, nói nhạc Việt bây giờ kém quá không muốn hát. Nàng tấp đời nàng vào một đại gia, thi đua với mấy em chân dài khác chơi đồ hiệu, món nào món nấy đắt điếc tai, đến cái túi xách cũng mười mấy ngàn đô, mỗi bước đi có hai ba đệ tử, giúp việc, vệ sĩ chạy lăng xăng.

Vào hiệu làm tóc, sửa móng chân móng tay, dưỡng da mặt phải chọn nơi giá cực đỉnh vài trăm đô trở lên. Uống cà phê cũng chọn nơi đắt giá, năm bảy đô một cốc, càng đắt càng danh giá. Đại gia chịu không thấu, nói em tiêu xài phải tiết kiệm chứ, tiền anh có phải vỏ hến đâu. Nàng bèn vênh mặt dẩu môi, nói thế anh tưởng thân em đây là vỏ ốc à.

Phố X. Sài Gòn gọi là phố học làm chảnh. Sáng sáng chừng 8, 9 giờ các nàng đánh ô tô xịn ra đỗ một dãy dài trước hàng cà phê xịn, ngồi vắt chân vếch mày hất mặt không thèm nhìn ai, mắt lơ đễnh nhìn ra vẻ như đợi ai vẻ như không. Chẳng đợi ai sất, các nàng đang đấu đấy, đấu xe xịn, đồ hiệu xịn, đùi xịn. Sao sáng sao mờ lại phải lụy vào mấy thứ xịn kia, thời buổi này mới có cái kiểu so sánh điên điên đó, chết cười.

Nàng B chấp nhận làm vợ hờ lần lượt các đại gia, mỗi đại gia đánh dấu bằng xe xịn, hễ thấy nàng đổi xe y như rằng biết nàng đã đổi bồ. Bồ cuối nàng đòi xe xịn nhất, ông này vò đầu bứt tai, nói nghệ sĩ thành đạt đâu phải nhờ cái xe cưng ơi. Cưng ngồi trên cái xe mấy trăm ngàn đô liệu tên tuổi cưng có nổi hơn không. Nàng lườm lườm nguýt nguýt ngúng nga ngúng nguẩy, nói nghệ sĩ lớn phải đi xe xịn chớ bộ, em không đi xe đó thiên hạ chẳng coi em ra gì đâu. Ông bồ vẫn không chịu mua, nàng khóc bù lu bù loa, nói tôi làm đĩ cho anh mấy năm trời không đủ tiền mua cái xe đó a. Hu hu bó tay chấm com.

Mấy nàng không đủ sức tranh đua chảnh thì tạo ra mấy vụ scandal. Lộ hàng là món mấy nàng hay trưng dụng nhất. Nàng C còn tự tung video clip sexy lên mạng rồi bu lu bù loa đòi kiện tụng, đòi tố cáo tùm lum tùm la, cố tình làm um xùm, miễn là nổi danh bất kể danh xấu hay danh đẹp. Ai hỏi đến thì nàng mếu mếu máo máo nói em chã em chã, hi hi.

Nàng D phơi bộ ngực nóng râm ran trên mạng chưa chán lại nổi hứng viết sách, sự nghiệp không đủ vài dòng thì dùng sexy mấy trăm trang bù lại. Sách bán chạy như tôm tươi, thiên hạ la ó bao nhiêu nàng càng sướng bấy nhiều, kiếm được danh đa tài vừa nghệ sĩ vừa nhà văn trong giây lát hỏi sao không sướng.

Mấy em chân dài trẻ trung chơi món hão đã tức cười, mấy chị chân dài nạ dòng chơi món đó lại càng hài hước tợn. Mấy chị biết mình đã hết xì quách, không dùng được mấy món xịn kia để câu danh mới tung tiền ra mua mấy món danh hão trang sức, nghĩ mà rầu đời.

Mình có quen một chị, thời trẻ lập danh đàng hoàng, tài thật tiếng tăm thật. Đến khi già hóa lẫn lại mê đắm mấy cái món hão mới lạ đời. Chị may mắn lấy được ông chồng giàu có cự vạn, tiền nhiều như quân nguyên. Đầu tiên chị sang Tây làm món đạo diễn, lại về ta làm món tiến sĩ. Vẫn chưa thỏa, chị làm thơ in thơ. Vẫn chưa thỏa chị làm thêm món hội họa để trở thành họa sĩ, làm thêm món ca khúc để trở thành nhạc sĩ.

Chả biết mấy, món sĩ kia là chị làm hay tiền làm, chắc là tiền làm. Cái carvidit liệt kê một danh sách dài một lô sĩ: nghệ sĩ nhân dân, tiến sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ. Vẫn chưa thỏa. Chị thuê làm một bộ phim video dài ba mươi phút ca ngợi công đức và sự nghiệp của chị, một cuốn sách ảnh dày mấy trăm trang miêu tả đời chị như một mệnh phụ tiết hạnh khả phong, một tài năng độc nhất vô nhị.

Mở cuốn sách thấy chị hát, chị đàn, chị nghiên cứu, chị làm thơ, chị viết nhạc, chị vẽ tranh, chị đi chợ, chị nấu cơm, chị chăm con, chị tưới hoa, chị cho mèo ăn, cho chó ăn, cho chim ăn… chỉ thiếu nỗi chị đi ị là không thấy đưa vào.

Chả biết núi danh hão kia chị dùng để làm gì, bịp được ai, dọa được ai không, chỉ biết chị mất đi một núi tiền và bao nhiêu tin yêu khán giả đã dành cho chị. Xưa người ta yêu chị bao nhiêu thì nay người ta khinh ghét chị bấy nhiêu. Mới hay cái hão nó nguy hiểm đến nhường nào.

Mới đây gặp chị, cũng tình cờ thôi chứ chị quên hẳn mình rồi. Chị ngồi kể chuyện tỉ tê ngày xưa chị thế này ngày xưa chị thế kia. Tuổi trẻ chị vất vả thế nào, nghèo đói ra sao. Rồi chị than thở bọn trẻ bây giờ tài bằng cái móng tay, danh đòi được cả đấu, hão lắm. Khoe gì lại đi khoe ngực khoe đùi xấu hổ lắm. Lại còn trưởng giả học làm sang đua đòi ô tô nhà lầu, đem vốn tự có ra đổi mấy thứ hào nhoáng kia, nhục lắm.

Mình cười hì hì, nói chị không thế a? Chị khẽ lắc đầu, nói tuổi trẻ của chị đáng yêu lắm, không hoắng huýt, không tinh tướng, không hão như chúng nó đâu. Đáng yêu lắm, tuổi trẻ của chị ấy mà, đáng yêu lắm…

Chị ngửa mặt, mắt chớp chớp, hình như đang mơ màng cái thời vàng son của chị. Tội nghiệp chị lắm thay, hu hu.

(Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Lập)

Công dân tiêu biểu hay tội phạm lọt lưới may mắn?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Quảng
Ảnh bên: Tài xế Hồ Kim Hậu được vinh danh là công dân tiêu biểu tỉnh Đồng Nai năm 2013. Ảnh Tuổi trẻ.

Trong số đông những người vinh danh anh Hậu, không bao giờ có chị, người phụ nữ đi xe máy may mắn thoát tai nạn.

Sáng nay tôi mới đọc được tin, anh tài xế Hồ Kim Hậu, lái xe chở bia, được vinh danh là công dân tiểu biểu của Đồng Nai!!! Tôi tưởng nghe nhầm, thật không tin ở mắt mình nữa, vì theo tôi, anh thoát đi tù đã là rất may mắn cho anh…

Đầu tiên, anh thanh minh lý do xe lật ở quãng cua là do tránh một xe du lịch đi ẩu, nhưng ở Việt Nam, đầy rẫy các xe đi ẩu, và nếu là lái xe, anh phải tính toán được việc đó để bảo đảm tốc độ, thế nhưng, có một camera đã ghi lại được, hoàn toàn không có xe đi láo nào, không hề có ai tránh ai hết.

Thì anh quay sang nói “xe mất phanh” và bất kì một lái xe chuyên nghiệp nào ở Việt Nam cũng nhận ra xe anh hoàn toàn không mất phanh, anh vẫn đạp phanh và dừng lại ở xa như bình thường.

Anh cũng trả lời phỏng vấn, nói anh chạy tốc độ 40km/h, nhưng với lực li tâm khá lớn văng tới 90% bia sang tới tận lề đường bên kia, tốc độ xe của anh lúc đó không thể dưới 70km/h.

Xem clip lúc bia bị đổ, thì anh chạy nhanh ở quãng cua hơn cả một chiếc xe taxi xanh Mai Linh đang lưu thông thẳng. Và khi xe Mai Linh ép vào phần đường của anh, anh đã phải đạp phanh gấp, chính cú phanh cộng với lực li tâm đã khiến đống bia bứt tung khỏi thành xe. Thành thực mà nói, anh đã lái xe phóng như một tay đua F1 thực thụ.

Tóm lại, anh cố gắng nói dối để bao che cho việc, anh chạy xe quá cẩu thả, rất có thể đống bia không được chằng buộc kỹ, nhưng đó hoàn toàn là trách nhiệm của anh, và khi đống bia bị văng ra đường, anh hoàn toàn phải chịu trách nhiệm.

Tài xế Hồ Kim Hậu được vinh danh là công dân tiêu biểu tỉnh Đồng Nai năm 2013.

Tài xế Hồ Kim Hậu được vinh danh là công dân tiêu biểu tỉnh Đồng Nai năm 2013. Ảnh Tuổi trẻ.

Đống bia đã văng vào chân và làm ngã một chị đi xe máy, tôi xem lại nhiều lần và vẫn sởn gai ốc vì sợ, nếu đống bia đó đổ ập vào đầu chị xấu số đó, gần chắc chị sẽ mất mạng mà không biết tại sao, may thay, đống bia đã ụp xuống cách chị chỉ vài mét, chị bị đống bia đẩy ngã sõng soài, nhưng chị dậy được, hoàn hồn, và cố dắt xe khỏi đống bia suýt thành đống mồ chôn chị.

Chuyện cười (6)

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CHUYỆN CƯỜI

(Tập 06)



Lúc 13 tuổi, tôi hy vọng đến một ngày tôi sẽ có một cô bạn gái vú to.


Lúc 16 tuổi tôi đã có một cô bạn gái vú to, nhưng cô ấy lại ít đắm say, nên tôi đã quyết định tôi cần một cô gái nhiều đắm say.


Trong trường đại học tôi đã hẹn hò một cô gái nhiều đắm say, nhưng cô ấy lại đắm say quá. Tình yêu đã giống như phim tình cảm hô-li-út, luôn đầy nước mắt, và nữ nhân vật chính luôn có xu hướng tự tử vì tình. Nên tôi đã quyết định tôi cần một cô gái vững vàng.


Lúc 25 tuổi tôi đã tìm được một cô gái rất vững vàng, nhưng cô ấy lại nhạt nhẽo. Mọi thứ ở cô hoàn toàn có thể đoán trước được, và chưa bao giờ cô bị kích động về bất cứ chuyện gì. Cuộc sống trở nên rất trì độn đến nỗi tôi đã quyết định là tôi cần một cô gái kích động một chút.


Lúc 28 tuổi tôi đã tìm được một cô gái kích động, nhưng tôi không thể duy trì quan hệ với cô. Cô luôn nhảy từ thứ này sang thứ khác, không bao giờ dừng lại đủ lâu ở bất cứ thứ gì. Cô làm mọi thứ mạnh mẽ đến mất trí và làm tôi khốn khổ hơn là hạnh phúc. Cô đã là niềm vui tột cùng vào lúc ban đầu và rất mạnh mẽ, nhưng lại vô phương hướng. Nên tôi đã quyết định tìm một cô gái có một hoài bão thật sự nào đó.


Chuyện cười (4)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CHUYỆN CƯỜI

(Tập 04)



Một sĩ quan cảnh sát huấn luyện ba nữ học viên từ học viện cảnh sát, — những nhà thám tử tương lai. Để kiểm tra các kỹ năng của họ trong việc nhận dạng nghi phạm, anh cho một cô xem một bức ảnh trong 5 giây rồi cất đi.


— Đây là nghi phạm, cô sẽ nhận ra người này bằng cách nào?


— Đơn giản thôi, tôi sẽ tóm được hắn ngay vì hắn chỉ có một mắt.


— Ờ... — Viên sĩ quan ngỡ ngàng... — Nhưng... đây là ảnh chụp nghiêng!


Hơi bối rối vì câu trả lời lố bịch này, anh cho cô thứ hai xem bức hình trong 5 giây.


— Đây là nghi phạm, cô làm thế nào nhận ra người này?


— Ha! — Cô gái cười rúc rích, búng một lọn tóc. — Tóm y dễ thôi vì y chỉ có một vành tai!


Lập Trình Viên II (61)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

— Còn hơn cả đơn giản! — Y nâng bàn tay phải lên quá vai, ngón trỏ chỉ hơi chênh chếch từ trên xuống, về phía mảnh giấy trong tay tôi, nhấn nhấn theo từng từ được nói ra rất thong thả và đều rõ trọng âm. — Trò...ò chơ...ơi đầ...ầu tiê...ên ở...ở tro...ong da...anh sá...ách là "Mê...ê cu...ung Ghê...ê-ra...a-xi...i-mố...ốp"!



*
*     *


"Cộc cộc... cộc cộc cộc"
— Vào đi! — Tôi uể oải đáp theo phản xạ có điều kiện.
— Chào!
— ...
— Cậu biến đi đâu vậy?
— Hả?!...
— Đã mấy ngày không thấy cậu ở trường, có bị ốm không...
— A... à không không...

- Киллер? (Giết người à?)
- Круче, хакер! (Ngầu hơn, hách-cơ!)

"НЕ ЗАБУДY МАТЬ" (I WILL NOT FORGET MOTHER)
"НЕ ЗАБУДY MOTHER-BOARD РОДНУЮ" (I WILL NOT FORGET DEAR MOTHER-BOARD)

Và tôi biết được là phản xạ có điều kiện có khi sẽ rất không tốt, — tôi đang cởi trần trùng trục, ngay thắt lưng và cúc quần cũng đang cởi, phéc-mơ-tuya thậm chí kéo ra quá nửa, cho khỏi bó bụng trong tư thế nửa nằm nửa ngồi ở trên giường...
Vội vàng nhổm dậy, lại định ngồi xuống ngay, rồi lại thôi, tôi vừa hấp tấp cài quần, vừa lúng ba búng búng:
— Tớ... chỉ... tớ có vài việc đang phải làm dở. — Dồn nhanh những thứ giấy má đang bừa bộn đầy giường cho gọn vào một góc, tôi vỗ vỗ lên khoảng đệm trống mới được giải phóng. — Cậu ngồi đi, cậu... thế nào?
— Tớ... — Đôi mắt trong veo mở to nhìn tôi, vừa đầy tò mò, vừa đầy buồn cười. — Tớ... ra lấy nước uống!
Tôi nhìn theo chiếc mũ liền áo vừa đang được hất ngược ra đằng sau, vừa đang bị cánh cửa đóng vào lấp đi. Tôi ngơ ngác liên tục hai lần: lúc đầu suy nghĩ đang hút vào tập giấy in cầm ở tay, tôi không bắt ngay được sang hoạt cảnh "có người vào nhà"; và ngay sau đó là một cảm giác phân vân, — thoạt nhìn tôi đã hình dung ngay đấy là Vê-rôn-na, vì con gái mà mặc đồ thể thao "dáng" như thế... thường vẫn là Vê-rôn-na.
Mũ có phéc-mơ-tuya kéo dính vào áo; áo không bo nhưng không dài, chỉ quá hông một chút, và dù là áo thể thao mùa đông, nhưng dáng eo vẫn duyên ơi là duyên; quần không chẽn gấu đồng bộ với kiểu áo, — nguyên bộ thể thao mới, có khi mới cứng, màu xanh ngọc, tăng thêm một chút sắc trời cũng được, những chỗ viền, nẹp, tạo nét nhấn, thì là màu đen các-bon. Giày và găng tay thể thao cũng đều đồng màu các-bon. Và một người có một thân thể mạnh khỏe, mà vừa "thể thao mùa đông" thật mê say về thì tất cả mọi thứ trên toàn thân, nhất là làn da, đều sẽ tươi sáng lắm... Nếu bây giờ Bụt, hay Ông già Khốt-ta-bít, hiện ra và bảo tôi hãy chọn hoặc cuộc sống như bình thường, hoặc một cuộc sống mà không phải làm gì cả, chỉ suốt ngày ngồi xem Cla-ra đi "thể thao mùa đông" về, xuya là tôi sẽ chọn ngay cái thứ hai không hề phân vân...
— Đây là những gì thế?
Cla-ra lấy nước nhanh quá, hoặc mọi thứ ở tôi đều đang quá chậm, nên tôi giật thót người đúng như bị bắt quả tang, — tôi lại đang nghĩ đến chuyện hai đứa hôn nhau... đến nỗi cái áo phông có cổ, màu xanh rừng già, có vằn kẻ chỉ trắng đục, tôi vẫn cầm nguyên ở tay. "Những gì thế"... là Cla-ra nói bãi giấy trên giường. Cố giữ vẻ ngoài điềm tĩnh nhất, tôi vừa thong thả chui hai tay, rồi chui đầu vào áo, vừa kể lể:
— À, không có gì đâu. Tớ chỉ... tớ đang cố để biết nhiều thứ về người đã làm ra cái trò chơi máy tính... trò "Nhiệt hạch" ấy. Có khi... để dò ra được mật khẩu bí mật...
— Dò làm gì? — Đã móc áo thể thao lên mắc áo sau cánh cửa, chỉ còn mặc một chiếc may-ô... chiếc thun không tay thì đúng hơn, màu cá vàng, cho trong quần, mềm mại ôm lấy thân hình uyển chuyển và ơn giời là có mặc áo con, Cla-ra đang rót nước lã mới lấy, từ cái siêu điện vào chiếc cốc bảy xu.
— Sao lại làm gì? Cái trò...
— Sao lại quan trọng cái chuyện chơi ghêm với một cái máy tính ở đâu còn chả biết...
— Ây, không không... — Tôi vội vã. — Không phải đơn giản chỉ là một cái máy nào đó đâu. — Tôi nhìn đôi mắt đẹp mê hồn đang giương lên ở trên cái vành miệng cốc. — Qua đây, tớ cho xem!
Nhưng hình như nó cứ đứng im... tôi quay lại, thì thấy mắt nó tròn xoe.
Gần giống như mắt bác Di-na lúc tôi xếp đồ vào hộp để vác về đây. Lúc ấy tôi cũng không giải thích nhiều, vì tôi biết bác Di-na có thể là người đáo để, nhưng với tôi, thì đấy không phải cái nhìn nghi hoặc, mà là bác lo, ít nhiều lo lắng cho tôi, — dù trước kia tôi học hành chểnh mảng, còn uống rượu, hút thuốc.., nhưng trong các mối quan hệ gia đình, tôi vẫn luôn là đứa bé ngoan được mọi người mến yêu; vả lại tôi ở với anh An-tôn, mà anh tôi thì ghét nhất những gì không đĩnh đạc.
Cái đầu vi-đi-ô màu đen hiệu "Sharp" này, tôi biết là thứ xa xỉ đối với nhiều người, nhưng nhiều thế chứ kể cả nhiều nữa, thì cũng không phải là với người hút xì-gà Cô-hi-ba và đi xe Bê-em-vê như anh An-tôn; cho nên tôi cố sử dụng những cử chỉ mà theo tôi là điềm đạm nhất, khi thao tác với thiết bị.
Lần này tôi quay lại thì Cla-ra đã đến ngồi bên mép giường, — đúng chỗ mà A-nhi-a hay ngồi. Tôi quả thật đã lưỡng lự lắm, cuối cùng ngồi xuống thảm sàn, tựa lưng vào giường, cách Cla-ra một ít về phía bên trái, ngồi đấy gần màn hình ti-vi hơn, — chứ không dám ngồi "đúng chỗ mà Phi Long hay ngồi".
Màn hình cái ti-vi "to nhất Liên Xô" (theo lời anh Xéc-giô) còn lằng nhằng thêm một ít, rồi khuôn hình đầu tiên với một chùm dây điện tỏa từ trên xuống hiện ra, — dây đậm và dây nhạt, vì băng hình trắng đen...
— Băng này tớ sao được ở Thư viện Khoa học... Đấy đấy!.. Ghê-ra-xi-mốp đấy!..
— Ghê-ra-xi-mốp... nào cơ?
— Người mà tác giả chương trình "Nhiệt hạch" đấy... — Tôi hơi chán. — Anh này hóa ra chính là người đã cùng làm ra Tê-tờ-rít... — nhìn Cla-ra, tôi úp ngang hai nắm tay vào nhau, hai ngón cái làm động tác bấm bấm — là trò xếp gạch ấy. Anh này giỏi máy tính lắm và là một tay đánh ghêm có hạng. Anh ấy nghiên cứu một cái máy tính biết chơi cờ và đánh bài tú-lơ-khơ...
— Bây giờ ngoài phố có nhiều máy đấy mà...
— Không... không phải đâu! Không phải mấy cái tầm th... mấy máy đơn giản ấy. Cái máy này có thể tự học và rút kinh nghiệm từ chính những khuyết điểm của mình, để sau đó biết chơi tốt hơn... Nên là cái trò "Nhiệt hạch", nếu tớ mà vào được...
— Èo, đẹp giai quá!
Đây là khuôn hình trực diện đầu tiên của anh Ghê-ra-xi-mốp, ở trong phòng máy tính, đầy đủ com-lê cà-vạt, đang đứng vịn tay vào một cái — chắc là — máy tính to và tươi cười trao đổi gì đó với mấy người nữa. Tôi nản, — thực ra anh Ghê-ra-xi-mốp không hẳn là ấn tượng lắm, nếu nói về "đẹp giai".
— Sao cậu không tìm gặp anh ấy mà hỏi? — Cla-ra đặt vấn đề có vẻ rất nghiêm túc.
— Không gặp được. Anh ấy sang Mĩ...
— Ga-ga-rin này!
Nó reo lên, — trên màn hình anh Ghê-ra-xi-mốp kính cận mặc quần bò tàu và áo phông cá sấu đang đứng đưa tay sờ sờ một cái màn hình ti-vi, trên đó đúng là đang cận cảnh Ga-ga-rin trong mũ du hành vũ trụ... lửa phụt ào ào, khói mù mịt, rồi cả cái tên lửa dài đầu đen thân trắng lừ lừ bay thẳng đứng từ dưới lên...
— Hồi trước bố tớ xuýt nữa thì cũng...
— Tên là gì?.. — Tôi bỗng nghe rõ tiếng mình.
— Hả... Bố tớ á?
— Không!.. — Cả người tôi bất giác đã hơi nhoai về phía trước... tôi biết bố Cla-ra làm phi công. — Cái tàu này, — tôi chỉ màn hình, — "Rạng đông", có phải "Rạng đông"?
Cla-ra cười:
— Không phải! "Rạng đông" là cái chiến hạm. Còn cái này, cái này là... — nó nhìn tôi với một vẻ hài lòng, và phát âm hơi kéo dài ra, thong thả — "Phư...ơ...ng đô...ô...ng".
Sau "12345678" thì mật khẩu đầu tiên tôi đã nhập thử — đương nhiên — là "gerasimov".
Cái thứ hai: "gerasimovs-maze", và đồng bọn của nó: "gerasimovs_maze", "gerasimovsmaze".
Tất cả những lần ấy cái máy tính bí hiểm kia đều trả về:

INDENTIFICATION NOT RECOGNIZED BY SYSTEM
--CONNECTION TERMINATED--

Cùng với một tràng "È..." rất ngứa tai.

Ở Thư viện Trung tâm số 122, — thư viện to nhất khu này, và căn bản là nằm cách bến tàu điện ngầm gần trường đại học chỉ một quãng đường đúng bằng đoạn từ trường ra đến tàu điện ngầm, — tôi tìm được một bài báo của tác giả Gerasimov: "Game Over: How Nintendo Conquered The World". Mật khẩu "nintendo" cũng trả về "È...", nhưng ở bài ấy tôi biết được anh Ghê-ra-xi-mốp học khoa Toán Ứng dụng trường Lô-mô-nô-xốp.
Ở Thư viện Khoa học trường Đại học Tổng hợp Lô-mô-nô-xốp, tôi tìm được một bài báo nữa của anh: "Bài Xì phé và thảm họa — Vai trò của tháu cáy trong thế cân bằng hạt nhân". Nhưng cả "poker" lẫn "armageddon" đều "È..." như nhau.
Và đến lúc đó thì có vẻ đã không còn xác định được nữa, là giữa hai mong muốn chơi trò chơi và truy cập được hệ thống, — đơn thuần là vào được thôi, vào xong không cần làm gì hết, — thì mong muốn nào lớn hơn; và tôi đã mò vào tận khoa Toán Ứng dụng trường Em-ghê-u (tên viết tắt của trường Đại học Tổng hợp Lô-mô-nô-xốp) để tìm anh Ghê-ra-xi-mốp. Nhưng anh không còn ở đấy, — trên văn phòng khoa tôi được biết anh tốt nghiệp rồi, và (hình như) đã sang Mĩ để làm nghiên cứu sinh...
Đọc kỹ các bài báo thì không khó nhận ra tác giả có sự quan tâm tương đối rõ đến vũ trụ, nhất là trong bài báo thứ hai, — Xi-ôn-kốp-xki và Ga-ga-rin đều được nhắc đến. Nhưng cả "tsiolkovsky" với "gagarin" cũng đều không thể giúp tôi tránh không phải thưởng thức cái tiếng "È..." thật sự phản cảm ấy.
Bác Ga-ra-rin được tuyên truyền đại chúng một cách rành mạch hơn, nên bọn trẻ chúng tôi tự nhiên sẽ để ý đến hơn so với vũ trụ và cụ Xi-ôn-kốp-xki, nhưng chuyện như chuyện bác Ga-ga-rin, thật sự tôi cũng chẳng biết nó là quan trọng hay không, mà nếu có thì quan trọng tới đâu nữa; còn những người lớn thì tôi thấy nhìn nhận có khác nhau. Anh A-li-ô-sa với anh Kốt-xchi-a thì hâm mộ nhất hệ thống điều khiển "không thể có lỗi", và "không biết sẽ phải tét kiểu gì". Phi Long thì bảo hay nhất là Liên Xô bắn được Ga-ga-rin lên quỹ đạo thì khoa học Mĩ bị nhục quá, bèn cố tìm cách nối cho bằng được hai cái máy tính vào nhau, nên bây giờ mới có mạng máy tính. Còn anh Xéc-giô gật gù, làm mặt nghiêm túc, và giơ ngón tay cái: "Đấy là một ghêm đỉnh cao!"
Vội vàng, tôi nhổm ngay dậy và hấp tấp ngồi xuống trước bàn phím, nhanh chóng trở lại khuôn màn hình quen thuộc, với dòng chữ "LOGON:" nằm chơ lơ, và hơi lửng lơ trên màn hình trống trơn. Tay hơi run, tôi gõ: east

LOGON: east

"Enter"! — "Rư rư... rư rư..."

INDENTIFICATION NOT RECOGNIZED BY SYSTEM
--CONNECTION TERMINATED--

"È..."

Tôi im lặng, nhập tiếp: orient

LOGON: orient

"Enter"! — "Rư rư... rư rư..."

INDENTIFICATION NOT RECOGNIZED BY SYSTEM
--CONNECTION TERMINATED--

"È..."

Tôi bặm môi, — tôi chỉ còn một phương án nữa, và hồi hộp hẳn hơn. Chậm chạp như đánh vần, tôi gõ: vostok

LOGON: vostok

"Enter"! — "Rư rư... rư rư..."

INDENTIFICATION NOT RECOGNIZED BY SYSTEM
--CONNECTION TERMINATED--

"È..."

Sau vài lần bị "È...", thì tôi đã thôi không còn văng ra những từ ngữ phản cảm mỗi bận như vậy, nhưng lúc này, rời ra, thả chùng người vào tựa ghế và thõng hai tay xuống, thì một cảm giác chán nản, thất vọng và rất là buồn bã lập tức xâm chiếm hết cả con người tôi, — có lẽ trước đó, tôi chưa từng hết hy vọng. Tôi cứ ngồi im thế cho đến lúc tiếng lạo xạo khe khẽ nhắc tôi là cái băng "Ghê-ra-xi-mốp" tuy vẫn còn chạy, nhưng tín hiệu hình ảnh thì không có nữa. Chán nản, tôi đứng dậy định tắt...
— Vát-xtốc là xê-ri...
— Hả... — Tôi giật mình, và gần như đồng thời lại băn khoăn không hiểu sao mình lại bị giật mình.
— Vát-xtốc là xê-ri, — Cla-ra nhìn tôi, nhắc lại, và nhún vai, — còn con tàu thì có số: Vát-xtốc một.
Tưởng chuyện gì... Tôi xuýt đã phẩy tay, và bảo Cla-ra là ăn thua quái gì, thôi tốt nhất là vứt phéng ba cái chuyện mất thì giờ này đi... Nhưng nhìn vào cặp mắt nó đang mở to đầy một vẻ quan hoài sâu xa, và nhất là "dòng sông xưa mát trong in bóng mây trời" duyên dáng không thể tả... tôi lại miễn cưỡng ngồi vào bàn phím và gõ như cái máy: vostok1

LOGON: vostok1

"Enter"! — "Rư..."

Vừa dợm nhổm dậy để tắt băng, tôi tự níu mình lại ghế ngay lập tức theo một phản ứng cấp kỳ, — con trỏ nhảy xuống đầu dòng dưới, rồi cứ nằm im... Tôi vừa đăng nhập hỏng ba lần liên tục, chắc nó treo...

"Rư... rư rư rư... rư rư... rư rư rư rư rư..."

Chữ, số, và những thứ oẳn tà roằn không phải chữ không phải số vun vút quét dòng trên màn hình, và màn hình trôi ngược lên, nhanh quá, tôi chỉ loáng thoáng nhìn kịp những gì đó như: "STATUS", "CONTR", "ALL PORTS"...
Mắt vẫn giương lên, miệng tôi thốt ra một âm thanh hoàn toàn vô thức, hình như bị gây ra bởi một cảm giác giống như hoảng sợ:
— A!..
— Sao thế?!
— Hình như... — Tôi líu lưỡi. — Vào được.
"Tút"! — Cả một màn hình đầy ký tự vụt trôi một phát sạch sành sanh, rồi trên khoảng trống tinh khôi hình chữ nhật đó, ở sát góc trên, từ phía bên trái, thong thả "bò ra", — hoặc chỉ là tôi đã tự cảm thấy nó "thong thả" như thế:

GREETINGS PROFESSOR GERASIMOV.

Tôi reo tướng lên:
— Vào được rồi!!!
Và phì cười, — vì mừng quá, tất nhiên rồi; và vì theo những gì tôi đã tìm hiểu, thì anh Ghê-ra-xi-mốp chưa bao giờ là "Giáo Sư" cả.
— Nó... nó nghĩ tớ là Ghê-ra-xi-mốp! — Tôi ngoảnh lại, Cla-ra nhìn tôi cười, nhưng mặt mũi hơi ngơ ngác. Tôi vừa cười tươi rói vừa nói theo một phản xạ tự nhiên, và cứ thuận tay gõ theo lời nói. — Hello!

"Rư rư..."

HOW ARE YOU FEELING TODAY?

— Sao nó lại hỏi được như thế? — Tóc Cla-ra văng nhẹ một cái vào ngay bên má phải tôi.
— Nó... — tôi tự thưởng cho mình bằng cách ghếch má về bên ấy... — được lập trình như thế. Để tớ hỏi nó...
Tôi gõ:

I'm fine. How are you?

"Rư rư..."

EXCELLENT. IT'S BEEN A LONG TIME. CAN YOU EXPLAIN THE REMOVAL OF YOUR USER ACCOUNT ON JULY 23?

Tôi nghệt ra, đã định nhìn Cla-ra theo phản xạ "cầu viện", may kịp phanh lại, nhưng vẫn không kìm được mấy ngón tay bên phải cứ vân vê vào nhau... rồi tôi gõ đại, không chắc lắm phải viết "sometimes" hay "sometime", và "mistakes" hay "the mistakes":

People sometimes make mistakes.

"Rư rư..."

YES, THEY DO.

Cla-ra cười thích thú bên tai tôi, tôi cũng cười, phớn phở vì nhiều lý do phức hợp, dù đang phải gồng mình hội thoại bằng tiếng Anh, và ngay lúc này đang bí không biết phải viết gì tiếp đây... Nhưng tôi nghĩ chưa ra, thì cái máy tính đã "nhanh nhảu":

"Rư rư..."

SHALL WE PLAY A GAME?

— Hình như nó nhớ cậu... à... nó nhớ đấy! — Tóc Cla-ra ngả hẳn vào má tôi.
Phấn khởi lắm, và có một cảm giác rất vững tin là cái máy thể nào cũng sẽ hiểu được mình, tôi gõ mà không còn lo về lỗi chính tả:

Love to. How about Global Thermonuclear War?

(Vẫn nhớ trong nguyên bản đã chép ra giấy hình như không phải "War" mà là "War..." cái gì đó nữa, nhưng tôi cũng không băn khoăn thêm).

"Rư rư..."

WOULDN'T YOU PREFER A GOOD GAME OF CHESS?

Cla-ra cười khúc khích, tì hẳn cằm lên vai tôi; tôi cố ngồi thật ngay ngắn, bặm môi, và gõ:

No! Let's play Thermonuclear War!

Có vẻ như — mặc dù tôi cảm thấy rõ lắm — nó đã nghĩ ngợi một chút, trước khi đáp:

FINE.

Clara giật mình, má cọ vào má tôi... chắc cả tôi cũng giật mình, — cái máy tính trước giờ vốn chỉ biểu cảm bằng "Rư rư..." và "È...", cùng lắm là "Tút", bỗng phát ra một đường giai điệu âm u, trang nghiêm, và xa vắng, từ cao xuống thấp, hơi gây nên cảm giác về âm nhạc ở trong nhà thờ, nhưng như là thiếu tự nhiên một cách cố tình, và ít nhiều có một đặc trưng cơ khí. Giai điệu cất lên, thì bắt đầu từ mép trên cùng màn hình máy tính, hiện dần xuống những đường nét khúc khuỷu, — kiểu vẽ bằng cách ghép ký tự.
Giai điệu dừng lại ở nốt trầm cuối cùng, kéo dài ra, và nhỏ dần đến tắt, thì ở khoảng một phần ba phía trên của màn hình đã vẽ xong hai bên hai cái hình méo mó, rỗng và được viền kín xung quanh, cái bên trái trông hơi giống một con vịt béo có cổ ngắn và ngỏng, cái bên phải na ná như một con bò rừng gân guốc, hai cái cao bằng nhau nhưng cái bên phải rộng gần gấp đôi cái bên trái, — từ trái qua phải, căn đều phía dưới mỗi hình: "UNITED STATES", và "SOVIET UNION".
Tôi phì cười, — anh Ghê-ra-xi-mốp chắc thuộc số người vẫn yêu Liên Xô cũ, bây giờ số này hình như cũng đông, và có nhiều nghệ sĩ, trí thức...

"Rư rư..."

Ở màn hình phía dưới tiếp tục hiện lên:

WHICH SIDE DO YOU WANT?

1. UNITED STATES
2. SOVIET UNION

PLEASE CHOOSE ONE:

Tôi còn chưa nghĩ gì, thì từ phía sau, có một ngón tay trỏ xinh xinh đã với lên — và gần như chạm vào — màn hình...
Tôi gõ: "1", và "Enter".
Dòng chữ "1. UNITED STATES" nháy hai cái, với hai tiếng "bíp" khe khẽ.

"Rư rư..."

AWAITING FIRST STRIKE COMMAND
PLEASE LIST PRIMARY TARGETS BY
CITY AND/OR COUNTY NAME:

Con trỏ nhảy cách ra một dòng, rồi đứng im, nháy nháy tại chỗ ở đầu dòng.
Tôi gõ liền:

BAKU

Cla-ra cười phì bên tai tôi. Bặm môi, tôi gõ tiếp:

KIEV

Lần này không thấy Cla-ra cười nên không biết nó có đồng cảm với tôi không.
Đội bóng đá Đi-na-mô Ki-ép có thể nói là đội dày thành tích nhất, họ mặc đồng phục trắng, có ba sọc dọc màu xanh lính thủy ở hai bên mép tay áo và mép quần đùi, và ba sọc như vậy nhưng viền ngang ở mép tất. Còn màu sắc thân thương của tôi... của chúng tôi, thì là đỏ và trắng: áo đỏ, tất đỏ, và quần đùi trắng, — Xpác-tác Mát-xcơ-va!
Gần như — hay là tuyệt đối — không nghĩ ngợi gì cả, tôi gõ như một cái máy nhưng với một cảm giác hơi lạ lùng thế nào đó:

MOSCOW

"Enter", con trỏ nhảy xuống đầu dòng dưới, tôi "Enter" tiếp luôn, trong tiếng la lên (nhưng vui vẻ) khe khẽ (nhưng thất thanh) của Cla-ra.

"Bíp!" — Màn hình phía dưới các bản đồ vụt xóa sạch.

"Rư rư..."

Con trỏ vùn vụt chạy từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, loáng cái vẽ xong một cái bảng trên phần màn hình mới xóa, — không có các dòng kẻ, nhưng đúng là cái bảng, vì chữ và số được căn ngay ngắn theo hàng và cột.
Có bốn cột, ô trên cùng mỗi cột đều viết bằng chữ in có gạch chân: "TRAJECTORY HEADING"
Cách ra một hàng, rồi ở dưới là liên tục năm hàng — mỗi hàng bốn ô — chữ số; lại cách ra một hàng, rồi tiếp tục năm hàng chữ số nữa.
Các ô chữ số này đều có định dạng giống nhau: một chữ cái ở đầu — lần lượt theo các hàng từ trên xuống dưới "A", "B", "C", "D", "E", (năm hàng dưới cũng thế) — cách ra một dấu trống, đến ba chữ số, lại cách một dấu trống, lại ba chữ số nữa.
Tất cả các ô đều có chữ số, và chữ số trong một số ô bắt đầu nhấp nháy, — các ô thay phiên nhấp nháy lác đác một cách ngẫu nhiên (dù chắc là phải có quy luật), và hình như chỉ nháy thôi, chứ giá trị trong ô không hề thay đổi...
— Cái gì đây? — Giọng Cla-ra nghe rất là hớn hở.
— Tớ... cũng không biết, có lẽ là quỹ đạo tên lửa, mà có mang đầu đ...

"Bíp!" — Màn hình... tức là cái bảng vụt xóa sạch, rồi hai cái bản đồ liên tục nhấp nháy... thực ra không phải nhấp nháy, mà giống như đang rung lên theo một cách nào đó...

Và có tiếng nước sôi... tức là tiếng cái siêu bắt đầu "huýt còi" lúc nước sôi.
Vừa nhìn màn hình và loáng thoáng suy đoán về cơ chế "rung" bản đồ, tôi vừa nghĩ là ở gần đây có cái siêu đang sôi, còn Cla-ra lúc đi thể thao về... à là lúc đi lấy nước uống vào, đã khép cửa không kín, và tôi cứ nghĩ đến cái siêu tiếp, cho đến lúc chợt hiểu tiếng "nước sôi" này là do máy tính phát ra... tôi lại chờ nó "tu" lên đến chỗ cao nhất, và sẽ kêu tướng lên ở chỗ đấy, cho đến lúc đột ngột xỉu đi theo một cách rất cụt hứng, — tức là có người tắt lửa. Một phác đồ như thế đã tự hình thành trong ý nghĩ, nên theo một phản xạ tự nhiên, đầu tiên là mắt tôi cứ giương dần lên; hết cỡ, thì cằm tôi chầm chậm hất lên; lại hết cỡ tiếp, thì cả người tôi từ từ rướn lên theo; cũng hết cỡ nốt, thì tôi thầm ngân nga trong vòm họng, theo cao độ tiếng "huýt còi"... cho đến lúc tôi nghĩ là tôi đã lên đến nốt "son thăng", — tức là dây "mí", bấm phím thứ tư, trên đàn ghi-ta, là nốt cao nhất mà tôi có thể hát, — thì tôi đột ngột "rũ" cả người xuống, vừa cười vừa thở như ngoi dưới nước lên, và vẫn lắng tai chờ tiếng "huýt còi" kia kết thúc.
Nốt cao nhất trên cây ghi-ta "Stratocaster" sáu mươi của tôi là "đố thăng", tức là dây "mí", bấm phím cuối cùng về phía tay gảy, — đến lúc tôi hình dung là tôi đã bấm vào đấy, rồi đẩy căng dây lên đến hết mức có thể... thì tiếng "huýt còi" vẫn cứ tiếp tục cao lên. Tôi không học thanh nhạc, ước lượng cao độ của tôi (nhất là không có đàn) sẽ không được chuẩn xác lắm, nhưng ngay cả thế thì vẫn có thể khẳng định (dù cũng không phải không có chút phân vân, vì thứ âm thanh này tuy nghe rõ, nhưng đồng thời lại gây ra một cảm giác không tự tin lắm về chính việc "nghe rõ" đó...) là cái tiếng còi này đã vút lên thừa sức "hết đàn", nên tôi khẽ thổi bật hai môi ra nhẹ một cái "p-hù", — đứt dây!
Và đã xuýt cười, một phần tích tắc trước khi có một cảm giác hoảng hốt đã ập đến rất nhanh và tương đối choáng ngợp, — cái này hơi giống như khi trượt xuống một cái cầu trượt tương đối dốc và thật dài, đến nỗi tới giữa chừng, cứ chờ mãi mà vẫn không thấy nó sắp hết. Đang hoảng, thì tôi thấy có một điểm đau nhói ở giữa (bên trong) đầu, rồi cảm giác đau — hình như — không tỏa ra nhưng tăng lên nhanh lắm theo đà âm thanh... loáng nhoáng những ý nghĩ vụt đến một cách hỗn loạn, về tự kỷ ám thị, về giới hạn tần số âm thanh, về tai... rồi có lẽ theo một phản xạ cơ khí vô điều kiện, cuống và sợ, tay tôi quờ ra tìm nút nguồn máy tính.
Nhưng tôi vừa cử động, thì cả cái bàn bỗng nghiêng đi... đúng ra là cả mặt bàn ở phía bên phải bất chợt cứ cao hẳn lên. Tôi định vịn vào ngay để giữ nó lại, thì lại lập tức hình dung ra là mình đang bị ngã... nhưng cảm giác từ phía sau, tức là từ Cla-ra lại vẫn y nguyên, nên tôi lại bụng bảo dạ là đúng là cái mặt bàn đang dâng lên thật... còn chưa kết luận thì có một cái màn đỏ lừ nhưng — hình như — trong suốt kéo vụt qua mắt tôi, gò má bên phải của tôi đột ngột đau dội lên theo một kiểu đau thô tháp và rất tê tái, mà những ý nghĩ nháo nhào lên ngay theo phát đau điếng người ấy thì không hiểu sao lại cứ loanh quanh ở mỗi phía đầu bên trái...

(Còn nữa)

Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 3):
Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 2):
Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 1):
Truyện "LẬP TRÌNH VIÊN" (Phần I — Đầy đủ):

Một NHÂN DÂN lớn

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngày 11/1/2014 tròn 100 ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Từ lúc ông mất, tới hôm nay, ngày nào cũng thế, mưa hay nắng, thậm chí là những ngày bão lũ, từ sáng đến tối mịt, từng dòng người và xe vẫn lặng lẽ tới Vũng Chùa viếng mộ Người.
Làm thế nào, một con người như Đại tướng, nghỉ công việc, rời bỏ chức vụ gần 40 năm, mà khi ông mất đi, ông vẫn kéo hàng triệu con tim về mình, như sóng cuộn?
Làm thế nào, một con người như Đại tướng, vắng mặt trên chính trường mấy thập niên, không mấy xuất hiện trên báo chí, nhưng lòng người Việt, mà không chỉ là người Việt, cả hàng triệu người nước ngoài vẫn luôn nhớ đến ông, và khi ông mất, hình bóng, chân dung, phẩm chất, nhân cách ông vẫn lừng lững như thế, không thay đổi, làm chuyển động cả một dân tộc, chuyển động ý thức của nhiều thế hệ?
Dân tộc gọi ông với danh xưng rất giản dị: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Thế giới ngưỡng mộ gọi ông là Tướng Giáp-Naponeong Đỏ.
Nhân cách của ông lúc sống vẫn ở vị trí cao nhất, lúc mất đi,nhân cách ấy vẫn thế, vẫn ở vị trí cao nhất, cho mọi người nhìn lên, ngưỡng mộ.
Tôi đã ra khu mộ của ông hàng chục lần và lần nào cũng như lần nào, nườm nượp người và xe nối chân nhau viếng mộ ông.
Lâu lắm rồi, dân tộc mới có một khoảnh khắc đứng bên nhau trong đám tang ông, đứng bên nhau, đoàn kết, cùng một hướng, cùng một nỗi đau, cùng một niềm tự hào, hàng triệu, hàng triệu con người Việt đã đi sau quan tài ông, như lần nữa cho thế giới biết thêm một sức mạnh Việt, một sức mạnh Việt luôn như thế, luôn như thế, cùng một khối, theo ông, hướng về ông là hướng về sự thánh thiện, hướng về sự khao khát, hướng về sự mong muốn đất nước có những vĩ nhân, đất nước thêm những vĩ nhân, đất nước có những lãnh tụ, đất nước có những người đi đầu tầm vóc, đất nước có những vị lãnh đạo nhân văn và tử tế.
Nhân dân im lặng theo quan tài ông, không nói, nhưng phía sau hàng triệu ánh mắt biệt ly ấy, là thông điệp lớn, một thông điệp gửi tới những vị lãnh đạo của nhân dân một đòi hỏi, một yêu cầu, một mệnh lệnh: Hãy là những vị lãnh đạo thực sự của nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân không quên ơn ai, nhân dân không phụ lòng ai, nhân dân bao dung, nhân dân độ lượng, nhân dân che chở, nhân dân hy sinh, chấp nhận hy sinh, chấp nhận thiệt thòi, chấp nhận nước mắt chỉ những mong người lãnh đạo ai cũng như tướng Giáp, ai cũng thế, sống vì dân, thương dân, đứng về phía nhân dân, đứng về phía nhân dân là đứng về lẽ phải, là đứng về phía đạo đức, đạo đức cách mạng suy cho cùng là làm sao cho nhân dân no ấm, nhân dân hạnh phúc, làm thật, hành động thật, không dối trá, không vòng vo, không phe nhóm, không vô ơn bạc nghĩa với nhân dân, không quay lưng với nhân dân, không lòe bịp nhân dân mình, thủy chung với nhân dân tức là đạo đức của quan chức.

Chuyện cười (02)

18 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CHUYỆN CƯỜI


(Tập 02)



Download "Tập 01" [sách cho me()], bản đầy đủ ở đây: http://www.megaupload.com/?d=FSTEGEYS

(Xem thêm hướng dẫn sử dụng ở đây: http://philong58.blogspot.com/2010/08/lac-giua-am-dieu-hanh.html)


Đọc "Chuyện cười (Tập 01)" luôn trên blog (cũng đầy đủ):

http://philong58.blogspot.com/2010/06/chuyen-tieu-lam.html






Giờ học lịch sử. Cô giáo hỏi:


— Các em, ai có thể gọi tên vị tướng soái, mà đã làm được những việc vĩ đại?


Pê-chi-a:


— Ku-tu-dốp.


— Thế Ku-tu-dốp đã làm gì?


— Ông dâng Mát-xcơ-va cho bọn Pháp, chờ đợi cho băng giá đánh chúng, rồi đuổi chúng đi.


— Cừ lắm, năm điểm. Còn ai nữa?


Mi-sa:


— Giu-kốp.


— Thế Giu-kốp đã làm gì?


— Ông để cho bọn Đức đến gần Mát-xcơ-va, chờ đợi cho băng giá đánh chúng, rồi đuổi chúng đi.


— Giỏi lắm, năm điểm. Còn ai nữa?


Vô-va:


— I-a-xơ A-ra-phát.


— Thế I-a-xơ A-ra-phát đã làm gì?


— Ông dâng Pa-lét-xtin cho bọn Do Thái, và bây giờ đang chờ đợi cho băng giá...

Tướng Ka-lát-snhi-kốp gửi Giáo Chủ toàn Nga

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Gửi Đức Giáo Chủ
Mát-xcơ-va và Toàn Nga
Ki-rin

Thưa Cha rất thánh!

Con đã dành nhiều năm cho công việc thiết kế. Tính vào phần việc của con có hơn 150 mẫu súng, được chế tạo ra với một mục đích duy nhất — đảm bảo một sự bảo vệ đáng tin cậy cho Tổ Quốc chống lại những sự xâm phạm của kẻ thù.

Không ai có thể làm con thay đổi được quan điểm đối với đạo lý dân gian "hãy giữ thuốc súng cho khô" và "hãy chuẩn bị xe trượt tuyết vào mùa hè", bởi vì con đã được biết rất rõ, thuốc súng của chúng ta và xe trượt của chúng ta là như thế nào trong những năm hai mươi, những năm ba mươi, rồi sau đó là ngay trước cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Con là một người lính đã bị số phận thử thách vào năm 1941, ngay trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh kinh khủng và đầy tai họa đối với dân ta. Ơn Chúa, con đã sống sót, dù bị bầm dập và thương tích, những vết thương mà đã suốt 70 năm luôn nhắc người ta phải nhớ đến chúng.

Vâng, thân thể phải chịu đau, nhưng nỗi đau thân thể chẳng là gì cả so với những vết thương lòng, mà chúng con nhận được trong cuộc đời. Vết thương lòng năm 1941 của con không để cho con được yên cả đêm lẫn ngày. Sao lại thế được, một cường quốc như thế, một nền công nghiệp quốc phòng hùng hậu như thế, một trường phái thiết kế giỏi như thế, bao nhiêu là mẫu súng tuyệt vời có ở trong kho, vậy mà lúc lâm trận ngoài chiến trường, con và những người bạn chiến đấu của con đã không thể bảo vệ được mình. Chúng con đã không có tiểu liên và súng máy, còn loại súng trường Mo-xin-na huyền thoại thì ba người mới có một khẩu. Và vận mệnh đã phân phó sao cho một anh chàng người An-tai dạo trước, — con trai của những địa chủ bị truất quyền sở hữu và bị đày vào rừng tai-ga Xi-bia-ri, một lính xe tăng và thượng sĩ, — sẽ trở thành một nhà thiết kế vũ khí, người mà sau bốn năm khó khăn nhất đã biết cách hiện thực hóa ước mơ của mình trong một loại vũ khí kỳ diệu, — súng tiểu liên AK-47.

Sau đó, từ sau chiến tranh cho đến mới cách đây không lâu thôi, con đã lao động nhiều và vất vả, con đã không thể dừng lại được, ngày cũng không, đêm cũng không, không dời được khỏi bệ máy, nếu chưa chế tạo được mẫu vũ khí với các đặc tính đã được cải tiến. Chúng con luôn theo kịp với thời gian, trong vấn đề nào đó chúng con đã đi trước những người Mĩ đối thủ chính của chúng ta và đồng thời trong quan hệ người với người cũng đã là những người bạn, dù chúng con đã phục vụ cho những hệ thống xã hội khác nhau và không khoan nhượng lẫn nhau, trong những năm đó.

Và thế giới cho đến năm 1991 đã như nó là như thế — lung lay, hung tợn, mâu thuẫn. Nhưng nó đã tồn tại, bất chấp những cuộc chiến tranh và những xung đột, trong đó có bắn lẫn nhau, có những người hy sinh, là chuyện mà cả khẩu tiểu liên của con cũng có lỗi...

Vết thương lòng của con là không chịu đựng được, vẫn là một câu hỏi không có lời giải đáp: nếu như khẩu tiểu liên của con đã tước đi những mạng sống của con người, thì có phải, là con, Mi-khai-lô Ka-lát-snhi-kốp, — chín mươi ba tuổi tính từ sinh nhật, một người theo Đạo Thiên Chúa và theo tín ngưỡng Chính thống Giáo, con trai của một nữ nông dân, — có lỗi trong cái chết của mọi người không, cho dù ngay cả đấy là kẻ thù?

Con càng sống, thì câu hỏi đó càng thường xuyên xoáy vào đầu óc con hơn, thì con càng đào sâu hơn vào những sự ngẫm nghĩ và những suy đoán của mình về việc, Đấng Tối Cao đã để cho con người có những mong muốn độc ác — ghen ghét, tham lam, xâm lăng, — để làm gì; vì sao Người lại cho phép những ý nghĩ về việc giết hại anh em và về sự dã man vuột được ra khỏi giới hạn bản tính con người và trở thành thứ có đủ mọi thẩm quyền, được nâng lên bởi ai đó và ở đâu đó tới mức chuẩn mực thông thường về chính trị và đạo lý? Vì sao Chúa Trời và con trai người là đấng Giê-xu Khrít-xtốt, người đã đến với thế gian và chịu khổ nạn, và chết vì thế gian, lại đã để lại mọi thứ như đã như thế và đang để cho mọi thứ như là vẫn thế? Mọi thứ xung quanh đang thay đổi, chỉ không có thay đổi gì đối với con người và tư duy của anh ta: anh ta vẫn ganh ghét, ác độc, nhẫn tâm, không biết kiềm chế, y như cũ!

Nhà thờ Chính thống Giáo Nga đem đến cho thế gian những bảo vật thiêng liêng của điều thiện và lòng nhân từ. Trong những năm khắc nghiệt của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, khi sự vững vàng về tinh thần là đòi hỏi cần thiết với người dân Xô-viết hơn bao giờ hết, nhà nước vô thần đã thay đổi quan điểm đối với tín ngưỡng chính thống: những nhà thờ mở cửa trong các xóm làng và các thành phố, những tiếng chuông báo động lan tỏa trong không gian, những lời cầu nguyện vang lên từ miệng những người dân vô tín ngưỡng...

Đã 20 năm chúng con sống trong một đất nước khác. Dường như có cái gì đó đã bị xé rách ở bên trong, có một sự trống rỗng nào đó ở trong lòng, có một sự mất mát không thể nào tìm lại được ở trong tim... Lại còn cả sự bất an về tương lai của con cháu... Và một lần nữa, giống như trong những năm của giai đoạn chiến tranh gian khổ, người dân lại hướng về với Chúa, hướng đến với sự nhận thức về chỗ đứng của mình trên trái đất và trong vũ trụ. Nhà thờ và đức tin trở nên vững chắc hơn trong xã hội nước Nga. Và điều đó thật đáng vui mừng! Nhưng có chuyện vẫn không thể không lo lắng. Đúng, là số lượng đền chùa tăng lên trên đất đai của chúng ta, nhưng sự độc ác thì dù thế nào vẫn không giảm đi. Sự độc ác tìm được những hình dạng khác, tinh vi hơn. Dưới lá cờ của lòng nhân từ và sau mặt nạ của điều thiện nhiều khi lại xuất hiện sự độc ác, sự độc ác giống như một tên trộm đêm lén lút lẻn vào trong ngôi nhà của chúng con, vào các gia đình chúng con và làm ô uế những nền tảng tâm hồn và đức hạnh của những gia đình ấy. Điều thiện và sự độc ác sống, kề cận bên nhau, tranh đấu với nhau và, chuyện đáng sợ nhất, hòa giải với nhau ở trong tâm hồn con người — đấy là cái mà con đã đi đến trong buổi hoàng hôn của cuộc đời trần thế của mình.

Kết quả là một động cơ vĩnh cửu nào đó, mà con đã rất muốn phát minh ra trong những năm tuổi trẻ. Ánh sáng và bóng tối, điều thiện và sự độc ác — hai sự đối lập của một nhất thể, không có khả năng tồn tại mà thiếu nhau được hay sao ạ? Và không lẽ Đấng Tối Cao đã xếp đặt mọi thứ như thế? Và loài người cứ vĩnh viễn phải sống lay lắt trong một mối tương quan như vậy?

Trong những suy tư đầy tội lỗi của mình, con trông cậy vào Cha, vào lời nói mục sư và sự anh minh sáng suốt của Cha. Con xem và nghe những lời thuyết giáo và những câu trả lời của Cha với những bức thư của những người không theo đạo, những người mà tâm hồn cư ngụ trong những bối rối của cuộc sống. Cha đã giúp đỡ nhiều người bằng Lời của Chúa, con người rất cần chỗ dựa về tâm hồn.

Thưa Cha rất Thánh, cả đời con làm việc với những thứ bằng sắt, con đã xay chúng với nhau, làm cho sự kề cận giữa chúng dễ chịu hơn, và cho ra những phẩm chất mới. Tất nhiên, cả những con người cũng luôn luôn, và vào mọi lúc, đòi hỏi có sự xay xát, đòi hỏi có nhà thiết kế của mình, người mà có thể điều chỉnh, hỗ trợ họ trong sự giao thiệp với nhau. Và những người trung gian hòa giải tốt bụng đó, theo con, là những người phụng sự Nhà thờ Chính thống giáo Nga. Trên vùng đất U-đmu-rchi-a của chúng con có một cái nhà thờ, nằm ở trung tâm của I-giép-ckờ và mang tên Thiên Thần Mi-khai-in, cái nhà thờ ấy đặc biệt gần gũi với trái tim con, với tấm lòng con, ở nhà thờ đó có những vị linh mục thông tuệ và tuyệt vời cầu nguyện cho chúng con, cho những kẻ tội lỗi.

Khi mà ở tuổi 91 con bước qua ngưỡng cửa nhà thờ này, trong lòng con đã có một sự bất an và một cảm giác... mà, dường như là con đã từng ở đây... Cảm giác đó, có lẽ là, chỉ sẽ có đối với những người đã chịu lễ đặt tên thánh, và con đúng là đã được đặt tên thánh năm 1919 tại nhà thờ nhỏ của làng Ku-ri-a ở khu Ku-rin, thuộc vùng An-tai. Ơn Chúa, bây giờ cái nhà thờ làm lễ đặt tên thánh cho con ở ngôi làng quê hương cũng đang được trùng tu và cảm ơn số phận, vì con cũng có khả năng ủng hộ cho công việc thiêng liêng này. Nhiều năm đã trôi qua, mà lòng con vẫn nhớ, vì nó vẫn hồi tưởng lại được giọng nói của vị linh mục, hồi tưởng lại lời cầu nguyện, nó vẫn cảm thấy thật dễ chịu với ánh nến lung linh và mùi trầm hương... Thật là tốt quá, — lúc đó ở trong đầu con đã lướt qua ý nghĩ, về chuyện con đã từ chối việc xây dựng một nhà bảo tàng mang tên con ở chỗ, mà bây giờ đang là nhà thờ Thánh Mi-khai-in, cái nhà thờ đã bị phá hủy vào những năm 30. Mà nhà thờ này thì có một lịch sử tận hơn hai thế kỷ.

Đặc biệt quý giá còn có một dịp, mà con được cho phép, vào mùa xuân năm ngoái, được trồng ở ngay cạnh nhà thờ một cây tuyết tùng Xi-bia-ri, được đem đến từ quê hương yêu dấu của con, từ làng Ku-ri-a vùng An-tai. Cầu Chúa, để từ cái cây con sẽ mọc lên một cái cây thật xứng đáng, làm đẹp thêm cho đời sống tâm hồn những người đồng hương của con. Mọi người sẽ nhìn nhà thờ và nhìn cái cây và nghĩ về sự cận kề này của hai biểu tượng vĩnh hằng cho điều thiện và sự sống. Và tâm hồn con sẽ vui mừng, mà quan sát vẻ đẹp và sự phong túc ấy từ độ cao của bầu trời.

Con hiểu bây giờ Cha đang gặp khó khăn như thế nào, trong thời kỳ của những sự công kích không chính đáng vào Nhà thờ Chính thống Giáo, những sự công kích phá hủy niềm tin trong con người và làm nhơ bẩn phẩm hạnh của họ. Thật muốn tin, là sức mạnh của ánh sáng và trí tuệ sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.

Cha hãy tiếp nhận lời chúc sức khỏe tốt của con. Thưa Cha rất thánh, cầu Đấng Tối Cao sẽ giúp Cha trong công việc của Cha nhân danh loài người và nhân danh phúc lành của các công dân nước Nga.

Kẻ tôi tớ của Chúa,
Nhà thiết kế Mi-khai-in Ka-lát-snhi-kốp.

Chạng Vạng (1)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






CHẠNG VẠNG






Trong nhà MinhCQ có một con chuột to bự và vô cùng khôn ngoan. Nó chạy lung tung, phá phách khắp mọi chỗ, và không làm sao mà có thể điều trị được nó.


Nó làm cho MinhCQ bị khó chịu không biết chừng nào mà kể.


Một hôm MinhCQ đành vác mặt bị xị đến nhà Phi Long:


— Cho anh mượn con Hừng Đông của chú ít hôm!


Hừng Đông là tên con mèo quý của Phi Long, con này có bộ lông giống như màu lông sư tử, là mèo cái, nhưng thân thể lại cơ bắp săn chắc y như mèo đực.


— Bác cứ đem hẳn về cũng được! — Phi Long quý mèo lắm, nhưng nếu phải chọn giữa mèo và MinhCQ... nên đành nói cứng. — A, mà bác chờ em tí.


Nói đoạn vội vào bếp lục lọi, một lúc khuân ra một thùng thịt hộp "Vạn Lý Trường Thành" to, dặn dò cẩn thận cách bón thịt hộp kho tàu cho Hừng Đông ăn, rồi mới ngậm ngùi chia tay nhau.


Hừng Đông mặc dù cơ bắp săn chắc y như mèo đực, nhưng chạy thế nào lại chậm hẳn hơn con chuột nhà MinhCQ. MinhCQ ngồi xem hai con đuổi nhau — khiến nhà cửa càng bừa bộn, gấp đôi — được mấy hôm thì nản, đem Hừng Đông trả lại Phi Long.


Những tưởng một đi không trở lại, bỗng đâu châu về Hợp Phố, Phi Long mừng thiếu chút rơi lệ, may mà nhịn được, lại còn gắng gỏi thể hiện mình là một người sống có trách nhiệm:


Read more »

Ai sẽ điều tra Phạm Quý Ngọ?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chiều ngày 8/1/2014, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án Dương Tự Trọng và đồng bọn tổ chức Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã quyết định khởi tố vụ án về “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự, căn cứ vào lời khai của Dương Chí Dũng và Vũ Tiến Sơn tại phiên tòa, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và trao cho Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà nội giải quyết theo thẩm quyền.

Mặc dù BCT đã nhất trí không có vùng cấm vụ Dương Chí Dũng, song công tác điều tra đã bộc lộ nhiều cản trở do tính chất cực kỳ nghiêm trọng của vụ việc.

Nếu chứng minh được tướng Ngọ cầm 1,6 triệu đô như ông Dũng khai thì chắc chắn tướng Ngọ sẽ đối mặt với mức án tử hình và đây là lần đầu tiên VN tử hình một Ủy viên Trung Ương. Ngay từ đầu, Cơ quan An ninh Bộ Công an đã “bó tay” không thể điều tra ra nổi người dích tin mặc dù ông Dũng khai rất rõ trước tòa rằng người điện thoại dích tin chính là tướng Ngọ và có đưa cho đ/c này tổng cộng 1,6 triệu đô.

Về mặt nghiệp vụ, ngành Công an có thừa “võ” để làm án. Vấn đề là ai sẽ làm mà thôi.

Ở Việt Nam có nhiều loại cơ quan điều tra, trong đó có Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Cơ quan cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra các cấp thuộc lực lượng Công an Nhân dân. Do việc tiết lộ bí mật nhà nước được xác định ở Hà nội, có thể những cơ quan sau đây có thẩm quyền điều tra vụ án mà Tòa án Nhân dân Thành phố Hà nội đã khởi tố:

— Cục điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
— Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (A92)
— Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Tổng cục 6)
— Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà nội

Cục điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có vẻ chưa đủ tầm và lực lượng để đối phó với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã cho rằng không kết luận được ông Phạm Quý Ngọ đã tiết lộ bí mật cho Dương Chí Dũng, nên khó có khả năng Cơ quan này được giao nhiệm vụ điều tra đối với ông Phạm Quý Ngọ.

Lời khai của Dương Chí Dũng về người "mật báo" (Video)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tối nay mấy ông bạn hàng xóm tự nhiên tụ tập đông đủ ở nhà mình và đòi khao. Khao gì? Chả là mình từ ngay khi xử Dương Chí Dũng đã nói ngay người báo tin cho Dũng bỏ trốn là một vị Thứ trưởng công an. Nhiều khả năng đó là ông Phạm Quý Ngọ. Mình chả có quan hệ gì với mấy ông điều tra viên bên Bộ Công an hay Viện kiểm sát tối cao nhưng bằng con mắt “nhà nghề” mình khẳng định ngay chỉ có ông này. Phải là một người có chức vị, có trách nhiệm, mới có được thông tin tối mật như thế này, chứ một anh cấp úy hay cấp tá làng nhàng thì không thể và không dám lộ bem như thế này

Dương Chí Dũng gọi ông này là “anh” với sự kính trọng và vì nể càng khẳng định đó chỉ có thể là một vị chức sắc cao trong Ban chuyên án. Nhưng thật không ngờ, ông này đã đổi tin báo tuyệt mật đó bằng cái giá nửa triệu đô thì thật chả còn “tình nghĩa” gì với đàn em cả.

Nửa triệu đô lấy ở đâu ra mà dễ thế, mà nhanh thế? Dương Chí Dũng khai vay của ông A một trăm, bà B một trăm của anh lái xe một tỉ, có sẵn một trăm... nghe cứ như một trăm ngàn Việt Nam đồng ấy. Sao mà có nhiều người bạn giầu có và tốt bụng thế không biết?


Trong ngành hàng hải có “tục lệ” môi giới khi mua bán tàu cũ. Qua công ty môi giới người ta có thể mua rẻ bán đắt một chiếc tàu cũ ở một đại dương xa lắc xa lơ. Nếu người mua là một công ty tư nhân thì chả nói làm gì, nhưng đây là một Tập đoàn tiêu tiền của nhà nước thì người ta sẵn sàng nâng giá con tàu lên vô tội vạ để được công ty môi giới “lại quả” càng nhiều càng tốt cho dù con tàu mua về chỉ để bán sắt vụn khi tháo dỡ hoặc nếu có đi ra hải cảng nước ngoài thì cũng bị bắt giữ. Và yên chí rằng chả có chứng cứ gì cả như các luật sư bào chữa. Vụ ụ nổi chỉ là một ví dụ bỏ túi hơn bốn triệu đô. Dưới thời DCD, hắn còn “ăn” bao nhiêu triệu đô từ việc mua các con tàu cũ mà Ban chuyên án chưa sờ đến. Điều đó chứng tỏ DCD rất nhiều tiền, cúng sếp năm trăm triệu chưa là cái gì. Và biết tỏng như vậy nên Thượng tướng mới ra giá năm trăm cũng còn là khiêm tốn, chứ đòi một tỉ đô, Dũng cũng phải thu xếp đủ.

Biếu mười ngàn USD tại Tuần Châu và đưa hối lộ tại nhà nửa triệu USD cho ông Trưởng ban chuyên án, Dương Chí Dũng đã nói thật rằng với án tử đã tuyên chỉ có thể nói sự thật, thậm chí chết ngay tại Tòa; còn ông Thượng tướng thì chối phắt, và “đòi” cơ quan điều tra phải làm rõ “sự vu khống này”. Cũng y trang như Dương Tự Trọng không chịu nhận tội cũng như không chối tội mà còn đe dọa trả thù các điều tra viên như xã hội đen sau khi ra tù. Người xưa đã nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Dương Tự Trọng suốt ngày gần gũi đám xã hội đen đất Cảng, bảo kê cho nó nên chất mafia đã ngấm vào máu rồi.

10 phát ngôn ấn tượng nhất năm 2013

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Giang hồ mạng bình chọn theo tiêu chí buồn cười, — những ai nói dù tử tế hay mất dạy mà buồn cười đều được giới giang hồ mạng đưa vào bình chọn.

1. “Tôi khai trình độ cấp 3 và đại học chứ không khai có bằng cấp vì mình đã học nhưng chưa thi tốt nghiệp. Như vậy không thể gọi là khai thiếu trung thực.” — (Lý luận của PGĐ Sở Văn Hóa tỉnh Bạc Liêu sau khi bị lật tẩy vụ khai gian bằng cấp).

2. “Ơn Đảng, ơn chính phủ, tôi đã được trở về nhà.” — (Câu nói đậm chất Bắc Triều Tiên của anh Nguyễn Thanh Chấn sau án oan sai 10 năm).

3. Có lẽ vì thế mà Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Quảng Ba đã nói: “Bao giờ ta có thể làm được như họ?” chăng?

3.1 Và để khẳng định năng lực qua vụ Nguyễn Thanh Chấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền trả lời phỏng vấn báo chí: “Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới.”

4. “Vì đại cục, không thể xử phạt tham nhũng. Nhưng sẽ xử phạt nghiêm khắc người tố cáo tham nhũng.” — (Câu phát biểu có thể giúp Lý Quang Thái – GĐ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hà Giang được lưu danh thiên cổ).

5. “Dân không thờ sai ai bao giờ.” — (Lời nhận xét của nhà sử học Dương Trung Quốc khi chứng kiến hàng ngàn người đổ về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu).

6. “Tôi nói thật tâm. Tôi không tham về tiền bạc! Tiền mua nhà cho bồ nhí của tôi là tiền... vợ tôi cho.” — (Lời Dương Chí Dũng nói trong phiên tòa).

7. “Tôi có người chị ruột từ Mỹ về Việt Nam khi đi mang theo 2kg bột sắn dây còn bị hải quan sân bay phát hiện không cho mang đi nữa là 600 bánh ma túy.” — (Lời của độc giả Lê Minh – báo Tuổi Trẻ thắc mắc về sự vụ để “lọt” 600 bánh heroin của sân bay Tân Sơn Nhất).

8. “Anh này đang bị đánh thì lăn ra... ngủ chứ không phải bất tỉnh. Tôi nghĩ là “có dấu hiệu trúng gió”. Chúng tôi không phải là đánh anh mà là khống chế để anh ta không đánh chúng tôi.” — (Chủ tịch công an P25 – Bình Thạnh nói về chuyện cấp dưới ông đánh người bán hàng rong).

9. “Tao biết con tao bị tử hình thì tao chuẩn bị dao giết con Thúy tại tòa. Ai kêu đeo hột xoàn, chạy xe tay ga chi cho nó chém?..” — (Mẹ tên cướp Hồ Duy Trúc – người chặt tay cô gái đi SH trên cầu Phú Mỹ gào lên giữa tòa).

Nhưng vẫn còn đó một câu rất tình người.

10. “Tôi trả lại tiền bởi nếu tôi lấy thì cũng là tôi hôi của, và nếu thế thì tôi có khác gì những người hôi bia đâu?” — (Lời anh tài xế Hồ Kim Hậu).

Tổng tập Chuyện cười "Phi Long và đồng đội"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

A-đam và E-va đang nô đùa trong vườn địa đàng, thì Chúa Trời gọi:
— Lũ trẻ của ta, ta có hai món quà cho các con, nhưng các con phải tự quyết định ai sẽ nhận quà nào... Món quà đầu tiên: đái đứng...
A-đam lập tức hét ầm lên, nhảy nhót, thậm chí cộc cả đầu vào thân cây, quả quyết là mình vô cùng khát khao, thậm chí cả cuộc đời đã luôn ước mơ được đái đứng. E-va thấy ước vọng quá thế, bèn nhường bạn.
Thế là A-đam chạy lung tung khắp vườn, vui mừng, hoan hỉ, nhảy nhót, la hét, và... tè lên tất cả mọi thứ! Lên cây, lên những bông hoa, lên từng con sâu, và đơn giản là lên mặt đất.
E-va vẫn ngoan ngoãn đứng bên cạnh Chúa Trời... Và họ cùng im lặng nhìn cảnh tượng điên rồ kia... Rồi E-va nhỏ nhẻ:
— Cha của con, vậy còn món quà thứ hai thì là?..
— Não, E-va... Não..!
— Cảm ơn ch...
— Nhưng... ta buộc phải cho nốt A-đam bộ não, nếu không nó sẽ bôi bẩn tất cả mọi thứ ở đây.

o0o

Một nhà thôi miên nổi tiếng biểu diễn tại một trung tâm an dưỡng dành cho người cao tuổi. Ông tuyên bố:
— Hôm nay tôi sẽ đưa các vị vào một trạng thái xuất thần; tôi sẽ thôi miên tất tần tật, mọi người, bất cứ ai đang có mặt ở trong đại sảnh này.
Mọi người đều bị kích động và hồi hộp. Nhà thôi miên rút từ trong túi áo ra một chiếc đồng hồ bỏ túi cổ, lấp lánh tuyệt đẹp.
— Bây giờ, tôi muốn mọi người đều chăm chú nhìn vào chiếc đồng hồ cổ này. Đây là chiếc đồng hồ vô cùng đặc biệt. Nó đã ở trong gia đình tôi suốt sáu thế hệ.
Ông nhẹ nhàng đung đưa chiếc đồng hồ từ trước ra sau, từ sau ra trước... và cất giọng du dương:
— Dõi theo chiếc đồng hồ, dõi theo chiếc đồng hồ...
Đám đông dường như đã bắt đầu bị thôi miên và cũng đang bắt đầu lắc lư về phía trước, về phía sau... giống như chiếc đồng hồ, theo ánh sáng lập lòe phản chiếu từ bề mặt bóng loáng của nó. Hàng trăm cặp mắt đang dõi theo chiếc đồng hồ đung đưa... bất ngờ, nó trượt ra khỏi những ngón tay của nhà thôi miên và rơi xuống sàn, vỡ tan tành.
— Cứt thật! — Nhà thôi miên nói.
Người ta đã mất ba ngày để cọ rửa đại sảnh nhà an dưỡng.

TỔNG TẬP CHUYỆN CƯỜI PHILONG58.BLOGSPOT.COM

Cô giáo:
— Bây giờ ai có thể đọc thơ do mình tự sáng tác?
Vô-va giơ tay.
— Vô-va, thơ của em về chủ đề nào?
— Cách mạng ạ!
— Nào, bắt đầu!
"Tượng đài đứng đó, với cái chim cởi truồng,
   Tay giơ lên, và trong tay — lựu đạn..."
— Vô-va, em sáng tác cái gì vậy?! Những từ bậy cần phải bỏ đi hoàn toàn!..
— Vâng.
"Tượng đài đứng đó, hoàn toàn không có chim,
Tay giơ lên, và trong tay — lựu đạn..."
— Vô-va! Ở vị trí từ bậy cần phải thay bằng từ khác!
— Không vấn đề.
"Tượng đài đứng đó, tay giơ lên!
   Tay giơ lên, và ở chỗ chim — lựu đạn..."

o0o

Một lần Gioóc-giơ Bút, Đíc Chen-ni (phó tổng thống), và Lau-ra Bút (vợ) bay máy bay riêng sang Pháp. Bút bảo:
— Nếu tôi ném tờ một trăm đô ra khỏi máy bay, tôi sẽ làm cho một người hạnh phúc!
— Nếu tôi vứt mười tờ mười đô xuống, tôi sẽ làm cho mười người hạnh phúc! — Đíc Chen-ni nói.
— Nếu tôi ném một trăm tờ một đô xuống, tôi sẽ làm một trăm người hạnh phúc!
Phi công lẩm bẩm:
— Dme, nếu tao vứt 3 đứa lút-dơ chúng mày xuống, tao sẽ làm cho sáu tỉ người hạnh phúc!

o0o

Một cô bé hỏi mẹ:
— Loài người đã xuất hiện như thế nào hả mẹ?
— Chúa đã làm ra A-đam và Ê-va, và họ đã đẻ con, và theo cách ấy loài người xuất hiện.
Hai ngày sau cô bé hỏi bố cũng câu hỏi ấy, bố bảo:
— Rất nhiều năm trước đã có những con khỉ đặc biệt, và loài người đã tiến hóa từ chúng.
Cô bé bị lẫn lộn, lại chạy tới thắc mắc với mẹ:
— Mẹ ơi, mẹ bảo loài người là do Chúa tạo ra, còn bố lại bảo loài người đã tiến hóa từ những con khỉ, vậy thế nào mới đúng?
— Ờ... con yêu, chuyện đấy rất đơn giản. Mẹ đã nói với con về gia đình bên ngoại, còn bố nói về gia đình bên nội.

o0o

Một người cưỡi lừa đi lang thang trên sa mạc. Anh không đói, không khát, vì anh có một cái cái bát Thạch Sanh đầy quả ngọt.
Anh đi chơi lăng nhăng được khoảng một tuần và rốt cuộc thấy hơi bức xúc. Thêm một hôm nữa thì anh thấy không thể chịu được.
Và anh quyết định lẹo con lừa.
Anh cởi quần và đứng đằng sau con lừa. Nhưng ngay đúng lúc chim anh sắp chạm vào bướm con lừa, thì con lừa chạy về phía trước.
Hơi nản, nhưng anh vẫn quyết định thử một lần nữa. Anh đi tới chỗ con lừa, lại đứng đằng sau nó, và ngay đúng lúc chim anh sắp chạm vào bướm con lừa, thì con lừa lại chạy về phía trước.
Anh gần như thất vọng, nhưng cuối cùng vẫn quyết định thử thêm một lần nữa. Nhưng anh vừa mới nghĩ thế thì bỗng nhìn thấy một người đàn bà xinh đẹp, trần truồng, không hiểu từ đâu bỗng xuất hiện ngay trước mắt. Cô tiến lại gần con người đang choáng váng, vì ngay vừa đây thôi, anh đã tin là trong cả trăm dặm quanh đây chỉ có mình anh là người duy nhất.
Cô mỉm cười — nụ cười mê hồn — với anh và nói:
— Em sẽ làm bất cứ điều gì vì bát quả ngọt của anh.
— Bất cứ điều gì? — Anh hỏi, thật sự kích động.
— Vâng, bất cứ điều gì! — Cô trả lời.
Anh mừng rỡ:
— Giữ hộ tôi con lừa!

o0o

Hai người phụ nữ đi chơi gôn vào một buổi sáng Thứ Bảy có nhiều ánh nắng. Một cô đánh quả bóng và nhìn theo hoảng sợ vì bóng của cô bay thẳng vào một đám mấy người đàn ông...
Búp!... Quả bóng đánh trúng một người trong đó, và anh ta ngay lập tức ôm hai tay vào chim, ngã xuống cỏ và lăn lộn một cách vô cùng đau đớn.
Người phụ nữ vội chạy đến và bắt đầu xin lỗi. Cô nói:
— Hãy để tôi giúp anh. Tôi là bác sĩ trị liệu và tôi có thể làm cho anh bớt đau.
— Uh... hu, ôi... ôi... hôi, tôi sẽ ổn thôi... sẽ ổn ngay thôi... — Người kia vẫn ôm chim lăn lộn, thở hổn hển, mồ hôi vã ra, nhưng vẫn nói cứng.
Nhưng người phụ nữ cứ nhất định muốn giúp, và anh rốt cuộc đã để cho cô giúp. Cô nhẹ nhàng gỡ tay anh ra, tụt quần anh xuống, rồi thò tay vào và bắt đầu xoa bóp cho anh.
Một lúc, cô dịu dàng hỏi:
— Giờ anh cảm thấy thế nào rồi?
— Thật... tuyệt, nhưng... ngón tay cái của tôi vẫn tiếp tục đau kinh khủng.

o0o

Trong giờ học thày giáo yêu cầu học sinh gọi tên những chất gây kích thích cho cơ thể.
— I-ra.
— Cà phê.
— Đúng rồi, ngồi xuống, 5 điểm. Ta-nhi-a.
— Chè.
— Đúng, 5 điểm. Di-na.
— Moóc-phin.
— Ờ, moóc-phin kích thích, nhưng như em thì còn hơi sớm để nói đến nó, 4 điểm, ngồi xuống. Vô-va.
— Đàn bà.
— Đi ra khỏi lớp, ngày mai mời bố đến trường.
Hôm sau bắt đầu giờ học, Vô-va đang ngồi bàn đầu đứng lên ôm sách vở đi xuống cuối lớp...
— Vô-va, sao đang giờ học lại đi lại trong lớp, và tại sao không thấy bố em đến trường?
— Bố em bảo nếu đàn bà không làm thày giáo mày hưng phấn thì mày phải tránh thày cho xa.