Sao lại đá đít Wikileaks khỏi Amazon.com?

Vì sao đá đít Wikileaks khỏi Amazon là một bước đi trong một "Tiến Trình Không Bao Giờ Kết Thúc"?


Leslie Phillips, giám đốc giao tiếp của Senate Homeland Security và Governmental Affairs Committee (SHS-GAC), nói với Công ty Fast về cuộc săn tìm những máy chủ hosting Wikileaks và như thế nào việc đấy phản ánh một cách gần gũi cuộc săn tìm người sáng lập của nó — Julian Assange.


Vào ngày Thứ Tư, Amazon đã đá đít Wikileaks ra khỏi những máy chủ của nó sau những chất vấn từ văn phòng của Thượng nghị sĩ Joe Lieberman (trong ảnh), chủ tịch của SHS-GAC, nơi đang xử lý vấn đề này. Nhưng ngay sau khi rời khỏi Amazon, những phát hiện đồ sộ về những tài liệu chính phủ của Wikileaks đã lại trở lại trực tuyến, được hosting trên một máy chủ khác.


Cuộc săn tìm các máy chủ hosting Wikileaks được phản ánh rất giống cuộc săn tìm người sáng lập của nó Julian Assange, người cho đến giờ vẫn tránh khỏi lệnh truy nã quốc tế. Sau khi bị đuổi từ máy chủ này tới máy chủ khác và gánh chịu vài cuộc tấn công DDoS, Wikileaks bây giờ lại có thể dễ dàng truy cập như chưa bao giờ dễ như thế, việc này chỉ ra là có lẽ các quan chức sẽ có một cơ hội tốt hơn với việc ngăn Assange, hơn là việc họ đang ngăn chính Wikileaks.


Để hiểu rõ hơn về tình huống này, Công ty Fast đã trao đổi với Leslie Phillips, giám đốc giao tiếp của SHS-GAC.


Công ty Fast (FC): Mục đích chính xác của việc lôi Wikileaks ra khỏi Amazon là gì? Tại thời điểm đó nó đã ở sẵn trên phạm vi công cộng rồi.


Leslie Phillips (LP): Thì, trước hết, Thượng nghị sĩ đã không yêu cầu Amazon một cách chính xác là phải bỏ nó đi. Chúng tôi đã thấy một tin trên báo chí là Amazon đã hosting nó, và các nhân viên trong biên chế đã gọi cho Amazon cùng với một danh sách những câu hỏi bao gồm: Các bạn có nhận thức được chuyện này? Có các kế hoạch nào để gỡ cái đấy xuống không?


Amazon đã gọi cho chúng tôi vào Thứ Tư và nói là họ đã kết thúc quan hệ của họ với Wikileaks.


FC: Nghĩ lại lúc New York Times đã xuất bản Pentagon Papers vào những năm 70, chúng đã được in. Còn bây giờ, trong thời đại Internet, việc đấy hóa ra là bất khả thi để ngăn chặn thông tin này.


LP: Nhiều thông tin này có ở trên các trang oép của Times và Guardian. Nhưng Amazon là khác. Nó là một công ty kỹ thuật đã cung cấp một dịch vụ cho Wikileaks, dịch cụ cho phép Wikileaks làm cái nó đang làm. Đấy là một tình huống khác.


FC: Đương nhiên. Tôi muốn nói việc này gây nên cảm giác là dường như không có nhiều những gì chính phủ có thể làm ở đây.


LP: Ở đâu chúng tôi thấy các trường hợp mà chúng tôi nghĩ là sai, Thượng nghị sĩ Lieberman sẽ có hành động. Nó giống như là video bạo lực liên quan đến đạo Hồi đã được đưa lên YouTube. Chúng tôi yêu cầu gỡ chúng xuống. Chúng đã được gỡ xuống, rồi chúng lại được đưa lên một lần nữa. Nếu chúng tôi thấy có thêm, chúng tôi yêu cầu gỡ xuống tiếp. Chúng tôi hiểu nó là một quá trình không bao giờ kết thúc.


Căn bản là, nó gửi một thông điệp. Ngài Thượng nghĩ sĩ, tôi nghĩ, hy vọng là trong trường hợp của Wikileaks, nó sẽ gửi một thông điệp tới những người khác là họ có một trách nhiệm chắc chắn về việc không hosting Wikileaks.


FC: Amazon hiển nhiên không muốn bị liên đới với Wikileaks.


LP: Không, không phải thế. Như bạn biết, cách mà Amazon làm, có thể họ đã không nhận thấy. Đấy là một site tự điều chỉnh, và bạn không có những hợp đồng truyền thống.


FC: Trong tuyên bố của Thượng nghị sĩ Lieberman, đã có cụm từ mà ông ấy kêu gọi "bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào khác hosting Wikileaks ngay lập tức kết thúc quan hệ của nó với họ... Không một công ty đứng đắn nào — dù là công ty Mĩ hay công ty nước ngoài — nên giúp Wikileaks trong những nỗ lực của nó để phổ biến các tài liệu ăn cắp này." Nhưng đây không phải là bất cứ thứ gì chính thức. Cái gì chính xác là quyền hạn pháp lý ở đây? Amazon và những công ty khác chỉ được gọi cho để ngăn không hosting Wikileaks. Nếu Amazon không dừng lại, những hành động nào sẽ có thể được áp dụng?


LP: Tôi không chắc lắm. Tôi không chắc là sẽ có những hành động nào đó không. Đây có thể là một trường hợp mà hành động có kết quả nhất là làm cho mọi người đều biết.


FC: Cảm nhận là chính phủ hầu như không có quyền lực ở đây. Nếu Wikileaks được hosting trên Amazon và bị gỡ đi, nó có thể hosting ở chỗ nào đó khác, vô cùng dễ dàng.


LP: Chúng tôi không cảm thấy như chúng tôi không có quyền lực. Chúng tôi cảm thấy như mỗi lần bạn công bố một câu chuyện về cái đấy, có nhiều người sẽ biết về nó hơn. Như vậy thông tin trải ra, và nó có thể thay đổi những quan điểm và cách cư xử của mọi người. Thượng nghị sĩ Lieberman, ví dụ, đã làm việc chống lại gốc rễ của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo trong nhiều năm, và việc đó chỉ mới bắt đầu có tác dụng vào năm ngoái khi FBI thông báo một con số về những vụ bắt giữ. Ông ấy đã theo đuổi việc này trong nhiều năm, và rốt cuộc, tiếng kêu đã được nghe thấy.


Nếu bạn có quyền giao tiếp, bạn không phải không có quyền lực. Chúng tôi không có quyền lực pháp lý để thúc ép luật pháp. Chúng tôi không phải những kẻ thúc ép — chúng tôi là những người làm luật.


FC: Đấy là cái tôi muốn nói. Nó chỉ là làm cho mọi người đều biết. Khi Thượng nghị sĩ Lieberman yêu cầu thông tin về mối quan hệ của Amazon với Wikileaks, không có gì trên thực tế đã có thể được làm để đáp ứng.


LP: Không. Nhưng theo giả thiết, Thượng nghị sĩ Lieberman chính là người đã báo cho Amazon biết là Wikileaks đang ở trên site của họ. Cái đấy nhiều hơn việc chỉ làm cho mọi người đều biết. Đấy là thông tin, cái đấy có thể thay đổi cách nghĩ và cách cư xử của mọi người.


FC: Đây không phải lần đầu tiên Wikileaks phát hành những tài liệu mật. Những trường hợp đã có của Wikileaks đã thay đổi như thế nào cách mà uỷ ban đã nhắm tới tình huống lần này?


LP: Chúng tôi chỉ biết về nó vì chúng tôi đã thấy tin ở trên phương tiện thông tin đại chúng.


FC: Nghĩa là, các ngài biết về nó khi nó đang được hosting ở trên Amazon.


LP: Đúng thế, và ngài Thượng nghị sĩ đưa ra một tuyên bố khá mạnh mẽ vào ngày Chủ Nhật.


FC: Nhưng cái tôi muốn nói là, uỷ ban đã biết từ trong quá khứ là Wikileaks đã trở thành một nguồn nội dung mật. Việc đấy có bức chế đến những quyết định nào đó trong những quyết định các ngài đã làm trong khoảng thời gian này?


LP: Cái đã bức chế đến quyết định là Thượng nghị sĩ đã thấy rằng thông tin được phát hành khắp nơi lần này làm tổn hại tới an ninh quốc gia của chúng ta.


FC: Nó chỉ dường như là, trong thời đại này, không có cách nào để ngăn việc ấy. Bất kỳ ai cũng có thể tải nó lên — có rất nhiều máy chủ trực tuyến.


LP: Cái đấy có thể đúng. Tôi không biết.


FC: Bản tuyên bố đã nói uỷ ban sẽ thăm dò tiếp mối quan hệ của Amazon với Wikileaks. Những hậu quả khả dĩ nào sẽ có thể có đối với Amazon?


LP: Tôi hoàn toàn không thể nói tới bất kỳ hệ quả nào. Việc đó đương nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin chúng tôi nhận được. Tôi nghĩ ngài Thượng nghị sĩ chắc sẽ hỏi một loạt câu hỏi để hiểu kỹ lưỡng hơn việc đã xảy ra với Amazon.

Đã có 5 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Anonymous bi bô...

Anonymous bi bô...

Hế hế... http://wikileaks.ch

Anonymous bi bô...

Tầm một cường quốc sao ngu thế nhở, hì hục đi xóa cái tên miền đúng là làm trò hề!

Anonymous bi bô...

Đại ca vẫn online, quả là một trang hảo hán!

http://www.guardian.co.uk/world/blog/2010/dec/03/julian-assange-wikileaks

Anonymous bi bô...

Bản lĩnh thế này, đúng là đương thời không có ai bằng được.

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...